1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Của MỎ ĐÁ XÂY DỰNG THẠNH PHÚ 1, XÃ THẠNH PHÚ VÀ THIỆN TÂN, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Mỏ Đá Xây Dựng Thạnh Phú 1, Xã Thạnh Phú Và Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai
Trường học Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Vlxd Biên Hòa
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 8,16 MB

Nội dung

Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình hoạt động .... Kết quả quan trắc môi trường định kỳ với nước thải sinh hoạ

Trang 2

ZZ0Z

tugu

II 8u.*,lt'1up

yG

gr^r

oNroour r9r^r

dqHd AYro

dyf,

IYNX

fG

OYf OYfl

Ayx NyHd

Trang 3

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG 8

DANH MỤC CÁC HÌNH 9

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 10

1 Tên chủ cơ sở 10

2 Tên cơ sở 10

2.1 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án 10

2.2 Các thủ tục liên quan đến đất đai đã thực hiện 11

2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần 11

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 12

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 12

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 13

3.3 Sản phẩm của cơ sở 29

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 29

4.1 Nhu cầu nhiên liệu cho máy móc hoạt động 29

4.2 Nhu cầu điện năng và nguồn cung cấp điện 29

4.3 Nhu cầu vật liệu nổ 30

4.4 Nhu cầu về nước và nguồn cung cấp 30

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 31

5.1 Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động của cơ sở 31

5.2 Chế độ làm việc 32

5.3 Tổ chức sản xuất, biên chế lao động 32

5.4 Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt 33

5.5 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của khu vực thực hiện dự án 34

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 36

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 36

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 36

Trang 4

4

Chương III 38

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 38

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 38

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 38

1.2 Thu gom, thoát nước thải 40

1.3 Xử lý nước thải 43

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 48

2.1 Xe bồn tưới nước 48

2.2 Hệ thống phun sương dập bụi tại máy nghiền 49

2.3 Trạm xịt, rửa bánh xe tự động 51

2.4 Các biện pháp giảm thiểu bụi bổ sung khác 51

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 52

3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý đối với CTR sinh hoạt 52

3.2 Các công trình, biện pháp xử lý đối với CTR công nghiệp thông thường 54

3.3 Báo cáo về chủng loại, khối lượng CTR thông thường phát sinh tại cơ sở 54

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 55

4.1 Công trình, biện pháp lưu giữ tạm CTNH 55

4.2 Các biện pháp xử lý chất thải nguy hại 58

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 58

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 60

6.1 Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình hoạt động 60

6.2 Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình hoạt động 60

6.3 Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác 60

6.4 Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông 64

7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 66

8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 70

9 Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này) 71

10 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường: 71

Trang 5

5

10.1 Kế hoạch 71

10.2 Tiến độ 73

10.3 Kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 74

Chương IV 75

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 75

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 75

1.1 Nguồn phát sinh nước thải 75

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 75

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 77

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 77

Chương V 79

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 79

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 79

1.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ với nước thải sinh hoạt 79

1.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ với nước thải sản xuất là nước tháo khô mỏ 79

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí ô nhiễm 84

3 Kết quả quan trắc tiếng ồn, giám sát tác động khi nổ mìn 86

3.1 Kết quả quan trắc tiếng ồn 86

3.2 Kết quả giám sát tác động do nổ mìn 87

4 Kết quả quan trắc môi trường nước nguồn tiếp nhận nước thải 88

Chương VI 92

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 92

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 92

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 93

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 93

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 93

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật có liên quan và theo đề xuất của chủ cơ sở 93

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 95

Chương VII 96

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 96

Trang 6

6

Chương VIII 99

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 99

PHỤ LỤC BÁO CÁO 101

PHỤ LỤC 1: 101

PHỤ LỤC 2: 105

Trang 7

7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 8

8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1: Sản lượng khai thác (m3) 12

Bảng 1 2 Các thông số của hệ thống khai thác 14

Bảng 1 3: Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn 17

Bảng 1 4: Thông số bãi thải trong 18

Bảng 1 5: Tổng hợp lưu lượng xả nước thải từ năm 2016 đến năm 2021 21

Bảng 1 6 Bảng liệt kê thiết bị chủ yếu tại cơ sở 23

Bảng 1 7: Tọa độ các điểm góc khu vực dự án của mỏ Thạnh Phú 1 25

Bảng 1 8: Tọa độ điểm góc khu vực phụ trợ 25

Bảng 1 9 Bảng tổng hợp sản phẩm 29

Bảng 1 10: Nhu cầu sử dụng điện hàng năm tại cơ sở 29

Bảng 1 11: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 30

Bảng 3 1: Thành phần và khối lượng CTR thông thường và chất thải sinh hoạt đăng ký phát sinh tại cơ sở 54

Bảng 3 2: Danh sách CTNH đăng ký phát sinh tại cơ sở 56

Bảng 3 3: Bảng thống kê dụng cụ, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại mỏ đá Thạnh Phú 1 63

Bảng 3.4: Bảng liệt kê các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT số 81/GXN-TCMT ngày 30/8/2016 của Tổng cục môi trường 70

Bảng 3.5 Kế hoạch và tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 72

Bảng 4 1 Quy chuẩn và giá trị giới hạn tiếng ồn, độ rung 77

Bảng 5 1 Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc nước thải sản xuất 79

Bảng 5 2 Thống kê kết quả quan trắc nước thải năm 2020 80

Bảng 5 3 Thống kê kết quả quan trắc nước thải năm 2021 82

Bảng 5 4 Thống kê kết quả quan trắc nước thải năm 2022 83

Bảng 5 5 Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc bụi và môi trường không khí 84

Bảng 5 6 Bảng tổng hợp Kết quả quan trắc bụi, thành phần ô nhiễm trong không khí 84

Bảng 5 7 Bảng tổng hợp kết quả quan trắc tiếng ồn 86

Bảng 5 8 Thống kê vị trí điểm quan trắc chấn động do nổ mìn 87

Bảng 5 9 Kết quả quan trắc các thông số chấn động rung do nổ mìn 88

Bảng 5 10 Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn nước Sông Đồng Nai 91

Bảng 6 1: Chi phí quan trắc môi trường 95

Trang 9

9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD và các yếu tố tác động

môi trường 16

Hình 2 Lưu lượng xả thải năm 2021 theo số liệu quan trắc 22

Hình 3: Sơ đồ nguyên lý của tổ hợp đập - nghiền – sàng 23

Hình 4 Hiện trạng một số công trình tại mỏ Thạnh Phú 1 28

Hình 5: Đê bao và cây trồng trên mặt đê, chân đê 38

Hình 6 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực sân công nghiệp về hồ lắng tại đáy moong 39

Hình 7: Hiện trạng mương nước tại khu chế biến 40

Hình 8 Quy trình thu gom, xử lý và thoát nước thải từ moong khai thác 41

Hình 9: Hồ lắng nước, trạm bơm và điểm xả thải hiện tại của cơ sở 41

Hình 10 Sơ đồ mặt bằng bố trí trạm xịt rửa bánh xe tự động 43

Hình 11: Sơ đồ vị trí hồ lắng và tuyến bơm thoát nước trong khai trường 45

Hình 12: Bể xử lý nước thải nhiễm dầu tại xưởng sửa chữa 47

Hình 13 Xe bồn tưới nước tuyến đường vận chuyển và mặt bằng 48

Hình 14: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống phun sương 49

Hình 15: Hình ảnh hiện trạng hoạt động giảm bụi tại trạm nghiền 50

Hình 16 Hiện trạng 2 trạm xịt rửa bánh xe tự động 51

Hình 17 Các thùng thu gom rác thải sinh hoạt đã bố trí tại các khu vực trong mỏ 53

Hình 18 Kho chứa chất thải nguy hại của mỏ Thạnh Phú 1 57

Hình 19 Hiện trạng bố trí các thiết bị PCCC 61

Hình 20 Cột thu lôi chống sét khu vực mỏ Thạnh Phú 1 62

Hình 21: Công nhân trực tiếp vận hành tại mỏ 65

Hình 22 Hàng rào kẽm gai xung quanh moong khai thác của mỏ Thạnh Phú 1 65

Hình 23 Hệ thống biển báo đã lắp đặt tại mỏ 66

Hình 24 Các biển hướng dẫn an toàn lao động và PCCC 67

Hình 25 Hình ảnh vệ sinh công nghiệp tại mỏ Thạnh Phú 1 67

Hình 26: Hiện trạng cây xanh tại các khu vực của cơ sở 69

Hình 27 Các xe vận tải ra vào mỏ phải có bạt che kín thùng xe 69

Trang 10

- Địa chỉ văn phòng: K4/79C đường Nguyễn Tri Phương, khu phố 3, phường

Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:

Ông Huỳnh Xuân Đạo Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị

Ông Huỳnh Kim Vũ Chức danh: Giám đốc Công ty

Email: congtybbcc@gmail.com

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3600275107 đăng ký lần đầu

ngày 30/06/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 02/8/2021 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Đồng Nai cấp

2 Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1

- Địa điểm cơ sở: xã Thanh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 2.1 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số Doanh nghiệp: 3600275107; đăng ký thay đổi lần thứ 12, ngày 02/8/2021

- Giấy chứng nhận đầu tư số 1250458513 ngày 17/8/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp cho dự án mỏ đá Thạnh Phú 1 với công suất 1.800.000

m3/năm đá nguyên khối, sét gạch ngói 82.019 m3/năm và cát xây dựng 40.494 m3/năm

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 1048/GP-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy

ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc cho phép Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hoà khai thác đá xây dựng bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ

đá Thạnh Phú 1 thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

- Quyết định số 3704/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh trữ lượng cát xây dựng từ 404.938 m3 thành 137.343 m3

- Giấy phép số 04/2021/GP-SCT ngày 23/6/2021 của Sở Công thương Đồng Nai về việc cho phép Công ty BBCC sử dụng VLNCN để khai thác đá tại mỏ Thạnh Phú 1 đến ngày 6/7/2023

- Giấy phép sử dụng nước mặt số 135/GP-UBND ngày 2/6/2020, lưu lượng khai thác 600 m3/ngày đêm, thời giạn giấy phép 5 năm kể từ ngày 21/8/2020

- Quyết định số 161/QĐ-VLXD ngày 6/5/2017 của Giám đốc Công ty BBCC phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thuộc Dự án Điều chỉnh công suất, nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1, xã Thạnh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu

Trang 11

11

- Văn bản số 1332/SXD-VLXD ngày 05/5/2017 của Sở Xây dựng Đồng Nai Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự án Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1

- Quyết định số 29/QĐ-VLXD ngày 5/2/2016 của Giám đốc Công ty BBCC về việc phê duyệt Dự án đầu tư điều chỉnh công suất, nâng độ sâu khai thác đến cote-80m

mỏ đá xây dựng Thạnh Phú, xã Thạnh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu

- Thiết kế cơ sở Dự án Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1 đã được Sở Xây dựng Đồng Nai cho ý kiến tại Văn bản

số 70/SXD-VLXD ngày 13/1/2015

- Các giấy xác nhận ký quỹ môi trường từ năm 2012 đến năm 2022

2.2 Các thủ tục liên quan đến đất đai đã thực hiện

- Quyết định số 1367/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 về việc cho Công ty thuê 528.438 m2 đất tại mỏ Thạnh Phú 1, Hợp đồng thuê đất số 31/HĐTĐ ngày 27/4/2016

và phụ lục hợp đồng số 31/PLHĐTĐ-1 ngày 16/10/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho Công ty được thuê đất đến ngày 18/6/2021

- Quyết định số 4572/QĐ-UBND ngày 2/12/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cho Công ty gia hạn thuê 528.438 m2 đất tại mỏ Thạnh Phú 1 đến ngày 31/7/2042

- Hợp đồng thuê đất số 31/HĐTĐ ngày 27/4/2016 Diện tích 528.438 m2

2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần

- Quyết định số 2967/QĐ-BTNMT ngày 28/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1, xã Thạnh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, công suất 1.800.000 m3 đá nguyên khối/năm”

- Giấy phép số 118/GP-BTNMT ngày 19/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (điều chỉnh lần 2) về việc cho phép công ty được xả thải vào nguồn nước đối với mỏ đá Thạnh Phú 1 với công suất là 9.000 m3/ngày đêm đến ngày 31/12/2024 (thay thế Giấy phép số 3312/GP-BTNMT ngày 18/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (điều chỉnh lần 1) về việc cho phép công ty được xả thải vào nguồn nước đối với mỏ đá Thạnh Phú 1 với công suất là 9.000 m3/ngày đêm đến ngày 31/12/2024)

- Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 28/1/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án “Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1, xã Thạnh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, công suất 1.800.000 m3 đá nguyên khối/năm”

- Giấy xác nhận số 81/GXN-TCMT ngày 30/8/2016 của Tổng cục Môi trường

về việc xác nhận đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án “Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1, xã Thạnh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, sổ đăng ký có mã số QLCTNH 75.001793.T cấp lần 4 theo Văn bản số 22/SĐK-CCBVMT ngày 20/1/2015 của Chi cục Bảo vệ môi trường

Quy mô của cơ sở

Trang 12

12

Quy mô của cơ sở thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Điều 7, 8, 9 và 10 Luật Đầu tư công; Phụ lục I phần phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

a Công suât cấp phép khai thác: 1.922.513 m 3 /năm (nguyên khối)

+ Đá xây dựng: 1.800.000 m3/năm đá nguyên khối, tương ứng 2.655.000

m3/năm đá nguyên khai;

+ Sét gạch ngói: 82.019 m3/năm nguyên khối, tương ứng 105.804,51 m3/năm nguyên khai;

+ Cát xây dựng: 40.494 m3/năm cát nguyên khối, tương ứng 45.555,75 m3/năm nguyên khai;

b Khối lượng tầng phủ phải bóc: 396.000 m 3 /năm (nguyên khối)

+ Đất phủ: 263.000 m3/năm nguyên khối, tương ứng 318.230 m3/năm nguyên khai;

+ Đá phong hóa: 133.000 m3/năm nguyên khối, tương ứng 172.900 m3/năm nguyên khai

Tổng khối lượng mỏ: 2.318.513 m3/năm nguyên khối, tương đương 3.297.490 m3/ năm khối lượng nguyên khai

Tổng công suất chế biến đá xây dựng của mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1 là 2.520.000 m3/năm đá thành phẩm (Các sản phẩm được liệt kê tại bảng 1.9)

Công suất xả nước thải: Xả thải lớn nhất 9.000 m3/ngày đêm

Tuổi thọ của cơ sở: 28 năm 7 tháng (tính từ ngày 01/01/2014)

Trong đó: Giai đoạn khai thác đạt công suất 27 năm 7 tháng; Thời gian cải tạo phục hồi môi trường là 1 năm

+ Giai đoạn 1: khai thác từ năm 1 đến hết năm thứ 20

+ Giai đoạn 2: khai thác từ năm thứ 20 đến năm 28

Hiện nay, mỏ Thạnh Phú 1 đang thực hiện khai thác vào năm thứ 9 (tính từ ngày 01/1/2014 theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1048/GP-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

+ Giai đoạn 3: Năm thứ 29 phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ

Sản lượng khai thác thực tế tại mỏ kể từ khi cấp phép như sau:

Năm Đất san lấp tiêu thụ Đá phong hóa Sét Cát Đá xây dựng

Sản lượng khai thác nguyên khai

Trang 13

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa

Công nghệ khai thác, chế biến

Khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên, phá đá bằng công nghệ khoan nổ mìn, xay nghiền đá bằng trạm nghiền đập liên hợp

Loại hình dự án

Dự án đầu tư khai thác VLXD thông thường có sử dụng VLNCN

Tính chất: Dự án đầu tư điều chỉnh

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.1 Công nghệ khai thác

Hiện tại, mỏ đá Thạnh Phú 1 đang khai thác theo công nghệ sau:

- Bóc tầng phủ tạo mặt bằng khai thác bằng tổ hợp máy đào và ô tô

- Bóc tầng đá phong hóa bằng phương pháp khoan nổ mìn

- Khoan nổ mìn lỗ khoan lớn đường kính mũi khoan  = 102-105mm

- Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai phi điện

- Sử dụng máy xúc thuỷ lực gàu ngược dung tích gàu 1,2 m3 xúc trực tiếp đá sau

nổ mìn và chất tải lên xe ô tô tự đổ vận chuyển về trạm nghiền

a Hệ thống khai thác

Căn cứ theo điều kiện thời tiết, khí hậu phân theo mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài 6 tháng liên tục, đáy mỏ thường bị ngập nước, cản trở hoạt động của máy móc thiết bị, tăng chi phí bơm nước Do vậy, lựa chọn áp dụng hệ thống khai thác đáy

Trang 14

14

mỏ 2 cấp để đảm bảo cho mỏ Thạnh Phú 1 hoạt động ổn định trong suốt cả năm Theo

hệ thống khai thác này, các tầng trên hoạt động vào mùa mưa, tầng dưới hoạt động vào mùa khô Để đáp ứng khai thác sản lượng lớn và giảm khối lượng công tác bóc tầng phủ trong mỗi thời kỳ khai thác khấu theo lớp dốc xiên 1 bờ công tác

Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của thiết bị khai thác và yếu tố an toàn bảo vệ bờ mỏ theo QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên; QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN; QCVN:05/2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá và TCVN 5326:2008-Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên

Bảng 1 2 Các thông số của hệ thống khai thác

1 Chiều cao tầng khai

Nguồn: Thiết kế bản vẽ thi công dự án Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1

b Trình tự khai thác

Trình tự khai thác xuống cote-80m

Tiến hành khai thác moong hiện hữu theo đúng thiết kế, đến độ sâu thiết kế cote-60m Đồng thời phát triển đến hết biên giới phía Tây bắc mỏ (giáp mỏ Thạnh Phú 3) hình thành 1 tuyến công tác Khi phát triển hết diện tích, sẽ tiếp tục đào sâu đáy mỏ khai thác lớp bằng đến cote -80m, chia thành từng lớp khấu theo thứ tự từng lớp từ trên xuống dưới tại các mức cote-70m,-80m mỗi tầng chiều cao 10m Thực hiện thông moong với Mỏ đá Thạnh Phú 2 và mỏ Thạnh Phú 3 theo Văn bản số 4023/UBND-CNN ngày 24/5/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai

Trang 15

15

Sơ đồ khai thác tại mỏ được thực hiện theo trình tự sau: máy xúc đào xong hào dốc thì bắt đầu đào khoảng trống ở chân hào Khi khoảng trống chân hào đạt tới kích thước xác định thì có thể đưa thêm một số máy xúc vào mở rộng khoảng trống theo hai hướng vuông góc và song song với phương Nam Bắc của mỏ Thạnh Phú 2 Hào dốc xuống tầng dưới được đào ngay khi tầng trên vừa tạo được một mặt bằng công tác đủ lớn và sau đó việc chuẩn bị cho tầng tiếp theo lại được lặp lại theo trật tự trên

Bên cạnh đó, do đặc điểm khí hậu trong khu vực mỏ Thạnh Phú 1, phân 2 mùa mưa và mùa khô Để đảm bảo mỏ hoạt động liên tục trong mùa mưa, phân chia mỏ thành 2 khu vực khai thác phía Đông và phía Tây theo mùa (hình thức khai thác với đáy mỏ 2 cấp) Trong đó: mùa khô tất cả thiết bị chuyển sang làm việc ở khu vực thấp phía Đông, tranh thủ đào sâu thêm đáy mỏ ở khu vực này Về mùa mưa các thiết bị được chuyển sang làm việc ở khu vực cao phía Tây mỏ Khi đó khu vực thấp trở thành

hồ lắng có chức năng thu gom và xử lý nước Các công trình tháo khô và thoát nước chủ yếu tập trung ở khu vực thấp phía Tây Bắc để bơm thoát ra sông Đồng Nai Kết thúc mùa mưa thì công việc tháo khô mỏ, vệ sinh công nghiệp, sửa chữa củng cố đường sá ở khu vực thấp được gấp rút hoàn thành để tiếp nhận một chu kỳ mới tuần tự đến cote kết thúc mức -80m

c Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD của cơ sở

Công ty đã đầu tư các thiết bị khai thác, chế biến hiện đại, lại có một đội ngủ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, có năng lực và lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề, công nhân vận hành máy đã được huấn luyện Do đó, việc khai thác đảm bảo an toàn và hiệu quả, không gây tổn thất tài nguyên khoáng sản, đồng thời hạn chế được lượng khí thải tác động xấu đến môi trường

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD của cơ sở và các yếu tố tác động như sau:

Trang 16

16

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD và các yếu tố tác động

môi trường

- Bóc đất tầng phủ: Theo công nghệ xúc bốc bằng phương tiện cơ giới Khối

lượng đất, đá thải một phần sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu làm VLSL và một phần sử dụng để đắp đê, duy tu đường vận chuyển và hoàn thổ lại 1 phần đáy moong sau khi kết thúc khai thác

- Công nghệ khoan nổ mìn: Khoan nổ mìn trong quá trình khai thác sử dụng

máy khoan Ranger 800 RPL, Pantera 1100, và Rock D7 mũi khoan Ø = 102-105mm

- Bụi, ồn -Chất thải rắn

Bóc tầng đá phong hoá bằng máy khoan nổ

mìn

Khoan khai thác bằng khoan lớn 102-105

Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai phi điện

Xử lý đá lớn bằng búa đập thủy lực

Xúc đá nguyên liệu bằng máy đào

Vận tải từ gương khai thác lên khu chế biến bằng ô tô tự đổ

Nghiền sàng đá bằng bộ nghiền sàng liên hợp

đá vệ sinh

Trang 17

Hiện nay, Công ty được cấp phép nổ mìn theo Giấy phép sử dụng VLNCN số 04/2021/GP-SCT ngày 23/6/2021 của Sở Công thương tỉnh Đồng Nai

Công tác cung cấp VLNCN do đơn vị dịch vụ đảm nhiệm nên tại mỏ không bố trí kho chứa VLNCN

Bảng 1 3: Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn

Nguồn: Thiết kế bản vẽ thi công dự án Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1

- Thời gian tiến hành nổ mìn: vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6 được phép tiến hành

nổ mìn từ 11h15 đến 13h Trừ các ngày không được nổ mìn theo quy định tại Quyết định số 33/2021/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy chế quản lý VLNCN, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Các điều kiện khác kèm theo:

+ Đối với khu vực xa dân cư >300m khối lượng thuốc nổ tối đa cho một hộ chiếu là 3.000 kg;

+ Đối với các khu vực cách khu dân cư và công trình cần bảo vệ từ 200m đến 300m khối lượng thuốc nổ tối đa cho một hộ chiếu 1.000 kg;

+ Các khu vực còn lại gần khu dân cư <200m, phải xin ý kiến Bộ Công thương + Số hộ chiếu thực hiện nổ mìn tối đa trong một ngày: 02 hộ chiếu

Trang 18

- Xúc bốc tại SCN: Sử dụng máy xúc bánh lốp (xúc lật), loại dung tích gàu

3,5m3 phục vụ công tác xúc bốc khối lượng đá thành phẩm của mỏ

- Vận tải mỏ: Phù hợp với điều kiện thực tế mỏ và công suất khai thác, lựa

chọn thiết bị vận tải sử dụng trong mỏ là ô tô tự đổ có trọng tải 15 tấn, dung tích thùng

xe 10 m3 Khối lượng vận chuyển tại mỏ bao gồm: vận chuyển tầng phủ (đá phong hóa

và đất phủ) và đá hộc nguyên khai về khu chế biến, bãi thải hoặc tiêu thụ trực tiếp

- Thải đất đá trên mỏ: Khối lượng đất đá phủ cần phải bóc trong toàn mỏ (kể

từ năm 2014) là 8.271.900 m3 nguyên khối (đất tầng phủ: 5.488.414 m3, đá bán phong hóa: 2.783.486 m3) Toàn bộ khối lượng đất phủ được xử lý theo Phương án thiết kế ban đầu là: Đổ thải bãi thải trong (hoàn thổ moong khai thác đã khai thác đến độ sâu thiết kế) và một phần tiêu thụ bên ngoài Cụ thể: Khối lượng tiêu thụ dự kiến: 2.400.000 m3; khối lượng hoàn thổ bãi thải trong: 5.871.900 m3

Bãi thải trong:

+ Bãi thải trong có mục đích là để tạo chỗ chứa khối lượng lớn đất phủ trong

giai đoạn 2 đồng thời tạo ra mặt bằng sân công nghiệp để sử dụng trong quá trình khai thác

+ Vị trí bãi thải trong được chọn ngay tại vị trí moong sau khi kết thúc khai thác giai đoạn ban đầu, độ sâu khai thác đã đạt đến cote kết thúc mức -80m

+ Hướng đổ thải ban đầu từ vị trí sát bờ mỏ kết thúc khu vực phía Đông mỏ dịch chuyển theo sau hướng phát triển khai trường từ Đông sang Tây

+ Bãi thải trong sau khi hoàn thổ được sử dụng làm mặt bằng sân công nghiệp

do vậy chiều cao hoàn thổ là 80m, diện tích khoảng 9,2ha Để đảm bảo an toàn, bãi thải trong sẽ được hoàn thổ theo từng lớp từ dưới lên với chiều cao mỗi phân tầng là

Ho = 20m Khối lượng hoàn thổ là 5.871.900m3 đất đá phủ (tính theo nở rời)

Bảng 1 4: Thông số bãi thải trong

Trang 19

19

Nguồn: Thiết kế bản vẽ thi công dự án Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1

Công nghệ đổ thải

Đất thải được đổ thải theo chu vi, chiều cao tầng bãi thải tạm 6m Để đảm bảo

an toàn, áp dụng công nghệ đổ thải bằng ôtô kết hợp xe gạt Phương pháp đổ thải theo chu vi theo trình tự sau:

Đất đá được vận chuyển từ gương tầng ra bãi thải bằng ôtô tự đổ, ôtô đổ thải trực tiếp xuống sườn tầng với 80% khối lượng đất đá chứa trong thùng xe, 20% khối lượng còn lại sẽ đổ trên mặt của bãi thải và dùng xe gạt, gạt xuống sườn tầng thải Trên tuyến thải chia làm 2 khu vực: Khu vực xe gạt làm việc; Khu vực ôtô đổ thải (chiều dài

80  100 m) Để đảm bảo an toàn, tại vị trí mép bãi thải phải xây dựng đê an toàn với các kích thước: Khoảng cách từ mép dưới của thùng xe khi đổ và mặt đê n = 0,5m; Khoảng cách từ mép dưới của thùng xe khi đổ và trục sau của xe, l (l = 1,5 m đối với

xe q = 15 tấn) Góc nghiêng mặt tầng thải 30 (5%)

Các biện pháp khống chế đất đá rơi vãi

- Khống chế loại chất thải này sẽ phải bắt đầu từ khâu vận chuyển, hạn chế tối

đa việc rơi vãi đất đá Bố trí một nhân công chuyên dọn dẹp loại chất thải này

- Các xe vận chuyển đá có bạt che và không chở quá tải

- Tại bãi thải Công ty đang tiến hành san ủi để bảo đảm các thông số thiết kế của bãi thải, trồng cây tránh xói mòn

- Các xe vận chuyển đá của Công ty được yêu cầu phải bảo đảm về an toàn, không chở quá tải, có bạt che, công tác này công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh và kiên quyết không cho chở quá tải, kể cả xe chở đá của khách hàng

Tuy nhiên trong quá trình khai thác thực tế, Công ty đã hoàn thành việc đắp đê bao, đường vận chuyển ra cảng, san nền 2 khu chế biến, san nền khu vực bến thủy nội địa, đổ thải tại bãi thải ngoài tại khu vực san lấp hoàn thổ mỏ đất Ông Hường đã đóng cửa Đồng thời, do nhu cầu làm vật liệu san lấp tăng cao để phục vụ cho các công trình trọng điểm trong khu vực nên tính đến ngày 31/12/2021 Công ty đã tiêu thụ được 3.811.963 m3 đất san lấp nguyên khai (gồm 3.268.125 m3 tại moong và 543.838 m3 tại bãi thải trong đã hoàn thổ trước đây (tương đương 3.500.425 m3 nguyên khối địa chất)

và 2.836.730,6 m3 đá phong hóa nguyên khai (tương đương 2.424.556 m3 nguyên khối địa chất) Toàn bộ khối lượng tiêu thụ này Công ty đã kê khai nộp đầy đủ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo quy định và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

đi kèm (theo khoản 4, Điều 69, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016) Do đó, hiện nay tại mỏ không còn bãi thải trong như phương án thiết kế ban đầu

- Thu gom và thoát nước mỏ:

Hệ thống đê bao ngăn nước mưa chảy tràn: Căn cứ vào hiện trạng địa hình,

thoát nước khu vực, Công ty đã tiến hành đắp đê bao xung quanh mỏ nên hoạt động khai thác của mỏ không bị ảnh hưởng bởi nước mưa chảy tràn từ khu vực bên ngoài Công ty đã tiến hành xây dựng tuyến đê bao xung quanh diện tích mỏ theo từng giai đoạn để đảm bảo ngăn toàn bộ lượng nước mặt không cho chảy tràn vào moong khai

Trang 20

20

thác Hiện nay, công ty đã tiến hành đắp đê bao cao hơn so với địa hình tự nhiên theo chu vi khai trường ở khu vực phía Tây, phía Đông và phía Nam mỏ với chiều dài 1.890m Phía Bắc giáp với Mỏ Thạnh Phú 3 đang khai thác thông moong nên không đắp đê bao

Tuyến thoát nước ra nguồn tiếp nhận tại khu vực mỏ gồm các tuyến sau:

+ Tuyến 1: Thoát nước cho khu vực phía Tây - Tây Bắc mỏ Hiện trạng gồm 1 mương nước từ điểm xả của mỏ Thạnh Phú 1 (phía Tây Bắc mỏ, gần khu vực mốc số 1) chảy ra rạch Bà Tiên Mương nước có kích thước dài khoảng 250m, chiều rộng 0,5m, sâu 0,5m Ngoài thoát nước mặt còn có công năng thoát nước bơm từ moong khai thác ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai

+ Tuyến 2: nằm ở ranh giới phía Tây mỏ, chức năng để thoát nước mưa từ cánh đồng ấp 5, khu dân cư Miền Đông chảy vào rạch Bà Tiên để ra sông Đồng Nai

Hệ thống thu gom, thoát nước mặt chảy tràn tại các khu vực phụ trợ: nước chảy tràn các khu vực phụ trợ gồm khu chế biến, nhà văn phòng, nhà xưởng, được

thu gom bằng hệ thống cống, rãnh lộ thiên Sau đó theo hướng dốc địa hình chảy về hố thu để xử lý lắng tại đáy moong, sau đó bơm thoát theo hệ thống xả thải chung của mỏ

Hiện trạng bên trong Khu chế biến có 1 mương nước dài 420m chảy ven theo đường nội bộ dẫn nước về phía Nam chảy trở lại moong Trong đó có 180m đoạn mương phía Bắc có chiều rộng 8m, sâu trung bình 3m, đoạn còn lại rộng trung bình 3m, sâu trung bình 1m Để dẫn nước qua đường xuống moong, bố trí 1 cống bê tông D1.500mm

Hồ lắng tại đáy moong: tổng diện tích 6,5 ha được bố trí tại vị trí tầng thấp

nhất trong moong khai thác Hiện nay tầng thấp nhất này đã đến cote -80m Dung tích chứa tối đa của hồ lắng 650.000 m3

+ Phía Tây hồ lắng bố trí 1 trạm bơm thoát nước mỏ để bơm nước lên mương nước (ven mỏ Thạnh Phú 3) ra rạch Bà Tiên và cuối cùng tự chảy ra sông Đồng Nai Thông số trạm bơm tháo khô: Gồm 01 máy bơm (xả thải) công suất 500m3/h, chiều dài đường ống bơm khoảng 350 m, đường kính ống Ø240

+ Phía Đông hồ lắng bố trí 1 trạm bơm (gồm 1 máy bơm) để bơm nước cấp cho các bồn chứa nước tái sử dụng cho các trạm nghiền đã bố trí tại mặt bằng Khu chế biến

Ngoài ra, trong quá trình khai thác luôn tồn tại đáy mỏ hai cấp, cấp dưới có nhiệm vụ chứa nước mưa vào mùa mưa, lắng đọng rồi bơm lên trên hệ thống xả thải bề mặt

Điểm đầu tuyến xả thải là mương nước được mở rộng, có kết cấu đá hộc nhằm giảm nguy cơ xói lở khi tiếp nhận nước tháo khô thoát ra từ miệng ống xả của máy bơm

Thông tin giấy phép xả thải: Hiện tại, Chủ cơ sở đang được phép xả thải

nguồn nước thải từ Mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1 theo Giấy phép số 118/GP-BTNMT ngày 19/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi (điều chỉnh lần 2), thông tin xả thải được liệt kê như sau:

- Nguồn tiếp nhận: Sông Đồng Nai, đoạn chảy qua xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

- Vị trí xả thải:

Trang 21

- Lưu lượng xả thải đăng ký: 9.000 m3/ngày đêm

Công ty BBCC đã gắn đồng hồ đo lưu lượng tại điểm cuối đường ống xả thải của máy bơm nước để quan trắc lưu lương xả thải hàng ngày Tổng hợp các đặc trưng lưu lượng xả nước thải (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng lưu lượng xả thải từ năm 2016 đến tháng 12/2021 được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1 5: Tổng hợp lưu lượng xả nước thải từ năm 2016 đến năm 2021

gian

Lưu lượng xả nước thải

(m3/ ngày đêm) Lưu lượng xả thải được cấp

phép

(m3/ngày đêm)

Số ngày

xả nước thải

Tổng lượng

xả thải

(m3)

Lớn nhất

Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa

Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2016 đến 12/2021, lưu lượng xả thải trung bình tại mỏ Thạnh Phú 1 là 3.424 m3/ngày đêm; lưu lượng xả thải nhỏ nhất là 520m3/ngày đêm (theo sổ theo dõi lưu lượng xả thải) và lớn nhất là 8.690 m3/ ngày đêm (theo sổ theo dõi lưu lượng xả thải)

Trang 22

22

Trong năm 2021, lưu lượng xả dao động trong khoảng 810-8.690 m3/ngày đêm Tháng có lưu lượng xả thải lớn nhất là tháng 8, đạt 120.270 m3/tháng Được thể hiện như biểu đồ sau:

Hình 2 Lưu lượng xả thải năm 2021 theo số liệu quan trắc

- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt:

+ Nước thải sinh hoạt (nước từ 3 nhà vệ sinh) tại mỏ được thu gom bằng hệ thống hầm tự hoại 3 ngăn gồm chứa, lắng và lọc Kích thước bể: dài 2,8m, rộng 2,4m, cao 1,2m

+ Công ty đã xây dựng bể thu gom, xử lý nước thải khu vực nhà ăn của mỏ nhằm tách dầu mỡ ra khỏi nước thải trước khi chảy về bể tự hoại Bể có cấu tạo 02 ngăn, gồm: ngăn chứa và ngăn lắng, mỗi ngăn có kích thước dài 01m, rộng 01m, cao 01m

+ Định kỳ Công ty hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường đến bơm hút hầm tự hoại, không thải nước thải sinh hoạt vào hệ thống xả thải moong khai thác của mỏ

3.2.2 Công nghệ chế biến

Đá nguyên liệu kích thước cục <500 mm được chở bằng ôtô từ mỏ, rót vào máng cấp liệu, qua bộ sàng rung phân loại sơ bộ tách ra sản phẩm hỗn hợp 0x4, phần qua sàng chuyển xuống bộ hàm nghiền sơ cấp (nghiền thô)

Sản phẩm sau khi nghiền thô (đập) có kích thước đến 100-150mm được băng tải đưa sang sàng cấp 1 tách thu đá có kích thức 40-60mm (hoặc 50-70mm)

Phần còn lại được băng tải chuyển xuống nghiền tại bộ nghiền côn thứ cấp (nghiền tinh), đá qua nghiền côn được chuyển sang sàng rung cấp 2 phân ra các sản phẩm có kích thước 0-40mm, 10-25mm; 0-10mm

Phần đá trên lưới sàng cấp 2 được hồi về miệng nghiền côn thứ cấp tiếp tục thực hiện theo chu trình kín như trên

Tại mỏ Thạnh Phú 1, Công ty sử dụng 09 máy nghiền sàng đá hiện đại với công suất 350 tấn/giờ và 04 máy nghiền sàng đá loại nhỏ với công suất 180 tấn/giờ Tất cả các máy nghiền sàng này đều được lắp đặt hệ thống phun sương Đồng thời, Công ty

Trang 23

23

cho phun nước trực tiếp vào phễu tiếp nhận đá nguyên liệu của các máy nghiền sàng trong suốt thời gian hoạt động

Hình 3: Sơ đồ nguyên lý của tổ hợp đập - nghiền – sàng

Thiết bị phụ trợ trong khâu chế biến: Sử dụng máy xúc bánh lốp (xúc lật), dung tích gàu 3,5 m3 làm nhiệm vụ:

- Xúc đá thành phẩm rời đầu cần băng tải

- Xúc đá (thành phẩm) lên xe thiêu thụ

3.2.3 Danh mục máy móc, thiết bị

Nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác – chế biến đá tại mỏ, dự án sử dụng các thiết bị được phân làm 03 nhóm chính như sau:

+ Thiết bị khai thác: như máy khoan, máy đào, búa đập thủy lực, ô tô…

+ Thiết bị chế biến: bao gồm tổ hợp nghiền sàng 180-350 t/h

+ Thiết bị phụ trợ: như máy xúc, máy ủi, xe tải nhỏ,…

Chi tiết danh mục các máy móc, thiết bị được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1 6 Bảng liệt kê thiết bị chủ yếu tại cơ sở

1

Máy khoan thuỷ lực, sử dụng mũi khoan đường

kính 102mm, mã hiệu Ranger 800RPL, Pantera

1100 và Roc D7

Phần Lan, Nhật, Thụy Điển

cái 03

Trang 24

24

2 Máy đào Solar 280, dung tích gàu 1,2m3 Hàn Quốc cái 14

4 Tổ hợp Búa đập thuỷ lực Furukawa và máy đào

6 Máy bơm nước 500m3/h (dự phòng 1 cái) Việt Nam cái 2

7 Tổ hợp nghiền sàng 180-350 tấn/h Việt Nam trạm 13

11 Xe bồn tưới nước dung tích 14-15m3 Trung Quốc xe 04

Mỏ Thạnh Phú 3

Mỏ Thạnh Phú 2

Khu phụ trợ

7,0ha

Khu chế biến

Trang 25

25

Khu vực khai trường khai thác có diện tích 83,7ha được giới hạn bởi các điểm mốc có tọa độ như đã liệt kê như sau:

Bảng 1 7: Tọa độ các điểm góc khu vực dự án của mỏ Thạnh Phú 1

Điểm góc Tọa Độ VN2000 múi chiếu 3

Hiện trạng khu vực mỏ (tính đến tháng 10/2022) như sau:

- Khu vực đã mở moong khai thác diện tích 45,2 ha Bên trong có hồ lắng tại tầng thấp nhất (cao độ sâu nhất -78,65m) có tổng diện tích 6,5 ha, cote thấp nhất -80m Hiện công ty đang đang huy động thêm 7,5ha mở moong phía Nam

- Diện tích khu chế biến, văn phòng và công trình phụ trợ: 15ha

- Diện tích đường vận chuyển, mương, suối: 3,83ha

- Còn lại là diện tích được phép khai thác nhưng chưa tác động: 14,58ha

Trong khu vực khai khác Công ty đã làm đường đê bao, hàng rào kẽm gai, dải cây xanh quanh ranh mỏ Đê bao được đắp dọc theo biên giới phía Tây, phía Đông và phía Nam của mỏ để ngăn nước mặt chảy tràn vào moong khai thác Chiều dài toàn tuyến là 1.890 m, kích thước đáy trên x đáy dưới x cao là 3 m x 7 m x 2 m

Khu vực phụ trợ: Khu phụ trợ của cơ sở có diện tích 7,0ha, hiện trạng là đất

trồng cây xanh, được giới hạn bởi các điểm mốc có tọa độ như đã liệt kê như sau:

Bảng 1 8: Tọa độ điểm góc khu vực phụ trợ

Điểm góc Tọa độ VN2000 múi chiếu 3

0

Trang 26

Công trình công nghiệp bao quanh mỏ đá Thạnh Phú 1

- Hướng Bắc: Phía Tây Bắc giáp mỏ Thạnh Phú 3 của HTX Bình Thạch, phía Đông Bắc là đường Tân Hiền, Bến thủy nội địa sông Đồng Nai Nằm cách sông Đồng Nai 350m

- Hướng Nam: Một phần giáp khu dân cư xóm rẫy ấp Ông Hường (xã Thiện Tân), một phần giáp với cơ sở sản xuất gạch Thanh Liêm và một phần góc Tây Nam giáp đồng ruộng Cách đường ĐT.768 khoảng 1km

- Hướng Đông: Giáp mỏ đá Thạnh Phú 2

- Hướng Tây: Giáp ruộng lúa, khu dân cư ấp 5 xã Thạnh Phú và trại chăn nuôi heo Giáp với hương lộ 16 và khu dân cư thuộc ấp 7, xã Thạnh Phú

b Khai trường và trữ lượng khai thác

b.1 Tổng trữ lượng được phép khai thác

Căn cứ theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1048/GP-UBND ngày 11/4/2016 và Quyết định số 3704/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai

- Diện tích mở moong khai thác 83,7ha

- Mức sâu khai thác: Đến cao trình -80m

- Trữ lượng được phép khai thác:

+ Trữ lượng đá xây dựng cấp 121 và cấp 122 là 49.627.605 m3

+ Trữ lượng sét gạch ngói đi kèm là 453.379 m3

+ Trữ lượng cát xây dựng đi kèm: 137.343 m3 (Quyết định số 3704/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai)

b.2 Tình hình hoạt động sản xuất năm 2021:

Trang 27

- Khối lượng khoáng sản đá xây dựng sau chế biến: 1.341.564,26 m3

- Khối lượng đá phong hóa sau chế biến: 283.122,27 m3

b.3 Trữ lượng còn lại, tính đến hết tháng 12/2021

- Đá xây dựng nguyên khối: 39.205.940 m3

- Cát xây dựng nguyên khối: 105.379 m3

- Sét gạch ngói nguyên khối: 381.794 m3

c Khu vực chế biến đá (nằm trong diện tích khu vực mỏ 83,7ha)

Hiện nay, Khu vực chế biến đá sử dụng gồm 1 khu nằm trong ranh mỏ, diện tích 15ha nằm phía Đông Bắc khu mỏ giáp đường ra cảng sông dùng để bố trí các máy nghiền, nhà văn phòng và công trình phụ trợ

Giai đoạn 2 (từ năm thứ 21 đến năm thứ 28): Sau khi hoàn thổ đủ diện tích cần thiết sẽ di dời khu chế biến để tiếp tục khai thác trữ lượng đá nằm trong biên giới mỏ dưới mặt bằng chế biến cũ Diện tích sử dụng làm khu chế biến trong giai đoạn 2 khoảng 9,2ha tại Cote+0,0m

d Công trình phụ trợ

+ Văn phòng xí nghiệp, diện tích 1.500 m2 nhà cấp 3, bố trí tại khu vực phía Đông Bắc mỏ, giáp đường ra bến thủy nội địa

+ Khu văn phòng công trường khai thác: Được xây dựng trên diện tích khoảng

50 m2, nhà tiền chế, vị trí giáp đường nội mỏ

+ Hệ thống kho tàng: 1 kho nhiên liệu sức chứa 40.000 lít, kho tạm chứa vật tư 220m2 và kho chứa chất thải nguy hại 31m2

- Xưởng sửa chữa cơ khí: diện tích nhà xưởng 378,5 m2, nhà làm bằng khung thép, lợp tôn, nền bê tông, tường xây lửng cao 2m bằng gạch

e Hệ thống đường vận chuyển

- Tuyến đường vận chuyển nội bộ từ khu mỏ ra bến thuỷ nội địa Thạnh Phú, với chiều dài 1km Với kết cấu nền đất đắp, mặt trải đá dăm, rộng 15m, đạt tải trọng H30, đoạn tiếp giáp đường Tân Hiền thảm bê tông nhựa nóng dài 602m

- Tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ từ mỏ ra ĐT768 với chiều dài 1,2km được thảm bê tông nhựa nóng

- Đường nội bộ mỏ: Tuyến đường tạm vào bóc đất phủ chạy cắt ngang khu đất ngay trên nền đất tự nhiên của mỏ, được san gạt ban đầu tạo mặt bằng tuyến, thay đổi hàng năm theo tiến độ bóc phủ của mỏ, chiều rộng nền đường: 10m, Độ dốc imax = 10%, imin = 0%, Độ dốc mặt đường 2%, độ dốc lề đường 3% Ngoài ra, tuyến đường quanh ranh mỏ, chiều rộng 8m, dài 2,6km, nền đất đắp, mặt trải đá dăm 0x4 và đắp bờ bao xung quanh mỏ dài 2,6km (phía Thạnh Phú) và 2,1km (phía Thiện Tân)

Trang 28

28

Hiện trạng khai trường và khu vực thông moong mỏ đá Thạnh Phú 3

Hình 4 Hiện trạng một số công trình tại mỏ Thạnh Phú 1

f Các công trình phục vụ khác

Đường dây trung thế chiều dài 500m, nối khu chế biến ra lưới trung thế 22kV –

Đường bê tông Đường bê

tông

Trang 29

29

Tuyến Trị An hiện đã có nhánh dọc theo đường Tân Hiền

+ Đã lắp đặt 6 Trạm biến áp, tổng công suất 6.000 kVA

+ Đã lắp đặt 06 trạm cân điện tử 60 tấn

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Cơ cấu sản phẩm của cơ sở gồm đá xây dựng sau chế biến và sản phẩm đi kèm (đá phong hóa, sét gạch ngói, đất làm vật liệu san lấp và cát xây dựng) không qua chế biến như:

- Sét gạch ngói làm vật liệu xây dựng thông thường: 82.019 m3/năm nguyên khối, tương ứng 105.804,51 m3/năm nguyên khai;

- Cát xây dựng làm vật liệu xây dựng thông thường: 40.494 m3/năm cát nguyên khối, tương ứng 45.555,75 m3/năm nguyên khai;

- Đất phủ làm vật liệu san lấp thông thường: 263.000 m3/năm nguyên khối, tương ứng 318.230 m3/năm nguyên khai;

+ Đá phong hóa làm vật liệu san lấp thông thường: 133.000 m3/năm nguyên khối, tương ứng 172.900 m3/năm nguyên khai

Cơ cấu đá xây dựng thành phẩm cụ thể như sau:

4.1 Nhu cầu nhiên liệu cho máy móc hoạt động

- Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các xe máy, thiết bị của mỏ cần cung cấp cho

1 ca sản xuất là 4.470 lít dầu DO

- Nguồn cung cấp: từ các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

4.2 Nhu cầu điện năng và nguồn cung cấp điện

- Nhu cầu điện năng được tổng hợp như bảng sau:

Bảng 1 10: Nhu cầu sử dụng điện hàng năm tại cơ sở

STT Hộ tiêu thụ điện ĐVT Tổng công suất

1 Khu chế biến

Trang 30

30

STT Hộ tiêu thụ điện ĐVT Tổng công suất

2 Khu văn phòng, xưởng cơ khí kW

4.3 Nhu cầu vật liệu nổ

Hiện tại Chủ dự án được phép sử dụng VLNCN theo Giấy phép số SCT ngày 23/6/2021 của Sở Công thương Tiêu hao VLNCN trong các năm khai thác được liệt kê như sau:

4.4 Nhu cầu về nước và nguồn cung cấp

- Nước sinh hoạt: Tổng số lao động trong mỏ 186 người Theo hóa đơn tiền

nước năm 2021 và 10 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng nước sạch đã sử dụng trong từ tháng 01/2021 đến 10/2022 là 10.183 m3, bìnhquân tiêu thụ nước sạch là 18

m3/ngày

Nguồn cấp: Hiện nay, nguồn nước cấp cho sinh hoạt của mỏ Thạnh Phú 1 là nguồn nước sạch do Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai cung cấp Hệ thống cấp nước sinh hoạt của mỏ đá Thạnh Phú 1 đã hoàn thiện và đang sử dụng sinh hoạt tại mỏ

- Nước sản xuất: Nhu cầu sử dụng nước cho dự án sau khi điều chỉnh tăng như

sau:

Bảng 1 11: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

TT Nơi tiêu thụ nước Nhu cầu

(m 3 /ngày) Mục đích

1 Phun nước thường xuyên mặt

bằng trong khu vực chế biến 150

Sử dụng xe bồn, tổng lượt tưới tối đa 15 lượt/ngày

Trang 31

Định mức tối đa bao gồm tưới

đá nguyên liệu và phun sương là

150 m3/trạm.ca

3

Phun nước giảm bụi trên

tuyến đường vận chuyển

trong mỏ và đoạn đường từ

mùa khô

II Phục vụ sinh hoạt

- Nguồn cấp nước: tái sử dụng nước thải sau xử lý tại hồ lắng trong moong khai thác với lưu lượng tối đa 2.500 m3/ngày đêm Tại đây, bố trí 1 trạm bơm điện cấp nước tái sử dụng và bơm phân phối đến các bồn chứa nước của 13 trạm nghiền hoặc sử dụng

để tưới cây, tưới đường

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động của cơ sở

- Năm 2008, mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1 đã được Công ty BBCC thăm dò đến cote -60m trên diện tích 108,7ha Trong quá trình thực hiện cấp phép, Công ty BBCC

đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và đã được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2247/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2009 Trên cơ sở

đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 về việc cho phép Công ty BBCC khai thác mỏ đá Thạnh Phú 1 với công suất 4.000.000 m3nguyên khối/năm, độ sâu khai thác đến cote -60m, thời hạn khai thác là 13 năm (kể từ ngày ký), diện tích 115,7ha trong đó khu vực mở moong khai thác là 108,7ha, khu vực công trình phụ là 7ha

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo

vệ môi trường theo Báo cáo ĐTM của Dự án đã phê duyệt tại Quyết định số BTNMT ngày 25/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Theo đó, Bộ Tài nguyên

2247/QĐ-và Môi trường xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án theo Giấy xác nhận số 65/GXN-TCMT ngày 22/08/2014 của Tổng cục Môi trường

Trang 32

32

- Ngày 24/7/2013 UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết định số 2329/QĐ-UBND về việc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản của Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 18/3/2011, theo đó diện tích trả lại là 25ha, diện tích được tiếp tục khai thác là 83,7 ha, khu phụ trợ 7 ha, trữ lượng đá xây dựng cấp 121 và 122 tiếp tục khai thác là 41.384.427 m3, khoáng sản đi kèm là sét gạch ngói là 820.189m3, cát xây dựng là 404.938 m3, công suất thiết kế 4.000.000 m3/năm, tuổi thọ mỏ 11 năm 3 tháng kể từ ngày 18/3/2010 (đến ngày 18/06/2021)

- Ngày 24/5/2013, UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Mỏ đá Thạnh Phú 1 (diện tích 83,7ha) của Công ty BBCC, Mỏ đá Thạnh Phú 2 (diện tích 20ha) của Công ty CP Hóa An và Mỏ đá Thạnh Phú 3 (diện tích 25ha) thông moong theo văn bản số 4023/UBND-CNN Theo quy hoạch cải tạo phục hồi môi trường, sau khi phát triển hết biên giới mỏ thì mỏ Thạnh Phú 1, Thạnh Phú 2, Thạnh Phú 3 gộp thành 1 hồ nước chung có diện tích tổng cộng là 128,7 ha Đây là diện tích rộng và đủ điều kiện an toàn

để thiết kế khai thác xuống sâu Ngày 11/6/2013, UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết định

số 1773/QĐUBND về việc cho phép Công ty BBCC thăm dò tăng độ sâu từ cote 60m đến cote -80m trên diện tích 83,7ha

Ngày 28/11/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1, xã Thạnh Phú và Thiên Tân, huyện Vĩnh Cửu” tại quyết định số 2967/QĐ-BTNMT Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã cấp giấy phép khai số 1048/GP-UBND ngày 11/4/2016, công suất 1.800.000m3 đá nguyên khối/năm, khai thác đến cote -80m, thời hạn là 28 năm 7 tháng (tính từ ngày 1/1/2014), trong đó thời gian khai thác là 27 năm 7 tháng, thời gian cải tạo phục hồi môi trường

để đóng cửa mỏ là 12 tháng

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo

vệ môi trường theo Báo cáo ĐTM của Dự án theo Quyết định số 2967/QĐ-BTNMT ngày 28/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của

Dự án theo Giấy xác nhận số 81/GXN-TCMT ngày 30/8/2016 của Tổng cục Môi trường

5.2 Chế độ làm việc

- Số ngày làm việc trong năm: 290 ngày

- Số ca làm việc trong ngày:

+ Bộ phận văn phòng: 01 ca

+ Công trường khai thác: 2 ca Riêng đội thi công nổ mìn 1 ca

+ Công trường chế biến: 2 ca

+ Bộ phận bảo vệ: 3 ca

+ Số giờ làm việc trong một ca: 8 giờ

5.3 Tổ chức sản xuất, biên chế lao động

Mỏ đá Thạnh Phú 1 là một bộ phận của Xí nghiệp khai thác đá trực thuộc Công

ty BBCC quản lý (công trường Thạnh Phú 1) Với cơ cấu tổ chức như sau:

- Giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ các công việc ở mỏ từ khâu khai thác, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm chung của cả xí nghiệp

Trang 33

33

- Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp thực hiện công việc sản xuất hàng ngày tại mỏ Thạnh Phú 1

- Giám đốc điều hành mỏ

- Trưởng công trường, các tổ trưởng sản xuất

- Bộ phận gián tiếp gồm các khâu như: kế toán sản phẩm, thống kê ,kỹ thuật sửa chữa, kho tàng,…

Hiện nay mỏ Thạnh Phú 1 có tổng số lao động là 186 người Trong đó:

+ Số người lao động trực tiếp: 119 người

+ Số quản lý, gián tiếp: 67 người

Đa phần lao động làm việc tại mỏ là lao động trực tiếp Phương án tuyển chọn thêm công nhân thuộc bộ phận lao động trực tiếp: ưu tiên tuyển dụng người tại địa phương và các địa phương phụ cận, lượng lao động tự túc đi về và sinh hoạt ngoài mỏ Nhóm ở lại thường xuyên trong khu vực mỏ là 10 người Bộ phận bảo vệ trực 3 ca, 24h/24h

5.4 Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt

Phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung Dự án “Điều chỉnh công suất và nâng độ sâu khai thác đến Cote -80m tại mỏ đá Thạnh Phú 1, xã Thạnh Phú và xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, công suất 1.800.000 m3 đá nguyên khối/năm” của Công ty BBCC đã được phê duyệt tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai

Nội dung Phương án cải tạo phục hồi môi trường được phê duyệt như sau:

- Khu vực moong khai thác: Tiến hành củng cố đê bao quanh moong khi kết

thúc khai thác; củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, đá bán phong hóa và đá gốc và dọn dẹp đáy moong theo đúng thiết kế; lập hàng rào và biến báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn, ghi rõ độ sâu của moong; trồng cây keo lá tràm cây xà cừ, sao, dầu hai bên đê bao

và xung quanh moong tại những vị trí thích hợp; tiến hành san gạt bãi thải tạm và trồng cây

- Khu vực sân công nghiệp và các khu vực phụ trợ: Phá dỡ các công trình

không còn nhu cầu sử dụng, san gạt tạo mặt bằng, bổ sung đất màu, trồng cây keo lá tràm và cây xà cừ, dầu trên diện tích đã san gạt; vận chuyển thiết bị khai thác và vật liệu tháo dỡ ra khỏi mỏ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định

- Các hạng mục khác: Tiến hành lắp đặt hệ thống cống, mương thoát nước ra

rạch Bà Tiên, lấp hố lắng và trồng cây

- Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường:

+ Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường: 7.158.655.507 đồng (Bảy tỷ, một trăm năm mươi tám triệu, sáu trăm năm mươi lăm nghìn, năm trăm lẻ bảy đồng) Trong đó, đã thực hiện ký quỹ đến năm 2015 với số tiền là 6.485.170.442 đồng (sáu tỷ, bốn trăm tám mươi lăm triệu, một trăm bảy mươi nghìn, bốn trăm bốn mươi hai đồng) tại Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai Số tiền Chủ dự án tiếp tục phải ký quỹ: 673.485.065 đồng (Sáu trăm bảy mươi ba triệu, bốn trăm tám mươi lăm nghìn, không trăm sáu mươi lăm đồng)

Trang 34

34

+ Số lần ký quỹ: 29 lần Trong đó: Ký quỹ lần 1: 101.022.760 đồng; Ký quỹ

những lần sau (2-29): 20.445.082 đồng (Số tiền trên chưa tính đến yếu tố trượt giá

trong các năm tiếp theo sau năm 2016)

5.5 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của khu vực thực hiện dự án

Dự án mỏ đá Thạnh Phú 1 được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác mỏ

đá lần đầu số 681/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 với diện tích 115,7ha bao gồm khu vực khai thác là 108,7 ha, khu vực công trình phụ trợ là 7ha), độ sâu khai thác đến cote-60m Đến năm 2012 được điều chỉnh lại diện tích theo Giấy phép số 2329/QĐ-UBND ngày 24/7/2013, trong đó diện tích hoạt động khoáng sản được điều chỉnh giảm còn 90,7ha (bao gồm 83,7ha khu vực khai thác mỏ và 7ha công trình phụ trợ)

Về thủ tục đất đai: Ngày 28/10/2010, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Thông báo thu hồi đất số 8810/TB-UBND Đồng thời ngày 01/11/2012 UBND tỉnh ban hành Văn bản điều chỉnh thông báo thu hồi đất số 8621/UBND-CNN ngày 01/11/2012 với diện tích Thông báo thu hồi đất là 90,3ha

Đến nay, Công ty đã thực hiện thuê đất với diện tích 528.438/907.000 m2, chiếm 58% diện tích đất thực hiện dự án Hợp đồng thuê đất số 31/HĐTĐ ngày 27/4/2016 giữa đại diện UBND tỉnh Đồng Nai (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường)

ký với Công ty BBCC, diện tích 52,84ha Diện tích còn lại 37,86 ha hiện chủ cơ sở đang tiếp tục thực hiện các bước thủ tục thuê đất theo quy định như sau:

- Diện tích khoảng 22,4 ha Công ty BBCC đã thỏa thuận bồi thường và đang lập thủ tục thuê đất theo quy định Công ty đã tạm kê khai và nộp tiền thuê đất từ năm

2018 đến năm 2020 cho diện tích 21,6 ha và tạm nộp từ năm 2021 đến nay với diện tích là 22,4 ha

- Khu đất còn lại khoảng 15,46 ha hiện đang thỏa thuận bồi thường: Hiện trạng

do người dân sử dụng, chưa bị tác động đến

Công ty có một số ý kiến giải trình về tiến độ thực hiện các thủ tục để thuê đất đối với các diện tích còn lại cụ thể như sau:

- Về diện tích đã mở moong khai thác và sử dụng làm bãi chế biến, công trình phụ trợ nhưng chưa thuê đất: Vào năm 2019, Công ty đã nộp hồ sơ thẩm định nhu cầu

sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất theo biên nhận số 0120081201900025 ngày 18/7/2019 Ngày 01/7/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 4327/STNMT-QH để lấy ý kiến của các Sở ngành liên quan Hiện nay các Sở ngành và UBND huyện Vĩnh Cửu đã có đủ ý kiến thống nhất (Sở Xây dựng đã có ý kiến theo văn bản số 1253/SXD-QLQHKT ngày 19/3/2020; Sở Tài chính có văn bản số 3906/STC-TCDN ngày 23/7/2019; UBND huyện Vĩnh Cửu có văn bản số 1311/UBND-KT ngày 13/3/2020; Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 2811/SKHĐT-QLN ngày 23/7/2019 Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Công

ty thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư do có sự thay đổi về tên doanh nghiệp; mục tiêu và quy mô; tổng vốn đầu tư và thời gian hoạt động dự án) Thực hiện

ý kiến góp ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản nêu trên, ngày 02/3/2020, Công ty

đã nộp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Đến ngày 17/8/2020, Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số

1250458513 Trong đó, thời gian hoạt động của dự án được điều chỉnh là 28 năm 7 tháng kể từ ngày 01/01/2014, phù hợp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1048/GP-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai

Trang 35

35

Công ty đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đất trồng lúa theo quy định Cụ thể:

+ Ngày 21/4/2020, UBND huyện Vĩnh Cửu đã ban hành 39 Quyết định thu hồi

đất của hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 20,15 ha (có danh sách 39 Quyết định

thu hồi đất của 39 hộ gia đình, các nhân kèm theo) Ngày 07/5/2020, UBND các xã

Thiện Tân và Thạnh Phú đã tổ chức họp dân để triển khai thông báo các Quyết định thu hồi đất nêu trên đến từng hộ dân

+ Thực hiện chỉnh lý, thu hồi GCNQSDĐ của các hộ dân: Ngày 04/6/2020, Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh - chi nhánh Vĩnh Cửu đã hoàn thành chỉnh lý, thu hồi 102 bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân đã hoàn thành bồi thường nằm trong ranh giới mỏ

+Xác nhận hoàn thành bồi thường: ngày 10/08/2020, UBND huyện Vĩnh Cửu ban hành Văn bản số 4669/UBND-KT xác nhận hoàn thành bồi thường cho Công ty

+ Phương án sử dụng tầng đất mặt (thực hiện theo mẫu Phụ lục XI - Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ), đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai có ý kiến thống nhất đối với phương án tại Văn bản số 6192/SNN-KHTC ngày 17/12/2021

+ UBND huyện Vĩnh Cửu đã có 4 Báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy trình về việc xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại dự án Mỏ đá Thạnh Phú 1 thuộc xã Thạnh Phú và xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu do Công ty BBCC làm chủ đầu tư (Gồm: Báo cáo số 900/BC-UBND ngày 23/10/2020; Báo cáo số 532/BC-UBND ngày 05/5/2021; Báo cáo số 1341/BC-UBND ngày 19/04/2022; Báo cáo số 2023/BC-UBND ngày 18/10/2022

+ Công ty lập hồ sơ và đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất bổ sung năm 2022 (có mỏ đá Thạnh Phú 1): Quyết định số 5386/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022; Quyết định số 2349/QĐ-UBND ngày 07/9/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt

kế hoạch sử dụng đất bổ sung năm 2022 huyện Vĩnh Cửu

Trên cơ sở các hồ sơ đã hoàn thiện nêu trên, vừa qua Công ty đã có Văn bản số 427/VLXD-KS ngày 19/10/2022 gửi Sở Sở Tài nguyên và Môi trường xin tiếp tục giải quyết hồ sơ đât lúa theo quy định của Luật đất đai

Về nghĩa vụ tài chính: Mặc dù chưa có hợp đồng thuê đất nhưng kể từ năm

2018 đến nay, hàng năm Công ty đã tạm kê khai và nộp tiền thuê đất từ năm 2018 đến năm 2020 cho diện tích 21,6 ha và tạm nộp tiền thuê đất từ năm 2021 đến nay với diện tích là 22,4 ha (lấy đơn giá bằng hợp đồng thuê đất 52,8ha hiện hữu)

Trang 36

36

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 11/2022): + Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hiện đang được lấy ý kiến và chưa được phê duyệt

+ Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai; Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời

kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó báo cáo chưa đề cập với nội dung này Về sự phù hợp với quy hoạch ngành như sau:

Mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1 nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (đá xây dựng) theo Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm

2030

- Về sự phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1 phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm

2030 huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 5368/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

- Về sự phù hợp với phân vùng môi trường:

Đối với nước thải (nước tháo khô mỏ) tập trung vào hồ lắng tại moong khai thác được bơm cưỡng bức lên mương dẫn chảy vào rạch Bà Tiên ra sông Đồng Nai

Căn cứ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Điều chỉnh lần 2) số BTNMT ngày 19/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nước thải của cơ sở đạt yêu cầu giá trị giới hạn cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Kq = 1,2, Kf = 0,9 nên hoàn toàn phù hợp với phân vùng tiếp nhận nước thải của sông Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

118/GP-2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

a Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành được Công

ty thu gom về bể tự hoại ba ngăn để xử lý Định kỳ chất thải tại các bể tự hoại sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định, không xả thải ra môi trường bên ngoài Do vậy, nước thải sinh hoạt của cơ sở không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của môi trường

- Nước thải sản xuất: Đây là nước bơm tháo khô mỏ xả ra nguồn tiếp nhận, cơ

sở thuộc loại hình mỏ VLXD thông thường Căn cứ theo Quyết định số UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tại cơ sở tiến hành

Trang 37

m3/ngày đêm đến ngày 31/12/2024, nước thải mỏ của dự án sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kf = 0,9, Kq = 1,2) được thoát ra sông Đồng Nai Do vậy, cơ

sở tiếp tục xả thải với lưu lượng tối đa 9.000 m3/ngày đêm là hoàn toàn phù hợp với phân vùng môi trường theo giấy phép của cơ quan có thầm quyền cấp

Trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở dự kiến tái sử dụng nước sau xử lý tại hồ lắng với lưu lượng 2.500 m3/ngày đêm để phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại mỏ Như vậy, lưu lượng nước xả thải trung bình trong năm sẽ giảm so với hiện tại do đã được tái sử dụng 2.500 m3/ngày đêm Lưu lượng xả thải lớn nhất không thay đổi so với giấy phép đã được cấp

b Môi trường không khí: Khi dự án vận hành hoạt động chủ yếu phát sinh bụi

và phát tán ra môi trường xung quanh Do đó, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo

vệ môi trường được áp dụng căn cứ gồm:

+ QCVN 02/2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

Vị trí cơ sở nằm ngoài khu vực đô thị, cách xa khu dân cư tập trung nên phù hợp

c Đối với tiếng ồn, độ rung: Vị trí cơ sở nằm ngoài khu vực đô thị, cách xa

khu dân cư tập trung, thời gian làm việc 8h/ngày trong khu giờ từ 6-21h nên phù hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường được áp dụng căn cứ gồm:

+ QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng về độ rung Chủ cơ sở tuân thủ, chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo môi trường theo các quy chuẩn nêu trên

Trang 38

38

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Theo nội dung phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở tại Quyết định số 2967/QĐ-BTNMT ngày 28/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay Công ty đã thực hiện hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường thực hiện hàng ngày tại cơ sở mỏ đá xây dựng Thạnh Phú 1 theo Giấy xác nhận số 81/GXN-TCMT ngày 30/8/2016 của Tổng cục Môi trường

Cụ thể các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có tại cơ sở như sau:

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Công trình thu gom, thoát nước mưa được Chủ dự án tiếp tục áp dụng đã được xác nhận theo Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT số 81/GXN-TCMT ngày 30/8/2016 của Tổng cục Môi trường Cụ thể như sau:

- Đê bao quanh khai trường: Công ty đã tiến hành đắp đê bao với chiều dài

1.890m tại khu vực phía Tây, phía Đông và phía Nam mỏ độ cao đê so với địa hình tự nhiên xung quanh trung bình 2-5m, mặt đê rộng 3m, đáy rộng 7-10m đảm bảo ngăn toàn bộ lượng nước bề mặt không cho chảy tràn vào moong khai thác Trên mặt đê được trồng cây để chống xói lở

Hình 5: Đê bao và cây trồng trên mặt đê, chân đê

Trang 39

39

- Thu gom, thoát nước ngoài chân đê: Được bố trí dọc theo đường vận

chuyển để thu gom nước mưa chảy tràn phía Tây mỏ sau đó theo tuyến cống bê tông chảy về rạch Bà Tiên Việc thu gom nước mưa chảy tràn không làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại mỏ Hiện trạng tuyến thoát nước mưa ngoài chân đê có chiều dài 1.982m như sau:

+ Đoạn 1: Mương hở dọc theo đê phía Nam khai trường Các thông số mương nước mưa chảy tràn dạng hình thang: rộng mặt: 1,5m; đáy rộng 0,5m; sâu: 0,7m Tổng chiều dài 1.241m;

+ Đoạn 2: Cống bê tông D1000, chiều dài 741m, đặt ngầm, có điểm đầu tiếp nhận nước từ mương hở phía Nam, điểm cuối tại điểm tiếp nhận nguồn nước từ ống xả thải từ moong lên (Điểm nhập dòng vào mương thoát nước hiện hữu ngoài ranh mỏ Thạnh Phú 3 để dẫn nước thải ra rạch Bà Tiên)

- Thu gom, thoát nước mưa các khu vực chế biến và phụ trợ:

Do toàn bộ công trình nằm trong ranh mỏ, bên ngoài đã có đê bao nên biện pháp thu gom, thoát nước mưa chảy phát sinh trong phạm vi mỏ theo địa hình dốc về đáy moong, sau thu gom về hồ lắng để xử lý Việc thu gom thoát nước mưa chảy tràn không làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại mỏ

Hình 6 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực sân công nghiệp về hồ

lắng tại đáy moong

Hiện trạng bên trong Khu chế biến có 1 mương nước kích thước: dài 420m chảy ven theo đường nội bộ dẫn nước về phía Nam chảy trở lại moong Trong đó có 180m đoạn mương đầu có chiều rộng 8m, sâu trung bình 3m, đoạn còn lại rộng trung bình 3m, sâu trung bình 1m Để dẫn nước qua đường xuống moong, bố trí 1 cống bê tông D1.500mm

ngang đường D1.500mm

Mương thoát nước ven đường

Hồ lắng

Trang 40

40

Hình 7: Hiện trạng mương nước tại khu chế biến

1.2 Thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

- Hiện nay tại khu vực văn phòng mỏ, khu văn phòng chế biến, khu văn phòng khai thác đã có các nhà vệ sinh để phục vụ nhân viên, công nhân sinh hoạt Tổng số lao động tại mỏ là 186 người trong đó số lao động trực tiếp là 119 người Tổng lưu lượng các loại nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 14 m3/ngày

- Nước thải phát sinh từ 3 khu nhà vệ sinh (nước đen, nước xám) đều được thu gom bằng đường ống về 3 bể tự hoại đã xây dựng tại ba khu vực nhà vệ sinh Lưu lượng phát sinh thu gom được khoảng 8,4 m3/ngày

- Nước khu vực nhà bếp: nước phát sinh từ khu vực bếp tập thể của mỏ (nước rửa rau, thực phẩm, trước khi chế biến khoảng 5,6 m3/ngày) được dẫn vào bể lắng trước khi thoát ra mương thoát nước mưa khu vực văn phòng, sau đó tự chảy về khu vực hồ lắng trong moong khai thác

1.2.2 Thu gom, thoát nước thải nước tháo khô mỏ

Toàn bộ lượng nước mưa, nước ngầm phát sinh trong khai trường được thu gom

về hồ lắng tại đáy moong để xử lý lắng cơ học Tại mỏ có tái sử dụng 1 phần nước sau

xử lý tại hồ lắng để cấp nước cho các hoạt động giảm bụi và tưới cây với lưu lượng khoảng 2.500 m3/ngày Lượng nước còn lại được trạm bơm điện bơm xả lên mương dẫn ra rạch Bà Tiên để chảy vào sông Đồng Nai Tại điểm xả, mương dẫn được mở rộng và lót đá hộc để điều hòa lưu lượng xả thải, giảm xói lở Sau đó nước thải theo mương dẫn chảy theo rạch Bà Tiên để thoát ra Sông Đồng Nai

Ngày đăng: 24/02/2024, 21:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN