- Trách nhiệm của khu thương mại: + Chấp hành nội quy, quy định về quản lý, sử dụng kiot bán hàng, trường mầm non tại khu dịch vụ thương mại; + Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi t
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH PHÁT GROUP
- Địa chỉ văn phòng: Căn 09 Mimossa, khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư: Ông Lê Văn Tuấn Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Loại giấy tờ pháp lý cá nhân: Chứng minh nhân dân
Số giấy tờ pháp lý cá nhân: 011841151
Nơi cấp: Công an thành phố Hà Nội Địa chỉ thường trú: số 63 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội Địa chỉ liên lạc: số 3 ngõ 53 Tôn Thất Nghiệp, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0982968888
Email: Hungthinhphatgroup.gd1hungyen@gmail.com
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên với mã số 0901001175 cấp lần đầu ngày ngày 11 tháng 11 năm 2016, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 16/09/2021
- Quyết định số 1024/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch tiết xây dựng 1/500 Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 20/4/2020;
- Quyết định số 1746/UBND- TH về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 15/7/2020.
Tên dự án đầu tư
KHU NHÀ Ở HƯNG THỊNH PHÁT
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Vị trí thực hiện dự án: Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group được thực hiện tại xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trên diện tích 38.009,53 m 2 Có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc: Giáp dự án Khu nhà ở phố mới Văn Giang
+ Phía Đông: Giáp kênh Tây;
+ Phía Tây: Giáp hồ cảnh và khu hành chính huyện Văn Giang;
+ Phía Nam: Giáp đường quy hoạch đô thị
Toạ độ khép góc của dự án được thể hiện qua bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Toạ độ khép góc của dự án
Hình 1.1: Vị trí tiếp giáp của dự án
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
+ Quyết định số 1024/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch tiết xây dựng 1/500 Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 20/4/2020;
+ Quyết định số 1746/UBND- TH về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 15/7/2020
- Quy mô của dự án đầu tư phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật đầu tư công: Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group được thực hiện tại xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư của dự án là: 476.472.174.000 VNĐ (Bốn trăm bảy mươi sáu tỷ, bốn trăm bảy mươi hai triệu, một trăm bảy mươi bốn nghìn đồng) Do đó, dự án thuộc nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng) theo quy định tại khoản 3, điều 9 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 01/01/2020.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
- Quy mô dự án: Gồm 214 căn nhà liền kề và 09 căn biệt thự với tổng diện tích đất xây dựng là 20.285,0 m 2 , tổng diện tích sàn khoảng 85.283,78 m 2
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án
Hoạt động của dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” bao gồm các hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu nhà ở, thương mại Quy trình chi tiết được thực hiện như sơ đồ dưới đây:
* Quy trình hoạt động kèm dòng thải:
Hình 1.2: Quy trình xây dựng khu nhà ở Hưng Thịnh Phát Thuyết minh quy trình:
Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” được triển khai thực hiện các giai đoạn như sau:
Sau khi được UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” theo Quyết định số 1746/UBND- TH về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 15/7/2020 thì hội đồng bồi thường của dự án có trách nhiệm lập phương án bồi thường,
Kết cấu bê tông cốt thép
Bán cho hộ dân/cho thuê
Bụi, khí thải, nước thải, CTR sinh hoạt, CTNH, tiếng ồn
Bụi, khí thải, nước thải, CTR, CTNH, tiếng ồn hỗ trợ cho người dân có diện tích trong khu vực thực hiện dự án Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho khu vực được thực hiện theo điều 69 của Luật Đất Đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013 bao gồm các công việc cụ thể sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Lấp thẩm định phương án bồi thường, tổ chức phương án bồi thường và tiến hành giải phóng mặt bằng
* Giai đoạn xây dựng: Phạm vi đánh giá tác động môi trường cảu dự án trong giai đoạn xây dựng sẽ tập trung đánh giá tác động của hoạt động san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu thi công và đơn vị tư vấn giám sát theo đúng các quy định Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật
- Bước 2: Thi công hạ tầng kỹ thuật phần ngầm, phần móng
Tiến hành thi công hạ tầng kỹ thuật phần ngầm đồng bộ các hạng mục cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin, hào kỹ thuật
- Bước 3: Thi công hạ tầng kỹ thuật phần kết cấu, phần nổi Tiến hành thi công hạ tầng kỹ thuật phần nổi đồng bộ các hạng mục như nhà ở, trạm điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cây xanh
- Bước 4: Triển khai mốc giới hạn các lô đất, chỉ giới đường, chỉ giới xây dựng và hoàn thiện dự án
- Bước 5: Tiến hành lắp đặt trang thiết bị cơ bản đưa dự án vào hoạt động chính thức
- Bước 6: Cuối cùng mở bán nhà cho các hộ dân có nhu cầu để dự án đi vào hoạt động ổn định
Trách nhiệm của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group:
Sau khi xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư sẽ tổ chức bán khu nhà ở, biệt thự cho các hộ dân có nhu cầu và trực tiếp quản lý các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định chung
Hoạt động của khu vực thương mại tại dự án: Hoạt dộng thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng về kinh doanh hiện đại, đa chức năng về kinh doanh hàng hóa và các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, trường mẫu giáo…
- Trách nhiệm của các hộ dân cư sinh sống tại các khu nhà ở, biệt thự:
+ Thực hiện nghiêm túc các công tác bảo vệ môi trường bao gồm thu gom chất thải rắn sinh hoạt để đơn vị có chức năng vận chuyển chất thải sinh hoạt hàng ngày và xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nươc thải sinh hoạt của dự án
+ Thu gom nước mưa chảy tràn về hệ thống thu gom nước mặt của khu dân cư + Thực hiện việc đóng phí, lệ phí thu gom, xử lý chất thải theo đúng quết định số 1343/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 02/7/2021 quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Trách nhiệm của khu thương mại:
+ Chấp hành nội quy, quy định về quản lý, sử dụng kiot bán hàng, trường mầm non tại khu dịch vụ thương mại;
+ Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường bao gồm thu gom chất thải và giữ gìn vệ sinh chung của khu thương mại;
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn về phòng chống cháy nổ; + Đóng góp kinh phí quản lý vận hành khu dịch vụ thương mại, kinh phí bảo trì phần sở hữu và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật
Toàn bộ quá trình hoạt động phát sinh bụi, khí thải, nước thải, CTR, CTNH, tiếng ồn
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
- Quy mô dự án: Gồm 214 căn nhà liền kề và 09 căn biệt thự với tổng diện tích đất xây dựng là 20.285,0 m 2 , tổng diện tích sàn khoảng 85.283,78 m 2
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (Loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn
4.1 Trong giai đoạn xây dựng dự án a Nhu cầu nguyên, vật liệu xây dựng
- Nhu cầu nguyên, vật liệu xây dựng:
Các loại nguyên vật liệu chính phục vụ thi công các hạng mục công trình của dự án bao gồm: bê tông, sắt, thép, cát, gạch, gỗ, đá, que hàn, Chủ dự án ước tính khối lượng nguyên, vật liệu thi công các công trình được thể hiện tại bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2: Danh mục khối lượng nguyên vật liệu chính dự kiến sử dụng trong giai đoạn triển khai xây dựng
Stt Tên vật tư Đơn vị
I Giai đoạn giải phóng mặt bằng
II Giai đoạn thi công xây dựng
8 Cát đen xây công trình m 3 1200 1,2 1440
20 Dây điện, dây cáp Tấn 0,5 1 0,5
21 Nguyên vật liệu khác (0,5%) Tấn 76,026
- Khối lượng đào, đắp san nền:
Khối lượng đào, đắp san nền của Dự án trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng được tổng hợp dưới bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp khối lượng đào đắp của dự án
TT Khu vực đào, đắp Diện tích đào (m 2 )
1 Đào lớp đất hữu cơ 38.009,53 0,5 19004.765
2 Đào móng các khối nhà 20.285 2 4057
3 Đào móng công trình thương mại 2.190,0 2 4380
4 Đào nền đường giao thông nội bộ 15.533,99 0,3 4660,197
II Khối lượng đất đắp, san nền
1 Khối lượng đất đắp khu vực thảm cỏ cây xanh, hố móng (30% của mục 2, 3,4 phần a) 3.929
2 Đắp nền theo lưới ô vuông 202850
3 Đắp nền thay cho phần đào đất hữu cơ 38.009,53 0,5 19004.765
Tổng khối lượng đất đắp, san nền (b) 225.783,765
Khối lượng đất phải đổ bỏ (lớp đất hữu cơ) 19004.765
Khối lượng đất thải đổ bỏ (sau khi đào móng) 13.097,197
- Khối lượng phát quang thảm thực vật trong hoạt động giải phóng mặt bằng:
+ Theo số liệu thu hồi đất và điều tra khảo sát thực trạng tại dự án cho thấy, dự án thu hồi đất trồng cây hoa màu, đất nuôi trồng thủy sản, đất thủy lợi, đất giao thông, đất bãi, đất bằng chưa sử dụng, đất trồng cây lâu năm Do vậy thảm thực vật bóc tách chủ yếu là cây lâu năm được trồng trên diện tích thu hồi Theo số liệu kiểm kê các loại cây trồng có trong diện tích đất bị thu hồi có nhiều loại cây được trồng chuối, bạch đàn, keo, tàn dư các loại thực vật trên đồng ruộng, cây bụi, Dự án thu hồi diện tích trồng cây lâu năm, đất hoa màu là 30.061 m 2 Lượng sinh khối phát sinh được tính toán dựa vào hệ số của số liệu điều tra về sinh khối của 1ha loại thảm thực vật theo cách tính của Ogawa và Kato như sau:
Bảng 1.4: Hệ số lượng sinh khối Lượng sinh khối
Lượng sinh khối (tấn/ha)
Thân Cành Lá Rễ Cỏ dưới tán rừng Tổng
Rừng trung bình 60,000 8,040 1,150 5,360 2,000 76,550 Rừng nghèo 31,444 9,971 1,647 5,227 1,000 49,289
(Nguồn: Cách tính của Ogawa và Kato)
+ Dự án sẽ tiến hành thu hồi đất trồng cây khoảng 3,0061 ha Vậy lượng sinh khối ước tính là: 7,5 tấn/ha × 3,0061 ha ≈ 22,54575 tấn (1) Lượng sinh khối phát sinh chủ yếu bao gồm là tán các loại cây trồng, rễ cây sẽ được thu gom vận chuyển xử lý và phần gỗ gỗ sẽ được tận dụng cho dự án hoặc bán gỗ nguyên liệu
- Vận chuyển chất thải trong hoạt động giải phóng mặt bằng:
Theo số liệu tại Bảng 1.3, lượng lớp đất hữu cơ thải cần đổ bỏ là 19004.765 m 3 (tức 24.706,1945 tấn với tỷ trọng đất d=1,3 tấn/m 3 ) (2)
Vậy, tổng lượng chất thải phát sinh từ hoạt động phát quang thảm thực vật và lớp đất hữu cơ tại dự án trong hoạt động giải phóng mặt bằng khoảng:
(1) + (2) = 24.706,1945 + 22,54575 ≈ 24728,74025 tấn Toàn bộ phần chất thải từ hoạt động phát quang sẽ được nạo vét và vận chuyển đến khu vực đổ thải theo chỉ định của Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang
Với khối lượng 24728,74025 tấn chất thải thì cần sử dụng số lượng xe tải 15 tấn vận chuyển là 1648.58 chuyến đổ bỏ Dự kiến thời gian vận chuyển chất thải trong hoạt động giải phóng mặt bằng trong vòng 14 ngày như vậy số lượng xe vận chuyển chất thải khoảng 117 xe/ngày
- Vận chuyển chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng:
Theo số liệu tại Bảng 1.3, khối lượng đất thải cần đổ bỏ (sau khi đào móng các hạng mục công trình và ép cọc) trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án là 13.097,197 m 3 (tức 17026,3561 tấn với tỷ trọng đất d=1,3 tấn/m 3 ) Ước tính khối lượng chất thải rắn xây dựng chiếm khoảng 0,1% lượng vật liệu xây dựng (theo Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) Lượng vật liệu sử dụng cho giai đoạn thi công xây dựng là 15281,226 tấn Như vậy, khối lượng chất thải phát sinh tại giai đoạn thi công xây đựng đạt khoảng 15281,226 x 0,1% ≈ 15 tấn
Như vậy, tổng lượng chất thải phát sinh tại dự án trong giai đoạn thi công xây dựng đạt:
17026,3561 + 15 = 17041,3561 tấn Với khối lượng 17041,3561 tấn chất thải thì cần sử dụng số lượng xe tải 15 tấn vận chuyển là 1136 chuyến xe Dự kiến thời gian vận chuyển chất thải trong giai đoạn triển khai xây dựng trong vòng 43 ngày Như vậy số lượng xe vận chuyển chất thải khoảng 26 xe/ngày b Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
- Nguồn cung cấp: Từ các cửa hàng xăng dầu trong khu vực
+ Hoạt động giải phóng mặt bằng khoảng: 28.500 lít dầu DO;
+ Hoạt động thi công xây dựng khoảng: 55.800 lít dầu DO c Nhu cầu sử dụng điện, nước và các sản phẩm khác của dự án
(i) Nhu cầu sử dụng điện
- Nguồn cấp điện: Lấy từ mạng lưới điện quốc gia thông qua trạm nguồn: Trạm 110/22KV huyện Văn Giang công suất máy 63MVA
- Lưu lượng điện sử dụng ước tính: 200-300 kwh/ngày
(ii) Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn cấp nước: sử dụng nguồn nước sạch của nhà máy khu vực
- Nhu cầu sử dụng nước:
➢ Hoạt động giải phóng mặt bằng:
+ Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân:
Dự kiến tổng số cán bộ, công nhân tham gia hoạt động giải phóng mặt bằng vào thời điểm cao điểm khoảng 50 người Với định mức 45 lít/ngày đêm (Căn cứ theo bảng 3.4, TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công tại dự án là:
45lít/người/ngày x 50 người = 2.250 lít/ngày = 2,25 m 3 /ngày
+ Nước cấp cho hoạt động thi công:
▪ Nước cấp cho quá trình rửa xe:
Theo tính toán ở mục a, số lượng xe vận chuyển chất thải trong hoạt động giải phóng mặt bằng khoảng 117 xe/ngày (tính cho thời điểm lớn nhất)
Lấy định mức sử dụng nước 300 lít/xe (Theo mục 3.4, TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn thiết kế - Cấp nước bên trong) Như vậy nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động rửa xe tại dự án đạt:
117 x 300 = 35.100 lít/ngày đêm = 35,1 m 3 /ngày đêm
▪ Nhu cầu sử dụng phun nước rửa đường dập bụi:
Dự kiến, tại dự án sẽ phun nước rửa đường, dập bụi với tần suất 2 lần/ngày, thời gian là 1 giờ/lần Lượng nước sử dụng khoảng 4 m 3 /ngày đêm
Như vậy, tổng lượng nước cấp cho hoạt động giải phóng mặt bằng tại dự án khoảng:
➢ Hoạt động thi công xây dựng:
+ Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân:
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân của công nhân làm việc tại dự án Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án chủ yếu do các máy móc thiết bị cơ giới thực hiện, do vậy lượng công nhân sử dụng không đáng kể Dự kiến tổng số công nhân và kỹ thuật viên tham gia thi công xây dựng vào thời điểm cao điểm khoảng 100 người Với định mức 45 lít/ngày đêm (Căn cứ theo bảng 3.4, TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công tại dự án là:
QSH = 45lít/người/ngày x 100 người = 4.500lít/ngày = 4,5 m 3 /ngày
+ Nước cấp cho hoạt động thi công:
▪ Nước cấp cho quá trình rửa xe:
Dự kiến, mỗi ngày tối đa có khoảng 26 chuyến xe vận chuyển chất thải xây dựng Lấy định mức sử dụng nước 300 lít/xe (Theo mục 3.4, TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn thiết kế - Cấp nước bên trong) Như vậy nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động rửa xe tại dự án đạt:
26 x 300 = 7.800 lít/ngày đêm = 7,8 m 3 /ngày đêm
▪ Nước cấp cho quá trình vệ sinh dụng cụ:
Dự kiến, mỗi ngày công nhân vệ sinh dụng cụ lao động 1 lần/ngày với thời gian vệ sinh là 30 phút/lần, sử dụng vòi tưới có đường kính ống từ 20-25mm Căn cứ theo bảng 2, mục 3.5 của TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế đưa ra định mức lưu lượng nước tính toán trong một giây để vệ sinh dụng cụ bằng vòi tưới có đường kính ống từ 20-25mm là 0,5 lít/giây Như vậy, lượng nước sử dụng vệ sinh dụng cụ lao động trong 30 phút tại dự án là:
30 phút x 60 giây x 0,5 lít/giây = 900 lít = 0,95 m 3 /ngày.đêm
▪ Nước cấp cho quá trình bảo dưỡng bê tông và làm mát máy móc thiết bị:
Theo tính toán của chủ dự án, lượng nước cấp cho quá trình bảo dưỡng bê tông và làm mát máy móc thiết bị tại dự án khoảng 3 m 3 /ngày.đêm
▪ Nhu cầu sử dụng nước trộn bê tông:
Trong quá trình xây dựng, không có hoạt động trộn bê tông thương phẩm tại dự án, hai loại bê tông này được các Nhà thầu cung cấp, vận chuyển đến chân công trình
▪ Nhu cầu sử dụng phun nước rửa đường dập bụi:
Dự kiến, tại dự án sẽ phun nước rửa đường, dập bụi với tần suất 2 lần/ngày, thời gian là 1 giờ/lần Lượng nước sử dụng khoảng 4 m 3 /ngày đêm
Vậy, tổng lượng nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng tại dự án là:
Như vậy, tổng lượng nước cấp cho giai doạn thi công xây dựng tại dự án khoảng:
QTB = QSH + QXD = 4,5 + 15,75 ≈ 21 m 3 /ngày đêm Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án được thể hiện ở bảng 1.5 như sau:
Bảng 1.5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn triển khai xây dựng
STT Đối tượng sử dụng Tiêu chuẩn Số lượng
Lượng nước sử dụng trung bình (m 3 /ng.đ)
A Hoạt động giải phóng mặt bằng
1 Sinh hoạt công nhân 45 lít/người
3 Phun nước rửa đường Xe téc 3m 3 2lần/ ngày 4 Ước tính
B Giai đoạn thi công xây dựng
1 Sinh hoạt công nhân 45 lít/người
2 Rửa xe 300 lít/xe 12 xe 7,8 TCVN
3 Vệ sinh thiết bị, dụng cụ 0,5 lít/giây 60 phút 0,95 TCVN
4 Bảo dưỡng bê tông và làm mát máy móc thiết bị 3 Ước tính
6 Phun nước rửa đường Xe téc 3m 3 2lần/ngày 4 Ước tính
4.2 Giai đoạn dự án đi vào vận hành
Nhu cầu hóa chất sử dụng trong giai đoạn dự án đi vào vận hành được trình bày trong bảng 1.6 như sau:
Bảng 1.6: Nhu cầu sử dụng hóa chất trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
Thành phần chính Đặc tính
I Hóa chất sử dụng cho hoạt động của dự án
H2O 1%, chất phụ gia tạo hương 1%
- Dạng chất lỏng sệt, không cháy, nhanh chóng hòa tan trong nước
- Tác dụng làm sạch bề mặt, diệt khuẩn
H2O 4%, chất phụ gia tạo hương 1%
- Dạng bột màu vàng hoặc trắng
Các thông tin khác của dự án
Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group được thực hiện tại xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trên diện tích 38.009,53 m 2 Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện như sau:
Bảng 1.10: Cơ cấu sử dụng đất của dự án
TT Loại đất Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
2 Đất thương mại dịch vụ 2.190,54 5,76
Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở được thể hiện qua bảng 1.11 như sau:
Bảng 1.11: Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở
TT Hạng mục công trình
Mật đô xây dựng tối đa (%)
Tầng cao tối đa (Tầng)
Hệ số SDĐ tối đa (lần)
1.1 Lô đất LK 01 3.358,98 44 90% 5,0 4,5 8,84 % 1.2 Lô đất LK 02 2.589,70 33 90% 5,0 4,5 6,81% 1.3 Lô đất LK 03 1.131,77 14 90% 5,0 4,5 2,98% 1.4 Lô đất LK 04 2.611,95 34 90% 5,0 4,5 6,87% 1.5 Lô đất LK 05 2.614,08 34 90% 5,0 4,5 6,88% 1.6 Lô đất LK 06 2.926,77 34 90% 5,0 4,5 7,70%
II Đất công trình thương mại
Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch
5.1 Các hạng mục công trình chính của dự án a Đất ở 20.285,00 m², với chỉ tiêu sử dụng đất 22,54 m²/người Đất ở được chia làm 2 loại:
* Nhà ở liền kề: bố trí tập trung dọc theo các trục đường chính để tận dụng chức năng ở kết hợp kinh doanh thương mại
- Mật độ xây dựng tối đa: 90%
- Tầng cao tối đa: 5 tầng
- Cos nền: +0,3-0,45m (so với vỉa hè)
- Độ cao tầng 1: + 4m (cộng thêm 4m so với cos nền)
- Khoảng lùi xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ
* Nhà ở biệt thự: Bố trí gần hồ cảnh quan thuộc đồ án quy hoạch phân khu
- Mật độ xây dựng tối đa: 70%
- Tầng cao tối đa: 4 tầng
- Cos nền: +0,3-0,45m (so với vỉa hè)
- Độ cao tầng 1: +4m (cộng thêm 4m so với cos nền)
- Khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 2m b Đất công trình thương mại: 2190,54 m², với chỉ tiêu sử dụng đất 2,43 m²/người
- Mật độ xây dựng tối đa: 60%
- Tầng cao tối đa: 9 tầng
5.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án a Đất giao thông
- Tuân thủ định hướng trong các Quy hoạch phân khu đô thị trong khu vực
- Khớp nối thống nhất với các mạng đường đã được xác định xung quanh, trục đường trong Quy hoạch chi tiết phù hợp với Quy hoạch phân khu 1/2000 đã phê duyệt
- Cập nhật các dự án đang nghiên cứu trong khu vực
- Hệ thống giao thông phải đảm bảo khả năng liên hệ nhanh chóng và an toàn giữa các khu chức năng trong khu quy hoạch với nhau và với các tuyến đường đã xác định trong quy hoạch chung;
- Hệ thống các công trình phục vụ giao thông trong khu vực phải đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo thuận tiện cho các đối tượng tham gia giao thông;
- Xác định nhu cầu đỗ xe tập trung, phân tán và các công trình phục vụ kỹ thuật giao thông cho khu vực
- Đường trong khu bao gồm các loại mặt cắt sau:
+ Mặt cắt 1-1 (đường dọc kênh Tây): có bề rộng 12,5m, mặt đường rộng 7m, vỉa hè mỗi bên rộng 3m và 2,5m
+ Mặt cắt 2-2 (đường hai bên sông Ngưu Giang):
Một bên đường có bề rộng 15,5m, mặt đường rộng 10,5m, vỉa hè bên phía rộng công trình rộng 3m, vỉa hè bên phía sông rộng 2m
Một bên đường có bề rộng 11m, mặt đường rộng 6m, vỉa hè bên phía rộng công trình rộng 3m, vỉa hè bên phía sông rộng 2m
Chiều rộng trung bình sông 17m
+ Mặt cắt 5-5: có bề rộng 13m, mặt đường rộng 7m, vỉa hè mỗi bên rộng 3m + Mặt cắt 5A-5A: có bề rộng 11m, mặt đường rộng 7m, vỉa hè mỗi bên rộng 2m + Mặt cắt 5B-5B: có bề rộng 12,5m, mặt đường rộng 7m, vỉa hè phía ranh giới rộng 2,5m, phía bên các lô đất rộng 3m
+ Mặt cắt 6A-6A: có bề rộng 9m, mặt đường rộng 5m, vỉa hè mỗi bên rộng 2m + Mặt cắt 10-10: có bề rộng 12,5m, mặt đường rộng 7,5m, vỉa hè bên phía rộng công trình rộng 3m, vỉa hè bên phía hồ rộng 2m
- Thiết kế đấu nối các tuyến đường nội bộ trong khu vực nghiên cứu với các tuyến đường có cấp hạng lớn hơn, tạo nên mạng lưới giao thông hợp lý thuận tiện cho việc đi lại trong khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận
- Các nút giao giữa các tuyến trong khu là giao cùng cấp đấu nối ra đường trục chính của khu vực
- Đất ngoài dân dụng đô thị phải tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe
- Nhu cầu đỗ xe của các công trình nhà ở cao tầng, thấp tầng và công cộng chủ yếu tự cân đối tại các bãi đỗ xe, gara nằm trong khuôn viên, tầng một, tầng hầm các công trình này Các gara và bãi đỗ xe này nằm trong khuôn viên các khu đất xây dựng công trình nên không tính vào chỉ tiêu đất giao thông b San nền
- Cao độ san nền căn cứ vào san nền của khu vực, số liệu về cao độ ngập lụt của Công ty Khai thác công trình thủy lợi Văn Giang, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên
- Thiết kế san nền này là thiết kế san nền sơ bộ để tạo mặt bằng vào thi công xây dựng công trình, sau này cần san nền hoàn thiện cho phù hợp với mặt bằng kiến trúc, sân vườn và thoát nước chi tiết của công trình
- Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất
- Với khu dự án và các công trình hiện có: tuân thủ cao độ san nền của dự án và nền các công trình hiện có
- Khống chế cao độ nền tại các điểm giao nhau của các tuyến đường, các điểm đặc biệt làm cơ sở cho công tác quản lý và lập dự án trong từng ô đất, trong các giai đoạn tiếp theo c Cấp nước
- Tuân thủ các định hướng chính của đồ án quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu đã được duyệt trong khu vực
- Khớp nối các dự án, đồ án quy hoạch chi tiết đã được duyệt và triển khai trong ranh giới nghiên cứu và các khu vực lân cận
- Triển khai và đề xuất phương án cấp nước cho khu vực Quy hoạch, đảm bảo phù hợp mục đích sử dụng, nhu cầu dùng nước cũng như khả năng cấp nước trong tương lai của khu vực
- Thiết kế mạng vòng khép kín đối với các tuyến phân phối chính
- Thiết kế mạng nhánh cụt đối với các tuyến phân phối và dịch vụ
- Đảm bảo cấp nước liên tục, an toàn cho mạng lưới đường ống cấp nước về lưu lượng cũng như áp lực nước đến điểm bất lợi nhất trên hệ thống cấp nước
- Cấp nước trực tiếp đối với nhà thấp tầng
- Cấp nước gián tiếp đối với nhà cao tầng thông qua bể chứa và trạm bơm cục bộ
* Nguồn nước cho khu vực được lấy từ tuyến ống cấp nước DN600 cấp từ nhà máy nước huyện Văn Giang
* Mạng lưới đường ống cấp nước
- Tuyến ống cấp nước truyền dẫn:
Tuyến ống truyền dẫn ỉ 600mm từ đường ống cấp nước theo quy hoạch phõn khu đến dự án
- Tuyến ống cấp nước phân phối:
Xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước phân phối chính có đường kính ỉ110mm đấu nối mạng vũng với cỏc tuyến ống truyền dẫn đi qua khu vực nghiờn cứu, phù hợp với các định hướng quy hoạch phân khu trong khu vực Thiết kế bổ sung một số tuyến ống phõn phối cú đường kớnh ỉ110mm đảm bảo cấp nước thuận lợi tới cỏc công trình cũng như hoàn thiện hệ thống cấp nước cứu hỏa
Khớp nối với các tuyến ống phân phối hiện có cũng như quy hoạch xung quanh khu vực nghiên cứu, tạo mạng lưới vòng khép kín đảm bảo điều hoà lưu lượng nước cấp cho từng khu vực Hạn chế tối đa việc lấy nước trực tiếp trên tuyến ống phân phối chính để đảm bảo lưu lượng và áp lực nước cấp cho từng khu vực
- Tuyến ống cấp nước dịch vụ:
SỰ PHÙ HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
- Ngày 05 tháng 08 năm 2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1216/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, tầm nhìn đến năm 2030: Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước
- Theo quyết định 274/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/02/2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có mục tiêu như sau:
+ Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: Phải xác định được các mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước;
+ Về mục tiêu cụ thể: định lượng được các mục tiêu cụ thể về các lập vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo về chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050
Do đó, dự án đầu tư không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải nên việc dự án đầu tư là phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia:
- Chỉ thị số 04/2009/CT- UBND ngày 31/03/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bản tỉnh
- Ngày 7/8/2017, UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu ở đô thị trung tâm huyện Văn Giang bằng Quyết định số 2214/QĐ – UBND;
- Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 11/7/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát
- Quyết định số 1481/QĐ – UNND ngày 5/7/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát
Hiện nay khu vực thực hiện dự án đã được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục công trình như: Đường giao thông, các hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin truyền thông
Theo khảo sát thực tế, trong vòng bán kính 500 m xung quanh dự án có các dự án đã và đang thực hiện khác đang hoạt động
Dự án giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế của địa phương, tạo ra các cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho người dân khu vực, tăng thu nhập ngân sách cho địa phương, giảm thiếu các tác động từ chất thải đến con người, môi trường xung quanh
Do vậy, việc thực hiện dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” là hoàn toàn phù hợp với các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group tại xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang là khu vực có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có khoảng cách an toàn đến khu dân cư, trường học Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ phát sinh nước thải và chất thải Tuy nhiên, lượng phát thải không quá lớn Để giảm thiểu các tác động của việc phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động ra ngoài môi trường, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group sẽ đầu tư lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải theo đúng theo các quy định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cũng như khu vực xung quanh dự án Chúng tôi cam kết các hoạt động của dự án sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và đáp ứng sức chịut ải môi trường khi thực hiện các biện pháp xử lý môi trường khu vực xung quanh
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải
Hiện trạng môi trường tiếp nhận: Môi trường tiếp nhận chất thải của dự án là môi trường nước Đặc điểm công nghệ hoạt động của dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt Khi dự án đi vào hoạt động ổn định: Lượng nước thải phát sinh khoảng 173,94 m 3 /ngày.đêm Lượng nước thải sau khi xử lý tại khu vực xử lý nước thải tập trung tại công ty có công suất 200 m 3 /ngày.đêm, bằng công nghệ sinh học, đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCĐP 01:2019/HY, cột A, trước khi thoát vào hệ thống thoát nước của sông Ngưu Giang Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là sông Ngưu Giang Sông có chức năng chính chủ yếu tiêu thoát nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ các hộ dân sống xung quanh Lưu lượng bình trung bình của sông là 0,2 - 0,4 m 3 /s Tại thời điểm khảo sát, sông Ngưu Giang không có hiện tượng tắc, tràn nước, đáp ứng tốt nhu cầu thoát nước của khu vực Theo kết quả khảo sát, nguồn tiếp nhận nước thải đã có dấu hiệu bị ô nhiễm
Tuy nhiên, thành phần chính nước thải phát sinh tại dự án là nước thải sinh hoạt Tại thời điểm khảo sát thì nguồn tiếp nhận còn tiếp nhân nước thải của một số hộ dân, doanh nghiệp xung quanh khu vực, nhìn chung chất lượng nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm và lưu lượng gián đoạn Để đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận theo TCVN, QCVN hiện hành với các mục đích sử dụng khác nhau, chủ dự án đã phối hợp với đơn vị quan trắc tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt tại khu tiếp nhận nước thải của cơ sở, kết quả được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT Chỉ tiêu Đơn vị
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 57 50
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
+ Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
Từ kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải dự án có một số thông số vượt quy chuẩn giới hạn cho phép của QCVN 08-
MT:2015/BTNMT, cụ thể gồm: TSS, COD, amoni, nitrit, photphat Tuy nhiên nguồn nước thải của công ty đã được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường, do vậy nước thải sau xử lý của công ty hoàn toàn sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận
Căn cứ Thông tư 76/2017/TT-BTNMT – Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, chịu tải của nguồn nước sông, hồ và thông tư số 02/2022/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2020
- Theo phương pháp trực tiếp thì:
Công thức đánh giá: L tn = (L td – L nn ) × F s
- L tn : khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
- L tđ : tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;
- L nn : tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;
- F S : hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 (Chọn Fs
Q s (m 3 /s): là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông tiếp nhận nước cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải là 90 m 3 /s
C qc (mg/l): là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm
C nn (mg/l): giá trị nồng độ của chất ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải
86,4: là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s) × (mg/l) sang (kg/ngày) Chọn giá trị hệ số an toàn F s = 0,8
Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
Do nguồn nước đang đánh giá được sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Cột B1, được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.2: Giá trị giới hạn nồng độ của một số thông số trong nước mặt
Thông số BOD 5 COD TSS NH 4 Photphat Coliform
Giá trị giới hạn = Cqc (mg/l) 15 30 50 0,9 0,3 7500 Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa: ta có: L tđ = Q s × C qc × 86,4, ta có: tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 2.3: Tải lượng tối đa nguồn nước tiếp nhận của một số thông số
Thông số BOD 5 COD TSS NH 4 Photphat Coliform
Ltđ(kg/ngày) 116640 233280 388800 6998,4 2332,8 58320000 Áp dụng các công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận: L nn = Q s × C nn × 86,4, ta có: tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 2.4: Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận của một số thông số
Thông số BOD 5 COD TSS NH 4 Photphat Coliform
Lnn(kg/ngày) 135302 262829 443232 7387,2 3421,4 34214400 Áp dụng các công thức tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể: L tn = (L td – L nn ) × F s (trong trường hợp này hệ số F s được lấy là 0,8), ta có: khả năng tiếp nhận của nguồn nước sau khi tiếp nhận nước thải đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Bảng 2.5: Khả năng tiếp nhận nước thải của một số thông số
Thông số BOD 5 COD TSS NH 4 Photphat Coliform
Nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số: Coliform Tuy nhiên nước thải sau xử lý tại dự án đạt quy chuẩn theo quy định, do vậy việc xả nước thải của dự án chỉ làm tăng lưu lượng dòng chảy, không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải
Trong quá trình hoạt động môi trường không khí chịu tác động của khí thải phát sinh trong quá trình đi lại của người dân Tuy nhiên, lượng khí thải phát sinh từ hoạt động này không nhiều, dễ khuếch tán vào môi trường không khí Mặt khác, dự án sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tại nguồn Vì vậy, khả năng chịu tải môi trường không khí khu vực hoàn toàn có thể đáp ứng được các hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
Tham khảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên năm 2021 cho thấy hiện trạng môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Văn Giang cụ thể như sau:
- Dữ liệu về môi trường không khí xung quanh:
Thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Hưng Yên tổ chức lấy 204 mẫu không khí tại một số làng nghề, khu công nghiệp và các trục đường giao thông Kết quả: có 90/204 mẫu vượt và có 151/2.104 thông số vượt quy chuẩn, cụ thể: tiếng ồn vượt từ 1,002-1,23 lần; bụi vượt từ 1,21 -1,71 lần so với QCVN 05- MT/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
Các vị trí có mẫu vượt quy chuẩn chủ yếu ở các điểm nút giao thông
- Dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt:
Thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Hưng Yên tổ chức lấy 460 mẫu nước mặt Kết quả: có 332/460 mẫu vượt và có 1.712/8.036 thông số phân tích vượt quy chuẩn, cụ thể: DO thấp hơn 1,01 -1,86 lần; TSS vượt từ 1,01- 16,16 lần; COD vượt từ 1,01-3,33 lần; BOD5 vượt từ 1,006 -3,11 lần; NH4 + vượt từ 1,01 -8,57 lần; NO2 - vượt từ 1,02 -4,54 lần; PO4 3- vượt từ 1,067 -34,3 lần; Fe vượt từ 1,013 - 5,91 lần; Mn vượt từ 1,01 -7,8 lần; Zn vượt từ 1,41 -1,56 lần; Cu vượt từ 1,29 lần; tổng dầu mỡ vượt từ 1,05-3,57 lần; Coliform vượt từ 1,24-3,2 lần so với QCVN 09- MT:2015/BTNMT, cột B –Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt Chất lượng nước mặt chủ yếu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, vi sinh như: BOD5, COD, TSS, NH4 +, NO2 - , Coliform Nhưng chất lượng môi trường nước mặt đang được cải thiện, đặc biệt là chất lượng nước sông Bắc Hưng Hải, hàm lượng một số thông số ô nhiễm như TSS, NO2 -; Coliform giảm so với cùng thời điểm năm 2020
( Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021- UBND tỉnh Hưng Yên)
Hiện nay, khu đất là khu đất trống, mặt đất trong khu đất chủ yếu là hệ sinh thái, động thực vật sống trong khu này không có giá trị bảo tồn Vì vậy, nên việc triển khai thi công xây dựng dự án sẽ không tác động, ảnh hưởng đến tài nguyên sinh học trên cạn và dưới nước
Khu vực dự án không có các đối tượng nhạy cảm về môi trường và các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài đặc hữu có thể bị tác động do dự án.
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải
2.1 Mô tả về đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải a Địa lý
Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group được thực hiện tại xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trên diện tích 38.009,53 m 2 nên các điều kiện về địa lý, địa chất mang tính chất chung của huyện Văn Giang nói riêng và của tỉnh Hưng Yên nói chung Địa hình nơi xây dựng dự án có cao độ địa hình tự nhiên của khu đất là đất canh tác tương đối bằng phẳng
Huyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên; nằm giữa đường vành đai III – vành đai IV của thủ đô Hà Nội; trên tuyến Quốc lộ 5A và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng Huyện Văn Giang có tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km 2 , bao gồm
10 xã và 1 thị trấn trung tâm:
Phía Nam giáp huyện Khoái Châu;
Phía Đông giáp huyện Yên Mỹ;
Phía Đông Bắc giáp huyện Gia Lâm- Hà Nội và huyện Văn Lâm của Hưng Yên (Chạy dọc theo ranh giới với huyện Văn Lâm kà sông Đào Bắc Hưng Hải);
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm- Hà Nội;
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín Hà Nội (với sông Hồng là ranh giới tự nhiên)
Huyện Văn Giang cách thủ đô Hà Nội hơn 5 Km (theo đường Quốc lộ 5, đường vành đai III, cách thành phố Hải Phòng hơn 80 Km (theo đường Quốc lộ 5), thành phố Hải Dương 50 Km (theo Quốc lộ 5) và cách thành phố Hưng Yên 40 Km
Cũng như vị trí của toàn tỉnh, Văn Giang còn nằm trọn trong 2 tuyến hành lang phát triển là Côn Minh - Lào Cai- Hà Nội - Hải Phong và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, là đô thị nằm lọt trong lõi đô thị của vung Hà Nội
Những đặc điểm vị trí như trên đã và đang tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Giang, tạo cơ hội và động lực để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng hiện có, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn và các trung tâm của vùng, tạo động lực thúc đẩy đô thị hoá, gắn với việc phát triển kinh tế với lợi thế nổi trội là có thị trường tiêu thụ lớn, có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài b Địa hình, địa mạo
Huyện Văn Giang nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam với tỷ lẹ trung bình là
14cm/km; cao độ nền tự nhiên có chênh lệch lớn, dao động từ +1,8m đến +11m So với toàn tỉnh Hưng Yên thì Văn Giang là một trong những huyện có địa hình cao, được chia thành 2 vùng như sau:
- Vùng ngoài bãi với diện tích khoảng 1.000 ha, là cùng có địa hình cao so với toàn huyện, hướng dốc dần từ Bắc xuống Nam Khu vực cao nhất có độ cao từ 9-10m thuộc xã Xuân Quang, xã Thắng Lợi Khu vực trung bình có độ cao từ 7-7,5m, tập trung tại xã Mễ Sở, Liên Nghĩa Khu vực thấp nhất có độ cao từ 5,5-6,5m thuộc thị trấn Văn Giang
- vùng trong đồng có cao độ nền từ 1,8 – 6,5m Khu vực cao nhất có độ cao từ 4m- 6,5m, tập trung chủ yếu dọc tuyến đê TL195, thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi và thị trấn Văn Giang Khu vực trung bình có độ cao từ 2,5m đến 4m, tập trung về phía Nam và phía Đông của huyện, thuộc các xã Long Hưng, Nghĩa Trụ Khu vực thấp nhất có độ cao từ +1,8m, thuộc phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam các xã Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Vĩnh Khúc, Tân Tiến Địa hình Văn Giang bị chia cắt do quá trình xây dựng không có quy hoạch tổng thể bởi hệ thống sông ngòi, mương máng Tuy nhiên, mức độ chia cắt không ảnh hưởng đáng kể cho nhu cầu xây dựng và sản xuất nông nghiệp Ngoài ra địa mại còn có cấu trúc bở rời được tạo bởi phù sa sông Hồng nên khá bền vững, ít có sự rửa trôi bào mòn
Một số khu vực được san nền cục bộ cho xây dựng như dọc đường QL5B (5,5m), thị trấn Văn Giang (6m), các khu đô thị mới, các khu công nghiệp (3,5m)
Khu đất khảo sát thuộc vùng chiêm trũng với hệ thống mương tưới tiêu ao hồ dày đặc Trong thời điểm khảo sát, mực nước dưới đất nằm nông Mực nước tại vị trí hố khoan LK2, LL3 (nằm dưới ruộng) mực nước tràn trên mặt, các hố khoan LK1, LK4 mực nước cách mặt đất trung bình 0.4m
Qua thời gian khảo sát cho thấy, mực nước dưới đất xuất hiện trong hệ thống mương tưới tiêu, ao, ruộng canh tác của dân Mực nước này tồn tại phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống cung cấp nước tưới tiêu khu vực, nước mưa trong vùng
Dưới đây là mô tả và đánh giá đất nền theo từng lớp:
Lớp 1: Đất thổ nhưỡng: có ký hiệu (1) trên mặt cắt địa chất
Lớp đất thổ nhưỡng (1) phân bố rộng khắp ngay trên bề mặt khu đất khảo sát Chiều dày lớp biến đổi từ 0.2m (LK3, LK4) đến 1.7m (LK1), chiều dày trung bình lớp 0.6m
Lớp đất lấp (1) với thành phần chủ yếu: Sét pha màu xám nâu, lẫn rễ cây; trạng thái dẻo cứng không đồng nhất phân bố tại đường bờ ruộng, bờ mương; Bùn sét pha màu xám nâu lẫn rễ cây phân bố ở đáy mương, ruộng và ao Đây là lớp đất không đồng nhất về thành phần và trạng thái, chưa liền thổ, không có ý nghĩa trong việc làm nền công trình Đất không đồng nhất, cần được xử lý hoặc bóc bỏ
Lớp 2: Sét pha màu nâu gụ, xám nâu; trạng thái dẻo cứng: có ký hiệu (2) trên mặt cắt địa chất
Lớp (2) phân bố ở hầu hết các hố khoan trong khu vực khảo sát ngay dưới lớp (1) Chiều sâu bắt gặp mặt lớp biến đổi từ 0.2m (LK3, LK4) đến 1.7m (LK1) Chiều dày lớp biến đổi từ 0.2m (LK1) đến 1.8m (LK2), chiều dày trung bình1.3m
Thành phần của lớp (2) chủ yếu là đất loại Sét pha màu nâu gụ, xám nâu; trạng thái dẻo cứng
Lớp 3: Sét màu xám ghi, xám trắng; trạng thái dẻo mềm: có ký hiệu (3) trên mặt cắt địa chất
Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực dự án trước khi xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động, đơn vị chủ đầu tư đã phối kết hợp Công ty Cổ phần công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực dự án
Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đã được thực hiện theo đúng các quy định của TCVN và ISO hiện hành
3.1 Cơ sở lựa chọn vị trí khảo sát, lấy mẫu
- Khu vực tiếp giáp dự án chỉ có sông và ruộng do đó chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá môi trường không khí nền tại khu vực dự án nhằm đánh giá chất lượng môi trường nền để có phương án xử lý trong quá trình thực hiện dự án Để đánh giá tổng quát về môi trường không khí nền tại khu đất chúng tôi tiến hành đánh giá môi trường không khí tại 02 điểm đặc trưng của khu đất là khu vực đầu và cuối dự án
- Giáp phía Tây dự án có mương thoát nước là nguồn tiếp nhận nước thải của dự án do vậy lấy 01 mẫu nước tại sông Ngưu Giang để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt
3.2 Điều kiện thời tiết, thời gian lấy mẫu
- Điều kiện thời tiết khi lấy mẫu: Trời không mưa, gió nhẹ
- Thời gian lấy mẫu và phân tích trong 03 đợt, cụ thể:
3.3 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường a Hiện trạng môi trường không khí xung quanh
Chất lượng không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án được đánh giá thông qua quan trắc chi tiết tại 02 vị trí khác nhau trong khu vực dự án vào 03 đợt quan trắc
Vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích được đưa ra như sau:
Bảng 3.5: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu không khí xung quanh
TT Ký hiệu Vị trí đo mẫu
1 KK1 Khu vực đầu dự án
2 KK2 Khu vực cuối dự án
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm không khí khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm QCVN
4 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 TCVN 5067:1995 0,101 0,098 0,3
5 CO mg/m 3 QTPT/KK/CO/07 3,32 3,22 30
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm QCVN
4 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 TCVN 5067:1995 0,103 0,101 0,3
5 CO mg/m 3 QTPT/KK/CO/07 3,27 3,37 30
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm QCVN
4 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 TCVN 5067:1995 0,103 0,108 0,3
5 CO mg/m 3 QTPT/KK/CO/07 3,05 3,33 30
+ (1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 01 giờ)
Chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án qua các đợt phân tích chưa có dấu hiệu ô nhiễm, các kết quả đo đều nằm trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép Như vậy, chất lượng môi trường không khí khu vực dự án tương đối tốt, đảm bảo cho các hoạt động của dự án và sức khỏe của người lao động b Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực phía Tây của dự án như sau:
Bảng 3.7: Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 57 50
TT Chỉ tiêu Đơn vị
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 53 50
TT Chỉ tiêu Đơn vị
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 54 50
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
Nhận xét: Đối chiếu chất lượng nước phân tích với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 cho thấy các thông số: BOD5, COD, Amoni, Nitrit, Phosphat không phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép c Kết quả phân tích môi trường đất của dự án
Bảng 3.8: Chất lượng đất tại khu vực dự án
TT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích
1 As mg/kg US EPA Method 3051 +
- Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 03- MT:2015/BTNMT đối với đất công nghiệp
Từ các kết quả đo đạc, cho thấy chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án là khá tốt.
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
1.1 Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái
Việc san ủi, đào đắp tại khu vực thực hiện dự án sẽ làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt, do đó sẽ làm ảnh hưởng tới lớp đất bề mặt nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính toán kỹ càng Do ảnh hưởng của mưa và gió, lớp đất trên bề mặt sẽ bị xói mòn Nước thải có lẫn dầu mỡ chảy theo mưa ra xung quanh
Trong quá trình thi công xây dựng, do chưa hoàn thiện xong hệ thống thoát nước của dự án nên sẽ gây ngập úng cục bộ và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất
Nhìn chung, tác động của dự án đến tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực không đáng kể do khu đất thực hiện dự án dự án không có các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, chủ yếu còn sót lại một số loài chim nhỏ, chuột bọ, rắn và ếch nhái, Tuy nhiên, cần quy hoạch trồng cây xanh ngay sau khi đã san ủi mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thực hiện tốt việc trồng cây xanh sẽ tạo ra môi trường sinh thái và cảnh quan hài hòa cho khu vực
➢ Đối với hệ sinh thái trên cạn:
Mặc dù tác động không lớn đến hệ sinh thái trên cạn nhưng trong quá trình thi công xây dựng cũng gây ra một số tác động tiêu cực
Diện tích thảm thực vật bị phát quang trong quá trình giải phóng mặt bằng là 38.009,53 m 2 Việc phát quang, san ủi mặt bằng sẽ làm thay đổi cảnh quan tự nhiên ở khu vực, việc thải bỏ chất thải là thảm thực vật hoặc cây cối bị chặt sẽ tạo nên cảnh quan ngổn ngang nếu không được thu gọn Điều này không chỉ tác động đến hệ sinh thái khu vực mà còn làm mất mỹ quan khu vực
➢ Đối với hệ sinh thái thủy sinh:
Nước thải sinh hoạt từ khu lán trại công nhân, các loại chất thải gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại sẽ gây tác động đến môi trường nước mặt vùng dự án Đối tượng bị ảnh hưởng là các loại sinh vật thủy sinh: thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, cá tại sông Ngưu Giang và kênh Tây
Chất thải rắn tại khu lán trại công trường và nước thải thi công, nước thải sinh hoạt có chứa dầu mỡ và hàm lượng chất hữu cơ cao nếu không thu gom sẽ gây ô nhiễm nước mặt Dầu mỡ sẽ làm giảm khả năng xuyên ánh sáng qua môi trường nước, làm biến đổi tính chất nước, giảm khả năng hoà tan ôxy vào nước và sẽ tác động tới các loài thực vật thủy sinh và thực vật nổi
Trong quá trình thi công, nước mưa cuốn trôi lớp bề mặt sẽ mang theo lượng lớn đất gây đục và ô nhiễm nguồn nước tiếp nhân Độ đục cao làm giảm ô xy hoà tan trong nước, hạn chế sự phát triển của các loài động vật nổi, đặc biệt ảnh hưởng đến các loài giáp xác chân chèo, các dạng ấu trùng, giun, tôm cá
Sự sa lắng của đất đá do xói mòn xuống lòng suối sẽ ảnh hưởng đến khu vực sống của các loài động vật đáy, đặc biệt là nhóm các động vật thân mềm, tôm
➢ Tác động đến môi trường cảnh quan
Cùng với sự phát triển của đô thị sự ô nhiễm không khí do giao thông sẽ ngày càng trầm trọng, nhất là tại các trục đường giao thông chính và tại các nút giao thông Mật độ dân số và mức sống tăng sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông tư nhân như: ô tô, xe máy, xe tải nên vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải là không tránh khỏi nhất là ô nhiễm bụi
Quá trình thi công xây dựng dự án sẽ làm thay đổi môi trường cảnh quan trong khu vực Khi xây dựng các hạng mục công trình, xây dựng các đường giao thông trong khu vực sẽ làm cảnh quan khu vực khang trang hơn, sạch sẽ hơn Đối với các khu vực bị chiếm dụng trong thời gian thi công thì sau khi kết thúc các hoạt động xây dựng, dự án sẽ thực hiện các biện pháp phục hồi lại cảnh quanh
➢ Tác động đến giao thông trên tuyến
Khi tiến hành vận chuyển phế thải; nguyên vật liệu có thể dẫn đến ảnh hưởng đến giao thông do cản trở các phương tiện qua lại trên quốc lộ Mặt khác, việc rơi vãi các phế thải khó thể tránh khỏi trong quá trình phá dỡ và vận chuyển dẫn tới gây cản trở giao thông, có nguy cơ làm gia tăng tai nạn giao thông do cản trở hoặc do tình trạng trơn trượt xảy ra khi trời mưa
Bên cạnh đó, việc di dời cột đèn chiếu sáng, đảm bảo an toàn giao thông ở những khu đông dân cứ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động giao thông khu vực, tăng nguy cơ xảy ra xung đột giao thông, tai nạn giao tông nhất là vào giờ cao điểm, buổi tối
➢ Tác động đến khu vực dân cư xung quanh dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, điều cộng đồng dân cư quan tâm nhất ở đây chính là ảnh hưởng môi trường của dự án đến người dân bao gồm các tác động:
+ Các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn hoạt động;
+ Gia tăng tai nạn giao thông trên tuyến đường vận chuyển;
+ Khi xảy ra sự cố trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của khu vực
1.2 Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư
Tại dự án không thu hồi đất ở do vậy không có hoạt động di dân, tái định cư Tác động từ việc chiếm dụng đất của dự án được dự báo như sau:
+ Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn khu vực xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang Hiện tại người dân tại khu vực chủ yếu có thu nhập chính từ hoạt động nông nghiệp gồm trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản,…nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ làm mất đất nông nghiệp để sản xuất, không có công ăn việc làm, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của các hộ gia đình
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp công trình bảo vệ môi trường
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án Để chỉ ra một cách định lượng các nguồn phát sinh và thành phần của chất thải do quá trình hoạt động của dự án, có thể dựa trên phân tích đặc trưng công nghệ sản xuất, các dòng vật chất tham gia vào quá trình, các dòng chất thải sinh Trên cơ sở đó, các nguồn phát sinh và thành phần chất thải được nhận dạng như sau:
Bảng 4.34: Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động dự án
Các tác nhân gây tác động
Nguồn gốc phát thải Thành phần chất gây ô nhiễm Đối tượng bị tác động
Nguồn tác động liên quan đến chất thải
- Ô nhiễm do bụi, khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện ra vào khu vực dự án;
- Hoạt động của các máy móc, thiết bị phục vụ dự án: máy phát điện dự phòng,
Bụi, CO2, CO, SO2, NO2, CH4,
Môi trường không khí; Sức khỏe của con người
2 Nước thải - Nước thải sinh hoạt từ:
+ Các khu nhà vệ sinh + Nước thải khu vực bếp
- Nước mưa chảy tràn pH, Chất rắn lơ lửng, COD, BOD, tổng N, P, Coliform…
Môi trường đất; nước, không khí; Sức khỏe của con người
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do hoạt động của dự án
- Bùn thải từ bể phốt, cống rãnh
- Thức ăn thừa, vỏ nilon, giấy báo…
Môi trường đất; nước, không khí; Sức khỏe của con người
- Phát sinh từ hoạt động của dự án
Bóng đèn huỳnh quang thải; mực in thải; pin, ắc quy thải; vỏ bao đựng các loại hóa chất tẩy uế, khử trùng, vệ sinh,…
Môi trường đất; nước, không khí Sức khỏe của con người
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
- Từ hoạt động của các máy móc, thiết bị phục vụ dự án: máy bơm, máy phát điện,…
- Hoạt động giao thông của các phương tiện ra vào dự án Ồn, độ rung Môi trường không khí; Sức khỏe của con người
2.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải a Bụi, khí thải
* Khí thải từ hoạt động giao thông ra vào của dự án
Bụi, khí thải phát sinh vào môi trường: Chủ yếu từ các phương tiện đi lại ra vào khu nhà Chủ yếu là các loại xe như xe ô tô con, xe máy… của cán bộ, công nhân viên và khách hàng và hộ gia đình, xe tải vận chuyển hàng hóa ra vào khu thương mại, dịch vụ Nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbuahydro, aldehyde và bụi
Vùng ảnh hưởng ô nhiễm không khí khi xe ra vào khu vực dự án khoảng 1km, dọc theo các tuyến đường vận chuyển và lan tỏa về hai bên lề của các tuyến đường vận chuyển
Theo báo cáo“Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp Hồ Chí Minh” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0,03 lít/km, cho các loại ôtô chạy xăng là 0,15 lít/km và các loại xe ô tô chạy dầu là 0,3 lít/km
- Đối với phương tiện của người dân: Ước tính mỗi ngày có khoảng 2050 lượt xe ra vào khu vực dự án trong đó 95 % là xe gắn máy, 5 % còn lại là ô tô
Xe vận tải hàng hóa: 20 lượt xe/ngày
Bảng 3.35: Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông
Phương tiện Bụi SO 2 NO x CO
Xe ô tô Động cơ > 2.000cc 0,07 0,0097 0,25 1
Xe moto Động cơ 4 thì > 50cc - 0,0038 0,3 20
Tính toán ô nhiễm không khí trong ngày do các phương tiện giao thông ra vào dự án như sau:
Tải lượng = Hệ số ô nhiễm x lượt xe/ngày x quãng đường di chuyển
Bảng 4.36: Tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông vận tải gây ra trong quá trình hoạt động Loại xe
Tính toán mức độ lan truyền bụi và khí độc
Trên thực tế nghiên cứu khu vực xây dựng dự án, các yếu tố khí tượng, địa hình trong khu vực (đã được đề cập ở phần trước), dựa trên mô hình tính toán khuyếch tán chất ô nhiễm trong môi trường không khí đối với nguồn đường và nguồn mặt để xác định mức độ lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí
Phạm vi ảnh hưởng của bụi, khí độc hại trên tuyến đường như sau:
- Sơ đồ tính nguồn đường: là nguồn do các phương tiện vận chuyển gây ra Để đơn giản hoá, ta xét nguồn đường là nguồn thải liên tục và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường
Hình 4.2: Mô hình phát tán nguồn đường
Nồng độ bụi và các chất ô nhiễm được tính toán theo mô hình khuếch tán nguồn đường như sau: (Công thức Sutton):
(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật)
E: lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần trên:
ENOx = 4096.9 mg/m.s E bụi (muội) = 218,5 mg/m.s
z: hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi z được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:
z = 0,53.x 0,73 x: khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 4,3 m/s
Gió thổi vuông góc với nguồn đường u (m/s)
Nguồn đường E ( mg/m.s) x Điểm tiếp nhận z: độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5 m h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0m
Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình, Dựa trên tải lượng chất ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.37: Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải
Ghi chú:QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh
Nhận xét: Qua bảng số liệu tính toán cho thấy, khi tất cả các phương tiện cùng hoạt động một lúc thì nồng độ khí thải xung quanh tuyến đường vận chuyển 1 km có dấu hiệu ô nhiễm Mặt khác, trong quá trình hoạt động các phương tiện tham gia giao thông này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu diezel, do vậy làm phát sinh một lượng khí độc vào môi trường như bụi NO2, CO, SO2, CxHy,… ô nhiễm do các phương tiện giao thông chủ yếu ảnh hưởng trên các tuyến đường của khu khu nhà ở phân tán rải rác trong ngày Tuy nhiên, do chất lượng đường xá tốt đường nội bộ khu nhà được quét dọn sạch sẽ, khu chức năng đô thị đều trồng cây xanh và không gian thoáng mát nên mức độ tác động nguồn này là không lớn Để đảm bảo tốt nhất cho môi trường, công sẽ áp dụng một số biện pháp giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông gây ra
* Khí thải phát sinh từ khu vực nấu ăn của các hộ gia đình Để cung cấp nhiệt cho hoạt động nấu ăn tại các khu vực nhà bếp của căn hộ, dự kiến sử dụng nhiên liệu là khí gas Khi đốt nhiên liệu này, sẽ phát sinh khí thải gồm các thành phần: bụi, CO2, CO, SO2, H2S, VOC
Hoạt động nấu ăn tại khu vực dự án dự kiến phục vụ cho nhu cầu của 1.410 người Tính trung bình định mức gas sử dụng là 0,25 kg/người/ngày, thì lượng ga sử dụng hàng ngày là 352,5 kg/ ngày
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng (Đại học xây dựng Hà Nội) và TS Nguyễn Thị Hà (Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội) thì hệ số thải khi sử dụng các loại nhiên liệu như sau:
Bảng 4.38: Hệ số thải từ việc đốt cháy nhiên liệu Loại nhiên liệu Đơn vị Hệ số thải
Bụi SO2 NOx CO VOC Đốt củi kg/tấn 4,4 0,015 0,34 13 0,85
Từ hệ số ô nhiễm trên và khối lượng gas tiêu thụ hàng ngày cho toàn bộ khu vực dự án, tải lượng của các chất ô nhiễm có trong khí thải thải vào môi trường không khí được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.39: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh ra môi trường do hoạt động đốt khí gas phục vụ nấu ăn
Tổng lượng gas sử dụng (tấn/ngày)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
(*) QCVN 02 :2019/BYT về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
+ 01 kho lưu giữ chất thải nguy hại;
+ 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
3.2 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành a Danh mục công trình, kế hoạch xây lắp và dự toán kinh phí của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Bảng 4.45: Danh mục công trình, kế hoạch xây lắp và dự toán kinh phí của các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành
Stt Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Kế hoạch thực hiện Kinh phí
1 Trang bị thiết bị, kho lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại Quý II/2025 100.000.000
Hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại năm/lần 160.000.000
3 Trang bị bảo hộ lao động năm/lần 50.000.000
4 Xây dựng, duy trì hoạt động, bảo dưỡng của hệ thống xử lý nước thải Quý II/2025 1.500.000.000
5 Xây dựng và duy trì hệ thống PCCC Quý II/2025 300.000.000
6 Ứng phó sự cố môi trường năm/lần 200.000.000
Tổng 2.310.000.000 b Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Tương tự giai đoạn xây dựng, Bộ phận An toàn, kỹ thuật, môi trường được thành lập phụ trách thực hiện, vận hành thường xuyên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án trong giai đoạn vận hành
+ Thành lập bộ phận An toàn, kỹ thuật, môi trường chịu trách nhiệm thực hiện, vận hành thường xuyên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án trong giai đoạn vận hành Tổng số cán bộ là 5 người, trong đó có ít nhất 01 cán bộ có trình độ Đại học trở lên chuyên ngành về An toàn lao động, môi trường Phụ trách, quản lý bộ phận An toàn, kỹ thuật, môi trường là cán bộ có trình độ chuyên môn về kỹ thuật môi trường
+ Tổng số cán bộ, nhân viên trong tổ vệ sinh môi trường là 5 người trong đó có
01 cán bộ chuyên trách quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải, 01 cán bộ chuyên trách quản lý và vận hành hệ thống xử lý khí thải
- Trong quá trình hoạt động, Chủ dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo vấn đề an toàn, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự chung của khu vực
Hình 4.7: Sơ đồ tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành
Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá
- Báo cáo đã thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của Nghị định 08:2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 về quy định một số điều chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Báo cáo đã đánh giá chi tiết các hoạt động cũng như mức độ ảnh hưởng đến môi trường tương ứng
Trong quá trình đánh giá về tác động môi trường còn thiếu thông tin dữ liệu, số liệu nên độ tin cậy của đánh giá chỉ ở mức tương đối
4.2 Độ tin cậy của các đánh giá
Trong quá trình tiến hành lập báo cáo giấy phép môi trường, chúng tôi đã tập hợp được một lượng dữ liệu lớn, số liệu lớn và sử dụng nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường có độ tin cậy cao Do vậy, các đánh giá trong báo cáo giấy phép môi trường này được thể hiện một cách chi tiết và đã khái quát được tất cả các tác động môi trường do hoạt động của dự án gây ra; các tác động này được đánh giá một cách trung thực, ít phụ thuộc vào tính chủ quan của người đánh giá nên có độ tin cậy a Phương pháp phân tích xử lý số liệu, khảo sát hiện trường
Công tác khảo sát hiện trường được thực hiện để thu thập hiện trạng môi trường khu vực dự án Gồm thành phần môi trường: không khí, tiếng ồn, độ rung, nước mặt, nước
Sở TN& MT tỉnh Hưng Yên
Chi cục BVMT tỉnh Hưng Yên Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang Đơn vị tư vấn môi trường (Hỗ trợ) Báo cáo
Công ty cổ phần Hưng Thịnh Phát Group ngầm và đất Một số chỉ tiêu môi trường đo và cho kết quả trực tiếp tại hiện trường như độ ồn, độ rung, vi khí hậu, nhiệt độ, pH, độ đục, độ dẫn điện… được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại có độ tin cậy cao như máy đo độ ồn NL21 (Nhật), đo rung VM53 (Nhật), đo nước đa chỉ tiêu YSI (Mỹ) Đối với các chỉ tiêu khác được phân tích trong phòng thí nghiệm Các mẫu lấy từ hiện trường được bảo quản ở nhiệt độ 4 o C và vận chuyển đến phòng thí nghiệm trong vòng 24h Độ tin cậy của phương pháp này cao b Phương pháp danh mục
Với phương pháp này đã cho thấy các mức độ tác động khác nhau của hoạt động triển khai dự án đến các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội, phương pháp danh mục rất rõ ràng và dễ hiểu là cơ sở tốt để đưa ra các quyết định
Mặc dù vậy, phương pháp này cũng chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá Vì vậy khi áp dụng phương pháp này người đánh giá đã tham khảo ý kiến của chuyên gia về môi trường để có cái nhìn khách quan nhất Do đó, kết quả đánh giá là đáng tin cậy c Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp này sử dụng để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, ước tính giá trị các thông số một cách định lượng
Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng các mô hình Gauss, Sutton để xác định nồng độ các khí thải trong quá trình thi công và khai thác Đây là những mô hình tính toán có độ tin cậy cao, cho các kết quả dự báo ô nhiễm chi tiết cho từng hạng mục thi công và từng khu vực bị ảnh hưởng
Ngoài ra, phương pháp mô hình còn được sử dụng trong việc dự báo mức ồn, rung động cho từng hoạt động thi công Số liệu ồn, rung động vào được xác định chi tiết cho từng thiết bị thi công Các công thức tính mức ồn và rung được tham khảo từ Nhật Bản nên độ tin cậy cao d Phương pháp đánh giá nhanh
Hệ số phát thải của các phương tiện GTVT do WHO, EPA và EC biên soạn trên cơ sở số liệu điều tra và khảo sát thống kê nhiều năm Tuy nhiên, khi áp dụng ở Việt Nam chưa được chính xác do chất lượng các phương tiện tại Việt Nam thường cũ hơn, chất lượng đường xá xấu hơn,… nên sẽ phát sinh nhiều khí thải hơn e Phương pháp khác
- Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm;
Nhìn chung những phương pháp này được áp dụng trong công tác lập báo cáo giấy phép môi trường là những phương pháp truyền thống được áp dụng có hiệu quả trong đánh giá tác động môi trường các dự án tương tự Trình tự tiến hành lập báo cáo giấy phép môi trường cho dự án được tiến hành chi tiết và cụ thể từ công tác phân tích hồ sơ thiết kế, khảo sát hiện trường, xử lý số liệu, tham khảo tài liệu liên quan…
Những nhận định và đánh giá về một vấn đề của dự án ngoài dựa trên những kinh nghiệm của chuyên gia với những vấn đề chưa thỏa đáng sẽ tiến hành họp nhóm chuyên gia để tìm ra phương pháp tối ưu nhất
+ Các số liệu dự báo tải lượng phát thải chất ô nhiễm: được thực hiện dựa trên hệ số phát thải của WHO hiện đang được áp dụng phổ biến và có độ tin cậy cao Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá nhanh, cung cấp một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
+ Các số liệu quan trắc: được lấy mẫu và phân tích bởi Công ty Cổ phần công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam Đây là phòng thí nghiệm đã được chứng VILAS, VIMCERT nên các kết quả phân tích có độ tin cậy cao
+ Các số liệu về dự báo sự phát tán của các chất ô nhiễm bằng cách sử dụng mô hình Sutton áp dụng cho nguồn đường để dự báo mức độ ô nhiễm theo các dự báo tải lượng thải về bụi và các khí độc đặc trưng đối với dự án giao thông trong điều kiện khí tượng khu vực thực hiện Dự án cho cả trong xây dựng và trong giai đoạn vận hành Dự án là phương pháp truyền thống Các kết quả dự báo nồng độ các chất gây ô nhiễm trong giai đoạn vận hành đã được kiểm chứng với số liệu thực đo vào thời kỳ lập Dự án Nhìn chung các số liệu thực đo và dự báo là tương đối phù hợp Các kết quả dự báo phát thải khí độc từ động cơ của dòng xe vận hành trên đường vào các năm dự báo là tin cậy Tuy nhiên, do một số thông số đầu vào như các điều kiện khí tượng được lấy theo các giá trị trung bình năm nên các kết quả dự báo là tương đối Việc quan trắc diễn biến chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn vận hành ứng với dòng xe thực tế sẽ giúp điều chỉnh kết quả dự báo và ứng xử thích hợp.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thấy, suy giảm đa dạng sinh học)
Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group làm chủ đầu tư có loại hình xây dựng nhà ở Do vậy theo Mẫu số 04, Phụ lục IX Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08:2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 về quy định một số điều chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường dự án không phải thực hiện chương này.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt
1.2 Lưu lượng xả nước tối đa
- Nước thải sinh hoạt phát sinh 173,94 m 3 /ngày.đêm
Số lượng dòng nước thải để nghị cấp phép là 01 (một) dòng Nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý chủ dự án đưa ra phương án như sau: Nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý đạt QCĐP 01:2019/HY sẽ được dẫn xả ra ngoài môi trường là mương thoát nước chung (sụng Ngưu Giang) của khu vực với ống dẫn cú kớch thước ỉ 0mm, chiều dài khoảng 50 m
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong các dòng nước thải của Dự án được trình bày tại bảng sau:
Bảng 6.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải của dự án
TT Thông số Đơn vị
QCĐP 01:2019/HY Tần suất quan trắc định kỳ
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 8,5
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 4,25
+ QCĐP 01:2019/HY: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt Trong đó: Cmax =C (không áp dụng hệ số K) đối với thông số pH, tổng Coliforms; áp dụng K=1: Từ 50 căn hộ trở lên; Khy = 0,85 với nguồn tiếp nhận trên địa bàn huyện Văn Giang
- Vị trí xả nước thải: Mương thoát nước chung của khu vực phía Tây khu vực thực hiện dự án
+ Vị trí tọa độ địa lý theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 30 ’ , múi chiếu
- Phương thức xả thải: Tự chảy
- Nguồn nước tiếp nhận: Mương thoát nước (Sông Ngưu Giang) chung của khu vực nằm về phía Tây của dự án
5.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
5.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
5.4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Dự án không có đề nghị cấp giấy phép dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
5.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất của dự án được mua hoàn toàn trong nước do đó dự án không có đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
5.6 Yêu cầu về quản lý chất thải
5.6.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh
* Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần: vỏ hộp sữa, vỏ chai, đồ uống, thức ăn thừa,
Tải lượng: Chất thải sinh hoạt bao gồm khu nhà hành chính, khu vực công cộng, nhà bếp,…
Dựa theo định mức chất thải sinh hoạt phát sinh theo QCVN 01:2021/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, tính cho khu đô thị loại III- IV là 0,9 kg/người/ngày
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động tại dự án trong giai đoạn vận hành ổn định ước tính đạt: 900 x 0,9 = 810 kg/ngày
* Ngoài ra, còn lượng bùn (dạng lỏng) từ bể phốt Thành phần của bùn thải này chủ yếu là nước (chiếm tới khoảng 85%, do thiết bị vệ sinh cần nước để hút lôi cuốn các cặn bẩn khác) Ngoài ra là các chất thải khác (có hàm lượng nhỏ hơn 15%) bao gồm các loại cặn được phân huỷ và giấy vệ sinh,
(Nguồn: Giáo trình đánh giá tác động môi trường – Trần Đông Phong – Nguyễn Quỳnh Hương)
Trong đó: a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho 01 người/ngày, a = 0,4 – 0,5.(chọn a = 0,4 lít/ngày) N: là số lượng người mà bể phục vụ hàng ngày (người): 900 người;
T: là thời gian tích lũy cặn trong bể (12 tháng ≈ 360 ngày)
C: Hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn khi hút cặn giúp cho quá trình lên men cặn tươi tiếp theo được nhanh chóng, chọn C = 1,1
+ Trong giai đoạn vận hành ổn định
1000 = 142,56 m 3 /lần hút Theo định mức tỷ trọng của bùn thải = 1,4 tấn/m 3 Do đó lượng chất thải phát sinh từ quá trình hút bể phốt là: 199,584 tấn/năm
* Lượng bùn sinh ra hàng ngày tại trạm XLNT tập trung phụ thuộc vào đặc tính của nước thải, tuổi thọ của bùn và hệ số phân hủy nội bào Lượng bùn sinh ra hàng ngày tại trạm XLNT tập trung phụ thuộc vào đặc tính của nước thải, tuổi thọ của bùn và hệ số phân hủy nội bào
Tổng khối lượng bùn trong bể lắng được tính theo công thức:
G = Qx(0,8xSS+0,3xS)x10 -3 Trong đó: Q: Lưu lượng nước thải cần xử lý (m 3 /ngày)
SS: Hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l) (SS = TSS + TDS = 441,6mg/l + 804,8 mg/l
S: Lượng BOD5 trong nước thải (mg/l) (S = 206,4mg/l)
Như vậy, lượng bùn thải phát sinh hàng ngày tại dự án như sau:
Khối lượng bùn thải bỏ hàng ngày chiếm 20% khối lượng bùn phát sinh hàng ngày tương đương khoảng 1,588 kg/ngày
Như vậy, khối lượng chất thải phát sinh là 1,588 kg/ngày= 495,456 kg/năm + Từ khu vực công cộng:
Theo Báo cáo nghiên cứu quản lý CTR Việt Nam, JICA, 3/2011, lượng rác thải phát sinh từ khu vực đường nội bộ, cây xanh là 8kg/m 2 /năm Diện tích sân đường nội bộ, cây xanh của dự án đạt khoảng 15.533,99 m 2 Như vậy lượng rác thải ước tính đạt:
15.533,99 x 8 = 124.271, 92 kg/năm (tức khoảng 340 kg/ngày)
Chất thải nguy hại có khả năng phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án bao gồm: + Hoạt động thắp sáng, sinh hoạt: bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy + Hoạt động vệ sinh, khử trùng: bao bì các loại hóa chất diệt côn trùng, chất tẩy rửa
+ Hoạt động văn phòng: hộp mực in, mực in thải
- Quy mô: Lượng CTNH phát sinh từ giai đoạn vận hành của dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 6.2: Ước tính khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành
STT Thành phần Đơn vị Khối lượng Mã CTNH
1 Bóng đèn huỳnh quang thải kg/năm 50 16 01 06
2 Dầu mỡ động cơ hộp số bôi trơn tổng hợp thải kg/năm 20 17 02 03
3 Bao bì đựng dầu hoá chất bằng nhựa kg/năm 10 18 01 03
4 Giẻ lau, găng tay thải dính thành phần nguy hại kg/năm 60 18 02 01
5 Hộp mực in thải Kg/năm 10 08 02 04
5.6.2 Yêu cầu BVMT đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn (CTR) từ các công trình sẽ được người dân vận chuyển đến các thùng rác cố định hàng ngày vào giờ quy định, xe thu gom sẽ đi vào các ngõ, phố thu gom từ các hộ gia đình và tập trung vào nơi quy định Trên các trục đường cần đặt các thùng tác công cộng và dung tích từ 150-300 lít với khoảng cách của các thùng rác từ 50-80 m/1 thùng để người dân thuận tiện bỏ rác
- Mỗi vị trí bố trí thùng chứa rác sẽ đặt 3 thùng rác: một thùng vô cơ (màu vàng), một thùng hữu cơ (màu xanh) và 01 thùng chất thải nguy hại (màu đỏ)
- Các hộ gia đình và khu thương mại tại nơi phát sinh đựng vào bao bì riêng thành
3 loại rác rồi đổ vào 3 thùng chứa ác quy định trên
- Tần suất thu gom: Tối thiểu 1 ngày/lần
* Đối với chất thải nguy hại
Chủ đầu tư sẽ bố trí nhân lực, thiết bị và kho chứa để thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại cho toàn dự án
Khu lưu giữ chất thải có diện tích 15 m 2 được bố trí tại khu vực cạnh khu chứa chất thải rắn thông thường của Dự án có vách ngăn, mái che, có biển báo, có rãnh chống tràn, có thông gió Mỗi loại chất thải được thu gom và lưu trữ vào thùng có nắp đậy, dán nhãn, tên, mã chất thải nguy hại
Các loại chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, lưu trữ bằng các thùng chứa dung tích 20 lít, có dán nhãn, mã chất thải nguy hại theo đúng quy định Số lượng thùng tương ứng với mỗi loại chất thải khác nhau và dự kiến khoảng 05 thùng
Công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tần suất vận chuyển rác thải nguy hại là 3 lần/tuần
5.7 Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường a, Yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi trường: Dự án không thuộc trường hợp phải cải tạo, phục hồi môi trường b, Yêu cầu về bồi hoàn đa dạng sinh học: Dự án không thuộc trường hợp phải bồi hoàn đa dạng sinh học.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1 Thời hạn dự kiến vận hành thử nghiệm
Theo tiến độ thực hiện dự án, dự án khởi công vào quý II/2023, thời gian thi công khoảng 21 tháng Như vậy thời gian hoàn thành dự án và bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm vào khoảng tháng 6/2025
* Tổng hợp danh mục các công trình xử lý nước thải của dự án
Bảng 7.1: Danh mục chi tiết kế hoạch VHTN các công trình xử lý chất thải Công trình Quy mô Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Công suất dự kiến đạt được của dự án tại thời điểm kết thúc
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
* Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý:
Theo quy định tại khoản 5, điều 21, thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 điều này (dự án quy định tại cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ), việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
Trên cơ sở đó, chủ đầu tư lập kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải như sau:
Dự án sẽ tiến hành lấy mẫu nước thải trong 03 ngày của tháng 9/2025 để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải:
Bảng 7.2: Kế hoạch quan trắc chất thải
Số đợt Thời gian dự kiến
Vị trí Thông số Quy chuẩn so sánh
03 ngày trong tháng 9/2025: mỗi đợt tương ứng 01 ngày
- 01 mẫu đơn nước thải đầu vào tại hố thu gom nước thải;
- 01 mẫu đơn nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý
Lưu lượng, pH, TSS, BOD5,
PO4 3-, sunfua (tính theo H2S), Clo dư, Dầu mỡ động thực vật, tổng Coliforms, tổng các chất hoạt động bề mặt
- 01 mẫu đơn nước thải đầu vào tại hố thu gom nước thải;
- 01 mẫu đơn nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý
- 01 mẫu đơn nước thải đầu vào tại hố thu gom nước thải;
- 01 mẫu đơn nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý
Trước khi dự án đi vào VHTN công trình BVMT công ty sẽ gửi Thông báo tới Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên theo quy định tại khoản 5 điều 31, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
* Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trăc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch:
Dự kiến giai đoạn vận hành thử nghiệm, Chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc về môi trường, dự kiến là Công ty Cổ phần công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam thực hiện quan trắc nước thải, đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải
Thông tin đơn vị phối hợp thực hiện:
Công ty Cổ phần công nghệ và kỹ thuật HATICO Việt Nam
- Đại diện: Bà Đỗ Thị Duyên Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: số 45, ngách 14/20, ngõ 214, đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân,
Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật
Các chỉ tiêu giám sát (12 chỉ tiêu): Lưu lượng, pH, BOD5, TDS, TSS, NH4 +, NO3,
PO4 3-, Sunfua, dầu mỡ động thực vật, tổng Coliforms, tổng các chất hoạt động bề mặt
- Vị trí số 01: Nước thải đầu vào tại hố thu gom nước thải;
- Vị trí số 02: Nước thải đầu ra sau khi qua hệ thống xử lý (sau bể khử trùng); Tần suất giám sát: 06 tháng/lần;
Quy chuẩn so sánh: QCĐP 01:2019/HY
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
- Kinh phí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại hàng năm được phân bổ như sau:
+ Kinh phí cho hoạt động quản lý môi trường thường xuyên: 15 triệu đồng/năm + Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước: 24 triệu đồng/năm
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Dự án “Khu nhà ở Hưng Thịnh Phát” của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group tại xã Cửu Cao và thị trấn Văn Giang cam kết thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:
1 Trong quá trình tiếp nhận mặt bằng: Công ty sẽ thực hiện tốt công tác quản lý ranh giới, mốc giới khu vực dự án theo quy định
- Đảm bảo thực hiện tốt thiết kế các hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho dự án
2 Trong công tác xây dựng các hạng mục cơ bản, Chủ đầu tư cam kết đưa các yêu cầu bảo vệ môi trường vào văn bản mời thầu và sẽ không chọn các nhà thầu không có phương án bảo vệ môi trường đạt yêu cầu của Pháp luật Việt Nam Nhà thầu xây dựng được yêu cầu thực hiện các biện pháp như sau:
- Tổ chức tốt lao động và vệ sinh môi trường để tránh gây ô nhiễm do công nhân và các máy móc thiết bị xây dựng gây ra
- Tổ chức giao thông tốt để hạn chế ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng và giao thông trên tuyến đường chính dẫn vào khu vực xây dựng của Dự án
- Thu gom và xử lý các loại CTR, dầu mỡ thải trong giai đoạn xây dựng
- Bố trí vị trí và thời điểm hoạt động các thiết bị thi công gây độ ồn lớn, hợp lý tránh ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh khu vực xây dựng dự án
- Cam kết nhận người lao động địa phương tham gia trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án
- Quản lý, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương
- Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương về các vấn đề môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án
3 Trong giai đoạn hoạt động, Công ty thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tác động đến môi trường sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, không để xảy ra sự cố môi trường
- Nghiêm chỉnh tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về: + Thực hiện tốt hệ thống thu gom, phân loại và xử lý chất thải
+ Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt theo đúng quy định của pháp luật
+ Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải theo đúng quy định của pháp luật
+ Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và công an khu vực, thực hiện giữ gìn an ninh trật tự xã hội
+ Thành lập Ban quản lý môi trường và an toàn để triển khai các biện pháp quản lý môi trường, quan trắc, giám sát môi trường
- Đảm bảo việc tiêu thoát nước trong phạm vi dự án
- Cam kết đảm bảo nguồn lực về nhân sự, thiết bị và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường đối với dự án và cam kết chịu mọi trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu để xảy ra các vấn đề về môi trường ô nhiễm, sự cố môi trường hoặc tác động xấu đến kinh tế - xã hội của địa phương
- Cam kết giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nhằm đảm bảo các thông số ô nhiễm nước thải, tiếng ồn, CTR đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Cụ thể như sau:
+ Tiếng ồn, độ rung: Luôn đảm bảo giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QCVN 24:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; Quy chuẩn QCVN 27: 2016/BYT- Quy chuẩn kỹ quốc gia về độ rung – Giá trị cho phép tại môi trường làm việc
+ Nước thải của Công ty được xử lý đảm bảo đạt QCĐP 01:2019/HY: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt
+ Chất thải: Chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường đều được thu gom, lưu giữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom vận chuyển trên địa bàn để định kỳ vận chuyển đưa đi xử lý, không để chất phát tán vào môi trường xung quanh
4 Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group sẽ thực hiện nghiêm túc và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng về hoạt động của dự án về mặt môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường
5 Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thiết kế và thi công các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường
6 Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát Group sẽ giám sát công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tinrth Hưng Yên, các cơ quan có chức năng giám sát, quan trắc môi trường để giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường
7 Chủ đầu tư cam kết thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường hiện hành
8 Chúng tôi cam kết rằng các thông tin, số liệu nêu trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật