Sản phẩm của dự án đầu tư Theo Quyết định số 2593/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt quy hoạch và ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh tổng thể
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ DỊCH
- Địa chỉ văn phòng: Đường Lạc Long Quân, khối phố Hà My Tây, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Phan Thị Diệu Liên
- Điện thoại: 0941.406.666 Email: thaiduongdn86@gmail.com
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Mã số doanh nghiệp: 4001141963, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 22 tháng 03 năm 2021.
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: KHU ĐÔ THỊ NAM NGỌC TẠI ĐÔ THỊ MỚI ĐIỆN
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: phường Điện Ngọc và phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Ranh giới sử dụng đất:
+ Phía Đông Bắc: giáp Khu đô thị Đông Dương;
+ Phía Đông Nam: giáp đất quy hoạch;
+ Phía Tây Bắc: giáp đất quy hoạch nghĩa trang;
+ Phía Tây Nam: giáp đất quy hoạch nghĩa trang
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí, ranh giới điều chỉnh quy hoạch
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dưng: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án “Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc” là dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Theo QCVN 03:2009/BXD của Bộ Xây Dựng về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị:
+ Cấp loại: Loại công trình HTKT, cấp III.
Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
- Về diện tích Dự án: Tổng diện tích điều chỉnh của Dự án là 99.419,7 m 2
- Về dân số của Dự án: dự kiến khoảng 1.264 người
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư Đây là dự án đơn thuần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, không phải là loại hình sản xuất nên khả năng tác động xấu đến môi trường là không cao
Sơ đồ quy trình thực hiện của loại hình dự án này như sau:
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình thực hiện dự án 3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Theo Quyết định số 2593/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt quy hoạch và ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn thì các hạng mục dự án được thể hiện theo bảng cân bằng sử dụng đất dưới đây:
Bảng 1.1 Cân bằng sử dụng đất
TT Loại đất Ký hiệu Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
2 Đất thương mại dịch vụ TM 3.496,4 3,5
3 Đất ở liền kề mới LK 34.757,7 35,0
4 Đất cây xanh khu ở CX 7.036,3 7,1
5 Đất giao thông - hạ tầng kỹ thuật 44.213,3 44,4
Giải tỏa, đền bù, san lấp mặt bằng
Thi công HTKT, 69 căn nhà liền kề
Lập hồ sơ hoàn công
Nghiệm thu, bàn giao công trình Đưa dự án vào hoạt động
CTR, bụi, tiếng ồn, nước thải, khí thải, hoạt động của người dân bị giải tỏa CTR, bụi, tiếng ồn, nước thải, khí thải CTR, bụi, tiếng ồn, nước thải, khí thải
CTR, bụi, tiếng ồn, nước thải, khí thải
Hình 1.4 Cân bằng sử dụng đất của dự án
Các hạng mục công trình trong dự án sau khi hoàn thiện bao gồm: HTKT, 69 căn nhà liền kề, các lô đất liền kề a Các hạng mục công trình chính
Theo Quyết định số 1476/QĐ-UBND, điều chỉnh lần thứ 01 ngày 31 tháng 5 năm
2022, Chủ dự án sẽ xây dựng 69 căn nhà liền kề với tổng diện tích 6.960m 2 , bao gồm:
+ LK12 tổng diện tích 1.600,5m 2 từ lô số 1 đến lô số 16
+ LK13 tổng diện tích 1.600m 2 từ lô số 1 đến lô số 16
+ LK14 tổng diện tích 2.500m 2 từ lô số 1 đến lô số 25
+ LK9 tổng diện tích 1.260m 2 từ lô số 16 đến lô số 27
Chỉ tiêu xây dựng nhà ở liền kề:
- Tầng cao tối đa: 05 tầng
- Khoảng lùi: Cách chỉ giới đường đỏ từ 2,4m, cách lô ranh giới lô đất phía sau 1,5m
+ Tầng 1: Tối thiểu 3,9m; tối đa 4,2m;
+ Các tầng 2 trở lên có chiều cao tối thiểu 3m; tối đa 3,6m
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các hạng mục khác sau khi hoàn thiện
TT Loại đất Ký hiệu
I Đất công cộng CC 4,0 9.916,0 60 5 10,0
1 Đất công cộng cấp đô thị 3,0 8.269,5 60 5 8,3
1.1 Đất công cộng cấp đô thị 1 CC1 38 120,1 4.547,9 1 4.547,9
1.2 Đất công cộng cấp đô thị 2 CC2 24,1 119,1 2.969,6 1 2.969,6
1.3 Đất công cộng cấp đô thị 3 CC3 20 38 752,0 1 752,0
2 Đất công cộng cấp khu ở CC4 51,1 32,2 1.646,5 1,0 1.646,5 60 5 1,7
II Đất thương mại dịch vụ TM 53,7 104,1 3.496,4 1,0 3.496,4 60 5 3,5
III Đất ở liền kề mới LK 314,0 34.765,7 35,0
TT Loại đất Ký hiệu
TT Loại đất Ký hiệu
TT Loại đất Ký hiệu
IV Đất cây xanh khu ở CX 6 10.351,0 10,4
1 Đất cây xanh khu ở 1 CX1 95,9 59,1 1 3.503,4 - -
2 Đất cây xanh khu ở 2 CX2 32,3 51,1 1 1.637,7 - -
3 Đất cây xanh khu ở 3 CX3 20,0 73,0 1 1.460,0 - -
4 Đất cây xanh khu ở 4 CX4 20,0 18,6 1 412,1 - -
5 Đất cây xanh khu ở 5 CX5 20,0 39,0 1 780,0 - -
6 Đất cây xanh khu ở 6 CX6 20,0 117,9 1 2.557,8 - -
V Đất giao thông - hạ tầng kỹ thuật 40.890,6 41,1
Tổng diện tích 99.419,7 100,0 b Quy hoạch giao thông
* Tổ chức hệ thống giao thông
- Mạng lưới giao thông trong khu quy hoạch theo kiểu bàn cờ, rất thuận tiện cho việc lưu thông giao thông cũng như tạo được sự thông thoáng cho khu vực
- Giao thông đối nội trong khu vực là các tuyến đường ngang và dọc song song với tuyến đường chính
- Mặt cắt đường trong khu gồm các tuyến đường như sau:
• Đường trục chính khu vực:
+ Cấp đường 50; Vận tốc thiết kế VtkPKm/h
+ Mặt cắt ngang: 5,0m(lề) + 7,5m(mặt) + 2,0m(DPC) + 7,5m(mặt) + 55,0m(lề) 27,0m
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
+ Cấp đường 50; Vận tốc thiết kế VtkPKm/h
+ Mặt cắt ngang: 6,0m (lề)+7,5m (mặt)+7,5m (mặt)+6,0m (lề)',0m
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
+ Cấp đường 50; Vận tốc thiết kế VtkPKm/h
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
• Đường phố nội bộ:
+ Cấp đường 40; Vận tốc thiết kế Vtk@Km/h
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
+ Cấp đường 40; Vận tốc thiết kế Vtk@Km/h
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
+ Cấp đường 40; Vận tốc thiết kế Vtk@Km/h
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
+ Cấp đường 40; Vận tốc thiết kế Vtk@Km/h
+ Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%, độ dốc ngang vỉa hè: 2%
- Đường giao thông trong khu vực có 3 loại kết cấu áo đường
• Kết cấu 1 (Áp dụng cho đường trục chính khu vực):
+ Tải trọng trục tiêu chuẩn: P 0kN
+ Đường kính vệt bánh xe tiêu chuẩn D = 33cm
+ Áp lực bánh xe: p = 0.6Mpa
- Kết cấu mặt đường từ trên xuống
+ Bê tông nhựa BTNC12.5 dày 5cm
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5 kg/m2
+ Bê tông nhựa BTNC19 dày 7cm
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.0 kg/m2
+ Cấp phối đá dăm loại I Dmax25 đầm chặt K98 dày 18cm
+ Cấp phối đá dăm loại I Dmax37,5 đầm chặt K98 dày 30cm
+ Đất đồi đầm chặt K98 dày 50cm
+ Đất nền tự nhiên đầm chặt K95
• Kết cấu 2 (Áp dụng cho đường phố gom):
+ Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc = 135 MPa
+ Tải trọng trục tiêu chuẩn: P = 100kN
+ Đường kính vệt bánh xe tiêu chuẩn D = 36 cm
+ Áp lực bánh xe: p = 0.6MPa
- Kết cấu mặt đường từ trên xuống:
+ Bê tông nhựa BTNC12.5 dày 5cm
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5 kg/m2
+ Bê tông nhựa BTNC19 dày 7cm
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.0 kg/m2
+ Cấp phối đá dăm loại I Dmax25 đầm chặt K98 dày 17cm
+ Cấp phối đá dăm loại I Dmax37,5 đầm chặt K98 dày 18cm
+ Đất đồi đầm chặt K98 dày 30cm
+ Đất nền tự nhiên đầm chặt K95
• Kết cấu 3 (Áp dụng cho đường phố nội bộ):
+ Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc = 120 MPa
+ Tải trọng trục tiêu chuẩn: P = 100kN
+ Đường kính vệt bánh xe tiêu chuẩn D = 33 cm
+ Áp lực bánh xe: p = 0.6MPa
- Kết cấu mặt đường từ trên xuống:
+ Bê tông nhựa BTNC12.5 dày 7cm
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.0 kg/m2
+ Cấp phối đá dăm loại I Dmax25 đầm chặt K98 dày 15cm
+ Cấp phối đá dăm loại I Dmax37,5 đầm chặt K98 dày 15cm
+ Đất đồi đầm chặt K98 dày 30cm
+ Đất nền tự nhiên đầm chặt K95
* Thiết kế nút giao thông
Trong khu vực lập quy hoạch các giao cắt chủ yếu là ở các ngã ba, ngã tư, tuy nhiên với quy mô mặt cắt ngang đường vừa phải và việc phân cấp mạng lưới đường mạch lạc, hợp lý (xung đột giữa các luồng giao thông không lớn) nên chỉ bố trí các nút giao thông cùng mức Hình thái nút giao thông cùng mức này vừa giảm được chi phí xây dựng đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng lưu thông tốt của các phương tiện giao thông
- Thiết kế đơn giản, giao bằng, bán kính bó vỉa theo quy hoạch;
- Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa theo quy mô mặt đường;
- Góc giao: Theo quy hoạch;
- Cao độ thiết kế: Theo quy hoạch;
- Phạm vi thiết kế: Từ tim giao nhau ra đến hết đường phạm vi của cong vỉa hè;
- Tổ chức giao thông: Bố trí vạch sơn, biển báo theo “Điều lệ báo hiệu đường bộ: QCVN 41: 2019/BGTVT”
- Bố trí trụ biển tên đường
- Bố trí vị trí lên xuống cho người khuyết tật
* Bó vỉa, vỉa hè, hố trồng cây
- Bó vỉa bằng bê tông M200 đổ tại chổ
- Vỉa hè lát gạch Tezzro
- Hố trồng cây rộng 1,2m x 1,2m Khoảng cách từ 8m đến 12m một hố tùy theo lô đất (không nên xây hố trồng cây ở mặt trước giữa lô đất mà xây tại vị trí ranh giới giữa hai lô đất), không bố trí hố trồng cây tại vị trí ngã ba, ngã tư c Quy hoạch chiều cao san nền – thoát nước mưa
+ Tuân thủ hiện trạng thoát nước tự nhiên của khu vực
+ Tuân thủ quy hoạch san nền xây dựng
+ Đảm bảo thoát nước tự chảy nhanh chóng
+ Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước trong khu vực nghiên cứu với các khu lân cận, không làm ảnh hưởng đến lưu vực thoát hiện có của khu vực lân cận
+ Khống chế cao độ nền tại các điểm giao nhau của các tuyến đường, các điểm đặc biệt làm cơ sở cho công tác quản lý và lập dự án trong từng ô đất, trong các giai đoan tiếp theo
+ Đối với các lô đất được giới hạn xung quanh bởi các tuyến đường giao thông thì
+ Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế chênh cao giữa hai đường đồng mức là 0,05-0,20m
+ Độ dốc san nền tối thiểu là 0,2-1,0% đảm bảo điều kiện thoát nước tự chảy + San nền bằng đất đồi, đầm nén đến độ chặt K=0,85
+ Đắp nền theo quy phạm thiết kế thi công và nghiệm thu công tác đất và công trình bằng đất
+ Khu vực quy hoạch có cao độ tự nhiên thấp nhất +2,00m; cao nhất +6,00 m + Khu vực quy hoạch có cao độ thiết kế thấp nhất +4,11m; cao nhất +4,50m
- Tổng hợp khối lượng phần san nền:
+ Khối lượng san nền được tính theo phương pháp lưới ô vuông kích thước 10mx10m Cao độ nền thiết kế được nội suy trên cơ sở cao độ đường đồng mức thiết kế Cao độ hiện trạng được nội suy trên cơ sở cao độ hiện trạng địa hình theo bản vẽ đo đạc hiện trạng địa hình
+ Khối lượng san nền tính theo khối lượng trung bình, khối lượng san nền trong 1 lô theo công thức:
V=FxH Trong đó: V: Khối lượng san nền (m 3 )
F: Diện tích san nền (m 2 ) H: Chiều cao đào đắp trung bình
- Dựa theo độ dốc san nền chính của toàn khu và định hướng thoát nước của lưu vực thì hướng thoát nước chính chủ yếu hướng từ Tây sang Đông, đấu nối vào hệ thống nước mưa Khu đô thị Đông Dương rồi xả ra sông Cổ Cò
- Thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải
- Trên cơ sở quy hoạch san nền, thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm các tuyến cống thoát nước tự chảy, sử dụng cống tròn chịu lực bê tông cốt thép dưới lòng đường và được xây dựng đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường giao thông
- Trên mạng lưới thoát nước mưa bố trí các ga thu, ga thăm, khoảng cách các ga theo tiêu chuẩn đảm bảo tiêu thoát nước nhanh chóng và quản lý vận hành về sau Độ dốc dọc cống lấy theo độ dốc đường hoặc theo độ dốc tối thiểu i = 1/D
- Hố ga bố trí cách khoảng 20-30m/hố Kết cấu thân hố ga bằng bê tông M150, móng hố ga bằng bê tông M100, đan bêtông cốt thép M200
+ Kiểu cống tròn, thi công lắp ghép đoạn mương có khẩu độ 0,6 m - 1,5m
+ Kiểu mương hở đậy đan bê tông cốt thép Móng mương bê tông M100 đá 4x6, thân mương bê tông cốt thép M200 đá 1x2, đan bê tông cốt thép M200 đá 1x2 cho mương có khẩu độ 0.6m - 1.5m
- Hố ga bố trí cách khoảng 20-30m/hố Kết cấu thân hố ga bằng bê tông M150, móng hố ga bằng bê tông M100, đan bêtông cốt thép M200
• Mương dọc, mương đậy đan
- Kiểu mương hở đậy đan bê tông cốt thép Bố trí những vị trí mương thoát nước qua nút giao thông
+ Móng mương bê tông M150 đá 4x6
+ Thân mương bê tông cốt thép M150 đá 2x4
+ Xà mũ mương bằng bê tông M200, đá 1x2
+ Đan mương bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2 đổ tại chổ K/c 5m/tấm
+ Cao trình đỉnh mương thấp hơn hố ga 0.1m để lát vỉa hè trên tấm đan
- Khẩu độ cống ngang đường theo lưu lượng các nhánh mương đổ vào, khẩu độ từ 0,6m – 1,5m
+ Móng cống bằng bê tông M150 đá 4x6
+ Thân cống bằng bê tông M150 đá 2x4
+ Xà mũ hố ga bằng bê tông M200, đá 1x2
+ Bản cống bằng bê tông cốt thép M300 đá 1x2 đổ tại chổ d Quy hoạch hệ thống cấp nước
* Nguồn cấp nước: từ tuyến ống cấp nước D160 trên đường trục chính đô thị
(hướng đi ĐT603B ở phía Đông Nam dự án)
* Mạng lưới ống cấp nước sạch: Đường ống cấp nước đề xuất sử dụng ống HDPE Đối với ống cấp nước qua đường đề xuất sử dụng ống thép tráng kẽm, để đảm bảo được ống cấp nước không bị hư hỏng dưới tải trọng xe, bố trí các ống lồng bằng thép đen có sơn chống gỉ tại các vị trí qua đường Đường kính ống thoả mãn các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành TCXD 33-2006 được xác định căn cứ vào việc tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước
* Vạch tuyến mạng lưới cấp nước:
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
4.1 Nhu cầu nguyên vật liệu trong giai đoạn xây dựng Dự án a Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp
- Nguồn cấp nước: Lấy từ giếng khoan nước ngầm có sẵn trong khu vực dự án
- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đối với công nhân tại công trình: Dự kiến số lượng công nhân làm việc tối đa tại công trình, ước khoảng 70 người, ước tính lưu lượng nước sinh hoạt là 50 lít/người/ngày Do đó, lượng nước cấp sinh hoạt tại công trình khoảng: Qsh = 70×50 = 3.500 lít/ngđ = 3,5 m 3 /ngđ
- Nhu cầu nước uống của công nhân được cung cấp bằng các bình nước 20 lít
- Tổng nhu cầu cung cấp cho thi công: 5 m 3 /ngđ (Nguồn cung cấp: Nước thủy cục) Trong đó:
+ Nước vệ sinh dụng cụ, máy móc: 1,0 m 3 /ngđ
+ Nước bảo dưỡng máy móc: 1,5 m 3 /ngđ
+ Nước làm mát máy: 2,5 m 3 /ngđ Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật là: 8,5 m 3 /ngđ b Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp
- Nguồn cung cấp: đấu nối vào đường dây hạ thế hiện trạng do người dân tự kéo
- Nhu cầu dùng điện ở giai đoạn thi công xây dựng khoảng 50 – 100 kWh/ngày (tập trung trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án, giai đoạn san nền hầu như không có nhu cầu sử dụng điện) c Nhu cầu nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình thi công
Vật liệu xây dựng sử dụng cho giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục còn lại bao gồm: đá, gạch, cát, bê tông… hầu hết là những loại vật liệu xây dựng được mua tại các đơn vị cung cấp trên địa bàn và do các đơn vị cung cấp chở đến tận công trình Công
Bảng 1.3 Dự kiến khối lượng vật liệu xây dựng của dự án
TT Thành phần Số lượng ĐVT Tỷ trọng Khối lượng (tấn)
7 Gạch không nung 700.000 Viên 2,35 kg/viên 1.645
4.2 Nhu cầu nguyên vật liệu trong giai đoạn hoạt động của Dự án a Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp: Sử dụng nguồn nước máy của nhà máy cấp nước Trảng Nhật với với công suất nhà máy giai đoạn đầu Q = 15.000m 3 /ng.đêm
Tiêu chuẩn cấp nước: Theo mục II, bảng 3.1, tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 –
“Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế” và QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng:
- Nước dùng sinh hoạt cho người dân trong khu vực (Q1): 150 l/ng.ngđ
- Nước tưới cây, rửa đường (Q2): 10%Q1
- Nước thương mại dịch vụ, công cộng (Q3): 10%Q1
- Nước dự phòng thất thoát (Q3): 10%Q1+2+3
- Nước chữa cháy: Tính 02 đám cháy xảy ra, trong vòng 03 giờ với qcc = 15 l/s (Theo tiêu chuẩn 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”)
Bảng 1.4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước khi Dự án đi vào hoạt động
TT Tên công việc ĐVT Tiêu chuẩn Quy mô Nhu cầu
1 Nước sinh hoạt l/ng.ng.đ 150 1.264 189,6
2 Nước tưới cây xanh, rửa đường % 10%.(1) 18,96
3 Nước thương mại dịch vụ, công cộng % 10%.(1) 18,96
4 Nước dự phòng thất thoát % 10%(1+2+3) 22,75
Như vậy, tổng lượng nước cấp của toàn dự án (bao gồm nước thất thoát, nước phục vụ chữa cháy) là: 574,27 m 3 /ngđ
- Cơ sở xác định mức dân số tại dự án: Dân số của dự án được tính toán như sau: trong dự án chỉ có nhà liên kề và nhà tái định cư nên lựa chọn tiêu chuẩn 4 người/lô, tổng số lô nhà ở liền kề của dự án là 316 lô Như vậy, tổng dân số của dự án là 316 x 4 = 1.264 người
- Tính toán nhu cầu cấp nước cho công tác PCCC:
Khu vực có dân số tính toán khoảng 1.264 người, theo TCVN 2622-1995 số lượng đám cháy xảy ra đồng thời cho toàn khu là 2 đám cháy với lưu lượng mỗi đám cháy là 15(l/s) trong 3 giờ W cc = 15 x 2 x 3 x 3600/1000 = 324 (m 3 ) b Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp: Sử dụng nguồn từ lưới trung áp thuộc đường dây 472-E153 thuộc trạm biến áp 110kV Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc Đường dây 22kV xây dựng mới được đấu nối vào đường dây 480-E153 nhánh đi cấp điện trạm biến áp Bầu Sen
Theo Quyết định số 2596/QĐ-UBND ngày 10/9/2021, tổng lượng điện cung cấp của toàn dự án khoảng 1.648 kVA.
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Các căn cứ pháp luật về kỹ thuật của việc thực hiện lập GPMT a Các văn bản pháp luật liên quan
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải
- Quyết định 1253/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt hồ sơ khớp nối bổ sung điều chỉnh và ban hành Quy định quản lý Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) các giai đoạn I, II, III tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn;
- Quyết định 24/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành quy định về giá đất, bảng giá đất thời kỳ 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Quyết định 13/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về quy định đơn giá đối với các loại cây trồng, hoa màu, các loại con vật nuôi; mật độ cây trồng; mức hỗ trợ đối với tài sản khai thác nghề biển, nghề sông để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Quyết định 19/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 29/8/2019 về quy định đơn giá xây dựng nhà ở, vật kiến trúc, công trình, tài sản trên đất để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 20/4/2022 của UBND tỉnh Quảng nam về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Điện Bàn b Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng làm căn cứ lập GPMT
- QCVN 05:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 06:2020/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế c Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mã số doanh nghiệp: 4001141963, đăng ký lần đầu: ngày 03 tháng 04 năm
2018, thay đổi lần thứ 5: ngày 22 tháng 3 năm 2021;
- Quyết định số 2133/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 của UBND tỉnh về việc giao chủ đầu tư dự án xây dựng Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc;
- Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh về việc chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Thái Dương thực hiện sang Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương;
- Quyết định số 2519/UBND-KTN ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn;
- Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh QHCT xây dựng (1/500) khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 2593/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt quy hoạch và ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn
5.2 Phạm vi thực hiện dự án
- Phạm vi không gian: Báo cáo sẽ nhận dạng, đánh giá và đề xuất các biện pháp BVMT đối với các hạng mục xây dựng của dự án bao gồm: Xây dựng các hạng mục HTKT, xây dựng khối nhà ở liền kề (69 lô) Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án không bao gồm hạng mục đầu tư xây dựng trên các phần đất khác như công cộng, thương mại dịch vụ
- Phạm vi thời gian: Báo cáo sẽ nhận dạng, đánh giá và đề xuất các biện pháp trong giai đoạn triển khai xây dựng và khi đưa dự án vào vận hành
5.3 Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng có khả năng bị tác động a Mối tương quan về vị trí của Dự án đối với các đối tượng tự nhiên
- Hệ thống giao thông: Trục đường giao thông chính kết nối dự án là đường ĐT607A Đây là tuyến đường giao thông chính nối liền tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng Tiếp giáp với dự án ở phía Đông Nam có tuyến đường đất B = 3,0m; đây là tuyến đường phục vụ cho việc đi lại vào Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc
- Hệ thống sông, hồ, biển: trong khu vực dự án không có sông suối Tuy nhiên, cách dự án khoảng 800m về phía Đông có sông Cổ Cò
- Đồi núi: Khu vự dự án tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, gò cát b Mối tương quan của Dự án đối với các đối tượng kinh tế - xã hội
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẤU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án “Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc” tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam trên khu đất có tổng diện tích 9.419,7 m 2 UBND tỉnh Quảng Nam Nam đã ban hành Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng mặt bằng chi tiết sử dụng đất (1/500) Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc Tuy nhiên, đến ngày 26/4/2019 UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Khớp nối, bổ sung và điều chỉnh và ban hành Quy định quản lý Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) các giai đoạn I, II, III tại Đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc tại Quyết định số 1253/QĐ-UBND
Chính vì vậy, hệ thống hạ tầng khung và phạm vi Khu đô thị Nam Ngọc đã được điều chỉnh lại để phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch và ban hành Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) tại Quyết định số 2593/QĐ-UBND ngày 10/9/2021
Ngày 20/4/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1064/QĐ- UBND về việc bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của dự án Đến ngày 31/5/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư lần thứ 01, theo Quyết định số 1473/QĐ-UBND cho dự án “Khu đô thị Nam Ngọc tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc”
Do đó, việc thực hiện dự án tại vị trí nêu trên là phù hợp với quy hoạch.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải của dự án sẽ được xử lý sơ bộ trước khi thu gom, dẫn về trạm xử lý nước thải chung của Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc để xử lý
Theo quy hoạch phân khu 1/2.000 và quy hoạch phân khu 1/2.000 điều chỉnh đã được duyệt, thì toàn bộ nước thải của các dự án thuộc đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc đều sẽ được thu gom và dẫn về các nhà máy XLNT tập trung của toàn khu đô thị Việc này nhằm đảm bảo công tác quản lý, vận hành đồng bộ, đồng thời giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường từ việc xây dựng và vận hành các trạm xử lý nhỏ lẻ của từng khu dân cư nhỏ Do đó, việc thu gom nước thải và đấu nối với HTTN khu vực của dự án là hoàn toàn hợp lý và nằm trong quy hoạch được duyệt (đã có đề cập tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án) Hệ thống thoát nước khu vực lân cận cũng đều được đầu tư mới và đồng bộ với dự án do đều tuân thu quy hoạch chung, công suất của Nhà máy XLNT tập trung cũng đã tính toán bao gồm lượng nước thải phát sinh từ dự án Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn theo quy định hiện hành sẽ xả vào sông Cổ Cò Với tiến độ thực hiện dự án dự kiến đến cuối năm 2024, và đặc thù của các khu đô thị là việc triển khai nhà ở, tập trung dân cư sẽ rải rác, không đồng thời nên lưu lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn đầu là tương đối thấp
Do đó dựa vào lưu lượng tiếp nhận cũng như định hướng phát triển thoát nước và xử lý nước thải của địa phương như trên có thể thấy được khả năng tiếp nhận và xử lý nước thải từ dự án là hoàn toàn đảm bảo
* Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận cuối cùng nước thải của dự án là Sông Cổ Cò
HTXLNT tập trung của dự án công suất xả thải thiết kế tối đa 250 m 3 /ngày.đêm
~ 0,0029 được đấu nối và xả thải vào cống thoát nước khu vực sau đó dẫn xả ra sông
Nếu so với lưu lượng dòng chảy vào mùa khô của Sông Cổ Cò (1,92 m 3 /s) thì lưu lượng xả thải tối đa của HTXLNT dự án chỉ chiếm khoảng 0,15% Do đó dòng thải của HTXLNT tác động không đáng kể đến chế độ thủy văn của sông Cổ Cò
* Đánh giá tác động của việc xả thải đến chất lượng nguồn nước
Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực, khi xả nước thải vào nguồn nước có thể gây một số tác động sau:
- Tăng độ đục dòng sông do tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS trong nguồn tiếp nhận đã vượt quy chuẩn cho phép), làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, hiệu suất quang hợp và giảm độ oxy hòa tan trong nước (DO trong nguồn tiếp nhận nằm ngoài giới hạn quy chuẩn cho phép)
- Tăng tải ô nhiễm hữu cơ (BOD5 và COD) và vi sinh vật (Coliform) thải vào nguồn nước
- Giảm khả năng chịu trải hay khả năng tự làm sạch của dòng sông
Tuy nhiên, nước thải sau xử lý của cơ sở đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường Vì vậy, hoạt động xả nước thải của cơ sở không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước
* Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thuỷ sinh
Hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực nguồn thải và khu vực hạ lưu nguồn thải chịu những tác động như sau:
Tăng độ đục làm giảm hiệu suất quang hợp và giảm độ ôxy hoà tan trong nước
Khi tăng nồng độ ô nhiễm do tiếp nhận nước thải có thể ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu nguồn thải, các loài động vật dưới nước như: cá, tôm có thể chết nếu nồng độ ô xy hoà tan giảm xuống thấp hơn 4 mgO2/l
Giảm nguồn thức ăn cho cá và các sinh vật dưới nước do suy giảm đa dạng sinh học trong dòng sông
Tăng khả năng phú dưỡng hóa do hàm lượng N và P cao
Khi dòng sông không còn khả năng tự làm sạch hoặc không còn khả năng chịu tải thì tình trạng ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng, sẽ tác động nặng nề đến đời sống động thực vật
Dự án đã xử lý nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam quy định trước khi xả ra sông Cổ Cò Mặt khác, kết quả đo đạc cho thấy cấu trúc thành phần các loài động, thực vật nổi trên sông Cổ Cò kém đa dạng nên việc xả nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) của dự án không gia tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh lưu vực sông Cổ Cò
* Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác
Trong khu vực sông Cổ Cò có một số hộ dân sử dụng nguồn nước sông cung cấp cho việc tưới tiêu đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, tại lưu vực xả thải của dự án không diễn ra các hoạt động khai thác nước mặt tại đây
Việc xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận là điều cần thiết và chặt chẽ, nhằm giảm đếm n mức thấp nhất những ảnh hưởng của nguồn thải đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các hộ dân dọc sông Cổ Cò
* Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Điểm tiếp nhận nước thải cuối cùng của dự án là sông Cổ Cò
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước được đánh giá, tính toán dựa trên cơ sở hướng dẫn tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước tại vị trí tiếp nhận nước thải được đánh giá dựa trên các yếu tố cụ thể sau:
- Lưu lượng nguồn tiếp nhận: Lưu lượng dòng chảy trung bình 3 tháng mùa kiệt ở đoạn suối cần đánh giá (1,92 m 3 /s)
- Lưu lượng nước thải lớn nhất là: 250 m 3 /ngày.đêm ~ 0,0029 m 3 /s
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang đánh giá được tính toán theo phương trình dưới đây:
Khả năng tiếp nhận của nguồn nước đối với chất ô nhiễm ≈
Tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nguồn nước của chất ô nhiễm Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải ra ngoài môi trường và nguồn tiếp nhận được lấy mẫu phân tích và kết quả cho dưới bảng sau:
TT Chỉ tiêu Đơn vị
NT đưa ra sông sau HTXLNT
Thông số hiện tại của sông (lấy thông số lớn nhất)
Ghi chú: (*): Tham khảo kết quả từ dự án “Khu phố chợ Điện Nam Bắc”
Như vậy, báo cáo sẽ đánh giá khả năng tiếp nhận cho các thông số: BOD, TSS,
NH4 +, NO3 -, Dầu mỡ ĐTV, Tổng CHĐBM, PO4 3-, Coliform
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
1.1 Hiện trạng môi trường
Theo khảo sát, vị trí dự án nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng Các nguồn thải phát sinh trong khu vực đều được thu gom và xử lý theo đúng quy định, nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực dự án sẽ được thu gom đưa về trạm xử lý Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc để xử lý trước khi xả ra môi trường Rác thải trên địa bàn quận do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam phụ trách, công tác thu gom được tổ chức theo giờ Do đó, chất lượng thành phần môi trường nền khu vực dự án còn tốt, đủ khả năng chịu tải nếu dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động
1.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật
- Hệ sinh thái trên cạn
Qua quá trình đi khảo sát thực tế tại dự án và tìm hiểu từ người dân trong khu vực, tài nguyên sinh vật tại dự án không có các loài động thực vật quý hiếm
Khu vực thực hiện dự án có hệ động thực vật không đa dạng về thành phần loài, không nhiều về số lượng
Qua khảo sát thực vật tại khu vực dự án gồm các loài thực vật như cây thân bụi, cây thân thảo, các loài cây thủy sinh như bèo tây, bông súng, … Động vật có một số loài bò sát đặc trưng của vùng cát bãi bồi ven sông và một số loài chim như cò, chim cu, chim sẻ, … Ngoài ra còn có các loại động vật nuôi như gà, vịt, lợn, bò, trâu được nuôi trong khu vực
- Hệ sinh thái dưới nước
+ Đối với thực vật thủy sinh: Các quần xã thực vật thủy sinh với các loài sậy (Pragmites comunis Trin), cói (các loại thuộc chi Cyperus), rang (Acromstichum aureum), nghể nước (Polygonum Hydropiper L) mọc ven sông Ngoài ra còn có bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes (Mart) Solms), bèo cái (Pistia stratiotes), rau dừa (Ludwigia adscendens), rong tóc tiên (Hydrilla verticillata), nhĩ cán (Utricularia aurea),
+ Đối với động vật thủy sinh: Động vật thủy sinh tại sông Cổ Cò đoạn đi qua khu vực dự án tương đối đa dạng bao gồm: Động vật nổi (râu ngành, trùng bánh xe, giáp xác hai mảnh cỏ và ấu trùng côn trùng); Động vật đáy (các nhóm thân mềm ốc, hến; tôm và nhóm côn trùng nước) và các loài cá (cá rô phi, cá chép, )
+ Động vật đáy: Thành phần động vật đáy tại các điểm thu mẫu trên sông Cổ
Cò bao gồm 20 loài thuộc các nhóm thân mềm ốc, hến, nhóm tôm và nhóm côn trùng nước
+ Khu hệ cá: Trên cơ sở tài liệu, xác định được 45 loài cá tự nhiên và cá nuôi nước ngọt với đa phần các loài là cá bản địa, không có loài cá nào quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam Trong thành phần cá, có các loài cá nuôi tại các ao như cá trám cỏ, cá trôi Ấn, cá trôi, cá mè hoa, cá mè trắng, cá chép, cá rô phi,
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải a Đặc điểm địa lý, địa hình
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án: nước thải tại dự án sau khi được xử lý sơ bộ đưa về trạm XLNT của Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc trước khi xả thải ra ngoài môi trường
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án nằm trên địa bàn phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Phường Điện Ngọc nằm ở phía bắc thị xã Điện Bàn, có vị trí địa lý giáp với các địa bàn như: Điện Thắng Nam, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Dương, Đà Nẵng b Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Dự án có vị trí tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và lượng mưa phong phú Tuy nhiên, sự phân bố khí hậu về không gian và thời gian hết sức phức tạp
Khí hậu khu vực thực hiện dự án nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung hình thành những thời kỳ khác nhau rõ rệt, đáng chú ý là những thời kỳ sau:
Mùa mưa: tập trung chủ yếu vào tháng 9 đến tháng 12
Mùa khô: kéo dài từtháng 2 đến tháng 8 hàng năm Đặc điểm các yếu tố chính về khí hậu khu vực như sau:
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nền nhiệt độ trong khu vực nhìn chung khá cao, mùa đông ít lạnh
Chế độ nhiệt độ trong vùng như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,9 o C
- Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 đến tháng 8) từ 28 - 30 o C, đây là thời kỳ nắng nóng nhất trong năm Trong thời kỳ này có nhiều ngày có gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động
- Nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau) từ 20-
25 o C, có một số ít ngày nhiệt độ xuống dưới 20 o C
Bảng 3.1 Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Nhiệt độ không khí trung bình ( o C) TB tháng
[Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam, tổng hợp từ 2010-2020]
* Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm từ 85 - 88%, trong năm có hai mùa khô và ẩm:
- Mùa có độ ẩm cao: từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, độ ẩm trung bình từ 86 – 96%, cao nhất vào tháng 12 từ 89 - 96%
- Mùa có độ ẩm thấp: từ tháng 4 đến tháng 8, độ ẩm trung bình từ 73 - 87%, thấp nhất vào tháng 6 từ 73 – 82%
Bảng 3.2 Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Quảng Nam
Tháng Độ ẩm không khí trung bình (%)
Tháng Độ ẩm không khí trung bình (%)
[Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam, tổng hợp từ 2010-2020]
Lượng mưa trung bình năm biến đổi từ 2.100 mm - 3.500 mm Chế độ mưa thay đổi theo mùa, chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa ít mưa, cụ thể:
- Mùa mưa bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 1 năm sau: lượng mưa trung bình tháng dao động từ 180 - 660 mm, chiếm khoảng 70 - 80% tổng lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8: lượng mưa trung bình tháng dao động từ 50 - 140 mm lượng mưa thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 5
Bảng 3.3 Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Quảng Nam
Tổng lượng mưa trong năm (mm)
[Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam, tổng hợp từ 2010-2020]
Do cơ chế hoàn lưu và địa hình nên chế độ gió tại Thăng Bình và vùng lân cận phân thành 2 mùa gió chính, đó là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè
- Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió thịnh hành là Bắc, Đông Bắc và Đông đặc biệt tháng 11 và 12 gió Đông Bắc chiếm ưu thế
- Tháng 4 gió Đông hoạt động nhiều nhất, sau đó là Tây Nam, đây là thời kỳ chuyển mùa nhưng gió Tây Nam chưa mạnh
- Từ tháng 5 đến tháng 8 gió Tây Nam chiếm ưu thế tuy nhiên gió Đông vẫn còn hoạt động xen kẽ Đến Tháng 9 ngoài gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc cũng bắt đầu mạnh dần lên
Bảng 3.4 Chế độ gió trung bình các tháng trong năm
Tốc độ gió trung bình (m/s)
Tốc độ gió trung bình mạnh nhất (m/s)
- Tốc độ gió trung bình năm: 1,8m/s
- Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, tố, gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng, tốc độ gió sẽ cao hơn rất nhiều giá trị trung bình - có thể lên đến trên 40m/s
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam
Khu vực dự án và vùng phụ cận có số giờ nắng hằng năm khoảng 1.700 - 2.200 giờ
Số giờ nắng tăng nhanh từ tháng 3, đạt giá trị cao nhất vào tháng 5, sau đó ổn định và giảm dần, đến tháng 9 số giờ nắng giảm tương đối nhanh vì đây là thời điểm giao mùa, đạt giá trị thấp nhất vào tháng 12, sau đó tăng trở lại
Từ tháng 3 đến tháng 8 trung bình đạt trên 180 giờ/tháng, từ tháng 9 đến tháng
2 năm sau trung bình đạt 70 - 180 giờ/tháng
Bảng 3.5 Đặc trung tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Quảng Nam (giờ)
Số giờ nắng trong năm
Số giờ nắng trong năm
[Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam, tổng hợp từ 2010-2020]
* Bão, áp thấp nhiệt đới
- Bão ảnh hưởng đến Quảng Nam nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, khả năng bão tập trung vào tháng 10 là lớn nhất, chiếm tới 40% tổng số cơn bão trong năm Trung bình mỗi năm khu vực chịu ảnh hưởng từ 2 đến 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, cứ khoảng 2 năm có 1 cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng Bão thường gây tổn thất nặng nề do gió lớn kèm mưa to tàn phá nhà cửa, hoa màu, các công trình, cơ sở hạ tầng,… gây thiệt hại to lớn về con người và tài sản
- Áp thấp nhiệt đới là dạng nhiễu động đặc trưng của gió mùa hạ, gây ra những trận mưa lớn, thường thấy vào tháng 9 đến tháng 11, đôi khi xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
Khi bão hay ATNĐ đi vào vùng biển hoặc đổ bộ vào đất liền sẽ gây nên mưa lớn kèm theo gió mạnh, hiện tượng nước dâng trong bão gây lũ quét và sạt lở đất
- Giông: kèm theo giông thường là gió mạnh, mưa lớn, sấm sét và có thể có tố lốc,… Mùa có giông ở Quảng Nam thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng
Nguồn: Đài khí tượng Thủy văn Quảng Nam, Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam, 2019 c Điều kiện thủy văn
Hiện trạng các thành phần môi trường tại địa điểm thực hiện dự án
sông Cổ Cò tại thời điểm lấy mẫu chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu lý hóa đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - cột B1
2.3 Các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Nước thải sau xử lý của Trạm XLNT Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc được xả thải ra sông Cổ Cò, nước mặt trên sông Cổ Cò được sử dụng chủ yếu vào tưới tiêu, giao thông qua lại trên sông, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, không sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt
2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Các đối tượng xả nước thải trong khu vực tiếp nhận nước thải chủ yếu là các hộ gia đình, các hộ kinh doanh nhỏ và lẻ, không có các hoạt động công nghiệp, sản xuất trong khu vực này Vì vậy, nước thải phát sinh từ các dự án này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của người dân
Nước thải phát sinh từ các cơ sở đều được xử lý theo quy định trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu đô thị Đặc trưng nguồn thải là nước thải sinh hoạt chứa chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, vi sinh vật gây bệnh,…
3 Hiện trạng các thành phần môi trường tại địa điểm thực hiện dự án Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động đến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành 03 đợt khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nền tại khu vực thực hiện Dự án Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
3.1 Môi trường không khí và vi khí hậu
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí đợt 1 (27/5/2022)
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
III Bụi & hơi khí độc
1 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 0,17 0,12 0,27 0,18 0,3
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí đợt 2 (03/6/2022)
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
III Bụi & hơi khí độc
1 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 0,19 0,17 0,12 0,21 0,3
Bảng 3.9 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí đợt 3 (10/6/2022)
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
III Bụi & hơi khí độc
1 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 0,21 0,17 0,18 0,12 0,3
- Dấu (-): Không có trong quy chuẩn
- K1: Mẫu khí lấy tại vị trí ranh giới phía Đông dự án (X: 15,939830; Y: 108,278596)
- K2: Mẫu khí lấy tại giữa khu vực dự án (X: 15,938997; Y: 108,276149)
- K3: Mẫu khí lấy tại vị trí ranh giới phía Tây dự án (X: 15,937430; Y: 108,273909)
- K4: Mẫu khí lấy tại vị trí ranh giới phía Nam dự án (X: 15,932410; Y: 108,278212)
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng
- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- (*) – QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, tại khu vực thông thường, cột từ 6h đến 21h
Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí tại thời điểm lấy mẫu cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT
3.2 Môi trường nước ngầm
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm đợt 1 (27/5/2022)
TT Tên chỉ tiêu ĐV tính Kết quả Quy chuẩn so sánh
2 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 80 84 500
8 Coliforms MPN/100ml KPH KPH 3
Bảng 3.11 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm đợt 2 (03/6/2022)
TT Tên chỉ tiêu ĐV tính Kết quả Quy chuẩn so sánh
2 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 78 89 500
8 Coliforms MPN/100ml KPH KPH 3
Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm đợt 3 (10/6/2022)
TT Tên chỉ tiêu ĐV tính Kết quả Quy chuẩn so sánh
2 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 89 92 500
8 Coliforms MPN/100ml KPH KPH 3
- NN 1 : Mẫu nước giếng lấy tại khu vực giếng khoang phục vụ tưới cây trong khu vực dự án (X: 15,935680; Y: 108,277638)
- NN 2 : Mẫu nước giếng lấy tại khu vực giếng khoang phục vụ tưới cây trong khu vực dự án (X: 15,936006; Y: 108,277209)
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước ngầm tại thời gian lấy mẫu cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT
3.3 Môi trường nước mặt
Bảng 3.13 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT Thông số ĐV tính
10 Tổng dầu, mỡ mg/l KPH
- NM: Mẫu nước lấy tại sông Cổ Cò (X:15,935881; Y: 108,2883425)
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng
- Dấu (-): Không có trong quy chuẩn
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2
Nhận xét: Căn cứ kết quả phân tích trên cho thấy: môi trường nước mặt của sông Cổ Cò tại thời điểm lấy mẫu chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu lý hóa đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - cột B1
* Đánh giá tính phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án
Qua kết quả lấy mẫu giám sát môi trường nền tại khu vực dự án nhận thấy rằng, chất lượng môi trường nền tại nơi thực hiện dự án tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm Loại hình hoạt động của dự án là khu dân cư; chủ dự án sẽ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình bảo vệ môi trường để thu gom, xử lý toàn bộ chất thải phát sinh tại dự án trước khi đưa vào hoạt động nên quá trình hoạt động của dự án gây tác động đến môi trường là không đáng kể Do đó, dự án hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực.
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
1.1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất
Trong khu vực không có dân cư sinh sống, mà chủ yếu là mồ mã, cây trồng của người dân và 01 trại gà Chính vì vậy, trong giai đoạn này, chủ dự án sẽ tiến hành di dời mồ mã, tháo dỡ 01 trại gà và phá bỏ cây cối, phát quang mặt bằng
Khối lượng di dời như sau:
- 01 trang trại gà diện tích 847,3 m 2
- 127 mồ mã: 13 mộ đất, 114 mộ xây
Nhận xét: Việc chiếm dụng đất luôn là vấn đề gây ra nhiều tác động trong đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người dân tại khu vực Chủ dự án sẽ có biện pháp đền bù, giải tỏa phù hợp để đảm bảo an sinh đời sống người dân bị ảnh hưởng
1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Các nguồn tác động chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm:
- CTR từ quá trình phá dỡ nhà cửa, di dời mộ
- CTR (cây cỏ, bụi rậm ) từ quá trình phát quang dọn dẹp mặt bằng
- CTR của công nhân tham gia thực hiện quá trình chuẩn bị mặt bằng
* Đánh giá tác động hoạt động
Khi tiến hành xây dựng dự án, sẽ tiến hành đào các ngôi mộ hiện hữu lên và chuyển đến khu vực nghĩa trang của địa phương chôn cất lại Quá trình đào và cải táng mộ sẽ được tiến hành riêng rẽ theo từng hộ gia đình nên tác động đến môi trường trong quá trình này không đáng kể Những tác động trong quá trình di dời mộ là:
- Tác động đến môi trường không khí: Trong quá trình đào đất lên để cải táng sẽ phát sinh bụi đất, ở trạng thái lơ lửng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người đi cải táng mộ, ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực Tuy nhiên, khối lượng và thời gian đào đắp đất ngăn, khu vực dự án rộng, mặt bằng thoáng nên sẽ hạn chế ảnh hưởng của bụi đến người đi cải táng Do hầu hết các mộ đã được chôn cất.khá lâu, theo thời gian đã được phân hủy nên khi cải táng hầu như không có mùi phát sinh, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người đi cải táng
- Tác động đến môi trường nước: Hầu hết việc cải táng các ngôi mộ diễn ra trong thời gian rất ngắn nên việc cải táng sẽ không có nước thải phát sinh từ sinh hoạt của những người tham gia cải táng Đồng thời chiều sâu đào đất không đáng kể, diện tích đào nhỏ, các ngôi mộ nằm rãi rác, nên tác động này không cao
- Tác động do CTR: Việc giải tỏa các phần mộ sẽ xuất hiện các loại CTR như tiểu sánh, ván gỗ, hương đèn, hàng mã, bao bì, CTR từ hoạt động đập mồ mã… lượng CTR này nếu không được thu gom sẽ làm mất vẻ mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí
- Tác động đến phong tục, tín ngưỡng của người dân: Việc di dời mộ ra khỏi khuôn viên dự án sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng của người dân, làm thay đổi phong tục cúng bái của người dân từ trước đến nay Nếu không có phương án cái táng, di dời hợp lý sẽ ảnh hưởng trực xấu đến cuộc sống của người dân
* CTR từ quá trình phá dỡ nhà cửa, di dời mộ:
- Trong phạm vi dự án chỉ có 01 trang trại gà, CTR phát sinh chủ yếu là tôn, gỗ, xà bần Ước tính khối lượng xà bần phát sinh trong quá trình này khoảng 10 tấn Với số lượng CTR lớn như vậy, chủ dự án sẽ phối hợp với đơn vị thi công xử lý đúng nơi quy định không xả ra môi trường
Với số lượng mộ trong khu vực dự án là 127 ngội mộ Đối với ngôi mộ cần di dời, CTR phát sinh bao gồm tiểu sành, ván, vải… Ngoài ra, còn có các loại CTR khác trong khi cải táng như các loại hương đèn, hàng mã, bao bì của người đi cải táng, ước tính 0,5-1 kg/mộ được cải táng Như vậy, tổng khối lượng CTR phát sinh trong quá trình di dời mộ khoảng 63,5 – 127 kg
* Chất thải rắn (cây, cỏ, bụi rậm,…) từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng:
Với diện tích dọn dẹp mặt bằng 99.419,7 m 2 là tương đối lớn thì khối lượng chất thải phát sinh tương ứng sẽ cao nên việc xác định chính xác lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này rất khó khăn do sự phức tạp và đa dạng về thành phần, tính chất chất thải
- Đối với lượng đất bóc hữu cơ: diện tích bóc đất hữu cơ khoảng 94.898,5 m 2 (chủ yếu thuộc phần đất mặt nước và đất trồng cây nông nghiệp) Chiều cao lớp đất bóc khoảng 0,5m Như vậy, lượng đất bóc hữu cơ thải bỏ khoảng 47.449,25 m 3 ~ 71.173,875 tấn (với tỷ trọng 1,5 T/m 3 )
- Đối với thảm thực vật chặt bỏ: khu đất thực hiện dự án chủ yếu chỉ có cây bụi và thảm cỏ, do đó khối lượng sinh khối thực vật thải ra do phát quang ước tính sơ bộ khoảng từ 10 - 12 tấn
Dự án sẽ có phương án thu gom, xử lý phù hợp nhằm tránh tập kết, đốt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dự án
* CTR của công nhân tham gia thực hiện quá trình chuẩn bị mặt bằng Để thực hiện quá trình phát quan chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án, giai đoạn này cần khoảng 10 lao động tham gia, quá trình thực hiện chỉ khoảng 10 – 15 ngày công nhân trong giai đoạn này làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của công nhân chủ yếu là bao bì đựng thức ăn, bao ni lông, chai lọ bằng nhựa, thủy tinh, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa, … Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày khoảng 5,3kg/ngày
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng chủ yếu là xà bần, sinh khối thực vật và một lượng nhỏ chất thải rắn sinh hoạt Mặc dù phần lớn các chất thải rắn trong giai đoạn này trơ với môi trường nhưng nếu không được thu gom, vận chuyển đi xử lý mà lưu giữ tại công trường sẽ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực Do đó, chúng tôi đã hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và đưa đi xử lý lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn này theo đúng quy định
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động Ở mục này chỉ tiến hành đánh giá chung tác động khi dự án đi vào hoạt động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường chung cho toàn dự án Đối với các dự án đầu tư vào các lô đất quy hoạch công trình công cộng của các nhà đầu tư thứ cấp sẽ tiến hành lập hồ sơ môi trường riêng theo quy định của pháp luật
2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải
* Nguồn gây tác động đến môi trường không khí
Khí thải từ các phương tiện giao thông lưu thông trong khu vực Dự án
Khi dự án đi vào khai thác phương tiện chủ yếu là xe máy và ô tô Các loại phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí Tuy nhiên, hầu hết các loại xe lưu thông hiện nay đều là những loại xe đời mới, đạt các tiêu chuẩn về đăng kiểm ATKT và BVMT mới được lưu thông nên nhìn chung mức độ phát thải khí thải gây ô nhiễm môi trường là không đáng kể và chỉ ảnh hưởng mang tính cục bộ
Dân số dự án khoảng 1.264 người, tương đương khoảng 316 hộ Định mức tính toán là mỗi hộ là 02 xe máy Như vậy, tổng số lượng xe tham gia lưu thông trong khu vực dự án được dự báo khoảng 632 xe
Bảng 4.23 Quy đổi lượng xe ra vào dự án
Lượng xe quy đổi ra xe con 190
Ghi chú: Hệ số quy đổi lấy từ TCVN 4054:2005: Đường ô tô - Tiêu chuẩn thiết kế
Theo số liệu tiêu chuẩn phát thải Euro 2 thì định mức phát thải các chất ô nhiễm
Bảng 4.24 Hệ số ô nhiễm khói thải ô tô
STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/km)
Tải lượng các chất ô nhiễm trong môi trường không khí tính theo công thức sau:
Tải lượng đơn vị (mg/m.h) = Lưu lượng xe (xe/h) × Hệ số ô nhiễm (mg/xe.m) Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.25 Tải lượng chất ô nhiễm của phương tiện giao thông
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm
Tải lượng đơn vị
Tải lượng đơn vị (mg/m.s)
CO 2,2 17,2 0,0048 Áp dụng công thức (1) để xác định nồng độ các chất ô nhiễm của nguồn thải này Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.26 Nồng độ các chất ô nhiễm do đốt cháy nhiên liệu của phương tiện giao thông
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m 3 )
HC+NO x CO HC+NO x CO HC+NO x CO HC+NO x CO
Nhận xét: Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy các chất gây ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào khu vực thấp hơn giới hạn cho phép rất nhiều Trong thực tế, nếu phương tiện giao thông không quá cũ thì tác động từ nguồn này hầu như không có
* Nguồn gây tác động đến môi trường nước a Nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp được tính toán tại bảng 1.4 (trừ nước tưới cây rửa đường, nước dự phòng thất thoát và nước chữa cháy) cụ thể như sau:
Bảng 4.27 Lưu lượng nước thải
Stt Thành phần dùng nước Lượng nước thải phát sinh
2 Nước thương mại dịch vụ, công cộng 18,96
Hiện nay, nước thải phát sinh từ hộ gia đình được chia ra làm 02 loại nước chính: nước đen và nước xám Nước đen là nước từ hầm tự hoại, còn nước rửa, giặt, tắm là nước xám Phần lớn các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là từ nước đen bao gồm: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng
Bảng 4.28 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ dự án khi chưa qua xử lý (1.264 người)
TT Chỉ tiêu ô nhiễm Hệ số phát thải
Tổg thải lượng (kg/ngày)[2]
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)[3]
6 Chất hoạt động bề mặt 2 – 2,5 (*) 2,5 – 3,2 12,1 – 15,2
- [1]: (*) - TCXDVN 7957:2008 – Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam về Thoát nước – Mạng lưới và Công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế
(**) - WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993 (Định mức cho một người)
- [2]: Tổng thải lượng = Hệ số phát thải * Số người (Số người: 1.264 người)
- [3]: Nồng độ chất ô nhiễm chưa xử lý = Tổng thải lượng/Lượng nước thải
- QCVN 14:2008/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
Như vậy, có thể nhận thấy nước thải sinh hoạt của dự án sau khi được xử lý bằng bể tự hoại thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải giảm đi nhiều so với trước khi xử lý Do vậy, dự án sẽ sử dụng bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của hộ gia đình trước khi đấu nối ra cống thoát nước chung b Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo đất, cát, rác và cành cây mục Nồng độ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn tùy thuộc vào bề mặt nước mưa chảy qua Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) nên có thể thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần xử lý Đồng thời vấn đề mỹ quan tại dự án sẽ được đặc biệt lưu ý trong suốt thời gian hoạt động, do vậy mà các không gian cây xanh, thảm cỏ, đường giao thông nội bộ luôn được nhân viên dọn dẹp đảm bảo vệ sinh, do vậy sẽ không xảy ra tình trạng chất thải rắn bị phát tán tràn lan, dẫn đến việc sẽ hạn chế tối đa được việc nước mưa chảy tràn cuốn theo các tạp chất trên để gây ô nhiễm môi trường nơi tiếp nhận Vậy có thể đánh giá nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động là nguồn gây tác động không đáng kể, mang tính chất ngắn hạn và hoàn toàn có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp được nêu trong chương 4 của báo cáo
Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống (l/s) được xác định theo TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế có công thức như sau:
Q = q.C.F (l/s) Trong đó: q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F: Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (F = 9,95 ha)
C: Hệ số dòng chảy, C = 0,53 (C lấy trung bình của bề mặt mái nhà, mặt phủ bên tông và mặt cỏ, vườn công viên độ dốc 1-2%)
Bảng 4.29 Xác định hệ số dòng chảy C
Tính chất bề mặt thoát nước Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P (năm)
Mái nhà, mặt phủ bêtông
Mặt cỏ, vườn công viên (cỏ