1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

SƯU TẬP TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH HUẾ pot

7 597 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 130,53 KB

Nội dung

Có thể xem tranh gương cung đình Huế là một loại hình tranh mang bản sắc riêng của Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng.. Về chất liệu thì loại tranh này dùng

Trang 1

SƯU TẬP TRANH GƯƠNG CUNG

ĐÌNH HUẾ

Trang 2

Có thể xem tranh gương cung đình Huế là một loại hình tranh mang bản sắc riêng của Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng Tranh gương được đóng trong những khung gỗ chạm thếp vàng, khá cầu kỳ, thực sự là những bức tranh độc lập Về chất liệu thì loại tranh này dùng chất liệu là bột màu pha keo, hoặc sơn, được vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của gương (vẽ màu hoặc khảm trực tiếp theo lối “phản họa” lên mặt gương - tức vẽ kiểu âm bản ở mặt sau để nhìn mặt trước thành dương bản) Tuy nhiên rất quý như vậy nhưng cho đến nay dòng tranh này vẫn ít được chú ý nghiên cứu nếu không nói là gần như bị lãng quên

Tranh gương (hay tranh kính) là một dạng di sản khá đặc biệt, vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể Hầu hết các tranh gương có giá trị còn lại hiện nay đều là sản phẩm của triều Nguyễn để lại, chúng được trưng bày, tàng trữ tại khá nhiều nơi, như tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, các cung điện, lăng tẩm, đền miếu và lạc cả ra ngoài địa bàn các di tích, tổng cộng chừng non trăm bức Có thể xem tranh gương cung đình Huế là một loại hình tranh mang bản sắc riêng của Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng Tranh gương được đóng trong những khung gỗ chạm thếp vàng, khá cầu kỳ, thực sự là những bức tranh độc lập Về chất liệu thì loại tranh này dùng chất liệu là bột màu pha keo, hoặc sơn, được vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của gương (vẽ màu hoặc khảm trực tiếp theo lối “phản họa” lên mặt gương - tức vẽ kiểu âm bản ở mặt sau để nhìn mặt trước thành

Trang 3

dương bản) Tuy nhiên rất quý như vậy nhưng cho đến nay dòng tranh này vẫn ít được chú ý nghiên cứu nếu không nói là gần như bị lãng quên

Theo thống kê của chúng tôi, hiện tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế có 19 bức, trong đó có 6 bức treo tại điện Long An Ngoài ra,

trong kho của Bảo tàng còn lưu trữ 13 bức tranh khác nhưng có đến 9 bức chỉ còn khung tranh, 4 bức tranh còn lại đều đã bị hư hỏng nghiêm trọng Cũng nói thêm là cách đây ít lâu 8 bức tranh ít bị hư hỏng hơn đã được đưa ra treo tại điện chính cung Diên Thọ sau khi được tu bổ Tại lăng Tự Đức hiện có 24 bức, treo tại 2 điện Hòa Khiêm và Lương

Khiêm Các bức tranh này đa số đều là tranh cao cấp có thơ ngự chế Khác với lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị có 23 bức, nhưng lại có đến17 bức vẽ tĩnh vật, chủ đề bát bửu cổ đồ, cỡ tranh 74cm x 94cm Đáng chú

ý có 4 bức tranh lớn rất đặc biệt chia ô trang trí, khổ tranh đến 1,93m x 2,33m, mỗi bức chia thành 12 ô, 6 ô vẽ hoa trái, 6 bức viết thơ Các lăng Minh Mạng, Đồng Khánh cũng có tranh gương nhưng đều là tranh tĩnh vật Lăng Minh Mạng có 4 bức, lăng Đồng Khánh có 10 bức Loại tranh tĩnh vật dạng này còn có tại chùa Báo Quốc và một số phủ thờ tại Huế

***

Theo Thái Văn Kiểm, tác giả cuốn Cố đô Huế, thì loại tranh gương cung đình đều có nguồn gốc từ Trung Quốc Nguyên là vua Thiệu

Trị(1841-1847) có tập thơ Thần kinh nhị thập cảnh, vịnh 20 cảnh đẹp

Trang 4

của đất Huế, đã gởi các bài thơ này qua Trung Quốc đặt vẽ Mỗi bài thơ này được thể hiện thành một bức tranh gương, sau đó mới mang trở về kinh đô Huế, treo tại các miếu điện

Nhưng cố Giáo sư Chu Quang Trứ thì cho rằng, tranh gương Huế có đến 3 nguồn xuất xứ khác nhau:

-Loại tranh gương gắn liền với các bài thơ ngự chế có đề rõ niên đại

“Thiệu Trị ất Tỵ”(1845), là loại tranh do triều đình Huế đặt hàng tại Trung Quốc Đây là các bức tranh có giá trị nhất và được xếp vào loại tranh cao cấp

-Loại tranh không đề thơ nhưng có đề chủ đề tranh, chủ yếu thể hiện các tích truyện lịch sử của Trung Hoa như : Nhậm dụng tam kiệt, Chiêu nho giảng kinh, Dạ phân giảng kinh hiện được treo tại lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc Nhưng đây là loại tranh do người Trung Quốc vẽ sẵn, bày bán ở các hiệu, được các sứ bộ của triều đình nhà Nguyễn sang nhà Thanh mua về

-Loại tranh thứ ba, đều là tranh tĩnh vật, treo tại lăng Minh Mạng, lăng Đồng Khánh, là loại tranh bắt trước tự phát hàng nhập Những tranh này do người Việt Nam vẽ ở cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20(1)

***

Về mặt chủ đề nội dung, tranh gương cung đình Huế về cơ bản cũng gồm 3 loại chính, gần như trùng hợp cách phân loại tranh của Gs Chu

Trang 5

Quang Trứ

-Loại tranh cao cấp “thi họa” hay tranh thơ ngự chế là loại tranh vịnh cảnh, hiện tại Huế còn lại 40 bức khá nguyên vẹn Các bức tranh này cũng chia làm một số loại như tranh đề vịnh các cảnh đẹp của đất Thần kinh (chủ yếu là 20 cảnh đã được vua Thiệu Trị xếp hạng); tranh minh họa các bài thơ đề vịnh các mùa trong năm, vịnh các cảnh mà vua bất chợt tức cảnh đề thơ

Dù chủ đề có khác nhau nhưng về kỹ thuật vẽ tranh và cách phối màu của loại tranh này đều cơ bản giống nhau: “ Hầu hết những tranh này thiên về bảng màu lạnh, cảnh sắc và cả mái nhà đều là màu xanh, mây trời cũng trắng xanh, chỉ có cột nhà đỏ và viền nét vàng Tất cả được vẽ rất chi tiết, mảng màu vờn chuyển sắc độ tinh tế, các nhân vật được tỉa tót tỉ mỉ, bố cục dựa trên viễn cận xã hội theo tâm lí ngược với chiều nhìn tự nhiên Họa gia tưởng tượng những cảnh trong thơ của vua

Thiệu Trị theo thiên nhiên xứ lạnh mà họ đang sống và thể hiện theo lối

“công bút” rất cẩn thận Những tranh này vẽ trực tiếp lên mặt sau của kính, vẽ và viết theo lối “bản âm” để khi nhìn mặt trước trở thành bản dương, màu ngoài vẽ trước, màu trong vẽ sau và cuối cùng mới vẽ màu nền Màu tốt bền, ngày nay vẫn giữ nguyên”(2)

- Loại tranh không đề thơ nhưng có đề rõ chủ đề tranh như trên đã nói,

là loại tranh minh họa cho các điển tích trong lịch sử của Trung Hoa như: Nhậm dụng tam kiệt, nói về Hán Cao Tổ dùng 3 người tài, Chiêu nho giảng kinh, nói về tích Hán Tuyên đế mời thầy giáo đến giảng kinh

Trang 6

sách, còn Dạ phân giảng kinh là tích Hán Quang Vũ tổ chức giảng kinh vào lúc nửa đêm.vv Về kỹ thuật vẽ của loại tranh này, theo đánh giá của giáo sư Chu Quang Trứ “ tuy vẽ không kỹ bằng những bức tranh

có thơ “Ngự chế”, nhưng cũng tỉa tót tỉ mỉ, thiên về dùng màu đỏ ấm nhưng pha chế không kỹ nên nhiều mảng bị ố”(3)

-Loại tranh vẽ tĩnh vật thì chỉ xoay quanh 2 chủ đề chính là bát bửu cổ

đồ và các loại hoa quả.Trái với ý kiến của giáo sư Chu Quang Trứ, một

số nhà nghiên cứu ở Huế lại đánh giá khá cao chất lượng nghệ thuật của các bức tranh gương thuộc loại này : “Sự hiện diện của tranh gương tĩnh vật thời Nguyễn được chứng tỏ qua 10 bức tranh gương cỡ 50 x 60cm, treo trên tường các cột ngoài của chính điện lăng Đồng Khánh Họa tiết gồm bình hoa quả phẩm, lư trầm hay nghiên bút đặt trên

những kỷ biến đổi nhiều dáng, được viền bằng những đường hồi văn; màu sắc phong phú, thường là màu nền khói hương, hoặc xanh da trời, hoặc đen huyền, trên đó nổi bật màu đỏ chu của kỷ, màu xanh ngọc của bình hoa làm cho bức tranh tĩnh vật nào cũng lộng lẫy mà có duyên thầm”(4)

***

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, mặc dù là một loại hình tranh rất độc đáo, mang bản sắc đặc trưng của mỹ thuật cung đình Huế thời

Nguyễn, nhưng đến nay vẫn chưa có một sự quan tâm đầu tư nghiên cứu và bảo tồn đúng mức về tranh gương cung đình Huế Trước mắt, theo chúng tôi, cần mạnh dạn có sự sắp xếp và trưng bày lại các bức

Trang 7

tranh gương theo các chủ đề thống nhất trên địa bàn các di tích Và nên chăng, trong mỗi dịp lễ hội(như Festival 2004 sắp tới) có thể chọn lựa

từ số tranh hiện còn tại Huế để thiết lập một phòng triển lãm về tranh gương Huế Bên cạnh mảng tranh cung đình nên đưa thêm cả mảng tranh gương dân gian để tạo ra sự đối sánh giữa hai dòng tranh cùng vẻ phong phú của phòng tranh Chắc chắn phòng triển lãm độc đáo này sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều người yêu nghệ thuật Bởi tại Huế, những sản phẩm của nghệ thuật truyền thống mà du khách có thể thưởng lãm vẫn còn quá ít ỏi so với những gì Huế đã từng có

Phan Thanh Hải

Chú thích:

(1-3) Nguyễn Tiến Cảnh (chủ biên), Mỹ Thuật Huế Viện Mỹ Thuật-Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, 1992, tr.107-109

(4) Nguyễn Hữu Thông (chủ biên), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế Nxb Hội nhà văn-1992.tr.167

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w