3 Tạp chí chăn nuôi số 6 - 09 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ViêmkhớpởlợndoMycoplasma Khuất Chi Mai* * Đau khớp thường thấy ởlợn tơ, còn viêm đa khớp có thể xảy ra ởlợn trưởng thành. Viêmkhớp có thể xảy ra đơn thuần hoặc kết hợp với những tổn thương khác doviêm nhiễm. Có trường hợp phải loại thải trên 20% lợn giống vì mắc bệnh này, gây tổn thất lớn về kinh tế. Nguyên nhân bệnh: Viêmkhớpởlợn tơ thường do nhiễm trùng cơ hội bởi nhiều tác nhân (Streptococci, Staphylococci, Arcanobacter ). Còn ở viêm đa khớp (nhiễm trùng và viêm nhiều hơn Một khớp thường xảy ra ởlợn trưởng thành (triệu chứng riêng rẽ hoặc kết hợp), có những tổn thương do nhiễm trùng Mycoplasma hyosnoviae (gọi tắt là M.hyos). Đây là một vi sinh vật giống như một vi chủng khuẩn có kích thước nhỏ, lan tràn trong những quần thể lợn, dễ dàng lây lan qua phân, qua gió. Hai chủng Mycoplasma khác phổ biến ở lợn: Mycoplasma hyopneumoniae (gây dịch viêm phổi cục bộ - SEP) cho lợn và một chủng (thường khó chẩn đoán) là Mycoplasma hyorhinis (gây bệnh về hô hấp và què ngẫu nhiên). Nên chú ý là 3 tác nhân này tách biệt và không có miễn dịch chéo. Như vậy, nếu dùng lan tràn văcxin M.hyopneumoniae để khống chế viêm phổi cục bộ thì không có hiệu lực phòng ngừa lây nhiễm M.hyos và viêmkhớp kế phát. Chưa có văcxin phòng hai loại Mycoplasma kia. M.hyo sống tại amiđan của nhiều lợn và có thể lan truyền trong cơ thể qua hệ tuần hoàn trước khi vào khu trú tại các khớp. Vi khuẩn cũng có thể thải qua hơi thở, nước bọt, phân và nhanh chóng lây nhiễm giữa các cá thể lợn. * Hội Chăn nuôi Việt Nam Triệu chứng: Triệu chứng rõ nhất là lợn bì què (thường là chân sau), đi khập khiễng, ngồi bệt trên hai chân sau. Có những u sưng (bên trong có dịch viêm) nổi lên ở sau khoeo. Khi bộc lộ khớp viêm, thấy sưng bao hoạt dịch. Biểu hiện lâm sàng của viêmkhớpMycoplasma biến động theo tuổi và theo mức độ nghiêm trọng của lây nhiễm. ở những lợn đang sinh trưởng (từ 10 tuần tuổi) bất ngờ bị què một chân hoặc trệt cả hai chân (ngồi bệt trên hai chân sau như chó ngồi), không thể tự đứng dậy được do đau và sưng các khớp. Lợn đực giống trẻ và lợn nái hậu bị thay thế mới nhập về trại cũng dễ bị bệnh viêmkhớp M.hyos tấn công (Lợn địa phương không mấy khi viêm khớp). Tuy triệu chứng thể hiện rõ ở (hai) chân sau, nhưng nhiễm trùng xảy ra ở các khớp của bất cứ chân nào. Đa số lợnviêmkhớp không sốt, nhưng nếu viêm nặng có thể sốt 40 0 C. Tiến triển bệnh Với lợn đang sinh trưởng, bệnh thường xảy ra ở những đàn nuôi trên nền xi măng, thường tiếp xúc với phân, tạo nên chu kỳ lây bệnh liên tiếp (rất hiếm trường hợp xảy ra ởlợn được nuôi trên sàn thưa). Thời gian tồn tại của vi khuẩn thường là 4 tuần nếu khô ráo và lâu hơn nếu ẩm ướt. Biểu hiện lâm sàng ởlợn cái hậu bị (nhất là lợn 75 - 80kg) thường rõ hơn so với lợn đực. Điều đó có thể do những biến đổi hormon xảy ra ởlợn cái hậu bị sau dậy thì. Bình thường xảy ra về mùa đông hoặc sau khi nhiệt độ không khí hạ xuống đột ngột. Biểu hiện lâm sàng có thể khỏi sau vài ngày, nhưng nếu không chữa kịp thời dễ chuyển sang què mạn tính dẫn đến phải loại thải. 4 Tạp chí chăn nuôi số 6 - 09 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chẩn đoán Có thể nghi ngờ bệnh viêmkhớp nếu lợn nuôi trên nền cứng mà bỗng nhiên có nhiều con cùng bị què. Cũng khó chẩn đoán vì vi khuẩn phát triển trong những khớp bị viêm của những lợn không được điều trị. Tuy vậy, cũng có thể phát hiện được nếu hiệu giá kháng thể trong những mẫu máu tăng lên ởlợn bệnh sau 2 - 3 tuần. Nếu mổ bệnh tích, sẽ thấy bao hoạt dịch bị viêm. Điều trị Có thể dùng những liệu pháp kháng mycoplasma và với những lợn bị cấp tính, cần chữa trị trong 3 - 5 ngày. Tiamulin, lincomycin và tylosin có thể dễ dàng ngấm vào các khớp và cho đáp ứng thỏa đáng. Dùng tetracyclin không hiệu quả vì không ngấm vào khớp được dễ dàng. Thất bại lớn nhất trong điều trị là chỉ chữa 1 - 2 ngày, trong khi đáng lẽ phải chữa 1 tuần (hoặc lâu quá, không tự ăn uống được, cần nuôi cách ly và có chế độ điều trị chăm sóc riêng). Phòng bệnh: Bệnh sinh ra do kết hợp giữa nhiễm trùng và stress (nhất là sau quá trình di chuyển hoặc xáo trộn đàn). Để giảm nguy cơ bệnh ởlợn đang sinh trưởng, cần cải thiện vệ sinh môi trường bằng cách vệ sinh tẩy uế chuồng trại, quét vôi nền chuồng. Cần tránh nuôi trên nền đất vì khó tẩy uế. Kết luận Viêmkhớpdo M.hyos tuy là bệnh cục bộ, nhưng có thể tồn tại trong cơ sở nuôi lợn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật. Nếu áp dụng đúng đắn các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, có thể giảm được nguy cơ bệnh. Hiện chưa có vacxin phòng bệnh. (Nguồn: Pig Site, February 2009) - (Mycoplasma Arthritis in pigs). . bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Viêm khớp ở lợn do Mycoplasma Khuất Chi Mai* * Đau khớp thường thấy ở lợn tơ, còn viêm đa khớp có thể xảy ra ở. Viêm khớp ở lợn tơ thường do nhiễm trùng cơ hội bởi nhiều tác nhân (Streptococci, Staphylococci, Arcanobacter ). Còn ở viêm đa khớp (nhiễm trùng và viêm nhiều hơn Một khớp thường xảy ra ở. trùng xảy ra ở các khớp của bất cứ chân nào. Đa số lợn viêm khớp không sốt, nhưng nếu viêm nặng có thể sốt 40 0 C. Tiến triển bệnh Với lợn đang sinh trưởng, bệnh thường xảy ra ở những đàn