Áo dài – trang phục truyền thống Việt Nam Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam. Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam. “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu, dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”. Áo dài, chiếc áo cổ truyền thướt tha mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, chiếc áo dài truyền thống luôn là niềm tự hào của người Việt Nam. Áo dài Việt Nam có từ rất lâu. Vào thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam vẫn mặc váy. Nhưng vào năm 1744 dưới triều đại nhà Nguyễn, Vũ Vương, một viên quan cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam đã có ý yêu cầu thay đổi trang phục cho đàn ông lẫn đàn bà theo kiểu áo buộc giây hoặc cài nút xẻ phía trước với quần dài phủ giầy. Những năm sau đó vào thời Pháp thuộc, từ chiếc áo tứ thân buộc giây đã được cải biến thành chiếc áo dài hai tà và được mặc với quần ống rộng dài. Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp), bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏ thì áo dài xanh, đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt… Nói chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm. Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta đều dùng đến nó. Có lẽ vì sự phổ biến này nên áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người Việt Nam. Bộ trang phục này càng thú vị hơn khi đó là trang phục cho cả nam và nữ. Áo dài may cho nữ thường bó sát người, có tà xẻ cao; còn cho nam giới bao giờ cũng rộng rãi. Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác. Chiếc áo dài ngày càng được cải tiến theo nhiều kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chiếc áo dài hai tà. Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “quốc phục” của Việt Nam. Không chỉ trong các cuộc thi hoa hậu, thi người đẹp Việt Nam không thể thiếu áo dài, chiếc áo dài Việt Nam đã có mặt ở các sự kiện lớn, cuộc thi sắc đẹp quốc tế và nó được đón nhận với sự trân trọng và ưa thích. Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh. Trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009 (Mrs. World Peagant 2009) tại Việt Nam khác biệt duy nhất so với những cuộc thi đã diễn ra từ nhiều năm nay chính là ở phần thi trình diễn áo dài Việt Nam, trong phần mở đầu của đêm chung kết tất cả các thí sinh xuất hiện trong trang phục áo dài của nước chủ nhà. Theo ông David Z.Marmel, Chủ tịch Tổ chức Mrs. World Peagant, tà áo dài Việt Nam từ lâu đã nhận được sự mến mộ của nhiều du khách nước ngoài bởi vẻ đẹp tha thướt, dịu dàng và tôn vinh vóc dáng đẹp của người phụ nữ. Không chỉ Hoa hậu của các nước mà ngay cả bản thân ông cũng đã rất háo hức chờ đợi màn trình diễn áo dài của các thí sinh. Vừa qua trong "Ngày Việt Nam tại Tây Ban Nha" vào trung tuần tháng 12/2009, 30 mẫu thiết kế của nhà thiết kế David Minh Đức đã được khoe sắc tại châu Âu. Áo dài Việt Nam đã được biểu diễn tại kinh đô thời trang Milan (Italy) và Madrid (Tây Ban Nha). Bộ sưu tập đã cung cấp cho bạn bè quốc tế cái nhìn bao quát về quá trình hình thành, phát triển của trang phục dân tộc Việt, từ áo dài cổ xưa cho đến hiện nay, từ hình ảnh cô thôn nữ đến các nữ sinh đến trường, hay những buổi dạ tiệc và đặc biệt, hình ảnh chiếc áo dài cách tân để mặc trong các nghi lễ cưới hỏi. 30 bộ áo dài được chọn giới thiệu lần này nằm trong dự án 1.000 mẫu áo chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hình ảnh những sinh viên duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài đồng phục đang đạp xe hoặc bước bộ trên đường đến trường, trông thật quyến rũ. Và đây cũng là điều gây ấn tượng đặc sắc cho du khách đến Việt Nam. Người nước ngoài đến Việt Nam không chỉ thích ngắm mà còn rất thích mặc áo dài. Ở các lễ hội, nhiều du khách và các nghệ sĩ nước ngoài khi đến dự và biểu diễn cũng đã chọn mặc áo dài và thấy rất thích thú. Áo dài là món quà kỉ niệm mà nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là các thiếu nữ, đã chọn khi ở Việt Nam. Tại các trung tâm du lịch lớn, đặc biệt là phố cổ Hội An (Quảng Nam) nổi tiếng với những hiệu chuyên may áo dài phục vụ nhu cầu khách tham quan du lịch. Khách hàng còn có thể chỉ cần tìm hiểu qua website, gửi thư điện tử cho một hiệu may bất kỳ sẽ có được một bộ áo dài ưng ý. Ngày nay ở Việt Nam, chiếc áo dài truyền thống không chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại như Tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội, các hội nghị, tiếp khách nước ngoài, trình diễn nghệ thuật, sinh nhật, đám cưới, lên chùa… mà cả trong ngày thường, nhất là ở các cơ quan ngoại giao, giáo dục, hàng không, bưu điện, du lịch, dịch vụ… Phương Anh (tổng hợp) Trang phục truyền thống: sức hấp dẫn của áo dài Việt (P4) Thứ năm, 25/02/2010 03:02 (2Sao) – Áo dàiđại diện cho nước Việt ta đã tồn tại từ bao đời, qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn còn vẹn nguyên nét thuần khiết và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Quốc phục được tôn vinh với tất cả niềm kiêu hãnh từng đi vào bao áng văn chương, ẩn hiện qua nhiều câu hát và sống dậy ở đời thực vẫn chưa bị bào mòn theo thời gian. Những thế hệ con rồng cháu tiên mãi mãi tự hào với vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài dân tộc. Nói bao nhiêu cũng không thấy đủ, đong bao nhiêu cũng không thấy vừa bởi sức mạnh trên từng tà áo là điều đã được kiểm chứng theo suốt chiều dài lịch sử. Chiếc áo dài thời xa xưa còn khá giản đơn trong thiết kế nhưng vẫn tôn vinh nét duyên dáng của người mặc. Không bó sát vào những đường cong cơ thể, áo dài cổ xưa được may hơi rộng, phủ bên trong một lớp áo yếm lót. Giai đoạn tiền sử của áo dài cũng chỉ ra rằng có sự phân biệt đẳng cấp ở chất liệu vải dệt, màu sắc thì chủ yếu là các gam trầm, một màu không pha chế thể hiện sự kín đáo, đoan trang của người thiếu nữ. Áo dài thời cổ xưa với nhiều đường may mộc mạc. Áo dài trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cải biên để hiện hữu chính thức hoàn hảo vào những năm của thập niên 2000. Nhìn chung vẫn trên nền kiểu dáng cũ, tuy nhiên áo dài thời nay trông chỉn chu đến từng đường may, kỹ lưỡng đến từng tiểu tiết trang trí nhỏ làm sao để người mặc thấy hài lòng, ưng ý nhất. Cổ áo cách điệu theo nhiều dáng như cổ cao 3 phân, cổ tim, cổ thuyền tròn, cổ yếm… Vạt và đuôi áo may ngắn hoặc dài, hàng khuy lượn trước ngực cũng “lúc ẩn lúc hiện” tùy theo sở thích cũng như ý tưởng sáng tạo của các nhà thiết kế. Áo dài thời nay là sự kết tinh hoàn hảo. Dù được cách tân rất nhiều ở kiểu cách, màu sắc đến dáng điệu, nhưng vẫn còn giữ nguyên nét sắc sảo, tinh tế. Chất liệu để làm áo dài ngày càng trở nên phong phú, từ các loại gấm, nhung, tơ lụa đến satin, voan… Thêu máy được phổ biến, bên cạnh đó vẫn còn cách thêu tay truyền thống, công nghệ cắt ráp tạo ra rất nhiều kiểu mẫu hoa văn độc đáo trên áo dài. Áo dài thực chất chỉ gồm hai phần chính là phần thân áo và chiếc quần dài phủ kín đôi chân. Tạo dáng áo và trang trí toàn thân áo là quan trọng nhất nhưng chính chiếc quần lại là điểm chốt quan trọng, làm cho áo dài khác biệt với bất cứ loại trang phục nào. Không có một qui chuẩn cụ thể, áo dài phóng khoáng với nhiều dáng người. Bất cứ ai cũng đều mặc được áo dài. Áo dài Việt đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế. Áo dài Việt kín đáo mà đầy gợi cảm. Những đường cong quyến rũ đủ sức níu kéo mọi ánh nhìn. Khoác lên người chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã được gìn giữ, truyền thụ lại. Theo chân nhiều người đẹp ra nước ngoài, đến với bạn bè năm châu qua các cuộc thi hoặc gửi gắm tình cảm của những người con xa xứ, đâu đâu cũng thấp thoáng tà áo dài bay bay. . ráp t o ra rất nhiều kiểu mẫu hoa văn độc đ o trên o dài. o dài thực chất chỉ gồm hai phần chính là phần thân o và chiếc quần dài phủ kín đôi chân. T o dáng o và trang trí toàn thân o là. trọng, làm cho o dài khác biệt với bất cứ loại trang phục n o. Không có một qui chuẩn cụ thể, o dài phóng khoáng với nhiều dáng người. Bất cứ ai cũng đều mặc được o dài. o dài Việt đẹp ở. người nước ngoài ưa thích. o dài đã đi sâu v o trong lòng con người Việt Nam. o dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam. “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc o nhiệm màu,