1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô tình hình cán cân thương mại việt nam trong những năm gần đây 2021 đến tháng 6 2023

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình cán cân thương mại Việt Nam trong những năm gần đây (2021 đến tháng 6/2023)
Tác giả Nguyễn Hữu Đức, Lay Sihelene, Lê Minh Hùng, Nguyễn Hoàng Thảo Vân, Diệp Gia Bối, Lý Kiến Văn, Lâm Phúc Điền, Nguyễn Lê Đức Huy
Người hướng dẫn Lê Gia Phúc
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô/Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Namchính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm2007; cùng với việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thư

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VI MÔ/KINH TẾ VĨ MÔ

4 Nguyễn Hoàng Thảo Vân_71802494

5 Diệp Gia Bối_72200005

6 Lý Kiến Văn_72200043

7 Lâm Phúc Điền_B2200034

8 Nguyễn Lê Đức Huy_C2200047

TP.HCM, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục 2Lời mở đầu 3CHƯƠNG 1: Tổng quan về cán cân thương mại 1CHƯƠNG 2: Tình hình cán cân thương mại Việt Nam trong nhữngnăm gần đây (2021 đến nay) 3

2.1 Cán cân thương mại Việt Nam trong năm 2021 32.2 Cán cân thương mại Việt Nam trong năm 2022 32.3 Cán cân thương mại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 6CHƯƠNG 3: Giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam 10Kết luận 12Tài liệu tham khảo 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Namchính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm2007; cùng với việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do(FTA) song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho nền kinh tếViệt Nam ngày càng hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thếgiới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thịtrường, tiếp cận vào thị trường buôn bán hàng hóa quốc tế Các hoạtđộng xuất nhập khẩu (XNK) trở nên sôi nổi, tác động mạnh mẽ tớităng trưởng kinh tế và việc làm quốc gia Xuất nhập khẩu và cán cânthương mại (CCTM) là chỉ tiêu của kinh tế vĩ mô, đồng thời là mộtthành phần của sản phẩm quốc nội (GDP) Do vậy, bài tiểu luận trìnhbày cơ sở lý thuyết về CCTM và thực trạng đang diễn ra ở Việt Namtrong những năm gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp CCTM của ViệtNam hiện nay

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG

MẠI.

Cán cân thương mại (Balance of Trade) là sự chênh lệch giữa tổnggiá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳnhất định (quý hoặc năm)

 Khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu (NX > 0):kCán cân

thương mại có thặng dư

 Khi xuất khẩu ít hơn nhập khẩu (NX < 0):kCán cân thương

mại bị thâm hụt.k

 Khi xuất khẩu bằng nhập khẩu (NX = 0):kCán cân thương

mại ở trạng thái cân bằng

Cán cân thương mại có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tếcủa một quốc gia Dưới đây là một số vai trò chính của cán cânthương mại:

Một là, giúp xác định nhu cầu tiền tệ của quốc gia: Cán cânthương mại là một chỉ số kinh tế quan trọng phản ánh sức mạnhtương đối của nền kinh tế quốc gia Thặng dư thương mại cho thấyxuất khẩu hàng hóa lớn, dòng tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều

sẽ làm cho nhu cầu chuyển đổi tiền nội địa tăng lên, làm tăng tỷ giá

Trang 5

hối đoái và giá trị của đồng nội tệ trên thị trường quốc tế, đây là dấuhiệu của một nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả Ngược lại, nếuCCTM âm, thâm hụt thương mại thì phải cần dòng tiền ngoại tệ lớn

để giao dịch, sẽ làm nhu cầu đồng nội tệ giảm, dẫn đến tỷ giá hốiđoái giảm lúc này chính phủ sẽ phải điều chỉnh các chính sách kinh

tế Như vậy, CCTM hay còn gọi là xuất khẩu ròng, liên quan trực tiếpđến vòng xoay tiền tệ của một quốc gia, ảnh hưởng đến giá trị đồngtiền của quốc gia

Hai là, CCTM là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế

vĩ mô của quốc gia: Cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp đếnTổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Thặng dư thương mạitác động tích cực đến GDP từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế NếuCCTM dương cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang trên đà phát triển,thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, giúp quốc gia tăng vị thế trên thịtrường quốc tế Ngoài ra, Thặng dư thương mại là dấu hiệu cho thấyhàng hóa và dịch vụ của một quốc gia có khả năng cạnh tranh trêntrường toàn cầu Còn nếu CCTM âm phản ánh trình độ sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp cần được cải thiện để có thể đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng trong nước và các tiêu chuẩn xuất khẩu

Ba là, CCTM là số liệu thể hiện tiết kiệm và đầu tư của một quốcgia: Thặng dư thương mại hay CCTM dương là tín hiệu cho thấy mức

độ đầu tư chiếm tỷ lệ lớn hơn tiết kiệm.Thặng dư được sử dụng đểđầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó thu nhập của người laođộng tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện và nâng cao.Ngược lại, thâm hụt thương mại cho thấy tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia

đó đang lớn, nhu cầu mua sắm hàng hóa đang có xu hướng giảm.Ngoài ra CCTM là một thành phần trong cán cân thanh toán Nếuthâm hụt kéo dài dẫn đến giảm dự trữ ngoại hối, khả năng tạo ra sựbất ổn tài chính

Trang 6

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2021

ĐẾN NAY)2.1 Cán cân thương mại Việt Nam trong năm 2021

Năm 2021, dịch Covid đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tếtrong đó xuất, nhập khẩu bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng Mặc dùvậy, tổng kim ngạch XNK vẫn tăng trưởng ngoạn mục đạt con số kỷlục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 Có thể thấy, trongnăm vừa qua Việt Nam đã làm rất tốt mục tiêu vừa chống dịch, vừatiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với đó là nhu cầutiêu dùng tăng trở lại ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu, thúcđẩy gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu so với năm trước đó

Năm 2021, CCTM của Việt Nam đã trở lại trạng thái thặng dư với giátrị xuất siêu 4 tỷ USD Mặc dù mức xuất siêu năm 2021 chỉ bằng

Hình 2 1: Cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Việt

Nam trong năm 2021

(Nguồn: Internet)

Trang 7

20% so với mức xuất siêu năm 2020, nhưng trong bối cảnh khó khăn

do dịch Covid-19, xuất nhập khẩu vẫn là điểm sáng quan trọng đểnền kinh tế vững bước vào năm 2022

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD (tăng 19% so với năm2020) và nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD (tăng 26,5% so với năm 2020).Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn giữ vai trò chủ chốt,với xuất khẩu đạt 245,2 tỷ USD chiếm 73% và nhập khẩu đạt 218,2

tỷ USD chiếm 66%; khu vực kinh tế trong nước với xuất khẩu đạt91,09 tỷ USD, chiếm 27% và nhập khẩu đạt 114,03 tỷ USD, chiếm34%

Trong năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷUSD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuấtkhẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%) Một số mặt hàng xuất khẩu chủlực có mức tăng trưởng vượt bậc, ví dụ: sắt thép các loại tăng124,3%; xơ, sợi dệt các loại tăng 50,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụphụ tùng tăng 41% Về nhập khẩu có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trịgiá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng

cụ, phụ tùng vẫn là 02 nhóm sản phẩm nhập khẩu lớn nhất của ViệtNam Năm 2021, nhập khẩu 02 nhóm hàng này có mức tăng trưởnglần lượt là 17,9% và 24,3% Những mặt hàng nhập khẩu chủ lực kháccũng đều có mức tăng trưởng trên 9% Trong đó, một số nhóm sảnphẩm có tăng trưởng nhập khẩu lớn bao gồm: hóa chất (52,1%); sắtthép các loại (42,8%); kim loại thường khác ngoài sắt thép (42,3%)…

Trang 8

Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2021:

Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn duy trì là cácđối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua Năm

2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưngquan thương mại song của Việt Nam với các đối tác kể trên vẫn đạtđược những mức tăng trưởng đáng kể

Về xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ViệtNam, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (96,3 tỷ USD) Và Mỹcũng là thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn nhất với thặng dưthương mại đạt 81 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 6 lần kimngạch nhập khẩu) Sau Mỹ, thì Trung Quốc, EU và ASEAN lần lượt làcác thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, thứ 3 và thứ 4 của Việt Nam

Hình 2 2: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong

năm 2021

(Nguồn: Internet)

Trang 9

Về nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất củaViệt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USDN, chiếm tới 33,1% và tăng30,5% so với năm trước Ngoài ra, Trung Quốc cũng là quốc gia màViệt Nam nhập siêu lớn nhất với mức nhập siêu lên đến 53,9 tỷ USD.Sau Trung Quốc, Hàn Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của ViệtNam với 56,2 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng nhập khẩu hàng hóa củaViệt Nam Có thể thấy, một nửa hàng hóa Việt Nam nhập khẩu trongnăm 2021 là từ hai thị trường này.

2.2 Cán cân thương mại Việt Nam trong năm 2022

Năm 2022, nền kinh tế thế giới vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọngbởi đại dịch covid 19 thì chiến sự giữa Nga – Ukraine diễn ra cànglàm cho tình hình kinh tế trở nên bất ổn Trong bối cảnh kinh tế thếgiới có nhiều biến động, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất, nhậpkhẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2022 vẫn đạt được nhữngkết quả ấn tượng Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam ghi nhận mức kỷ lục 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và khả năngứng phó linh hoạt của Việt Nam trước những bất ổn của nền kinh tếtoàn cầu

Hình 2 3: Cán cân thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam

trong năm 2022

(Nguồn: Internet)

Trang 10

Từ 2016, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư, vớimức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước Năm 2016, thặng dưthương mại của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD;năm 2018 tăng lên 6,46 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,57 tỷ USD, năm

2020 đạt 19,94 tỷ USD, năm 2021 do hưởng nặng nề của đại dịchCovid -19 nên xuất siêu chỉ đạt 3,32 tỷ USD Năm 2022 dù gặp nhiềukhó khăn nhưng cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục duy trìtrạng thái thặng dư với giá trị xuất siêu 11,2 tỷ USD Đây là sự nỗ lựcrất lớn của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, thành tích củahoạt động XNK, là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tếnước ta bước sang năm 2023

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD (tăng 10,6% so vớinăm 2021) và nhập khẩu đạt 360,65 tỷ USD (tăng 8,4% so với năm2021) Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữvai trò chủ chốt trong các hoạt động thương mại của Việt Nam, vớixuất khẩu đạt 276,76 tỷ USD, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu, tăng 12,1% và nhập khẩu đạt 234,86 tỷ USD, chiếm 65,1% tổng kim ngạchnhập khẩu của cả nước, tăng 7,5%.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước; có 36 mặt hàng đạttrên 1 tỷ USD chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 8mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 10 tỷ USD Hầu hết các sản phẩmxuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều duy trì mức tăng trưởng dương.Tuy nhiên, trong khi một số mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao nhưgiày dép (tăng 34,8%), thủy sản (tăng 23,1%), máy móc, dụng cụphụ tùng (tăng 19,3%)… thì một số mặt hàng lại có mức tăng trưởngchậm hơn đáng kể so với mức tăng năm 2021, trong đó phải kể đếnđiện thoại và linh kiện chỉ tăng 3,1% (năm 2021 tăng 12,4%), điện

tử, máy tính và linh kiện chỉ tăng 8,7% (năm 2021 tăng 14%)…,thậm chí có sắt thép giảm 33,2% so với năm 2021 (năm 2021 tăng124,3%)

Trang 11

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷUSD, tăng 8,4% so với năm trước; có 46 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USDchiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, (trong đó có 6 mặt hàngnhập khẩu đạt trị giá trên 10 tỷ USD) Các mặt hàng nhập khẩu tópđầu đều có mức tăng trưởng thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ nămngoái; đáng chú ý, có 2 nhóm sản phẩm có giá trị nhập khẩu giảmtrong năm 2022 là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (giảm 2%) vàđiện thoại và linh kiện (giảm 1,2%) Sự sụt giảm đà tăng trưởng nhậpkhẩu các mặt hàng này có thể được lý giải là do việc gián đoạn chuỗicung ứng và đồng USD tăng giá mạnh, khiến cho hàng hóa nhậpkhẩu vào Việt Nam trở nên đắt hơn tương đối so với trước đây, dẫnđến lượng nhập khẩu giảm và tổng giá trị nhập khẩu giảm.

Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam trong năm 2022:

Hình 2 4: Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

trong năm 2022

Trang 12

Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn duy trì là cácđối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua,Trong năm 2022, bất chấp những biến động bất ổn của tình hìnhkinh tế thế giới, hoạt động thương mại hai chiều giữa Việt Nam vàcác nước đối tác này vẫn tiếp tục ghi nhận những con số khả quan

Về xuất khẩu, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam, chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu với tổng giá trịxuất khẩu đạt 109,1 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm ngoái Ngoài ra,

Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam xuất siêu nhiều nhất với thặng dưthương mại đạt 94,5 tỷ USD (xuất khẩu gấp 7,5 lần nhập khẩu) Sau

Mỹ, thì Trung Quốc, EU và ASEAN lần lượt là các thị trường xuất khẩulớn thứ 2, thứ 3 và thứ 4của Việt Nam trong năm 2022

Về nhập khẩu, Trung Quốc vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu lớnnhất của Việt Nam, chiếm 33,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của ViệtNam trong năm 2022 với tổng giá trị nhập khẩu đạt 119,3 tỷ USD,tăng 7,9% so với năm 2021 Thêm vào đó, Trung Quốc cũng là quốcgia Việt Nam nhập siêu nhiều nhất với mức nhập siêu lên đến 60,9 tỷUSD ( kim ngạch nhập khẩu gấp đôi xuất khẩu) Sau Trung Quốc thìHàn Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với giá trị nhậpkhẩu đạt 62,5 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạt nhập khẩu hànghóa vào Việt Nam Trong năm 2022, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ và

EU của Việt Nam đang có xu hướng giảm, với mức giảm lần lượt là4,5% và 9,4%

2.3 Cán cân thương mại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023

Trang 13

Trong tình hình kinh tế thế giới suy giảm doi ảnh hưởng kéo dài của

Covid-19 và cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, XNK củaViệt Nam đã và đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề.Theo đà khó khăn từ cuối năm 2022, trong 6 tháng đầu năm 2023,XNK của Việt Nam có sự suy giảm mạnh Cụ thể, theo Tổng cụcThống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 316,65 tỷ USD giảm15,2% so với cùng kỳ năm 2022 Trong nhiều năm qua thì đây là lầnđầu tiên, kim ngạch xuất và nhập khẩu của Việt Nam có sự sụt giảmmạnh như vậy, mức giảm này nhiều hơn đáng kể so với mức giảmthời kỳ đầu dịch Covid-19 (trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu

và nhập khẩu của Việt Nam chỉ giảm nhẹ, lần lượt giảm 1,1% và 3%).Tuy vậy Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ướctính xuất siêu 12,25 tỷ USD Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nướcngoài xuất siêu 22,1 tỷ USD, còn khu vực kinh tế trong nước lại nhậpsiêu 9,8 tỷ USD

Do tình hình XNK còn rất nhiều khó khăn trong bối cảnh lạm phátcao, nhu cầu tiêu dùng suy giảm tại một số thị trường là các đối tácthương mại quan trọng của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu sang một

số thị trường lớn giảm: Hoa Kỳ giảm 22,6%, Hàn Quốc giảm 10,2%,

EU giảm 10,1%, ASEAN giảm 8,7%, Nhật Bản giảm 3,3%, Trung Quốcgiảm 2,2% Dẫn đến tình trạng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng

Hình 2 5: Cán cân thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam trong 6

tháng đầu năm 2023

(Nguồn: Internet)

Trang 14

152,2 tỷ USD (giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước).Trong đó, khuvực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trongcác hoạt động thương mại của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt121,04 tỷ USD chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩuđạt 98,98 tỷ USD chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2023 Việt Nam đối mặt với tìnhtrạng khan hiếm đơn hàng, kết quả thống kê không mấy khả quan ởhầu hết các lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm, 8/10 mặt hàng xuất khẩutóp đầu của Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳnăm trước (đa số giảm 8-17%), trong đó gỗ và thủy sản là 02 sảnphẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất với giá trị xuất khẩu lần lượt giảm28,8% và 27,4% Rau quả và phương tiện vận tải & phụ tùng là hai

nhóm duy nhất trong tốp 10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu vẫn cómức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2023 Trong đó, rauquả là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực nông sản, xuất

Hình 2 6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 6 tháng đầu

năm 2023

(Nguồn: Internet)

Ngày đăng: 27/09/2024, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Tổng cục thống kê. (2023). Được truy lục từ NỖ LỰC PHỤC HỒI, XUẤT, NHẬP KHẨU NĂM 2022 LẬP KỶ LỤC MỚI:https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-xuat-nhap-khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/ Link
4. Tổng cục thống kê. (2023). Được truy lục từ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, VIỆT NAM XUẤT SIÊU 12,25 TỶ USD TRONG 6 THÁNGĐẦU NĂM 2023:https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/06/vuot-qua-kho-khan-viet-nam-xuat-sieu-1225-ty-usd-trong-6-thang-dau-nam-2023/ Link
5. Trungtamwto. (không ngày tháng). Được truy lục từ BỨC TRANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM NĂM 2021: https://trungtamwto.vn/file/21523/1-tinh-hinh-xnk.pdf Link
1. Tạp chí công thương. (2021). Được truy lục từ Cán cân thương mại và tác động của cán cân thương mại tới tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bình thường mới ở Việt Nam Khác
6. Trungtamwto. (không ngày tháng). Được truy lục từ BỨC TRANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆTNAM NĂM 2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w