1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thông: Quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Huy Thiếm
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Cảnh Thận
Trường học Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thông
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 25,95 MB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xuất phát từ nhiều nguyên nhânkhác nhau, công tác quan trị báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa banThành phố Hà Nội hiện nay vẫn

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYÊN HUY THIÊM

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)

HA NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYÊN HUY THIÊM

Chuyén nganh: Quan tri An ninh phi truyén thong

Mã số : 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: PGS.TS DO CANH THIN

HA NOI - 2024

Trang 3

CAM KÉT

Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao độngcủa chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được

công bồ trong bat cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác

Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn cùng nhữngtài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả đồng ý và trích

dẫn cụ thé

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Trường

Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành được luận văn thạc sĩ “Quản trị báo chí góp phan bảo đảman ninh tư tưởng trên địa bàn thành phố Nà Nội”, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tớiPGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, người đã hướng dẫn, theo dõi sát sao trong suốt quá trìnhnghiên cứu khoa học Đồng thời, thầy cũng là người luôn cho tôi những lời khuyênvô cùng quý giá về kiến thức chuyên môn, hỗ trợ tối đa cho tôi trong nghiên cứu

giúp cho quá trình hoàn thành luận văn được nhanh chóng và hiệu quả nhất

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy, cô của Trường Quảntrị và kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền

thông Hà Nội, Lãnh đạo các cơ quan báo chí của Hà Nội (Báo Hà Nội Mới, Báo

Kinh tế và Đô thị; Báo Tuổi trẻ Thủ đô; Báo Lao động Thủ đô; Báo Phụ nữ Thủ

đô) đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không thé tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của

các thầy, cô và các nhà khoa học để tiếp tục các nghiên cứu toàn điện hơn và hoàn

thiện năng lực nghiên cứu, ứng dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn công tác

ii

Trang 5

MỤC LỤC

ÿ/I9E.1001 5 |1 Tính cấp thiết của đề tài - - + Ss x21 12151111011211211 2111111111111 1 1 tyeg 12 Tổng quan tình hình nghiên CU c.ccesecssssssesssesssecssesssessecssecssessesssecssecseessessseesees 4

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - - G1111 HH HH Hệ 6

4 Đối tượng nghiên CỨu - -:- + s+S2+EE+E£+EEEEEEEEEEEEE1112121121121111111111 1.1 xe 6

5 Pham vi nghién CUU 0n 6 6 Phương pháp nghién CỨU 6 6+ 3 93 9191 TH HH HH nh nh rà 7

7 Cấu trúc luận văn - 2223303030300 0 ng 0 vn 8CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI BAO CHÍ VÀ QUAN TRI BAO

CHÍ GÓP PHAN BAO DAM AN NINH TƯ TƯỞNG TRONG AN NINH PHI)1004989:/9)/c0 9

1.1 Khái niệm, chức năng, tính giai cấp của báo chí -2- 5 s©sz+sz+zs+cxe¿ 9

1.1.1 Khái niệm báo chí và quản tri báo Chi - 6 «+ Esesseessrseesee 9 1.1.2 Chite nang ấu 0, na II

1.1.3 Tính giai cấp của báo chí -¿ s+k+Ek2E2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkerreee 121.2 Tư tưởng, vai trò và phương thức quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư

twOg HISN NAY 017577 5 13

1.2.1 Khái niệm tư tưởng và an ninh tur fƯỞng - 5c s se ssseexeseeeese 13

1.2.2 Vai trò và phương thức quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng

I8 1 14

1.3 Quan điểm của Dang, Nhà nước ta về báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng21

1.4 An ninh phi truyền thống và quản trị báo chí góp phần bao đảm an ninh tutưởng trong an ninh phi truyền thống - ¿2-2 £+E+E+2E£+E£+E££Ee£EeEEeEserxrrerreee 23

1.4.1 An ninh phi truyền thống - 2 2 £©S+9EE+EE£EE2EE+EEEEEEEEEEerkrrkrrrree 241.4.2 Quan trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng trong an ninh phi truyền¡0001017 a 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN TRI BAO CHÍ GOP PHAN BAO DAM AN

NINH TU TƯỞNG CUA THÀNH PHO HÀ NOI csssesssssessssseesesseeeesneeeesneeesees 302.1 Thực trạng hoạt động báo chi trên dia ban thành phố Hà Nội 30

1H

Trang 6

2.1.1 Cơ quan quản ly nhà nước về báo chí của thành phố Hà Nội 302.1.2 Hệ thống báo chí trên địa bàn Hà Nội - 225 << <<c+‡<<+sssecss 302.2 Van đề an ninh tư tưởng hiện nay -2- 22 ++22++2E++£x++Exzrxrrxeerxesree 352.3 Thực trạng tình hình an ninh tư tưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội 38

2.3.1 Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, phản

2.3.2 An ninh tư tưởng trong nội bộ cán bộ, đảng viên - -‹++-+sss+2 42

2.3.3 An ninh tư tưởng trong các tang lớp nhân dân 2-2 +2 +: 442.4 Thực trạng công tác quản trị báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên

địa bàn Thành phố Hà Nội 2-2-2 £+S£+EE£EE£EEE2EEEEEEEEEEEE2EE2E1E7E2E.2E1 2E rke 46

2.4.1 Hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 2 sec: 46

2.4.2 Hoạt động tuyên truyền, cung cấp các thông tin chính thống, thông tin tíchcực nhằm định hướng tư tưởng - 2-2 ©+£++£++++E+£EEtEE+EEtEEtrkerrrrrerrxervees 492.4.3 Hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Dang, đấu tranh phản bác quanđiểm sai trái, thù địch -.- - 5s cs set ct St SE SESEEEEEEEEEEEEEEEEESEEESEEEEEEEEEETkrkrkrkrrerrree 552.4.4 Hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên,quan chúng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội -2- 2-52 5z=: 572.4.5 Hoạt động tham gia đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyên hóa" trong nội bộ trên địa bàn thành phố

E000 60

2.4.6 Đánh giá chung về công tác quản trị báo chí góp phan bảo đảm an ninh tu

tưởng trên địa bàn Hà lNỘI - - - L2 2122112 1111111191191 1 111111111 kg ngư 62

CHƯƠNG 3 MOT SO GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN TRI BAOCHI BAO DAM AN NINH TƯ TƯỞNG CUA THÀNH PHO HÀ NỘI 67

3.1 Dự báo về sự phát triển của báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời

i0 o0 67

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí 2-2 2 2+2 z2 71

1V

Trang 7

3.2.2 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ độingũ cán bộ báo chí Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cau, nhiệm vụ trong tình hình

3.2.3 Về chất lượng thông tin trong các chuyên trang, chuyên mục trên báo chíbảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 76

3.2.4 Về công tác phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”,

“tự chuyền hoá” trong nội bộ các cơ quan báo chí Hà Nội - 783.2.5 Về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quanđiểm sai trái, thù địch trên báo chí trên địa bàn Thành phố Hà Nội; phát hiện,

ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc trên góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

3.3 Kiến nghị :-2¿52S< EEEE2112112212711211211 1111211211111 211.11 01111 cee 84

3.3.1 Kiến nghị với Trung ưƠng - 2 2 2+ +keEE£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkrreee 843.3.2 Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thong - 2 2s s2 s2 s+£+z +2 853.3.3 Kiến nghị với Thành phố Hà Nội ¿- 2 52+¿2++2x++zx+zrxezrxee 88

009.90 Š 1a 90

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -¿- 2 +252+£2£+ezxerxzrxerxerxee 92

PHU LUC h4 95

Trang 8

DANH MỤC CHU VIET TAT

ANQG An ninh quốc gia

VPDD Van phong dai dién XHCN Xã hội chu nghĩa

VI

Trang 9

MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác tư tưởng là hoạt động quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản ViệtNam để hình thành và phát triển hệ tư tưởng, hình thành và phát triển cương lĩnh,đường lối, chính sách nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng

sản, xây dựng niềm tin tạo nên sự thong nhất trong Đảng và sự ủng hộ của xã hội

Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, chỉ thị

về công tác báo chí nhằm phát huy vai trò của báo chí trong công tác tư tưởng, lý luận,bảo đảm an ninh tư tưởng, như: Thông báo số 162/TB-TW ngày 1/12/2004 thông báo

Kết luận của Bộ Chính trị về "Một số biện pháp tăng cường quản lí báo chí trong tìnhhình hiện nay"; Chi thị số 52/2005/CT-TW, ngày 22/7/2005 của Ban Bi thư về phát

triển và quản lý báo điện tử ở nước ta; Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 01/8/2007 của

Ban Chấp hành Trung ương về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu

mới";Quyết định số 157/-QD/TW, ngày 29/4/2008 của Ban Bi thư quy định về“Chỉđạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp,nhạy cảm trong nội dung thông tin báo chí”; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 17/4/2009của Ban bí thư Trung ương về "Tăng cường cuộc dau tranh chống âm mưu, hoạt động"diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng văn hoa"; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nén tảng tư tưởng của Dang, dautranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/4/2020 của Ban Bi thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớihoạt động của Hội Nha báo Việt Nam trong tình hình moi"; Chi thi số 09/CT-TTg,

ngày 31/3/2021 của Thu tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác thông tin,

tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chígiai đoạn 2021 - 2025”; Chi thị số 12/CT-TTg, ngày 12/5/2021 của Thủ tướng Chínhphủ về “Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báochí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm tronghoạt động báo chí” Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hệ thống văn bản pháp lý liên

quan đến báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng, như: Hiến pháp, Luật An ninh

Trang 10

quốc gia, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin ;

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/07/2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụInternet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, ngày 01/3/3018 sửađổi, bố sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sửdụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 159/2013/NĐ-CP quy địnhvề Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Nghị định

119/2020/NĐ-CP, ngày 7/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt

động báo chí, hoạt động xuất bản; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ

thông tin và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 53/2022/NĐ-CP, ngày 15/8/2022 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mang; Thông tư số38/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên

gidi.

Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước,

là nơi tập trung các cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm các cơ quan Đảng, cơ quanlập pháp, hành pháp và tư pháp ở Trung ương Với vai trò, vị thế là Thủ đô của đấtnước, Hà Nội luôn là mục tiêu trọng điểm mà các thế lực thù địch tiến hành các hoạtđộng phá hoại tư tưởng; đồng thời, là nơi giao lưu, khởi phát nhiều luồng tư tưởng

khác nhau, trong đó có luồng tư tưởng chứa đựng quan điểm sai trái, thậm chí thù

địch Do vậy, nếu không làm tốt công tác bảo đảm an ninh tư tưởng sẽ nảy sinh nhiềuvấn đề phúc tạp liên quan đến an ninh, trật tự, thậm chí đe dọa sự tồn vong của chế độ

Thời gian qua, tình hình an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nội cơ

bản được giữ vững, thể hiện ở lòng tin của đại đa số đội ngũ cán bộ, đảng viên, quầnchúng nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng,

sự quản lý của Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những kết qua đạt được, cũng đã xuất

hiện một số cán bộ, đảng viên trên địa bàn Thành phố có biểu hiện suy thoái về tưtưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyền hóa", công khai tuyên truyền xuyên tạc chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận thành quả cách mạng, suy diễn,thổi phồng khuyết điểm của Dang, Nhà nước; ca ngợi, ủng hộ số đối tượng có quan

điểm, tư tưởng chống đối, coi đó là hiện thân của tự do, dân chủ Một số ít trường

Trang 11

hợp đã bộc lộ, công khai xu hướng "ly khai Đảng", thành lập tổ chức chính trị đối

trọng với Đảng, liên kết trong nội bộ với ngoài xã hội, trong nước với nước ngoài Bên

cạnh đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ hiện

nay, các thế lực thù địch triệt để khai thác những tiện ích, ưu thế của khoa học côngnghệ, hệ thống báo chí vào các hoạt động phá hoại tư tưởng Tính đến tháng 12/2022,các cơ quan chức năng đã phát hiện các đối tượng sử dụng khoảng 400 báo, tạp chí và

2.730 website, blog, tài khoản mạng xã hội có máy chủ ở nước ngoài dé đưa tin, bài có

nội dung chống Đảng, Nhà nước Trung bình mỗi năm, hệ thống các báo, tạp chí, trang

web, blog, tài khoản mạng xã hội này tán phát từ 60.000 - 150.000 bài viết, có nhữngtác động tiêu cực đến tư tưởng một bộ phận quần chúng nhân dân, thậm chí là cả cán

bộ, đảng viên.

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban,

ngành ở Trung ương và Thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp khác

nhau nhằm bảo đảm tình hình an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phó, góp phần bảo

vệ nền tảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sựquản lý thống nhất của Nhà nước

Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các cơ quan báo chí của Trung ương và Thành

phó Hà Nội Theo thống kê, trên địa bàn Thành phố hiện có trên 500 cơ quan báo chí

Trung ương và địa phương đặt trụ sở, cơ quan đại diện; 36 văn phòng báo chí nước ngoai thường trú tại Hà Nội với hơn 70 phóng viên và trợ lý Đội ngũ phóng viên trong

các cơ quan báo chí Trung ương có số lượng đông đảo với 13.909 người, chiếm tỉ lệ58% tổng số nhà báo trên địa bàn cả nước Có 08 cơ quan báo chí thuộc Thành phố Hà

Nội, gồm: 05 báo, 02 tạp chí, 01 đài phát thanh và truyền hình (giảm 10 cơ quan báochí do thực hiện Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đếnnăm 2025) Tổng số lao động tại các cơ quan báo chí Hà Nội là 1.085 người, trong đó

có 523 người được cấp Thẻ Nhà báo (chiếm 48,2%) Trong giai đoạn hiện nay, việc

phát huy vai trò của báo chí tham gia bảo dam an ninh tư tưởng trên địa bàn Thanh

phố Hà Nội là một trong số những biện pháp quan trọng đã phát huy hiệu quả Các cơquan, ban, ngành đã huy động hệ thống báo chí (Trung ương và Hà Nội), hệ thống

thông tin cơ sở, trang/công thông tin của cơ quan nhà nước thuộc Thành phó, thông

Trang 12

qua hàng trăm diễn đàn, kênh truyền thông đại chúng dé tuyên truyền các chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống "diễn biến

hòa bình", phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; thông tin kịp thời đến

quần chúng nhân dân kết quả công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, kếtquả công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Qua đó, góp phầnquan trọng bao đảm an ninh tư tưởng, củng cố vững chắc lòng tin của cán bộ, đảngviên và quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xuất phát từ nhiều nguyên nhânkhác nhau, công tác quan trị báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa banThành phố Hà Nội hiện nay vẫn còn một số những hạn chế, thiếu sót nhất định như: 1)Tại một số thời điểm nhất định, chất lượng thông tin trên báo chí góp phần bảo đảm anninh tư tưởng trên địa bàn thành phó Hà Nội còn chưa đáp ứng được các mục tiêu, yêu

cầu đặt ra; 2) Số lượng cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội có xây dựng

chuyên trang, chuyên mục về bảo đảm an ninh tư tưởng còn hạn chế; 3) Nội dung bảovệ nên tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên báo

chí vẫn còn chưa thật sự đa dang; 4) Việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa hoc kỹ

thuật nhằm phát huy vai trò của báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa banthành phố Hà Nội còn hạn chế Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải khảo sát, đánh

giá toàn diện thực trạng công tác quản trị báo chí bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn

Thành phố Hà Nội hiện nay, để trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm

nâng cao hiệu quả, phát huy hơn nữa chức năng tư tưởng của báo chí trong thời gian tới.

Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận về báo chí góp phần

truyền bá và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, định hướng dư luận xã hội Tuy

nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về quản trị báo chí góp phần bảo

đảm an ninh tư tưởng.

Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu luận văn "Quản trị báochí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nội" là rất cần thiếtcả về lý luận và thực tiễn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trang 13

Nội dung liên quan đến bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam đã được một số

nhà khoa học nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu có thể

tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn như sau:

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranhchống phá hoại tư tưởng ở Việt Nam hiện nay" (2018), do GS.TS Nguyễn Văn Ngọclàm chủ nhiệm Đề tài là công trình nghiên cứu công phu về lý luận và thực tiễn dautranh chống phá hoại tư tưởng ở Việt Nam từ 1986 đến nay Nội dung đề tài đã tập

trung làm rõ những nhận thức về tư tưởng, hệ tư tưởng, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh

chống phá hoại tư tưởng ở Việt Nam Quá trình tổ chức đấu tranh chống phá hoại tưtưởng có vai trò của các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tham gia tuyên truyềnquan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; dautranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch Đáng chú ý, đề tài đề xuất giải pháp về

"tập trung chỉ đạo, tăng tính kỉ luật, kỉ cương trong quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực

tư tưởng - văn hóa", trong đó có nhiều nội dung liên quan đến phát huy vai trò của báochí tham gia chống phá hoại tư tưởng

- Luận án tiến sĩ "Hoạt động phá hoại tư tưởng chống Việt Nam qua báo chí,truyền thông và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của cơ quan an ninh"

của tác giả Nguyễn Văn Ngọc, Học viện An ninh nhân dân (1999) Đây là một trong

những công trình đầu tiên, nghiên cứu công phu về hoạt động lợi dụng báo chí trongnước dé tuyên truyền phá hoại tư tưởng Luận án cũng đã đề xuất một số giải pháp cóliên quan đến việc phát huy vai trò của báo chí tham gia bảo đảm an ninh tư tưởng,như: nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo

chí; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại

- Đề tài khoa học cấp thành phố "Nghiên cứu giải pháp phòng, chống thông tinxuyên tac, sai trái, thù địch diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới”

(2020), do TS Nguyễn Văn Phong làm chủ nhiệm Đề tài đã khảo sát, đánh giá thựctrạng thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trên địa bàn Thành phó Hà Nội thời gianqua cũng như kết quả phòng, chống của các cơ quan, ban, ngành Trong các giải phápđề tài đưa ra có giải pháp liên quan đến phát huy vai trò của báo chí đấu tranh phảnbác quan điểm sai trái, thù địch

Trang 14

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước "An ninh thông tin của Việt Nam trong điều kiện

hiện nay: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp", mã số: KX.04.25/16-20 (2019), do

PGS TS Lê Văn Thắng làm chủ nhiệm Đề tài đã khảo sát, đánh giá toàn diện thực

trạng an ninh thông tin và bao đảm an ninh thông tin ở Việt Nam hiện nay, trong đó có

dé cập đến việc sử dụng các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng tham

gia định hướng tư tưởng, tuyên truyền bảo vệ an ninh thông tin

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có luận văn Thạc sỹ nào nghiên cứu cụ thê về vấndé quản trị báo chi góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nộivới góc độ quản trị an ninh phi truyền thống Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả làđộc lập, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác đã được công bồ

3 Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạngquan trị báo chí góp phan đảm bao an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phô Hà Nội; déxuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị báo chí, góp phần bảo đảm an ninh tư

tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản trị

báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn Thành phó Hà Nội.5 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về quản trị báo chí góp phần bảo đảm anninh tư tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

+ Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh

tư tưởng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

+ Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng quản trị báo chí góp phần bảo đảm anninh tư tưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội; nhận xét, đánh giá về quản trị báo chígóp phần đảo bảo an ninh tư tưởng của các cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội

+ Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị báo chítrong thời gian tới góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 15

- Phạm vi về đối tượng: Các cơ quan báo chí thuộc sự quản lý của các cơ quan

chức năng Thành phố Hà Nội, trong đó tập trung khảo sát điển hình tại 05 tờ báo, gồm:

Hà Nội Mới, Kinh tế và Đô thị; Tuổi trẻ Thủ đô; Lao động Thủ đô; Phụ nữ Thủ đô

- Về không gian: Trên địa bàn Thành phố Hà Nội.- Về thời gian: Từ năm 2009 (tính từ thời điểm Chỉ thi số 34-CT/TW, ngày17/4/2009 của Ban Bi thư về “tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động“dién biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa” được ban hành) đến năm 2022

6 Phương pháp nghiên cứu

Đánh giá công tác Quản trị báo

chí góp phân bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn TP Hà Nội:

Hoạt động của

báo chí trên địa

bàn TP Hà Nội

- (1) An toàn Các giải pháp gi déThực trạng tình (2) Ôn định nâng cao hiệu quả

hình an ninh tư (3) Bên vững Quản trị báo chí

tưởng trên địa (4) Chi phí cho các hoạt độn, 5 Ân hảo đỏ

bàn TP Hà Nội & L> góp phan bảo dam

quản trị rủi ro ; an ninh tư tưởng

(5) Chi phi cho các hoạt động trên địa bàn TP Hà

quản trị khủng hoảng Nôi (6) Chi phí cho các hoạt động a

quản tri khắc phục sau khủng

Khung lý thuyết bảo dam an toàn thông tin và an ninh mang

cho Công thông tin điện tử Chính phi

b) Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mắc -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về bảo vệ an ninh quôc gia, bảo đảm an ninh tư tưởng, chong phá hoại tư tưởng

Trang 16

và hội nhập quốc tế để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí, truyền thông

góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn thành phô Hà Nội hiện nay

c) Phương pháp nghiên cứu cu thé:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Căn cứ vào các tài liệu, các con số đã đượccông bố dé làm bổ sung vào các dif liệu trong quá trình nghiên cứu;

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp;- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Thu thập số liệu tại các tòa báo của Thành

phố Hà Nội;

- Phương pháp điều tra xã hội học: Phát phiếu thăm dò tới một số cơ quan hoặctổ chức dé tham khảo thêm ý kiến của xã hội;

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu và phương trình quản trị an ninh phi truyền

thống: S’S = (SI+S2+S3) - (CI+C2+C3) (Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi,

2015-2018).

7 Cau trúc luận văn

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị báo chí và vai trò của báo chí bảo đảm an

ninh tư tưởng

Chương 2 Thực trạng quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng củaThành phố Hà Nội

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị báo chí bảo đảm an

ninh tư tưởng của Thành phô Hà Nội

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI BAO CHÍVÀ QUAN TRI BAO CHÍ GOP PHAN BAO DAM AN NINH TƯ TƯỞNG

TRONG AN NINH PHI TRUYEN THONG

1.1 Khai niệm, chức năng, tính giai cấp của báo chi

1.1.1 Khái niệm báo chí và quản trị báo chi

Báo chí là một hiện tượng đa nghĩa, phức tạp được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau Trong sự vận động của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí ra đời khá muộn.

Báo chí với tính chất nguồn cung cấp thông tin đều đặn xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIIở châu Âu Sự phát triển của báo chí có được là do kết hợp các nhân tố: Sự phát triển củamáy in, sự cải tién phương tiện và đường giao thông Hai nhân tố này chỉ có ý nghĩa trong

sự phát triển của báo chí khi mà nó được kết hợp với nhân tổ thứ 3, cái mà các nhà nghiên

cứu phương Tây gọi là sự hình thành một “dư luận” Yếu tố này nảy sinh ngày cảng tănggiữa các tầng lớp, các nhóm khác nhau trong xã hội và lớn hơn là giữa nước này với nướckhác trong quan hệ quốc tế Báo chí phát triển nhờ vào các yếu tô kỹ thuật và xã hội

Cùng với sự phát triển của các yếu tố đó, báo chí cũng có sự phát triển cả loại hình va chấtlượng Đầu thế kỷ XIX đài phát thanh ra đời Những năm 40 của thế kỷ XX kỹ thuật

truyền hình ra đời Tiếp đó, tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào những năm

80 của thế ky XX Các loại hình báo chí hiện đại ra đời, không ngừng phát triển và hoànthiện khiến thế kỷ XX được coi là thế kỷ của sự bùng nổ thông tin toàn cau

Về khái niệm báo chí, tùy theo góc nhìn, cách tiếp cận, quan điểm chính trị và

điều kiện cụ thé mà các nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm khác nhau Chang

hạn, có quan niệm cho rằng, báo chí là phương tiện giao tiếp của xã hội Theo quanniệm này, báo chí là phương tiện giao tiếp, thông tin của toàn xã hội, không chịu chỉphối bởi lực lượng chính trị nào mà nó là của toàn dân, của dư luận xã hội Báo chíđăng tải những gì mà xã hội có nhu cầu và công chúng thích Đây là quan niệm củanhiều học giả phương Tây, mặc dù trong thực tế báo chí phương Tây không phải nhưvậy Một quan điểm khác cho rang: Báo chí là công cụ tư tưởng của một chính dang,

một lực lượng chính trị Theo đó, báo chí thuần túy được coi như là một phương tiện

Trang 18

tuyên truyền chính trị của các giai cấp, các lực lượng chính trị đối lập trong xã hội Rõ

ràng, trong các quan niệm về báo chí trên đây, chúng ta đã thấy rõ sự khác biệt rất lớn

Chính sự khác biệt này đã dẫn đến việc cắt nghĩa về vai trò của nó với xã hội cũng như

việc sử dụng báo chí trong thực tế là khác nhau

Luật Báo chí Việt Nam năm 2016 đưa ra định nghĩa: “Báo chí là sản phẩmthông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh,

âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành truyền dẫn tới đông đảo côngchung qua các loại hình bao in, bdo nói, bảo hình, báo điện tử” Day là một khái niệm

phản ánh kha đầy đủ về các loại hình báo chí hiện nay; xác định vai trò, chức năng củabáo chí trong đời sống xã hội

Như vậy, ở Việt Nam, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đờisông xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tô chức chínhtrị - xã hội, tô chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp; là diễn dan của Nhân dân Báo chí ở Việt Nam bao gồm: báo in, báo nói, báohình, báo điện tử Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bangphuong tién in dé phat hanh dén ban doc, gom báo in, tap chí in Báo nói là loại hình báochí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tang kỹ thuật ứngdụng công nghệ khác nhau Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kếthợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các ha tang kỹ thuậtứng dụng công nghệ khác nhau Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hìnhảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Trong mọi thời kỳ, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là công cụ đắc lực dé tuyên

truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lỗi của Dang;

là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân và là vũ khí sắc bén dé dau

tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch Báo chí Việt Nam cũng đã và đang tích

cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, gópphần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước

Quan trị báo chí trong phạm vi luận văn này được hiểu là tất cả các công việclãnh đạo và quản trị của một t6 chức (cơ quan báo chí hoặc cơ quan quản lý nhà nước

về báo chí) trong việc nghiên cứu và hoạch định các mục tiêu về báo chí và ban hành

10

Trang 19

các biện pháp hay giải pháp dé tổ chức thực hiện các mục tiêu đó Các nội dung quảntrị báo chi dé bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam hiện nay gồm:

Thứ nhất, công tác thông tin tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Thứ hai, công tác tuyên truyền, cung cấp các thông tin chính thống, thông tintích cực nhăm định hướng tư tưởng;

Thứ ba, công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng

viên, quần chúng nhân dân

Thứ tư, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Dang, đấu tranh phản bác quanđiểm sai trái, thù địch

Thứ năm, công tác dau tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sông "tự diễn biến", "tự chuyền hóa" trong nội bộ

1.1.2 Chức năng của báo chí

Lý luận và thực tiễn hoạt động của báo chí cho thấy báo chí có 5 nhóm chức

năng cơ ban: 1) Nhóm các chức năng tư tưởng; 2) Nhóm các chức năng quản lý; 3)

Nhóm chức năng giảm sát, phản biện xã hội; 4) Nhóm chức năng kinh tế - dịch vu; 5)Nhóm các chức năng truyền báo văn hóa, khai sáng, giải trí Cụ thể như sau:

Nhóm các chức năng t tưởng:

Báo chí cung cấp rộng rãi tin tức cho quần chúng, góp phần nâng cao sự hiểubiết của quan chúng về thé giới xung quanh, tạo ra những tiền dé thông tin quan trọngđể quần chúng tự điều chỉnh các hành vi của mình Chính trong quá trình này, chức

năng tư tưởng của báo chí đã được thực hiện.

Nhóm các chức nang quản ly:

Các cơ quan báo chí cung cấp thông tin về mọi mặt xã hội cho bộ máy lãnh đạo(chủ thé quan ly) Sau khi xử lý tin tức, các cơ quan này sẽ cho ra những quyết định và

thông qua hệ thống báo chí truyền đạt thông tin đến khách thể quản lý Như vậy, bảnchất quá trình quản lý là quá trình thiết lập thông tin giữa chủ thé quản lý với kháchthể quản lý Khi thực hiện hai mặt thông tin trên, báo chí thực sự trở thành chiếc cầunối giữa cơ quan quản lý và khách thé quản lý Sự tuần hoàn thông tin trên báo chí sẽ

phản ánh sự phát triển của xã hội, đồng thời nó cũng thể hiện năng lực quản lý xã hội

11

Trang 20

của cơ quan quyền lực Đây là van đề tự nhiên mang tính quy luật mà bat kỳ ở đâu,

trong xã hội nảo cũng có.

Nhóm chức năng giám sát, phản biện xã hội:

Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trước hết ở việc cungcấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thể quản lý đến kháchthé quan lý va ngược lại Phan biện xã hội của bao chi được thể hiện ở việc cung cấpthông tin chân thực; bám sát sự kiện, vấn đề trọng điểm; thúc đây ý thức trách nhiệm

xã hội; bảo vệ lẽ phải.

Nhóm chức năng kinh tế - dịch vụ:Ngày nay, hoạt động trong nên kinh tế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóanên hình thành các quan niệm đúng về sản pham báo chí phải là sản phẩm hàng hóa.Nhưng đó là sản phâm hàng hóa đặc biệt Trong chức năng kinh tế - dịch vụ của báo

chí, quảng cáo là van dé có ý nghĩa quan trọng Nguồn thu từ quảng cáo không còn là

phụ thu dé cải thiện đời sống có tính chat tinh thế, mà là một trong những nguồn thuchính, cơ bản và lâu dài của báo chí Xã hội càng phat triển, các dich vụ xã hội trên cácloại hình báo chí càng đa dạng, phong phú và có vai trò quan trọng trong đời sống dâncư Các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển như tư vấn sức khoẻ - kỹ năng sống,việc làm, kết nối thị trường lao động Đối với các loại hình báo điện tử (báo mạng,phát thanh, truyền hình), ngoài nguồn thu từ quảng cáo, dich vụ gia tăng là một trong

những hướng phát triển chính, cơ bản và hiệu quả nhất.

Nhóm các chức năng truyền bá văn hóa, khai sáng, giải trí:Đây là một chức năng khách quan của báo chí Đi đôi với việc cung cấp tin tứcthời sự, chính tri cho quần chúng, báo chí còn truyền đến họ những giá trị văn hóa xãhội cũng như giúp vui chơi, giải trí Báo chí là hoạt động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu

tự nhiên của con người đó là mong muốn ngày được nâng cao đời sống tỉnh thần.Thiên chức của báo chí là phục vụ con người.

1.1.3 Tính giai cấp của báo chí

Trong xã hội có giai cấp, báo chí mang tính giai cấp sâu sắc Nó trực tiếp phảnanh quyền lợi và đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của một giai cấp nhấtđịnh Biểu hiện tính giai cấp của báo chi đó là:

12

Trang 21

Thứ nhất, biéu hiện ở tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động, bó trí nhân

sự trong các cơ quan báo chí Giai cấp lãnh đạo luôn đề ra một hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật quy định về hoạt động của các cơ quan báo chí Mặt khác, giai cấp

này cũng bố trí, sắp xếp những người trung thành với quyền lợi của giai cấp mình vàonhững vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí (Tổng biên tập, Ban biên tập, cơ

quan quan ly nhà nước, cơ quan chủ quan ).

Thứ hai, biêu hiện ở sự lựa chọn sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay các khía cạnh

nào đó của chúng mà cơ quan báo chí tuyên truyền Trong rất nhiều các sự kiện, hiệntượng diễn ra hàng ngày trong nước và quốc tế, các cơ quan báo chí sẽ lựa chọn van đề

có lợi nhất cho giai cap mình dé đăng tải

Thứ ba, biêu hiện ở việc người xây dựng các tác phẩm báo chí biểu lộ thái độcủa mình trong quá trình đánh giá, phân tích, bình luận, chỉ dẫn, kiến nghị vé các sựkiện, hiện tượng, vấn đề mà thực tế đặt ra cũng như trong quá trình lựa chọn hình thứcbiểu đạt chúng

Nhu vậy, tính giai cấp của báo chí là van đề khách quan, vì vậy nó là vũ khí giai

cấp sắc bén, là vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng.1.2 Tư tưởng, vai trò và phương thức quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninhtư tưởng hiện nay

1.2.1 Khai niệm tw tưởng và an nình tw twong

Tự tưởng là những suy nghĩ, nhận thức, quan niệm của con người về tự nhiên,xã hội và về chính bản thân mình Nói cách khác, tư tưởng bao hàm những ý nghĩ,

nguyện vọng, ý định của con người trước hiện thực khách quan, là nhận thức của con

người về thế giới khách quan

Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng

nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và hoàn thiện hệ tư tưởng, là quá trình phô biến,truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng các giá trị, tạo niềm tin dé thúcđây quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng Đối với Đảng Cộng sảnViệt Nam, công tác tư tưởng là hoạt động quan trọng hàng đầu của Dang dé hình thànhvà phát triển hệ tư tưởng, hình thành và phát triển cương lĩnh, đường lối, chính sách

nhăm xây dựng thê giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, xây dựng niêm tin

13

Trang 22

tạo nên sự thống nhất trong Đảng và sự ủng hộ của xã hội.

An ninh tu tưởng là một bộ phận của an ninh quốc gia Bảo dam an ninh tư

tưởng cũng là bảo đảm an toàn dân tộc, an ninh quốc gia Công tác tư tưởng, lý luận là

một bộ phận cau thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Dang; là lĩnhvực trọng yếu dé xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáodục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định vànâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức Nóicách khác, an ninh tư tưởng là sự an toàn, ôn định và phát triển của tư tưởng đúng vớiđịnh hướng XHCN trên nền tang là chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Bảo đảm cho hệ tưtưởng XHCN giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, đứng vững trước các hoạtđộng phá hoại tư tưởng và các yếu tố xâm phạm khác, loại trừ các quan điểm, tư tưởng

đối lập, thù địch ra khỏi đời sống xã hội

1.2.2 Vai trò và phương thức quản trị báo chí góp phan bảo dam an ninh tư twong

hiện nay 1.2.2.1 Vai trò của báo chi trong bảo đảm an ninh tu tưởng

- Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.Đối với chính quyền nhà nước, báo chí giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến

người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp một cách nhanh

chóng, kịp thời, đầy đủ Bên cạnh đó, nhà nước, chính phủ cũng thông qua báo chí để

thăm dò, lay ý kiến của dư luận trước khi ban hành các chính sách, văn bản pháp lýnhằm điều chỉnh chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân

chúng Đối với công chúng, báo chí giúp cho người dân cập nhật thông tin chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, y tế, giáo dục trong và ngoài nước một cách

nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ Giúp người dân giải trí và học tập, tiếp thu, lĩnh hội

những tri thức, văn hóa tiễn bộ từ các quốc gia khác và những người xung quanh.Ngoài ra, báo chí còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của minh, phảnbiện xã hội nhăm bảo vệ các quyên và lợi ích chính đáng của mình, của xã hội Đối vớinền kinh tế, báo chí giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho

người mua nhận biệt và sử dung sản phâm, dich vụ của họ va là công cụ giúp người

14

Trang 23

tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.

Có thể thấy, trong mọi xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại, báo chí có vai tròrất to lớn, tác động, chi phối, ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội Khái quát lại, vai trò của báo chí đại chúng được thể hiện ở các mặt cụ thé sau:

Thứ nhất, về chính trị: Báo chí có thé tác động vào xã hội, tạo ra sự can thiệpgián tiếp vào đời sông chính trị, tham gia tập hợp lực lượng, hình thành các khuynh

hướng, các trào lưu xã hội khác nhau Vì thế chúng ta thấy báo chí không phải là một

lực lượng chính trị nhưng nó tham gia vào đời song chính tri như một lực lượng chính

trị vô hình Với vai trò to lớn đó mà báo chí được các nhà nghiên cứu báo chí tư bản

đánh giá là “quyền lực thứ tư” (sau lập pháp, tư pháp, hành pháp) của xã hội, là “quan

chủng thứ tư” (sau hải, lục, không quân) Do đó, ở các nước tư bản những người đứng

đầu bao giờ cũng tim cách nắm và sử dụng các cơ quan báo chí lớn dé bảo vệ quyềnlợi của mình Bởi vậy, có thể nói đó là lợi ích hai mặt, báo chí dựa vào chính trị để tồn

tại và ngược lại.

Trong xã hội thông tin, báo chí có ảnh hưởng rất lớn tới nền chính trị Chúngquyết định chương trình nghị sự cũng như trật tự tranh luận Trong những thời kỳ hỗnloạn, có khi nhóm thiêu số người lại thâu tóm quyền lực rất lớn

Thứ hai, về kinh tế: Báo chí tham gia phát triển kinh tế và trực tiếp kinh doanh

như quảng cáo, phô biến kinh nghiệm làm ăn hoặc có thể làm phá san bat kỳ một

doanh nghiệp nao.

Thứ ba, về văn hóa, xã hội: Báo chí tác động trực tiếp tới lỗi sống văn hóa củaxã hội Nó có thé giúp phát triển hay huỷ hoại một nền văn hóa bởi nó là công cụ détruyền bá tri thức văn hoá nhưng cũng có thé làm mất bản sắc văn hóa)

- Báo chí là vũ khí sắc bén trong bảo đảm an ninh tư tưởng hiện nay: Báo chí rađời không phải phục vụ cho mọi giai cấp, nó là một loại hình hoạt động chính trị xã

hội, có tính chất sáng tạo, với sự tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ xã hội, canthiệp vào quá trình vận động của xã hội, có uy lực va tac động to lớn vào đời sốnghăng ngày của các tầng lớp nhân dân Báo chí không chỉ liên quan đến giai cấp mà cònmang tính giai cấp, phan ánh quyền lợi và dau tranh nhằm thực hiện các mục tiêu của

một giai cấp nhất định đối với bản chất giai cấp, báo chí luôn thé hiện là vũ khí dau

15

Trang 24

tranh đề thể hiện quyền lợi của mỗi giai cấp trong xã hội, là phương tiện vô cùng quantrong dé truyền bá tư tưởng, tập hợp lực lượng, động viên cô vũ quan chúng tham gia

đấu tranh

Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luônđánh gia cao vai trò, sức mạnh to lớn của bao chi, coi báo chí là vũ khí sắc bén trongđấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, là phương tiện tiến hành công tácchính trị tư tưởng, là nhịp cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân Dưới sự lãnhđạo của Đảng báo chí đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, trở thành lực lượnghùng hậu trong hệ thống thông tin đại chúng Cùng với phát triển khoa học kỹ thuật,báo chí luôn luôn là đội quân xung kích, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng trongsuốt chặng đường đường đấu tranh cách mạng Bản thân báo chí ra đời và phát triển lạixuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng ta lãnh đạo vì mục tiêu

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Sự nghiệp đổi mới đất nước thời gian qua cho thấy, báo chí đã khăng định rõvai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, góp phần xứng đáng vào sựnghiệp đổi mới đất nước, nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ XHCN, định hướng đúngdan nhận thức của nhân dân về thời cuộc, góp phan bảo vệ và phát huy truyền thốngtốt dep bản sắc văn hóa dân tộc gan liền với thiết lập trật tự kỷ cương, giữ vững ổnđịnh chính trị xã hội, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, là cầu nối mở

rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với bạn bè thế giới Đồng thời, báo chí luôn luôn đi đầu

trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác với nộidung thông tin định hướng, chân thực, có sức thuyết phục, tạo dư luận xã hội lành

mạnh và đã đóng góp quan trọng vào công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,tham gia tích cực cuộc đấu tranh chống các luận điệu phản động của các thế lực thùđịch, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,

đường lối của Dang, góp phan bảo vệ an ninh tư tưởng

Nói về vai trò của báo chí trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng

ta đã chỉ rõ: Trong giai đoạn mới hiện nay, báo chí là một lá cờ cách mạng, tập hợp,

đoàn kết, cổ vũ toàn dân hăng hái tiến hành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nước nhà Người làm báo, làm công tác xuât bản là những chiên sĩ cách mạng,

16

Trang 25

giữ vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng Lời khăng định trênđây là sự kế tục một cách nhất quán, trung thành nhưng cũng rất sáng tạo những quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí trong

cách mạng vô sản, gắn với tình hình thực tiễn cuộc đấu tranh ở Việt Nam trong giaiđoạn ngày nay Đảng ta đã đề cao và tôn vinh vai trò cực kỳ quan trọng của báo chícách mạng ở nước ta đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và đối với an ninh tư

tưởng nói riêng.

- Báo chí là phương tiện đấu tranh có hiệu quả phản bác các quan điểm sai trái,thù địch, thông tin xấu, độc hại: Báo chí là phương tiện đấu tranh mạnh mẽ trong cácthời kỳ cách mạng Chính vì thế, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch,thông tin xấu, độc bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân không thể không nói đến vai trò

của báo chí Sức mạnh của báo chí là sự chuyên tải thông tin nhanh nhạy tác động đến

công chúng có thê tiếp cận thông tin trên phạm vi toàn cầu với ưu thế về thời gian, đadạng về hình thức Báo chí có thé phô biến, truyền tải thông tin đến đông dao côngchúng trong cùng một thời điểm Mặt khác bằng báo chí việc tuyên truyền có thể tạo rakhả năng hoạt động lớn Bởi vì báo chí có thé thâm nhập vào công chúng một cáchthuận lợi, công chúng dễ tìm đến, dễ hiểu, dé nắm bat Công tác đấu tranh phản báccác quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc là một bộ phận trong đấu tranhchống phá hoại tư tưởng, một nội dung của bảo vệ an ninh tư tưởng Vì vậy, nắm bắtlợi thế của báo chí và sử dụng nó dé tan công lại các luận điệu sai trái, thu dich, thôngtin xấu, độc là phương thức tốt dé làm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại tư tưởngchống Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động

Hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn khắng định báo chí cách mạng phải làm tốt chứcnăng tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng va Nhà nước, phát hiện, khang định

và nhân rộng ra toàn xã hội cái hay, cái đẹp, những điển hình, những nhân tố mới; đồngthời phải tích cực dau tranh phê phán cái xấu, tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệchlạc, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng củaĐảng Chính vì vậy, dé báo chí góp phan bao đảm an ninh tư tưởng, phải luôn phát huyvai trò của báo chí trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin

xâu, độc hại.

17

Trang 26

- Báo chí là phương tiện quan trọng trong tuyên truyền, phô biến nhiệm vụ bảo

vệ an ninh tư tưởng hiện nay: Là một nội dung quan trọng của ANQG, an ninh tưtưởng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển đất nước, quan hệ tới

các lợi ích sống còn của quốc gia, dân tộc, tới chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng,

Nhà nước Vì vậy, pháp luật quy định bảo vệ an ninh tư tưởng là nhiệm vụ của toàn

Đảng, toàn quân, toàn dân và của toàn xã hội Sự nghiệp đó phải được tô chức, phốikết hợp để tạo nên sức mạnh tổng hợp cả hệ thong chính trị Mọi công dân Việt Namtrong và ngoài nước cần biết và hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộcdau tranh quan trong này Ngoài các biện pháp hành chính thì việc tuyên truyền, phốbiến nhiệm vụ bảo vệ an ninh tư tưởng thông qua báo chí có tác dụng rất quan trọngđối với sự nghiệp bảo vệ an ninh tư tưởng

Báo chí là phương tiện thông tin truyền tải những quy định pháp luật và các văn

bản pháp luật về an ninh tư tưởng tới công dân, tổ chức Đảng, chính quyền, xã hội.

Đồng thời, báo chí là phương tiện truyền đi các thông điệp quan trọng, các quy địnhpháp luật về an ninh tư tưởng đối với các nước và tổ chức quốc tế, về chủ trương,

chính sách và các vấn đề quan trọng khác về ANQG của Nhà nước Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí là phương tiện để hướng dẫn công dân biếtnhững điều mình được làm và những việc không được làm về an ninh tư tưởng dé ýthức rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong thực hiện nghĩa vụ công dân vềan ninh tư tưởng Báo chí cũng có vai trò hướng dẫn, cung cấp thông tin các tri thứcmới, các phương tiện khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà kẻ địch sử dụng chống phánhà nước và nhân dân ta; giúp cho công dân hiểu được tình hình thế giới, khu vực,trong nước liên quan đến an ninh tư tưởng; nắm được âm mưu, phương thức, thủ đoạn

hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, tội phạm hoạt động xâm phạm ANQGđất nước Trên cơ sở đó để mọi công dân đề cao cảnh giác, tự phòng ngừa và tự

nguyện phát hiện, tự giác giúp đỡ lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh tư tưởng Báo chícòn là kênh thông tin để tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; tuyên truyền hướng

dẫn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và ngày hội toàn dân bảo vệ an ninhTổ quốc, vận động quan chúng phòng ngừa và dau tranh ngăn chặn các hoạt động của

tội phạm xâm phạm ANQG.

18

Trang 27

1.2.2.2 Phương thức quan trị báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng hiện nay

- Bảo dam an ninh tư tưởng trên báo chí là tổng hợp các hoạt động bảo đảm sự

an toàn, ôn định và phát triển bền vững của tư tưởng, hệ tư tưởng Việt Nam trên báo

chí theo định hướng XHCN, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa các yếu tố

xâm hại, đe dọa xâm hại an ninh tư tưởng Bao đảm an ninh tư tưởng trên báo chí bao

gồm các nội dung: Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tuéng Hồ Chí Minh, đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững; bảo vệ an ninh, an toàn các cơ quan, tổ chức hoạt độngtrên lĩnh vực tư tưởng; bảo vệ các giá trị tư tưởng truyền thống: phòng, chống âm mưu,hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, phản động; phòng, chống cáchành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tô chức trên lĩnh vực tư tưởng: phòng,

chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyên

hóa” của đội ngũ văn nghệ sĩ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; phòng,

chống xu hướng tư nhân hóa báo chí; bảo vệ trận địa tư tưởng XHCN trên các cơ quan

báo chí.

- Phương thức quản trị báo chí bảo đảm an ninh tư tưởng:

+ Sử dụng báo chí tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Sử dụng báo chí dé tuyên truyền

những nguyên lý, nội dung cơ ban va giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư

tưởng Hồ Chi Minh, làm cho chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở

thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; tuyên truyền quan điểm,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là quan điểm về xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN Việt Nam, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,đường lối đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế, đường lỗi đổi mới toàn diện cả về

chính tri, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tuyên truyền về chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách đối ngoại, tôn giáo, dân tộc Qua đó, gópphan bao dam an ninh tư tưởng, duy trì sự 6n định và phát triển của đất nước

+ Sử dụng báo chí tuyên truyền, cung cấp các thông tin chính thống, thông tin

tích cực góp phần định hướng tư tưởng Sử dụng báo chí dé tuyên truyền các thông tinđã được kiểm chứng, thông tin chính thống, thông tin tốt, thông tin tích cực, gương

19

Trang 28

người tốt, việc tốt, những hình ảnh đẹp, việc làm ý nghĩa, nhân văn vì cộng đồng để

“phủ xanh” các thông tin chính thống, thông tin tốt, thông tin tích cực, lấn at thông tin

xấu, thông tin tiêu cực Tuyên truyền thông tin chính thống, thông tin tốt, thông tin tích

cực về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nhiệm vụkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên môi trường mạng dé lan tỏarộng rãi đến cộng đồng, dư luận xã hội, quần chúng nhân dân, góp phần định hướng thôngtin, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm an ninh tư tưởng Đặc biệt, sử dụng báo chí détuyên truyền, định hướng du luận về kết qua dau tranh, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêucực, “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ, đấu tranh, xử lý số đối tượng phảnđộng, chống đối chính trị; qua đó góp phần định hướng tư tưởng, củng cố lòng tin củaquần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

+ Sử dụng báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, dau tranh phản bác các

quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc hại Sử dụng báo chí để bảo vệ chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh

phản bác, vạch trần các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc, vạchtrần bản chất chống đối, thù địch của các đối tượng, sự xuyên tac, bia đặt trong cácluận điệu của đối tượng Sử dụng báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, dautranh phan bac cac quan điểm sai trái, thù dich, thông tin xấu, độc hại được thực hiệnthông qua việc thiết lập các chuyên trang, chuyên mục về bảo vệ nền tảng tư tưởng,dau tranh phan bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các cơ quan báo chí chínhthống của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương Thông qua đó nâng cao sức đềkháng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trước những luận điệu, âm mưuphá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch

+ Sử dụng báo chí tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảngviên, quần chúng nhân dân Sử dụng báo chí để giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán

bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh;chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc; giáo dục về ý thức quán triệt, thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, vănbản pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là các văn bản về bảo vệ an ninh tư tưởng, bảo

vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh quôc gia; giáo dục về ý thức trách nhiệm

20

Trang 29

của quan chúng nhân dân tham gia bao đảm an ninh tư tưởng, dau tranh với các quan

điểm sai trái, thù địch Qua đó, nhằm nâng cao “sức đề kháng”, “miễn dịch”, uốn nắnnhững nhận thức lệch lạc, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng cho cán bộ,đảng viên và các tầng lớp nhân dân; hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahọc, nhân sinh quan cách mang; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, củng cô vànâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng vào con đường phát triển của đất

nước và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Sử dụng báo chí đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễnbiến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ Sử dụng báo chí để tuyên truyền về các quanđiểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng liên quan đến đấu tranh chống suy thoái về tư

99 cC

tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ; tuyên truyền về các biểuhiện, sự nguy hiểm của suy thoái về tư tưởng chính tri, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ; lên án các hành vi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông, thamnhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tuyên truyền về các chương trình, kếhoạch, nhiệm vụ, biện pháp đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễnbiến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ; tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm củacán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởngchính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyền hóa” trong nội bộ; sử dụng báo chí đấu tranh với

các hành vi, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính tri, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

của cán bộ, đảng viên Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, dưluận xã hội, góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng

1.3 Quan điểm của Dang, Nhà nước ta về báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư

tưởng

Báo chí là lĩnh vực quan trọng góp phần định hướng và xây dựng đời sốngchính trị tư tưởng của mỗi quốc gia dân tộc, là công cụ sắc bén của giai cấp cầm quyềntrên mặt trận văn hoá - tư tưởng Ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước, báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng là cơ quan ngôn luận của cơquan Đảng, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn khăng định, báo chí, phương tiện truyền thông

21

Trang 30

đại chúng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong

khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật, báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, khác với báo

chí tư sản Đảng ta khang định, báo chí cách mang Việt Nam có nhiệm vụ tuyêntruyền, phô biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mụcđích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng

cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do

ngôn luận của Nhân dân

Chính vì vậy, dé lãnh đạo, chỉ đạo công tác báo chí, Đảng ta đã ban hành nhiều

văn bản, nghị quyết, chi thị về công tác báo chí nham phát huy vai trò của báo chí

trong công tác tư tưởng, lý luận, bảo đảm an ninh tư tưởng, như: Thông báo số162/TB-TW ngày 1/12/2004 thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về "Một số biệnpháp tăng cường quản lí báo chí trong tình hình hiện nay"; Chỉ thị số 52/2005/CT-TW,ngày 22/7/2005 của Ban Bi thư về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta; Nghịquyết số 16-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương về "Công tác tư

tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới";Quyết định số 157/-QĐ/TW, ngày

29/4/2008 của Ban Bi thư quy định vé“Chi đạo, định hướng chính tri, tư tưởng, nhất làđối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thông tin báo chí”;Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 17/4/2009 của Ban bí thư Trung ương về "Tăng cường

cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởngvăn hoá"; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăngcường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,

thù địch trong tình hình mới”; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/4/2020 của Ban Bí thư về"Tang cường sự lãnh đạo cua Dang đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Namtrong tình hình mới"; Chỉ thị số 09/CT-TTg, ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủvề “Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị,

thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025”; Chỉ thị số

12/CT-22

Trang 31

TTg, ngày 12/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tang cường công tác tuyên truyền,

định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp

thời chan chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí”

Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến phát huy vai trò của báo chí tham giabảo đảm an ninh tư tưởng, bảo đảm an ninh quốc gia cũng đã được thể hiện trong mộtsố văn bản của Đảng về bao đảm ANQG, như: Kết luận số 86-KT/TW ngày

05/11/2010 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày

14/10/2006 của Bộ Chính trị về "Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốcgia trong tình hình mới"; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 về “Chiến lượcbảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của BộChính trị về “Tang cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trậttự trong tình hình mới”; Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Khóa XII về "Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia"

Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hệ thống văn bản

pháp lý liên quan đến báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng, như: Hiến pháp,Luật An ninh quốc gia, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật An ninh mạng, Luật Tiếpcận thông tin ; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/07/2013 về Quản lý, cung cấp,sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, ngày

01/3/3018 sửa đồi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quan lý,

cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định sỐ159/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất

bản; Nghị định 119/2020/NĐ-CP, ngày 7/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày

3/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,

công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 53/2022/NĐ-CP, ngày

15/8/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mang; Thôngtư số 38/2016/TT-BTTTT quy định chỉ tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua

biên giới.

1.4 An ninh phi truyền thống và quản trị báo chí góp phần bảo đảm an nỉnh tưtưởng trong an ninh phi truyền thống

23

Trang 32

1.4.1 An ninh phi truyền thống

1.4.1.1 Khái niệm

Khái niệm cũng như các van đề về an ninh phi truyền thống đã xuất hiện từ lâutrong lịch sử, nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa lớn, truyền thôngchưa phát triển hoặc vấn đề quyền con người chưa được quan tâm nên ít hoặc khôngđược chú ý Tuy nhiên, ké từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là sau vụ tấn công

khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, các thách thức an ninh phi truyền thống ngày

càng tăng về cả quy mô lẫn tần suất tác động, buộc phải có những giải pháp ứng phókhông chỉ ở phạm vi cộng đồng và quốc gia, mà còn ở cấp độ khu vực và toàn cầu

An ninh phi truyền thống là thuật ngữ dùng đề chỉ những nhân tố (an ninh) phiquân sự Theo các học giả, an ninh phi truyền thống có tính chất “phi quân sự vàxuyên quốc gia” hay “có bản chất phi quân sự, tính xuyên quốc xa xét về phạm vi, khónhận diện và chuyển hóa nhanh chóng do toàn cầu hóa và cách mạng thông tin” hoặc“có kha năng xuyên quốc gia; tính phi chính phủ; tính tương đối; khả năng chuyên hóa;

tính vận động: tính vô hình và khó xác định” Tuy nhiên, cũng con đó những nhận thức

khác nhau về vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là giữa các thành tố của an ninhphi truyền thống và các thành tô của an ninh con người Một số quan điểm cho rang, anninh con người là một thành t6 của an ninh phi truyền thống, nhưng bản thân an ninh con

người lại chứa đựng nhiều thành tố khác của an ninh phi truyền thống, như chủ nghĩa

khủng bó, dịch bệnh, an ninh lương thực, van đề môi trường hoặc chỉ trên khía cạnhquyền con người, như quyền được sống, quyền an ninh và quyền phát triển Trong khi đó,Liên hợp quốc và nhiều học giả quốc tế cho rang, an ninh con người nên được tiếp cận từ7 thành tố là: an ninh kinh tế; an ninh lương thực; an ninh y tế; an ninh môi trường; anninh cá nhân; an ninh cộng đồng; và an ninh chính trị Nói cách khác, với những cách hiểunhư trên thì an ninh con người cũng là một hợp phần của các vấn đề an ninh phi truyềnthống, nhưng bản thân nó cũng chứa đựng các hợp phần khác của an ninh phi truyềnthống Bên cạnh đó, khi tiếp cận vấn đề an ninh con người từ các yêu cầu cơ bản thìcũng cần phải giải quyết một số van đề như an ninh kinh tế, an ninh lương thực

Mặc dù còn có những nhận thức khác nhau, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu

đều thống nhất rằng, an ninh phi truyền thống là những vấn dé an ninh phi quân sự,

24

Trang 33

bao gồm các yếu tổ như biến đổi khí hậu, 6 nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, an

ninh lương thực, an ninh tài chính, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các thảm hoa

tự nhiên, dịch bệnh Các vấn đờthách thức này can được giải quyết thông qua các

cơ chế hợp tác khu vực và đa phương.1.4.1.2 Quản trị an ninh phi truyền thong

Quản trị là một khoa học và là một nghệ thuật Quản trị là Khoa học khi nghiên

cứu và mã hóa tri thức dé phô biến cho mọi nguoi có thé sử dụng vào thực tiễn Quảntri là Nghệ thuật khi được các nhà quản tri sử dụng một cách linh hoạt và sáng tao

Quản trị nói chung có thé được hiểu là tat cả các công việc lãnh đạo và quản trỊ(quan lý) của một người, hay một nhóm người, hay một nhóm tô chức trong việcnghiên cứu và hoạch định các mục tiêu chiến lược và ban hành các biện pháp hay giảipháp để tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược đó Các nội dung quan tri Cụ thé:Quản trị kinh tế thế giới (Diễn đàn kinh tế thế giới hàng năm: World EconomicForum); Quản trị quốc gia (Cai trị quốc gia, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước ở địaphương ); Quản trị kinh tế, quản trị tài chính, quản trị hành chính, quản trị khoa học

và công nghệ ; Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị an ninh doanh

nghiệp, quản trị công nghệ, quản trị nguồn nhân lực; Quản trị báo chí, truyền thông:

Quản trị an ninh phi truyền thống và việc các nhà lãnh đạo và quản trị được giaonhiệm vụ nghiên cứu, tô chức nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách,chiến lược và kế hoạch ứng phó với các mối nguy dé bao đảm an ninh phi truyền thốngcủa Nhà nước, con người (cộng đồng) và doanh nghiệp Các cấp độ quản trị an ninh phitruyền thống như:

- Quản trị an ninh phi truyền thống ở cấp độ nhà nước, từ chính quyền trung

ương tới chính quyền địa phương

- Quản trị an ninh phi truyền thống ở cấp độ cộng đồng như: làng, bản, khu dâncư Nhiều nhân tố phi nha nước tham gia (non-state actors), kế cả các tổ chức phichính phủ, tổ chức dân sự

- Quản trị an ninh phi truyền thống ở cấp độ doanh nghiệp.Phương trình cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thê:

25

Trang 34

Trong khoa học lý luận hiện nay, phương trình quản trị an ninh phi truyền thống(gọi tắt là phương trình 3S-3C) đang được nghiên cứu, ứng dụng ở nhiều ngành, lĩnh

vực khác nhau dù trong quan trị doanh nghiệp hay trong cơ quan nhà nước nhăm mục

đích quản trị có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm an toàn, phát triển bền vững cho các thểnhân, pháp nhân, trong đó có cả pháp nhân công quyền

Quản trị an ninh phi truyền thông (QTANPTT) = (1 An toàn + 2 Ôn định + 3.Bên vững) - (1 Chi phí cho các hoạt động quản trị rủi ro + 2 Chi phí cho các hoạt động

quản trị khủng hoảng + 3 Chi phí cho các hoạt động quản trị khắc phục sau khủng

- §2: Mức độ ồn định Thang đánh giá 5 điểm: 1 là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trungbình, 4 là cao và 5 là rất cao

- S3: Mức độ bền vững (phát triển bền vững) Thang đánh giá 5 điểm: 1 là rất

thấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao và 5 là rất cao.

- Cl: Chi phí cho các hoạt động quản trị rủi ro Thang đánh giá 5 điểm: 1 là rấtthấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao và 5 là rất cao

- C2: Chi phi mất do khủng hoảng và các hoạt động giải quyết khủng hoảng.Thang đánh giá 5 điểm: 1 là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao và 5 là rất cao

- C3: Chi phí và các hoạt động khắc phục hậu quả sau khủng hoảng Thang

đánh giá 5 điểm: | là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao và 5 là rất cao

Tùy theo mục đích sử dụng trong công tác quản trị an ninh phi truyền thống,phương trình 3S-3C cũng có thể được nhà nghiên cứu hay quản trị lựa chọn sử dụng ở

dang rút gọn các yếu tô cho đơn giản hơn như: S = S1 - Cl hay S = (SI+S2) - (C1+C2)Phương trình 3S-3C thường được dùng kết hợp với phương pháp chuyên gia hay

26

Trang 35

brainstorming dé thiết kế các câu hỏi, tổng hợp dữ liệu và đánh giá kết quả công tác

quan trị an ninh phi truyền thống của một chủ thé trong một khoảng thời gian đã qua, từ

đó tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Phương trình này cũng được dùng dé thiết kế các nghiên cứu, tìm kiếm dit liệu vàdự báo về các rủi ro và khủng hoảng trong một giai đoạn tương lai, góp phần thiết kế cácchiến lược ứng phó với các rủi ro và mối nguy đe dọa an ninh phi truyền thống trongmột số ngành, lĩnh vực

Việc vận dụng kiến thức và phương trình quản trị an ninh phi truyền thống déquản trị và phát triển bền vững S = (5 + 5 + 5) - (5 +0 +0) = 10 S (10 điểm) là mộtkết quả được cá chủ thé quan lý hướng tới Cl ở đây được hiểu là tat cả các rủi ro liênquan để bảo đảm an toàn của tất cả các hoạt động về tài chính, tài sản, con nguoi Khi C1 được kiêm soát tốt thì không có C2 và nếu có C2 thi cũng chỉ ở mức độ thấp

1.4.2 Quan trị báo chí góp phan bảo đâm an ninh tư tưởng trong an ninh phi truyền

thông

Đề đánh giá hiệu quả của công tác quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư

tưởng hiện nay, cần tập trung vào những nội dung như sau:

Với những nội dung quản trị báo chí được nêu trong luận văn này va vận dụng

phương trình Quản trị an ninh phi truyền thong dé đánh giá công tác Quản trị báo chí

góp phan bao đảm an ninh tư tưởng, trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đề xuất một số

tiêu chí phục vụ công tác khảo sát, đánh giá, phân tích cụ thể như sau:

(1) Nội dung “An toàn”: Đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởngcủa Dang, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

(2) Nội dung “Ôn định”: Đánh giá hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền vềchủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm, đường lỗi của Dang Cộng

sản Việt Nam; Tuyên truyền, cung cấp các thông tin chính thống, thông tin tích cực

nhằm định hướng tư tưởng; Tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảngviên, quần chúng nhân dân

(3) Nội dung “Bền vững”: Đánh giá hiệu quả công tác đấu tranh chống suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội

bộ.

27

Trang 36

(4) Nội dung “Chi phí cho các hoạt động quản trị rủi ro”: Chi phí cho công

tác bồi đưỡng, đảo tạo cho đội ngũ làm công tác báo chí; cho các hoạt động thông tin

tuyên truyền trên hệ thống báo chí; các hoạt động đầu tư trang thiết bị công nghệ phụcvụ hoạt động báo chí.

(5) Nội dung “Chỉ phí cho các hoạt động quản trị khủng hoảng”: Chi phí cho

các hoạt động dau tư trang thiết bị công nghệ dé sẵn sàng khắc phục sự cô về thông tincũng như kiểm soát thông tin khủng hoảng truyền thông trên internet; cho các hoạt độngthông tin tuyên truyền trên hệ thống báo chí sin sàng cho xử lý khủng hoảng truyền

thông.

(6) Nội dung “Chi phí cho các hoạt động quản trị khắc phục sau khủnghoảng”: Các chi phi cho hoạt động (nếu đã xảy ra khủng hoảng hay sự cô)

28

Trang 37

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, trên cơ sở phân tích làm rõ khái niệm, chức năng, tính giai

cấp của báo chí; khái niệm, các loại hình truyền thông; khái niệm tư tưởng, vai trò vàphương thức quản trị báo chí góp phan bảo đảm an ninh tư tưởng hiện nay, luận vănđã khang định: Báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng là phát huy vai trò, tính

tích cực của báo chí trong bảo đảm sự an toàn, én định và phát triển của tư tưởng, hệ

tư tưởng Việt Nam đúng với định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng là chủ nghĩaMac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Dang Cộng

sản Việt Nam.

Luận văn đã phân tích, đánh giá vai trò của báo chí trong bảo đảm an ninh tư

tưởng Trên cơ sở đó, đề tài đã chỉ ra các phương thức quản trị báo chí trong bảo đảm

an ninh tư tưởng, như: Sử dụng báo chí tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Dang Cộng sản Việt Nam; sử dụng báo chí

tuyên truyền các thông tin chính thống, thông tin tích cực, định hướng dư luận xã hội;sử dụng báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểmsai trái, thù địch, thông tin xấu, độc hại; sử dụng báo chí tuyên truyền giáo dục chínhtrị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân; sử dụng báo chí đấu tranh

chống suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Đồng thời luận văn cũng đã phân tích cụ thể cơ sở lý luận về an ninh phi truyền thốngvà quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng theo an ninh phi truyền thống.Trên cơ sở đó đã đưa ra những nội dung cơ bản của quản trị báo chí góp phần bảo đảm

an ninh tư tưởng theo an ninh phi truyền thống và vận dụng phương trình Quản trị anninh phi truyền thống để đánh giá công tác quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh

tư tưởng.

Những van đề được trình bày tại Chương I là cơ sở quan trọng dé trong Chương2 khảo sát, đánh giá tình hình an ninh tư tưởng trên địa ban thành phố Hà Nội và thựctrạng công tác quản trị báo chí góp phần bảo đảm an ninh tư tưởng trên địa bàn thành

phố Hà Nội

29

Trang 38

CHƯƠNG 2

THUC TRANG QUAN TRI BAO CHÍ GOP PHAN BAO DAM AN NINH

TU TUONG CUA THANH PHO HA NOI

2.1 Thực trạng hoạt động báo chí trên dia bàn thành phố Ha Nội

2.1.1 Cơ quan quản lý nhà nước về báo chi của thành phố Hà Nội

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội là cơ quan tham mưu giúp UBND thành

phố Hà Nội quản lý nhà nước về báo chí (bao gồm báo in, tạp chí in, báo điện tử, tapchí điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin) trên địa bàn thành phố Hà Nội, có chứcnăng, nhiệm vụ như sau: 1) Quản lý báo chí lưu chiêu theo quy định và tô chức kiểmtra báo chí lưu chiêu tại địa phương; 2) Trình cấp có thầm quyền hoặc thực hiện theothẩm quyền việc cấp giấy phép, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép, thu hồi giấy

phép xuất ban bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở địa phương theo quy định của pháp

luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội; 3) Trình cấp có thâm quyền trả lờihoặc trả lời thông báo tổ chức họp báo tại địa phương đối với các cơ quan, tô chức,công dân của địa phương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại ViệtNam theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội; 5) GiúpUBND thành phố Hà Nội kiểm tra các điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện;trường hợp không đủ điều kiện, giúp UBND thành phố Hà Nội có văn bản yêu cầu cơquan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định củapháp luật; 6) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh,truyền hình của địa phương sau khi được phê duyệt; 7) Quản lý các dịch vụ phát thanh,truyền hình; quản lý và cấp đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ

tinh trên địa bản địa phương theo quy định của pháp luật.2.1.2 Hệ thống báo chí trên địa bàn Hà Nội

2.1.2.1 Hệ thong báo chí Trung wong

Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các cơ quan báo chí của Trung ương và Hà

Nội Theo thống kê, trên địa bàn Thành phố hiện có trên 500 cơ quan báo chí Trung

ương và địa phương đặt trụ sở, cơ quan đại diện; 36 văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội với hơn 70 phóng viên và trợ lý.

30

Trang 39

Đội ngũ phóng viên trong các cơ quan báo chí Trung ương có số lượng đôngđảo với 13.909 người, chiếm tỉ lệ 58% tổng số nhà báo trên địa bàn cả nước Về trình

độ học vấn, có 13.436 trường hợp có trình độ đại học và trên đại học, chiếm tỉ lệ lên

đến 96,6%; 473 trường hợp có trình độ dưới đại học, chiếm tỉ lệ 3,4% Trong các cơquan báo chí Trung ương hiện nay có 3.779 phóng viên là đảng viên, chiếm tỉ lệ27,2% Với lực lượng nhà báo hùng hậu cùng với sự phát triển đa dạng, phong phú về

loại hình báo chí, báo chí cách mạng nước ta đã thể hiện rõ vai trò xung kích, tiên

phong trong mặt trận an ninh, tư tưởng, văn hóa, đã và đang đóng góp xứng đáng vào

sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đấu tranh chống các quan điểm sai trái,

thù địch, bảo vệ an ninh, tư tưởng.

Thời gian qua, hoạt động của các cơ quan báo chí trong nước đã thực hiện tốtvai trò, nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, giúp cho cán bộ, đảng

viên luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; phản ánh kịp thời, đầy đủ về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; đấutranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranhphòng, chống tham những, tiêu cực, biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hìnhtiên tiến

Những năm gần đây, qua đánh giá cho thấy, đại đa số những người làm báo

chấp hành tốt các nội quy, quy định về đạo đức nghề nghiệp cũng như các quy địnhcủa pháp luật trong quá trình tác nghiệp Đã có nhiều phóng viên đạt được các giảithưởng báo chí cao quý; được các cấp ủy Đảng, chính quyền Trung ương và địaphương trao tặng nhiều băng khen, giấy khen với những thành tích tiêu biểu trong xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Với nhiều sản phẩm báo chí bao đảm chat lượng, phản ánh

chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước,đội ngũ phóng viên thực sự đã trở thành lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội,có nhiều đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của đất nước Qua đó, góp phần giữ

vững sự ôn định dư luận xã hội, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào vai tròlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trước âm mưu, hoạt động tuyên truyền

quan diém sai trái của các thê lực thù địch trong và ngoài nước.

31

Trang 40

2.1.2.2 Hệ thống báo chí Hà Nội

a) Đánh giá chung về hệ thống báo chí Hà Nội:Hệ thống báo chí của Hà Nội hiện có: 08 cơ quan báo chí gồm: 05 báo, 02 tạpchí, 01 dai phát thanh va truyền hình (giảm 10 cơ quan báo chí do thực hiện Đề án sắpxếp, phát triển và quản lý báo chí thành phó Hà Nội đến năm 2025) Cụ thể:

- Về báo và tạp chí: 06 cơ quan báo chí xuất bản báo điện tử (Báo Hà Nội mới,

Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Tuổi trẻ Thủ đô; Báo Phụ nữ Thủ đô, Báo Lao động Thủđô, Tap chí Người Hà Nội) 08 ấn phẩm phụ: Hà Nội mới Cuối tuần; Hà Nội Ngàynay; Kinh tế và Đô thị cuối tuần, Pháp luật và Xã hội, Nội thất; Tuổi trẻ và Đời sống:Thanh niên khởi nghiệp, Đời sống Gia đình 13 chuyên trang điện tử: Nhịp sống Thủ

đô; Pháp luật và Xã hội; Hanoitimes; Tiêu dùng; Giao thông Hà Nội; Thị trường Tài

chính; Đô thi và Cuộc sống: Tuổi trẻ và Pháp luật; Khởi nghiệp trẻ; Làm giàu; Laođộng và Pháp luật; Phụ nữ Số; Đời sống Gia đình

- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: là đơn vị sự nghiệp thuộc UBNDthành phố Hà Nội, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyềnthành phố Hà Nội Đài PT-TH Hà Nội hiện có 08 kênh truyền hình, 3 kênh phát thanh, cụthể: 02 kênh quảng bá gồm: Kênh HI (Thời sự - Chính trị tổng hợp); Kênh H2 (Khoagiáo - Giải trí) Thời lượng chương trình phát lần 1 (phát mới) 15giờ/ngày, trong đó tựsản xuất 6 giờ, phát lại 6 giờ; Kênh 2 truyền hình (Hà Nội 2): Phát sóng 24h/ngày.Trung bình phát mới 12 giờ 45 phút/ngày, trong đó tự sản xuất 5 giờ, phát lại 4 giờ 45phút 06 kênh phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền gồm: Kênh Hanoicabl -HITV (Thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội Hà Nội); Kênh Hanoicab2 (Phụ nữ va Giađình); Kênh Hanoicab 3 - ANTG (An ninh thế giới); Kênh Hanoicab4 - MOV (Điện

ảnh); Kênh Hanoicab5 (Quang cáo); Kênh Phim hay 03 kênh phát thanh (FM 90

MHz; FM 96 MHz; Sức khỏe và Giải trí JOY FM) Ngoài ra, Đài PTTH Hà Nội đang

quản lý và khai thác: trang thông tin điện tử tổng hợp “hanoionline.vn”; ứng dụngHaNoiOn; Fanpage Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội; Youtube HTV - Đài Hà

Nội; Tiktok hanoi tv

32

Ngày đăng: 27/09/2024, 01:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w