Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, tuyển chọn và sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương “Nitrogen va Sulfur” Hóa học 11— CTPT 2018 nhằmphát triển năng lực t
Trang 1VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
SU DUNG HỌC LIEU SO THEO MÔ HÌNH LỚP HOC DAO NGƯỢC
NHAM PHAT TRIEN NANG LUC TU HOC CHO HOC SINH TRONG
DẠY HOC CHUONG “NITROGEN VA SULFUR” - HÓA HỌC 11
LUẬN VAN THẠC SĨ SU PHAM HOA HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
SU DỤNG HỌC LIEU SO THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC DAO NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIEN NANG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC CHUONG “NITROGEN VÀ SULFUR” - HÓA HỌC 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
CHUYEN NGANH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP DẠY HỌC
BỘ MÔN HÓA HỌC Mã số: 8140212.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung Ninh
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn cácthầy cô giáo đã hướng dẫn, giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyệntại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Nhờ đó mà tôi đã tích lũyđược nhiều kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Trung Ninh đã
tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các em HS trường thựcnghiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An đã giúp đỡ tôi khảo sát và thựcnghiệm đề tài này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã động viên,
đóng góp ý kiến quý báu dé tôi hoàn thành luận văn
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưngkhông tránh khỏi những thiếu sót vì thời gian có hạn, vốn kiến thức và kinh nghiệm
của ban thân còn hạn chế Vì vậy, tôi rat mong nhận được những ý kiến đóng góp,
những nhận xét quý báu của các thầy cô và các bạn dé luận văn ngày càng đượchoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Vũ Thị Phương Thảo
Trang 4Danh mục chữ viết tắtSTT | Chữ viết tắt Đọc là
1 DH Day hoc2 DC Đối chứng3 GV Giáo viên
9 NXB Nha xuat ban
10 PPDH Phuong phap day hoc 11 SGK Sach gido khoa
12 TB Trung binh13 THPT _| Trung hoc phổ thông
14 TN Thực nghiệm
15 TNSP Thực nghiệm sư phạm
Trang 5MỤC LỤC
Danh mục chữ viét tate.c.ccccccccccceccssecsssessessssesessecersecsesecsesesscersucatsussrsussesassuearsecarsecaveees il
Danh muc CAC DAN T00 vi Danh muc inh ˆ Vii
1 Lí do chọn để tài csc222xt 222 2E 2E tri |P0Ivi(0ìềi j0 8u 0 2
3 Xác định khách thé và đối tượng nghiên cứu - 2 s+s+rxerxz+xerrserxee 2
4, Cau hoi nghién CU occ 25 Giả thuyết nghiên COU o ceccccscsssessssssesssesssessecssscssessssssecsscsssssecssecsuessecssecasecsueesecsses 36 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - G22 1211121121 11111 1111111111101 1 11 1111 1T TH ng nghe 3 7 Pham vi nghién COU na 3 8 Phương pháp nghién Ct ee esscseesesceeeeseeeseeeseescesseeecsesaeeecsesseeacesseeesesaeeaees 39 Đóng góp mới của đề tai ecceccecccsesecsecsecsessessessessesessessessessessesessesessessessesseseeseees 4
10 Cấu trúc của luận văn -¿- St StStSEEv v21 115121 E151E111151EE1111111111 11.1111 4
CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIỆC SU DUNG HOC
LIEU SO THEO MO HÌNH LỚP HOC ĐẢO NGƯỢC NHAM PHAT TRIEN
NANG LUC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 2-2 25252 se se sssesses 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề :-©2¿se22xEx2E2211271271711211211 11111 xe 6
1.1.1 Nghiên cứu về MANY LUC te HOC -A1ä 61.1.2 Nghiên cứu về mô hình lớp hoc đảo ngược -s- scsz+xcczsecxees 61.1.3 Nghiên cứu về học LGU SỐ - c6 St EEEEESEEEEEEEEEESEEEEEESEEEESESEEEEEkrkrrrrrskee 71.2 Nang ng, co o Ô 8 1.2.1 Khái niệm năng lực tự hỌC - c c1 1112111111911 111 11 118111811181 811g tr Hy 81.2.2 Biéu hiện và cấu trúc năng lực tự NOC eeceeceesceeseesceeeeeseeeseeseeeeeeseesseeeeess 9
1.2.3 Các biểu hiện hành vi của năng lực tự học của hoc sinh - 10
1.2.4 Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh - 11
1.3.1 Hoc l6u $6 18 Si? oo .SẢ 12
1.3.2 Su dung hoc liéu số trong dạy hoc Hóa học -cccccsccscseseeeersee 131.4 Mô hình lớp học đảo nØƯỢC - - c1 1n v1 11 11 1111211111111 11181111 1111 ket 141.4.1 Một số lợi ích của mô hình lớp học đảo ngƯỢC - sc sex 16
Trang 61.4.2 Hạn chế của mô hình lớp học đảo ngƯỢC - ác stress 17
1.5 Thực trạng sử dụng học liệu số trong quá trình dạy và học môn Hóa học nhằm
phát triển năng lực tự học ở một số trường phô thông - ¿5z ©5+=+2 171.5.1 Mục đích điều tra c- St tt SE2EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEktkrke cv set 171.5.2 Nội dung điều tra - ¿+ sSk+EEEEE2E12E12121211111112111 111111111 17
1.5.3 Đối tượng điỀU Ta 5.2 tt 3 St St 3 E11111511115151111511511111111111115121111112.11 E12 xeE 18
1.5.4 Phương pháp điều tra - 2-22 5¿©2+22++EE+2EE2EEE2112711221211221E221 2112 crke 181.5.5 Kết quả điều tra - ¿5£ +k+SE9SESEEEEE2E1211211212171111121111211 111111111 181.5.6 Đánh giá về thực trạng -: :-csccs2Et 2E 1211171011211211211 2111111 11x 22I0I208.43009:10/9) C00115 25
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ THEO MÔ HÌNH LỚP
HOC ĐẢO NGƯỢC NHAM PHÁT TRIEN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HOCSINH TRONG DAY HỌC CHƯƠNG “NITROGEN VA SULFUR” - HOA HỌC
TÍ 5< 5< << Ọ H II 0 0 0.000 00 0000056 26
2.1 Khái quát chương “Nitrogen va SuÏfUT”” -c cv Street 26
2.1.1 Cau trúc chương “Nitrogen va SuÏfUr” -c c2 2n nhe 26
2.1.2 Mục tiêu chương “Nitrogen va Sulfur” oo cee ccceeseeteeeeeeseeeseeesesseeeteeeseeees 262.1.3 Một số lưu ý về nội dung va phương pháp day học chương “Nitrogen va
2.2 Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học sử
dụng học liệu TT 28
2.2.1 Cấu trúc MANY LUC ty HOC 1.77 da 28
2.2.2 Thiét ké thang do nang lực tự hoc của hoc sinh -cc+sc<cssscrees 29
2.2.3 Xây dựng bộ công cu đánh giá NLTH cua HS theo mô hình LHĐN 33
2.2.4 Thiết kế bài kiỂm tra -. :- 52222 v22 2E 211.2 362.3 Nguyên tắc sử dụng học liệu số nhằm phát triển NLTH cho học sinh theo mô
hình lớp hoc đảo ngược trong dạy học chương “Nitrogen va Sulfur” — Hóa học 11 ¬— 36
2.3.1 Nguyên tắc sưu tầm, tuyển chọn HLS -2¿ 5¿©2++2+++cx++zxcsrxees 362.3.2 Quy trình sưu tầm, tuyển chọn học liệu SỐ - - ¿6s c+t+EvEertzxexerezee 38P0) 0ì 77 392.4 Đề xuất sản phẩm học liệu số trong dạy học chương “Nitrogen và Sulfur” theomô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 40
Trang 72.5 Xây dựng kế hoạch dạy học một số bai học chương “Nitrogen va Sulfur” sử
dung hoc liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học
l0n198:19/e05ii1 0 Á:- 51
TIEU 930950019) 80
CHUONG 3 THUC NGHIỆM SƯ PHẠM s2 s<ss©ssesssessees 81
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm - c5: +22 +2 E SE + EEEEEeereerrerrsrrrerrerrke 81
3.2 Đối trong thurc nghiGm 01000 81
3.3 Tiến hành thực nghi@m c.cccecccsssesssssesssecssssssesscsseesssssecssecssscssessecssecsecseeasecs 813.4 Kết quả thực nghiệm o c.ccecccccccccesssscsessessessessessessesucsussessessessesucsessssessessesseseeaee 833.4.1 Kết quả đánh giá về mặt định tính ¿- + -++cx++zxrzzxerxeerxesrxrrrxees 833.4.2 Kết quả đánh giá về mặt định lượng - 2-5 s+Sz+E+Etzkerkerkerxrrkrree 86
3.4.3 Một số hình ảnh thực nghiệm -. ¿52 S222EEE2 2E EEEEEEEEEEkrrkrrkrrer 95
TIEU KET CHƯNG 3 - 2 2 ©E+SE£2EE+EE£EE£EEEEEE2EEEEEE71122122171711211 21c 97
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2-2 ©5<©se©ss£vssersetssersserserrssre 98
TÀI LIEU THAM KHAO << s°s<ss£+s©ss£EssevseEsserseerseesssrsee 100
PHỤ LỤC
Trang 8Danh mục các bảng
Bảng 1.1.Téng hợp kết quả điều tra GV và HS về vai trò, ý nghĩa của HLS 19
Bang 1.2 Việc áp dụng mô hình LHDN của ŒV ác key 22Bảng 2.1 Bang mô tả các mức độ ứng với các biêu hiện của NLTH 31
Bang 2.2 Thang điểm đánh giá NLTH của HS theo điểm trung bình 33
Bang 2.3 Bảng tổng hợp đánh giá NLTH của HS (dành cho GV) 36
Bảng 3.1 Cac lớp đối chứng và lớp thực nghiệm - 2 5++5z+cs+cxcrxccez 82Bảng 3.2 Kết quả phiếu hỏi HS về giờ học có sử dụng HLS để phát triển NLTH 84Bang 3.3 Kết quả điểm trung bình các biểu hiện NLTH của HS theo từng lớp (trước
¬— GA L”A.AYA , 94
Trang 9Danh mục hình
Hình 1.1 Sự phát triển nhận thức theo thang Bloom đối với lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống (Lớp học đảo ngược, 2017) - cv HH kg ngư, 15 Hình 1.2 So sánh lớp học truyền thống và mô hình LHĐN -¿- + 17 Hình 1.3 Biểu đồ kết quả điều tra nhận thức nhận thức về khái niệm HLS của GV 19 Hình 1.4 Biéu đồ so sánh mức độ thường xuyên sử dụng các loại HLS của GV với mức
độ hứng thú của HS (Đơn VỊ: Ÿ%) - -G TT TH TH TH HH rry 21
Hình 1.5 Biéu đồ khó khăn của GV khi sử dung HLS trong DHHH 22
Hình 2.1 Cấu trúc NLTH ¿2-2 5++S++E+2EE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrerrerrerreree 29
Hình 2.2 Cấu trúc bài giảng E-learning: Bài 7 (2 tiết) Sulfur và sulfur dioxide 40 Hình 2.3 Hình “KIEM TTRA.”” - 2-5-5 SE+ESE9EE2EEEE23E21211 2511212121211 211.11 ce 46
Hình 2.4 Sơ đồ tư duy của don chất và hợp chat “Nitrogen va sulfur” - 50
Hình 2.5 Truyện tranh về nitrogenr ¿5-52-5522 SE2E SE 2EEEEEEEEEEkerkerrrkererrree 50
Hình 2.6 Nhiệm vụ học tập trên padlet - - - 5 1333211111911 11111 8111 1k re 65
Hình 2.7 Thảo luận của 2 HS về thuốc đông và tây y -. ¿5552 5xc5+cxc>+ 65 Hình 3.1 Biéu đồ HS tự đánh giá khả năng thực hiện các biểu hiện trong phiếu học
0 86 Hình 3.2 Biểu đồ so sánh điểm trung bình các biểu hiện của nhóm TNI1 va ĐCI (Trước
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục và dao tạo là quốc sách hang dau, là sự nghiệp của Dang, Nhà nước
và của toàn dân Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sựcạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổimới Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiép tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục loi truyền thụ áp đặt một chiêu, ghỉ nhớ máy móc Tập trung day cách học, cách nghĩ, khuyên khích tự hoc, tạo cơ sở dé người học tự cập nhật và đôi mới tri thức, kỹ năng, phát trién năng lực ”.
Chương trình giáo dục phô thông tổng thé 2018 của Bộ Giáo dục và Dao tạođược xây dựng trên co sở quan điểm của Dang, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và dao tạo, giúp hoc sinh làm chủ kiến thức phô thông, biết vận dụnghiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướnglựa chọn nghề nghiệp phù hợp Với mong muốn thực hiện đổi mới phương phápdạy học, đặc biệt dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì năng lực tựhọc (NLTH) của mỗi học sinh là rất cần thiết Sử dụng mô hình lớp học đảo ngượcsẽ phát triển được NLTH của mỗi học sinh
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược — Flipped classroom là một trongnhững mô hình dạy học tích cực, hiện đại, nhằm khắc phục nhiều hạn chế củaphương pháp dạy học truyền thống cũng như đáp ứng được những yêu cầu đổi mớivề giáo dục trong thời đại ngày nay, giúp học sinh phát triển NLTH, tính chủ độngcủa chính bản thân mà không còn thụ động trong quá trình khám phá tri thức Đểtổ chức dạy học theo mô hình này một cách có hiệu quả, GV không những cần thayđổi về vai trò mà còn đòi hỏi phải đầu tư thời gian, công sức dé biên soạn tư liệu
day học gồm bài giảng, bài tập, bài kiểm tra — đánh giá dưới nhiều hình thức; sưu
tầm hình ảnh, thí nghiệm, tài liệu tham khảo nhằm tạo hứng thú và động cơ tựhọc cho HS Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, tài liệu dạyhọc không dừng lại ở dạng giấy mà còn có thé là video, audio, mô phong, đượcgọi chung là học liệu số Những bài giảng, những video giáo dục do giáo viên thiết
kế, tuyển chọn để truyền tải nội dung kiến thức sẽ được học sinh sử dụng ở bên
Trang 11ngoài lớp học Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện quan trọng
dé triển khai mô hình lớp học đảo ngược Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT của Bộtrưởng Bộ GD-ĐT cũng đã nêu rõ: “Đối với GD-ĐT, CNTT có tác động mạnh mẽ,
làm thay đổi phương pháp, phương thức day và học CNTT là phương tiện dé tiếntới một xã hội học tập”.
Với đặc thù của môn Hóa học là môn khoa học có sự gan bó chặt chẽ giữa lithuyết với thực nghiệm, có nhiều kênh thông tin, nhiều nội dung tìm hiểu rất gầnvới cuộc sống, giáo viên có thể định hướng dé học sinh nghiên cứu, tìm tư liệu déphục vụ học tập cũng như nâng cao tầm hiểu biết của bản thân
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Sử dụng học liệu số theomô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trongdạy học chương “Nitrogen va Sulfur” - Hóa học 11”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tuyển chọn và sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo
ngược trong dạy học chương “Nitrogen va Sulfur” Hóa học 11— CTPT 2018 nhằmphát triển năng lực tự học cho học sinh góp phan nâng cao chất lượng dạy học hóa
học ở trường phổ thông.3 Xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận của quá trình day học nhằm phát triển năng lực tự học cho
4 Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược chương “Nitrogen và
Sulfur”- Hóa học 11 có phát triển năng lực tự học cho học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học hoá học không?
Trang 125 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu sử dụng học liệu số trong dạy học chương “Nitrogen và Sulfur “- Hóahọc 11 ở trường THPT theo mô hình lớp học đảo ngược một cách phù hợp với đối
tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường thì sẽ phát triển được NLTH
cho HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học.6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài về năng lực, năng lực tựhọc, mô hình lớp học đảo ngược vả cơ sở lý thuyết về học liệu số.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụnghọc liệu số nhằm phát triển năng lực tự học ở một sỐ trường THPT
- Nghiên cứu phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương “Nitrogen vàSulfur” Hóa học 11 THPT.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học cho học sinh thông qua dạyhọc sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược
- Đề xuất học liệu số và tiến trình day học chương “Nitrogen va Sulfur” tronglớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học, đánh giátính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng học liệu sỐ trong việc phát triển năng lựctự học cho học sinh theo mô hình lớp học đảo ngược.
- Xử lí thống kê số liệu thực nghiệm thu được để rút ra kết luận của đề tài
7 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngượcnhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Nitrogen vàSulfur” Hóa học 11.
Về địa bàn nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu tại trường THPT HoàngHoa Thám, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và trường THPT Diễn Châu 5,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Thời gian nghiên cứu: năm học 2023 — 2024
8 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra, chúng tôi
sử dụng các phương pháp sau đây:
Trang 138.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, thu thập các tài liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn có liên quan đến
đề tài
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá, trong việc tổng quan các tải liệu đã thu thập được
8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra thực trạng việc sử dụng học
liệu số và phát triển NL TH thông qua dạy học hóa học ở trường THPT
- Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về cấu trúc của năng lựctự học và bộ công cụ đánh giá năng lực tự học thông qua sử dụng học liệu SỐ
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP dé đánh giá tínhđúng đắn của giả thuyết khoa học và tính phù hợp, khả thi của đề tài
8.3 Phương pháp xử lý thống kê các số liệu thực nghiệm
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phương pháp nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng dé xử lí, phân tích các số liệu, rút ra kết luận về sự đúng đắnvà cần thiết của đề tài
9 Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển nănglực tự học và sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy họcHóa học ở trường THPT.
- Đánh giá thực trạng về việc triển khai dạy học sử dụng học liệu số, mô hìnhlớp hoc đảo ngược và van dé phát trién NLTH thông qua môn Hóa học ở một số
Xây dựng được 2 kế hoạch dạy học có sử dụng học liệu số theo mô hình
lớp học đảo ngược trong dạy học chương “Nitrogen va Sulfur” — Hóa học 11 nhằmphát triển NLTH
10 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục thì nội dung của luận văn được cau trúc thành 3 chương:
Trang 14Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng học liệu số theo mô hình lớp
học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinhChương 2: Biện pháp sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược nhằmphát triển năng lực tự học cho học sinh trong day học chương “Nitrogen và Sulfur”
- hóa học I1
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIỆC SỬ DỤNG HOC LIEU SO
THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC DAO NGƯỢC NHẰM PHAT TRIEN NĂNG
LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
1.1 Lịch sử nghiên cứu vân đê
1.1.1 Nghiên cứu về năng lực tự học
Chương trình giáo dục phổ thông (2018) đã xác định mục tiêu hình thành và
phát triển cho HS các năng lực cốt lõi bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù
NLTH là một trong những năng lực chung cơ bản, thiết yếu ở mọi môn học, làmnền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghềnghiệp.
Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về việc phát triển năng lực cho học
sinh Năng lực tự học đã được tiếp cận và chú trọng nghiên cứu áp dụng trong thời
gian gần đây như: Vũ Mạnh Dũng (2015) Phát triển NLTH cho học sinh thông qua
dạy học chương Sự điện li — Hóa học 11 (chương trình cơ bản) [6], Lê Thị Thúy Ha(2015) Phát triển NLTH cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiểm — kimloại kiểm thổ - nhôm Hóa học lớp 12 THPT [11], Tô Thị Minh Hiền (2017) Pháttriển NLTH cho học sinh thông qua sử dụng bài tập Chương Kim loại kiểm, Kim loại
kiềm thổ, Nhôm Hóa học lớp 12 [12] Trong các công trình này, các tác giả cũng đã
phân tích được ý nghĩa của việc tự học, đưa ra cau trúc va biéu hiện của NLTH, xaydựng công cụ đánh giá của HS theo mỗi biện pháp cụ thé
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phát triển năng lực tự học ở trên làtheo chương trình hóa học 2006 Các công trình nghiên cứu trong chương“Nitrogen va Sulfur”- Hoá học 11 chương trình 2018 là mới, còn ít công bố Do đó,đề tài nghiên cứu của chúng tôi là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của GV và HStrong chương trình hoá học 2018.
1.1.2 Nghiên cứu về mô hình lớp học đảo ngược
Theo Brame (2013) [33], trong mô hình “Lớp học đảo ngược”, HS sẽ phải tự
làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông
qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowerPoint, và khai thác tài
liệu trên mạng Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà HS phải chuẩn bị trước khi lên
lớp Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng líthuyết bài giảng vào giải quyết van dé, thảo luận nhóm dé xây dựng hiểu biết dướisự hướng dẫn của GV; thay vì thuyết giảng, GV đóng vai trò là người điều tiết hỗ
Trang 16trợ, có thê giúp SV giải quyết những điều khó hiểu trong bài học mới Lớp học đảongược là một hình thức của học tập kết hợp (B-learning) Theo Lage và các tác giả
[34; tr 32] “Đảo ngược lớp học có nghĩa là các sự kiện truyền thống diễn ra bên
trong lớp học bây giờ diễn ra bên ngoài lớp học và ngược lại”.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình lớp học đảo ngược được nhiều ngườiquan tâm Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề xuất việc tổ chức hoạt động theo mô
hình lớp học đảo ngược theo các cách tiếp cận khác nhau như: Pham Thị Bích Dao,
Nguyễn Thị Thái , Nguyễn Thị Lan Anh, Ngô Hồng Đào (2022), “Vận dung mô
hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp trong môn Hóa
hoc ở trường trung hoc pho thông ”[7], Mai Xuân Đào, Phan Đồng Châu Thủy(2020), “Xây dựng và sử dụng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược nhằmphát triển NLTH cho học sinh THPT ở Tân Uyên, tinh Bình Duong’ [8], Nguyễn Mậu
Duc (2020), “Van dụng mô hình lớp hoc đảo ngược vào dạy học bài Oxi - Ozone (Hóa học 10) thông qua bài giảng E-learning ”[10], Lê Thị Phượng & Bùi PhươngAnh (2017), “Dạy học theo mô hình LHDN nhằm phát triển NLTH cho học sinh”
[19].;
Cho đến nay, việc nghiên cứu về việc tuyển chọn và sử dụng học liệu số theomô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh còn chưanhiều và còn khá mới, nhất là với môn Hóa học
1.1.3 Nghiên cứu về học liệu số
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT (có hiệulực ngày 23/10/2017) quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồidưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáodục do Bộ Giáo dục va Đào tạo ban hành: “Hoc liệu số (hay học liệu số) là tập hợpcác phương tiện số phục vụ dạy và học, bao gồm: Giáo trình số, sách giáo khoa số,tài liệu tham khảo số, bài kiểm tra đánh gid s0, bản trình chiếu, bảng đữ liệu, các tệp
âm thanh, hình anh, video, bài giảng số, phan mém dạy học, thí nghiệm mô phỏng và
các học liệu được số hóa khác ”.
Trong quả trình học tập nói chung thì học liệu số có vai trò đặc biệt quantrọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mỗi người học cho dù học vớithầy hay tự học Trong bối cảnh của cuộc cách mạng số hiện nay, cùng với phương
thức học trực tuyến, học liệu số dần lấn at học liệu truyền thống với nhiều lợi thế
như lợi thế về âm thanh, hình anh sinh động trực quan, về chia sẻ dé dàng rộngkhắp, về lưu trữ, tìm kiếm, sắp xếp nhanh chóng tức thời và nhiều lợi thế khác Day
Trang 17là một tài liệu hết sức cần thiết góp phan phát trién NLTH cho HS trong thời đại
ngày nay.
Một số nghiên cứu của các tác giả về học liệu số và về sự phát triển NLTHnhư: Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), “Thiét kế tài liệu tự học có hướng dan theomodun nhằm tăng cường NLTH cho học sinh giỏi hóa học lép 11 THPT”; Trịnh LêHong Phương (2011), “Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ day và học phan cấu tạonguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tô hóa học -chương trình THPTchuyên ”; Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012), 7i hiét ké tài liệu tự học có hướng dẫnmôn hóa học lóp 10 chương trình cơ bản; Nhìn chung, các nghiên cứu có thiết kếcác tài liệu cho HS tự học trên file word, powerpoint hoặc thiết kế trên website rất
đa dạng nhưng chưa chú ý nhiều đến việc sử dụng học liệu đó để hình thành và
phát triển NL của HS
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, chúng tôi tập trung sưu tầm, xây
dựng các video bài giảng, bài trình diễn, tài liệu đọc, các video thí nghiệm, trong
dạy học chương “Nitrogen và Sulfur” - Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự họccho học sinh.
1.2 Năng lực tự học 1.2.1 Khai niệm năng lực tự học
NLTH là một trong những năng lực chung quan trọng cần được hình thànhvà phát triển cho học sinh HS thông qua hoạt động dạy học
Đề hiéu rõ NLTH ta cần làm rõ khái niệm tự học Cho đến nay có rất nhiềuquan điểm về tự học đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập dưới nhiều gócđộ và hình thức khác nhau:
- Theo từ điển Giáo dục học: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh
hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực
tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.”
- Theo Nguyễn Hiến Lê, “Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi,học hỏi dé hiểu biết thêm Có thầy hay không ta không cần biết Người tự học hoàntoàn làm chủ mình, muốn học môn nao tùy ý, muốn học lúc nao cũng được: đó mới
là điều kiện quan trọng” [14]
- Theo Nguyễn Cảnh Toàn: NLTH được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rấtphức hợp, bao gồm các kĩ năng và kĩ xảo, cần gắn với động cơ và thói quen tương
ứng, giúp người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra [24]
Trang 18NLTH còn là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng và nội dung học tap, là sự tích hợp
tong thé cách học và kĩ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống vấn đề khác nhau [23]
-NLTH là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được cácvấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở
hữu của riêng mình.
NLTH giúp HS có khả năng học tập tự học suốt đời dé có thể tồn tại pháttriển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế
NLTH là một khái niệm trừu tượng nhưng với cách hiểu như trên về quátrình tự học, trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm NLTH với nội hàm
như sau: “NLTH là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ
động, tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phan dau thực hiện; thực
hiện các phương pháp học tập hiệu qua; diéu chỉnh những sai sót, hạn chê cua bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiêm sự hô trợ khi gặp khó khăn trong học tập ”.
1.2.2 Biểu hiện và cấu trúc năng lực tự học
Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học, và nội dung học.
Dé đánh giá NLTH của HS THPT chúng ta cần biết cau trúc và biêu hiện của NLTH.
Theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thé (ban hành ngày 26/12/2018), BộGD-ĐT đã đặt ra yêu cầu cần đạt về NLTH, tự hoàn thiện đối với phố thông như
sau[2]:
Nang lực Biéu hiện NLTH của HS THPTNăng lực | Xác định được nhiệm vụ hoc tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt
tự học, tự | được mục tiêu học tập chi tiết, cụ thé, khắc phục những hạn chế
hoàn Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách họcthiện riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài
liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chépthông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sửdụng, bổ sung khi cần thiết
Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trongquá trình học tập, suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm décó thé vận dụng vào các tình huống khác, biết tự điều chỉnh cách học
Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phan dau cá nhân
Trang 19Dé có thé đáp ứng được những yêu cau trên, GV ở các trường phổ thông cần
vận dụng phương pháp day học phù hợp dé phát huy tối đa NLTH của HS
1.2.3 Các biểu hiện hành vi của năng lực tự học của học sinh
Bồi dưỡng NLTH cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếuđược của giáo viên Vậy làm thé nào dé phat trién NLTH cho hoc sinh?
Dưới đây, chúng tôi tổng hop một số biểu hiện hành vi của năng lực tự hoc
cho HS như sau:
Tự định hướng
Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công người học cần thiết lập cơ
sở định hướng của hành động Đó là xác định rõ mục tiêu học tập, hệ thống định
hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó dé thực hiện một hành động xácđịnh nao đó Nó có chức năng tự nhận thức bản thân ở hiện tại, đặt mục tiêu hoc
tập.
Lập kế hoạch học tập
Moi việc sẽ dé dang hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung và
phương pháp học Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập Trêncơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thê tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức
một cách dễ dàng.
Thực hiện kế hoạchMuốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một
số kỹ năng sau:
- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiềunguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghegiảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm Trong hoạt động này
rất cần có sự tỉnh táo dé chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt
- Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ
diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được Quá
trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánhgiá, tóm lược, tông hợp, so sánh
- Vận dụng tri thức, thông tin: thê hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức
khoa học để giải quyết các vẫn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lícác tình huống, viết bài thu hoạch
10
Trang 20- Trao đổi, phô biến thông tin: việc trao đôi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin
tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận là công việccuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức
Tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệmKhi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tựđánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cáigi mình chưa làm được dé từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục Dé có kỹ năngtự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần:
- Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa băng cách xác định yêu cầu của câuhỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời
trước nhóm hoặc trước lớp dé tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục
- Tự đặt câu hỏi dé tự minh giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè
- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm
sau đó tự mình kiểm tra đáp án dé rút kinh nghiệm 1.2.4 Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh
Nếu như ở quá trình tự học ngoài giờ lên lớp, HS được tự do lựa chọn kiến
thức dé tự học và tự học một cách ngẫu nhiên, thì trong quá trình dạy học trên lớp,GV cần có sự định hướng, hướng dẫn HS tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, sự say mê học tập của các em.Hoạt động tự học của HS phô thông không đòi hỏi ở mức cao như các nhà nghiên
cứu, ma có mục tiêu ø1Úúp các em năm vững nội dung bài học
Bài báo của tác giả Hồ Thị Loan - Nguyễn Thị Hồng Phượng Tạp chí Giáodục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 21-24 đã đề cập đến 4 biện pháp phát triển NLTH
làm việc nhóm cho các em.
+ Thông qua các hoạt động nhóm, kết hợp với thảo luận toàn lớp sẽ giúp
cho giờ học trở nên linh hoạt, tạo không gian hoạt động đa dạng, nâng cao khả
năng hợp tác giữa GV với HS, giữa HS với HS; tạo cơ hội cho HS tự nghiên cứu, tự
11
Trang 21thể hiện khả năng của mình, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phát triển toàndiện nhân cách.
+ Thông qua môi trường học tập hợp tác, HS không chỉ lĩnh hội được tri thức
mà còn học được các kĩ năng thực hành, kĩ năng hợp tác.
+ Ngoài ra, học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận còn giúp HS phát triển
ý thức làm việc tập thé, phát huy tính tích cực học tập, NLTH như: năng lực tổ
chức, năng lực quản lí thời gian, năng lực thực hiện; tạo điều kiện dé mỗi HS có cơhội được trải nghiệm, từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế cũng như biếtphát huy điểm mạnh, sở trường của bản thân
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh: Tích cực hóa hoạt động họctập của HS có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động tự học, giúp các em
hứng thú, tự giác trong học tập.
- Hướng dẫn học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập: Hiện nay, đa số HS
thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính “ngẫu hứng”, chưa hình dung được
toàn bộ quá trình tự học của mình đang và sẽ thực hiện như thế nào Trong khi đó,với một khối lượng kiến thức lớn, HS phải hoàn thành chỉ trong một thời gian nhất
định Vi vậy, từ chương trình học tập, GV cần hướng dẫn HS lập kế hoạch học tậpkhoa học, với các nhiệm vụ học tập vừa sức, phù hợp với nội dung, điều kiện, thờigian của các em Sau khi HS đã xây dựng kế hoạch học tập, GV cần có sự kiểm tra,
sau đó nhận xét, góp ý về kế hoạch học tập của các em
- Hướng dẫn học sinh cách tự đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo: Trong
quá trình dạy học, GV không chỉ cung cấp kiến thức cho HS mà còn cần trang bịcho các em ý thức tự giác học tập, có phương pháp tự học, tự củng có, phát triển
kiến thức trước vả sau giờ học, hình thành một số kĩ năng tự học như: kĩ năng thu
thập tài liệu, kĩ năng đọc sách giáo khoa, tai liệu tham khảo,
1.3 Học liệu số
1.3.1 Học liệu số là gì?
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về học liệu số (HLS) như:HLS được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT [1]Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng
như sau:
“HLS là tập hợp các phương tiện số phục vụ day và học, bao gồm: sách giáotrình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu,
12
Trang 22bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng SỐ, phần mềm dạy học,
thí nghiệm ảo ” (Học liệu số là gì?, 2017)
“HLS là các tài liệu học tập được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịchbản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máytính Dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh,video số, các ứng dụng tương tác, và cả tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói
trên.” (Nguồn học liệu số với việc dạy và học trong trường đại học, 2015)
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng HLS có một số đặc điểm chung như
sau:
- Tài liệu học tập được thiết kế dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông
Cu thé hơn là sử dụng công nghệ mạng, các phần mềm hỗ trợ, các phương tiện
SỐ, Học liệu đa dạng, phong phú hấp dẫn, thu hút người học như bài giảng số có tích
hợp hình ảnh, âm thanh; thí nghiệm ảo; các video (clip) thí nghiệm thực; phần ôntập và phan tự kiểm tra đánh giá,
- Người học có thể hoàn toàn chủ động bố trí việc học bất kỳ lúc nào, học bất
cứ đâu phù hợp với điều kiện của mình
- Người dạy thường xuyên cập nhật những cái mới trong quá trình xây dựnghọc liệu đáp ứng cho nhu cầu dạy học
1.3.2 Sử dụng học liệu số trong dạy học Hóa học
HLS ngày càng hoàn thiện về chất lượng và phong phú, đa dạng về loại hình.Đề nâng cao hiệu quả và thuận lợi trong quá trình sử dụng HLS trong DHHH, cần
chú ý đến việc phân loại HLS HLS có thé được phân loại theo nhiều cách khác
nhau dựa trên quan điểm tiếp cận như: phân loại theo nội dung học liệu; theo hình
thức; theo mục đích sử dụng; theo chức năng; mức độ tương tác và theo định dạng
của HLS.
Sử dụng trong DHHH, HLS có thé dựa vào định dang dé phân chia thành 5
loại:
- Văn bản: là những thông tin thành văn tư liệu sốc, bài viết, tài liệu tham
khảo có liên quan đến hiện tượng hóa học; hệ thống phiếu học tập; các gợi ý chỉ
dẫn, các câu hỏi hướng dẫn HS phát hiện tìm cách giải quyết vấn đề
13
Trang 23- Hình ảnh: là những ảnh tư liệu hóa học, ảnh chụp từ các hiện tượng thực
tế Ngoài tranh anh, còn có hệ thống sơ đồ, biểu đô, đồ thị liên quan với nội dungbài học.
- Âm thanh và phim tư liệu: bao gồm các đoạn nhạc, đoạn thuyết minh, ghiâm là nguồn học liệu có tính trực quan cao, nội dung phong phú và có sự gắn kếtchặt chẽ giữa âm thanh và kênh hình, tác động vào các giác quan của HS, cung cấpkhối lượng thông tin lớn qua hình thức thê hiện hấp dẫn
- Mô phỏng, tương tác: gồm thí nghiệm biéu diễn, phim hoạt hình, phim đồhoạ, trò chơi (game) tương tác, HS có thé “quan sát lại” hoặc mô phỏng lai quátrình xảy ra hiện tượng Với khả năng tương tác vượt trội, hệ thống HLS này là mộtđiểm nhắn của việc ứng dụng CNTT làm tăng hứng thú học tập của HS, và làm choquá trình day học trở nên thú vi, kiến thức hóa học “sống động” hơn
- Hỗn hợp: bao gồm tổng hợp các định dang HLS nói trên, phố biến hiệnnay dưới hình thức là trang web, bài giảng số và sách số (e - book)
+ Trang web học tập là phương tiện chính cung cấp thông tin trên Internetbao gồm tổ hợp các định dạng HLS khác nhau, được đại diện bởi một địa chỉ IP(Internet Protocol - giao thức Internet) Chính điều này tạo nên tính đa phương tiệncủa website học tập giúp hỗ trợ tự động hóa QTDH hoặc tham gia một sỐ công đoạntrong QTDH trong môi trường trực tuyến (online)
+ Sách số (e-book) là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “electronic book’.
Ebook được đọc thông qua các thiết bị số kĩ thuật số: máy vi tính, máy tính bảng,
điện thoại thông minh Nó thê hiện tính tương tác cao trong cả môi trường online
(trực tuyến) và offline (ngoại tuyến).
Nội dung chính của luận văn sẽ sử dụng học liệu số đưới định dạng văn bản,hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu, mô phỏng, tương tác và bài giảng số Việc sửdụng HLS trong DH không làm lu mờ di vi trí của người giáo viên mà ngược lại
càng khang định vai trò định hướng, tổ chức của GV.
1.4 Mô hình lớp học đảo ngược
Theo Nguyễn Thị Phương Chi (2017), các chữ cái đầu tiên trong thuật ngữE-L-I-P là những yếu tố chủ yêu của LHDN bao gồm:
- Môi trường linh hoạt (FLEXIBLE ENVIRONMENT): bai giảng được đưa
lên Internet cho phép HS truy cập, tự học ở nhà nên GV có thé tận dụng tối đa thời
14
Trang 24gian ở lớp tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu độc lập HS có thé tựchọn không gian, địa điểm và học tập theo tốc độ riêng của mình.
- Học tập nhân văn (LEARNING CULTURE): dạy học theo định hướng lấy
HS làm trung tâm HS phải có trách nhiệm học tập và tích cực hoạt động để tự tìmlây kiến thức Trong các hoạt động tương tác với bạn học, HS có thé mở rộng, khámphá sâu hơn về chủ đề bài học đồng thời có cơ hội trao đổi 1:1 với GV khi có van
đề
- Nội dung có chủ ý (INTENTIONAL CONTENT): GV cung cấp các học liệucần thiết, theo định dạng phù hợp cho HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà Khi đến lớp,HS có đủ kiến thức nền dé tham gia, học tập hợp tác với bạn học, mở rộng, đào sâukiến thức
- Chuyên gia giáo dục (PROFESSIONAL EDUCATOR): GV đóng vai trò rất
quan trọng trong một LHĐN như quan sát, đánh giá, cung cấp hỗ trợ, phản hồi kịpthời trong suốt thời gian lên lớp thay vì chỉ thuyết giảng đơn thuần GV chỉ thành
công với mô hình LHĐN khi tạo ra được kết nối tốt với từng cá nhân HS và baoquát, kiểm soát toàn bộ hoạt động trong lớp theo chủ đích
Theo thang cấp độ tư duy của Bloom và các học trò của ông (2000) thì dạy
học theo mô hình LHĐN giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc:
nhớ, hiểu và sau đó là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo
Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược
Học sinh có Học sinh và
nhiệm vụ làm Creating giáo viên làm
bài tập ở việc cùng nhau
mức độ hiểu Evaluating trong ngày học
bai tap về nha
thiéu cac tai ] mới được giới
Blooms Taxonomy
Hình 1.1 Sự phát triển nhận thức theo thang Bloom đối với lép học đảo ngược
và lép học truyền thống (Lop học đảo ngược, 2017)
Ở lớp học cô điển, HS đến trường ngôi nghe giảng bài thụ động và hìnhthức này được giới chuyên môn gọi là Low thinking Sau đó các em về nhà làm bàitập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu HS không hiểu bài
15
Trang 25Với LHĐN, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy, nhiệmvụ của HS là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà Sau đó vàolớp các em được GV tô chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau Các
bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn cùng
nhóm.
Cách học này đòi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được
gọi la “High thinking” Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được
thực hiện bởi cả thầy và trò (Lớp học đảo ngược, 2017)
Như vậy, LHĐN là một hình thức dạy học mà giờ học ở lớp không dùng dégiảng bài mà GV tổ chức cho HS thực hiện thảo luận, hop tác nhóm giúp hiểu
sâu hơn nội dung bài học, bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển các NL cần thiết cho
HS, trong đó có NLTH GV có thêm thời gian tìm hiểu thực trạng học tập của HS(sai lầm, thắc mắc) mà kịp thời trao đôi, hỗ trợ, giúp HS nam vững kiến thức theo
đúng tốc độ tiếp thu riêng.1.4.1 Một số lợi ích của mô hình lép học đảo ngược
- Dạy học theo mô hình này đòi hỏi phải áp dụng các thành tựu công nghệ
thông tin và truyền thông vào quá trình dạy học Vì vậy, nó lôi cuốn, hấp dẫn người
học, HS chủ động trong khi học, có thé xem đi xem lại bài giảng nhiều lần (nếu
cần).
- Là một mô hình dạy học tích cực, lây HS làm trung tâm, khai thác tiềm
năng vốn có của mỗi người học đó là khả năng tự học Tự học là nền tảng cho
phương châm “Học suốt đời”
- Day học theo mô hình này GV có thời gian dé tăng cường rèn luyện, pháttriển cho HS một số NL như NL giải quyết vẫn đề, NL hợp tác nhóm trong đó
quan trong là NLTH.
- HS linh hoạt được thời gian và địa điểm tự học với thiết bị học tập có kếtnối internet như máy tính bảng, tivi, máy tính bàn hoặc smartphone
16
Trang 26Hoc sinh được giao bài tập về nha
dé luyện tập.
Lớp hoc dao ngudc
Giáo viên lam video bai giảng Oic nh nghe giảng tai nhà D
- Không phải tất cả HS đều có đủ điều kiện sử dụng máy tính và công nghệdé có thé tự học, xem bai trước và hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà
1.5 Thực trạng sử dụng học liệu số trong quá trình dạy và học môn Hóa họcnhằm phát triển năng lực tự học ở một số trường phỗ thông
1.5.1 Mục đích điều tra
Điều tra, khảo sát nhằm đưa ra những kết luận chung, xác định các yêu cầuđặt ra cần giải quyết việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, sử dụng HLStrong DHHH nói riêng nhằm phát triển NLTH
1.5.2 Nội dung điều tra
Đối với GV: nội dung chính của điều tra khảo sát tập trung ba vấn đề chính:
quan niệm về HLS trong DHHH (khái niệm; vai trò, ý nghĩa); thực tẾ của việc sửdung HLS trong DHHH nhằm phát triển NLTH (các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qua
sử dụng; tần suất; hình thức; khó khăn của GV khi sử dụng HLS); mong muốn và
dé xuất của GV cung cấp HLS nhằm phát triển NLTH; việc áp dụng mô hình LHDNcủa GV trong dạy học Hóa học
Đối với HS: nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào thực tiễn và tác động
của
việc sử dung HLS đối với HS nhằm phát triển NLTH (hệ thống học tập HS thường
17
Trang 27truy cập; khó khăn của HS khi sử dung HLS; vai trò, ý nghĩa của HLS; mức độ hứngthú, tham gia vào bài học có sử dụng HLS; mong muốn va đề xuất của HS dé nângcao hiệu quả của việc sử dung HLS) Nội dung chi tiết của Phiếu điều tra ý kiến GV,HS xem Phụ lục.
1.5.3 Đối tượng điều tra
Việc điều tra, khảo sát được tiễn hành trên diện rộng, với môi trường dạy học
đa dạng Hệ thống các trường THPT được khảo sát là 26 GV và 153 HS gồm trường
công lập THPT Hoàng Hoa Thám - tỉnh Quảng Ninh, THPT Diễn Châu 5 - tỉnh
Nghệ An; trường tư thục THCS & THPT Lê Thánh Tông-Quảng Ninh; trung tâm giáo dục thường xuyên Uông Bí — Quảng Ninh và các học viên cao học môn Hóa
học khóa QH-2021S - Dai học Giáo dục Những thông tin phân tích từ thực trạng
có tính giá trị sẽ là cơ sở dé chúng tôi đề xuất biện pháp sử dung HLS trong DHHHnhằm phát triển NLTH ở trường THPT
1.5.4 Phương pháp điều tra
Phương pháp thu thập thông tin định lượng qua Phiếu điều tra 26 GV và 153HS Hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến chủ yếu được thiết kế dựa trênthang điểm Likert từ điểm 1 đến 5 (từ "hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn
1.5.5 Kết quả điều tra
Kết quả điều tra, khảo sát thông qua các Phiếu điều tra GV và HS được xử lí
và phân tích bằng các phan mềm MS Excel và SPSS dé đánh giá độ tin cậy và tính
giá tri, cụ thé:
Thứ nhất, nhận thức về khái niệm, vai trò và ý nghĩa của HLS trong DHHH.
Nhận thức đúng khái niệm, vai trò, ý nghĩa của HLS trong DHHH là một trong
những yếu tố phản ánh sự quan tâm, tần suất, cách thức, mục đích sử dụng HLScủa GV trong DHHH Với câu hỏi GV quan niệm như thé nào về HLS trongDHHH? Kết quả điều tra cho thấy phần lớn GV (chiếm 68.8%) được hỏi đều thốngnhất khái niệm HLS theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Điều đóchứng tỏ, việc triển khai chủ trương ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng HLS
18
Trang 28trong dạy học nói riêng đã tác động tích cực đến nhận thức của GV Hầu hết GVđều quan niệm đúng về HLS và sử dụng nó với tư cách là một phương tiện dạy học
hiện đại Tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận GV (chiếm 31,2 %) hiểu chưa đầy đủ về quan niệm HLS.
Là phần mềm giáo dục cụ thể được
“dong gói” dùng dé tạo ra một phan
khóa học hoặc một khóa học E-learning
(hình thức học tập thông qua mạng Int
Là một khóa học E - learning hoàn chỉnh
với 4 phần: thông tin chung về khóa
học; hướng dẫn học tập; nội dung; tài
liệu tham khảo.
@ Là hệ thống phương tiện học tập được
số hóa với nhiều định dạng khác nhau:
văn bản, âm thanh, hình ảnh theo ý
Hình 1.3 Biểu đô kết quả điều tra nhận thức nhận thức về khái niệm HLS của
GV (Đơn vị: %)Thông tin trong bảng 1.1 cho thấy sự thống nhất từ phía GV và HS trong
chiều từ I đến 5 diễn tả mức độ quan trọng tăng dẫn ; Đơn vị: %)
Vai trò của việc sử dụng học Mức độ Mức độliệu số trong dạy học môn Hóa (n=26 GV) (n=153 HS)
Trang 293 Là biện pháp dạy học tích
cực tao hứng thú và tăng hiệu | |2 |ó |8 |9 |§ |22 |34 |42 |47
quả việc học tậpÝ nghĩa của việc sử dụng họcliệu số trong dạy học môn Hóa 1/2 l3 l4 15 lI l2 l3 l4 lã
4 Hỗ trợ kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của học sinh
5 Tạo xúc cảm, tăng hứng thú
học tập cho học sinh
6 Phát huy tính tích cực, khả năng tư duy độc lập của học |0 |2 |8 |7 |9 | 12 | 29 | 39 |35 | 38
sinh
7 Phát triển năng lực công
a ahAR tt 0 |1 |6 |9 | 10 | 10 | 23 | 36 | 41 | 43
nghệ thông tin8 Phát triển năng lực giải quyết
- Về mức độ thường xuyên sử dụng các loại HLS của GV Các loại HLS được
GV thường xuyên sử dụng nhất là: văn bản (44%); Hình anh, âm thanh ( 44% );
trang trình chiếu minh họa (50%) Các định dạng HLS GV ít sử dụng nhất là: gametương tác; web hoc tập được cau trúc theo webquest; video; e — book Trong khi đó,
HS lai cho biét sé cam thay hứng thú khi được học với các loại HLS như: game
20
Trang 30tương tác; video; hình ảnh, âm thanh; trang trình chiếu minh họa Các HLS ít tạođược hứng thú học tập cho HS là: văn bản; Ebook, bảng dữ liệu Như vậy, có sự
chênh lệch nhất định giữa một số loại HLS GV thường xuyên sử dụng với hứng
thú của HS với các loại HLS đó (Biểu đồ 1.2) Có thé thấy hứng thú học tập của HSchưa được quan tâm nhiều trong quá trình GV sử dung HLS
Vănbản Hìnhảnh, Trang trình Video số E-Book Webhọc Bảng dữ liệu Game
âm thanh chiếu minh tập tương tác
họa
m Mức độ thường xuyên SD của GV Mức độ hứng thú của HS
Hình 1.4 Biểu dé so sánh mức độ thường xuyên sử dụng các loại HLS của GV
với mức độ hứng thú của HS (Đơn vị: %)- Về hình thức và biện pháp sử dụng HLS: Trong khi khăng định HLS có ý
nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực tự học của HS (81%) Trên thực tế
- Về khó khăn của GV và HS khi sử dung HLS Có nhiều lý do dẫn đến thực
tế
trên, một trong số đó là những khó khăn mà GV và HS đang gặp phải khi sử dụng
21
Trang 31HLS trong DHHH Thông tin trong biểu đồ 1.3, cho thấy: GV gặp khó khăn khi sửdụng HLS vì mất nhiều thời gian để chuẩn bị và triển khai bài học sử dụng HLS(87.5%); khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị thiếu thốn (62.5%) Thêm vào đó, kếtquả điều tra về những khó khăn HS gặp phải khi sử dụng HLS trên mạng Internet
lại
là: quá nhiều HLS mà không biết lựa chọn học liệu nào phù hợp; không xác
định được độ tin cậy của HLS; không biết tìm kiếm HLS ở đâu
100
87.5 90
0 mm
Học sinh Mất nhiều Thiếu học Cơ sở vật Hạn chế về kĩ Nội dung bài
không hứng thời gian liệu sô tin chat, thiệt bị năng sử dụng học dài, nhiều
thú chuẩn bị cậy và phù ở trường học CNTT kiến thức
Bang 1.2 Việc ap dụng mô hình LHDN của GV
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoang| Hiểm khi | Chưa bao giờ
0% 6,3% 12,5% 31,3% | 49,9%
Qua số liệu trên, cho thấy có đến 57,69% chưa bao giờ áp dụng mô hình LHĐN
vào trong giảng dạy Theo chúng tôi nghĩ, có lẽ 15/26 GV này chưa biết đến môhình LHĐN hoặc có biết nhưng chưa áp dụng Chỉ có rất ít GV biết đến (11/26 GV)nhưng cũng chỉ có 1 GV là áp dụng thường xuyên Điều này chứng tỏ mô hìnhLHDN là một trong những mô hình dạy học mới ở Việt Nam, chưa được phổ biếntrong dạy học ở THPT.
1.5.6 Đánh giá về thực trạng
Kết quả điều tra, phỏng vấn GV và HS trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
không chỉ giúp đưa ra những đánh giá về thực trạng sử dụng HLS trong DHHH nóiriêng mà còn là cơ sở đề xuất những vấn đề cần giải quyết nhằm ứng dụng CNTT
nói chung một cách hợp lí dé nâng cao chất lượng giáo dục
22
Trang 32Thứ nhất, khi sử dụng HLS GV chưa thực sự quan tâm đến hứngthú, nhu cau, sở thích của HS Dẫn đến một thực tế, GV thường xuyên sử dụng
các HLS mà đa số HS không cảm thấy hứng thú Trong khi đây là một trong
những nhân tổ quan trọng quyết định hiệu qua giờ học nói chung và giờ học có sử
dụng CNTT nói riêng.
Thứ hai, mặc dù nhận thức đúng về tam quan trọng của HLS trong việc pháttriển năng lực người học, nhưng trên thực tế, hiệu quả sử dung HLS trong DHHHcủa GV chưa đạt được như mong muốn GV chủ yêu sử dụng HLS theo hình thức
truyền thống với mục đích minh họa nội dung bài học là chủ yếu và nặng về truyềnđạt kiến thức, chưa hướng dẫn HS khai thác HLS dé tự học, dé tự khám phá, mởrộng hiểu biết, rèn luyện kĩ năng GV thấy mat thời gian dé chuẩn bị bài dạy với
HLS nên “ngại” đầu tư thiết kế Do vậy, các hoạt động học tập với HLS chưaphong phú, đa dạng, chưa hướng đến các đối tượng HS với phong cách, sở thích,
năng lực khác nhau Các hoạt động dé hướng đến rèn luyện khả năng tư duy, khả
năng hợp tác, khả năng sử dụng CNTT, khả năng nêu và giải quyết vấn đề, dạy họcqua dự án ít được GV lựa chọn.
Thứ ba, GV đã sử dụng các định dạng HLS da dạng nhưng chủ yếu là các
ALS đơn giản: văn bản; hình anh, âm thanh; video; trang trình chiếu chưa sw
dụng nhiều các HLS có tính tương tác cao như trang trình chiếu tương tác, đồhọa trực quan, trang web học tập hoặc chưa cập nhật các công cụ mới dé tăngtương tác trong day học Ngoài ra, các HLS đang được GV khai thác ở góc độ làphương tiện trực quan nhiều hơn là góc độ HLS vì mục đích chính khi sử dụng làcung cấp thông tin thiếu các yêu cầu khai thác HLS ở mức độ nhận thức bậc caodé HS có thé vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào tình huống thực tế; thiếunhững chỉ dẫn sư phạm với hệ thống công cụ học tập: phiếu tự đánh giá (rubric),phiếu kiểm mục (checklist); phiếu học tập, sơ đồ kiến thức (organizer graphic) dé
HS tự học, tự rèn luyện.
Thứ tư, sự thiếu hụt hệ thống HLS phong phú, có độ tin cậy và quy trình sử
dụng rõ ràng phù hợp với ý tưởng sư phạm là khó khăn chung của cả ŒV và HS.
Thứ năm, mô hình LHĐN chưa được GV sử dụng pho biến trong quá trình dạy
học Hóa học.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của Internet, sự phô biến của các thiết bịđiện tử cam tay, su xuất hiện của các hình thức dạy học dựa trên nên tảng côngnghệ tạo nên nhiều tiện ích mới trong dạy học nói chung và DHHH nói riêng
23
Trang 33GV va HS có thé dé dàng tìm kiếm HLS trên Internet, đây là biện pháp tác động
hữu hiệu để cải thiện và phát triển NLTH cho HS trong đổi mới PPDH theo địnhhướng phát triển NL cho HS hiện nay
24
Trang 34TIEU KET CHUONG 1Trong chương nay, chúng tôi đã nghiên cứu co sở lí luận về HLS, LHDN, NLnói chung và NLTH nói riêng, phương pháp đánh giá NL HS Đồng thời, chúng tôi
cũng tìm hiểu về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL ở trường THPT
Chúng tôi cũng đã tiễn hành khảo sát thực trạng cả GV và HS về việc sử dụngHLS nhằm phát trién NLTH của HS ở một số trường phố thông ở tỉnh Quảng Ninh
Qua khảo sát cho thấy Phần lớn GV và HS đều nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa
của HLS trong DHHH Tuy nhiên, GV vẫn chủ yếu sử dụng HLS có sẵn, chưa đảmbảo độ tin cậy và thiếu ý tưởng sư phạm Vì vậy, HLS phần lớn ở mức đơn giản,
khả năng tương tác chưa cao Trong quá trình sử dụng HLS GV chưa chú ý đến
việc hướng dẫn tự học, tự khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề qua việc khai
thácHLS, nặng về truyền đạt kiến thức và trình diễn công nghệ NLTH của HS còn rấthạn chế, cần có biện pháp dé rèn luyện và phát trién NLTH cho HS Và cũng quacuộc khảo sát này, cho thay mô hình LHDN (là một mô hình day học hiện đại ma
nhiều nước tiên tiến đã áp dụng vào trường phổ thông và có hiệu quả) rat ít đượcquan tâm biết đến và áp dung ở các trường phô thông tinh Quang Ninh hiện nay.Mặt khác, việc áp dụng mô hình này đòi hỏi GV phải đầu tư công sức và thời gian
rất nhiều trong quá trình soạn giảng
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất biện pháp tác động nhằm phát triển NLTHcho HS THPT trong dạy học chương Nitrogen va Sulfur Hóa học 11, là sử dụngHLS theo mô hình LHĐN nhằm tạo nguồn tài liệu học tập phong phú, da dang,đáng tin cậy, kích thích động cơ học tập và hứng thú cho HS theo một phương pháp
học tập hoàn toàn ngược lại với phương pháp truyền thống
Tóm lại, tất cả những vấn đề trên là cơ sở lí luận và thực tiễn giúp chúng tôichọn vấn đề nghiên cứu nhằm phát triển NLTH cho HS THPT được đề xuất trongchương 2.
25
Trang 35CHƯƠNG 2
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỌC LIỆU SÓ THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐÁO
NGƯỢC NHẰM PHÁT TRIEN NANG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NITROGEN VÀ SULFUR” - HÓA HỌC 11
2.1 Khái quát chương “Nitrogen và Sulfur”
2.1.1 Cau trúc chương “Nitrogen và Sulfur”
Chúng ta dé dang nhận thấy các bài trong chương Nitrogen-Sulfur đượcnghiên cứu theo một cấu trúc rất logic: Từ cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học xácđịnh được cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử, kết hợp với kiếnthức về định luật tuần hoàn và phản ứng hóa học đã học ở chương 4 Hóa học 10,
HS có thể dự đoán tính chất hóa học của đơn chất cũng như hợp chất của chúng,so sánh với các chất trong cùng một nhóm Cuối cùng là tìm hiểu về những ứng
dụng của chúng 2.1.2 Mục tiêu chương “Nitrogen và Sulfur”
Chương trình giáo dục phố thông môn Hoá học (Ban hành kèm theo Thôngtư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo) [3] đưa ra yêu cầu cần đạt của chương Nitrogen và Sulfur Hóa học 11:
- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen
- Giải thích được tính trơ của đơn chất nitơ ở nhiệt độ thường thông qua liên kết vàgiá trị năng lượng liên kết
- Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao đối với hydrogen,oxygen Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate (nitrat) cho đất từ nước mưa.- Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitơ khí và lỏng trong sản xuất, tronghoạt động nghiên cứu.
- Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia.
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phan tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí
(tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử) Viết được phương trình hoá học
minh hoa.
- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho
phản ứng tong hop ammonia từ nito và hydrogen trong quá trình Haber.
- Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyểnhoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammoniumtrong dung dịch.
26
Trang 36- Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như:đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi ); của ammonium nitrate và
một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammoniumtrong phân đạm chứa ion ammonium
- Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên
nhân gây hiện tượng mưa acid.
- Nêu được cấu tạo của HNOs, tính acid, tinh oxi hoá mạnh trong một số ứng dụng
thực tiễn quan trọng của nitric acid - Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá
(eutrophication).- Trình bay được cau tao, tính chat vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh
đơn chất
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá(tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen).
- Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng
với nitrogen dioxide, xúc tác nitrogen oxide trong không khí) và ứng dụng của sulfur
dioxide (khả năng tây màu, diệt nam mốc )
- Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên,
tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiêu lượng sulfur dioxidethải vào không khí.
- Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ
khi bỏng acid.
- Trình bày được cấu tạo H;aSOx; tính chat vật If, tính chất hoá học cơ bản, ứng dụngcủa sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid.- Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo
nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gao )
- Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyền dịch cân bằng, vấn đề
bảo vệ môi trường dé giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid
theo phương pháp tiếp xúc.- Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate (bari
sunfat), ammonium sulfate (amoni sunfat), calcium sulfate (canxi sunfat),
27
Trang 37magnesium sulfate (magie sunfat) và nhận biết được ion SOa? trong dung dịch bang
ion Ba’*.
2.1.3 Một số lưu ý về nội dung và phương pháp day học chương “Nitrogen vàSulfur”
Chương Nitrogen và Sulfur Hóa học 11 được nghiên cứu sau lí thuyết chủ
đạo (cau tao nguyén tu, dinh luat tuần hoàn, liên kết hóa hoc, phản ứng oxi
hóa-khử).
Đây là chương dạy về chất, nó được dạy sau khi HS đã nghiên cứu lý thuyết
chủ đạo như thuyết cau tao nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tô hóa học
và vừa học xong chương Halogen Hóa học 10.
Việc nghiên cứu các chất thuộc chương Nitrogen và Sulfur xuất phát từ:
- Cấu tạo nguyên tử các nguyên tố: phân tích dựa trên cấu hình electron.- Cau tạo phân tử hợp chất: loại liên kết trong phân tử
Trên cơ sở đó, dự đoán tính chất hóa học của nguyên tố, đơn chất, hợp chấtcủa chúng và kiêm nghiệm những dự đoán đó bằng thực nghiệm hóa học
2.2 Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy
học sử dụng học liệu số
2.2.1 Cau trúc năng lực tự học
Trên cơ sở NLTH là một NL thành phần cua NL tự chủ, tự học của Chương
trình Giáo dục phổ thông tổng thé năm 2018 của Bộ Giáo dục và dao tạo Chúng tôi
đã xây dựng cấu trúc NLTH như sau dé đánh giá sự phát triên NLTH cho HS THPTqua việc sử dung HLS chương Nitrogen và Sulfur — Hóa học 11 thiết kế theo môhình LHĐN.
28
Trang 38Xác định mục tiêu
Xác định được mục tiêu bài học.
Lập kế hoạch học Định hướng được các hoạt động dé
tập thực hiện mục tiêu bài học.
Thưc hiên kế hoach Đọc sách giáo khoa, tự tìm và xem
: hoc tập l các clip bài giảng, thí nghiệm và
- xxx soạn bài trước.
Tự đánh giá và Nhận ra được những mục tiêu chưa
điều chỉnh việc hoc đạt và có kế hoạch điều chỉnh.
NĂNG LỰC TỰ HỌC
Rút kinh nghiệm và điều chỉnh
Hình 2.1 Cấu trúc NLTH
2.2.2 Thiết kế thang đo năng lực tự học của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành thiết kế thang đo NLTH theo 5 bước sau:Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, tìm căn cứ để xây dựng thang đo và xác định NL thành
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí (biéu hiện) ứng với các NL thành phần
Năng lực Biểu hiện
thành phân Xác định | Dựa vào các nội dung bài học trong sách giáo khoa, HS xác địnhmục tiêu học | mục tiêu bài học Xác định mục tiêu cụ thể giúp HS dễ dàng nắm
tập
29
Trang 39bắt được mức độ nhận thức của từng mục tiêu trong quá trình học.Xác định được những nội dung trọng tâm của bài dé học tốt hơn.Xây dựng kế
hoạch học
tập
HS lựa chon, sắp xếp những việc cần làm dé đạt được những mụctiêu bài học có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của bảnthân.
Thực hiệnkế hoạchhọc tập
cho.HS tìm kiếm, thu thập thông tin và xử lí thông tin liên quan đếnnội dung bài học phù hợp với điều kiện của bản thân để chuẩn bịbài học có hiệu quả.
Tự giác thực hiện kế hoạch đã đề ra, không đợi nhắc nhở.
Tự làm các bài tập trong sách giáo khoa hoặc trong đề cương GV
Tự đánh giá và điêu chỉnh việc học
So sánh, đối chiếu bài soạn ở nhà với kiến thức bổ sung, mở rộngtrên lớp dé kịp thời điều chỉnh phù hợp
Qua nhận xét của GV và bạn bè, HS tự nhận ra và điều chỉnhnhững sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập
Rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học cho những bài học sau.Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ ứng với môi tiêu chí cân đánh giá.
xem clip thí nghiệm, soạn
bài trước
clip thí
nghiệm, nhưng không
học, tìm và xem clip thí nghiệm,
Thành phần Biểu hiện Mức độ
năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3
(1 điểm) (2 diém) (3 điêm) Xác định mục |1 Xác định | Không Đưa ra được | Đưa ra được
tiêu học tập mục tiêu bài | đưa ra mục tiêu bài | mục tiêu bài
học được mục tiêu | học nhưng | học một
bài học chưa rõ | cách TỐ
ràng, đầy đủ | ràng, đầy đủ
Xây dựng kế |2 Định |Chưa định | Định hướng | Định hướng
hoạch học tập hướng các |hướng được |được các |được các
hoạt động để | các hoạt động | hoạt động | hoạt động rõthực hiện mục nhưng chưa | ràng, hợp lýtiêu bài học rõ ràng, hợp
lý
Thực hiện kế |3 Đọc sách | Đọc sách giáo | Doc sách Đọc sách
hoạch học tập giáo khoa, tài | khoa, tài liệu |giáo khoa, |giáo khoa,
liệu liên quan | liên quan nội | tài liệu liên | tài liệu liên
nội dung bài | dung bài học, | quan nội | quan nội hoc, tìm và|tìm và xemldung bài | dung bài
học, tìm và xem clip thí nghiệm, tóm
30
Trang 40soạn được bài học
tom tắt vasoan kha
day đủ bài
học
tắt và soạnđây đủ bài học.
Tự đánh giá và
điêu chỉnh việc
học
4 Nhận ra những
tiêu chưa đạt
mục
Không nhận
ra được những mục
Nhận ra những mục tiêu chưa đạt
Nhận ra những mục tiêu chưa đạtđược và có kế tiêu chưa đạt | nhưng chưa |và có kế
hoạch điêu có kế hoạch | hoạch điêu
chỉnh điều chỉnh | chỉnh hợp lý
5 Rút kinh | Không rút | Rút được |Rút duoc
nghiệm và | được kinh | kinh kinh
điều chỉnh | nghiệm trong nghiệm nghiệm
cách học quá trình học |trong quá|trong quá
Chúng tôi đã tiễn hành xin ý kiến một số chuyên gia về thang do đã xây dựng
nhu:
- Các NL thành phan của NLTH như vậy có phù hợp chưa?- Các tiêu chí trong thang đo có thê đánh giá được NLTH của HS không? Có
cần bỏ bớt hay bồ sung biểu hiện nào không?
- Các mức độ đưa ra đã phù hợp chưa ? Có cần thêm nữa không?
Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện thang đo.
Kết quả, chúng tôi đã có được thang đo NLTH của HS là bảng gồm các biểuhiện của NLTH như sau:
Bảng 2.1 Bảng mô tả các mức độ ứng với các biểu hiện của NLTH [8]
31