1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Tác giả Lê Thanh Nghĩa, Phạm Sỹ Hùng
Người hướng dẫn ThS. Phùng Sơn Thanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành CNKT Điều khiển và Tự động hóa
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 6,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (20)
    • 1.1. Đặt vấn đề (20)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (21)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 1.4. Giới hạn đề tài (22)
    • 1.5. Nội dung nghiên cứu (22)
    • 1.6. Bố cục báo cáo (22)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. Phân tích các giải pháp bãi đỗ xe ô tô tối ưu có trên thị trường (0)
    • 2.2. Các cơ sở lý thuyết khác có liên quan đến hệ thống (27)
    • 2.3. Giới thiệu phần cứng (33)
  • CHƯƠNG 3. THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG (37)
    • 3.1. Yêu cầu và tổng quan hệ thống (37)
    • 3.2. Hoạt động của mô hình tháp giữ xe tự động (0)
    • 3.3. Thiết kế cơ khí cho hệ thống tháp giữ xe tự động (39)
    • 3.4. Sơ đồ nối dây PLC (55)
    • 3.5. Hệ thống giám sát (59)
    • 3.6. Thiết kế layout tủ điện (62)
    • 3.7. Thi công mô hình tháp giữ xe (0)
    • 3.8. Thi công phần tủ điện (67)
    • 3.9. Giao diện giám sát hệ thống (68)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI THUẬT HỆ THỐNG (72)
    • 4.1. Lưu đồ giải thuật (72)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH (77)
    • 5.1. Kết quả đạt được (77)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN (80)
    • 6.1. Kết luận (80)
    • 6.2. Hướng phát triển cho đề tài (80)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT TP.HCM KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỘNG HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ----o0o----LỊCH TRÌNH T

TỔNG QUAN

Đặt vấn đề

Một vài năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bật trong sự phát triển kinh tế xã hội, điều này đã góp phần dẫn đến sự tăng đột ngột về số lượng phương tiện giao thông Việc gia tăng các phương tiện cá nhân nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu về việc tăng diện tích dành cho bãi đỗ xe Tuy nhiên, ở một số thành phố lớn hiện nay, hệ thống bãi đỗ xe truyền thống (hình 1.1) vẫn đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến Sự thất thoát diện tích đất trở nên ngày càng không thể chấp nhận được, đặc biệt khi giá trị của đất đai đang tăng cao và còn sự thiếu hụt đất cho các công trình quan trọng khác

Hình 1 1 Mô hình bãi đỗ xe truyền thống Để có thể xử lý vấn đề thiếu chỗ đỗ xe trong đô thị và các trung tâm thương mại một cách tối ưu nhất, các quốc trên thế giới hiện nay đã và đang sử dụng hệ thống nhà đỗ xe kết hợp với tháp đỗ xe nhiều tầng tự động, phổ biến như ở các quốc gia: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nga, Italya,… Tại các quốc gia này hiện tại có rất nhiều công ty kinh doanh bãi đỗ ô tô các loại, trong đó thì hệ thống tháp đỗ nhiều tầng tự động được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến Các công ty chuyên sản xuất hệ thống nhà xe tự động là các nhà thiết kế và thi công hệ thống, không trực tiếp kinh doanh hệ thống tháp,bãi đỗ xe mà chỉ cung cấp thiết bị, lắp đặt thiết bị quản lý như tủ điện, máy tính và cấu hình lập trình hệ thống cho các nhà đầu tư Ngoài ra, còn các hệ thống thuộc các công ty sản xuất các thiết bị phụ trợ như: hệ thống lấy thẻ tự động, đọc thẻ tự động, thanh toán tự động Khi ta so sánh với các bãi đỗ xe truyền thống hiện nay, những lợi ích của một tháp,bãi

-2- đỗ xe tự động mang lại sẽ rất nhiều không chỉ là tiện và nhanh chống lấy gửi xe mà bạn cũng sẽ không cần phải lo lắng về xe của mình có thể bị va chạm, xô xát bởi nơi đỗ xe vì nó hoàn toàn được cách ly với bên ngoài Hệ thống tháp đỗ xe tự động là loại hệ thống mang tính kỹ thuật cao, áp dụng thêm các nguyên lý chung của hệ thống xếp dỡ, hệ thống lưu kho và hệ thống thang máy mà hàng hóa lúc này là ô tô hoặc xe máy Xe gửi sẽ được hệ thống tháp giữ xe lưu giữ ở các vị trí là các ô ( Block parkings) dưới mặt đất nếu hệ thống được xây dựng âm lòng đất hoặc có thể trên cao nếu hệ thống xây trên bề mặt đất để có thể dễ dàng dịch chuyển xe hoặc quản lý tháp giữ xe một cách thông minh.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu đề của đề tài là thiết kế được hệ thống giám sát và điều khiển từng khâu hoạt động của hệ thống Hệ thống tháp giữ xe tự động của nhóm được xây dựng với các tiêu chí đặt ra như sau:

 Sử dụng PLC S7-1200 để điều khiển và giám sát quá trình lấy và trả xe tự động

 Thiết kế được giao diện giám sát và điều khiển hệ thống

 Sử dụng Wepcam Logitech C270 để nhận diện được biển số xe

 Độ sai sót trong quá trình vận chuyển xe dưới 5%

 Tỉ lệ xe được gửi đúng vị trí đạt 95%

 Tỉ lệ nhận diện biển số xe chính xác đạt 95%

 Hệ thống hoạt động liên lục đạt hiệu suất 10 xe/phút

Phương pháp nghiên cứu

Đồ án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu tìm hiểu về cách vận hành hệ thống trong thực tế

– Phương pháp thu thập dữ liệu

Giới hạn đề tài

Do thời gian có hạn và tiết kiệm chi phí nên đề tài của nhóm còn những giới hạn như sau:

– Hệ thống thu thập và hiển thị hình ảnh từ camera chưa qua xử lý

– Có thể sai số nhỏ trong quá trình thực hiện lấy gửi xe từ động cơ và các cơ cấu cơ khí

– Sử dụng loại động cơ bước và động cơ DC để điều khiển các trục của hệ thống – Chưa áp dụng hệ thống thanh toán chi phí cho tháp giữ xe

– Hệ thống chỉ có thể phát triển ở mặt mô hình và ý tưởng còn áp dụng vào thực tế cần phải thay đổi 1 số cơ cấu truyền động.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung chúng tôi nghiên cứu bao gồm:

– Nghiên cứu các thiết kế nhà, tháp giữ xe tự động trên thế giới thông qua internet

– Tham khảo và tìm hiểu các tài liệu, technical data, datasheet có liên quan đến thiết bị đang nghiên cứu như PLC, công tắc hành trình, động cơ

– Nghiên cứu các tài liệu về lợi ích của công nghệ xử lý ảnh trong công nghiệp cũng như dân dụng, cách ứng dụng của RFID trong hệ thống tháp giữ xe

– Nghiên cứu và thiết kế phần cứng dựa theo tham khảo các tháp giữ xe trên thế giới

– Nghiên cứu giao tiếp giữa thiết bị RFID - máy tính – PLC

– Hiển thị biển số xe, báo vị trí đã có xe lên màn hình giám sát

– Hiển thị, sửa lỗi, tối ưu phần cứng và phần mềm.

Bố cục báo cáo

Chương này giới thiệu về đề tài sẽ nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và những giới hạn trong phạm vi của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Phần cơ sở lý thuyết phân tích các giải pháp của các bãi giữ xe có trên thị trường về ưu điểm và nhược điểm Trình bày những lý thuyết có liên quan đến đề tài để có thể thực hiện đề tài tháp giữ xe tự động như công nghệ RFID, chuẩn giao tiếp USB, chuẩn giao tiếp Ethernet, phần mềm lập trình cho hệ thống như TIA Portal V17, bộ điều khiển PLC, cảm biến,…

Chương 3: Thiết kế hệ thống

Phân tích vấn đề và và giải thích lý do tại sao lại chọn phương án thiết kế tháp giữ xe tự động hình tháp trụ tròn

Trình bày bản thiết kế phần cứng, tiến hành lựa chọn thiết bị thỏa mãn yêu cầu hệ thống

Chương 4: Thuật toán điều khiển

Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống, lưu đồ giải thuật, sơ đồ đấu nối mạch điện phần cứng, lựa chọn thiết bị thỏa mãn yêu cầu hệ thống

Chương 5: Kết quả thực nghiệm

Chương này cho thấy các kết quả đạt được của đề tài Hình ảnh và thông số của mô hình Mô hình chạy ổn định và hệ thống giám sát hoạt động tốt, đáp ứng những yêu cầu cơ bản về bãi giữ xe tự động

Chương 6: Kết luận, hướng phát triển

Trong chương này, nhóm rút ra kết luận từ những kết quả đạt được và đưa ra các hướng phát triển mô hình tiếp theo trong tương lai

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các cơ sở lý thuyết khác có liên quan đến hệ thống

Công nghệ RFID a Giới thiệu

RFID, được còn gọi là Radio Frequency Identification, là một công nghệ sử dụng sóng vô tuyến và trường điện từ để có thể nhận dạng đối tượng mong muốn Nó là một giải pháp thay thế cho các mã vạch với một số ưu điểm đáng chú ý như: RFID cho phép thu thập thông tin từ thẻ mà không cần tiếp xúc trực tiếp, có khả năng đọc thông qua lớp ngăn cách, và có tốc độ đọc và ghi nhanh chỉ trong vài mili giây Các thẻ RFID hiện đại cũng có dung lượng bộ nhớ lớn, từ 16 đến 64 Kbyte, vượt xa so với mã vạch thông thường b Cấu tạo

Một thiết bị hoặc hệ thống RFID được cấu tạo từ hai thành phần chính chủ yếu là: thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát (tag) có chứa chip RFID Thiết bị đọc sẽ được trang bị anten để thu và phát sóng điện từ, trong khi thiết bị phát (tag) thì sẽ được gắn vào đối tượng cần nhận dạng Mỗi tag RFID chứa một mã số duy nhất và không trùng lặp

Hình 2 5 Cấu trúc giao tiếp RFID cơ bản

Thẻ RFID có 2 loại chính dựa theo mức độ phổ biến: thẻ RFID thụ động và chủ động

Thẻ RFID chủ động yêu cầu nguồn điện, có thể được cấp từ bên ngoài hoặc sử dụng pin tích hợp Chúng có khả năng nhận tín hiệu từ khoảng cách xa và thường được sử dụng trên máy bay hoặc gắn trên ô tô, kết hợp với công nghệ di động và GPS để xác

-9- định vị trí Tuy nhiên, việc sử dụng pin ảnh hưởng đến chi phí, kích thước và tuổi thọ của thẻ, vì vậy chúng thường không được sử dụng rộng rãi trong mục đích thương mại Thẻ RFID thụ động là loại được quan tâm nhiều hơn vì chúng không cần nguồn điện hoặc bảo trì Chúng thường có tuổi thọ lâu và kích thước nhỏ, làm cho chúng phù hợp cho việc gắn nhãn hoặc sử dụng trong thẻ giữ xe

Một thẻ RFID thụ động bao gồm ba thành phần: anten, chip bán dẫn được gắn với anten và vỏ bảo vệ bên ngoài Đầu đọc (reader) cung cấp nguồn điện và giao tiếp với thẻ Anten trên thẻ thu nhận năng lượng và truyền ID của thẻ (chip xử lý quá trình này) Vỏ bảo vệ ngoài cùng giúp bảo vệ anten và chip khỏi các yếu tố môi trường c Nguyên lý hoạt động

Một đầu đọc RFID sẽ gửi một xung điện để truy vấn, và thẻ RFID nằm gần đó sẽ phản hồi bằng việc truyền một dữ liệu số, thường là giá trị định dạng của nó và một số thông tin liên quan đến đối tượng cần quản lý Với thông tin nhận được, ta có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát các vật thể hoặc hàng hóa

Các chuẩn giao thức truyền dữ liệu trong công nghiệp a Chuẩn giao thức USB

USB (Universal Serial Bus) là một giao thức kết nối phổ biến được sử dụng cho việc kết nối giữ máy tính và các thiết bị điện tử ngoại vi, tiêu dùng USB được sử dụng để có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị ngoại vi với máy tính như bàn phím, tai nghe, chuột, hub mở rộng,… Cổng giao tiếp USB thường được thiết kế dưới dạng các cổng cắm đồng nhất cho các thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn

Cho phép có thể mở rộng đến 127 thiết bị có thể kết nối cùng lúc vào cùng một máy tính thông qua một cổng USB duy nhất bằng Port mở rộng với điều khiển đủ điện áp

Hình 2 6 Sơ đồ cấu trúc kết nối Universal Serial Bus

Cáp USB gồm hai dây nguồn là +5V và dây chung GND, cùng với một cặp dây xoắn để truyền dữ liệu Các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp như chuột, bàn phím, loa máy tính công suất thấp được cung cấp nguồn trực tiếp từ cổng USB Tuy nhiên, các thiết bị có nhu cầu sử dụng nguồn công suất lớn như máy in, máy quét sẽ không sử dụng nguồn từ đường truyền USB như nguồn chính mà sử dụng nguồn cấp riêng Trong trường hợp này, đường truyền nguồn của USB chỉ đóng vai trò so sánh mức điện thế của tín hiệu

Thiết bị USB có thể được kết nối với máy tính theo tiêu chuẩn có dây hoặc không dây Đối với thiết bị không dây, thường được trang bị một nguồn cấp riêng khi kết nối với máy tính b Chuẩn giao thức Ethernet

Ethernet là một chuẩn truyền thông mạng kết nối mạng cục bộ (LAN) dựa trên giao thức TCP/IP nhằm truyền thông tin, tín hiệu giữa các máy tính, bộ điều khiển PLC, DDC, switch, router,… Ethernet có tốc độ truyền rất cao từ 10 lên đến 100 triệu bít một giây (Mbps) làm cho nó phổ biến trong các ứng dụng truyền thông công nghiệp Công nghệ Ethernet thường sử dụng cáp đôi xoắn với tốc độ 10 Mbps Ngoài ra công nghệ Ethernet sử dụng cáp đôi, hoặc cáp sợi quang, hệ thống cáp đồng trục Tuy nhiên, chuẩn tốc độ cho Ethernet đã được nâng cấp lên đến 100 Mbps, cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn

Kể từ khi tiêu chuẩn Ethernet được đưa ra, việc xây dựng và cấu hình mạng Ethernet đã trở nên đơn giản hơn đối với mọi người Các đặc tính kỹ thuật và quy trình liên quan, cùng với tính dễ sử dụng, đã tạo nên một môi trường tiêu chuẩn Ethernet rộng lớn và đó là lý do tại sao Ethernet được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp máy tính và điều khiển c Chuẩn giao tiếp SPI

SPI là một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao được Motorola đề xuất, với cấu trúc truyền thông Master-Slave Trong hệ thống này, một chip Master điều khiển quá trình truyền thông và các chip Slave được Master điều khiển Truyền thông chỉ diễn ra giữa Master và Slave SPI là một hình thức truyền thông song công (full duplex), cho phép truyền và nhận dữ liệu diễn ra đồng thời

SPI thường được gọi là chuẩn truyền thông "4 dây" do sử dụng 4 đường giao tiếp sau: – SCK (Serial Clock): Đây là đường xung đồng hồ dùng cho truyền thông SPI Vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ, cần có một tín hiệu xung đồng hồ để đồng bộ dữ liệu Mỗi xung trên chân SCK tương ứng với truyền hoặc nhận 1 bit dữ liệu Chân SCK được tạo ra bởi chip Master, giúp giảm thiểu lỗi truyền và đạt được tốc độ truyền thông cao

– MISO (Master Input Slave Output): Đây là đường dữ liệu vào của Master và ra của Slave Nếu là chip Master, MISO là đường dữ liệu vào, trong khi đó nó sẽ là đường dữ liệu ra của chip Slave Các chân MISO của Master và các Slave được kết nối trực tiếp với nhau

Giới thiệu phần cứng

Giới thiệu về bộ xử lý trung tâm - PLC ( Programmable Logic Controller)

PLC (Programmable Logic Controller) là một bộ điều khiển Logic có thể được lập trình để thực hiện linh hoạt các thuật toán thông qua ngôn ngữ lập trình PLC thường được sử dụng để kiểm soát và giám sát các quy trình, thiết bị trong môi trường công nghiệp đa dạng Với khả năng lập trình linh hoạt, PLC cho phép người dùng tạo ra các chương trình logic phức tạp để xử lý các tình huống trong các điều kiện khác nhau nên nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp Với độ tin cậy cao và khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt nên PLC đã trở thành một thiết bị điều khiển trong ngành công nghiệp hiện đại

PLC thường thích hợp nhất để điều khiển logic thay thế các relay, tuy nhiên PLC cũng có khả năng điều chỉnh giải thuật (như PID) Những ưu điểm của PLC mà các bộ điều khiển cổ điển dùng công tắc, dây nối,timer, relay không thể so sánh được như:

– Dễ dàng lập trình bằng ngôn ngữ lập trình

– Gọn nhẹ, dễ di chuyển

– Dễ bảo quản và sử dụng

– Giao tiếp được với nhiều thiết bị khác thông qua truyền thông modbus RTU, TCP/IP

Cấu trúc cơ bản của Programmable Logic Controller

Hình 2 10 Cấu trúc cơ bản của Programmable Logic Controller

Bộ xử lý trung tâm hay CPU: là trung tâm điều khiển của PLC và có chức năng tiếp nhận các tín hiệu đầu vào sau đó xử lý tín hiệu và xuất tín hiệu đầu ra để giải quyết yêu cầu theo chương trình được lập trình

Nguồn thông thường sẽ có điện áp trong khoảng 24V-220V có chức năng cấp nguồn hoạt động cho PLC, module I/O và các thiết bị truyền thông

Bộ nhớ sẽ được chia làm 2 loại:

– Load memory: Là vùng nhớ dùng để lưu chương trình được lập trình cho PLC, nó sẽ không bị mất dữ liệu khi ngừng cấp nguồn đột ngột cho thiết bị

– Work memory: Là vùng nhớ dùng để lưu một phần dữ liệu trong quá trình làm việc, nó sẽ bị mất đi dữ liệu nếu ngừng cấp nguồn cho thiết bị

Module I/O: là các module thường được kết nối với PLC nhằm mục đích mở rộng port input và output cho PLC Ngoài ra PLC còn có thêm các module phụ trợ như module giao tiếp mạng truyền thông RS-485,RS-232,…

– Theo các hãng sản xuất khác nhau như: Siemens, Mitsubishi, ABB, Schneider, Omron, Allen Bradley, Delta,…

+ Mitsubishi: F/Fx series, Q-series, FX1N, FX5U,…

+ ABB: AC500 Series, AC500-XC Series,…

+ Schneider: Modicon M251 Series, Modicon M258 Series,…

+ Allen Bradley: Micro800, MicroLogix 1100, CompactLogix L3X,…

+ Delta: DVPAETB-OR16A, DVP08SP11T Động cơ bước

Giới thiệu Động cơ bước, hay còn được gọi là động cơ đồng bộ, có khả năng chuyển đổi các tín hiệu xung điện rời rạc liên tiếp thành chuyển động góc quay để cố định rotor vào các vị trí mong muốn Động cơ bước hoạt động dựa trên bộ chuyển mạch điện tử, trong đó tín hiệu được cung cấp theo một thứ tự và tần số cố định Hướng quay, tốc độ quay và tổng số góc quay của rotor phụ thuộc vào sự thay đổi thứ tự và tần số này Khi một xung điện áp được áp dụng lên cuộn dây của bộ chuyển mạch, rotor sẽ quay một góc xác định, gọi là bước quay Nếu các xung điện áp được áp dụng liên tục và thay đổi, rotor sẽ quay một cách liên tục

Step Motor (động cơ bước) được cấu tạo gồm các thành phần chính như stato (và rotor, trong đó rotor được làm từ nam châm vĩnh cửu Động cơ bước được điều khiển thông qua một bộ điều khiển ngoại vi Thiết kế của động cơ bước và bộ điều khiển cho

-17- phép nó duy trì được bất kỳ vị trí cố định nào và có khả năng quay đến bất kỳ vị trí nào mong muốn Động cơ bước thông thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống điều khiển với cấu trúc đơn giản hoặc hệ thống điều khiển với cấu trúc vòng kín Tuy nhiên, trong trường hợp động cơ bước được sử dụng trong hệ thống điều khiển cấu trúc vòng hở và máy móc dễ bị quá tải trong quá trình hoạt động, tất cả các giá trị được cài đặt của động cơ sẽ bị mất và hệ thống sẽ phải được thiết lập lại

Hình 2 12 Cấu tạo step motor Động cơ sẽ có bốn trạng thái tùy thuộc vào việc cấp xung tương ứng:

– Động cơ không hoạt động: Khi không có điện cấp vào cuộn dây nào

– Động cơ giữ vị trí: Khi cấp điện một chiều cho một số cuộn dây pha Lực điện từ sẽ sinh ra momen giữ, giúp giữ chặt rotor mang tải ở vị trí góc bước nhất định – Động cơ dịch bước: Khi cuộn dây pha được cấp dòng điện phù hợp thì lúc này rotor sẽ di chuyển từ vị trí giữ tiến đến vị trí bước tiếp theo

– Động cơ quay vượt giới hạn: Khi động cơ trong chế độ không tải, nếu xung điều khiển có tần số quá cao thì động cơ sẽ quay vượt tốc độ Khi đó động cơ không thể dừng đúng vị trí mong muốn hay đảo chiều động cơ, nhưng vẫn có thể điều chỉnh tốc độ tăng và giảm dần của động cơ Muốn dừng và đảo chiều động cơ thì ta phải giảm tốc độ xuống mức tối đa cho phép để đạt được chế độ bước hoạt động

Chỉ khi ở trạng thái b hoặc c thì một động cơ bước mới được xem là đang làm việc.

THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG

Yêu cầu và tổng quan hệ thống

Hệ thống phải có một số yêu cầu sau đây:

– Phải có mô hình phần cứng hệ thống tháp giữ xe ô tô tự động đã thiết kế như hình (3.1)

– Ứng dụng công nghệ đọc thẻ từ RFID vào hệ thống

– Xây dựng thuật toán làm sao để có thể gửi xe vào vị trí ô trống gần nhất để tiết kiệm điện và thời gian gửi xe

– Thiết kế giải thuật PLC dùng để điều khiển hệ thống

– Thiết kế được phần mềm giám sát và điều khiển hệ thống

Hình 3 1 Mô hình phần cứng tháp giữ xe

Hình 3 2 Sơ đồ khối của toàn bộ hệ thống

Chức năng của từng khối trong hình 3.2

– Khối nguồn của hệ thống đảm nhận vai trò cung cấp nguồn 24VDC, 12VDC cho toàn bộ hệ thống hoạt động

– Khối đọc thẻ RFID có chức năng là đọc mã thẻ từ các thẻ RFID

– Khối camera sử dụng camera để ghi lại các hình ảnh

– Khối công tắc hành trình được dùng để ngắt hoạt động của động cơ

– Khối cảm biến có tác dụng xác định vị trí của cánh tay khi nâng hạ xe và có xe ở ngõ ra hay không

– Khối động cơ và relay bao gồm các relay và động cơ 12VDC để điều khiển hoạt động của mô hình Rơ le đảo chiều giúp điều khiển động cơ thay đổi hướng

– Khối xử lý trung tâm:

 Bằng việc sử dụng laptop hoặc máy tính để bàn, ta có thể tận dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình tích hợp sẵn để có thể thực hiện các chức năng yêu cầu của hệ thống như chức năng thu nhận, chức năng xử lý và chức năng lưu trữ mã thẻ từ đầu đọc RFID, chức năng nhận dạng biển số từ hình ảnh chụp bằng camera, và giao tiếp với PLC qua truyền thông ethernet

 PLC sẽ nhận các tín hiệu từ laptop hoặc máy tính và các tín hiệu đầu vào khác để điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống

3.2 Hoạt động của mô hình tháp giữ xe tự động a Gửi xe vào

Khi ở chế độ Auto Khi có xe vào thì camera sẽ chụp ảnh biển số xe, sau đó ta quẹt thẻ thì bộ RFID sẽ gửi mã dữ liệu thẻ vào máy tính

– Nếu như bãi xe còn chỗ trống thì hệ thống cánh tay nâng sẽ đưa xe vào vị trí gần nhất và hiện chỗ trống đó đã có xe trên màn hình giám sát

– Nếu như bãi xe không còn chỗ trống thì hệ thống sẽ cảnh báo bãi xe đầy

Khi ở chế độ Manual Ta sẽ chọn thêm vị trí đặt xe, sau đó hệ thống sẽ tự động đưa xe vào vị trí mong muốn ( nếu vị trí đó đang trống) b Lấy xe ra

Khi ở chế độ Auto Khi muốn lấy xe ra thì ta quẹt thẻ để hệ thống nhận được mã dữ liệu của thẻ, sau đó kiểm tra dữ liệu của thẻ có được lưu trữ trong bãi xe hay không Nếu như có thì sẽ tiến hành trả xe:

– Nếu như vị trí trả xe trống thì hệ thống sẽ tiến hành lấy xe ra

– Nếu như vị trí trả xe đang có xe thì hệ thống sẽ đợi khi nào xe được lấy ra thì mới tiến hành trả xe theo yêu cầu

Khi ở chế độ Manual Ta sẽ chọn vị trí xe muốn lấy ra và hệ thống sẽ tiến hành trả xe sau đó sẽ xóa dữ liệu mã thẻ ở vị trí xe

Mã thẻ dữ liệu sẽ được xóa khi lấy xe ra khỏi vị trí lấy xe ra

3.3 Thiết kế cơ khí cho hệ thống tháp giữ xe tự động

Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu cho hệ thống

Với mục tiêu tối ưu hóa về mặt số lượng vị trí gửi xe trong một diện tích giới hạn và tạo ra một hệ thống giữ xe ô tô đẹp, hiện đại và thúc đẩy tính mỹ quan của thành phố Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng khác như thời gian lấy và trả xe, tính tự động cao, chất lượng gửi xe phải được đảm bảo Trong số các giải pháp giữ xe ô tô được đề xuất trong phần lý thuyết chỉ có hệ thống tháp giữ xe dạng hình vuông và hình trụ tròn mới đáp ứng được những tiêu chí này Dựa trên một số chứng mình sau đây chúng tôi quyết định lựa chọn thiết kế và thi công mô hình tháp giữ xe tự động hình trụ tròn

Hình 3 3 Hình ảnh tháp giữ xe hình trụ tròn của hãng xe Volkswagen

So sánh hai phương án tháp giữ xe cùng diện tích như hình bên dưới

Hình 3 4 Hình ảnh về kích thước 2 phương án

Tiêu chí Tháp vuông Tháp trụ tròn

Thẩm mỹ Phù hợp kiểu kiến trúc và không gian đô thị cổ điển

Có thể coi là đẹp mắt và phù hợp với kiểu thiết kế hiện đại

Hiệu suất Xu hướng chiếm diện tích lớn hơn vì xe chỉ có thể đỗ trên các tầng riêng lẻ

Tiết kiệm diện tích vì có thể đỗ xe trên nhiều tầng quay quanh trụ

Chi phí Thường có chi phí xây dựng thấp hơn Thường đắt hơn do cần thiết kế kỹ thuật phức tạp và cấu trúc vòm

Bảng 3 1 Bảng so sánh tháp giữ vuông và trụ tròn

So sánh kết cấu chịu lực khi bãi xe ở dưới lòng đất

Hình 3 5 Kết cấu chịu lực tác động khi xây tháp giữ xe ngầm

Nếu đặt hệ thống đỗ xe hình trụ tròn (hình 3.5) dưới lòng đất, cấu trúc tròn của hệ thống sẽ giúp chống động đất bằng cách phân tán lực ra xung quanh, làm giảm tỷ lệ biến dạng Trong khi đó, hệ thống hình vuông có thể gây biến dạng bề mặt dễ dẫn đến lực nén và căng, đòi hỏi xây tường dày hơn Vì vậy, việc đặt hệ thống hình trụ tròn có thể tiết kiệm chi phí xây dựng bề mặt thành của hệ thống

Lựa chọn cơ cấu truyền động

Sau khi phân tích và chọn lọc thì cấu trúc của tháp giữ xe tự động sẽ là hình trụ tròn Vì vậy, cơ cấu truyền động cho hệ thống sẽ bao gồm chuyển động tịnh tiến để nâng hạ cần nâng để xác định tầng đỗ xe và đưa xe vào hoặc lấy xe ra, chuyển động xoay để định vị xe đúng vị trí trong tầng đỗ xe Có nhiều loại cơ cấu truyền động khác nhau để tạo ra chuyển động tịnh tiến, và việc lựa chọn cơ cấu phù hợp là rất quan trọng

Cơ cấu truyền động dây đai: Hình 3.6 minh họa một cơ cấu dựa trên lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của hai vật dẫn Cấu trúc bao gồm ba phần chính gồm có: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai

Hình 3 6 Cơ cấu truyền động dây đai

 Cơ cấu vít me đai ốc

Cơ cấu vít me đai ốc là một cơ cấu truyền động giúp chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến Cơ cấu này thường được áp dụng để truyền động và tăng cường lực nếu cần thiết

Hình 3 7 Cơ cấu vít me

 Chọn phương án truyền động tuyến tính

Vì hạn chế kiến thức về thiết kế cơ khí, chúng tôi đã quyết định lựa chọn phương án sử dụng cơ cấu truyền động dây đai để tạo các chuyển động tịnh tiến vào/ra, kết hợp với động cơ 12VDC, pulley, ròng rọc và dây đai Đồng thời,chúng tôi cũng chọn bộ truyền động vít me đai ốc để tạo chuyển động lên xuống cho cánh tay và sử dụng động cơ 12VDC cho phần này

Ngoài ra, như đã phân tích, cả hai giải pháp này đều đơn giản, dễ dàng lắp đặt và có chi phí thấp, hoàn toàn phù hợp với khả năng và yêu cầu của chúng tôi trong việc mô phỏng thuật toán tháp giữ xe tự động

Vì mô hình bãi đỗ xe được thiết kế dưới dạng hình trụ tròn, nên nó sẽ bao gồm ba chuyển động chính là: chuyển động vào/ra, chuyển động nâng/hạ và chuyển động xoay đến vị trí đúng cần thiết a Cơ cấu chuyển động vào ra của mô hình

Thiết kế cơ khí cho hệ thống tháp giữ xe tự động

Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu cho hệ thống

Với mục tiêu tối ưu hóa về mặt số lượng vị trí gửi xe trong một diện tích giới hạn và tạo ra một hệ thống giữ xe ô tô đẹp, hiện đại và thúc đẩy tính mỹ quan của thành phố Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng khác như thời gian lấy và trả xe, tính tự động cao, chất lượng gửi xe phải được đảm bảo Trong số các giải pháp giữ xe ô tô được đề xuất trong phần lý thuyết chỉ có hệ thống tháp giữ xe dạng hình vuông và hình trụ tròn mới đáp ứng được những tiêu chí này Dựa trên một số chứng mình sau đây chúng tôi quyết định lựa chọn thiết kế và thi công mô hình tháp giữ xe tự động hình trụ tròn

Hình 3 3 Hình ảnh tháp giữ xe hình trụ tròn của hãng xe Volkswagen

So sánh hai phương án tháp giữ xe cùng diện tích như hình bên dưới

Hình 3 4 Hình ảnh về kích thước 2 phương án

Tiêu chí Tháp vuông Tháp trụ tròn

Thẩm mỹ Phù hợp kiểu kiến trúc và không gian đô thị cổ điển

Có thể coi là đẹp mắt và phù hợp với kiểu thiết kế hiện đại

Hiệu suất Xu hướng chiếm diện tích lớn hơn vì xe chỉ có thể đỗ trên các tầng riêng lẻ

Tiết kiệm diện tích vì có thể đỗ xe trên nhiều tầng quay quanh trụ

Chi phí Thường có chi phí xây dựng thấp hơn Thường đắt hơn do cần thiết kế kỹ thuật phức tạp và cấu trúc vòm

Bảng 3 1 Bảng so sánh tháp giữ vuông và trụ tròn

So sánh kết cấu chịu lực khi bãi xe ở dưới lòng đất

Hình 3 5 Kết cấu chịu lực tác động khi xây tháp giữ xe ngầm

Nếu đặt hệ thống đỗ xe hình trụ tròn (hình 3.5) dưới lòng đất, cấu trúc tròn của hệ thống sẽ giúp chống động đất bằng cách phân tán lực ra xung quanh, làm giảm tỷ lệ biến dạng Trong khi đó, hệ thống hình vuông có thể gây biến dạng bề mặt dễ dẫn đến lực nén và căng, đòi hỏi xây tường dày hơn Vì vậy, việc đặt hệ thống hình trụ tròn có thể tiết kiệm chi phí xây dựng bề mặt thành của hệ thống

Lựa chọn cơ cấu truyền động

Sau khi phân tích và chọn lọc thì cấu trúc của tháp giữ xe tự động sẽ là hình trụ tròn Vì vậy, cơ cấu truyền động cho hệ thống sẽ bao gồm chuyển động tịnh tiến để nâng hạ cần nâng để xác định tầng đỗ xe và đưa xe vào hoặc lấy xe ra, chuyển động xoay để định vị xe đúng vị trí trong tầng đỗ xe Có nhiều loại cơ cấu truyền động khác nhau để tạo ra chuyển động tịnh tiến, và việc lựa chọn cơ cấu phù hợp là rất quan trọng

Cơ cấu truyền động dây đai: Hình 3.6 minh họa một cơ cấu dựa trên lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của hai vật dẫn Cấu trúc bao gồm ba phần chính gồm có: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai

Hình 3 6 Cơ cấu truyền động dây đai

 Cơ cấu vít me đai ốc

Cơ cấu vít me đai ốc là một cơ cấu truyền động giúp chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến Cơ cấu này thường được áp dụng để truyền động và tăng cường lực nếu cần thiết

Hình 3 7 Cơ cấu vít me

 Chọn phương án truyền động tuyến tính

Vì hạn chế kiến thức về thiết kế cơ khí, chúng tôi đã quyết định lựa chọn phương án sử dụng cơ cấu truyền động dây đai để tạo các chuyển động tịnh tiến vào/ra, kết hợp với động cơ 12VDC, pulley, ròng rọc và dây đai Đồng thời,chúng tôi cũng chọn bộ truyền động vít me đai ốc để tạo chuyển động lên xuống cho cánh tay và sử dụng động cơ 12VDC cho phần này

Ngoài ra, như đã phân tích, cả hai giải pháp này đều đơn giản, dễ dàng lắp đặt và có chi phí thấp, hoàn toàn phù hợp với khả năng và yêu cầu của chúng tôi trong việc mô phỏng thuật toán tháp giữ xe tự động

Vì mô hình bãi đỗ xe được thiết kế dưới dạng hình trụ tròn, nên nó sẽ bao gồm ba chuyển động chính là: chuyển động vào/ra, chuyển động nâng/hạ và chuyển động xoay đến vị trí đúng cần thiết a Cơ cấu chuyển động vào ra của mô hình

Thiết kế cơ cấu cánh tay để mô phỏng chuyển động tịnh tiến để có thể lấy xe vào hoặc lấy xe ra Cơ cấu truyền động dây đai được truyền dẫn bởi 4 con trượt và trượt trên thanh nhôm 20x20

 Động cơ Động cơ dùng cho cơ cấu truyền động dây đai chúng em lựa chọn động cơ DC có tốc độ thấp và nhỏ gọn kết hợp với công tắc hành trình để tối ưu chi phí cho mô hình

Do đó chúng em quyết định chọn động cơ giảm tốc JGB37-520 12VDC 35 RPM

Hình 3 8 Hình ảnh động cơ giảm tốc được gắn vào cơ cấu truyền động dây đai Ưu điểm:

– Động cơ DC giảm tốc JGB37-520 12VDC được thiết kế với cấu trúc kim loại, mang lại độ bền cao, chịu nhiệt cao và độ ổn định cao Hộp giảm tốc của động cơ có nhiều tỷ số truyền khác nhau, điều này cho phép bạn có thể dễ dàng lựa chọn giữa lực kéo và tốc độ của động cơ Khi lực kéo càng lớn thì tốc độ sẽ càng chậm và ngược lại

– Do thiết kế có hộp số nên tốc độ quay sẽ chậm

– Tốc độ quay không tải: 35 RPM( vòng/ phút)

Do thanh trục đầu ra của trục động cơ 12VDC GA37-520 gần bằng 6mm nên chúng tôi sẽ sử dụng pulley với cùng kích thước để gắn vào đầu thanh trục của động cơ để tạo thành bánh dẫn trong cơ cấu truyền động tịnh tiến bằng dây đai

Hình 3 9 Pulley GT2 20 răng 6mm

 Ròng rọc GT2 Đường kính của nó là 3mm, có tất cả 20 răng và nó được đặt ở phía dưới của hệ thống tạo thành bánh bị dẫn Chọn loại ròng rọc có đường kính khác cũng không quan trọng lắm, miễn là nó hoạt động được với dây đai GT2 được giới thiệu ở bên dưới

Dây đai curoa được làm bằng chất liệu nhựa cao su, được sử dụng để truyền chuyển động của 2 bánh dẫn và tạo nên một chuyển động tuyến tính cho hệ thống Vì pulley và ròng rọc được chọn là loại GT2 nên phải chọn dây đai loại GT2 có cùng kích thước mới có thể vận hành hệ thống

Bánh xe V-slot là một loại bánh xe được thiết kế chuyên dụng sử dụng trên các hệ thống V-slot, giúp cho việc di chuyển các phần của hệ thống được ổn định và trơn tru

Sơ đồ nối dây PLC

Hình 3 28 Sơ đồ mạch điện đấu nối nguồn 24VDC

Nguồn PLC sử dụng là nguồn 24VDC nên chúng tôi thiết kế sơ đồ mạch điện vào nguồn 220VAC thông qua bộ nguồn tổ ong ngõ ra 24VDC để cấp nguồn cho toàn bộ thiết bị của hệ thống

Hình 3 29 Sơ đồ mạch động lực

Mô hình sử dụng 2 động cơ step motor để điều khiển cơ cấu nâng hạ và xoay kết hợp với động cơ DC để điều khiển cơ cấu ra vào của hệ thống vì vậy chúng tôi thiết kế sơ đồ mạch động lực cho thiết bị được điều khiển từ các ngõ ra của driver và relay

Hình 3 30 Sơ đồ đấu dây bộ cảm biến quang và module chuyển đổi DC-DC

Do mô hình sử dụng động cơ có nguồn cấp 12VDC nên chúng tôi thiết kế sơ đồ đấu dây cho cảm biến LM2596 để hạ áp nguồn từ 24VDC xuống nguồn 12VDC và thiết kế sơ đồ đấu dây cho cảm biến quang loại NPN

Hình 3 31 Sơ đồ nối dây PLC

Thiết kế sơ đồ đấu nối dây cho PLC, bao gồm cấp nguồn cho PLC từ nguồn 24VDC và ngõ vào DI cho các nút nhấn, cảm biến quang, công tắc hành trình, ngõ ra

DO cho các chân của driver và relay

Hình 3 32 Sơ đồ nối dây Driver TB6600

Hệ thống điều khiển 2 động cơ step motor bằng PLC thông qua 2 mạch driver Chúng tôi thiết kế sơ đồ nối dây cho 2 mạch driver TB6600

Hình 3 33 Sơ đồ nối dây Arduino UNO R3

Hình 3 34 Sơ đồ nối dây module RFID-RC522

Hệ thống sử dụng mạch arduino UNO R3 để điều khiển và lấy tín hiệu từ module RFID-RC522 Vì vậy chúng em thiết kế sơ đồ đấu nối dây giữa mạch arduino UNO R3 và module RFID như hình 4.7 và hình 4.8.

Hệ thống giám sát

Dựa vào các lưu đồ giải thuật của mục 4.1 giao diện của hệ thống sẽ cần có các chức năng sau:

– Hiển thị thông tin các vị trí trong bãi đỗ xe

– Hiển thị thông tin các xe đang đỗ trong bãi

– Hiển thị hình ảnh từ camera để nhận diện biển số xe

– Hiển thị mã thẻ được quét

– Chọn giữa chế độ auto và manual để phòng khi gặp sự cố

– Các chức năng điều khiển bằng tay của chế độ manual

Giao diện giám sát trên Visual Studio:

Hình 3 35 Trang chủ giao diện

Hình 3 36 Giao diện điều khiển

Hình 3 37 Màn hình điều khiển hệ thống WINCC

 Khu vực hiển thị camera: Camera thu được hình ảnh sẽ hiển thị lên khu vực hiển thị dành cho camera rồi thông qua xử lý ảnh để nhận dạng được biển số xe Khi kí tự được nhận dạng sẽ được hiển thị trên ô biển số

 Khu vực hiển thị thông tin mã thẻ: Hiển thị thông tin mã thẻ sau khi được quét mã

Sau khi xe được gửi vào vị trí trong bãi thì thông tin sẽ được lưu trữ vào vùng cơ sỡ dữ liệu

 Khu vực thực hiện các chức năng của chế độ manual: Khu vực này dùng để thao tác các chức năng của hệ thống khi sử dụng chế độ manual, các chức năng này sẽ không thể thao tác khi ở trong chế độ auto Gồm chọn vị trí để gửi xe và nút nhấn thực hiện chức năng gửi xe và lấy xe tại vị trí được chọn

 Khu vực chọn chế độ auto hoặc manual: Sử dụng các nút nhấn để chuyển qua lại giữa hai chế độ

Khu vực hiển thị cổng kết nối: Cài đặt kết nối PLC, RFID, Camera

Thiết kế layout tủ điện

Thiết kế layout tủ điện để có thể lắp các thiết bị cần thiết lên bản tủ điện một cách hiệu quả nhất

3.7 Thi công m ô hình tháp giữ xe

Danh sách thiết bị sử dụng trong hệ thống:

STT Tên thiết bị Số lượng

1 PLC S7 – 1200 CPU 1214C DC/DC/DC 1

2 Động cơ bước 17PM-K049EP10CN 1

3 Động cơ 12VDC JGB37 35RPM 1

6 Công tắc hành trình 1A – 125VAC 3

7 Cảm biến hồng ngoại E3F-DS30P1 2

8 Module RFID NFC 13.56MHz RC522 1

16 Nút nhấn dừng khẩn cấp 1

Hình 3 39 Khung sườn mô hình sau khi được lắp đặt

Hệ thống sẽ có tổng cộng 10 vị trí lưu trữ xe và 1 vị trí lấy xe ra, 1 vị trí gửi xe

Mô hình được làm từ nhôm định hình Kích thước của mô hình là khoảng chiều cao 900 mm, đường kính 600 mm Mô hình bao gồm 3 cơ cấu chuyển động là cơ cấu xoay, cơ cấu nâng, hạ và ra, vào

Hình 3 40 Lắp thiết bị vào mô hình và đi dây điện cho mô hình

Hệ thống sử dụng động cơ step motor cho cơ cấu xoay và cơ cấu nâng hạ Motor có kích thước vừa phải

Hình 3 41 Lắp động cơ DC vào cơ cấu ra/vào

Hệ thống sử dụng động cơ DC dùng để điều khiển cơ cấu ra vào của hệ thống với công tắc hành trình được nối trên đường di chuyển của cơ cấu giúp tắt động cơ ngay khi đến vị trí đó

Hình 3 42 Thiết kế pas gắn cảm biến sethome cho hệ thống

Hệ thống sử dụng cảm biến để sethome cho hệ thống Nhận được thông tin vị trí của tay nâng để tiến hành thực hiện quy trình lấy, gửi xe

Hình 3 43 Cơ cấu tay nâng của hệ thống

Cơ cấu tay nâng của hệ thống tháp giữ xe được thi công có kích thước 64mm chiều ngang và 130mm chiều dài được cắt bằng tấm sắt nên có độ cứng cáp tốt

Hình 3 44 Cơ cấu nâng hạ, xoay của hệ thống thiết kế và sau khi được lắp hoàn thành

Cơ cấu nâng hạ, xoay của hệ thống được lắp đặt hoàn thiện với 2 động cơ step motor vào trục xoay Động cơ step motor có kích thước nhỏ hơn được dùng để điều khiển cơ cấu truyền động vít me Động cơ step motor có kích thước lớn hơn được dùng để điều khiển cơ cấu truyền động xoay

3.8 Thi công phần tủ điện

Tủ điện điều khiển được thi công theo layout đã thiết kế Các dây điện được đấu nối theo bảng vẽ điện Tủ điện sau khi thi công lắp đặt hoàn thành như hình 5.7

Hình 3 45 Tủ điện được lắp đặt theo layout thiết kế

3.9 Giao diện giám sát hệ thống:

Sau khi vào giao diện hệ thống sẽ có trang đăng nhập Yêu cầu nhập đúng tài khoản và mật khẩu để có thể truy cập được vào hệ thống Sau khi nhập thành công và chính xác sẽ có thông báo đăng nhập thành công

Hình 3 46 Đăng nhập vào hệ thống thành công

Sau khi vào trang hệ thống sẽ đến trang điều khiển Chúng tôi tiến hành quét mã biển số xe và kết quả của giao diện như sau:

Hình 3 47 Hệ thống giao diện tháp giữ xe

Hệ thống giao diện sẽ lưu mã số thẻ vào cơ sở dữ liệu trong mục quản lý xe Khi webcam gửi hình ảnh về máy tính Sau khi ảnh được thu thập từ camera, ảnh sẽ được xử lý như sau:

– Thay đổi kích thước ảnh để ảnh biển số xe nhỏ hơn so với hình ảnh gốc để có tỉ lệ phù hợp với khung hình trong giao diện C# Khung camera trên giao diện chỉ chiếm một khoảng không gian nhất định Việc kích thước ảnh được thay đổi tỉ lệ giúp cho ảnh vẫn giữ được độ nét và chất lượng ảnh

– Ảnh biển số xe sẽ được chuyển về ảnh mức xám để có thể dễ dàng xử lý các ma trận ảnh hơn là ảnh màu

– Làm nhòe ảnh để giảm nhiễu và giảm chi tiết bề mặt Nó giúp làm mịn hình ảnh biển số xe và giảm thiểu các về mờ

– Chuyển đổi hình ảnh phù hợp với ngưỡng thích ứng threshold, để chúng ta nhận được các ngưỡng ảnh khác nhau cho các vùng ảnh khác nhau của cùng một hình ảnh, điều này mang lại kết quả tốt hơn cho hình ảnh có độ chiếu sáng khác nhau – Tìm đường viền(contour) trong ảnh, chúng tôi sử dụng hàm boundingrect là một hàm được sử dụng để tạo một hình chữ nhật theo viền gần đúng cùng với hình ảnh Công dụng chính của thuật toán này là làm nổi bật lên khu vực quan tâm sau khi có được hình dạng bên ngoài của hình ảnh Duyệt hết các contour và kiểm tra các khung hình chữ nhật của các contour đó, nếu có 1 tỷ lệ nhất định giữa chiều rộng và chiều cao trong một khoảng được xác định là các số và chữ của biển số xe

– Vẽ đường viền hình chữ nhật xung quanh các ký tự biển số xe Giúp ta dễ dàng tìm kiếm cũng như quản lý biển số xe ở tháp giữ xe

Hình 3 48 Hình ảnh webcam thu thập được

Sau khi tiến hành chỉnh kích thước ảnh

Hình 3 49 Hình ảnh biển số sau khi xử lý hình ảnh từ webcam

Sau khi hoàn thành chương trình xử lý ảnh

Sau khi quẹt thẻ xe sẽ có mã số thẻ và hình ảnh biển số xe sau khi được hệ thống thực hiện quá trình xử lý ảnh sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu của hệ thống

Hình 3 50 Hình ảnh biển số xe sau khi được xử lý ảnh và mã thẻ xe sau khi quét thẻ

Hình 3 51 Mã thẻ sau khi quét thẻ đã được lưu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống

Thi công phần tủ điện

Tủ điện điều khiển được thi công theo layout đã thiết kế Các dây điện được đấu nối theo bảng vẽ điện Tủ điện sau khi thi công lắp đặt hoàn thành như hình 5.7

Hình 3 45 Tủ điện được lắp đặt theo layout thiết kế

Giao diện giám sát hệ thống

Sau khi vào giao diện hệ thống sẽ có trang đăng nhập Yêu cầu nhập đúng tài khoản và mật khẩu để có thể truy cập được vào hệ thống Sau khi nhập thành công và chính xác sẽ có thông báo đăng nhập thành công

Hình 3 46 Đăng nhập vào hệ thống thành công

Sau khi vào trang hệ thống sẽ đến trang điều khiển Chúng tôi tiến hành quét mã biển số xe và kết quả của giao diện như sau:

Hình 3 47 Hệ thống giao diện tháp giữ xe

Hệ thống giao diện sẽ lưu mã số thẻ vào cơ sở dữ liệu trong mục quản lý xe Khi webcam gửi hình ảnh về máy tính Sau khi ảnh được thu thập từ camera, ảnh sẽ được xử lý như sau:

– Thay đổi kích thước ảnh để ảnh biển số xe nhỏ hơn so với hình ảnh gốc để có tỉ lệ phù hợp với khung hình trong giao diện C# Khung camera trên giao diện chỉ chiếm một khoảng không gian nhất định Việc kích thước ảnh được thay đổi tỉ lệ giúp cho ảnh vẫn giữ được độ nét và chất lượng ảnh

– Ảnh biển số xe sẽ được chuyển về ảnh mức xám để có thể dễ dàng xử lý các ma trận ảnh hơn là ảnh màu

– Làm nhòe ảnh để giảm nhiễu và giảm chi tiết bề mặt Nó giúp làm mịn hình ảnh biển số xe và giảm thiểu các về mờ

– Chuyển đổi hình ảnh phù hợp với ngưỡng thích ứng threshold, để chúng ta nhận được các ngưỡng ảnh khác nhau cho các vùng ảnh khác nhau của cùng một hình ảnh, điều này mang lại kết quả tốt hơn cho hình ảnh có độ chiếu sáng khác nhau – Tìm đường viền(contour) trong ảnh, chúng tôi sử dụng hàm boundingrect là một hàm được sử dụng để tạo một hình chữ nhật theo viền gần đúng cùng với hình ảnh Công dụng chính của thuật toán này là làm nổi bật lên khu vực quan tâm sau khi có được hình dạng bên ngoài của hình ảnh Duyệt hết các contour và kiểm tra các khung hình chữ nhật của các contour đó, nếu có 1 tỷ lệ nhất định giữa chiều rộng và chiều cao trong một khoảng được xác định là các số và chữ của biển số xe

– Vẽ đường viền hình chữ nhật xung quanh các ký tự biển số xe Giúp ta dễ dàng tìm kiếm cũng như quản lý biển số xe ở tháp giữ xe

Hình 3 48 Hình ảnh webcam thu thập được

Sau khi tiến hành chỉnh kích thước ảnh

Hình 3 49 Hình ảnh biển số sau khi xử lý hình ảnh từ webcam

Sau khi hoàn thành chương trình xử lý ảnh

Sau khi quẹt thẻ xe sẽ có mã số thẻ và hình ảnh biển số xe sau khi được hệ thống thực hiện quá trình xử lý ảnh sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu của hệ thống

Hình 3 50 Hình ảnh biển số xe sau khi được xử lý ảnh và mã thẻ xe sau khi quét thẻ

Hình 3 51 Mã thẻ sau khi quét thẻ đã được lưu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống

GIẢI THUẬT HỆ THỐNG

Lưu đồ giải thuật

Khởi động hệ thống với các thông số đã được cài đặt với PLC, máy tính, camera, đầu đọc RFID Khi hệ thống nhận được mã ASCII truyền đến từ đầu đọc RFID, chương trình sẽ đọc mã RFID Sao đó hệ thống sẽ kiểm tra vị trí của cơ cấu chuyển động có đang ở vị trí nhận xe, nếu không thì cơ cấu sẽ được điều khiển để về vị trí ban đầu Với mã ASCII nhận được, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở dữ liệu có lưu mã ASCII này hay chưa Nếu rồi lấy xe ra ngoài tháp, nếu chưa tiến hành gửi xe vào tháp Sau khi hoàn thành việc lấy, gửi xe thì kiểm tra nút nhấn dừng khẩn cấp Nếu nhấn nút thì hệ thống dừng lại nếu không nhấn nhút thì hệ thống sẽ quay lại lúc chưa quẹt thẻ

Khi chương trình được thực thi, lúc này camera sẽ chụp hình ảnh biển số được gắn trên xe đó và sau đó chương trình sẽ tiến hành xử lý ảnh để nhận dạng các ký tự, chữ số trong biển số Tiếp theo, chương trình sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu các vị trí trong bãi từ vị trí thấp nhất đến cao nhất để xem có vị trí trống hay không Nếu không có vị trí trống, chương trình sẽ thông báo bãi xe đã đầy và chương trình gửi xe vào bãi sẽ kết thúc, quay về bước chờ quét thẻ RFID của chương trình chính

Nếu có vị trí trống, chương trình sẽ đưa xe đến vị trí trống đó và cập nhật thông tin về vị trí, biển số và mã thẻ vào cơ sở dữ liệu Sau đó, cơ cấu sẽ quay về vị trí nhận xe và chương trình gửi xe vào bãi sẽ kết thúc, quay về bước chờ quét thẻ RFID của chương trình chính

Khi chương trình được thực thi, hệ thống sẽ so khớp mã ASCII nhận được từ bộ quét mã thẻ với cơ sở dữ liệu để xác định vị trí trong bãi đỗ xe tương ứng Sau đó, hệ thống sẽ điều khiển cơ cấu đến vị trí đã xác định và thực hiện quá trình lấy xe, sau đó đưa xe trở lại vị trí ban đầu để nhận xe Cuối cùng, chương trình sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu để giải phóng vị trí đã lấy xe, sẵn sàng cho việc đỗ xe mới vào vị trí đó Chương trình gửi xe vào bãi sẽ kết thúc và quay về bước chờ quét thẻ RFID của chương trình chính

Khi chương trình được thực thi, hệ thống sẽ kiểm tra xem mã ASCII nhận được có tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay không để xác định liệu đó có phải là một thẻ hợp lệ cho bãi đỗ xe hay không Trong trường hợp thẻ không tồn tại, chương trình sẽ thông báo rằng ID không hợp lệ và quay lại bước chờ quét thẻ Nếu mã có tồn tại trong cơ sở dữ liệu, chương trình sẽ gửi mã đến chương trình chính và kết thúc quá trình đọc mã RFID .

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH

Kết quả đạt được

Mô hình sau khi tiến hành thi công lắp đặt các thiết bị:

Hình 5 1 Mô hình hoàn chỉnh hệ thống tháp giữ xe

Trong điều khiện ánh sáng môi trường bình thường thì số lần nhận diện biển số xe được thử nghiệm 10 lần với số lượng mẫu thử khác nhau Chúng tôi thu được kết quả như bảng 5.1

Bảng 5 1 Bảng sô liệu thực nghiệm xác xuất sử lý ảnh nhận dạng biển số xe

Lần thứ Sỗ mẫu thử Số lần đúng Tỉ lệ

5 35 27 77% Để có thể đánh giá khách quan về độ chính xác của việc lấy, gửi xe của các vị trí trong hệ thống Chúng tôi quyết định sử dụng dụng phương pháp thực nghiệm trực tiếp trên mô hình từng vị trí Chúng tôi thu được bảng số liệu như bảng 5.2

Bảng 5 2 Bảng số liệu xác suất thành công của việc lấy, gửi xe của hệ thống

Thời gian Chế độ Số lần Nhập Xuất Tỉ lệ

Vị trí Động cơ Xử lý biển số

4 Đạt Không đạt Đạt Đạt

1 Đạt Không đạt Đạt Đạt

3 Đạt Không đạt Đạt Đạt

3 Đạt Không đạt Đạt Đạt

1 Đạt Không đạt Đạt Đạt

Lần 1 3 Đạt Không đạt Đạt Đạt 50%

2 Đạt Không đạt Đạt Đạt

3 Trượt bước Đạt Đạt Đạt

3 Đạt Không đạt Đạt Đạt

1 Trược bước Đạt Đạt Đạt

3 Đạt Không đạt Đạt Đạt

Phân tích bảng số liệu

Theo bảng số liệu ta có được thông tin về xác suất thành công việc lấy và gửi xe của các vị trí trong hệ thống Xác suất thành công cao nhất là 100% , xác suất thành công thấp nhất là 50% Do có sự sai lệch và sự rung lắc trong quá trình hệ thống hoạt động

Chương trình xử lý ảnh của hệ thống hoạt động tương đối ổn định với xác suất thấp nhất là 50% do có thể bảng số xe bị mờ thì hệ thống cũng không thể nhận dạng chính xác nhất vì hình ảnh từ webcam không đủ sắc nét để có thể nhận dạng.

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1  Mô hình bãi đỗ xe truyền thống - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 1. 1 Mô hình bãi đỗ xe truyền thống (Trang 20)
Hình 2. 1 Hình ảnh tháp xe hình dạng khung nâng - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 2. 1 Hình ảnh tháp xe hình dạng khung nâng (Trang 24)
Hình 2. 2 Phương án bãi đỗ xe AGV - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 2. 2 Phương án bãi đỗ xe AGV (Trang 25)
Hình 2. 4 Hệ thống giữ xe tự động Rotary - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 2. 4 Hệ thống giữ xe tự động Rotary (Trang 26)
Hình 2. 5 Cấu trúc giao tiếp RFID cơ bản - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 2. 5 Cấu trúc giao tiếp RFID cơ bản (Trang 27)
Hình 2. 7 Ảnh nhị phân - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 2. 7 Ảnh nhị phân (Trang 31)
Hình 2. 10 Cấu trúc cơ bản của Programmable Logic Controller - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 2. 10 Cấu trúc cơ bản của Programmable Logic Controller (Trang 34)
Hình 3. 1 Mô hình phần cứng tháp giữ xe - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 1 Mô hình phần cứng tháp giữ xe (Trang 37)
Hình 3. 2 Sơ đồ khối của toàn bộ hệ thống - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 2 Sơ đồ khối của toàn bộ hệ thống (Trang 38)
Hình 3. 3 Hình ảnh tháp giữ xe hình trụ tròn của hãng xe Volkswagen - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 3 Hình ảnh tháp giữ xe hình trụ tròn của hãng xe Volkswagen (Trang 40)
Hình 3. 5 Kết cấu chịu lực tác động khi xây tháp giữ xe ngầm - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 5 Kết cấu chịu lực tác động khi xây tháp giữ xe ngầm (Trang 41)
Hình 3. 13 Cơ cấu nâng hạ và xoay - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 13 Cơ cấu nâng hạ và xoay (Trang 46)
Hình 3. 22 Webcam Logitech C270 - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 22 Webcam Logitech C270 (Trang 50)
Hình 3. 25 Module RFID MFRC522 NFC 13.56MHz-USB - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 25 Module RFID MFRC522 NFC 13.56MHz-USB (Trang 52)
Hình 3. 27 Nguồn tổ ong 24VDC - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 27 Nguồn tổ ong 24VDC (Trang 54)
Sơ đồ mạch động lực cho thiết bị được điều khiển từ các ngõ ra của driver và relay. - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Sơ đồ m ạch động lực cho thiết bị được điều khiển từ các ngõ ra của driver và relay (Trang 56)
Hình 3. 31 Sơ đồ nối dây PLC - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 31 Sơ đồ nối dây PLC (Trang 57)
Hình 3. 32 Sơ đồ  nối dây Driver TB6600 - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 32 Sơ đồ nối dây Driver TB6600 (Trang 58)
Hình 3. 33 Sơ đồ nối dây Arduino UNO R3 - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 33 Sơ đồ nối dây Arduino UNO R3 (Trang 58)
Hình 3. 37 Màn hình điều khiển hệ thống WINCC - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 37 Màn hình điều khiển hệ thống WINCC (Trang 61)
Hình 3. 38 Layout tủ điện - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 38 Layout tủ điện (Trang 62)
Hình 3. 39 Khung sườn mô hình sau khi được lắp đặt - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 39 Khung sườn mô hình sau khi được lắp đặt (Trang 64)
Hình 3. 40 Lắp thiết bị vào mô hình và đi dây điện cho mô hình - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 40 Lắp thiết bị vào mô hình và đi dây điện cho mô hình (Trang 65)
Hình 3. 41 Lắp động cơ DC vào cơ cấu ra/vào - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 41 Lắp động cơ DC vào cơ cấu ra/vào (Trang 65)
Hình 3. 42 Thiết kế pas gắn cảm biến sethome cho hệ thống - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 42 Thiết kế pas gắn cảm biến sethome cho hệ thống (Trang 66)
Hình 3. 43 Cơ cấu tay nâng của hệ thống - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 43 Cơ cấu tay nâng của hệ thống (Trang 66)
Hình 3. 44 Cơ cấu nâng hạ, xoay của hệ thống thiết kế và sau khi được lắp hoàn - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 44 Cơ cấu nâng hạ, xoay của hệ thống thiết kế và sau khi được lắp hoàn (Trang 67)
Hình 3. 45 Tủ điện được lắp đặt theo layout thiết kế - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 45 Tủ điện được lắp đặt theo layout thiết kế (Trang 68)
Hình 3. 47 Hệ thống giao diện tháp giữ xe - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 47 Hệ thống giao diện tháp giữ xe (Trang 69)
Hình 3. 49 Hình ảnh biển số sau khi xử lý hình ảnh từ webcam - thiết kế và thi công hệ thống tháp giữ xe tự động
Hình 3. 49 Hình ảnh biển số sau khi xử lý hình ảnh từ webcam (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w