1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế và điều hành dây chuyền may nội dung thiết kế dây chuyền may áo sơ mi nam ngắn tay

35 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế dây chuyền may áo sơ mi nam ngắn tay
Tác giả Phạm Thị Xuân Mai
Người hướng dẫn Phạm Thị Quỳnh Hương
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại Bài báo cáo học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 904,08 KB

Nội dung

Theo học ngành Công nghệ dệt, may tại trường Đại Học Công Nghiệp Hànội, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnhvực may và thời trang để làm cơ sở cho v

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ TKTT



BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH DÂY CHUYỀN MAY Nội dung: Thiết kế dây chuyền may áo sơ mi nam ngắn tay

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Quỳnh Hương Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Xuân mai

Mã sinh viên: 2021607011 Lớp : CNMA03

Trang 2

Hà Nội, 2023

Trang 3

MỤC LỤC\

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian học môn Thiết kế và điều hành dây chuyền may làkhoảng thời gian giúp cho em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đãhọc, đồng thời nâng cao kiến thức chuyên môn Trong suốt thời gian học emnhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy/cô

Trước tiên cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệutrường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, quý thầy cô khoa Công nghệ dệt may &Thiết kế thời trang đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinhnghiệm quý báu cho em Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Phạm Thị Quỳnh Hương

đã nhiệt tình giảng dạy để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốtthời gian học tập

Bài báo cáo là sự cố gắng nỗ lực tìm hiểu của em nên không tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy

Cô để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại và phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao hơn Đặc biệt là nhu cầu về may mặc, thời trang Với

xu thế đó, Ngành dệt may đang trở thành một ngành nghề tiềm năng với nhiều

cơ hội việc làm Trong những năm qua ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển khởi sắc, là ngành có giá trị xuất khẩu cao, đứng trong top các ngành

có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD Như vậy ngành may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước

Theo học ngành Công nghệ dệt, may tại trường Đại Học Công Nghiệp Hànội, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnhvực may và thời trang để làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật

và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp Trong quá trình học môn Thiết kế và điều hành dây chuyền may dưới sựhướng dẫn tận tình của cô Quỳnh Hương, em đã hiểu được công tác quản lý, quátrình hoạt động sản xuất trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và đã giúp

em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này

Dưới đây là bài báo cáo của em sau khi hoàn thành học phần này Trongthời gian học tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ quý thầy/cô Em xinchân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy/cô để em hoàn thành tốt bài báo cáonày

Trang 6

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM SẢN XUẤT

Xuất hiện từ thời trung cổ, đến nay áo sơ mi đã trở thành biểutượng cho những quý ông lịch lãm Dù xu hướng thời trang luôn thayđổi, cập nhật liên tục nhưng trang phục này chưa bao giờ bị lỗi mốt vàluôn nhận được sự đánh giá cao của người dùng

Xuất phát điểm của áo sơ mi nam là loại áo nam được mặc để

đi làm hoặc trong những dịp trang trọng Áo sơ mi nam là trang phụckhông thể thiếu trong tủ đồ của mọi quý ông, đặc biệt là những quýông công sở Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của ngành thờitrang, áo sơ mi được biến tấu, cải tiến thêm đa dạng các kiểu dáng.Các kiểu áo sơ mi nam công sở đa dạng, từ kiểu dáng truyền thốngđến kiểu áo sơ mi hiện đại và thời thượng Từ đó nâng cao tính ứngdụng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi người

Đặc biệt là áo sơ mi nam tay ngắn, cổ tàu, dáng suông tạođược sự thoải mái cho người dùng khi mặc Áo sơ mi nam cổ tàu cóthiết kế đơn giản với cổ tròn và không có cổ áo, thường mặc trong cácbuổi hẹn hò, đi chơi hay dạo phố Chất liệu sử dụng cho áo sơ mi nam cổtàu thường là cotton hoặc line có kiểu dáng ôm sát, giúp tôn lên vóc dángtạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người mặc

Trang 7

1.1 Mô tả đặc điểm, hình dáng của sản phẩm

- Hình ảnh mẫu

Trang 8

- Mô tả cấu tạo:

 Sản phẩm là áo sơ mi nam tay ngắn, dáng suông, cổ tàu có thiết kế đứng thẳng, cao 2cm

 Thân trước có nẹp cúc và nẹp khuyết rộng 3cm Thùa khuyết đầu ngang và có túi ốp ngực bên trái

 Thân sau không có cầu vai và ly xếp

 Gấu lượn viền kín

- Bảng thống kê chi tiết:

Trang 9

1.2 Yêu cầu kĩ thuật

* Yêu cầu ngoại quan:

- Bề mặt sản phẩm phải phẳng, sạch sẽ, không có đầu chỉ, vết bẩn, phấn, đánh dấu

- Các chi tiết phải đảm bảo tính đối xứng, cân xứng

- Vải không bị lỗi, các chi tiết phải đẩm bảo đúng canh sợi

- Bề mặt sản phẩm không được phồng rộp, co rúm và bề mặt phải phẳng đều, không bị biến màu

- Sau khi hoàn thành bề mặt sản phẩm phải được là phẳng Sản phẩm sau khi là phải phẳng không bị vàng, bóng bề mặt, không gây rúm vặn

- Sản phẩm phải được gấp cân đối và theo đúng khuôn mẫu yêu cầu

* Yêu cầu kĩ thuật:

- Mật độ mũi chỉ mí, diễu là 9-10 mũi/inch

- Chỉ bọ/chỉ may phải cùng màu vải trên dưới, kích thước bọ là 3/8”, thùa khuyết mũi chỉ đều đẹp

Trang 10

- Các chi tiết cắt can, mí, diễu yêu cầu phải đối xứng

- Thông số sản phẩm may xong phải đúng với bảng thông số trong tài liệu

- Sản phẩm đóng gói phải đảm bảo chất lượng

- Giặt theo tiêu chuẩn NIKE (5 lần), nhiệt độ 30 độ, sấy khô

- Nhiệt độ là: 160 – 180 độ C, độ ẩm 25%

1.3 Quy trình công nghệ

 Sơ đồ khối

Gia côngtay áo

Gia công

cổ áo

Gia côngthân sau

Trang 11

 BẢNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

STT

Tên các bộ phận vànguyên công

THỜIGIAN(S)

CẤPBẬC

THIẾT BỊ

Thân sau

Tra tay

Hoàn thiện sản phẩm

Trang 12

8 May chắp vai con 15 x 2 3 Máy 1k

Cổ

14 Mí chân cổ ngoài với vòng cổ 30 3 Máy 1k

Tay

Thùa khuyết đính cúc

23 Sang dấu vị trí đính cúc 20 2 Thủ công

Trang 13

26 Kiểm tra chất lượng sản

phẩm

60

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN

2.1 Xác định các dữ liệu ban đầu và nhiệm vụ thiết kế

2.1.1 Dữ liệu ban đầu

- Mức độ chuyên môn hóa: Chuyên môn hoá hẹp (chỉ sản xuất áo sơ minam) chỉ sản xuất 1 loại mặt hàng, không đa năng, kém linh hoạt

- Ổn định, năng suất cao và chất lượng sản phẩm được đảm bảo

- Điều kiện về công nghệ, vốn, trang thiết bị (máy may, cữ giá, xe đẩy)phục vụ trong quá trình sản xuất, điều kiện nhà xưởng sản xuất: đáp ứngyêu cầu về trình độ ký thuật gia công của sản phẩm và dây chuyền thiếtkế

- Điều kiện về trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý, tay nghề của công nhântrong quá trình sản xuất: đáp ứng yêu cầu cần thiết của dây chuyền sảnxuất

Trang 14

- Chọn hình thức tổ chức, công suất và tính các thông số cơ bản của dâychuyền may: Thời gian gia công sản phẩm, thời gian của 1 ca làm việc,nhịp dây chuyền, giới hạn dung sai cho phép của nhịp dây chuyền, tổng sốcông nhân trên chuyền.

- Xây dựng sơ đồ công nghệ với các nguyên công sản xuất: Kiểm tra điềukiện phối hợp nguyên công công nghệ, xây dựng các nguyên công sảnxuất, xác định số công nhân, thiết bị và đánh giá phụ tải của các nguyêncông sản xuất

- Thiết kế mặt bằng dây chuyền may: Thiết kế chỗ làm việc cho cácnguyên công sản xuất, chọn hình thức sắp xếp, bố trí thiết bị trên dâychuyền, xác định, đánh giá đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyềnmay

- Thiết kế các chế độ phục vụ dây chuyền may: Hình thức cung cấp bánthành phẩm, hình thức và phương tiện vận chuyển bán thành phẩm trêndây chuyền; Tính các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của dây chuyền may

2.2 Lựa chọn hình thức tổ chức dây chuyền

- Hình thức tổ chức là mô hình dây chuyền may được tổ chức với mức độkhác nhau của các đặc trưng chính áp dụng cho dây chuyền may

- Là tập hợp các đặc trưng cơ bản của dây chuyền đó

Trang 15

- Bao gồm mức độ chuyên môn hóa sản phẩm, qui mô, tính chất của nhịp,đặc điểm phương tiện vận chuyển và cung cấp BTP, cấu trúc sắp xếp chỗlàm việc, trình đọ kĩ thuật thiết bị và tính kế thừa của ca làm việc trên dâychuyền may

+ Năng suất không ổn định, đạt hiệu quả kém

=> Như vậy đối với sản phẩm áo sơ mi thì:

Trang 16

* Hình thức tổ chức chuyền là hình thức chuyền liên hợp Dạng dâychuyền liên hợp chuyên môn hóa hẹp, sản xuất một sản phẩm áo sơ minam Đây là hình thức chủ đạo của nhiều xí nghiệp Với hình thức này:

- Phù hợp với điều kiện sản xuất với mức đọ sản xuất vừa và nhỏ

- Phù hợp với trình độ quản lí sản xuất của doanh nghiệp

- Phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động

* Về cấu trúc tổ chức và bố trí, sắp xếp các vị trí làm việc

- Chuyền không phân không chia nhóm, tức là không có sự phân táchgiữa các công đoạn sản xuất thành các khu chuyên môn hóa

- Các vị trí làm việc thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ

- Các vị trí làm việc được chuyên môn hóa

- Các vị trí làm việc được sắp xếp theo 2 hàng sao cho đường đi bán thànhthẩm xuôi dòng là ngắn nhất, theo kiểu nước chảy

- Phù hợp vói nhịp tự do, vận chuyển thủ công hoặc chủ động

- Phương tiện vận chuyển thủ công: Xe đẩy tay vận chuyển bán thànhphẩm Chính công nhân thực hiện các nguyên công sản xuất sẽ là ngườithực hiện công việc vận chuyển Hình thức vận chuyển này khá linh hoạt

và không cần vốn đầu tư cho trang thiết bị

- Khai thác tốt năng lực công nhân, nâng cao năng suất lao động

* Về nhịp làm việc: nhịp làm việc tự do, cho phép nhịp làm việc giữa cácnguyên công không quá 10%

2.3 Chọn công suất

- Trình tự chọn công suất thiết kế cho dây chuyền liên hợp

+ Vẽ biểu đồ mước thời gian lao động của các nguyên công côn nghệ dựatrên

Trang 17

+ Xác định khoảng nhịp dây chuyền hợp lý (R1, R2) tập trung nhiềunguyên công công nghệ có mức thời gian nằm trong khoảng (R1, R2).+ Tính khoảng công suất dây chuyền (P1, P2) tương ứng với khoảng nhịphợp lý (R1, R2)

+ Kiểm tra các điều kiện ban đầu để chon giá trị công suất thiết kế phùhợp Ptk (sản phẩm/ca) nằm trong khoảng (P1, P2)

- Chọn công suất chuyền may có công suất vừa, theo số lượng công nhântrực tiếp tham gia sản xuất

+) Dựa vào sơ đồ ta xác định được R1 = 25, R2 = 50

- Số công nhân trên chuyền: N = 35 công nhân, với nhịp tự do: 10%

 Các thông số cơ bản của dây chuyền:

+) Thời gian gia công sản phẩm

Trang 18

+) Thời gian làm việc của một ca

Tlvca = Tca – Tdừng = 9 – 1 = 8 tiếng = 28800 (s)

=> Giới hạn dung sai cho phép của nhịp dây chuyền là [24,94 ;30,48]

+) Công suất thiết kế:

=> Như vậy ta thấy công suất P tỉ lệ nghịch với R, R càng lớn thì P càngnhỏ và ngược lại

2.5 Xây dựng các nguyên công sản xuất

2.5.1 Các nguyên tắc phối hợp nguyên công công nghệ

- Kết hợp các nguyên công công nghệ có cùng tính chất cùng giai đoạncông việc, thiết bị sử dụng, cùng cấp bậc kỹ thuật, cùng loại kỹ năng đểtạo thành nguyên công sản xuất

- Xây dựng các nguyên công sản xuất phải tuân thủ tối đa trình tự côngnghệ theo qui trình gia công

- Đảm bảo điều kiện thời gian của các nguyên công sản xuất: thời gianthực hiện cảu các nguyên công phỉa bằng lần nhịp chung của cả chuyềnnhằm đảm bảo chuyền làm việc nhịp nhàng, không bị ách tắc ở cácnguyên công quá tải cũng như cũng không có tình trạng công nhân koong

có việc để làm

- Giảm tối đa các nguyên công sản xuất bội: các nguyên công bội có thờigian gia công lớn, nếu có hỏng hóc hoặc chậm trễ sẽ gây ách tắc trên

Trang 19

chuyền Hơn nữa công nhân làm việc có khối lượng lớn sẽ giảm trình độchuyên môn hóa, gây mất tập trung và căng thẳng, mệt mỏi.

- Phối hợp các nguyên công công nghệ thành các nguyên công sản xuất

- Bố trí các giải pháp hỗ trợ phù hợp để tăng tính khả thi của nguyên côngquá tải trong quá trình sản xuất

- Trình bày các nguyên công công nghệ sản xuất trên bảng qui trình côngnghệ sau phối hợp và gọi là sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm

2.5.2 Xây dựng sơ đồ công nghệ

- Xây dựng các nguyên công sản xuất

- Xác định số công nhân và thiết bị cho các nguyên công sản xuất

 Số lượng mỗi thiết bị, công nhân trong dây chuyền: N = Rtb t

Trang 20

Thời gian

Tổng thời gian

Số

CN

Bậc thợ

Trang 23

- R sau đồng bộ nằm trong khoảng giới hạn dung sai cho phép: (Rmin, Rmax) = (25,1s, 30,58s) chiếm 90% tổng số nguyên công

=> Dây chuyền đã cân đối về phụ tải

- Vẫn còn tồn tại nguyên công quá tải và non tải nhưng khắc phục được

2.6 Chính xác lại các thông số của dây chuyền may

 Công suất: P = 1040 sp/ca

 Thời gian làm việc 1 ca: Tlvca = 28800 s

 Nhịp dây chuyền: Rtb = 27,8 s

 Giới hạn dung sai: (Rmin; Rmax) = (25,1; 30,58)

 Số công nhân sản xuất: N = 35 người

 Thời gian gia công sp: Tsp = 970 s

2.7 Thiết kế mặt bằng dây chuyền may

2.7.1 Thiết kế vị trí làm việc cho các nguyên công sản xuất.

* Yêu cầu của vị trí làm việc

- An toàn trong quá trình làm việc

- Đảm bảo tiện nghi thoải mái khi làm việc

- Tiết kiệm diện tích không gian nhằm khai thác hiệu quả mặt bằng khônggian nhà xưởng

- Tạo điều kiện thuận lợi phục vụ và kiểm tra chất lượng sản phẩm trongsản xuất

* Một vị trí làm việc thường bao gồm:

1 Diện tích và không gian đặt thiết bị may

2 Diện tích và không gian cho người công nhân ngồi hoặc đứng

3 Diện tích và không gian cho ghế ngồi

Trang 24

4 Diện tích và không gian cho các thiết bị chứa đựng bán thành phẩm

5 Các diện tích phụ và không gian phụ khác

* Xác định lựa chọn dạng, kích thước các vị trí làm việc trên dây chuyền

- Kích thước của máy 1 kim, máy thùa, máy đính cúc, máy vắt sổ, máy cuốn là 60x110x73 cm

- Kích thước ghế ngồi: chiều dài bằng bàn máy may, chiều rộng bằng 30, chiều cao phụ thuộc vào người công nhân, phổ biến là 45cm

- Khoảng cách giữa bàn máy và ghế, giữa các bàn máy và thiết bị khác là

Trang 25

* Ghi chú:

a: Chiều rộng của bàn đựng bán thành phẩm (0,4 m)

b: Chiều rộng của máy (0,6 m)

c: Khoảng cách máy đến ghế ngồi (0,1 m)

h: Chiều dài bàn máy, ghế ngồi, bàn đựng bán thành phẩm (1,1 m)

2.7.2 Chọn hình thức sắp xếp vị trí làm việc trên dây chuyền may

* Yêu cầu của sắp xếp vị trí làm việc trên dây chuyền may:

- Diện tích nhà xưởng chiếm nhỏ nhất, đường đi của bán thành phẩm ngắnnhất tiết kiệm chi phí đầu tư…

- Cung cấp bán thành phẩm kịp thời đến các vị trí làm việc

- Đường đi của bán thành phẩm ngắn nhất, đưa chuyển, phân phát bán thành phẩm thuận lợi nhất

-Bán thành phẩm huyển động thành một dòng theo cách liên tục, không quay ngược lại trên chuyền

- Các vị trí làm việc được bố trí, sắp xếp theo quy trình công nghệ, đảm bảo điều kiện sản xuất diễn ra thuận lợi

* Lựa chọn phương án bố trí

- Dựa trên cơ sở mặt bằng có sẵn của dây chuyền, kết hợp với bảng phốihợp các nguyên công tổ chức để bố trí công nhân và bổ sung hay thay đổithiết bị trên dây chuyền may

- Bố trí trên diện tích hình chữ nhật

- Sắp xếp các vị trí làm việc theo 2 hàng dọc và theo nhóm công việc

Trang 26

- Với dây chuyền liên hợp, số hàng máy được lựa chọn tùy theo số côngnhân trên dây chuyền

- Lối đi trên dây chuyền và giữa các dây chuyền là thẳng

- Chiều dài của dây chuyền không vượt quá tầm kiểm soát của mắt người

- Sắp xếp đương đi đường vận chuyển của BTP ngắn và thuận lợi

2.7.3 Bố trí trang thiết bị trên dây chuyền may

- Thể hiện các chỗ làm việc theo hình thức sắp xếp đã lựa chọn trên mặtbằng sơ bộ

- Bố trí các nguyên công sản xuất trên mặt bằng theo thứ tự của sơ đồcông nghệ sản xuất

- Ghi đầy đủ ký hiệu các nguyên công, thiết bị lên chỗ làm việc

- Đánh giá, điều chỉnh mặt bằng và cách sắp xếp nguyên công sản xuất,chỗ làm việc cho hợp lý về diện tích, không gian, lối đi, chiều dài dâychuyền và các yếu tố liên quan khác

 Bản vẽ thiết kế mặt bằng dây chuyền

Trang 27

- Số lượng các vị trí có bán thành phẩm di chuyển xuôi chiều

- Số lượng các vị trí có bán thành phẩm di chuyển ngược chiều

- Số lượng các vị trí có bán thành phẩm di chuyển xuôi chiều nhưng cóquãng đường vận chuyển dài

2.7.4 Diện tích mặt bằng

Chiều dài dây chuyền:

+) Chiều dài của một vị trí ngồi máy may 1 kim, vắt sổ, thùa khuyết, đính cúc:

Trong đó:

a: Chiều rộng của bàn đựng bán thành phẩm (0,4 m)

b: Chiều rộng của máy (0,6 m)

c: Khoảng cách máy đến ghế ngồi (0,1 m)

d: Chiều rộng của ghế (0,3m)

e: Khoảng cách từ ghế đến bàn đựng bán thành phẩm tiếp theo (0,1 m)

Ngày đăng: 13/06/2024, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w