1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động

140 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Thi Công Mô Hình Bãi Giữ Xe Tự Động
Tác giả Lê Nhật Quang, Lương Thế Vinh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tấn Đời
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 13,57 MB

Cấu trúc

  • Chương I: TỔNG QUAN (18)
  • Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
  • CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ (47)
  • CHƯƠNG IV: THI CÔNG HỆ THỐNG (77)
    • 4.5.5. Thi công App trên MIT APP INVENTOR (109)
  • CHƯƠNG V: KẾT QUẢ_ĐÁNH GIÁ_NHẬN XÉT (117)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (139)

Nội dung

Kết quả Bãi giữ xe tự động sử dụng thẻ từ RFID, nhận diện biển số xe và điều khiển giám sát qua màn hình giao diện Wincc và Webserver, xem được tình trạng bãi giữ xe thông qua app trên

TỔNG QUAN

Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng phát triển, số lượng phương tiện, đặc biệt là ô tô ngày càng tăng nhanh Điều này dẫn đến nhu cầu về chỗ đỗ xe ngày càng trở nên cấp thiết, gây ra nhiều khó khăn cho cả người lái xe và ban quản lý đô thị Một giải pháp tiềm năng cho vấn đề này là phát triển hệ thống đỗ xe tự động, giúp tối ưu hóa không gian và nâng cao hiệu quả quản lý Ngày nay, ở các thành phố lớn, việc tìm chỗ đậu xe thường mất nhiều thời gian và gây phiền phức cho người lái xe Hơn nữa, các bãi đỗ xe truyền thống chiếm diện tích lớn, gây áp lực lên quỹ đất vốn đã hạn chế Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến luồng giao thông mà còn gây ra các vấn đề về môi trường như lượng khí thải tăng cao do ô tô phải di chuyển nhiều để tìm chỗ đỗ

- Thiết kế và thi công được mô hình bãi giữ xe tự động

- Hệ thống được điều khiển bằng PLC, giám sát bằng Wincc, Webserver

- Nhận dạng được biển số xe và áp dụng công nghệ RFID

- Có thể theo dõi số lượng chỗ trống trong bãi giữ xe trên app Android

Trong đề tài này nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu các khía cạnh:

• Công nghệ tự động hóa: Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ như xử lý ảnh, trang bị điện, các thiết bị điều khiển để thực hiện việc đậu xe tự động

• Thiết kế hệ thống: Lập kế hoạch thiết kế chi tiết hệ thống bãi đậu xe tự động, bao gồm cấu trúc vật lý và phần mềm quản lý

• Phân tích hiệu quả: Đánh giá lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, và môi trường khi áp dụng hệ thống này

- Hệ thống chỉ giữ cùng lúc được 8 xe

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1) Bãi đỗ xe truyền thống

Bãi giữ xe truyền thống thường có thiết kế đơn giản với các khu vực đỗ xe được kẻ vạch rõ ràng trên mặt đất

- Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Thấp: Do thiết kế đơn giản và không cần đầu tư vào công nghệ cao, chi phí xây dựng và duy trì bãi giữ xe truyền thống thấp hơn

Việc xây dựng và vận hành hệ thống giữ xe truyền thống không đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao về công nghệ Nhờ đó, chủ đầu tư có thể dễ dàng triển khai và vận hành hệ thống này mà không cần phải đào tạo hoặc thuê đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu.

- Khả Năng Tùy Biến Cao: Các bãi giữ xe truyền thống có thể dễ dàng điều chỉnh và mở rộng theo nhu cầu thực tế mà không gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật

- Phù Hợp với Các Khu Vực Rộng Rãi: Các bãi giữ xe truyền thống phù hợp với các khu vực có không gian rộng, nơi không có áp lực lớn về diện tích sử dụng đất

- Chiếm Diện Tích Lớn: Một trong những hạn chế lớn nhất của bãi giữ xe truyền thống là yêu cầu diện tích mặt bằng rộng lớn để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của nhiều phương tiện

Việc thiếu các giải pháp tự động làm gia tăng đáng kể khó khăn trong quá trình quản lý bãi giữ xe, dẫn đến khả năng cao xảy ra tình trạng hỗn loạn và hiệu suất vận hành thấp.

- Thời Gian Tìm Kiếm Chỗ Đậu Lâu: Người lái xe phải tốn nhiều thời gian di chuyển để tìm kiếm chỗ đậu xe, gây ra sự phiền toái và không tiết kiệm thời gian

- Bảo Mật và An Ninh Thấp: Do thiếu các hệ thống giám sát và bảo vệ tự động, các bãi giữ xe truyền thống thường có mức độ an ninh thấp, dễ bị trộm cắp hoặc hư hại

- Tác Động Môi Trường Cao: Xe hơi phải di chuyển nhiều để tìm kiếm chỗ đậu, gây ra lượng khí thải và tiếng ồn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh

- Không Phù Hợp với Khu Vực Đô Thị Đất Chật Người Đông: Tại các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao và diện tích hạn chế, bãi giữ xe truyền thống không phải là giải pháp khả thi vì chiếm quá nhiều diện tích

Hình 2.1:Bãi đỗ xe truyền thống

2.1.2) Bãi đỗ xe dạng khách sẽ tự lái quanh tòa nhà

Giải pháp này về bản chất cũng giống với bãi giữ xe truyền thống nhưng có đặc điểm khác là hệ thống xây dựng thành hình dạng tòa nhà có nhiều tầng, khách hàng sẽ chạy xung quanh tòa nhà để tìm được chỗ để xe [1]

- Tiện Lợi và Dễ Sử Dụng: Người lái xe có thể tự chọn chỗ đỗ xe gần nơi làm việc hoặc nơi cần đến, tiết kiệm thời gian di chuyển

- Chi Phí Thấp: Không cần đầu tư nhiều vào hệ thống tự động hoặc công nghệ cao, giúp giảm chi phí xây dựng và vận hành

- Linh Hoạt: Bãi đỗ xe có thể dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu thực tế, như mở rộng hoặc thay đổi bố trí khi cần thiết

- Dễ Dàng Xây Dựng và Bảo Trì: Việc xây dựng và bảo trì bãi đỗ xe kiểu này không đòi hỏi công nghệ phức tạp hoặc thiết bị chuyên dụng

- Chiếm Diện Tích Lớn: Cần nhiều không gian để đỗ xe, đặc biệt khi không có các biện pháp xếp chồng hoặc tối ưu hóa không gian

- Hiệu Quả Thấp: Không gian không được sử dụng tối ưu, có thể dẫn đến nhiều khoảng trống lãng phí khi người lái xe không đỗ xe đúng cách

- Thời Gian Tìm Kiếm Chỗ Đỗ: Người lái xe có thể phải tốn nhiều thời gian để tìm được chỗ đỗ xe, đặc biệt trong giờ cao điểm hoặc khi bãi xe gần đầy

- Bảo Mật và An Ninh Thấp: Dễ xảy ra trộm cắp hoặc hư hỏng xe khi không có hệ thống giám sát và bảo vệ hiệu quả

- Tác Động Môi Trường: Xe hơi phải di chuyển nhiều để tìm chỗ đỗ, gây ra lượng khí thải và tiếng ồn lớn

- Không Phù Hợp với Khu Vực Đô Thị Đất Chật Người Đông: Trong các khu vực đô thị có mật độ cao và diện tích hạn chế, loại bãi đỗ xe này không phải là giải pháp khả thi

Hình 2.2: Bãi đỗ xe dạng khách tự chạy quanh tòa nhà

2.1.3) Bãi đỗ xe dạng xoay vòng

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ

3.1) Thiết kế cơ khí hệ thống

- Phần cơ khí, cơ cấu truyền động của hệ thống giữ xe ô tô tự động

- Tích hợp được Module RFID vào đề tài

- Lưu dữ liệu thu thập được vào MySQL

- Viết chương trình điều khiển hệ thống bằng PLC, có khả năng đưa xe vào vị trí trống gần nhất

- Tạo màn hình hình giám sát hệ thống trên Wincc,Web Server và App

- Có thể năng tính tiền các xe đã gửi

• Hệ thống nâng hạ và vận chuyển xe

Thiết kế hệ thống nâng và di chuyển xe phải đảm bảo hiệu quả, chính xác và an toàn Đảm bảo xe không bị trượt ngã hoặc va chạm khi di chuyển bằng các biện pháp chống trượt Trang bị cảm biến để nhận dạng kích thước và trọng lượng của xe, điều chỉnh hệ thống nâng phù hợp.

• Cấu trúc cơ khí của bãi đỗ xe

- Khung Kết Cấu: Cần được làm từ sắt, thép, hoặc hợp kim để đảm bảo tính bền vững, khả năng chịu lực tốt và an toàn khi sử dụng

- Các Tầng Đỗ Xe: Cần được thiết kế để tối ưu hóa không gian sử dụng, dễ dàng tiếp cận và có khả năng mở rộng khi cần

• Động Cơ và Hệ Thống Truyền Động:

Chọn lựa động cơ điện phù hợp với trọng tải và yêu cầu về tốc độ của hệ thống, bao gồm các bánh răng, xích, dây curoa hoặc các cơ cấu truyền động khác để đảm bảo độ tin cậy và giảm thiểu hao mòn

Một hệ thống điều khiển thông minh có khả năng điều chỉnh tốc độ và vị trí chính xác của các bộ phận chuyển động

• Cảm Biến và Hệ Thống Đo Lường:

Cần có cảm biến vị trí để xác định chính xác vị trí xe trong quá trình di chuyển và đỗ

• Hệ Thống An Toàn Cơ Khí:

Bao gồm cơ chế dừng khẩn cấp với các nút bấm tự động dừng khi có sự cố, cơ chế bảo vệ để ngăn xe rơi hoặc trượt ra khỏi vị trí, và việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn và hoạt động liên tục của hệ thống

• Khả Năng Bảo Trì và Thay Thế:

Các bộ phận cơ khí nên được thiết kế đảm bảo dễ tiếp cận và bảo trì, sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn để thuận lợi cho việc thay thế nếu cần thiết Điều này sẽ giúp giảm thời gian ngừng hoạt động, cải thiện hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của máy móc.

3.1.2.1) Ưu điểm thiết kế hình bãi gửi xe hình hộp

Bãi đỗ xe hình hộp có chi phí xây dựng và vận hành thấp hơn so với các loại bãi đỗ xe phức tạp như hình trụ tròn, cùng với việc bảo trì đơn giản giúp tiết kiệm chi phí tổng thể

• Thuận Tiện và Dễ Dàng Sử Dụng:

Không cần đến hệ thống cơ khí tự động phức tạp, người dùng có thể tự đỗ và lấy xe một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian chờ đợi

Bãi đỗ xe hình hộp có thể được mở rộng hoặc điều chỉnh dễ dàng theo nhu cầu, cho phép xây thêm tầng hoặc mở rộng không gian mà không gặp rắc rối kỹ thuật

• Phù Hợp Với Quy Định:

Dễ dàng tuân thủ các quy định về an toàn, phòng cháy chữa cháy và tiêu chuẩn xây dựng, làm cho quá trình xin cấp phép và xây dựng trở nên thuận lợi hơn

➢ Do đó chúng em quyết định thi công bãi giữ xe hình hộp

❖ Tại sao lại chọn bãi giữ xe ô tô tự động mà không phải bãi giữ xe truyền thống?

- Tăng số lượng chỗ để xe trên cùng một diện tích đất Đây là một ưu điểm lớn nhất của bãi đỗ xe thông minh Trong khi các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao tầng ngày càng mọc lên như nấm để phát triển kinh tế thì đồng nghĩa quỹ đất ngày càng hạn hẹp Việc tận dụng tối đa diện tích đất cho bãi đỗ xe là hoàn toàn cần thiết Ở các bãi gửi xe truyền thống, ta sẽ tốn diện tích cho việc xây dựng lối đi bộ, cầu thang hoặc thang máy để

32 phục vụ người đi bộ trong khu vực đỗ xe Trong khi đó ở bãi đổ xe tự động, ta sẽ không phải xây dựng những cái đó vì xe sẽ được tự động đưa vào chỗ gửi xe mà không cần người lái Hơn nữa diện tích để làm lối đi cho xe di chuyển ra vào cũng là rất lớn mà ta có thể tiết kiệm được trong hệ thống giữ xe tự động

Hệ thống đỗ xe tự động tối ưu hóa thời gian đưa xe vào và lấy xe ra bằng cách tự động sắp xếp xe vào vị trí thuận lợi nhất, giảm thời gian tìm kiếm chỗ đậu xe.

- Xe ô tô sẽ không phải khởi động, làm giảm tiếng ồn, nhiên liệu, giúp cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn được cải thiện

- Tăng tính mỹ quan cho các thành phố, làm thành phố trông hiện đại, chuyên nghiệp hơn trong mắt bạn bè quốc tế

❖ Tại sao lại chọn bãi giữ xe ô tô tự động dạng dạng tòa nhà hình vuông mà không phải tòa nhà hình trụ tròn?

- Chi phí xây dựng và bảo trì: Bãi giữ xe hình trụ tròn yêu cầu thiết kế và kỹ thuật xây dựng phức tạp hơn so với bãi giữ xe truyền thống Điều này có thể làm tăng chi phí xây dựng và bảo trì, trong khi đó, lợi nhuận thu được từ dịch vụ giữ xe có thể không đủ để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu

Mặc dù bãi giữ xe hình trụ tròn tối ưu hóa diện tích mặt đất, nhưng cách bố trí xe hình trụ tròn lại hạn chế không gian sử dụng hiệu quả Trong không gian hẹp của trụ tròn, việc quay xe trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi hệ thống cơ khí phức tạp và tự động hóa cao.

Thói quen sử dụng bãi giữ xe truyền thống đã ăn sâu vào người dùng tại Việt Nam Việc thay đổi thói quen này và làm quen với hệ thống mới có thể là một thách thức lớn, đặc biệt đối với những người kém thành thạo về công nghệ.

THI CÔNG HỆ THỐNG

Thi công App trên MIT APP INVENTOR

Để viết chương trình App thì nhóm em dùng MIT APP INVENTOR để viết phần mềm

Chúng ta sẽ theo các bước sau để tạo một project làm việc trên MIT APP INVENTOR

• Bước 1: Ở mục project trên thanh công cụ, ấn chọn Start new project

• Bước 2: Đặt tên cho project

Hình 4.64: Đặt tên cho project

• Bước 3: Kéo thả các công cụ cần thiết ở mục Palette, trong phần

Hình 4.65: Thiết kế giao diện

• Bước 4: Sau khi kéo thả có thể vào phần properties để điều chỉnh bố cục, kiểu chữ của công cụ

Hình 4.66: Properties của công cụ

• Bước 5: Thêm nhiều màn hình làm việc bằng cách chọn Add Screen

Hình 4.67: Thêm màn hình làm việc

• Bước 6: Sau khi kéo thả công cụ, chúng ta sẽ sang phần Blocks để viết chương trình cho công cụ chúng ta vừa kéo

Hình 4.68: Code cho các công cụ

• Bước 7: Thay đổi hình ảnh ứng dụng bằng cách vào Project Properties, ở mục General kéo xuống phần Icon và thêm hình ảnh mong muốn vào

Hình 4.69: Thay đổi giao diện của ứng dụng

• Bước 8: Lưu file với đuôi apk để điện thoại có thể tải về được

• Sau khi thay đổi hình ảnh ứng dụng và tải file với đuôi apk về

Hình 4.71: Ứng dụng Parking trên điện thoại

• Ở phần Designer của Screen1 em kéo thả các hình ảnh, nhãn, và nút bấm sau đó sắp xếp cho phù hợp và đẹp mắt

Hình 4.72: Các thành phần có trong Screen1

• Sau đó code cho Screeen1 ở Blocks bắng cách kéo thả các khối

• Ở phần Designer của Screen2 cũng giống Screen1 em kéo thả các khối và sắp xếp cho phù hợp

• Ở phần Designer cho Screen3 bởi vì Screen3 có lấy dữ liệu từ Web nên em phải kéo thành phần Web vào cho Screen3, lấy thêm khối Notifier để có thể thông báo khi xe đầy, và Clock để dữ liệu cập nhập một cách liên tục vào App

• Muốn App có thể lấy dữ liệu từ web, cần phải cung cấp một API

(Application Programming Interface) để ứng dụng di động có thể truy cập, dưới đây là API trả về thông tin bãi đỗ xe: const express = require('express'); const app = express(); const port = 3000;

// Giả lập dữ liệu bãi đỗ xe const parkingSpots = [

// API để lấy thông tin vị trí trống app.get('/api/parking-spots', (req, res) => { res.json(parkingSpots);

}); app.listen(port, () => { console.log(`Server is running on http://localhost:${port}`);

KẾT QUẢ_ĐÁNH GIÁ_NHẬN XÉT

Sau quá trình thi công, nhóm chúng em đã đạt được các thành tựu sau với mô hình:

- Việc lắp đặt các thiết bị vào mô hình đã được hoàn tất một cách chính xác

- Động cơ có khả năng di chuyển hệ tịnh tiến để lấy và đặt xe

- Động cơ hoạt động hiệu quả trong việc nâng, hạ, qua trái, phải, ra,vào

- Công tắc hành trình được tích hợp để giới hạn phạm vi hoạt động của hệ tịnh tiến

- Cảm biến được sử dụng để xác định vị trí ra vào của xe

- Camera cũng đã được lắp đặt để nhận dạng biển số

Hình 5.1: Tổng quan mô hình đồ án

Cơ cấu trục ra/ vào sử dụng động cơ bước, truyền động dây curoa

Hình 5.2: Trục ra/ vào có gắn camera

Cơ cấu trục lên/ xuống sử dụng động cơ bước và vít me

Tương tự trục lên/ xuống, trục trái/ phải cũng sử dụng động cơ bước và vít me

Hình 5.4: Trục tịnh tiến trái/ phải

Module đọc thẻ từ RFID

Hệ thống để xe sử nhôm định hình 20x20 mm, dài 60cm và giá đỡ cảm biến chữ L

Hình 5.6: Bộ khung để xe

Hệ thống đang đưa xe vào vị trí 1

Hình 5.7: Hệ thống cho xe vào vị tri 1

Sau khi xe đã được vào vị trí 1, hệ thống đang đưa xe vào vị trí 2

Hình 5.8: Hệ thống cho xe vào vị trí 2

Hệ thống tiếp tục cho xe vào vị trí 3

Hình 5.9: Hệ thống cho xe vào vị trí 3

Hệ thống cho xe vào vị trí 4 sau khi vị trí 3 đã có xe

Hình 5.10: Hệ thống cho xe vào vị trí 4

5.2.1) Màn hình giám sát WINCC

Sau khi thiết kế màn hình giám sát và điều khiển WinCC và đạt được những điều sau:

- Hệ thống giám sát được toàn bộ hoạt động của hệ thống

- Các nút nhấn cho phép chương trình hoạt động

- Có nút dừng khẩn cấp

- Hiển thị đúng vị trí của xe hiện tại

- Người điều khiển có thể chọn được 3 chế độ: Auto, Hand, Manual

Trang màn hình chính này hiển thị thông tin chung các cá nhân thực hiện, tên đề tài, giảng viên hướng dẫn… Ngoài ra còn có nút nhấn để vào hệ thống

Hình 5.11: Màn hình chính của WinCC

• Phần giao diện giám sát Ở giao diện này nhóm sẽ thiết kế toàn bộ cách thức hoạt động của hệ thống để người dùng có thể theo dõi được tổng quát hệ thống và có thể vận hành nó một cách dễ dàng nhất Gồm có:

- Bảng giám sát: Tại đây người dùng có thể quan sát trạng thái các phần tử trong hệ thống gồm có các động cơ và công tắc hành trình

- Giao diện mô hình: Ở đây người dùng có thể giám sát được trong bãi đang có bao nhiêu chiếc xe đang được gửi và có bao nhiêu chỗ trống chưa có xe

Hình 5.12: Màn hình tổng quan của hệ thống

- Bảng điều khiển: gồm các nút nhấn để vận hành hệ thống Khi ấn vào nút

“Điều khiển” một màn hình pop-up nhỏ sẽ hiện ra cho phép ta bật/tắt hệ thống và chọn các chế độ vận hành

Hình 5.13: Bảng Pop-Up điều khiển hệ thống

- Màn hình “Chế độ Hand” cho phép người vận hành có thể lấy xe hoặc cất xe mà không cần quẹt thẻ trong lúc cần

Hình 5.14: Màn hình chế độ Hand

• Màn hình WINCC cập nhật các vị trí

Hình 5.15: Màn hình WinCC khi xe vào vị trí 1

Hình 5.16: Màn hình WinCC khi xe vào vị trí 1 và 2

Hình 5.17: Màn hình WinCC khi xe vào vị trí 1,2,3

Hình 5.18: Màn hình WinCC khi xe vào vị trí 1,2,3,4

5.2.2) Hệ thống nhận dạng các loại biển số khác nhau

Nhóm em đã đạt được những kết quả sau:

− Giao diện sử dụng có thể chụp ảnh khi có xe ra hoặc vô

− Thuật toán xử lý ảnh có thể nhận diện biển số và lưu và cơ sở dữ liệu

− Hệ thống có thể lưu mã thẻ, thời gian ra, vào của xe

− Có thể hiện được chi phí gửi xe

Những vấn đề gặp phải:

− Thuật toán Xử lý ảnh đôi khi còn chưa chính xác biển số xe

− Do ánh sáng điều kiện lúc chụp hoặc do chất lượng camera chưa đủ để đáp ứng

− Phải xây dựng đủ ánh sáng hoặc có camera chất lượng đủ tốt

Hình 5.19: Nhận dạng biển số 39F-885.08

Hình 5.20: Nhận dạng biển số 43F-005.25

Hình 5.21: Nhận dạng biển số 30C-715.08

Hình 5.22: Nhận dạng biển số 28F-325.08

Xử lý ảnh nhận dạng sai:

Khi biển số nhận dạng được không đúng với định dạng hệ thống sẽ cảnh bảo và không nhận dữ liệu biển số đó vào cơ sở dữ liệu

Hình 5.23: Nhận dạng lỗi biển số 70F-455.20

Hình 5.24: Sau khi nhận dạng biển số 70F-455.20 một lần nữa

5.2.3) Giao diện giám sát trên Webserver

Bởi vì Web Server chúng em hướng tới khách gửi xe là chính nên sẽ không có phần điều khiển ở trên Web

Giới thiệu về bãi gửi xe

Hình 5.25: Màn hình giới thiệu

Màn hình vị trí của bãi gửi xe

Khi click vào dòng chữ “Xem bản đồ lớn” một bản đồ vị trí của bãi gửi xe sẽ hiện ra

Hình 5.26: Màn hình vị trí

Hình 5.27: Vị trí bãi giữ xe trên bản đồ

Cung cấp cho khách hàng về thông tin chi phí bãi giữ xe

Hình 5.28: Màn hình bảng giá

Có thông tin liên hệ của ADMIN để có thể hỏi đáp những thắc mắc, hoặc phàn nàn nếu cảm thấy không hài lòng về bãi gửi xe Và khách có thể để lại Gmail để có thể nhận những ưu đãi của bãi giữ xe

Hình 5.29: Màn hình liên hệ Admin

Cho khách hàng có thể quan sát được bãi gửi xe còn trống không để có thể đến và gửi xe vào

Hình 5.30: Màn hình chỗ trống

Chỉ có ADMIN mới có quyền truy cập vào để xem lịch sử của bãi gửi xe, Khi đăng nhập với tài khoản và mật khẩu một màn hình sẽ hiện ra

Hình 5.31: Cửa sổ đăng nhập

Hình 5.32: Màn hình lịch sử

Khi nhập thời gian mà cần kiểm tra sau đó ấn tìm kiếm dữ liệu sẽ hiện ra lịch sử xe, thời gian gửi xe

Hình 5.33: Dữ liệu gửi xe

Và khi ấn báo cáo sẽ tải một file exel xuống quan lý dễ hơn

Hình 5.34: File Excel CSDL sau khi được xuất ra

• Màn hình Webserver cập nhật các vị trí

Hình 5.35: Màn hình webserver khi xe vào vị trí 1,2

Hình 5.36: Màn hình Webserver khi xe vài vị trí 1,2,3,4

5.2.4) Màn hình ứng dụng cập nhật các vị trí

Nhóm em thiết kế hệ thống app cho khách hàng dùng để theo dõi các vị trí còn trống còn lại để khách hàng quyết định có ghé để gửi xe hay không Cách hoạt động cũng giống như Webserver hay màn hình WinCC theo dõi vị trí gửi xe

Hình 5.37: Màn hình app khi xe vào vị trí 1,2,3

5.3) Phân tích và so sánh

Về giải pháp PLC, nhóm em thiết kế được giải thuật ưu tiên vị trí xe vào giúp cho việc gửi xe của khách hàng sẽ được giảm bớt, giúp hệ thống chạy ít hơn, tối ưu hệ thống, giải quyết một vấn đề ở những nhóm khác em thấy là những chỗ trống gần thì không để xe vô được phải để ở vị trí xa, làm tăng thời gian hệ thống hoạt động, gây phiền phức cho khách hàng

Về mặt phần cứng, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện mô hình bãi giữ xe với cấu trúc hình hộp chữ nhật Tuy nhiên, các động cơ truyền động hệ trục XYZ vẫn tạo ra tiếng ồn đáng kể Ngoài ra, hệ trục còn gặp vấn đề rung lắc trong quá trình chuyển động.

Về mặt giám sát nhóm chúng em có cải tiến ở hệ thống là ứng dụng theo dõi vị trí trống trong bãi xe cho khách hàng tiện theo dõi Điều này là một cải tiến đối với những nhóm khác cùng làm đề tài này, tuy nhiên ứng dụng chỉ dừng ở mức theo dõi vị trí còn trống

Bảng 7: Kết quả thử nghiệm cất xe và lấy xe

STT Số lần thử nghiệm

Số lần thực hiện đúng

Bảng 8: Kết quả thử nghiệm nhận dạng biển số

STT Số lần thử nghiệm

Số lần thực hiện đúng

Nhìn chung hệ thống nhóm em đã hoạt động tương đối chính xác nhưng vẫn còn những sai số

Sai sót ở việc lấy và cất xe xảy ra do cơ cấu truyền động ra vào chưa ổn định, thỉnh thoảng dây curoa và pulley làm động cơ bước bị trượt bước Hệ quả là khi cấp một lượng xung cố định, động cơ bước không còn chạy đúng nữa.

Sai sót trong nhận diện biển số nhóm em cho rằng do chất lượng ánh sáng lúc thử nghiệm và chất lượng camera còn chưa tốt nên có sai xót trong thử nghiệm

Giải pháp: Thiết kế lại cơ cấu trục ra/ vào

Giải pháp: Sử dụng camera tốt hơn

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

• Những kết quả đạt được:

Với sự cố gắng của nhóm em cùng với sự hướng dẫn từ giảng viên hướng dẫn, nhóm em đã thực hiện thành công đề tài “mô hình bãi giữ xe tự động”

- Đề tài đã được được một số mục tiêu:

- Thiết kế được mô hình phần cứng

- Ứng dụng được công nghệ đọc thẻ từ Module RFID vào hệ thống

- Viết được chương trình thuật toán xử lý ảnh để nhận diện biển số xe

- Thiết kế được màn hình giám sát hệ thống WinCC

- Thiết kế được Webserver mà ứng dụng di động để khách hàng theo dõi

- Lưu trữ dữ liệu biển số xe lên My SQL

- Viết chương trình PLC vận hành hệ thống

- Hệ thống còn rung lắc khi vận hành, động cơ kêu lớn

- Nhận diện biển số xe thỉnh thoảng nhận diện sai, phải nhận diện lại

- Thiết kế phần tịnh tiến trong hệ thống chưa được tối ưu nên có tiếng ồn khi vận hành

- Việc đi dây hệ thống chưa được tối ưu

- Thiết kế lại cơ cấu tịnh tiến trong hệ thống để có thể hoạt động tối ưu hơn dựa trên cơ cấu cũ

- Tăng số lượng xe có thể gửi

- Tạo thêm tính năng cho website

- Tạo thêm tính năng cho ứng dụng di động

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: Bãi đỗ xe dạng quay vòng. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 2.3 Bãi đỗ xe dạng quay vòng (Trang 23)
Hình 3.4: Cơ cấu ra/ vào. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 3.4 Cơ cấu ra/ vào (Trang 57)
Hình 3.7: PLC S7-1200. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 3.7 PLC S7-1200 (Trang 60)
Hình 3.8: Nguồn tổ ong 24VDC- 10A - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 3.8 Nguồn tổ ong 24VDC- 10A (Trang 61)
Hình 3.11: Động cơ bước 57 SUMTOR. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 3.11 Động cơ bước 57 SUMTOR (Trang 65)
Hình 3.25: Lưu đồ giải thuật chế độ Hand. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 3.25 Lưu đồ giải thuật chế độ Hand (Trang 75)
Hình 4.5: Bản vẽ hoàn chỉnh của bộ khung mô hình. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.5 Bản vẽ hoàn chỉnh của bộ khung mô hình (Trang 80)
Hình 4.4: Bản vẽ vách ngăn. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.4 Bản vẽ vách ngăn (Trang 80)
Hình 4.7: Tạo tầng cho bãi giữ xe. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.7 Tạo tầng cho bãi giữ xe (Trang 81)
Hình 4.8: Cố định thanh nhôm vào tấm gỗ. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.8 Cố định thanh nhôm vào tấm gỗ (Trang 82)
Hình 4.12: Bản vẽ cơ cấu trục ngang. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.12 Bản vẽ cơ cấu trục ngang (Trang 84)
Hình 4.13: Cơ cấu tịnh tiến theo chiều ngang. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.13 Cơ cấu tịnh tiến theo chiều ngang (Trang 85)
Hình 4.15: Cơ cấu tịnh tiến theo chiều dọc. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.15 Cơ cấu tịnh tiến theo chiều dọc (Trang 86)
Hình 4.16: Gắn động cơ vào trục tịnh tiến lên xuống. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.16 Gắn động cơ vào trục tịnh tiến lên xuống (Trang 87)
Hình 4.18: Gắn hệ trục lên/ xuống và hệ trục trái/ phải. - thiết kế và thi công mô hình bãi giữ xe tự động
Hình 4.18 Gắn hệ trục lên/ xuống và hệ trục trái/ phải (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w