Bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Công ty TNHH Scancom Việt Nam đã tạo cơ hội, hỗ trợ để tác giả có thể tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, xin chân thành cảm ơn
Sự cấp thiết của đề tài
Tình hình kinh tế Việt Nam đang dần khôi phục lại sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang nỗ lực để duy trì và phát triển sản xuất không chỉ ở trong nước mà còn hướng đến những sản phẩm xuất khẩu ra ngoài thị trường Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức lớn đặc biệt là ngành sản xuất các sản phẩm gỗ nội thất mặc dù đã có những thành tựu to lớn giúp tăng trưởng kinh tế đất nước Tuy nhiên, hiện tại những doanh nghiệp có đơn hàng chủ yếu là những đơn hàng nhỏ và chỉ nhận được các đơn hàng tới tháng 6/2023 Theo số liệu của Hiệp hội
Gỗ và Lâm sản, trong 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022 Đây cũng là một con số đáng báo động cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ để đưa ra những phương án nhằm nâng cao sản xuất, bắt kịp với xu hướng tiêu dùng mới Trước những thách thức đó, Để tăng năng suất và hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất gỗ hiện tại cần phải nỗ lực để kiểm soát được các nguồn lực cần thiết Để làm được điều này đòi hỏi việc quản lý sản xuất cần được thực hiện một cách tốt nhất Trong đó công tác lập kế hoạch sản xuất là nhân tố thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ bằng cách phân bổ nguồn lực, xác định đầu vào và đầu ra cụ thể, tránh tình trạng hàng tồn kho và sai sót, liên kết các bộ phận khác nhau để tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khi bộ phận sản xuất hoàn tất xong các công đoạn của sản phẩm, để sản phẩm có thể giao đến tay khách hàng đảm bảo được chất lượng và đúng thời gian, công đoạn đóng gói đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu Kế hoạch sản xuất tại khâu đóng gói có hiệu quả hay không, không chỉ phụ thuộc vào người quản lý mà còn phụ thuộc vào nhiều bộ phận khác, các bộ phận phải phối hợp đồng bộ với nhau mới có thể giúp cho quy trình đóng gói vừa đạt chất lượng tốt vừa tối ưu hóa chi phí sản xuất
Công ty TNHH ScanCom Việt Nam là một trong những công ty sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất, ngoại thất lớn nhất Việt Nam Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh vẫn đang duy trì ổn định dưới sự khó khăn của nền kinh tế, xong vấn đề trễ hàng vẫn được đánh giá là xảy ra thường xuyên tại công ty, ước tính mỗi tháng số lượng đơn hàng trễ từ 3-4 đơn hàng chiếm số lượng 5-10% tổng số lượng sản phẩm mỗi tháng, phần lớn số lượng bán thành phẩm bị tồn đọng ở các công đoạn trước đặc biệt là công đoạn sơn
2 dẫn đến trễ ngày đóng gói, việc sắp xếp các sản phẩm đóng gói trên chuyền không đảm bảo được tối ưu năng suất và vận chuyển Việc thiếu nguồn nhân lực cũng như chi phí tăng cao do sản xuất dư thừa ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty Điều này đòi hỏi cần phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất tại khâu đóng gói để đảm bảo giao hàng đúng ngày cho khách Làm được điều này bộ phận lập kế hoạch sản xuất nói chung và đặt biệt là bộ phận lập kế hoạch tại khâu đóng gói nói riêng xuất hiện thêm những khó khăn về nguồn lưc, chi phí và thông tin giữa các bộ phận Vì vậy việc lập kế hoạch sản xuất tại khâu đóng gói đang được chú trọng và là mối quan tâm hiện nay tại công ty
Nhận thấy được tầm quan trọng và phức tạp của công tác lập kế hoạch sản xuất tại khâu đóng gói của công ty Để thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn về thực trạng và sau đó đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát, nâng cao công tác lập kế hoạch và giảm thiểu tình trạng trễ hàng tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch khâu đóng gói tại xưởng gỗ - Công ty TNHH ScanCom Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công tác lập kế hoạch khâu đóng gói của phòng kế hoạch Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các vấn để tồn đọng trong công tác lập kế hoạch khâu đóng gói tại bộ phận kế hoạch sản xuất thuộc nhà máy gỗ - Công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Giới thiệu khái quát về quy trình đóng gói của công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Tìm hiểu về quy trình lập kế hoạch đóng gói, xác định các vấn đề trong quy trình lập kế hoạch đóng gói Phân tích và xác định các yếu tố hạn chế hiệu quả của quy trình Áp dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế từ đó có thể xác định được nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề và đề xuất các giải pháp để cải thiện quy trình lập kế hoạch đóng gói giúp giảm thiểu lãng phí trong quá trình đóng gói, nâng cao hiệu quả của quy trình lập kế hoạch đóng gói.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu từ thực tế: Trực tiếp quan sát và tham gia lập kế hoạch tại bộ phận của công ty, tiếp xúc và học hỏi từ các anh chị trong phân xưởng và bộ phận kế hoạch sản xuất
Phương pháp xin ý kiến từ chuyên gia: Xin nhận xét từ giảng viên hướng dẫn trực tiếp Tham khảo ý kiến từ các anh chị đang làm việc trong bộ phận kế hoạch sản xuất tại công ty
Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp:Trực tiếp quan sát công việc tại xưởng gỗ và theo dõi số liệu kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do người lập kế hoạch cung cấp trên phần mềm Excel và gửi thường xuyên Trên cơ sở đó, xem xét số lượng đơn hàng, dây chuyền, ca sản xuất và số lượng nhân viên cần thiết để đáp ứng công suất kế hoạch
Từ đó, tìm hiểu phương pháp tính toán để cân bằng khả năng sản xuất của nhà máy
Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp tài liệu về kế hoạch đóng gói từ các thư viện, báo chí khoa học và nghiên cứu từ các tài liệu do công ty cung cấp về quy trình quản lý kế hoạch đóng gói tại ScanCom Đồng thời, dựa vào các kiến thức về quản lý sản xuất trong sách giáo khoa Ngoài ra, nghiên cứu và thống kê sâu hơn về dữ liệu hiện tại của ngành gỗ và các công thức tính toán có liên quan trên các tờ báo và tạp chí chính thống cũng được thực hiện thông qua Internet
Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng công tác lập kế hoạch khâu đóng gói tại xưởng gỗ - Công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch khâu đóng gói tại xưởng gỗ - Công ty TNHH ScanCom Việt Nam
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu chung về tổng công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Công ty TNHH ScanCom Việt Nam tên giao dịch SCANCOM VIETNAM LIMITED Địa chỉ trụ sở chính: Lô 10, đường số 8, khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Website: http://www.scancom.net
Hình 1.1: Logo Công ty TNHH ScanCom
(Nguồn: Website của công ty)
Công ty TNHH ScanCom Việt Nam có tổng cộng năm nhà máy sản xuất trong đó bốn nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương và nhà máy nhôm còn lại được đặt ở KCN Long Giang, Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang
Các nhà máy sản xuất đặt tại khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Nhà máy 1: Kho và văn phòng chính – Lô 10, đường số 8, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Nhà máy 2: Nhà máy gỗ, thực hiện các công đoạn sản xuất sơ chế nguyên vật liệu thô, tạo hình và khoan, lắp ráp nằm ở lô 12, đường số 6, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Nhà máy 3: Nhà máy thực hiện các công đoạn sơn/dầu, đóng gói các sản phẩm gỗ và nhựa nằm ở lô 11, đường số 6, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Nhà máy 4: Lô MN, đường số 7, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ
Các nhà máy đều nằm trong một khu vực, giúp dễ dàng kiểm soát luồng công việc giữa các khâu, nhân viên nhà máy có thể di chuyển qua lại giữa các nhà máy và tham dự các cuộc họp khẩn cấp khi cần thiết
1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty
ScanCom có trụ sở chính ở Korsor, Đan Mạch Thành lập ngày 1/4/1995
Lúc đầu, chỉ với bốn nhân viên làm việc dưới tầng hầm ở nhà riêng của ông Bojes Bendtzen’s và bắt đầu cho ra mắt dòng sản phẩm đồ trang trí gỗ ngoại thất
Năm 1996, ScanCom cho ra mắt dòng sản phẩm nội thất sân vườn gỗ Teak ở Indonesia Năm 1997, ScanCom xây dựng trụ sở chính tại tòa nhà Skovhuest, Đan Mạch
Từ năm 1998-2001, ScanCom thiết kế và sản xuất nhiều loại sản phẩm làm từ gỗ và kim loại sơn Ngoài ra, công ty đã thực hiện thêm chính sách trách nhiệm môi trường và xã hội Năm 2000, ScanCom được trao tặng “Giấy chứng nhận đã đăng ký - FSCTM” tại Malaysia ScanCom sau đó cho ra đời dòng sản phẩm “Pained Wood”, mở văn phòng tại Anh và Đức, đồng thời thành lập nhà máy sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam
Năm 2002, một nhà máy có công suất hàng năm là 110.000 m3 được mở tại Brazil Một loạt đồ nội thất bằng nhôm cũng được giới thiệu cùng lúc
Năm 2003, ScanCom mở văn phòng bán hàng tại Mỹ và Canada Năm 2004, ScanCom hợp nhất tất cả hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh đến khu công nghiệp Sóng Thần 1
Năm 2006-2007, ScanCom đạt chứng nhận ISO: 9001 và ra mắt trung tâm quản lý dệt ở Tiền Giang
Năm 2008, ScanCom được công nhận là BSCI (Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh), một bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Năm 2009, trụ sở toàn cầu chuyển về Việt Nam Năm 2010, một xưởng Durani được xây dựng để quản lý dây chuyền sản xuất mới
Hình 1.2: Các giải thưởng và chứng nhận đạt được của Công ty ScanCom
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Năm 2011, ScanCom mua lại Raimotech A/S để đảm bảo cung cấp sản phẩm Durawood bằng cách xây dựng nhà kho mới với diện tích 20,000m2 tại Việt Nam và nhà máy Full Woven mới ở Tiền Giang
Từ năm 2012-2014, ScanCom nhận chứng nhận tuân thủ chuỗi cung ứng gỗ Teak,
Indonesia, tăng công suất sấy khô ở Việt Nam và tiếp quản cơ sở mới 12,000m2
Năm 2015, ScanCom tăng công suất sản xuất nhờ có thêm nhiều robot hàn tự động, phòng trưng bày mới với diện tích 3000m2 ở châu Âu giúp tiếp cận gần hơn với thị trường Năm 2016, trung tâm thương mại và thiết kế châu Âu được mở ở Mallorca, Tây Ban Nha, giới thiệu chuyền đùn Duraboard Đến nay, ScanCom càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới bằng những sản phẩm nội, ngoại thất chất lượng và thẩm mỹ với nhiều hệ thống các nhà máy tại Brazil, Indonesia, Việt Nam và văn phòng kinh doanh tại Đan Mạch, Anh, Đức, Mỹ, Hồng Kông và Việt Nam
Tầm nhìn & sứ mệnh của công ty
Công ty ScanCom thực hiện về tầm nhìn “Doing Business The Right Way” đó là
“Thực hiện hành động đúng đắn”, cụ thể là:
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM
Giới thiệu chung về tổng công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Công ty TNHH ScanCom Việt Nam tên giao dịch SCANCOM VIETNAM LIMITED Địa chỉ trụ sở chính: Lô 10, đường số 8, khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Website: http://www.scancom.net
Hình 1.1: Logo Công ty TNHH ScanCom
(Nguồn: Website của công ty)
Công ty TNHH ScanCom Việt Nam có tổng cộng năm nhà máy sản xuất trong đó bốn nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương và nhà máy nhôm còn lại được đặt ở KCN Long Giang, Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang
Các nhà máy sản xuất đặt tại khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Nhà máy 1: Kho và văn phòng chính – Lô 10, đường số 8, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Nhà máy 2: Nhà máy gỗ, thực hiện các công đoạn sản xuất sơ chế nguyên vật liệu thô, tạo hình và khoan, lắp ráp nằm ở lô 12, đường số 6, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Nhà máy 3: Nhà máy thực hiện các công đoạn sơn/dầu, đóng gói các sản phẩm gỗ và nhựa nằm ở lô 11, đường số 6, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Nhà máy 4: Lô MN, đường số 7, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Thành phố Dĩ
Các nhà máy đều nằm trong một khu vực, giúp dễ dàng kiểm soát luồng công việc giữa các khâu, nhân viên nhà máy có thể di chuyển qua lại giữa các nhà máy và tham dự các cuộc họp khẩn cấp khi cần thiết
1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty
ScanCom có trụ sở chính ở Korsor, Đan Mạch Thành lập ngày 1/4/1995
Lúc đầu, chỉ với bốn nhân viên làm việc dưới tầng hầm ở nhà riêng của ông Bojes Bendtzen’s và bắt đầu cho ra mắt dòng sản phẩm đồ trang trí gỗ ngoại thất
Năm 1996, ScanCom cho ra mắt dòng sản phẩm nội thất sân vườn gỗ Teak ở Indonesia Năm 1997, ScanCom xây dựng trụ sở chính tại tòa nhà Skovhuest, Đan Mạch
Từ năm 1998-2001, ScanCom thiết kế và sản xuất nhiều loại sản phẩm làm từ gỗ và kim loại sơn Ngoài ra, công ty đã thực hiện thêm chính sách trách nhiệm môi trường và xã hội Năm 2000, ScanCom được trao tặng “Giấy chứng nhận đã đăng ký - FSCTM” tại Malaysia ScanCom sau đó cho ra đời dòng sản phẩm “Pained Wood”, mở văn phòng tại Anh và Đức, đồng thời thành lập nhà máy sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam
Năm 2002, một nhà máy có công suất hàng năm là 110.000 m3 được mở tại Brazil Một loạt đồ nội thất bằng nhôm cũng được giới thiệu cùng lúc
Năm 2003, ScanCom mở văn phòng bán hàng tại Mỹ và Canada Năm 2004, ScanCom hợp nhất tất cả hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh đến khu công nghiệp Sóng Thần 1
Năm 2006-2007, ScanCom đạt chứng nhận ISO: 9001 và ra mắt trung tâm quản lý dệt ở Tiền Giang
Năm 2008, ScanCom được công nhận là BSCI (Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh), một bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Năm 2009, trụ sở toàn cầu chuyển về Việt Nam Năm 2010, một xưởng Durani được xây dựng để quản lý dây chuyền sản xuất mới
Hình 1.2: Các giải thưởng và chứng nhận đạt được của Công ty ScanCom
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Năm 2011, ScanCom mua lại Raimotech A/S để đảm bảo cung cấp sản phẩm Durawood bằng cách xây dựng nhà kho mới với diện tích 20,000m2 tại Việt Nam và nhà máy Full Woven mới ở Tiền Giang
Từ năm 2012-2014, ScanCom nhận chứng nhận tuân thủ chuỗi cung ứng gỗ Teak,
Indonesia, tăng công suất sấy khô ở Việt Nam và tiếp quản cơ sở mới 12,000m2
Năm 2015, ScanCom tăng công suất sản xuất nhờ có thêm nhiều robot hàn tự động, phòng trưng bày mới với diện tích 3000m2 ở châu Âu giúp tiếp cận gần hơn với thị trường Năm 2016, trung tâm thương mại và thiết kế châu Âu được mở ở Mallorca, Tây Ban Nha, giới thiệu chuyền đùn Duraboard Đến nay, ScanCom càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới bằng những sản phẩm nội, ngoại thất chất lượng và thẩm mỹ với nhiều hệ thống các nhà máy tại Brazil, Indonesia, Việt Nam và văn phòng kinh doanh tại Đan Mạch, Anh, Đức, Mỹ, Hồng Kông và Việt Nam
Tầm nhìn & sứ mệnh của công ty
Công ty ScanCom thực hiện về tầm nhìn “Doing Business The Right Way” đó là
“Thực hiện hành động đúng đắn”, cụ thể là:
Tôn trọng quyền con người và quyền lao động, bao gồm: xóa bỏ hoàn toàn lao động trẻ em, xóa bỏ lao động cưỡng bức và mọi hình thức phân biệt đối xử
Nhận thức về môi trường của nhân viên được công ty phát triển và duy trì thông qua các chương trình đào tạo nhân viên
Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu chất thải, lượng phát thải CO2, sử dụng hiệu quả các nguồn về năng lượng, kiểm soát các chất bị hạn chế trong tất cả các vật liệu sử dụng
Trong giai đoạn mới, ScanCom ưu tiên xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, không ngừng duy trì và nâng cao vị thế dẫn đầu trong ngành ngoại thất trên thế giới cụ thể là: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng và mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng
Không ngừng nỗ lực để cung cấp các tiêu chuẩn và hành vi cao nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt, công bằng “Quy tắc hành vi” trong doanh nghiệp cũng như đối tác kinh doanh
Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Công ty ScanCom Việt Nam TNHH xây dựng cơ cấu theo mô hình quản lý trực tuyến (hierarchical authority): Nhân viên nhận chỉ thị trực tiếp từ cấp trên, tạo thuận lợi cho sự thống nhất, tập trung và linh hoạt ứng phó trước mọi sự thay đổi nhiệm vụ, cập nhật nhanh chóng thông tin hạn chế sự trì trệ trong công việc giúp tăng suất giải quyết và giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH ScanCom Việt Nam
(Nguồn: phòng nhân sự Công ty TNHH ScanCom Việt Nam)
Tổng giám đốc điều hành
Là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất về những vấn đề phát sinh trong quá trình lãnh đạo Đồng thời, chỉ đạo trong việc thực hiện và giám sát các bộ phận khác trong công ty như nhân sự, kế toán – tài chính, kỹ thuật, sản xuất…phối hợp hoạt động, cập nhật các vấn đề quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả, đưa ra những quyết định quan trọng của công ty trong những tình huống cấp thiết
Quản lý Kế hoạch Tổng thể (Master Plan)
Quản lý kế hoạch Tổng thể là người quản lý cấp cao có khả năng kết nối giữa bộ phận Sales và bộ phận sản xuất Ngoài ra chịu trách nhiệm về phần kế hoạch sản xuất, dự báo kế hoạch toàn công ty cũng như đảm báo xuất hàng đúng thời hạn Đưa ra được kế hoạch tổng thể về mục tiêu đơn hàng, nhu cầu đơn hàng và năng lực sản xuất của
9 toàn nhà máy, giám sát được các phần kế hoạch của từng nhà máy Đồng thời chịu sự chỉ định trực tiếp từ Tổng giám đốc, giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất của toàn công ty Chịu trách nhiệm cũng như xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chậm trễ trong kế hoạch cung cấp đơn hàng cho khách hàng
Trợ lý giám đốc điều hành
Phối hợp với giám đốc điều hành để quản lý các hoạt động trong công ty, giúp giám đốc điều hành dễ dàng hơn trong việc giám sát một cách hiệu quả các bộ phận và thông báo những thông tin cấp thiết một cách chính xác nhất đến với toàn thể nhân sự trong công ty
Kế hoạch tuyển dụng, triển khai công việc tuyển dụng, bố trí nhân sự và quản lý nhân sự trong quá trình làm việc thông qua quản lý hồ sơ và đào tạo nhân viên mới đều thuộc quyền của bộ phận nhân sự Đồng thời, chuẩn bị đãi ngộ và sa thải nhân viên theo chính sách công ty Thanh toán tiền lương, tiền thưởng và phối hợp với phòng kế toán chịu trách nhiệm viết và lưu trữ hồ sơ, văn bản, giấy tờ và hợp đồng liên quan đến công ty
Bộ phận chất lượng có trách nhiệm kiểm soát chất lượng nguồn nguyên vật liệu nhập vào, kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất đi và quản lý chất lượng sản phẩm qua các quá trình sản xuất, đánh giá phân loại chất lượng nguyên liệu, kiểm tra bán thành phẩm sau mỗi công đoạn để chuyển qua các công đoạn sau nhằm cho ra thành phẩm có chất lượng đúng với yêu cầu, xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất Đồng thời, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc giữa các bên liên quan, quản lý hệ thống quy trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm
Bộ phận Cung cấp chuỗi cung ứng (Supply chain)
Bộ phận Supply Chain chịu trách nhiệm tìm kiếm các đối tác gia công và sản xuất cũng như nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công việc Lên kế hoạch và quản lý quá trình tìm kiếm và sản xuất hàng hóa, cũng như phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng để hỗ trợ đáp ứng đơn hàng của khách hàng cho công ty
Bộ phận sản xuất có trách nhiệm quan trọng tạo ra sản phẩm, mang lại giá trị cho doanh nghiệp Để làm được điều đó, bộ phận sản xuất phải có sự kết hợp giữa công tác lên kế hoạch sản xuất và công tác sản xuất được liên kết chặt chẽ với nhau Bao gồm các công việc như: lên kế hoạch sản xuất theo khả năng của công ty, lên kế hoạch mua nguyên vật liệu, sản xuất và giám sát quá trình, kế hoạch hàng tồn kho
Trong đó, kế hoạch được xem là công tác vô cùng quan trọng được tách riêng với các quản lý nhà máy và chịu sự giám sát của quản lý điều hành sản xuất
Hình 1.5: Sơ đồ chung của bộ phận sản xuất công ty TNHH ScanCom Việt Nam
(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH ScanCom Việt Nam)
Ngoài ra, bộ phận sản xuất chia làm 2 nhóm theo nguyên vật liệu cấu thành là Metal và Non – Metal
Metal: Chuyên cung cấp dòng sản phẩm từ Kim loại
Hình 1.6: Sơ đồ bộ phận Metal tại Công ty TNHH ScanCom Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Non – Metal: Chuyên sản xuất các mặt hàng từ Gỗ, Nhựa và Dura
Hình 1.7: Sơ đồ bộ phận Non – Metal tại công ty TNHH ScanCom Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Quản lý điều hành sản xuất
Quản lý nhà máy gỗ
Quản lý nhà máy nhôm
Quản lý nhà máy thép
Quản lý nhà máy nhựa - DRN
Quản lý kế hoạch gỗ - DRN
Quản lý kế hoạch nhôm – thép
Bộ phận Sản xuất có các trách nhiệm sau: Lên kế hoạch sản xuất và nhu cầu tài nguyên để sản xuất Lưu ý chặt chẽ tình hình sản xuất để giao sản phẩm đúng hạn, theo chuẩn kỹ thuật và đầu ra của sản phẩm Nghiên cứu, áp dụng quy trình đo lường và kiểm soát vào hệ thống sản xuất đồng thời lưu ý giám sát chặt chẽ các quy trình và tiến trình của sản xuất
Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet và phần mềm hoạt động ổn định Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xác định thông số kỹ thuật cho các mẫu sản phẩm, thiết kế các mẫu mới để đa dạng hóa thị trường và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Họ cũng phải xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty và giải quyết sự cố sản phẩm và thiết bị một cách nhanh chóng
Bộ phận Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)
Bộ phận CSR là viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility được gọi là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp trong đạo đức kinh doanh góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững Nâng cao đời sống của người dân, cộng đồng và xã hội nói chung Bộ phần này chịu trách nhiệm thống kê các chỉ số liên quan đến rác thải, năng lượng tiêu thụ cũng như những nguyên vật liệu cần được tái chế và loại bỏ ra môi trường Từ đó đưa ra báo cáo về số liệu cho ban điều hành và khách hàng thân thiết như IKEA đảm bảo những cam kết mà công ty đưa ra trong giá trị cốt cõi của mình
Phòng Tài chính có trách nhiệm duy trì các hoạt động của công ty liên quan đến việc quản lý tài chính, quản lý thu chi, đảm bảo chi phí cho các hoạt động như lương thưởng, mua sắm thiết bị và vật liệu, cũng như ghi chép chi tiêu và lưu trữ đầy đủ Họ phải báo cáo số liệu xuất nhập theo quy định, lập báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh để trình ban giám đốc Ngoài ra, cũng cần phản ánh chính xác và kịp thời tình hình hiện tại, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật, và hoàn thiện sổ sách vào cuối năm.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.4.1 Các dòng sản phẩm của công ty
Bao gồm: Painted Wood, Hardwood, Plastic, Aluminium, Full Woven,
Duranite, Teakwood, Durawood, Duraboard, Steel & Steel Mesh
Sản phẩm được làm từ gỗ Teak - sở hữu màu nâu vàng và đặc biệt chịu thời tiết tốt Các sản phẩm này sau khi trải qua nhiều công đoạn xử lý sẽ tăng độ tối ưu tốt hơn nữa, đem đến vẻ đẹp độc đáo cho ngôi nhà Toàn bộ gỗ Teak của đều công ty đều được trồng ở Indonesia tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc gia Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là thứ ScanCom luôn tôn trọng và đặt lên hàng đầu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Painted Wood là sản phẩm làm từ gỗ trải qua quá trình sơn nhằm tăng độ bền, chống ẩm và tăng tính thẩm mĩ cho sản phẩm theo yêu cầu khách hàng ScanCom cung cấp nhiều sản phẩm có màu sắc đa dạng và tinh tế trong đó màu đen, xám, trắng là những màu chủ đạo của sản phẩm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Các sản phẩm gỗ cứng của công ty được đã được cấp chứng nhận bởi FSC®, bao gồm cả chứng nhận FSC 100%, một trong những chứng chỉ quốc tế về xuất xứ Quy trình kiểm tra chặt chẽ sản phẩm từ khi nhập gỗ đến khi hoàn thiện để đạt chất lượng thích hợp với thời tiết và tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của gỗ
Hình 1.9: Dòng sản phẩm Painted Wood Hình 1.8: Dòng sản phẩm Teak wood
Hình 1.10: Dòng sản phẩm Hardwood
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhôm là nguyên liệu mà công ty dùng để sản xuất các dòng sản phẩm nội thất ngoài trời vì đặc tính cơ học nhẹ.Trong quá trình xử lí nhôm được phủ lớp phủ bột Duracoat®, polymer nhiều lớp để bảo vệ hiệu quả sản phẩm trước thời tiết giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tiếp xú với bên ngoài
Hình 1.11: Dòng sản phẩm Aluminium
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Steel & Steel Mesh Đây là dòng bàn ghế được làm từ thép được trán qua bởi lớp Durasint®, có lớp bột nóng chảy để bảo vệ, chống hư hại và rỉ sét bề mặt, giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao tạo sự mạnh mẽ và ổn định một sự lựa chọn thích hợp cho các khách hàng sử dụng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Hình 1.12: Dòng sản phẩm Steel & Steel Mesh
Plastic là dòng sản phẩm sử dụng polypropylene và polypropylene với kính sợi, được tiêm khuôn để tạo ra độ bền giúp chi phí bảo trì thấp và dễ tái chế
Sản phẩm được sản xuất với công nghệ tiên tiến và quy trình hiện đại mang lại vẻ đẹp tuyệt vời và thiết kế sáng tạo được dùng trang trí phù hợp với phong cách hiện đại (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Full woven Đây là dòng sản phẩm được sản xuất từ sợi đan Petan, một chất liệu thân thiện với môi trường do sợi mây tổng hợp nên
Các sản phẩm Full woven của
ScanCom được tạo nên nhờ sự kết hợp giữa vật liệu hiện đại và kỹ thuật đan tay tỉ mỉ tạo nên sự độc đáo của sản phẩm với độ bền bỉ cao nhất
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Duraboard Duranite, Durawood Đây là một dòng sản phẩm mới của
ScanCom được sản xuất từ bột gỗ với nhựa và một số phụ gia hỗ trợ sau đó đùn lại thành những tấm Dura có độ bền bỉ cao với thời gian và thời tiết
Các dòng sản phẩm Dura được đa số khách hàng ưa thích bởi vẻ đẹp tinh tế cùng phong cách sang trọng phù hợp với nội thất hiện đại (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 1.15: Dòng sản phẩm Duraboard Hình 1.13: Dòng sản phẩm Plastic
Hình 1.14: Dòng sản phẩm Full woven
ScanCom là công ty hàng đầu toàn cầu về sản xuất dòng sản phẩm nội, ngoại thất với nhiều sự đa dạng phù hợp với mọi phong cách trang trí Để tiếp cận rộng rãi với mọi khách hàng trên toàn thế giới ScanCom đã đầu tư, nghiên cứu thị trường với nhiều chuyên gia về nghiên cứu, phân tích thị trường toàn cầu, cập nhật xu hướng mới nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Do đó thương hiệu của ScanCom ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới
Tính đến thời điểm hiện tại, ScanCom đang cun cấp cho khách hàng tại hơn 50 quốc gia, với 10 công ty con đặt tại 3 châu lục Trong đó thị trường chính của ScanCom tập trung ở 2 khu vực Châu Âu và Châu Á
Khách hàng thân thiết nhất là IKEA Supply AG và JYSK, ngoài tra còn có: International Home Miami Corp, Lifestyle Garden, Carrefour Brazil, Carrefour, France, Bauhaus DE, Easy S.A, Freedom NZ, Tchibo Merchandising Hong Kong LP, Kingsbury…
1.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh
Năm 2021 và 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và bất ổn cao; Đại dịch Covid-19, lạm phát tăng với mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ Cạnh tranh chiến lược, chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina Mặt khác chi phí đầu vào tăng, lượng hàng tồn kho ở mức cao đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Trong đó ngành chế biến và xuất khẩu gỗ bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất do chậm lại nhu cầu tiêu dùng Dưới bối cảnh không thuận lợi đó, Công ty TNHH ScanCom Việt Nam vẫn nỗ lực tối đa để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022-2023 mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra
Doanh thu kinh doanh các sản phẩm gỗ trong năm 2022-2023 ghi nhận 11.702.257 USD, giảm 42,4% so với năm 2021-2022, do chịu nhiều ảnh hưởng từ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài giảm mạnh do bối cảnh toàn cầu có dấu hiệu khủng hoảng Tuy nhiên, dưới sự điều hành quyết liệt của Ban lãnh đạo cùng với quyết tâm của toàn thể cán bộ và công nhân lao động vượt qua giai đoạn khó khăn Kết quả tổng doanh thu của Công ty năm 2022-2023 ghi nhận tăng và hoàn thành kế hoạch đề ra được 87,02%, bên cạnh đó lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt hoàn thành được 71,72% và 73,05% kế hoạch đề ra
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH ScanCom Việt Nam
Chỉ tiêu ĐVT Kết quả thực hiện năm % So với
Tổng sản phẩm Sản phẩm 1.601.756 1.144.112 (28,6%) 71,2% Tổng chi phí USD 4.070.391 3.543.737 (12,7%) 80,1% Giá vốn hàng bán USD 17.614.224 10.096.828 (42,2%) 69,1% Tổng doanh thu USD 20.332.260 11.702.275 (42,4%) 87,02% Lợi nhuận trước thuế USD 2.718.036 1.605.447 (40,1%) 71% Lợi nhuận sau thuế USD 2.503.036 1.479.447 (40%) 71,05%
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH ScanCom Việt Nam)
Định hướng phát triển trong tương lai
Công ty ScanCom Việt Nam hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nội, ngoại thất Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ ngồi yên tại vị trí hiện tại của mình Với nhu cầu ngày càng cao và biến đổi liên tục theo thời gian, ScanCom luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng công ty theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng nổi trội về thiết kế, kỹ thuật, đồng thời chú trọng đến việc cam kết nâng cao chất lượng trong đời sống xã hội và con người Định hướng về thị trường: Công ty liên tục mở rộng thị trường, trở thành lựa chọn tối ưu của khách hàng, giữ vững vị thế tiên phong tại Việt Nam Định hướng về chất lượng: Không ngừng cải tiến, nghiên cứu mang đến nhiều dòng sản phẩm đa dạng đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao Định hướng về sản xuất: Cải tiến phẩn mềm lập kế hoạch, quy trình sản xuất và hệ thống sản xuất tinh gọn, giảm thời gian chờ đợi, tồn kho, đáp ứng nhu cầu khách hàng Việc lập kế hoạch sản xuất đóng vai trò quan trọng, ScanCom rất coi trọng và chú ý Định hướng về kinh tế: Đạt được tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận ròng Định hướng về môi trường: luôn hoạt động theo phương châm “Doing Business The Right Way”, cam kết trách nhiệm về môi trường, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường toàn cầu, xử lý chất thải không ảnh hưởng đến môi trường
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về kế hoạch sản xuất
2.2.1 Khái niệm về kế hoạch sản xuất
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, lập kế hoạch sản xuất là chức năng đầu tiên và đóng vai trò quan trọng nhất trong 4 chức năng (lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra) của quản lý Có thể nói một doanh nghiệp thành công là khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp có thể sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn nhân lực và vật lực trong quá trình đưa ra mục tiêu và phương pháp thực hiện các mục tiêu đó điều này đòi hỏi cần phải có kế hoạch cụ thể
Lập kế hoạch là một chức năng vô cùng quan trọng và cần thiết cho nên đến hiện tại có rất nhiều khái niệm và chức năng của lập kế hoạch Mỗi khái niệm có cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Mỗi qua điểm, mỗi lĩnh vực có thể khác nhau tuy nhiên tất cả đều cố gắng để diễn đạt đúng bản chất của phạm trù quản lý này
Theo Thái Ngô Hiếu (2013), lập kế hoạch sản xuất là xác định trước một cách chi tiết, sắp xếp một cách có hệ thống các công việc cần phải làm và phải cố gắng hoàn thành được nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu như: chất lượng sản phẩm, lợi nhuận, uy tín doanh nghiệp, năng suất, thời gian giao hàng Vì vậy đây được coi là một chương trình hành động và là một khẩu hiệu của công ty
Theo George A Steiner (1979) cho rằng quá trình lập kế hoạch bắt đầu từ việc đặt mục tiêu, lập chiến lược, vạch chính sách và xây dựng kế hoạch khả thi Nó cho phép doanh nghiệp ra các quyết định phù hợp và bao gồm vòng tuần hoàn đặt mục tiêu và lập phương án chiến lược để có lộ trình hiệu quả hơn Lập kế hoạch chiến lược là trạng thái mong muốn, đề cập đến hình dung về tương lai, các mục tiêu trong tương lai và cách thức đạt được chúng Kế hoạch góp phần thực hiện mục đích của doanh nghiệp
Theo đó, kế hoạch sản xuất kinh doanh là quá trình liên tục theo đường “xoáy trôn ốc” với chất lượng ngày càng tăng kể từ khi xây dựng kế hoạch cho tới lúc chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạch, nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đã đề ra
Lập kế hoạch bao gồm những nội dung chính sau:
Xác định các công việc cần triển khai; Hoạch định thời gian triển khai các công đoạn; Quyết định địa điểm triển khai Lập kế hoạch đóng vai trò là nhịp cầu nối giữa hiện tại và tương lai Lập kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu của tổ chức và xây dựng chiến lược để đạt được các mục tiêu Lập kế hoạch cũng bao gồm xác định mục tiêu cần đạt được, lựa chọn phương án để đạt được mục tiêu, triển khai thành một hệ thống các kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho hoạt động của tổ chức
Mặc dù chúng ta ít ai có thể dự đoán tương lai một cách chính xác nhất và di nhiên luôn có các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát xong nếu như không có kế hoạch thì chúng ta có thể trở nên bị động trước các tình huống, mất đi khả năng xử lý dẫn đến hành động không có mục đích Điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả lớn mà đôi khi chúng ta không thể lường trước được, mất phương hướng và phó thác cho sự may rủi
Vì vậy có thể hiểu một cách rõ ràng hơn: việc lập kế hoạch sản xuất là xây dựng các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện với điều kiện đã có sẵn và các điều kiện có thể đạt được nhằm đạt được mục tiêu đề ra của nhà sản xuất
2.2.2 Vai trò của công tác lập kế hoạch sản xuất Để nâng cao hoạt động sản xuất và kinh doanh một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra, bất kể là trong phạm vi của một doanh nghiệp hay tổ chức, việc lập kế hoạch là bước quan trọng nhất và chức năng không thể thiếu trong quá trình quản lý
Trong bối cảnh thị trường biến động và mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, các khủng hoảng thừa, thiếu, tình trạng độc quyền, và sự tự phát đều đem lại cho doanh nghiệp nhiều rủi ro Để kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần sẵn lòng mạo hiểm để thu về lợi nhuận trong tương lai Vì vậy, để đạt hiệu quả kinh doanh, các nhà quản lý cần xác định hướng đi cho tương lai, giảm thiểu ảnh hưởng từ biến đổi môi trường, tránh lãng phí và dư thừa nguồn lực, cũng như thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra hợp lý Do đó, việc lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Kế hoạch là một trong những công cụ hữu hiệu, giúp thống nhất những nỗ lực, hành động của các bộ phận trong doanh nghiệp Việc lập kế hoạch sẽ nêu rõ mục tiêu, phương hướng phát triển và cách thức để đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp Người lao động và những nhà quản lý sẽ hiểu được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó xác định được trách nhiệm đóng góp của từng cá nhân và phối hợp hành động cùng nhau để giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu Nếu không có kế hoạch, người đứng đầu sẽ không có cơ sở để định hướng nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp đi đến một mục tiêu chung
Xây dựng kế hoạch giúp doanh nghiệp ứng phó với sự không chắc chắn và biến đổi trong môi trường kinh doanh Sự không chắc chắn và biến đổi khiến việc lập kế hoạch trở nên quan trọng đối với người quản lý Giống như một doanh nhân không thể chỉ đặt ra một kế hoạch sản xuất cố định trong nhiều năm và dừng lại ở đó, việc lập kế hoạch cho một khoảng thời gian dài hơn sẽ làm cho người quản lý ít hiểu biết hơn về môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài cũng như về tính chính xác của mọi quyết định Trong lĩnh vực kinh doanh, tương lai hiếm khi chắc chắn, và khi nhìn xa hơn, kết quả của các quyết định cần được xem xét sẽ trở nên ít chắc chắn hơn Đối với một người quản lý kinh doanh giỏi, có thể dự đoán rằng trong tháng tới, các đơn hàng, chi phí sản xuất, năng suất lao động và các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh sẽ ổn định, không có nhiều biến đổi Tuy nhiên,nếu có một tình huống không thể dự đoán trước sẽ gây ra việc hủy bỏ đơn hàng từ một số khách hàng, khiến cho tất cả về năng suất, lao động và tài nguyên vật lý bị đảo lộn Do đó, kế hoạch cần phải linh hoạt thay đổi để
21 thích ứng với tình hình hiện tại, giúp người quản lý đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời
Lập kế hoạch làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí nguồn lực trong doanh nghiệp Đúng như vậy, khi mục tiêu và những phương hướng được xác định rõ ràng, thì những yếu tố phi hiệu suất cũng được bộc lộ Việc lập kế hoạch sẽ giảm thiểu chi phí vì nó chủ động tập trung vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp Đặc biệt ở phạm vi cơ sở sản xuất tác dụng của việc lập kế hoạch càng rõ nét Khi chứng kiến quy trình sản xuất ra một sản phẩm nội thất gỗ, cụ thể là ghế gỗ Từ hệ thống sấy nguyên liệu đầu vào theo đúng nhiệt độ, độ ẩm và thời gian đã định để gỗ không bị nứt, đến hệ thống cắt, tạo hình và đưa đến lắp ráp, sơn và đưa đến băng tải để kiểm tra và đóng gói, bảo quản Quá trình này đòi hỏi phải có một kế hoạch cụ thể cho từng công đoạn mà nếu thiếu chúng thì việc sản xuất sẽ bị rối loạn và tốn kém quá mức nếu một trong các công đoạn thực hiện không khớp hoặc không đúng quy trình trong kế hoạch Đề ra một kế hoạch chi tiết sẽ xác định được các tiêu chuẩn tạo điều kiện cho việc kiểm tra hiệu quả Một doanh nghiệp không có kế hoạch sẽ không biết phải đạt được điều gì và ở mức độ nào, liệu có hiệu quả hay không thì không thể biết chắc chắn Không có khả năng xác định xem mục tiêu đã được thực hiện hay chưa và không thể thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời khi xảy ra nhiều sai sót Do đó, thiếu kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc không thể thực hiện kiểm tra Trong quá trình sản xuất, kế hoạch giúp người quản lý kiểm tra xem sản xuất đã đạt được số lượng theo kế hoạch hay không, từ đó có thể đưa ra các hướng dẫn phù hợp để đạt được mục tiêu
Do đó, vai trò của việc lập kế hoạch rất quan trọng, cho dù là ở quy mô nhỏ như cá nhân hay tổ chức lớn Lập kế hoạch giúp tập trung sự chú ý vào các mục tiêu đã đề ra, hướng dẫn nhân viên theo đúng hướng và tạo ra sức mạnh đồng lòng để phát triển bền vững cho doanh nghiệp Ngoài ra, việc tận dụng nguồn lực và con người hiệu quả cũng như đưa ra các quyết định quan trọng cho tương lai
Tóm lại, việc lập kế hoạch là chìa khóa quan trọng để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp một cách hiệu quả, không quan trọng quy mô hay lĩnh vực kinh doanh hay cấp quản trị đều là bước đệm cho tất cả quy trình
2.2.3 Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất
Theo TS Phan Thị Ngọc Thuận (2006) cho rằng để lập được một kế hoạch khả
22 thi, người lập kế hoạch phải dựa vào một số căn cứ nhất định:
Phân tích tình hình tiêu thụ kỳ trước
- Các đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết hoặc dự kiến
- Dự đoán xu thế thay đổi của thị trường
- Phân tích tỷ lệ tồn kho
Cơ sở lý thuyết về phương pháp ABC – Pareto
Theo Nguyễn Phương Quang (2016), “phân tích ABC-Pareto giúp lựa chọn chế độ ưu tiên và dựa vào đó có thể thực hiện kế hoạch bảo trì với hiệu quả cao nhất Vì không phải máy móc nào cũng có tầm quan trọng như nhau và mặt khác là tài chính của doanh nghiệp cũng có hạn.”
ABC-Pareto là phương pháp bắt nguồn từ 1 trong những công cụ thống kê (Công cụ quản lý chất lượng: Quality Control – QC) kiểm soát các khuyết tật trong suốt quá trình sản xuất Vạch ra lý do tại sao và làm thế nào để giải quyết nó Tuy vậy vẫn có sự khác nhau Nguyên tắc Pareto được chia thành 2 nhóm (80/20) và nguyên tắc ABC- Pareto được chia thành 3 nhóm (50-30-20) Nhưng cơ sở vẫn là Pareto: tập trung vào sự chuẩn bị thay vì đa dạng hóa chúng
2.3.2 Các công cụ hỗ trợ việc phân tích ABC – Pareto
Phân tích hệ thống lỗi
Quy trình chủ chốt để xác định lỗi của thiết bị: Đầu tiên là kiểm tra thực tế: So sánh tình trạng thiết bị thực tế với các thông số lý thuyết Tiếp theo xác định lỗi: Sử dụng
25 kinh nghiệm và công cụ đo lường để phát hiện các lỗi tiềm ẩn và đánh giá sự cố: Tìm kiếm nguyên nhân gây ra sự cố và đưa ra bản đánh giá toàn diện Cuối cùng tìm giải pháp: Xác định các hành động hiệu quả để khắc phục sự cố và Áp dụng các giải pháp đã xác định để khắc phục sự cố Đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự cố tái diễn trong tương lai
Phương pháp tìm lỗi trong thiết bị
Bước 1: Quan sát thiết bị
Thực hiện các kích thước bên ngoài, cấu trúc bên trong như vận hành, điều khiển, công suất, v.v
Bước 2: Đọc hướng dẫn sử dụng máy để hiểu rõ hơn về cách máy hoạt động Tùy từng loại máy sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau Cho nên cần phải kiểm tra và nắm vững các thông số thiết bị để có thể điều chỉnh sao cho hợp lý Ngoài nắm vững các đặc tính máy móc cũng cần phải hiểu rõ ưu nhược điểm của máy thông qua các lưu ý và cảnh báo được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng
Bước 3: Thu thập thông tin qua trao đổi
Khi cần cung cấp thông tin về một thiết bị, có thể liên hệ trực tiếp với công ty sản xuất hoặc liên hệ thông qua các kênh khác để đảm bảo việc sửa chữa được thực hiện thành công
Tài liệu hóa các sai hỏng Để xác định vấn đề, chúng ta có thể dùng một hay nhiều công cụ để phân tích từng yếu tố trong tiến trình này
Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
Là đồ thị có đường giới hạn được tính toán bằng phương pháp thống kê Sử dụng để theo dõi sự biến động các đặc tính, chất lượng của sản phẩm Giúp theo dõi sự thay đổi của quy trình để kiểm soát kịp thời mọi dấu hiệu tăng hay giảm phản ánh trên biểu đồ
Dữ liệu được trình bày dưới dạng các chấm tròn trên hệ tọa độ, không có đường nối giữa các chấm Biểu đồ phân tán cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa hai yếu tố, tìm ra vấn đề và các điều kiện tối ưu bằng cách phân tích ảnh hưởng của yếu tố này đối với yếu tố kia
Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram) Đây là một loại biểu đồ dạng cột đơn giản Biểu đồ tổng hợp các điểm dữ liệu để thể hiện mức độ thường xuyên diễn ra của một sự kiện Đồng thời giúp theo dõi sự phân bố của các thông số trong một sản phẩm hoặc quá trình Từ đó, người ta có thể đánh giá được năng lực của quá trình đó
Biểu đồ Pareto Đây là một loại biểu đồ hình cột được dùng để phân loại các nguyên nhân có ảnh hưởng dựa trên mức độ quan trọng của chúng đối với một sản phẩm Biểu đồ này giúp tách biệt giữa các nguyên nhân quan trọng nhất và các nguyên nhân phụ của vấn đề Từ đó giúp nhận biết và xác định thứ tự ưu tiên cho các vấn đề
Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
Là danh sách để xác định những nguyên nhân khả thi có khả năng gây nên kết quả cụ thể, nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề, từ đó thực hiện biện pháp khắc phục hữu hiệu để đảm bảo chất lượng
Là đồ thị biểu diễn một chuỗi các bước cần thiết để thực hiện mục đích Lưu đồ nhằm chia nhỏ tiến trình công việc để mọi người có thể nắm bắt được các công việc một cách cụ thể nhất Nhằm tối ưu hóa quá trình
Phiếu kiểm soát (Check Sheets)
Công cụ biểu mẫu này được sử dụng để lưu trữ dữ liệu sau khi thu thập dữ liệu
Dữ liệu đã được thu thập từ biểu mẫu này sẽ được nhập vào các phương tiện phân tích dữ liệu khác
Phiếu kiểm soát thường được dùng để:
Kiểm tra sự phân bố số liệu của một tiêu chí của quá trình sản xuất
Kiểm tra các dạng, vị trí, nguồn gốc các khuyết tật
Kiểm tra, xác nhận công việc
2.3.3 Kỹ thuật phân tích ABC-Pareto
Do thiết bị máy móc không gây ra thiệt hại giống nhau đến hoạt động công ty, vì vậy, cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các nhóm máy sau đó xây dựng chiến lược cho từng nhóm Các bước để thực hiện phương pháp ABC-Pareto như sau:
Các đơn vị được sử dụng và ý nghĩa:
Ci: Tổng chi phí liệt kê theo thứ tự giảm dần dành cho sửa chữa khuôn
∑Ci: Tổng chi phí dành cho việc sửa chữa hòng hóc, chi phí cuối cùng là CT
∑Ci/Ct: Chi phí tích lũy được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí
Fi: Tổng tích lũy các hư hỏng, tổng cuối cùng là Ft
∑Fi: Tổng các số hư hỏng của máy I trong thời gian xem xét
∑Fi/Ft: Số lượng hỏng hóc được tích lũy theo tỷ lệ phần trăm của tổng số hỏng hóc
Sau khi phân tích, tính toán ta sẽ xác định 3 vùng:
Cấp A/Vùng A: (∑Ci/Ct < 80%) Khoảng 20% lượng hỏng hóc chiếm 80% chi phí bảo trì
Cấp B/Vùng B: (80%