1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam giai đoạn 2015-2025

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiĐầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sựtăng trưởng kinh tế các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát tri

Trang 1

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề thực tập này làtrung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào.

Em xin cam đoan các kêt quả nghiên cứu do chính em thực hiện và dưới sự chỉ đạo của cán bộ hướng dân.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 2

LỜI CÁM ƠNTrong suốt bốn năm em học tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân, em đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm của quý thay cô, gia định, bạn bè Thông qua bàichuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường và quý thầy cô đãtạo điều kiện cho chúng em có những buổi thực tập, thực tế tại công ty, doanh nghiệptrước khi chúng em ra trường Quá trình thực tập cũng là lúc dé em có thể vận dungnhững kiến thức em đã được quý thầy cô truyền đạt khi còn ngồi trên ghế nhà trường

vào thực tê.

Trong thời gian làm chuyên đề thực tập, TS Phan Thị Thu Hiền đã tận tìnhhướng dẫn em Nếu không có sự tận tình giúp đỡ của cô em đã không thê hoàn thành

được khoá luận này Em xin chân thành cảm ơn cô.

Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn đến quý Cục Dau tư nước ngoài — Bộ Kếhoạch & Đầu tư đã tạo cơ hội cho em được thực tập, làm việc tại đây, cảm ơn các

anh, chị phòng Xúc tiễn Dau tư đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập

Mặc dù đã cố găng hết sức nhưng do lần đầu viết chuyên đề thực tập nên khótránh khỏi những sai sót Vì vậy, sự đóng góp của quý thầy, cô và anh chị là nguồn

thông tin quý giá dé em có thê hoàn thiện chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 3

MỤC LUC

02006 .- 15 nV/;ØU40(0:7.01c00000ae®eeee e 5DANH MỤC BIEU DO VA SO DO visessessssssessessesssessessesssssssssessessssssessssasssssssssssssessees 6DANH MUC HINH VE viscssssssssessessessesssssssssssssssssscssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssseesees 7DANH MUC TU VIET TAT ssssssssessesssssssssesvecssessessesnessssasesscsneeacesesscenesaeeacessesseeneeaees 8PHAN MO DAU wssssessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssessssssssssssssesssssssesssssssees 9

1 Tính cấp thiết của đề tai cccccssssessessesssssessessessssssessesssssssssessessssssssseesesssssseeees 92 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án -s-s se ss©s«e 103 Kết cấu của để án -s< e EH 4E.E131 E114 07113 p14.ppkdeerrasree 11CHUONG I CƠ SỞ LY LUẬN VE ĐẦU TƯ TRUC TIEP NƯỚC NGỒI VAO

NGANH CƠNG NGHIEP CHE BIEN, CHE TÁC s- 5< << << sssssese 12

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngồi -s 2 s2 se se =se<sess 12

JZZN Cổ, nốốố‹ 12

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp HƯỚC HĐÓÌ So GẶẶ Series 13

1.1.3 Các hình thức dau tw trực tiẾp nước Hgồi ccccccccscccererree 16

1.1.4 Vai trị dau tu frực tiép HC NSO HH HH 19

1.1.4.1 Đơi với nước Gi AAU fif - ecĂsecseieeeeeeeereerireirrrerree 19 1.1.4.2 Đối với nước tiêệp nhận AGU ẨHf cà SScssikssiseseeeseeeesee 21

1.2 Tổng quan về ngành Cơng nghiệp chế biến, chế tạo -<- 22

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm ngành Cơng nghiệp chế biễn, chế tạo 22

1.2.1.1 Khái niệm ngành Cơng nghiệp chế biến, chế tạo - 22

1.2.1.2 Đặc điểm ngành Cơng nghiệp chế biến, chế ÍQO cceKiKiKẰ 22

1.2.2 Phân loại của ngành Cơng nghiệp chê biên, chế tạo 25 1.2.3 Vai trị của ngành Cơng nghiệp chê biên, chế tao trong ngành kinh tê

1.3 Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp chế biến, chế tao 27

1.3.1 Vai trị của của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành Cơng nghiệp chế biến, chế fq0 5: SE E E2E211121121121121121121111 11 te 27 1.3.2 Dau tw trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp chê biên, chê tạo theo hình thức đầu UP NHNNAAggg.đ/đđđđ 11, 28 1.3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo theo đối tác AAU KúW 2: 2s SE EEEE1222122212211211121121111.11 21 re 31

Trang 4

1.3.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tao

theo địa bàn nhẬH MAU ẨH - à ST kệ 32 1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế fq0 5+5: SE EEEEE12112112121 1x te 34

1.3.5.1 Chỉ tiêu đánh gia trực tiếp ¬ 34

1.3.5.2 Chỉ tiêu đánh giá giản CED ESEEESEESSSa 40 1.3.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến FDI trong ngành công nghiệp chế bién, ché

1.3.6.1 Môi trường AGU CU EERESEESESea Ả 43

1.3.6.2 Dac diém ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo -: 46 1.3.6.3 Đặc điểm chủ dau tur quốc Ể c EETETE11212112112121012111 ru 47 1.3.6.4 Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo 47

CHUONG II THUC TRANG DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI VAO

NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN, CHE TAO CUA VIET NAM GIAI DOAN

2Öf) 1 5 — ^2(J22Ï - << << 0 0000000060 49

2.1 Khái quát về ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam - ảnhhướng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2015 — 2021 492.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo Việt Nam giai đoạn 2015 — 2 (J2 d5 G G99 9 990095 895.8 51

2.2.1 Quy mô von dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chếbiến, CNE fq0 5: sEtEEEEEEE112211211211 11.11.1121 121111 terrey 512.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tao

theo hình thức đầu LÊ TH NH1 56 2.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

theo đối tác MAU ẤúŒ -2+ 5< St St SE EEEEEE22121121122121211211112112 1e 58

2.2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế bién, chế tạotheo địa bàn nhận đu fif +55 SE EEEEEEE211E11E11 1.Eeerree 632.2.5 Công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo Việt Nam giai đoạn 2015 — 2021 ©-e5cz-5 672.3 Kết qua đạt được của dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công

nghiệp chê biên, chê tạo dén phát triên kinh tê - xã hội Việt Nam giai đoạn

2015 - 2⁄(J2/1 G5 ọ Họ TH HT 00 0 000000 70

2.3.1 Kết qua, hiệu quả dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệpchế biến, chế COO io MAááiááẳáaáaáầáẳẳẳdddddẳẳẮẰỒỒŨŨÚŨỮ 702.3.2 Một số hạn chế, nguyên nhân đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành

công nghiệp chế biễn, chế tq0 5:©2+- 5c St SEEEEEE E221 EErrrrkee 81

2.3.2.1 Một số hạn CE cecccccccccssesessesesvsserssvsvesssvsresesvsvssssvaecesvasseavavsaeatavseseaes 81

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn CUE cercecceccsscsssscessesvssesvessesvesseseeseeseeseees 86CHUONG III MỘT SO GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA DAU TƯ TRUC

TIEP NUOC NGOAI VAO NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN, CHE TAO

CUA VIET NAM DEN NAM 2025 - 2< 2£ se s£sESsEssEssEseeEeexsexsrssrse 89

Trang 5

3.1 Phương hướng, mục tiêu và cơ hội, thách thức trong hoạt động thu hút

von FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến năm 2025 89

SLL Phương HƯỚớng VA MUC f[ÊH LH HH Hiện 89

3.1.1.1 Phương hướng và mục tiêu chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 89

3.1.1.2 Phương hướng và mục tiêu chung về đầu tu trực tiếp nước ngoài

ngành công nghệ chế biến, chế tO cecscecscsseessesssesssesssessisssesssesssessesssesssseseseseee 93

EU CO 0à 1g 6 nan 95

° An su on 95 ° 2/9 98

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

ngành công nghiệp chê biên, chê tao của Việt Nam đên năm 2025 101

3.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

ngành công nghiệp chê biên, chê tao của Việt Nam đên năm 2025 106

KET LUAN 0 ESRSSSSnee eaa 111TÀI LIEU THAM KHAO wissessessessssssessessssssessessesssssssssessesssssssssessesssssssssessessssssesseess 112

Trang 6

tạo giai đoạn 2015 — 2021 c2 n2 n2 ng SH HE kh nh hy 54

Bang 2.4 Dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tao theo

hình thức giai đoạn 2015 — 2021 - c2 22 2S nà khe 56

Bảng 2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theođối tác đầu tư giai đoạn 2010 — 2021 (các dự án còn hiệu lực từ 01/01/2010 -

5/0/2720 eee e eden eee teens eae e teste neta eeenetaeee eats 59

Bảng 2.6 Dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tao ở ViệtNam theo địa bàn nhận đầu tư giai đoạn 2010 - 2021 (các dự án còn hiệu lực từ

01/01/2010 - 31/12/2021) cece cece nent eee eee TT nh nh chờ 64

Bảng 2.7 Đóng góp của một số ngành kinh tế quan trọng đến đầu tư trực tiếp nước

ngoài giai đoạn 2015 — 202] - SH HH nh nh nh kh 70

Trang 7

DANH MỤC BIEU DO VÀ SƠ DOBiểu đồ 2.1 Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới va tăng thêm

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2015 — 2021 55Biéu đồ 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến,chế tạo theo hình thức đầu tư giai đoạn 2015 — 2021 57

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Cơ cầu vốn FDI theo ngành năm 2021 -c<<<- 50Hình 2.2 Ty lệ doanh nghiệp dự báo xu hướng về khối lượng sản xuất ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 ccc c2 21121122111 11k vay 76

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 CNCB,CT Công nghiệp chế biến, chế tạo3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

4 DNLD Doanh nghiệp liên doanh

5 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á6 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

7 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN

8 Tpp Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược

xuyên Thái Bình Dương

9 TSCD Tài sản cô định10 GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư11 IP Chi tiéu san xuat nganh cong nghiép12 NSLD Năng suất lao động

13 EU Liên minh châu Âu

lá UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương

mại và Phát triên

Trang 10

PHAN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sựtăng trưởng kinh tế các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển

như Việt Nam, vì đây là ngoại lực bồ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả

năng kinh doanh, khả năng tô chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Trongsố các lĩnh vực mà có vốn đầu tư nước ngoài thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạoluôn là một trong những ngành dẫn đầu, quan trọng nhất không chỉ ở Việt Nam mà

còn ở nhiêu quôc gia trên thê giới.

Ở Việt Nam, vốn dau tư trực tiếp nước ngoài từ lâu đã là nhân tố chủ yếu thúcđây tăng trưởng kinh tế, cụ thể là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bởi đâylà một ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn và có sự đóng góp lớn nhất vào tổng sảnphẩm quốc nội của cả nước Đặc biệt, đây là một lĩnh vực có lượng von đầu tư trựctiếp nước ngoài cao nhất và thu hút được lớn nhất sự quan tâm của các nhà đầu tư, cóđến 58% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành chế biến, chế tạo Do vay, suphát triển của ngành là yếu tố quyết định đến hoạt động dau tư trực tiếp nước ngoài,hoạt động thương mại quốc tế và đặc biệt quan trọng đến vấn đề tăng trưởng của quốc

gia.

Và nghị quyết Đại hội Dang XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025, nước ta sẽ lànước đang phát triển có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức

thu nhập trung bình thấp, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên

25% Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 đã đặtmục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn

đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnhtranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tỉ trọng công nghiệp chế biếnchế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạtbình quân trên 10%/năm; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát

triển hiện đại Từ những mục tiêu trên có thể thấy, công nghiệp chế biến, chế tạo được

xác định là một trong những yếu té tao động lực tăng trưởng của giai đoạn tới

Trang 11

Đề đạt được những mục tiêu đã đặt ra, trong giai đoạn chiến lược tới, hoạt độngthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp Việt Nam đứng trước bối cảnh

hoàn toàn mới và những thách thức chưa từng gặp phải Bởi sự đóng góp của ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn còn nhiều vấn đề như chính sách về FDI còn nhiềubất cập; đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp trong nước ở ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng: các cụm công nghiệp hỗtrợ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa phát huy hết khả nang; tiềm lực của cácdoanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn yếu; trình độ công nghệ

của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự

phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn thiếu đồng bộ Vì vậy, Việt Namcần tăng cường hơn nữa hoạt động thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngànhchế biến, chế tạo dé tao động lực hoàn thành mục tiêu và thúc đây sự phát triển toàn

diện ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu lên được tầm quantrọng tác động của FDI đến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Bên cạnh đó

có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra được tương đối cụ thê các tác động này Do vậy, nộidung về tác động của FDI đến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Namlà van dé quan trọng va nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là thời điểm hiện tạicác nước đã hoàn tất đàm phán các hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP, và chắc chắn chúng sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam, cụ thé là cácngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Đó cũng chính là lý đo em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam giai đoạn 2015 -

2025” cho chuyên đề của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của dé án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề phân tích thực trạng đầu tư trực tiếpnước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2015 —

2021 Khoá luận này sẽ tập trung khái quát các tác động cụ thể của vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài đến ngành này và phân tích những kết quả tích cực, hạn chế và nguyênnhân của hạn chế này Từ đó, đưa ra một sé giải pháp tan dung tác động tích cực va

Trang 12

han ché tac động tiêu cực cua FDI vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ởViệt Nam đến năm 2025 trên một số khía cạnh cụ thé như xuất khâu, chuyền dịch cơcấu trong ngành, năng lực cạnh tranh của các ngành, hoạt động nghiên cứu triển khai,nguồn nhân lực, ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạovà chuyền giao công nghệ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nướcngoài bao gồm khái niệm, đặc điểm, các hình thức, vai trò và về ngành công nghiệpchế biến, chế tạo bao gồm khái niệm, đặc điểm ngành, phân loại và vai trò trongngành kinh tế

- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021 Phân tích, làm rõ

những điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đến năm 2025

- Khuyên nghị, dé xuât một sô giải pháp nâng cao hiệu quả dau tư trực tiêp nước ngoài vào ngành công nghiệp chê biên, chê tạo của Việt Nam đên năm 2025.

3 Két cau của dé án

Ngoài phân mở đâu và kêt luận, đê án được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dau tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp

chê biên, chê tạo của Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vàongành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đến năm 2025

Do kiến thức chuyên môn của bản thân còn hạn chế, cũng như thời gian hạn hẹp,nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, hạn chế Rất mong thầy, côđưa ra những nhận xét, đánh giá và góp ý cho chuyên dé dé em có thé hoàn thiện một

cách tốt nhất

Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 13

ngoài của một quôc gia.

Hiện nay có rat nhiêu định nghĩa vê dau tư trực tiêp nước ngoai.

Theo tổ chức thương mai thé giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khimột nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứdé phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phan lớn trường hợp, cả nhàđầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trongnhững trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản

được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD — UnitedNations Conference on Trade and Development) dua ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp

nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhânhoặc thé nhân (nha đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanhnghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài)”

Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1997) định nghĩa: “FDI là một hoạt động đầutư được thực hiện nhằm dat được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạtđộng trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích

của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.”

Chính phú Mỹ định nghĩa: ngoài những nội dung tương tự khái nệm FDI của

IMF và OECD, FDI còn gắn với “quyền sở hữu hoặc kiểm soát 10% hoặc hơn thécác chứng khoán kèm quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, hoặc lợi ích tương

đương trong các đơn vị kinh doanh không có tư cách pháp nhân”.

Trang 14

Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam năm 2014 (Điều 1), “Dau tw trực tiếpnước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền haybằng bat kỳ tài sản nào để tiễn hành hoạt động dau tw.”

Tuy nhiên định nghĩa chung nhất cho rằng đầu tw trực tiếp nước ngoài là mộtloại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là

người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn dau tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tàisản có ở một nước khác với ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (control- tham giavào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sáchphát triển của công ty) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước

ngoài và đâu tư chứng khoán.

Như vậy về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế màchủ đầu tư bỏ vốn dé xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các cơ sởkinh doanh ở nước ngoài dé làm chủ sở hữu một phần hay toàn bộ cơ sở đó và trựctiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra

đầu tư Đồng thời họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoàiThứ nhất, FDI mang lại những khoản lợi nhuận cho nhà dau tư (mục đích chínhcủa các khoản dau tw FDI)

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận:theo cách phân loại ĐTNN của nhiều tài liệu và theo qui định của luật pháp nhiềunước, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một sỐ nước (ví dụ như ViệtNam) qui định trong trường hop đặc biệt FDI có thé có sự tham gia góp vốn của Nha

nước.

Dù chủ thé là tư nhân hay Nha nước, cũng cần khang định FDI có mục dich ưutiên hàng đầu là lợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triểnphải đặc biệt lưu ý điều này khi tiễn hành thu hút FDI Các nước tiếp nhận vốn FDIcần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thuhút FDI hợp ly dé hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

Trang 15

của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận

của các chủ đâu tư.

Thứ hai, mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng, các nhà đầu tư phải góp đây đủ sốvon tối thiểu dé có thể tham gia kiểm soát được doanh nghiệp tiếp nhận dau tư

Các chủ đầu tư quốc tế phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn phápđịnh hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước đề giành quyền kiểmsoát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quyđịnh không giống nhau về vấn đề này Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp vàAnh là 20%, Việt Nam là 30% và trong những trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng

không dưới 20%, còn theo qui định của OECD (1996) thì ty lệ này là 10% các cổphiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp — mức được công nhận chophép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp

Tỷ lệ góp von của các chủ dau tư quôc tê sẽ quy định quyên và nghĩa vụ của moi

bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này

Thứ ba, FDI có tinh lâu dai.

FDI là quá trình đầu tư nhằm thiết lập môi quan hệ kinh tế lâu dai với một doanhnghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việcquản lý Đây là hoạt động đầu tư có tính bền vững mang lại những lợi ích cho mộtdoanh nghiệp trên lãnh thé của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư,mục đích của chủ đầu tư cũng là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

Thứ tư, FDI là một hình thức dau tư quốc tế trong đó chủ dau tư của một nướcdau tu toàn bộ hay phan đủ lớn vốn dau tư cho một dự án ở nước khác nhằm giànhquyên quản lý hoặc kiểm soát dự án đó của NPT nước ngoài

Ở Việt Nam, các NBT nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạtđộng đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểmsoát hoạt động đầu tư nước ngoài theo quy định khác của pháp luật có liênquan.Những khoản đầu tư này có khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với việc quản lýdoanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau như : (i) Thành lập hoặc mở rộng một DNhoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ dau tu; (ii) Mua lại toàn bộ

Trang 16

Thứ sáu, FDI là hình thức “kéo dai” tuổi thọ của công nghệ và sản phẩm.Có rất nhiều quốc gia trên thế giới phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ như:Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng tại những quốc gia này những lợi thế so sánh kháclại phải trả một cái giá đắt đỏ hơn Bởi vậy, các NDT ở các quốc gia phát triển thườngtìm đến những vùng kinh tế của quốc gia khác đặc biệt là các nước đangphát triển đểtận dụng lợi thế so sánh vùng về giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ, cần cu,

giàu tài nguyên khoáng sản mà chưa được phát triển, khai thác Đến với những miềnđất này, các NDT thường mang theo những công nghệ, sản phẩm đề có thé phát triểnbền vững và lâu dài trên thị trường quốc tế, giành ưu thé kiểm soát thị trường.Đề cóđược sự phát triển lâu bền ấy, các quốc gia phát triển thường đem theo nhiều côngnghệ tiên tiến , phù hợp để phát triển sản phẩm với nhiều đặc tính ưu việt, kéo dàituôi thọ của các sản pham cũng như công nghệ thay vì tính truyền thống kém lâu bền

của nhiều sản pham thủ công

Thứ bảy, FDI là quá trình hội nhập quốc tế.Đứng trước xu hướng phát triển chung toàn cầu hoá, sẽ là một tín hiệu tốt chocác vùng của quốc gia đang phát triển thu hút được FDI đầu tư vào địa phương mình,nhằm đem lại lợi ích cao trong nền kinh tế bên cạnh đó còn duy trì được quan hệ hợp

tác cũng như mở rộng quan hệ với nhiêu quôc gia trên thê giới, tạo đòn bây cho quá

Trang 17

trình ngoại thương phat triển Mở rộng được thị trường cũng như uy tin quốc gia trênbản đồ thé giới Thời gian cũng đã minh chứng rang, sau hơn 30 năm mở cửa, hộinhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫncủa các nhà đầu tu (NDT) nước ngoài Nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh,số vốn đăng ký và số vốn thực hiện đều có sự cải thiện so cùng kỳ các năm Từ đóđưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư đáng tin cậy của NDT quốctế, Việt Nam được biết đến nhiều hơn với sự phát triển kinh tế vượt bậc trong khu

vực thay vì một nước nghẻo nàn, lạc hậu.

Thứ tám, FDI hoạt động theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”, không gây nợ cho

nước tiép nhận.

Vốn FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, họ mangvốn đến nước khác dé đầu tư Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốn FDI tại vùngkinh tế của nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốcgia, đây là một ưu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác Việc mang vốntừ bên ngoài vào đầu tư tại vùng của nước sở tại sẽ tạo thêm nhiều vốn cho đầu tư,nhất là những vùng kinh tế của nước đang phát triển và vốn này không phải là khoảnnợ của quốc gia, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơnnhiều so với các khoản vốn vay quốc gia khác Đề được gọi là vốn FDI thì phía nhàđầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ nhất định, lượng vốn này tùy theo quyđịnh của từng nước và được thay đổi thay đôi theo thời gian

Thứ chín, FDI có độ rủi ro cao.

Cũng giống như các hoạt động đầu tư khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài có độrủi ro cao Nguyên nhân là do đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều chủ thé tham gia,bao gồm ca chủ thé trong và ngoài nước Vì thế rat dé xảy ra xung đột nếu không cócác hợp đồng chặt chẽ, phù hợp lợi ích của các bên Thêm vào đó, đầu tư trực tiếpnước ngoài còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như chính trị, pháp luật, kinh té,

xã hội ở ca nước nhận đâu tư và nước chu dau tu.

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoàiCác hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thê được phân loại dựa theo nhiều

hình thức khác nhau, cu thé: theo cách thức xâm nhập; theo quan hệ ngành nghé, linh

Trang 18

vực giữa chủ dau tư và đôi tượng tiêp nhận dau tư; theo định hướng của nước nhận

đầu tư; theo định hướng của chủ đầu tư; và theo hình thức pháp lý

(i) Theo cách thức xâm nhập:

- Dau tu mới (new investment) là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cosở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lạinhững cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động Như tên gọi đã thé hiện, hang đầutư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chỉ nhánhmarketing, hoặc các cơ sở khác dé phục vu cho mục đích sử dung của minh Daychính là những gi mà hãng Ford đã làm, vi du như thành lập một nha máy rat lớn ở

bên ngoài Valencia, Tay Ban Nha.

- Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạtđộng hay cơ sở sản xuất kinh doanh Vi du, khi hãng Home Deport thâm nhập vào thịtrường Mexico, mua lại các cửa hang và tài sản của một nha ban lẻ các sản phamcông trình kiến trúc, Home Mart Nhà sản xuất máy tinh cá nhân Lenovo của TrungQuốc đã quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phưong thức mua lại đầy tham vọng Năm2004, Lenovo mua lại việc kinh doanh PC của IBM, với giá trị vào khoảng hai phầnba doanh thu của hãng năm 2005 Cuộc mua bán này đã mang đến cho Lenovo nhữngtài sản phương thức giá trị, như là thương hiệu và mạng lưới phân phối Việc mua lại

đã giúp Lenovo nhanh chóng mở rộng việc vươn tới các thị trường và trở thành công ti toàn câu.

- Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ

cùng góp vốn chung đề thành lập một công ty mới và lớn hơn Sáp nhập là hình thứcphổ biến hơn giữa các công ty có cùng quy mô bởi vì họ có kha năng hợp nhất cáchoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối Một ví dụ gần đây là về việc sáp

nhập giữa Lucent Technologies của Hoa Kỳ với Alcatel của Pháp Sự sáp nhập nay

đã tao ra công ti chuyên về kinh doanh các thiết bị viễn thông toàn cầu lớn nhất thé

giới (Alcatel - Lucent) Giống như liên doanh, sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quảtích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tínhlại ích kinh tế của quy mô, giảm chi phí bang cách loại bỏ những hoạt động thừa, cácchủng loại sản phẩm, dịch vụ bán hàng rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn Sựsáp nhập qua biên giới cũng đối mặt với nhiều thách thức do những khác biệt về văn

hóa, chính sách cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa các

Trang 19

dau tư và chi phí vận tai.

- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tớikhông phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớnhơn trên toàn thế giới và có thê có cả thị trường ở nước chủ đầu tư Các yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức này là khảnăng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyênvật liệu, bán thành phẩm

- FDI theo các định hướng khác của chỉnh phú: Chính phủ nước nhận đầu tư cóthé được áp dụng các biện pháp khuyến khích dau tu dé điều chỉnh dòng vốn dau tutrực tiếp nước ngoài chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví đ như tăngcường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh

toán.

(11) Theo hình thức pháp lý

- Hợp dong hợp tác kình doanh: là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bênđể tiền hành đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ trách nhiệm chia kết quả kinh

doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên

cơ sở hợp đồng liên doanh kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt cóthé được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, dé tiến hành đầu tư

và kinh doanh tại nước sở tại.

Trang 20

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lývà chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

- BOT, BTO, BT:

+ BOT (Build-Operate-Transfer, Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao): là hìnhthức đầu tư dưới hang hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà dau tư tư nhân bỏ vốnxây dựng trước (Build), sau đó vận hành và khai thác (Operate) một thời gian và cuốicùng là chuyền giao (Transfer) cho nhà nước sở tại

Tương tự BOT còn có hai loại hình khác là BTO va BT.

+ BTO (Build - Transfer — Operate, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), làhình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền và nhà đầu tư để xâydựng công trình, sau khi xây dựng xong, nha đầu tư chuyển giao công trình đó chonước sở tại; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trongthời hạn nhất định dé thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

+ Còn BT (Build — Transfer, xây dựng - chuyển giao) là hình thức đầu tư đượckí giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền và nhà đầu tư dé xây dựng công trình kếtcau hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyền giao công trình đó cho nướcsở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác dé thu hồi vốnđầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng

BT Tùy theo từng công trình và mục đích của nhà nước mà họ thực hiện các loại hình BOT, BTO hay BT.

1.1.4 Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoàiĐầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một đặc trưng nồi bật của nền kinh tế thếgiới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đây quá trình toàn cầu hoá Trên phươngdiện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi chỉ phí FDImang lại lợi ích và cả rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Tácđộng của FDI được thé hiện:

1.1.4.1 Đối với nước đi đầu tư

- Tác động tích cực

Trang 21

Có thé nhận thấy lợi ích của FDI thông qua các nội dung sau :Thứ nhát: Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thé so sánhcủa nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vậnchuyên, chi phí sản xuất khác và thué ), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, nâng caohiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi rođã đầu tư so với chỉ tập trung vào thị trường trong nước

Thứ hai: Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các nước đidau tư, thường là nước phát triển, có thể chuyền giao công nghệ cho nước nhận đầutư dé họ có thé nhanh chóng đổi mới công nghệ, kéo dài thêm chu kỳ sống của sảnphẩm, hoặc dé mua khấu hao, cũng như dé tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và

tăng thêm lợi nhuận.

Thứ ba: FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấpnguyên liệu 6n định với giá phải chăng Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồidào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên đóchưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Thông qua việc đầu tư khaithác tài nguyên (như dầu thô), các nước chủ đầu tư ôn định được những nguồn nguyên

liệu nhập khâu phục vụ cho ngành sản xuât ở nước mình.

Thứ tw: FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêm sức mạnh về kinh tế và nângcao uy tín chính trị trên trường quốc tế Thông qua xây dựng nhà máy sản xuất vàothị trường tiêu thụ ở nước ngoai (đây là cách làm có có hiệu quả dé thâm nhập, mởrộng thi trường có triển vọng), các nước chủ đầu tư mở rộng được thi trường tiêu thụ,tranh được hàng rao bảo hộ mau dịch ở các nước, cũng như có thể thông qua ảnhhưởng về kinh tế dé tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà, có lợi cho

nước dau tư.

- Tác động tiéu cực

Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ matđi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giảiquyết việc làm Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nướcchủ nhà không đưa ra những chính sách khuyến khích cho việc đầu tư ra nước ngoài

Đâu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đôi mặt với nhiêu rủi ro hơn trong môi

Trang 22

trường mới về chính trị, sự xung đột của quốc gia hay đơn thuần chi là sự thay đổitrong chính sách và pháp luật của quốc gia Tiếp nhận tất cả những điều đó đều khiếncho các doanh nghiệp có thé rơi vào tình trang mắt tài sản, cơ sở hạ tang Do vậy màhọ thường phải đầu tư vào các nước ồn định về chính trị cũng như ổn định trong chính

sách và môi trường kinh tê.

1.1.4.2 Đối với nước tiếp nhận dau tư

- Tác động tích cực

+ Nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư để khai thác tốt nhấtcác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý Bởi lẽ các nước tiếp nhận thì thườnglà nước đang phát triển có nguồn lao động rẻ, rồi rào nhưng thiếu vốn và công nghệdé khai thác các nguồn tài nguyên

+ Tạo điều kiện dé khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định

mức von góp tôi đa mà chỉ quyêt định mức von gop tôi thiêu cho nhà dau tư.

+ Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh

nghiệp nước ngoài có thé tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được

kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.

+ Tạo điều kiện dé tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốncũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống

nhân dân.

+ Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến

công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh

tranh với doanh nghiệp nước ngoai, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài

có thé mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư

- Tác động tiêu cực

+ Nếu không có quy hoạch cụ thé và khoa học, sẽ có thé dẫn tới đầu tư tràn lan

kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên có thé bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả là

gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trang 23

+ Môi trường chính trị trong nước có thé bị ảnh hưởng, các chính sách trong

nước có thể bị thay đôi do khi đầu tư vào thì các nhà dau tư thường có các biện pháp

vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình.

+ Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vao nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước

đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế, gây ô

nhiễm môi trường.

+ Các lĩnh vực và địa bàn đâu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đâu tư nước

ngoài mà không theo ý muôn của nước tiêp nhận Do vậy việc bô trí co cau dau tư sẽ gặp khó khăn, tạo ra sự phát triên mât cân đôi giữa các vùng.

+ Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiềudoanh nghiệp trong nước bị phá sản; ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế do sự

di chuyên của các luông von cũng như luông hàng hoá ra vào trong nước.

+ Ngày nay hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia, vì thế các nước

tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyền thànhdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các van đề chuyền nhượng giá nội bộ của các

câu tiêu dùng trong nước và xuât khâu với hiệu quả kinh tê cao.

1.2.1.2 Đặc điểm ngành Công nghiệp chế biến, chế tao- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tính đa cấp

Trang 24

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tập hợp của hệ thống nhiều ngành nhưchế tạo máy, hóa chất, thực phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.Trong những ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chỉ tiết, chặt chẽ

Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tổng hợp hóa có vai trò đặc

biệt quan trọng trong sản xuất công nghiệp

Do đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tính đa cấp thê hiện ở các doanh

nghiệp tham gia hoạt động sản xuất trong năm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giátrị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Một sản phẩm có thé đơn giản như quan áo tớicác sản phâm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như ô tô, máy tính đều trải qua một quátrình sản xuất, bắt đầu từ nguyên liệu thô, qua các giai đoạn khác nhau cho tới khi giátrị được tích lũy vào thành phẩm cuối cùng Trong chuỗi giá trị này, các nhà cung cấpđược phân loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào chuỗi giá trị Trên nhất là nhà lắpráp sản phẩm cuối cùng Tiếp đó là lần lượt là các nhà cung cấp các sản phẩm trung

gian đê tạo ra sản phâm cuôi cùng.

Tính đa cấp của ngành công nghiệp chế biến, chế tao dẫn tới sự phân hóa khá rõ

rệt trong các thành phân tham gia ngành công nghiệp chê biên, chê tao Các nhà cung cap ở các cap khác nhau sẽ khác nhau vê quy mô von, quy mô sản xuât, vê sở hữu,

công nghệ, về quản lý, khách hàng, mối quan hệ với khách hàng

- Sản xuất công nghiệp chế biến có tính chất tập trung cao độDo tính chất đa cấp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nên tập một sốlượng doanh nghiệp lớn với các cấp độ quy mô về vốn và lao động khác nhau, sốlượng các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm trung gian trong công nghiệp chế biến, chếtạo rất lớn và đa phần các doanh nghiệp ở cấp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Vi dụ trong ngành ô tô dé sản xuất ra được một chiếc ô tô chỉnh cần có sự tham dự

của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác, do đóphát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn tạo điều kiện cho các nhóm tiêu

ngành của công nghiệp chế biến, chế tạo cùng phát triển

Tính tập trung cao độ của ngành công nghiệp chế biến, chế tao thé hiện sự liênkết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành công nghiệp tạo rasản phẩm cuối cùng, nó được thế hiện ở không gian sản xuất, máy móc thiết bị và

nhân công, sản phâm.

Trang 25

Không gian sản xuất: Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đòi hỏimột quy mô lớn, tập trung nhiều ngành thành khu liên hợp, tạo điều kiện liên kết giữa

các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi

Máy móc thiết bị: trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là có nhiều phânngành đòi hỏi sự phức tạp và ti mi trong hoạt động sản xuất, do đó trang thiết bị trongngành này đòi hỏi số lượng lớn và việc vận hành phức tạp trong hoạt động sản xuất

Công nghệ đối với máy móc thiết bị, tại các nớc đang phát triển hầu hết sử dụngcác công nghệ trung bình do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyền giao lại, dovậy máy móc thiết bị đã bắt đầu có xu hướng lạc hậu so với thế giới Tại các nướcphát triển hầu hết công nghệ đều là công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn cả, một phầndo công nghệ được phát minh tại quốc gia đó, một phần do vấn đề gia tăng năng suấtlao động Chính sự khác biệt lớn này tạo khoảng cách công nghệ lớn giữa các quốc

gia.

Nhân công, sản pham: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đòi hỏi một đội ngũlao động lớn, đặc biệt tại các nước đang phát triển trong ngành mức độ thâm dụng laođộng cao như dệt may và da giày, do trong ngành này chủ yếu sử dụng công nghệtrung bình và thấp do vậy sản phẩm tao ra có giá trị gia tăng thấp và chủ yếu là hoạtđộng gia công Tuy nhiên tại các nước phát triển, do vận dụng các công nghệ hiện đạitrong sản xuất, do đó đòi hỏi một trình độ lao động cao hơn, có tay nghề cao, do vậysản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại các quốc gia này có giá trịgia tăng rất cao, như trong ngành sản xuất ô tô và chế tạo máy bay

- Đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệSự đa dạng về công nghệ sản xuất trong công nghiệp chế biến, chế tạo xuất pháttừ hoạt động sản xuất trong các phân ngành của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,từ các ngành sản xuất sản phẩm trung gian đến các ngành sản xuất các sản pham cuốicùng, do đó có rất nhiều công nghệ ứng với mỗi ngành Bên cạnh đó, hoạt động sảnxuất dé tạo ra sản phẩm cuối cùng đòi hỏi sự tham gia liên kết với các ngành sản xuấtsản phẩm trung gian, do đó trình độ công nghệ ở mỗi vị trí của ngành trong chuỗi sảnxuất rất khác nhau, chưa kê đến ngay trong các ngành sản xuất sản phẩm trung gianthì lại có sự cách biệt về công nghệ, do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm cũngrất khác nhau

Trang 26

Ví dụ: Với các sản phẩm có mức độ phức tạp cao như ô tô, hàng chục nghìn linhkiện của một chiếc xe đòi hỏi vô số công nghệ cùng với trình độ công nghệ rất khácbiệt và liên quan tới nhiều lĩnh vực sản xuất mà hầu hết các ngành này lại năm trongngành công nghiệp chế biến, chế tạo, từ sản xuất cao su, nhựa cho tới gia công cơ khí,điện tử điều khiển chính xác Nhiều bộ phận tinh xảo có giá tri gia tăng lớn, đòi hỏi

kỹ thuật sản xuất, công nghệ rất cao như những bộ phận điều khiến, điện tử, may.

Ngược lai có những chi tiết đòi hỏi kỹ thuật sản xuất không quá khó có thé mua sắmtừ những nhà cung cấp cấp thấp đề lắp ráp thành những cụm linh kiện

Với nhiều phân ngành khác biết trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã

tạo nên sự đa dạng trong công nghệ của các ngành, tương ứng nó là sự khác biệt trong

trình độ của công nghệ, điều này tạo ra đặc điểm đặc trưng của ngành công nghiệp

chê biên, chê tạo.

1.2.2 Phân loại của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạoPhân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng: đây là hoạt độngphân chia dựa trên vị trí của ngành trong chuỗi giá trị sản xuất Dé có thé xem xét vaitrò của ngành đó là là sản phâm dé tiêu thụ hay sản phẩm là sản phẩm trung gian chohoạt động sản xuất tạo ra sản phâm cuối cùng được đưa tới tay người tiêu dùng Vidụ: công ty hoạt động trong ngành chế tạo linh kiện điện tử, sản phâm của ngành nàychính là đầu vào cho quá trình sản xuất cho ngành lắp ráp điện thoại

Phân loại theo ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dựa trên tính tương tự củasản phẩm: Việc phân loại trong ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chếbiến, chế tạo nói riêng rất quan trọng nó đảm bảo cho việc xác định vai trò, vi tri của

các nhóm tiêu ngành của nên kinh tê và trong ngành công nghiệp.

1.2.3 Vai trò của ngành Công nghiệp chế biễn, chế tạo trong ngành kinh té* Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo góp phần tăng trưởng kinh tế

Thực tế cho thây tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ vốn đầu tư cao.Vốn dau tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trongnước và vốn ngoài nước Dau tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quantrọng cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước,tạo ra thế và lực mới cho phát triển, đây là nhóm ngành có tổng vốn đầu tư lớn nhất,

Trang 27

sản xuât toàn câu.

* Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho

người lao động

Sự lớn mạnh của công nghiệp chế biến, chế tạo tạo ra lợi ích ngay trước mắt là

tạo việc làm, giảm gánh nặng về thiếu việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho ngườilao động, tăng phúc lợi xã hội Nâng cao chất lượng lao động bởi tiếp thu công nghệ,kỹ năng của các công ty xuyên quốc gia: vốn FDI tạo cơ hội cho ngoiời lao động thamgia nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt làcông ty đa quốc gia là nơi có trình độ lao động và công nghệ rất cao, do đó người laođộng nâng cao khả năng bản thân, tham gia vào phân công lao động sâu sắc và tích

cực đóng góp vào chuôi sản xuât toan câu.

* Một sô vai trò khác

Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực làm đây nhanh quá trình công nghiệphóa — hiện đại hóa ở các nước đang phát triển Xây dựng cơ sở vat chất, chuyền đôi

công nghệ tích cực theo kịp công nghệ mới của thế giới

Phát triển công nghệ trong nước: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vaitrò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học công nghệ, nâng caonăng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước nhận đầu tư công nghệ đợc chuyển

giao thông qua các doanh nghiệp FDI và công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng

Trang 28

đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn Việcchuyền giao những công nghệ hiện đại này đã góp phần nâng cao năng lực sản xuấtcủa nên kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và gop phan quá trình chuyển dịchkinh tế

Với những đóng góp to lớn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nềnkinh tế quốc dân đã ngày càng khang định vai trò to lớn trong nền kinh tế và xã hội,

phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không chi thúc đây phát triển của quốcgia mà còn tăng cường mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới thông quahoạt động đầu tư quốc tế, thúc đây quan hệ hợp tác khăng khít về chính trị

1.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo1.3.1 Vai trò của của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công

nghiệp chê biên, chê tạo

Việc tăng cường thu hút von dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngànhcông nghiệp chế bién, chế tạo ở Việt Nam là rất cần thiết

Điều đó trước hết xuất phat từ một thực tế rằng dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI)tại Việt Nam trong thời gian qua tuy đã đạt được những thành tựu đáng ké nhưngchưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của đất nước Ngoài ra, những cơ hội, tháchthức đối với Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới và nhu cầu vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước trong tương lai cũng

là những nhân tố quy định tầm quan trọng của các giải pháp đó

Công nghiệp chế biến, chế tạo được ví như xương sống của nên kinh tế, là nêntang và là động lực dan dat tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam ÖViệt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ lâu đã là nhân tố chủ yếu thúc day tăngtrưởng kinh tế, cụ thé là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bởi đây là mộtngành có kim ngạch xuất khâu lớn và có sự đóng góp lớn nhất 2016 — 2021 vào tổngsản phẩm quốc nội của cả nước, do đó đây là một lĩnh vực quan trọng thúc đây sựtăng trưởng và phát triên của nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh đó, đây là một lĩnh vực có lượng vốn dau tư trực tiếp nước ngoài caonhất và thu hút được lớn nhất sự quan tâm của các nhà dau tư, có đến 72% vốn FDI

trong ngành chế biến, chế tạo Do vậy sự phát triển của ngành là yêu tố quyết định

Trang 29

đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động thương mai quốc tế và đặc biệt

quan trọng dén van dé tăng trưởng của quôc gia.

Tuy nhiên sự đóng góp của nó vẫn còn nhiều vấn dé như chính sách vé FDI cònnhiều bất cập; đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp trong nước ở ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng; các cụm côngnghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa phát huy hết khả năng: tiềmlực của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn yếu; trìnhđộ công nghệ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức thấp; cơ sở hạ tầngphục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn thiếu đồng bộ

1.3.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạotheo hình thức dau tw

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoàivào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng thường theo các hình thức đầu tư

như sau:

- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà dau tư nước ngoàiHình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và phốbiến của dau tư trực tiếp nước ngoài ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Với hìnhthức này, các nhà dau tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thé của địa điểmđầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiễn bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệmquan lý trong hoạt động kinh doanh dé đạt hiệu quả cao nhất Hình thức này phổ biếnở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự ánquy mô lớn Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty con của công ty

mẹ Xuyên quôc gia.

Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhà không cầnbỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế,giải quyết việc làm cho người lao động Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nêncác nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và dé cạnh tranh, họ thường đầu tư côngnghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhăm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần

nâng cao trình độ tay nghê người lao động Tuy nhiên, nó có nhược điêm là nước chủ

Trang 30

nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối

tác dau tư nước ngoài và không có lợi nhuận.

- Thanh lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà dau tư trong nước và nhà

dau tu nước ngoài

Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay Hình thứcnày cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI DNLD là doanhnghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bênhoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các Bên nước ngoai dé đầu tư kinh doanh

tại nước sở tại

Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu những địa điểm đầutư phải ở nước sở tại Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rất lớn vào môi trườngkinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ hoản thiệnpháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh của nước sở tại Hình thức DNLD cónhững ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ đượcnguồn vốn lớn dé phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội dé đôimới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và

học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn

trong việc kiếm soát được đối tác nước ngoài Về phía nhà đầu tư, hình thức này làcông cụ dé thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạothị trường mới, góp phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nênkinh tế quốc tế Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là thường dé xuất hiện mâuthuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thê có sự khác nhau về

chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp

Nước sở tại thường rơi vao thé bat lợi do tỷ lệ gop vốn thấp, năng lực, trình độ quản

lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu

- Dau tư theo hình thức hợp dong hợp tác kinh doanh (BCC)Hợp đồng hop tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tưnhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành

lập pháp nhân.

Trang 31

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng và mọihoạt động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại Do đó, về phía nhà đầu tư,họ rất khó kiểm soát hiệu quả các hoạt động BCC Tuy nhiên, đây là hình thức đơngiản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rà nên thường được lựa chọn trong giaiđoạn đầu khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hút FDI Khi cáchình thức 100% vốn hoặc liên doanh phát triển, hình thức BCC có xu hướng giảm

mạnh.

- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BTBOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhànước có thâm quyền va nhà đầu tư nước ngoài dé xây dựng, kinh doanh công trìnhkết cầu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyên giao

không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam

BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầu tư, khaithác, chuyên giao được đảo lộn trật tự

Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết phải là Nhà

nước; lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng, sân

bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nước ; bắt buộc đến thời hạn phải chuyêngiao không bồi hoàn cho Nhà nước

Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạtầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn chongân sách nhà nước Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyên giao có được những côngtrình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực khác dé phát triển kinh tế Tuynhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách;nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, công nghệ

- Đầu tu mua cổ phan hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Trang 32

Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ở trên Khithị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thông,nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phan, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở

tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này

Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lỆ cô phần mà nhà đầu tư nướcngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với FPI Khi nhà đầu tư nước ngoài thamgia mua cô phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán nước sở tại, họ tạo nên kênhđầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cô phiếu vượt quá giớihạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia quan lý doanh nghiệp thì ho trở thành nhàđầu tư FDI Luật pháp Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển quy định tỷ lệ ranh giới nàylà 10% Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ này được quy định là 30%

Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ưu điểm cơ bảnlà dé thu hút vốn và có thé thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của nhữngdoanh nghiệp bên bờ vực phá sản Nhược điểm cơ bản là dé gây tác động đến sự ônđịnh của thị trường tài chính Về phía nhà đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạnghóa hoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng là hình thức đòi hỏi thủ tụcpháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn chế từ phía nước chủ nhà

1.3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biễn, chế tạotheo đối tác đầu tw

Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước được làmquen với các đối tác kinh tế mới từ nước ngoài Họ chắc chắn sẽ nhận thấy rất nhiềunơi cần cái họ đang có và ngược lại họ cũng đang cần những cái ở nơi đối tác đangcó Điều này dẫn tới nhu cầu phải tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nướcvà ngoài nước mà hệ quả của nó là có nhiều sản phẩm của một quốc gia được xuấtkhẩu đề thu ngoại tệ về cho đất nước, đồng thời cũng cần phải nhập khẩu một số loạimặt hàng mà trong nước đang cần Việc trao đổi thương mại này sẽ lại thúc đây cáccông cuộc đầu tư quốc tế giữa các nước vối nhau Như vậy, quá trình đầu tư nướcngoài và thương mại quốc tế có quan hệ biện chứng, là một quá trình luôn luôn thúc

đây nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển

Đặc biệt, đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp chế biến,chế tạo rất quan trọng, bởi qua đối tác đầu tư sẽ cho thấy các lĩnh vực trong ngành

Trang 33

công nghiệp chê biến, chế tạo mà mỗi đối tác đầu tư quan tâm, từ đó nhà nước có thé

lựa chọn hình thức xúc tiên đâu tư đê thu hút đôi tác chiên lược Qua sô dự án đâu tư và tông von đăng ký mới có thê môi liên hệ giữa quôc gia xuât xứ của nha dau tư va

loại ngành chê biên, chê tạo mà nhà đâu tư lựa chọn đâu tư.

1.3.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạotheo địa bàn nhận đầu tư

Bên cạnh vai trò là biện pháp đê có nguôn vôn bô sung quan trọng, việc thu hút dau tư trực tiêp nước ngoài ngành công nghiệp chê biên, chê tạo còn có tác động tích

cực đên việc huy động các nguôn vôn khác của địa phương nhận đâu tư.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các địa phương trong vùng: Mụctiêu hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, các nhà dau tư tiến hànhđầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đưa lại hiệu qua cao nhất dé mang lạihiệu quả cao nhất thì hoạt động sản xuất kinh đoanh cần được tập trung tối ưu hóa.Như vậy, bên cạnh việc tối đa hóa lợi ích cho các chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của địa phương nhận đầu tưtiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệpcó vôn đầu tư nước ngoài vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnthì phải thay đôi, học hỏi và nâng cao trình độ quản lý, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật,công nghệ, nguồn vốn nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, mở rộng thịtrường nội địa và có thé xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho người lao động và gia

tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

- Góp phan thúc day chuyển giao công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng kinh tế thu hút thành công.Đầu tư nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng tiếp nhận đầu tư không chỉdiễn ra thông qua hình thức chuyền vào nơi tiếp nhận đầu tư một lượng vốn bằng tiềnmà còn bang cả nguồn vốn là tài sản hữu hình như: máy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu và nguồn vốn là tài sản vô hình như: công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết

quản lý, kỹ năng quản lý lao động, tác phong làm việc công nghiệp Thêm vào đó

khi chuyên giao công nghệ không chỉ đơn thuần là nhập khẩu công nghệ, mà cònchuyển giao các nguyên lý hoạt động vận hành, sửa chữa, bảo hành, mô phỏng vàphát triển các công nghệ đó Với trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu,

việc vùng kinh tê của các nước đang phát triên tự nghiên cứu đê phát triên công

Trang 34

nghiệp là một việc làm mất rất nhiều thời gian và tốn kém Vì vậy, dé theo kịp trìnhđộ công nghệ hiện đại của thế giới, con đường nhanh nhất đối với các nước đang pháttriển trong đó có các vùng kinh tế là chuyên giao công nghệ và thu hút nguồn vốnFDI Day là phương thức nhanh nhất và tốt nhất dé các địa phương tiếp thu được côngnghệ có trình độ cao hơn Ngoài việc chuyền giao công nghệ, đi kèm với nó là chuyên

giao kỹ thuật, chuyển giao kỹ năng quản lý

- Tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong vùng Thông qua thu hút FDIcó thêm tiền dé dé các nước tiếp nhận dau tư nói chung, các địa phương nói riêngkhai thác các nguồn lực sẵn có trong nước hướng đến mục tiêu phát triển KT-XH.Ngoài ra, mức tăng vốn đầu tư không những tác động tích cực đến tăng trưởng kinhtế mà các tác động đến các yếu tố khác như số lượng lao động, năng suất lao động

cũng tăng lên.

- Góp phan thúc day chuyển dịch cơ cầu kinh té của các địa phương trong vùng.Đề hội nhập kinh tế và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế thế giới đòihỏi địa phương tiếp nhận đầu tư phải thay đổi cơ cau kinh tế cho phù hợp với thônglệ quốc tế Sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia gần với trình độ phát triểnchung của thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hút nguồn vốn FDIvà ngược lại, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ góp phần thúc đây nhanh quátrình chuyền dich cơ cấu kinh tế

- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động trong vùng Nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài tiễn hành đầu tư vào địa phương tiếp nhận dau tư thông qua các hoạt độngsản xuất kinh doanh tại nơi đó, và dé khai thác lợi thé so sánh của địa phương tiếpnhận đầu tư đó là sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ nhăm nâng cao năng lực cạnh tranhvới các đối thủ khác, tăng hiệu quả đầu tư Chính vì vậy, hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo ra nhiều việc làm mới, thu hútmột lượng lớn lao động, nhân công làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài Các địa phương đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻtuy nhiên trình độ lao động thấp và có địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú Tuy nhiên do thiếu vốn, thiếu công nghệ nên các địa phương không thékhai thác hết tiềm năng của vùng và hoạt động FDI giúp các vùng giải quyết đượcbài toán thất nghiệp, khai thác được tiềm năng của nguồn lao động déi dao, tài nguyên

thiên nhiên và tình trạng thiêu vôn.

Trang 35

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành

công nghiệp chê biên, chế tạo

1.3.5.1 Chỉ tiêu đánh giá trực tiếp

- Quy mô các dự án dau tư trực tiép nước ngoai vào ngành công nghiệp chê biên, chê tạo:

+ Số dự án được cấp mới: là số lượng dự án được nhà đầu tư nước ngoài camkết tiến hành hoạt động đầu tư (đối với các dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án độclập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ) Sốlượng dự án được cấp mới cho thấy sự thu hút của môi trường đầu tư

+ Tổng vốn đăng ký: là tổng số vốn góp băng tiền hoặc tài sản hợp pháp, lợinhuận dé lại và các hình thức vốn khác do nha đầu tư nước ngoài cam kết đưa vào

địa phương để tiến hành hoạt động đầu tư Vốn đăng ký bao gồm vốn cam kết củanhà đầu tư nước ngoài theo giấy phép cấp mới (đối với các dự án thực hiện lần đầuhoặc dự án độc lập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầutư trong kỳ); và cấp bô sung (đối với các dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nângcao công suất, năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượngsản pham, giảm 6 nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giây chứngnhận đầu tư trong các năm trước) Quy mô vốn đăng ký cho thấy sức hấp dẫn của môitrường đầu tư cũng như mức độ tin cậy của nhà đầu tư đối với địa phương tiếp nhậnvốn FDI

+ Tổng vốn thực hiện: là số vốn thực tế do các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư

tại địa phương tiếp nhận vốn, bao gồm chi phí xây dựng các công trình, nhà xưởng,mua sam máy móc thiết bị Quy mô vốn thực hiện thé hiện hiệu quả của hoạt độngxúc tiễn đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước, cũng như hiệu lực thực thi của các văn bảnpháp luật Về mặt lý thuyết, vốn FDI thực hiện thường nhỏ hơn vốn FDI đăng ký của

dự án.

+ Tỷ lệ % vốn thực hiện so với vốn đăng ký (tỷ lệ giải ngân): Quy mô vốn FDIđăng ký và thực hiện càng lớn thé hiện địa phương đó thành công trong thu hút vốnFDI Bên cạnh đó, khi xem xét khoảng cách giữa quy mô vốn đăng ký và vốn thựchiện có thể đánh giá được mức độ thực hiện của hoạt động đầu tư trong năm đó.Khoảng cách đó được thê hiện thông qua tỷ lệ giải ngân Đó là tỷ lệ phần trăm của

Trang 36

vốn FDI thực hiện trên tong vốn FDI đăng ky theo thời gian Tỷ lệ giải ngân lớn thé

hiện sự thống nhất giữa cam kết và thực hiện của hoạt động đầu tư Ngược lại, tỷ lệ

nhỏ hàm ý những vấn đề nảy sinh trong quá trình giải ngân vốn như thủ tục hànhchính, sự lưỡng lự của nhà đầu tư khi bắt tay vào hoạt động đầu tư, hay điều kiện toàncầu và khu vực có biến động

- Cơ cầu vốn FDI đăng ký, thực hiện theo hình thức đầu tư:FDI có các hình thức dau tư chủ yếu sau: DN 100% vốn dau tư nước ngoài; DNliên doanh; Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợpđồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, PPP Ngoài ra còn có một số hình thứckhác như DN cô phần có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ nhánh của công ty nước ngoàihoặc công ty con ở nước khác, công ty nắm giữ cô phần của các công ty đa mục tiêu,đa dự án (Holding Company), đầu tư phát triển kinh doanh, mua cô phần hoặc gópvốn đề tham gia quản lý hoạt động đầu tư Bên cạnh đó, còn có các phương thức tôchức đầu tư khác tại các khu chế xuất, KCN, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế.Mỗi hình thức FDI đều có những đặc điểm riêng Do vậy, cần đa dạng hoá các hìnhthức FDI cho phù hợp với cơ cấu chung của nền kinh tế, quy hoạch phát triển của

quốc gia, từng ngành, từng địa phương

- Cơ cầu FDI đăng ký, thực hiện chia theo dia ban đầu tư: Phần lớn các dự ánFDI thu hút được thường tập trung ở các đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiệnphát triển kinh tế thuận lợi, trình độ nhân lực phát triển Do vậy, sự thiếu đồng bộtrong tạo dựng các yếu tổ cho triển khai thực hiện các dự án FDI là nguyên nhân cản

trở việc thu hút có hiệu quả nguôn vôn này.

- Cơ cau FDI đăng ký, thực hiện theo đối tac đầu tư: Chỉ tiêu này đo bang sốlượng các nước có vốn đầu tư vào địa phương có gắn với vị thế của các nước đó trongnền kinh tế thé giới dé thay được mức độ hap dẫn của địa phương tiếp nhận vốn FDI

- Tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến,chế tạo: Vốn đầu tư trong công nghiệp có nguồn gốc từ trong nước hoặc ngoài nước.Mỗi quốc gia có nguồn vốn trong nước khác nhau, có quốc gia thì thừa vốn, có quốcgia thì thiếu vốn Có quốc gia thì thừa vốn ngành này nhưng lại hạn chế ngành khác.Đối với các nước đang phát triển, thực sự là thiếu vốn trầm trọng, chỉ bằng nguồnvốn trong nước không thê phát triển được ngành công nghiệp, vì vậy FDI đã đóng

Trang 37

góp một phan quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho ngành công nghiệp Ởcác nước đang phát triển, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được coi là mũi

nhọn, ưu tiên, thường thiêu vôn đâu tư trâm trọng.

Do đó, nguồn vốn FDI là một sự bố sung vốn quan trọng nhất trong các ngànhnày Tuy nhiên, nếu nguồn vốn đồ vào vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

trình độ kém, sử dụng lao động giản đơn, lãng phí tài nguyên thiên nhiên này vẫn gia

tăng Nguyên nhân là các chủ đầu tư nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia muốntận dụng triệt để nguồn tài nguyên đổi dao và nguồn lao động rẻ mat ở các quốc giađang phát triển Vì vậy khi FDI vào nước nhân đầu tư có tăng cao đi nữa thì chỉ làmtăng mặt con số về tông FDI, còn về chat lượng FDI thì không được đảm bảo và nếuthực sự FDI vào các ngành như vậy sẽ gây ra hậu quả lớn cho sự phát triển và môi

trường.

- Tăng trưởng sản lượng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạoNguồn vốn FDI là một trong các nguồn lực đầu vào Vì là nguồn lực đầu vàonên nguồn vốn FDI tăng thì sản lượng tăng Sản lượng tăng là biểu hiện tăng trưởngvề mặt lượng, trong ngắn hạn giúp hình thành nền tảng của ngành công nghiệp, tạocông ăn việc làm, khăng định vai trò của ngành công nghiệp là có phát triển mạnhcông nghiệp thì mới phát triển được nền kinh tế Nguồn vốn FDI đồ vào các ngànhtrọng tâm, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mũi nhọn đang thiếu vốn thì gópphần nhanh chóng làm gia tăng năng suất và sản lượng của ngành công nghiệp chế

biên, chê tao một cách bên vững, dai hạn.

Ngược lại, nếu nguồn vốn FDI đồ vào các ngành không cần thiết, không trongchiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì ít có khả năng tạo

ra một sự thay đôi đáng kể tới năng suất và sản lượng, không tạo ra được sự phát triển

dai hạn mặc du có một số kết quả trong ngắn hạn Do đó, cần lưu ý rằng, tăng trưởngsản lượng chỉ là tăng trưởng về mặt lượng không nên thu hút FDI một cách ạt để

tăng sản lượng, trong nhiều trường hợp phải hạn chế dé duy trì tăng trưởng mặt chat,

phát triên bên vững của nên kinh tê.

- Chuyén dich cơ cau kinh tế nhanh, hợp ly

Trang 38

Đây là tăng trưởng về mặt chất, liên quan tới cơ cấu vốn, sử dung vốn Chuyểndịch cơ cấu kinh tế là thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái kháccho phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển kinh tế Đối với ngành côngnghiệp, đó là sự chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền công nghiệp Nguồn vốnFDI vào ngành công nghiệp từ các quốc gia khác, các công ty đa quốc gia, các lĩnhvực khác nhau, do đó tác động làm thay đổi cơ câu tổng nguồn vốn trong từng ngànhcông nghiệp từ đó làm thay đổi cơ cấu các ngành trong nền công nghiệp Do đó nếunguồn vốn FDI được kết hợp môi trường đầu tư tốt, các chính sách thu hút và sử dụnghiệu quả sẽ tạo ra các bước chuyền dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hợp lý

Ngược lại, nguồn vốn FDI sẽ làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế bất hợp lý, tạo ramột ngành công nghiệp chế biến, chế tạo rời rạc, không có sự phát triển đồng bộ vàgắn kết Hơn nữa, sự chuyền dich cơ cấu lại chuyên dịch sang những ngành khôngđem lại nhiều giá trị như các ngành chế biến, chế tạo không sử dụng nhiều máy móc,

công nghệ hiện đại, không tạo ra được hiệu ứng tràn giúp các doanh nghiệp trong

nước và các doanh nghiệp ngành khác phát triển, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến nềnkinh tế, thậm chí làm nền kinh tế suy giảm

- Giá trị xuất khẩu tăng, thúc đâu hoạt động xuất khẩuTăng trưởng sản lượng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn thúc đâyxuất khẩu, đây là bước phát triển tiếp theo khi ngành công nghiệp đáp ứng đủ trongnước hoặc tận dụng lợi thế so sánh đề thu nhiều lợi nhuận Khi thị trường trong nướcnhỏ hẹp việc tận dụng công suất tối đa sẽ dẫn đến dư thừa hàng hóa, xuất khâu hànghóa sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn và giảm áp lực từ thịtrường nhỏ hẹp trong nước Nguồn vốn FDI gồm công nghệ hiện đại vào ngành công

nghiệp không những làm gia tăng sản lượng của ngành công nghiệp mà còn nâng cao

chất lượng sản phẩm, giảm chỉ phí sản xuất, tăng năng suất Điều này làm cho ngànhcông nghiệp tăng thêm sức mạnh cạnh tranh cả về khối lượng sản xuất cũng như chấtlượng sản phâm Khối lượng sản xuất tăng thêm đáp ứng vượt nhu cầu trong nước,phần dư thừa còn lại để dành cho xuất khẩu Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI vớinhiều mối quan hệ với các bạn hàng thị trường quốc tế, cùng với uy tín về thươnghiệu sẽ là kênh quan trọng đây mạnh hoạt động xuất khâu các sản phẩm dư thừa Tómlại, nguồn vốn FDI có tác động tới nhiều mặt cả về số lượng đến chất lượng sản phẩmtừ đó thúc đây hoạt động xuất khẩu của ngành công nghiệp

Trang 39

Tuy nhiên, xuất khâu sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu FDI lại không tập trung vào cácngành công nghiệp chế biến và chế tạo chủ lực xuất khâu mà lại chủ tập trung vàocác ngành công nghệ thấp và giá trị không quá cao Điều này dẫn đến FDI không đemlại được hiệu quả trong việc thúc đây xuất khâu

- Số lượng việc làm tăng thêm cho nền kinh tế của ngành công nghiệp chế biến,

chê tạo

Khi vốn FDI đỗ vào nền kinh tế mà cụ thé các ngành công nghiệp chế biến vachế tạo sẽ dẫn đến hai trường hợp Với các ngành với trình độ công nghệ cao sử dụngit lao động thì lao động của nước sở tại trong ngành này sẽ được tiếp thu những tiễn

bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài và nhờ

vào hiệu ứng tràn của đầu tư FDI trong lao động, các doanh nghiệp trong nước cũngsẽ được hưởng lợi khi sự dịch chuyển lao động diễn ra chuyển từ khu vực vốn đầu tưnước ngoài sang khu vực có vốn đầu tư trong nước và làm cho doanh nghiệp trongnước phát triển Trường hợp 2 là khi FDI đầu tư vào các ngành cần ít công nghệ nhưchế biến thì FDI này sẽ tạo ra lượng công ăn việc làm lớn cho nước chủ nhằm giảiquyết vấn đề việc làm đang thiếu ở nước đó trong khi các doanh nghiệp trong nướckhông giải quyết được

Tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định gặp phải khi FDI không tạo rađược hiệu ứng tràn trong lao động, dẫn đến việc sẽ không có sự dịch chuyên từ doanhnghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước mà chỉ có chiều ngược lại Điềunày sẽ làm cho doanh nghiệp trong nước không có được nguôn lực lao động tốt cókinh nghiệm chuyên sâu và hơn nữa không hưởng lợi được gi từ việc vốn FDI vào

nước mình Bên cạnh đó nếu các doanh nghiệp nước ngoài chỉ đầu tư vào các ngànhcó ty lệ thâm hụt công nghệ cao, mà công nghệ đó nguồn lao động trong nước khôngthé đáp ứng được yêu cầu thì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải chuyền côngnhân có tay nghề nước họ sang làm việc Điều này thể hiện FDI có tăng thì vẫn không

thê giải quyết được vân dé việc làm cho nước chủ nhà.

- Có sự hình thành và phát triển những ngành công nghiệp mới và công nghiệphỗ trợ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Nên công nghiệp của các nước phát triên đi trước các nước đang phát triên nửa

thế kỷ, thậm chí cả thế kỷ Trong khi các nước đang phát triển đang ở trong quá trình

Trang 40

công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các nước phát triển đã có một nền công nghiệp pháttriển mạnh với đầy đủ các ngành công nghiệp trên tất cả các lĩnh vực phát triển cácngành công nghiệp hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ tối tân và các nguồn nănglượng mới Nền công nghiệp tại các nước đang phát triển là nền công nghiệp non trẻ,nhiều ngành công nghiệp chưa có hoặc mới ở giai đoạn dau của sự phát triển Dé pháttriển ngành công nghiệp, các nước đang phát triển rất cần có sự trợ giúp, hợp tác từ

các nước phát triên.

Dòng vốn FDI đi chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triểncó đặc điểm là thường đi cùng với công nghệ, bí quyết công nghệ, đội ngũ nhân lựctrình độ cao hơn han nước đang phát triển Có thé nói rang, dong vốn FDI từ các nướcphát triển vào các nước đang phát triển là cơ hội to lớn dé các nước đang phát triển

có khả năng tao dựng và phát triển ngành công nghiệp bền vững Nguồn vốn FDI đãgiúp các nước đang phát triển hình thành những ngành công nghiệp mới đồng thờiphát triển những ngành công nghiệp còn rời rạc, thiếu gắn kết và manh nha ở cácnước đang phát triển Quốc gia đang phát triển nào mà tận dụng tốt nguồn vốn FDIthì quốc gia đó nhanh chóng hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Bên cạnh đó một ngành công nghiệp bao giờ cũng có nhiều ngành công nghiệp hỗ trợxung quanh Nền công nghiệp của một quốc gia không thé phát triển bền vững hoặcđược coi là nền công nghiệp đúng nghĩa nếu không có sự phát triển đồng bộ các ngànhcông nghiệp phụ trợ Dòng vốn FDI từ các nước phát triển, các công ty đa quốc giavào các nước phát trién với mục tiêu là tìm kiếm và gia tăng lợi nhuận Họ chỉ có thểkiếm được lợi nhuận bền vững khi mà nền công nghiệp ở các nước đang phát triểnđạt tới một ngưỡng nào đó, có khả năng sản xuất, hợp tác sản xuất và cạnh tranh trênthị trường quốc tế Như vậy, dòng vốn FDI không những hướng vào các ngành côngnghiệp sản xuất chính của họ mà dòng vốn FDI còn đồ vào các ngành phụ trợ cho cácngành công nghiệp này Điều này, sẽ giúp các quốc gia đang phát triển có cơ hội lớnđể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ

Tuy nhiên, sẽ rất khó dé có được những ngành công nghiệp mới hoặc phát triểnđược ngành công nghiệp phụ trợ nếu nước chủ nhà nhận đầu tư thu hút vốn FDI thiếu

bền vững, manh mún, rời rạc Các ngành thu hút FDI không có sự liên kết chặt chẽ

với nhau thì việc hình thành lên ngành mới cũng khó được định hình chính xác là

ngành gì Bên cạnh đó yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài cần nguyên liệu đầu

vào từ các ngành công nghiệp phụ trợ cũng rât cao Đơn giản bởi vì công nghệ họ sản

Ngày đăng: 26/09/2024, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w