Lồngruột–chứngbệnhcực nguy hiểmvớibé Cả buổi tối, bé Hin cứ kêu đau bụng mãi, ưỡn người, khóc ngằn ngặt. Mẹ và bà đều không biết là vì sao con lại bị như thế. Hôm nay cả nhà chỉ ăn thịt nạc và rau bắp cải thôi mà. Thế mà, chốc chốc con lại bị nôn và đi ngoài ra máu. Đến nửa đêm, mẹ bé thấy con vẫn bị đau bụng, mặt mũi tím tái, lập tức đưa con đi cấp cứu. Qua chẩn đoán lâm sàng, bác sỹ kết luận bé Hin bị lồng ruột, một hội chứng thường gặp ở các bé còn nhỏ. Lồngruột là một trạng thái bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột chui vào phía trong của một đoạn ruột kề đó. Khi bị lồng ruột, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruộtlồng dẫn đến hoại tử. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng. Tỷ lệ mắc bệnh lên tới 90%. Trong độ tuổi từ 3 – 9 tháng tuổi, các bé có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Bệnhlồngruột thường xảy ra bất ngờ, không kiểm soát được. Thực tế cho thấy, hội chứng này hay gặp ở những em bé khỏe mạnh, bụ bẫm. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Khi mới bị lồng ruột, các bé thường khóc thét từng cơn sau khi bú hoặc ăn. Mỗi cơn đau đột ngột cách nhau khoảng 15 – 30 phút. Lưng các bé cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung. Nếu bố mẹ chú ý sờ vào hố chậu bên phải thì thấy rỗng. Vì lúc đó ruột ở đây đã chui vào khối lồng. Khi bị lồng ruột, các bé thường hay nôn mửa ra thức ăn chưa tiêu hóa hoặc nôn mật xanh vàng, dịch dạng phân. Nếu không được chữa trị kịp thời, bé dễ bị đi ngoài ra máu, mắt lờ đờ, da xanh tái, sốt cao, bụng chướng. Nếu sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể thấy một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng. Đó là khối lồng ruột. Phòng bệnh cho bé Khi thấy bé bị những dấu hiệu vừa nêu ở trên, bố mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay lập tức. Lồngruột cấp tính sẽ không thể tự tháo khỏi được. Các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi. Dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang tại chỗ, bác sỹ sẽ bơm hơi vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn. Trung bình sau khoảng 24 tiếng, bé sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp bé bị lồngruột mà không được cứu chữa kịp thời, các bé sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải, nhiễm trùng máu, hoại tử ruột gây chảy máu. Các bé bị lồngruột sau khi được chữa trị kịp thời vẫn có nguy cơ bị tái phát và không có dấu hiệu báo trước khi nào bệnh sẽ xảy ra. Hiện nay chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu đối với căn bệnh này. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột có thể làm cho nhu động ruột của bé thay đổi đột ngột dễ gây lồng ruột. Lồngruột còn có một số nguyên nhân khác như do cấu tạo không bình thường của ruột làm cho ruột hay bị xoắn lại, hoặc thường xảy ra đối với những trẻ béo phì. Khi bé lớn dần lên, do cấu tạo của các bộ phận cơ thể thay đổi nên bé cũng ít bị lồngruột hơn. Để tránh cho các bé không bị rơi vào tình trạng lồng ruột, bố mẹ nên nhớ không nên để bé vừa ăn vừa đùa, đặc biệt là cười to, khóc to, chạy nhảy. Khi cho bé ăn dặm, lúc đổi sữa theo độ tuổi của bé, các bà mẹ nên cho con ăn với liều lượng tăng dần. Nếu thấy bé có hiện tượng đau bụng, gồng, ưỡn người lên khóc ngằn ngặt, mặt tái thì phải đưa ngay bé đến bệnh viện để các bác sỹ bơm hơi cho ruột phồng lên, khỏi bị xoắn. Nếu bơm hơi mà vẫn không được thì bé dễ có nguy cơ phải mổ cấp cứu. . Lồng ruột – chứng bệnh cực nguy hiểm với bé Cả buổi tối, bé Hin cứ kêu đau bụng mãi, ưỡn người, khóc ngằn ngặt. Mẹ và bà. thái bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột chui vào phía trong của một đoạn ruột kề đó. Khi bị lồng ruột, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruột lồng dẫn đến hoại tử. Bệnh. mẹ bé thấy con vẫn bị đau bụng, mặt mũi tím tái, lập tức đưa con đi cấp cứu. Qua chẩn đoán lâm sàng, bác sỹ kết luận bé Hin bị lồng ruột, một hội chứng thường gặp ở các bé còn nhỏ. Lồng ruột