Điệnthoại-mẹvàbé
Dạy bé qua điện thoại đồ chơi
Điện thoại hoặc những món đồ chơi có bàn phím là phương pháp
thực hành đôi tay khéo léo cho bé ngay từ thủa chập chững biết đi.
Ở độ tuổi này, bé cũng hình thành nhận thức cơ bản về chức năng
của điện thoại. Nhiều bé thích dùng tay bấm bàn số có phát ra tiếng
nhạc và ghé mặt vào tai nghe, nói "alo" như người lớn.
Bạn nên tranh thủ trò chuyện với bé qua điện thoại đồ chơi để bé
nhanh biết nói và phát âm chuẩn hơn.
Nhận diện con số
Giai đoạn bé đủ khả năng đếm số từ 1 đến 10 cũng là lúc bạn bắt
đầu dạy bé cách ghi nhớ dãy số điện thoại cần thiết như số máy của
gia đình; số máy bàn bên ông bà nội, ngoại. Bạn nên trao đổi rõ ràng
với bé sự cần thiết khi nhớ số điện thoại: chẳng hạn, khi bé bị lạc, bé
bị đau, bị ngã mà không có ai bên cạnh, khi bé phải ở nhà một
mình bé có thể quay số để trò chuyện với ông bà, người thân.
Một số bé thuộc dãy số rất nhanh trong khi một số bé khác thường
khó khăn hơn. Khi ấy, bạn có thể bày mẹo nhỏ ghi nhớ số điện thoại
cho bé bằng cách: Bạn tự tạo một danh bạ điện thoại đi kèm với
những bức ảnh về gia đình, ông bà, bạn bè hoặc những người thân
khác của bé. Mỗi lần bạn chỉ vào bức ảnh, bé sẽ tự ôn lại bài học
thuộc số điện thoại. Nhiều lần như vậy bé sẽ ghi nhớ số điện thoại
cần thiết dễ dàng.
Với bé đã bước vào bậc tiểu học, bạn cũng có thể làm cách tương tự
như trên; tuy nhiên, bạn có thể kèm theo cả số di động của những
người thân vì bé ở giai đoạn này có khả năng đọc số chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo những trò toán học đơn giản bằng
cách sử dụng các con số trong một số điện thoại bất kỳ và hướng
dẫn bé cộng, trừ.
Dạy bé phép lịch sự khi sử dụng điện thoại
Khi bé đã thành thạo trong việc quay số và thiết lập dần thói quen gọi
điện thoại, bạn nên đề ra những nguyên tắc cụ thể cho bé. Đầu tiên,
nếu bé muốn gọi điện cho ông bà, bé phải xin phép bố mẹ. Sau đó,
bạn nên giới hạn thời gian cho từng cuộc điện thoại với bé. Nhấn
mạnh đến tinh thần tiết kiệm để bé không hoang phí khi "buôn
chuyện" điện thoại sau này.
Tăng cường giao tiếp với bé qua điện thoại
Bạn có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa ở cơ quan để hỏi han bé những
công việc diễn ra hàng ngày. Nếu thường xuyên vắng nhà, bạn cũng
nên tạo cơ hội trò chuyện với bé qua điện thoại. Những mẩu hội thoại
đơn giản để nhắc nhở như bé phải đi ngủ đúng giờ, bé được phép
ăn bao nhiêu bánh buổi tối cũng có tác dụng củng cố những
nguyên tắc bạn đã đề ra với bé trước đó.
Các bé đều coi cha mẹ quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Nhiều bé thích
bấm số gọi vào máy di động trong lúc bạn đang làm việc. Dù có tất
bật đến mấy, bạn cũng nên nhấn mạnh để bé hiểu rằng: "Mẹ luôn ở
đây và sẵn lòng nghe con nói"
Các bé thường được cha mẹ đặt cho một cái tên ngộ nghĩnh để sử
dụng trong nhà. Bé này là Chuột, Gấu thì bé khác là Cún con, Nhím
Những nickname đáng yêu sẽ gắn kết tình cảm mẹ con tự nhiên nhất
bởi vì mỗi cái tên đều gắn với những điều thú vị bí mật.
Tất nhiên, bạn có thể áp dụng những kiến thức khoa học đơn giản để
giải đáp cho bé nhưng không nên quá cứng nhắc. Những câu trả lời
quá khô khan từ bạn có thể khiến bé thiếu sáng tạo và ngại suy nghĩ.
. Điện thoại-mẹ và bé Dạy bé qua điện thoại đồ chơi Điện thoại hoặc những món đồ chơi có bàn phím là phương pháp thực hành đôi tay khéo léo cho bé ngay từ thủa chập chững. thân khác của bé. Mỗi lần bạn chỉ vào bức ảnh, bé sẽ tự ôn lại bài học thuộc số điện thoại. Nhiều lần như vậy bé sẽ ghi nhớ số điện thoại cần thiết dễ dàng. Với bé đã bước vào bậc tiểu học,. với bé qua điện thoại đồ chơi để bé nhanh biết nói và phát âm chuẩn hơn. Nhận diện con số Giai đoạn bé đủ khả năng đếm số từ 1 đến 10 cũng là lúc bạn bắt đầu dạy bé cách ghi nhớ dãy số điện