Họcbơicùngbé
Hè đến, chắc hẳn gia đình bạn sẽ có những ngày nhỉ mát ở biển. Đây là
dịp các bố mẹ dạy bơi cho bé yêu. Bơi thật là tuyệt! Vừa mát mẻ, vừa
giúp cải thiện sức khỏe lại tăng chiều cao tối ưu cho bé.
Từ tuổi nào?
Một số người dạy cho con những kĩ năng bơi đầu tiên ở tuổi còn trong nôi.
Nhưng đa số cho rằng nên cho bé làm quen với việc bơi khi bé lớn hơn một
tuổi. Theo các chuyên gia nhi khoa, tuổi hợp lí nhất để bắt đầu học là 2,5 đến
3 tuổi.
Một em bé 3 tuổi hoàn toàn có thể lặn, bơi sấp và bơi ngửa, thực hiện những
động tác tay chân. Khi trẻ 5-6 tuổi bạn có thể dạy cho trẻ những cách bơi
phức tạp hơn như: bơi sải, bơi bướm, bơi ếch… vì ở tuổi đó bé đã có những
kĩ năng chuyển động tốt.
Trong nước mặn hay nước ngọt?
Dạy trẻ bơi trên biển đơn giản hơn trong hồ bơi. Do độ đậm đặc cao, nước
biển giữ cơ thể nổi trên mặt nước tốt hơn. Bạn cần lưu ý nên để trẻ bắt đầu
bơi cả trên mặt nước và ngụp dưới nước, khi đó bé sẽ không cảm nhận sự
khác nhau khi di chuyển từ bơi trong nước mặn sang nước ngọt. Bởi nếu như
bé chỉ học cách giữ mình trên mặt nước, khi đó bé sẽ khó bơi trong hồ hay
bể bơi.
Đầu tiên chúng ta học lặn nhé!
Nếu như lúc đầu béhọc lặn thì sau đó sẽ dễ họcbơi hơn. Khi bạn hướng dẫn
bé lặn nên dạy dưới hình thức trò chơi. Hãy nói bé xem thử dưới nước có gì
nào. Sẽ đặc biệt thú vị nếu bài học được diễn ra trên biển, nơi có thể thấy
những viên đá, những con hến, con sò, con trai nhiều màu khác nhau, có thể
quan sát những đoàn cá qua lại. Nếu bạn dạy bé trong hồ bơi, có thể dùng
những đồ chơi chìm được trong nước, và cùng lặn xuống để tìm “báu vật”
dưới đáy.
Nếu bé sợ lặn, bạn hãy kiên trì. Đừng cố ép buộc bé làm theo nếu bé chưa
sẵn sàng vì như vậy không tốt cho tâm lí và tinh thần của trẻ. Lúc đầu, bạn
và bécùng chơi trò té nước vào nhau, để nước rơi vào mặt, thử úp mặt
xuống dưới nước. Có thể chìm xuống nước tới cằm và miệng, để mũi bên
trên, sau đó mới lặn sâu hơn và nín thở. Điều quan trọng nhất là để nước
không gây cho bé nỗi sợ hãi.
Hãy dạy bé không chỉ nín thở mà còn thở ra dưới nước theo nguyên tắc sau:
hít vào bằng miệng, thở ra bằng miệng. Khi bé đã nắm bắt được việc này,
hãy dạy bé hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi như những người bơi lội
chuyên nghiệp. Nhưng bạn hãy quan sát để bé không nín thở lâu hơn 5 giây.
Bé có nhu cầu oxy lớn và khả năng quen với điều kiện thiếu oxy còn rất hạn
chế, vì thế bé sẽ nhanh bị mệt.
Rồi chuyển sang bơi.
Nếu bé đã học được cách nằm sấp trên mặt nước, ngụp đầu xuống nước, bé
chỉ cần luyện thêm cách kết hợp những cử động chân và thế là bé đã bơi
được rồi. Động tác chân đơn giản nhất là của bơi trườn sấp: chân thẳng thực
hiện cử động lên xuống.
Nắm bắt những động tác tay khó hơn một chút. Một số trẻ em, đặc biệt là
những trẻ có trương lực cơ cao, sẽ đơn giản nếu thực hiện động tác bơi ếch
trước, sau đó mới họcbơi trườn sấp. Khi bơi ếch, tay ở dưới nước ngang tầm
ngực, dang đều về hai bên, như dùng bàn tay gạt nước về phía trước, rồi lại
kết nối lại với nhau trước ngực. Khi bơi trườn sấp, tay thực hiện những động
tác theo thứ tự. Tay vươn về phía trước chìm trong nước, cong lại ở phần
khuỷu, thực hiện một mái chèo, sau đó tay nhấc lên khỏi nước và tay khác
lại được thả xuống.
Những vật dụng khi cần thiết.
Phương án tốt nhất – khi béhọcbơi không cần những vật dụng hỗ trợ, chỉ
cần học nơi nước không quá sâu. Nếu như phao đem lại sự tự tin hơn về an
toàn khi bơi, bé có thể sử dụng chúng trong thời gian đầu. Tốt hơn cả, cho bé
đeo phao tay- nó không cản trở chuyển động, bé có thể bơi, giữ đầu trên và
dưới nước. Khi bé cảm thấy tự tin dưới nước hơn, có thể thổi phao tay không
căng lắm để giảm sự trợ giúp của chúng. Sau đó cho bébơi với một phao
tay, cuối cùng thì không cần phao tay nữa. Cha mẹ chỉ cần lưu ý: không nên
cho bé xuống chỗ nước sâu là được.
Phao bơi tròn sẽ không tiện lắm. Nếu như bé bên trong phao thì bé ở thế
đứng, còn để bơibé cần ở thế nằm. Phao tròn không hẳn đã an toàn tuyệt
đối, nó có thể bị lật. Nên sử dụng phao tròn cho béhọcbơi chỉ khi bé nằm
trên mặt nước, đặt chiếc phao tròn trước mặt bé và bé bám vào nó.
Một vật dụng tiện lợi được gọi là noodles. Đó là những thanh dài dẻo chắc
làm bằng chất liệu đặc biệt. Bám vào nó có thể nổi trên mặt nước. Vật này
có thể xếp lại thàng hình tròn hoặc bơi tựa tay lên hai đầu của nó. Nhưng
đừng quên, dù các vật hỗ trợ có tuyệt vời thế nào đi nữa thì nhiệm vụ của
bạn – dạy bébơi không cần chúng.
Bạn có biết?
- Trẻ em họcbơi dễ hơn người lớn. Chúng dễ nổi trên mặt nước hơn vì lớp
mỡ dày hơn và thân hình thuôn hơn.
- Bé mập dễ nổi trên mặt nước hơn bé gầy- cũng do lớp mỡ dày hơn.
- Thực tế cho thấy, trong bể bơi, dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên,
các bé gái họcbơi nhanh hơn bé trai. Chúng thực hiện những động tác có ý
thức hơn. Các bé trai khó điều khiển hơn, ít thích thực hiện yêu cầu và
hướng dẫn của huấn luyện viên, thích chơi, nghịch, vùng vẫy trong nước.
Thực hành dành cho bố mẹ.
- Lặn xuống nước: Hãy nói bé lặn xuống nước, cầm tay bé, cùng lúc hoặc
theo thứ tự. Có thể thay đổi: nhảy lên xuống và chìm xuống nước.
- Phao: Bé hít vào và chìm xuống nước, ôm đầu gối và kéo về gần ngực.
Trong tư thế này, bé từ từ nổi lên mặt nước.
- Luyện phần ngực: Bé có thể luyện các động tác bơi trườn sấp ở chỗ nước
cạn, tựa tay xuống đáy bể.
- Luyện phần lưng: Thực hiện những động tác chân nằm ngửa, để chuẩn bị
cho bébơi ngửa.
- Bơi với vật dụng: Hít vào, bé giữ thanh gỗ phía trước, thực hiện động tác
chân. Thở ra, bé chìm đầu xuống nước, bé thở ra. Lúc đầu béhọc cách thở ra
qua miệng, sau một thời gian thở qua mũi.
- Bơi sấp: Bây giờ có thể thử bơi không cần phao. Bé nằm sấp lên mặt
nước, tay thẳng về phía trước và thực hiện động tác chân.
- Bơi ngửa: Sau đó có thể học cách bơi ngửa, chân cũng chuyển động như
vậy.
. Học bơi cùng bé
Hè đến, chắc hẳn gia đình bạn sẽ có những ngày nhỉ mát ở biển. Đây là
dịp các bố mẹ dạy bơi cho bé yêu. Bơi thật là tuyệt!. như
bé chỉ học cách giữ mình trên mặt nước, khi đó bé sẽ khó bơi trong hồ hay
bể bơi.
Đầu tiên chúng ta học lặn nhé!
Nếu như lúc đầu bé học lặn thì