1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT TS. Lê Tuyển Cử, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý các KKT, Bộ KH - ĐT A- VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KKT I. KKT ven biển - Trong giai đoạn trước mắt tập trung đầu tư, xây dựng phát triển một số KKT có khả năng phát triển mang lại hiệu quả cao, để hình thành các khu đô thị ven biển, làm động lực phát triển kinh tế vùng. - Tập trung thu hút đầu tư vào các KKT có cơ sở hạ tầng tốt và có tiềm năng phát triển. - Tập trung phát triển các dự án động lực hiện đã thu hút được và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để làm tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp chiến lược trong các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác. - Huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ ) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT. - Phát triển KKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững; phát triển KKT phải hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKT, phải hướng tới hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. - Phát triển các KKT phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. - Phát triển các KKT phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng. - Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đến năm 2020, các KKT ven biển đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15 – 20% và tạo việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 -1,5 triệu người. 2 II. KKT cửa khẩu - Phát triển KKTCK bền vững và gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các KKTCK. - Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK trong chiến lược và kế hoạch dài hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư ). - Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng. - Phát triển các KKTCK trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia, trong đó chú trọng xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 KKTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp - Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các KKT CK đạt 42 – 43 tỷ USD, đón được 7,8 – 8 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng. B- PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT I. Định hướng chung - Có chính sách hỗ trợ cho công nhân làm việc tại KKT về nhà ở, việc làm… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, bảo đảm cuộc sống ổn định, phù hợp với mặt bằng thu nhập hiện nay. - Nghiên cứu chính sách đối với việc phân loại, phân cấp quản lý đối với KKT để có hướng đầu tư, phát triển nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; nâng cao quyền chủ động và huy động được tối đa nguồn lực của địa phương. - Các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP theo ngành, lĩnh vực quản lý, đặc biệt là hướng dẫn việc ủy quyền cho Ban quản lý KKT trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong KKT. 3 - Rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về chức năng quản lý nhà nước của Ban quản lý KKT trên các lĩnh vực để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý nhằm phát huy hiệu quả và có hiệu lực. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các lĩnh vực chưa quy định rõ như: thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. - Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKT ven biển Việt Nam tại nước ngoài vào thời điểm thích hợp, trước mắt có thể xây dựng trang Web chung cho các KKT để quảng bá thương hiệu KKT ven biển Việt Nam. - Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP để giải quyết kịp thời một số vướng mắc trong quản lý KCN, KKT. II. Một số đề xuất cụ thể 1. Về chính sách thuế a) Về chính sách ưu đãi thuế Theo quy định hiện hành, chỉ có một số lĩnh vực được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất (10% trong thời hạn 15 năm). Điều này dẫn đến một số vấn đề bất cập. Cụ thể: (i) các lĩnh vực được hưởng ưu đãi chưa bao quát hết những lĩnh vực cần khuyến khích (như công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp, phát triển nông nghiệp và nông thôn ). (ii) Các mức ưu đãi hiện hành chưa quy định cụ thể chi tiết tiêu chí, điều kiện để được hưởng ưu đãi (VD: quy mô sản phẩm, công nghệ áp dụng), dẫn đến việc chính sách ưu đãi chưa đến được các lĩnh vực thực sự cần khuyến khích. (iii) Lĩnh vực quy định được hưởng ưu đãi đầu tư không phân theo ngành kinh tế quốc dân, trong khi các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư lại phân theo ngành kinh tế quốc dân dẫn đến việc khó áp dụng trong thực tế. Kiến nghị: Chính sách ưu đãi đầu tư phải phù hợp với định hướng thu hút đầu tư, đi đôi với lĩnh vực ngành nghề, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể. b) Về danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư Hiện nay, đang tồn tại nhiều danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư (Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, Quyết định 482/QĐ-TTg ngày 14/4/2010) dẫn đến chồng chéo, bấp cập trong quá trình thực hiện, giảm hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư. Một mặt gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng chính sách. Đối với các dự án trong KCN: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đều quy định KCN thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, 4 được hưởng ưu đãi như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay các dự án đầu tư vào KCN không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như ưu đãi về thuế nhập khẩu. Điều này dẫn đến việc chính sách thuế không thống nhất với định hướng đưa các dự án vào các KCN, cụm công nghiệp, gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác, gây khó khăn cho địa phương và các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN trong việc thu hút đầu tư. Kiến nghị: Ban hành Nghị định riêng về Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư để áp dụng chung cho các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, trong đó có các ưu đãi về thuế. Bổ sung KCN vào Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm bảo đảm tất cả các KCN được thành lập theo quy định của Chính phủ đều được hưởng ưu đãi đầu tư theo địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. c) Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư. - Đối với đầu tư mới: Theo quy định của Luật Đầu tư, đối tượng được hưởng ưu đãi là “Dự án đầu tư” trong khi đó theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng là “cơ sở mới thành lập từ dự án đầu tư”. Như vậy, dự án đầu tư mới của doanh nghiệp đã thành lập là đối tượng hưởng ưu đãi theo Luật Đầu tư nhưng không là đối tượng hưởng ưu đãi theo Luật thuế TNDN. Kiến nghị: quy định thống nhất đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư giữa hai Luật theo phương án của Luật Đầu tư để khuyến khích hoạt động đầu tư của cả doanh nghiệp mới thành lập cũng như đã thành lập. Việc áp dụng thuế TNDN theo từng dự án là hợp lý vì sẽ xác định rõ ràng thuế suất theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư của từng dự án (một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án ở những lĩnh vực, địa điểm khách nhau. Hơn nữa, xác định ưu đãi theo từng dự án cũng tránh được trường hợp doanh nghiệp đã có dự án, nay thực hiện thêm các dự án khách trong lĩnh vực công nghệ cao, ý nghĩa quan trọng nhưng lại không được hưởng. - Đối với đầu tư mở rộng: Hiện đang sự khác nhau giữa quy định tại Luật Đầu tư và Luật Thuế TNDN về khái niệm đầu tư mở rộng, ưu đãi áp dụng cho đầu tư mở rộng. Theo quy định hiện hành, các dự án đầu tư mở rộng không còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này đang có nhiều ý kiến phản ánh từ nhà đầu tư và các địa phương. Trên thực tế, so với các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng thực sự là các dự án có khả năng triển khai cao hơn, công nghệ của các dự án đầu tư mở rộng cũng được nâng cấp, nhiều dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực công nghệ cao lại không được hưởng ưu đãi trong khi các dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực này sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất. 5 Kiến nghị: đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu thêm vấn đề này; đồng thời cân nhắc việc quy định các tiêu chí và đưa một số dự án đầu tư mở rộng ở những lĩnh vực công nghệ cao vào đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. d) Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp bị bãi bỏ theo cam kết WTO Theo cam kết với WTO, Việt Nam bãi bỏ ưu đãi căn cứ tiêu chí xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước từ năm 2012 (xuất khẩu hàng dệt may từ 2007). Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tư: trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau: được tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; được trừ vào thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Bộ Tài chính đã có công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/3/2009 hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn các phương án để tiếp tục được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Công văn nêu trên đã bước đầu giải quyết vấn đề bảo đảm ưu đãi đầu tư nêu trên. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề này, nhất là thời hạn bãi bỏ ưu đãi theo cam kết WTO sắp đến, cần xác định cụ thể tiêu chí “thời gian ưu đãi thuế còn lại”. đ) Cách ghi ưu đãi đầu tư Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã quy định việc ghi ưu đãi tại Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp một số cơ quan cấp GCNĐT đã ghi cụ thể ưu đãi vào GCNĐT nhưng cơ quan thuế vấn áp dụng ưu đãi theo cách hiểu của cơ quan thuế (không liên quan đến các tiêu chí về lao động ). Hoặc trường hợp, một số cơ quan cấp GCNĐT không ghi cụ thể ưu đãi vào GCNĐT dẫn đến việc áp dụng ưu đãi phụ thuộc vào cơ quan thuế. Theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ưu đãi đầu tư được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư và các dự án đầu tư trong nước dưới 300 tỷ đồng không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi nhà đầu tư có yêu cầu. Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư căn cứ việc đáp ứng điều kiện đầu tư của nhà đầu tư để áp dụng ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, do đó cơ quan thuế và hải quan chưa có cơ sở để áp dụng ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp. Kiến nghị: Cần thống nhất giữa cơ quan cấp GCNĐT và cơ quan thuế về cách ghi và áp dụng ưu đãi đầu tư. 6 2. Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch về KKT Khái niệm “quy hoạch về KKT” đang được đề cập ở đây bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển các KKT Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng của từng KKT, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong một KKT. Có vẻ như công tác xây dựng quy hoạch về KKT của chúng ta cũng còn nhiều điều đáng phải suy nghĩ thêm. Dường như quy hoạch tổng thể phát triển các KKT của chúng ta vẫn còn mang dáng dấp của một bản tổng hợp đầy nể nang các đề xuất, kiến nghị của các địa phương; mà trong không ít trường hợp, những đề xuất đó lại xuất phát từ tâm lý “trăm hoa đua nở”, “anh có, sao tôi không có” Nhiều đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng của các KKT khác nhau lại rất giống nhau – như các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Nhiều người có cảm tưởng rằng một số KKT trong cùng một vùng kinh tế được định hướng phát triển tương tự như nhau, nhạt nhòa, thiếu bản sắc, không khai thác được đặc thù riêng có, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, dẫn đến sự cạnh tranh hạn chế lẫn nhau giữa các KKT, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của từng KKT nói riêng và của các KKT trong vùng nói chung. Việc thực hiện quy hoạch về KKT của chúng ta cũng có nhiều bất cập. Xây dựng và phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc các địa phương đồng loạt đề xuất thành lập quá nhiều KKT (đã được quy hoạch) gần như trong cùng một thời điểm trong khi khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng các KKT lại rất hạn chế khiến cho việc đầu tư phát triển tư hạ tầng các KKT gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ, dàn trải, làm chậm việc phát huy hiệu quả của các KKT. Việc điều chỉnh quy hoạch về KKT của chúng ta cũng thật là dễ dãi. Do thiếu vắng một tầm nhìn dài hạn nên nhiều quy hoạch chung xây dựng của các KKT vừa mới được phê duyệt đã phải điều chỉnh. Có không ít trường hợp lý do thật sự dẫn đến điều chỉnh quy hoạch về KKT là vì “chiều nhà đầu tư”, “chiều địa phương”. Thực tiễn nói trên cho thấy sự cần thiết phải sớm xây dựng một quy trình chặt chẽ, khoa học về lập và điều chỉnh quy hoạch về KKT, quy định chế tài nghiêm khắc để ràng buộc việc tuân thủ quy hoạch, đưa ra những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về KKT ở Trung ương và địa phương đối với công tác xây dựng và triển khai quy hoạch về KKT. 7 Xem xét điều chỉnh quy hoạch phát triển KKT cả nước đến năm 2020 theo hướng tập trung phát triển một số các KKT có tiềm năng, lợi thế để sớm phát huy hiệu quả, từ đó kích thích các KKT khác phát triển trong giai đoạn sau. Rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động của các KKT đã thành lập và có phương án xử lý các KKT không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, 3. Về tính liên kết trong phát triển các KKT Khi nói về ”tính liên kết” ở đây, tôi muốn đề cập đến 2 khía cạnh: tính liên kết vùng và mèi liªn kÕt ngµnh trong phát triển các KKT. a) Về tính liên kết vùng trong phát triển KKT Trong quá trình phát triển các vùng kinh tế nổi lên nhiều vấn đề bất cập do thiếu một quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ cho cả vùng, thiếu cơ chế phối hợp phát triển giữa các địa phương trong vùng. Điều đó dẫn tới việc chưa tạo được sự liên kết toàn vùng trong thu hút đầu tư phát triển KKT, xuất hiện sự cạnh tranh, hạn chế lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút đầu tư, đầu tư trùng lặp, kém hiệu quả. Có giai đoạn các KKT được hình thành quá nhanh, quá nhiều, làm giảm khả năng thu hút đầu tư của từng KKT. Từng địa phương đều có quy hoạch về KCN, KKT nhưng lại không có quy hoạch chung của vùng hoặc không phối hợp với nhau về hướng quy hoạch; mỗi địa phương tự phát triển theo cách của mình. Do không có sự liên kết trong quy hoạch, không có sự phối hợp để phân bổ quy hoạch ngành nghề thu hút đầu tư vào KKT dẫn đến các KKT của các địa phương trong vùng đều ná ná giống nhau, làm giảm sức hút của từng KKT, ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KKT theo hướng bảo đảm tính liên kết vùng trong phát triển. b) Về mèi liªn kÕt ngµnh trong KKT Hiện nay, việc phát triển KCN, KKT theo hướng liên kết ngành (clustering) đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Về hình thức, mô hình clusters cũng tương tự như KCN – có nghĩa là doanh nghiệp công nghiệp vẫn là trọng tâm, nhưng về bản chất clusters là sự liên kết đầu vào – đầu ra với sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và các trung tâm dịch vụ công nghiệp. Ưu thế của mô hình này là tạo ra lợi thế cạch tranh, nâng cao đóng góp của clusters vào phát triển vùng. Vấn đề này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài. 8 Để nâng các KCN, KKT cuả Việt Nam lên tầm cao mới, cần nghiên cứu thí điểm x©y dùng một số KCN trong KKT của ta theo một mô hình mới phù hợp với quy luật phát triển của thế giới - mô hình clusters (t¹m dÞch lµ KCN liªn kÕt ngµnh). Cần chú ý đến cơ cấu ngành trong thu hút đầu tư vào KKT để tạo ra sự liên kết ngành trong các lĩnh vực công nghệ cao, tạo hiệu quả phát triển. 4. Về hoạt động thu hút đầu tư Trên cơ sở liên kết hợp lý trong phát triển KKT như đã nói ở trên, cần xây dựng một chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKT Việt Nam tại nước ngoài vào thời điểm thích hợp, trước mắt có thể xây dựng trang Web chung cho các KKT để quảng bá thương hiệu KKT Việt Nam. Để đảm bảo cho sự thành công của hệ thống KKT, cần sớm xây dựng và thực hiện một chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư quốc gia có tính hệ thống đối với các KKT, một chiến lược thu hút các dự án đầu tư mang tính động lực, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực tại các KKT. Hỗ trợ các dự án đầu tư đang triển khai đồng thời rà soát và kiên quyết thu hồi đất của những dự án đầu tư không có khả năng triển khai thực hiện để bố trí đất cho các dự án đầu tư khác có khả năng thực hiện Chú ý đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn được các dự án thích hợp, nhanh chóng hình thành và triển khai dự án, góp phần làm tăng vốn đầu tư thu hút vào địa bàn. Thường xuyên cải tiến phương thức và hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư; hoàn thiện tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư, thực hiện xã hội hoá hoạt động xúc tiến đầu tư. 5. Về phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ các KKT Hệ thống hạ tầng phục vụ các KKT nói đến ở đây bao gồm hệ thống hạ tầng liên vùng và hạ tầng của từng KKT. a) Về phát triển hệ thống hạ tầng liên vùng Để hỗ trợ cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng của khu vực như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trung tâm đào tạo nghề khu vực…. Các Bộ, ngành trung ương cần chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng chung, hạ tầng liên vùng. 9 Cần sớm nghiên cứu xây dựng những cơ chế cụ thể, khả thi để huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng các vùng kinh tế. b) Về đầu tư phát triển hạ tầng các KKT Cần xây dựng một chiến lược thu hút các nguồn vốn đa dạng để đầu tư phát triển hạ tầng KKT và một chương trình đầu tư các khu chức năng của KKT trong từng giai đoạn một cách hợp lý để tăng tính thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư và phù hợp với thực tế. Thực tế là việc phát triển hạ tầng các KKT hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh nguồn lực còn rất hạn chế, việc phát triển các KKT cả về số lượng lẫn quy mô cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Cần rà soát, phân loại các KKT ven biển đã được thành lập, chọn ra một số KKT cần ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước để sớm phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Xem xét xây dựng tiêu chí đánh giá, lựa chọn một số KKT để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn đến năm 2015, sớm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản của các KKT này. Ngân sách Trung ương bố trí tập trung cho các KKT có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển trên cơ sở kết quả đánh giá và lựa chọn theo tiêu chí được xây dựng. Để đảm bảo tính tập trung trong đầu tư, việc phê duyệt các dự án đầu tư trong KKT có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương phải được thẩm định kỹ về khả năng bố trí vốn. Tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu của KKT, có ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút và triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, mang tính động lực. Rà soát, giãn tiến độ hoặc hoãn triển khai các dự án, công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa thực sự cần thiết hoặc chưa tìm được nguồn vốn để triển khai. 6. Về chức năng quản lý nhà nước của các Ban quản lý KKT Do có sự không đồng bộ, thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật về KKT việc thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KKT của Ban quản lý KKT hiện nay gặp nhiều vướng mắc, khó triển khai trên thực tế, cụ thể trong một số lĩnh vực như: quản lý lao động, môi trường, thương mại, xây dựng, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính Trước mắt, các Bộ, ngành cần thực hiện sớm việc ủy quyền, hướng dẫn cho Ban quản lý KKT để có thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách thuận lợi hơn. Trong quá trình rà soát cơ chế, chính sách áp dụng cho KKT sau này cần xử lý điều chỉnh các quy định chưa thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý KKT trong hệ thống pháp luật về KKT. Cần 10 sớm chuyển từ cơ chế uỷ quyền của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cho Ban quản lý KKT bằng cơ chế phân quyền, giao nhiệm vụ trực tiếp cho Ban quản lý KKT (như trong lĩnh vực đầu tư). 7. Về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực Thiếu nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề đang thách thức sự phát triển của các KCN, KKT Việt Nam. Cần sớm thực hiện chương trình liên kết và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân địa phương đồng thời nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút lao động có tay nghề cao, người tài về làm việc tại KCN, KKT. Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và KKT, KCN; bảo đảm chất lượng đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Một trong những nhược điểm của công tác đào tạo nhân lực cho các KCN, KKT là không thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, cần xem xét khả năng áp dụng một số mô hình đào tạo gắn với KCN, KKT như Trường cao đẳng bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp trực thuộc Ban quản lý KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh, các trường đào tạo nghề trực thuộc các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN ở Đồng Nai, Bình Dương 8. Về đảm bảo điều kiện sống, làm việc cho công nhân trong KKT Hiện tại, một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện sống, làm việc của người lao động trong KCN, KKT còn bất cập, chậm được triển khai trên thực tế. Điều kiện lao động cũng như đời sống vật chất và tinh thần của công nhân KCN, KKT còn rất nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Việc tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa nghiêm. Cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến cải thiện chế độ lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của công nhân KCN, KKT bao gồm: các chính sách về nhà ở, về tiền lương và thu nhập, về quan hệ lao động, về y tế và chăm sóc sức khỏe, về giáo dục đào tạo, về văn hóa thể thao, về cư trú. Trước mắt, cần ưu tiên tập trung vào các giải pháp nhằm cải thiện chính sách tiền lương và thu nhập, các giải pháp nhằm cải thiện quan hệ lao động, các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện nhà ở. . 1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT TS. Lê Tuyển Cử, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý các KKT, Bộ KH - ĐT A- VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KKT I. KKT ven biển - Trong. các KKT CK đạt 42 – 43 tỷ USD, đón được 7,8 – 8 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng. B- PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT. khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tư: trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách mới