1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Chênh lệch thu nhập người lao động tại Việt Nam dưới góc độ tiếp cận về khu vực nhà nước – ngoài nhà nước

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tếMục tiêu nghiên cứu Các câu hỏi mà nghiên cứu mong đợi sẽ giải đáp: - Su lựa chon làm việc ở khu vực nhà nước hay ngoai nhà nước có anh hưởng

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA TOAN KINH TE

CHUYEN DE THUC TAP

CHUYEN NGANH: TOAN KINH TE DE TAI: Chénh léch thu nhập người lao động tại Việt Nam dưới góc độ

tiếp cận về khu vực nhà nước — ngoài nhà nước.

Giảng viên hướng dẫn: THS VU THỊ BICH NGOC Sinh viên thực hiện: DANG VU HAI ANH

Mã sinh viên : 11180097

Lớp: TOÁN KINH TẾ 60

HÀ NỘI, THÁNG 12/2021

Trang 2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này, bản thân em đã nhận được nhiều

sự giúp đỡ từ mọi mặt, dù lớn dù nhỏ, đều mang ý nghĩa lớn lao đối với bản thân em

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới mọi sự giúp đỡ em đã nhận được.Đầu tiên, em xin được cảm ơn các thầy cô giảng viên của trường Đại học Kinh tế

Quốc dân, và đặc biệt là các thầy cô thuộc khoa Toán Kinh tế vì những kiến thức quý

báu em đã được truyền đạt, dạy dỗ trong suốt thời gian theo học tại trường.

Tiếp theo, em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn dõi theo, ủng hộ

và động viên tinh thần mọi lúc mọi nơi, đó là nguồn động lực vô cùng lớn đối với bản thân em.

Và cuối cùng, đặc biệt, đề tài này không thé được hoàn thành nếu không có sự hướng

dẫn, chỉ bảo trực tiếp, hết sức cặn kẽ, tận tình của ThS Vũ Thị Bích Ngọc, giảng viênkhoa Toán Kinh tế trong suốt quá trình em theo đuôi và thực hiện nghiên cứu này Em

xin được gửi lời cảm ơn chân thành cùng với sự biết ơn sâu sắc tới cô Ngọc

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên khó có thé tránh khỏi những thiếu sót về mặt

kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài này Em rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp sửa đối của quý thầy cô và các bạn dé đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

MỤC LỤCChênh lệch thu nhập người lao động tại Việt Nam dưới góc độ tiếp cận về khu vực

nhà nước — ngoài nhà nước.

PHAN MỞ ĐÂU 22-552 S2S 2E2212112711271211271211211211112111112111 11k 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

1.1 THU NHAP CUA NGƯỜI LAO ĐỘNG -©225cccceEerrerkerrree 111.2 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 2-©2222++2EE2EEE£EEEtEEerrrerrred 121.3 CÁC YEU TO TÁC ĐỘNG DEN THU NHAP CUA NGƯỜI LAODONG ooo ccccecscssesssssesssessecssessesssesssssssssessesssessesssessnssssssessesasesssssseessessesanessecesesseeeees 15

1.3.1 Cac yếu tố liên quan đến đặc điểm cá han 151.3.2 Cac yếu tố liên quan đến công việc hiện tại 5-55+: 161.3.3 Yếu tố liên quan đến chuyên môn - 2 2 2+s+zx+£xzxe+se2 17

1.4 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE THU NHAP GIỮA KHU VỰC NHÀNƯỚC VA NGOÀI NHÀ NƯỚC 2-©-2-©2++22EC221222122711 2211211221 xe, 17

1.5 TÓM TAT CHUONG l 2-©22<22E22EEE22EE2212271127112211211 2 1 Lee 18CHUONG 2 THU NHAP CUA NGUOI LAO DONG TAI VIET NAM QUA

THONG KE MÔ TA ooo csccccssssessssessssessssesssseessuesssscsssuessssesssessssessssessasessssessaseesasessssess 20

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 3

Trang 4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

2.2.4 Thống kê mô tả thu nhập theo tình trạng làm việc trái ngành 242.2.5 Thong kê mô tả thu nhập theo ngành đào tạo - 252.2.6 Thong kê mô tả thu nhập theo khu vực lam việc 272.2.7 Thống kê mô tả thu nhập theo vùng kinh tế - 2-2 282.3 SO SÁNH THU NHẬP NGƯỜI LAO ĐỘNG GIỮA HAI KHU VỰC LÀM

VIỆC QUA THONG KE MÔ TẢ 2 2 S2 E2 2711211211211 11.1, 29

2.3.1 Thông qua các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân 292.3.2 Thông qua các yếu tố liên quan đến công việc hiện tại 31

2.3.3 Thông qua các yếu tố liên quan đến chuyên môn - 2-5 31

2.4 TÓM TAT CHƯNG 2 -2-©222EE2E2E1221127112112711271211211 211 1c xe 33

CHUONG 3 MÔ HÌNH VA KET QUA UOC LƯỢNG 5-©5 e: 34

3.1 MO HÌNH HOI QUY CHUYEN DOI NỘI SINH 5 55+: 34

3.1.1 M6 tả phương pháp - - c2 2121112111221 1 2121 Errrxee 34

3.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình - 2 2 2 zsx=xd 34

3.2 MÔ HÌNH HOI QUY CHUYEN DOI NỘI SINH VA SỰ LỰA CHỌNKHU VUC LAM VIỆC - ¿- 55c 2s 2E E1 211211111 2112110111 21111211101 eree 353.3 KET QUA UOC LƯỢNG - 5c 2s E2 22112111211 2111211 111 11x ee 383.4 MỘT SO YEU TO KHAC ANH HUONG DEN THU NHAP CUANGƯỜI LAO ĐỘNG GIỮA HAI KHU VUC LAM VIỆC - 453.5 TÓM TAT CHUONG 3 22 22ES2EE22E12711271127112211 2211211 46KẾT LUẬN 2: 52SE2EE2E122E12711211271127121101121111121111211101121 011.1 47

KHUYÉN NGHỊ, - 5-5 S2 S1 E12 1211271 11111211211211211 11 111111111121 1 1e 48TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2-55 SE 2EEEEE12E12112711211711211 11111 E11 50

PHU LỤC -2-©2¿+22222E222E122E12711271127112711711711211211111211211112121 re 52

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 4

Trang 5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Kiểm định Durbin — Wu — Hausman cho biến nội sinh khu vực làm việc 14Hình 2 Đồ thị Boxplot so sánh thu nhập của người lao động theo giới tính 22Hình 3 Đồ thị Boxplot so sánh thu nhập của người lao động theo khu vực sống 23Hình 4 Đồ thị Boxplot so sánh thu nhập của người lao động theo tình trạng làm việc

Bảng 2.1 Thống kê mô tả mẫu số liệu trong nghiên cứu - ¿2 sz+sz+zs+2 20

Bảng 2.2.Thu nhập của người lao động Việt Nam - eeeeteeeeeeeeeeeeeeseees 21

Bảng 2.3 Thu nhập của người lao động theo giới tính - ¿s55 5S cscsersesseeres 22

Bảng 2.4 Thu nhập của người lao động theo khu vực sống -:5- 23

Bảng 2.5 Thu nhập của người lao động theo tinh trạng làm việc trái ngành 24

Bảng 2.6 Thu nhập của người lao động theo ngành đào tạo 5-5 << <+<<+2 25

Bảng 2.7 Thu nhập của người lao động ở hai khu vực nhà nước và ngoài nhà nước 27

Bang 2.8 Thu nhập của người lao động theo vùng kinh tế 2-2 s2 s2 28Bảng 2.9 Thu nhập người lao động giữa hai khu vực làm việc qua các đặc điểm cá

Bang 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động - 38

Bảng 3.2 Kết quả ước lượng mô hình chuyên đổi nội sinh cho tiền lương của cá nhân

theo học các ngành đào tạo giữa hai khu vực làm vIỆC 5< c+cs+csserserseees 40

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 5

Trang 6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Bảng 3.3 Một số nhân tố khác tác động đến tiền lương của người lao động trong hai

khu vực làm VIỆC - c1 2 1123011122111 1031 1113 1120111101111 0 1n vn 4I

Bảng 3.4 Ty trọng người lao động theo ngành đào tao tại hai khu vực làm việc 43

Bang I.1 Danh mục 16 ngành dao tao trong nghiên cỨUu - - «+ s+xssc+ecsxes 52

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 6

Trang 7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

PHAN MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước (hay doanh nghiệp công

lập) là “doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có toàn quyềnquyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động” Các quốc gia trên thếgiới đều duy trì một số lượng nhất định các doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệpnày thường hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng, cung ứng

dịch vụ công ích quan trọng, bảo đảm an sinh xã hội, hoạt động ứng dụng công nghệ

cao, những lĩnh vực kinh tế then chốt hoặc những lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và

ít lợi nhuận mà thành phần kinh tế tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm.

Theo Tổng cục Thống kê, xét theo loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2019,bình quân năm; khu vực doanh nghiệp công lập thu hút 1,2 triệu lao động, chiếm 8,1%tổng lao động toàn bộ khu vực doanh nghiệp, giảm 21% so với lao động bình quângiai đoạn 2011-2015 khu vực doanh nghiệp ngoài công lập thu hút nhiều lao độngnhất với 8,86 triệu lao động, chiếm 60,5%, tăng 25,9%

Có thé thay tỷ trọng người lao động lựa chọn doanh nghiệp khu vực ngo ai nhà nướccó sự tăng lên khá nhiều trong giai đoạn trên, và điều ngược lại xảy ra với các doanh

nghiệp nhà nước khi ty trọng lao động lựa chọn khu vực này giảm xuống đáng kể Nguyên nhân có thé là do đâu?

Trong những năm gần đây, quá trình chuyền đôi kinh tế ở Việt Nam đã dẫn đến nhữngthay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu tiền lương và chênh lệch tiền lương giữa khu vực kinhtế nhà nước và ngoài nhà nước Sau thời kỳ đổi mới, sự xuất hiện và lan rộng nhanhchóng của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoai, với điểm nhấn là năng suất, được coi là động lực chính định hình những

thay đối này

Những thay đổi trong cơ cấu tiền lương và chênh lệch tiền lương giữa khu vực cônglập và khu vực ngoài công lập có thể gây ra những hậu quả đáng kể Có thể kế đếnnhững hậu quả về van đề tuyển dụng hay những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quảtrong khu vực công khi mà mức lương trong khu vực này càng có dấu hiệu thất thế so

với khu vực ngoài công lập Do đó, các câu hỏi liên quan cần được giải quyết là liệucó sự khác biệt nào về tiền lương giữa khu vực công lập và khu vực ngoài công lập

hay không, và tác động của những khác biệt này là gì.

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 7

Trang 8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Vấn đề chênh lệch tiền lương giữa các khu vực kinh tế đã được nghiên cứu ở nhiềuquốc gia trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia đã phát triển và những quốc giađang phát triển như Việt Nam Có thé kể đến nghiên cứu của van der Gaag, WimVijverber, 1988 tại Bờ Biển Nga; Adamchik, Bedi, 2000 tai Ba Lan; Glinskaya,

Lokshin, 2005 tại An Độ v.vVề vấn đề ảnh hưởng của giáo dục tới thu nhập của người lao động, đã có không ít

nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào phân tích chênh lệch thu nhập của người lao

động theo số năm đi học (Tống Quốc Bảo, 2015) và trình độ học vấn (Phạm Lê Thông,2008) Tuy nhiên, số lượng những nghiên cứu cụ thê về thu nhập của người lao độngtheo ngành học tại Việt Nam là chưa nhiều

Các nghiên cứu trước đây về chênh lệch thu nhập theo các ngành học khác nhauthường là những nghiên cứu đến từ những quốc gia phát triển, nơi có những đặc điểmvề thị trường lao động và hệ thống giáo dục khác biệt lớn so với những quốc gia đangphát triển như Việt Nam (Gorlitz, Barbara S.Grave, ở Đức, 2012; Bol, Heisig, ở 29quốc gia trên toàn cầu, 2020) Trong khi đó, Việt Nam là đất nước đặc trưng bởi nềnkinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, sẽ hứa hẹn là một trường hợp nghiên cứuđiển hình và có thể gợi mở nhiều kết quả nghiên cứu thú vị Một nghiên cứu hiếm hoitrước đây ở một quốc gia cũng đang trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế, có thé coilà tương đồng với thị trường lao động Việt Nam, đó là nghiên cứu của Di Paolo,Tansel ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2017

Ước lượng thu nhập từ các ngành đào tạo khác nhau hoặc chênh lệch thu nhập theo

ngành đào tạo giữa các cử nhân tốt nghiệp cung cấp thông tin hữu ích về giá trị củacác loại vốn nhân lực mà các ngành tương ứng đại diện (Trần Quang Tuyến, Vũ VănHưởng, 2018) Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách cần có bằng chứng cụ thể liênquan đến ngành hoc nào nên được ưu tiên nhiều hay ít hơn khi xem xét mở rộng tuyênsinh và chi tiêu công Cùng với đó, những sinh viên tương lai cũng cần có cái nhìn cụthể hơn về sự khác biệt trong thu nhập theo từng ngành, lĩnh vực dao tạo dé có thé lap

kế hoạch hướng nghiệp và đưa ra lựa chon ngành hoc hợp ly cho riêng mình Hy vọngnghiên cứu có thé giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các sinh viên tươnglai có thé có cái nhìn cụ thé hơn về van dé chênh lệch thu nhập giữa các ngành, lĩnh

vực học tại trường đại học sau khi tốt nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đếnchênh lệch thu nhập Trong khi hiện tại SỐ lượng những nghiên cứu về sự chênh lệchthu nhập giữa các nhóm ngành cũng như những nhân té ảnh hưởng đến sự chênh lệchđó là không nhiều

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 8

Trang 9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Mục tiêu nghiên cứu

Các câu hỏi mà nghiên cứu mong đợi sẽ giải đáp:

- Su lựa chon làm việc ở khu vực nhà nước hay ngoai nhà nước có anh hưởng

như thế nào đến thu nhập của người lao động? Có phải người lao động làm ở doanh

nghiệp khu vực ngoài nhà nước thì có thu nhập cao hơn ở doanh nghiệp nhà nước

không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chênh lệch này?- So sánh thu nhập của người lao động theo các ngành dao tạo Có phải khốingành liên quan đến định lượng và công nghệ (như công nghệ thông tin, khoa họcmáy tính, toán học, thống kê) đem lại thu nhập cao nhất cho người lao động theo họcngành này như suy nghĩ của nhiều người hay không? Có phải khối ngành liên quanđến nghệ thuật và nhân văn đem lại thu nhập thấp nhất hay không?

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ bộ số liệu điều tra Lao động việc làm Việt Nam năm

2018 dé phân tích sự chênh lệch thu nhập của người lao động tốt nghiệp các ngành

đào tạo khác nhau cũng như chênh lệch thu nhập của người lao động tại hai khu vực

kinh tế công lập và ngoài công lập tại Việt Nam

Dé trả lời các câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu, ngoài phương pháp mô tả thống kê, sosánh, nghiên cứu còn dựa vào phương pháp định lượng bằng mô hình kinh tế lượng —

mô hình chuyên đổi nội sinh, phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), hàmthu nhập Mincer, dé ước lượng thu nhập của người lao động trong hai khu vực kinh tế

nhà nước và ngoài nhà nước cũng như thu nhập theo các ngành đào tao:

- Chọn mẫu và tính toán giá trị các biến từ bộ số liệu điều tra Lao động Việc làmViệt Nam năm 2018 của Tổng cục Thống kê

- Thực hiện ước lượng va kiểm định các hệ số ước lượng bằng phần mềm

Trang 10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Cấu trúc của nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm 3 chương, không kế phần mở dau, phần kết luận, khuyến nghị,

mục lục, danh mục các hình, các bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục:

- Chương 1: Trinh bay co sở lý thuyết về thu nhập của người lao động, các biếnđộc lập có tác động đến thu nhập của người lao động, cơ sở lý thuyết liên quan đếncác biến này, các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan và kỳ vọng dấu của các biến.Cùng với đó là phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về thu nhập của người lao

động giữa hai khu vực công lập và ngoài công lập.

- Chương 2: Trinh bay đặc điểm về bộ số liệu dùng trong nghiên cứu, thống kê

mô tả thu nhập của người lao động Việt Nam ở cả hai khu vực làm việc thông qua tính

toán từ mẫu số liệu.- Chương 3: Trình bày cơ sở lý thuyết về mô hình chuyền đổi nội sinh và van đề

lựa chọn khu vực làm việc Cùng với đó, thực hiện phân tích thu nhập của người lao

động thông qua các mô hình kinh tế lượng, đưa ra các khuyến nghị chính sách với vấn

đê nghiên cứu.

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 10

Trang 11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 THU NHẬP CUA NGƯỜI LAO ĐỘNGTại Việt Nam, theo Tổng Cục Thống Kê (2014), thu nhập người lao động được định

nghĩa như sau: “Thu nhập từ việc làm là khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện

vật trả cho người làm công ăn lương đối với thời gian hoặc công việc đã làm, cùng vớikhoản tiền trả cho thời gian không làm việc như nghỉ phép hoặc nghỉ hè hàng năm,nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ khác được trả lương, bao gồm cả những khoản tiền

công khác được nhận thường xuyên có tính chất như lương trước khi người chủ khấutrừ [các khoản mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương như: thuế, đóngbảo hiểm xã hội, tiền đóng cho chế độ hưu trí, phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trả

thay lương (trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tainạn lao động), phí đoàn thé và các khoản nghĩa vụ khác của người làm công ăn lương]

Không tính vào thu nhập từ việc làm các khoản sau: tiền bảo hiểm xã hội và tiền chochế độ hưu trí mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương và những phúc lợimà người làm công ăn lương đã nhận được từ các khoản này, tiền chỉ trả cho kết thúchợp đồng, các khoản phúc lợi không thường xuyên (như tiền thưởng cuối năm, )”

Trong bảng câu hỏi điều tra Lao động Việc làm Việt Nam năm 2018, thu nhập của

người điều tra được định nghĩa là: “số tiền người đó kiếm được trong tháng trước khilàm khảo sát, của cả công việc chính, kế cả tiền làm thêm gid, tién thuong, tién phu

cap nghé và tiên phúc lợi khác cho tat cả các công việc”.

Tuy nhiên Thu nhập trong nghiên cứu này được giới hạn chỉ tính là “tiền lương kiếm

được từ công việc chính của người lao động”, tức là không tính những thu nhập từ các

việc làm thêm giờ hoặc thu nhập từ các công việc khác không phải công việc chính

tích lũy được vốn con người, rồi có thể giảm nhẹ đối với người lao động lớn tuổi”

Đồng thời, Borjas (2005) cũng đã trình bày “đường tiền lương theo học vấn” cho thấytiền lương các doanh nghiệp sẵn sàng trả tương ứng mỗi trình độ học van, thể hiệnmối quan hệ giữa lương và số năm đi học Đường này có ba tinh chất quan trọng:

Cis

11180097 — Đặng Vũ Hai Anh 11

Trang 12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

“1 Đường tiền lương theo học vấn đốc lên do “lương đền bù” cho học van

2 Độ dốc của đường tiền lương theo học van cho thấy mức tăng thu nhập khi người

lao động có thêm một năm học vân.

3 Đường tiền lương theo học van là đường cong lỗi cho thấy mức gia tăng biên củatiền lương giảm dần khi tăng thêm số năm đi học.”

Mincer (1974) đề xuất hàm thu nhập và nó được sử dụng rộng rãi đến bây giờ, nócũng được gọi là hàm Mincer hoặc mô hình hồi quy thu nhập Mincer Nghiên cứu nàyphát triển mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình Mincer để ước lượng mối quan hệgiữa ngành đào tạo với tiền lương của người lao động, và bổ sung thêm một số biếnkiểm soát khác dựa trên đữ liệu thu được từ “Cuộc điều tra Lao động Việc làm ViệtNam năm 2018” bao gồm đặc điểm cá nhân (giới tính, khu vực sống, vùng kinh tế),các yếu tố liên quan đến công việc hiện tại (kinh nghiệm làm việc, tình trạng làm việctrái ngành, khu vực làm việc) và yếu tố chuyên môn (ngành đào tạo)

12 PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mincer (1974) đã đề xuất hàm thu nhập của một cá nhân mà theo đó, “logarit thu nhậpcủa cá nhân i ở một thời điểm ¿ trong cuộc đời là một hàm SỐ phụ thuộc tuyến tínhtheo số năm đi học của cá nhân đó và phụ thuộc theo bậc hai của số năm kinh nghiệm

làm việc” Hàm thu nhập của Mincer có dạng cơ bản như sau:

InY, = InYạ + rt + £¡

Với: ¢ là số năm đi học của cá nhân Yo là thu nhập hàng năm của cá nhân không đihọc Y; là thu nhập hang năm của cá nhân có đi học ¢ năm r là lợi suất biên, tức tỷ lệphần trăm thu nhập tăng thêm với một năm đi học Phương trình trên trình bày kết

luận cơ bản rằng, logarit cơ số tự nhiên của thu nhập là hàm tỷ lệ thuận với số năm đi

học t, và hệ số của ¢ biểu thị tỷ lệ phần trăm gia tăng thu nhập khi tăng thêm một nămđi học chính là tỷ suất biên r Day là dang hàm ước lượng thu nhập cơ bản nhất

Dạng mô hình đây đủ hơn của hàm thu nhập Mincer bao gôm cả yêu tô kinh nghiệm.

Tức thu nhập của một người lao động có liên quan đên sô năm di học và sô năm làm việc của người đó.

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 12

Trang 13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Như vậy với hàm thu nhập của Mincer cho chúng ta thây được yêu tô vôn con người trong đó cơ bản là sô năm di học va sô năm làm việc có ảnh hưởng tới thu nhập cua

người lao động.

Hàm thu nhập Mincer được diễn dịch từ các phương trình toán học, do vậy mang tính

chặt chẽ và tin cậy cao Việc sử dụng logarit tự nhiên làm biến phụ thuộc có tác dụnglàm giảm độ lệch phải của dữ liệu Với mô hình hàm thu nhập Mincer có thể mở rộng,tích hợp các biến khác vào phương trình dé nghiên cứu tác động của chúng đối với thu

nhập.

Dựa trên hàm ước lượng thu nhập của Mincer và thêm vào một sô biên kiêm soát như

đã nêu ở phân 1.1, mô hình ước lượng thu nhập của người lao động trong nghiên cứu

được đưa ra ở phương trình (1):

InW; = Bo + BX, + BoE; + B3Fi + BạM, + PsŠS; + 6¿R¡ + 6;U, +e; (1)

Trong đó InW; đại diện cho logarit tự nhiên của thu nhập theo thang của cá nhân i X;

là biến đại điện cho đặc điểm nhân khẩu học (ở đây chi bao gồm giới tính), E; là vectorgồm các biến đại diện cho kinh nghiệm làm việc (số năm làm việc vả giá trị bìnhphương của nó) F; là vector bao gồm 15 biến giả đại diện cho 15 ngành đào tạo khácnhau, trong đó ngành kinh doanh quản lý được coi là phạm trù cơ sở M; là biến giả

của tinh trạng làm việc trái ngành đào tạo của cá nhân (1 = Có, 0 = Không) 5S; là biến

giả đại diện cho khu vực mà cá nhân đó làm việc có phải là khu vực nhà nước hay

không (1 = Có, 0 = Không) R; đại điện cho vùng cá nhân đó đang sinh sống, là vectorbao gồm 5 biến giả đại diện cho 5 vùng kinh tế địa lý khác nhau và vùng đồng bằngsông Hồng được coi như phạm trù cơ sở U; là biến giả cho biết cá nhân đó có sống ởkhu vực thành thi hay không (1 = Có, 0 = Không) Và cuối cùng, ei đại điện cho phan

sai SỐ trong mô hình.

Vấn đề làm việc ở khu vực công lập hay ngoài công lập cũng là một vấn đề nhận đượcnhiều sự quan tâm Theo như tính toán từ mẫu số liệu của nghiên cứu, sé lượng lớn

người tốt nghiệp đại học chọn làm ở khu vực công lập (65,38% người tốt nghiệp đại

học làm ở khu vực công lập, theo bang 2.1) Tuy nhiên, lương của khu vực công

thường không phản ánh được mức lương của thị trường lao động (Psacharopoulos,

Patrinos, 2002) Do đó, theo đề xuất của Psacharopoulos và Patrinos (2002), việc ướclượng mức lương theo các ngành đào tạo cho các công chức là rất hữu ích cho chínhphủ để khuyến khích đầu tư vào giáo dục cũng như hữu ích cho những người có nhu

cầu tìm việc làm trong khu vực nhà nước

Cis

11180097 — Đặng Vũ Hai Anh 13

Trang 14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

InWyubtic = Bo + 1X; + BoE; + B3Fi + BạM; + BsSi + P¿R¡ + B;U; + e;¡ (2)

InWnen-pupuc = Bo + 1X: + B2E; + B3Fi + BạM; + BsS; + Be Ri + B7U; + e; (3)

Tuy nhiên, một van dé phát sinh có thé nhận thấy sau khi thực hiện hồi quy phươngtrình (2) và (3), đó là biến khu vực làm việc của người lao động (biến S;) đường như làbiến nội sinh trong mô hình hồi quy thu nhập của người đó Lý do là vì có một số đặc

điểm không quan sát được có thể tác động lên việc một cá nhân có chọn khu vực nhà

nước hay không, đồng thời cũng tác động lên tiền lương của cá nhân đó khi đã có việc

làm.

Đề kiểm định van đề nội sinh của biến khu vực làm việc Si trong mô hình, kiểm địnhDurbin — Wu — Hausman được thực hiện với biến $, Kết quả của kiểm định được đưaở hình | cho thấy có hiện tượng nội sinh trong mô hình Do đó việc thực hiện ướclượng OLS là không tốt

Tests of endogeneity Ho: variables are exogenous Robust score chi2(1) = 327.892 (p=0.0000)

Robust regression F(1,41278) = 329.255 (p=0.0000)

Hình 1 Kiểm định Durbin — Wu — Hausman cho biến nội sinh khu vực lam việc

Nguồn: Tính toán thông qua phan mém Statal4Vậy nên, mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh (“endogenous switching regressionmodel”, Lokshin, Sajaia, 2004) được sử dụng dé khắc phục vấn đề nội sinh

Một mô hình hồi quy chuyên đổi nội sinh cho thu nhập của người lao động làm ở khu

vực nhà nước và ngoai nhà nước được đưa ra ở phương trình (4), (5) va (6) như dưới

đây:

InW(public ), =Bạ + B.X, + BF + ByM, + B„5, +BsR, + BU; +e, (4)

InWtfprivate) = By + B,X, +B,F; +B,M, +B„S, +B;R, +B,U, +e, (5)

I; = 5(InW( public), — InWB_ rivate)) + jy + , (6)

i

O đây 7,” là một biên ân biêu thị khu vực mà cá nhân i làm việc là nhà nước hay ngoài

nha nước Z; là vector gôm các biên công cụ, các biên công cụ nay mang đặc điêm là

có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn khu vực làm việc nhưng không ảnh hưởng đến thu

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 14

Trang 15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

nhập của người lao động Trong nghiên cứu này hai biến công cụ được sử dụng là“tình trạng hôn nhân” và “số người có việc làm trong hộ” Tình trạng hôn nhân củamột cá nhân và số người có việc làm trong hộ gia đình được cho là có thể có tác động

đến sự lựa chọn của cá nhân về một khu vực làm việc cụ thể nhưng lại không ảnh

hưởng đên tiên lương của người đó.

Gia thiệt được đưa ra trong mô hình chuyên đôi nội sinh là khu vực làm việc luôn nội

sinh với tiên lương Một sô đặc điêm không quan sát được mà có tác động tới xác suat lựa chọn một khu vực làm việc cụ thê, đông thời cũng có tác động tới tiên lương của một cá nhân khi người đó có việc làm (Lokshin, Sajaia, 2004).

Kết quả ước lượng mô hình chuyên đổi nội sinh được đưa ở bảng 3.2 và bảng 3.3

1.3 CÁC YEU TO TÁC ĐỘNG DEN THU NHAP CUA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.3.1 Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân

Giới tính

Sự chênh lệch thu nhập theo giới tính được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân Một

trong sô đó chính là chênh lệch ve các đặc điêm lao động như trình độ học vân, mức

độ thành thạo ngoại ngữ, sức khỏe.

Nghiên cứu của World Bank tại Việt Nam được thực hiện bởi Chowdhury, Johnson,

Mannava, Perova (2018) đã cho thấy rằng trong giai đoạn 2011 — 2014, mức thu nhậptrung bình của phụ nữ ở Việt Nam thấp hơn so với nam giới Nghiên cứu đã chỉ ra lýdo khiến cho phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới là do “nhiều người lao động nữchủ động lựa chọn làm việc ở những vị trí có thu nhập thấp hơn nhưng đổi lấy thờigian làm việc linh hoạt và những phúc lợi phi tiền tệ tốt hơn, nhằm mục đích dành thời

gian làm việc nhà, chăm sóc con cái hoặc người cao tuôi, v.v”

Nghiên cứu tại thị trường lao động Pakistan của S.H.Bhatti (2012) cho thấy lao động

nam có thu nhập cao hơn 10,44% so với những người lao động khác giới, trong khi đó

nghiên cứu của B.J.Lee, M.J.Lee (2006) tại thị trường lao động Hàn Quốc có con sốchênh lệch lớn hơn, 36,69% Ngoài ra, một nghiên cứu khác ở TP Hồ Chí Minh tại

Việt Nam của Trần Thị Tuấn Anh (2013) cũng cho thấy thu nhập của người lao động nam là cao hơn so với nữ.

Khu vực sông

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 15

Trang 16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Lao động tại Việt Nam vẫn đang có chiều hướng dịch chuyên từ nông thôn ra thànhthị và tỷ lệ này ngày càng tăng khi quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra với tốc độngày càng nhanh Thực tế cho thấy không phải lao động tại nông thôn không thé kiếm

được thu nhập hay thu nhập từ công việc luôn luôn thấp hơn lao động tại thành thị, màbởi vì cơ hội tiếp cận được công việc có thu nhập lại không nhiều nên mới dẫn đến

tinh trạng dịch chuyền lao động và chênh lệch thu nhập như trên.Các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới trong những thời điểmkhác nhau đều cho ra kết quả là thu nhập của người lao động ở thành thị thì luôn caohơn so với ở nông thôn Gabriella A Bucci (1993) chỉ ra rằng thu nhập của lao động ở

thành thị tại An Độ là cao hơn so với những người ở nông thôn Nghiên cứu của Li

Zhang (2016) cũng cho thay kết quả tương tự đối với lao động thành thi và lao động

nông thôn tại Trung Quốc

Tại Việt Nam, nghiên cứu của nhóm tác giả K.Hoang, B.Baulch (2001) phân tích các

yếu t6 tác động đến thu nhập của người lao động, và hệ số hồi quy của biến giả khu

vực nông thôn mang dấu âm, tức là thu nhập tại khu vực nông thôn cũng là thấp hơn

so với khu vực còn lại Vùng kinh tê

Theo Niên giám thong ké Viét Nam nam 2018 cua Tổng cuc Théng ké Viét Nam,

muc GRDP binh quan dau người tai Việt Nam dat 68.2 triệu đồng, khu vực Đông

Nam Bộ là khu vực có mức GRDP bình quân đầu người lớn nhất, gần gấp đôi so vớimức chung của cả nước với con số 128.4 triệu đồng, khu vực Trung du và miền núiBắc Bộ là khu vực có GRDP bình quân đầu người thấp nhất cả nước với chỉ 43.7 triệuđồng Đây là điều dé hiểu khi khu vực Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh thuộc vùngkinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta, vốn là vùng kinh tế có nhiều lợi thế như cơ

sở hạ tầng tốt nhất và tỷ lệ đô thị hóa lớn nhất cả nước Còn khu vực Trung du va

miên nui Bac Bộ là khu vực còn nhiêu khó khăn trong van đê co sở ha tang và kinh tê.

Nghiên cứu của Sử Thị Thu Hăng (2012) về thu nhập của người lao động trong lĩnhvực dịch vụ tại Nam Trung Bộ cũng chỉ ra rằng có sự chênh lệch trong thu nhập trung

bình của người lao động tại các vùng kinh tê trên toàn quôc 1.3.2 Các yêu fô liên quan dén công việc hiện tai

Kinh nghiệm làm việc

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 16

Trang 17

| Chuyên đề thực tap chuyên ngành Toán Kinh tế

Theo kết quả nghiên cứu ở thị trường lao động Hàn Quốc của B.J Lee và M.J Lee(2006) thì số năm làm việc có quan hệ đồng biến với thu nhập, với kinh nghiệm làm

việc tăng thêm 1 năm thì thu nhập sẽ tăng thêm 3,02% Đối với nghiên cứu của

S.H.Bhatti (2012) thì con số này là 3,05% cho dữ liệu của người lao động ở Pakistan

Bình phương sô năm làm việc

Biến này được dùng dé nhận xét xu hướng gia tăng của thu nhập người lao động theo

kinh nghiệm làm việc Trong các nghiên cứu trước đó về các yếu tố tác động đến tiền

lương của người lao động, kết quả nghiên cứu của S.H.Bhatti (2012), B.J Lee, M.J.Lee (2006) đều cho thấy quan hệ nghịch biến (Tống Quốc Bảo, 2015)

ngành có quan hệ ngược chiều với thu nhập của người lao động, cụ thé người lao động

làm trái ngành đào tạo thì kiếm được thu nhập thấp hơn 29% so với người làm đúng

ngành.

1.3.3 Yếu tố liên quan đến chuyên môn

Ngành đào tạo

Bằng chứng từ những nghiên cứu từ các quốc gia khác trên thế giới cho thấy rằng

ngành đào tạo có tác động mạnh đến thu nhập của người lao động sau khi tốt nghiệp.Đặc biệt, phần lớn các nghiên cứu trên thé giới đều có chung một kết quả khá thú vị là

người lao động tốt nghiệp lĩnh vực Nghệ thuật và Nhân văn luôn có thu nhập bìnhquân thấp nhất và người lao động theo học các ngành liên quan đến Khoa học thì có

thu nhập bình quân là cao nhất (Wahrenburg, Weldi, ở Đức, năm 2007; Rumberger,

Thomas, năm 1993, Arcidiacono, 2004 ở Mỹ; Bratti, Mancini, ở Anh, 2003; Finnie,

Frenette, ở Canada 2003; Boero, 2004, Di Pietro, Cutillo, 2006, ở Italia; Chia, Miller,

ở Australia, 2008; Kelly, ở Ireland, 2010).

1.4 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE THU NHAP GIỮA KHU VUC NHÀ

NƯỚC VA NGOÀI NHÀ NƯỚC

Adamchik và Bedi (2000) đưa ra một số lý do chứng minh rằng mức lương trongdoanh nghiệp khu vực nhà nước thấp hơn so với khu vực tư nhân ở Ba Lan trong giai

SG SE =——=—=—=—=—=——=as

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 17

Trang 18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

đoạn 1990 — 2000 Một là, bất chấp những cú sốc về nhu cầu bất lợi mà khu vực côngđang phải đối mặt, các quyết định về tiền lương và việc làm của các doanh nghiệp nhànước vẫn được thúc day bởi mong muốn duy trì việc làm và giảm thiêu thất nghiệpnhằm giảm bớt bất 6n xã hội Blanchard (1997) lưu ý rang sự sẵn sàng duy trì việc

làm thông qua cắt giảm lương của người lao động Ba Lan là mạnh mẽ hơn so với cácnước hậu cộng sản khác Do đó, có khả năng mức lương thấp hơn trong khu vực công

lập là hệ quả của nỗ lực duy trì việc làm cao nhất có thé, do những hạn chế về tài

quản lý sa thải người lao động bị hạn chế bởi ảnh hưởng của lao động

Ba là, mức lương cao hơn ở trong các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể bù đắp chomức lợi ích xã hội thấp hơn Nghiên cứu của Estrin (1997) cung cấp một số bằng

chứng liên quan đến các lợi ích ngoài lương ở Ba Lan Các tác giả cho rằng cả khu

vực công và khu vực tư nhân đều cung cấp một loạt các lợi ích xã hội đáng k và cáccông ty tư nhân mới trên thực tế đang mở rộng phạm vi của những lợi ích này Đồng

thời, phân tích của họ cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp tư nhân mới cung cấp sốlượng lợi ích cho người lao động ít hơn đáng ké so với các doanh nghiệp nhà nước

Do đó, các lợi ích ngoài lương làm tăng mức lương hiệu quả trả cho người lao động

trong khu vực công Do đó, nó có thé buộc các công ty tư nhân phải cung cấp day đủcác điều kiện xã hội hoặc bù đắp cho các lợi ích ngoài lương thấp bằng cách trả lương

cao hơn.

1.5 TÓM TAT CHƯƠNG 1

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 18

Trang 19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Chương | trình bày cơ sở lý thuyết về thu nhập của người lao động, các biến độc lậpcó tác động đến thu nhập của người lao động, cơ sở lý thuyết liên quan đến các biếnnày, các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan và kỳ vọng dấu của các biến Cùng với

đó là cơ sở lý thuyết về thu nhập của người lao động giữa hai khu vực nhà nước và

ngoai nhà nước.

'"7-

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 19

Trang 20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

CHƯƠNG 2 THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM QUA

THỐNG KÊ MÔ TẢ

2.1 SÓ LIỆUNghiên cứu sử dụng dé liệu thứ cấp từ bộ số liệu Điều tra Lao động Việc làm ViệtNam năm 2018 (2018 LFS), một cuộc điều tra cấp quốc gia với quy mô lớn, đượcthực hiện bởi Tổng cục Thống kê hàng năm Cuộc điều tra được thực hiện nhăm mụcđích thu thập thông tin về tình trạng tham gia thị trường lao động của những người từ

15 tuổi trở lên hiện đang sông tại Việt Nam Điều tra được thực hiện trên 63tinh/thanh trên khắp cả nước, phỏng vấn tổng cộng 824.143 người

Bộ số liệu mang số lượng thông tin phong phú về các đặc điểm kinh tế xã hội của đối

tượng tham gia khảo sát, bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, ngành học, sự tham

gia thị trường lao động, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian làm việc, tình trạng làm việc

trái ngành dao tạo, điêu kiện làm việc, cơ sở làm viéc, v.v.

Từ bộ số liệu Điều tra Lao động Việc làm Việt Nam 2018, một mẫu số liệu được trích

ra và sử dụng trong nghiên cứu Với mục đích đánh giá tác động của sự lựa chọn khu vực làm việc tới thu nhập của người lao động cũng như tác động của ngành đào tạo tới

thu nhập, nghiên cứu tập trung vào các đối tượng đã tốt nghiệp đại học (từ 22 tuổi trở

lên), không bao gồm những đối tượng có trình độ học vấn trên đại học, đang trong độ

tuổi lao động (từ 22-55 tuổi đối với nữ và 22-60 tuổi đối với nam), đang có việc làm

tạo ra thu nhập Bộ số liệu trong mẫu là bộ số liệu chéo, có tổng cộng 41,306 quan sát

Thống kê mô tả mẫu số liệu trong nghiên cứu

Bang 2.1 Thống kê mô tả mau số liệu trong nghiên cứu

Trang 21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc Bộ 22.08 9,119

Đồng bằng sông Hồng 24.25 10,015 Bắc Trung Bộ 20.81 8,596

là cao nhất với 24.25%, tiếp theo đó là khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ (22.08%),Bắc Trung Bộ (20.81%) Khu vực Tây Nguyên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong mẫu với

7.33%.

2.2 THONG KE MÔ TA THU NHẬP NGƯỜI LAO DONG TAI VIỆT NAM

2.2.1 Thống kê mô tả thu nhập của người lao động tại Việt Nam

Bảng 2.2.Thu nhập của người lao động Việt Nam

Thu nhập

Trung bình 799]

Độ lệch chuẩn 5344

11180097 — Đặng Vũ Hải Anh 21

Trang 22

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

| Số quan sát | 41,306

(don vị: nghìn dong) Nguon: Tinh toán từ bộ số liệu

Bảng 2.2 thống kê thu nhập trung bình tháng của người lao động tại Việt Nam Theotính toán từ mẫu số liệu, một người lao động tại Việt Nam trong khảo sát có thu nhậpbình quân là khoảng 8 triệu đồng/tháng

2.2.2 Thống kê mô tả thu nhập theo giới tính

Bang 2.3 Thu nhập của người lao động theo giới tinh

Nữ Nam

Thu nhập trung bình 7106 8906

Độ lệch chuan 5265 5272Số quan sát 21,007 20,299

(don vị: nghìn đông) Nguôn: Tinh toán từ bộ số liệu

Hình 2 Đô thị Boxplot so sánh thu nhập của người lao động theo giới tinh

Bảng 2.3 thống kê thu nhập trung bình tháng của người lao động theo hai giới tínhtrong mẫu số liệu Thu nhập trung bình của lao động nam là khoảng 8.9 triệu

Cis

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 22

Trang 23

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

đồng/tháng Con số của lao động nữ là khoảng 7.1 triệu đồng/tháng Có thé thấy chênhlệch mức lương trung bình tháng giữa hai giới tính là 1.8 triệu đồng Độ lệch chuẩnbiểu thị cho độ dao động của thu nhập cho thấy thu nhập của cá nhân theo hai giới tính

dao động tương đồng với nhau

Từ những số liệu trên và nhìn vào biéu đồ ở hình 2, có thể thấy rang dù thu nhập củalao động nam và nữ là “ổn định” như nhau nhưng thu nhập của nam là cao hơn đáng

kê.

2.2.3 Thống kê mô tả thu nhập theo khu vực sống

Bảng 2.4 Thu nhập của người lao động theo khu vực sống

Thành thị Nông thôn Thu nhập trung bình 8345 6918

Trang 24

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Bảng 2.4 thống kê thu nhập trung bình tháng của người lao động theo hai khu vựcthành thị và nông thôn trong mẫu số liệu Thu nhập trung bình của người lao động ởthành thị là khoảng 8.3 triệu đồng/tháng, còn của người lao động nông thôn là khoảng

6.9 triệu đồng/tháng, chênh lệch là khoảng 1.4 triệu đồng Xét về độ dao động thì thu

nhập của lao động thành thị có mức dao động lớn hơn so với các cá nhân đến từ nông

thôn.

Dựa vào bảng 2.4 và biểu đồ trong hình 3, có thé thấy thu nhập của lao động ở nôngthôn mặc dù “ổn định” hơn so với ở thành thi, nhưng mức thu nhập bình quân lại thấphơn đáng kể

2.2.4 Thống kê mô tả thu nhập theo tình trạng làm việc trái ngành

Bảng 2.5 Thu nhập của người lao động theo tình trạng làm việc trải ngành

Trang 25

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Bảng 2.5 thống kê thu nhập của người lao động đang làm đúng ngành và trái ngành

trong mẫu số liệu Thu nhập trung bình một tháng của người lao động làm việc trái

ngành là khoảng 7.2 triệu đồng, thấp hơn so với con số 8.1 triệu đồng/tháng của ngườilao động đúng ngành, với mức chênh lệch ở đây là khoảng gần 0.9 triệu đồng Độ daođộng của thu nhập thể hiện qua độ lệch chuẩn cho thay thu nhập của lao động làm trái

nganh dao động ít hơn so với người làm đúng ngành.

2.2.5 Thống kê mô tả thu nhập theo ngành đào tạo

Trang 26

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Nghệ thuật nhân văn §463 5326 1,254

so với thu nhập trung bình tháng của người lao động trong mẫu số liệu, nhưng đồng

thời độ dao động trong thu nhập của người lao động theo học ngành này cũng là lớn

nhất trong số 16 ngành Cùng với đó số lượng người theo học ngành vận tải trong mẫu

số liệu cũng là khá ít (chỉ chiếm khoảng 0.48% số quan sát trong mẫu số liệu) Ngành

Cis

11180097 — Dang Vũ Hải Anh 26

Ngày đăng: 26/09/2024, 02:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w