Sự cần thiết Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được bao bọc bởi một mặt giáp biển và 3 mặt giáp sông, với đường bờ biển dài khoảng 54 km theo hướng Bắc Nam, dọc bờ biển có 05 c
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
DỰ THẢO
BÁO CÁO TỔNG KẾT XÁC ĐỊNH CHIỀU RỘNG, RANH GIỚI HÀNH LANG
BẢO VỆ BỜ BIỂN THUỘC NHIỆM VỤ THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
Thái Bình - 2021
Trang 21.1.2 Địa hình, địa mạo 6
1.1.2 Điều kiện khí tượng, thủy hải văn 8
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Thái Bình 11
1.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội 11
1.2.2 Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản 12
1.2.3 Tình hình phát triển nông - lâm nghiệp 17
1.2.4 Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải 18
1.2.5 Kinh doanh thương mại, dịch vụ và du lịch ven biển 26
Trang 34.1 Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển 72
4.1.1 Khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng Dnbd (m) 72
4.1.2 Khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn Ddh 74
4.1.3 Khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn Dnh 74
4.1.4 Tổng hợp khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển 784.2 Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt ven biển 82
4.2.1 Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu Hnbd (m) 82
4.2.2 Mực nước biển dâng do bão Hb (m) 82
4.2.3 Mực nước biển dâng do sóng leo Hsl (m) 83
V XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH NHẰM BẢO VỆ HỆ SINH THÁI 88
5.1 Căn cứ và phương pháp xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái với biển (Dst) 88
5.2 Đặc điểm các khu vực và đề xuất khoảng cách Dst 89
VI XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN
Trang 4CỦA NGƯỜI DÂN VỚI BIỂN 90
6.1 Căn cứ, mục đích xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Dtc) 90
6.2 Đặc điểm các khu vực và kết quả xác định khoảng cách Dtc 91
VII RANH GIỚI HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH THÁI BÌNH 93
7.1 Kết quả xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại các mặt cắt 93
7.2 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển 96
VIII ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH THÁI BÌNH 104
8.1 Trách nhiệm của UBND các cấp trong thiết lập, quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển 104
8.1.1 Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm……… 103
8.1.2 Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Thái Thụy có trách nhiệm…… 104
8.1.3 Ủy ban nhân dân các xã có biển có trách nhiệm……….104
8.2 Vai trò của các bên liên quan 106
8.2.1 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm……… 105
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình MD.1 Phạm vi vùng bờ tỉnh Thái Bình 5
Hình 1.1 Các vị trí vẽ hoa sóng nước sâu 28
Hình 1.2 Hoa sóng tại vị trí TB1 giai đoạn 2010 -2020 29
Hình 1.3 Hoa sóng tại vị trí TB2 giai đoạn 2010-2020 29
Hình 1.4 Hoa sóng tại vị trí TB3 giai đoạn 2010-2020 29
Hình 1.5 Vị trí các điểm vẽ hoa sóng vùng ven bờ 32
Hình 1.6 Hoa sóng tại vị trí TB11 giai đoạn 2010 - 2020 32
Hình 1.7 Hoa sóng tại vị trí TB12 giai đoạn 2010- 2020 33
Hình 1.8 Hoa sóng tại vị trí TB13 giai đoạn 2010 -2020 33
Hình 1.9 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 1%, hướng Đông Nam 34
Hình 1.10 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 1%, hướng Đông Bắc 35
Hình 1.11 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 2%, hướng Đông Nam 35
Hình 1.12 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 2%, hướng Đông Bắc 36
Hình 1.13 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 5%, hướng Đông Nam 36
Hình 1.14 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 5%, hướng Đông Bắc 37
Hình 1.15 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 10%, hướng Đông Nam 37
Hình 1.16 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 10%, hướng Đông Bắc 38
Hình 1.17 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 50%, hướng Đông Nam 38
Hình 1.18 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 50%, hướng Đông Bắc 39
Hình 1.19 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 99.9%, hướng Đông Nam 39
Hình 1.20 Bản đồ trường sóng ứng với tần suất 99.9%, hướng Đông Bắc 40
Hình 2.1 Các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển huyện Thái Thụy 43
Hình 2.2 Các khu vực cân thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển huyện Tiền Hải 43
Hình 2.3 Sơ đồ chi tiết tuyến đo sóng, dòng chảy và sóng leo 47
Hình 2.4 Hoa gió trong thời kỳ khảo sát 48
Hình 2.5 Mô tả trạm đo mực nước 49
Hình 2.6 Biến thiên mực nước từ ngày 08- 21/12/2020 tại điểm T1 50
Hình 2.7 Vận tốc dòng chảy thời kì khảo sát từ ngày 08- 21/12/2020 tại điểm T3 51 Hình 2.8 Hoa dòng chảy tầng mặt thời kì khảo sát 52
Hình 2.9 Hoa dòng chảy tầng giữa thời kì khảo sát 52
Hình 2.10 Hoa dòng chảy tầng đáy thời kì khảo sát 53
Hình 2.11 Quy trình cài đặt, kiểm tra và thiết lập trạm đo sóng và dòng chảy biển sử dụng thiết bị Awac 53
Hình 2.12 Sơ đồ thả máy đo sóng và dòng chảy 54
Trang 6Hình 2.13 Biến thiên chiều cao sóng trong thời kì khảo sát 54
Hình 2.14 Hoa sóng trong kỳ khảo sát 55
Hình 2.15 Kết quả xác định độ cao sóng leo 55
Hình 2.16 Quy trình xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình 57
Hình 3.9 Đường cấp phối hạt mẫu 1 68
Hình 3.10 Đường cấp phối hạt mẫu 5 68
Hình 3.11 Đường cấp phối hạt mẫu 10 68
Hình 3.12 Đường cấp phối hạt mẫu 15 69
Hình 4.2 Quỹ đạo của bão CONSON (a) và diễn biến khí áp (hPa) tại tâm bão (b) 75
Hình 4.3 Mối liên hệ giữa các mô đun 76
Hình 4.4 Minh họa cách xác định biến động đường bờ 76
Hình 4.5 Phạm vi miền tính, lưới tính và địa hình 77
Hình 7.1 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV1 xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy 101
Hình 7.2 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV2 xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy 101
Hình 7.3 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV3 xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy 102
Hình 7.4 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV4 xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy 102
Hình 7.5 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV5 xã Thái Đô, huyện Thái Thụy 103
Hình 7.6 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV6 xã Đông Trà, huyện Tiền Hải 103
Hình 7.7 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV7 xã Đông Long, huyện Tiền Hải 104
Hình 7.8 Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển KV8 xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải 104
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tần suất sóng nước sâu (giai đoạn 2010-2020) 30
Bảng 1.2 Các đặc trưng thống kê sóng của các tháng trong năm 31
Bảng 1.3 Tần suất sóng nước sâu 33
Bảng 2.1 Danh mục các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ 40
Bảng 2.5 Bảng thống kê tần suất gió tại thời điểm khảo sát 48
Bảng 2.6 Bảng thống kê tần suất dòng chảy tầng mặt theo độ lớn giá trị 51
Bảng 2.9 Bảng thống kê tần suất sóng theo chiều cao sóng và hướng sóng 54
Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần cấp phối hạt 70
Bảng 3.2 Bảng phân tích đường kính hạt D50 71
Bảng 4.1 Mực nước biển dâng theo kịch bản PCP6.0 73
Bảng 4.2 Biến đổi đường bờ tại các vị trí mặt cắt 77
Bảng 4.3 Khoảng cách phòng chống sạt lở bờ biển theo các mặt cắt tại các khu vực bãi biển cần lập HLBVBB tỉnh Thái Bình 79
Bảng 4.4 Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt ven biển Dnl 85
Bảng 4.5 Bảng tính giá trị sóng leo (Hsl) theo công thức thực nghiệm 87
Bảng 7.1 Bảng tổng hợp giá trị khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 93
Bảng 7.2 Bảng tổng hợp kết quả tính toán chiều rộng theo các tiêu chí tại các mặt cắt đặc trưng để xác định chiều rộng ranh giới HLBVBB 95
Bảng 7.3 Bảng đề xuất chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình 97
Trang 8CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Hành lang bảo vệ bờ biển
Là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Khoản 1 Điều 23 Luật TNMT biển và hải đảo năm 2015)
Mực nước triều cao trung bình
nhiều năm tại một vị trí
Là trung bình của các giá trị mực nước triều cao nhất trong nhiều năm (18,6 năm) tại vị trí đó (mục 2 Phần II Chương I Hướng dẫn kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-BTNMT ngày 28/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Đường mực nước triều cao trung bình nhiều
năm
Là tập hợp các điểm ven biển, trên đảo có độ cao địa hình trùng với giá trị mực nước triều cao trung bình nhiều năm (mục 3 Phần II Chương I Hướng dẫn kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-BTNMT ngày 28/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ
biển
Được tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc phía trong đảo
Biến đổi khí hậu
Là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan (Khoản 13 Điều 3 Luật Khí tượng thuỷ văn năm 2015)
Các bên liên quan
Là các cá nhân hoặc tổ chức, tác động hoặc bị tác động, trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực, đến (hay bởi) các chính sách, hoạt động, hiện tượng đang quan tâm Cộng đồng
Cá nhân hoặc thực thể ở tại một vùng cụ thể, không được tổ chức chính thống, nhưng có những mối quan tâm chung, đặc biệt là liên quan tới các vấn đề cụ thể
Trang 10Thuật ngữ Giải thích thuật ngữ
Đa dạng sinh học
Là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008)
Vùng bờ (hay đới bờ, dải ven biển, vùng ven
biển)
Là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển (Khoản 6 Điều 3 Luật TNMT biển và hải đảo năm 2015; Phần I Kế hoạch hành động ban hành kèm theo Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ)
Đường bờ biển
Là đường phân chia đất liền với biển hoặc đại dương, là nơi giao nhau của một mực nước biển cụ thể với bờ hoặc bãi biển (ví dụ ngấn bờ cao là nơi giao nhau của mức triều cao với bờ hoặc bãi biển)
Hệ sinh thái
Là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau (Khoản 9 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008)
Khu bảo tồn thiên nhiên
Là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học (Khoản 12 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008)
Môi trường Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT năm 2014)
Môi trường biển Là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho
nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật
Ô nhiễm môi trường biển
Là sự biến đổi của các thành phần môi trường biển không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấy đến con người và sinh vật
Trang 11Thuật ngữ Giải thích thuật ngữ
Phát triển bền vững
Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (Khoản 4 Điều 3 Luật BVMT năm 2014)
Quản lý tổng hợp đới bờ/
vùng bờ
Là một mô hình quản lý TN&MT, sử dụng cách tiếp cận lồng ghép, tích hợp, với quá trình lập và thực hiện kế hoạch bởi đồng thời các bên liên quan khác nhau, nhằm giải quyết những vấn đề quản lý phức tạp tại vùng bờ
Sinh cảnh Là đơn vị địa lý nhỏ nhất của nơi sống, đặc trưng bởi một
kiểu sinh vật có tính đồng nhất cao, thích ứng với môi trường khu vực đó
Tài nguyên Là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra
của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người
Tài nguyên biển và hải đảo
Bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất, dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quẩn đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam (Khoản 1 Điều 3 Luật TNMT biển và hải đảo năm 2015)
Trang 12MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được bao bọc bởi một mặt giáp biển và 3 mặt giáp sông, với đường bờ biển dài khoảng 54 km theo hướng Bắc Nam, dọc bờ biển có 05 cửa sông lớn (gồm: Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân, Ba Lạt); vùng ven biển tỉnh Thái Bình cũng là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu; là nơi tập trung các hoạt động với khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, vùng đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, các hoạt động cảng biển hàng hải và du lịch; nằm trong vùng có lợi thế của khu vực tam giác kinh tế đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) Có lợi thế vị trí địa lý cách Hà Nội khoảng 110 km, Hải Phòng 70 km, với một lợi thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh là tuyến đường quốc lộ 10 đi qua, đây là tuyến đường huyết mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ Ngoài ra còn tuyến quốc lộ 37B là tuyến đường bộ nối ba tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam có chiều dài toàn tuyến là 139 km, quốc lộ 39 nối Hưng Yên - Hưng Hà - Đông Hưng và thành phố Thái Bình
Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng to lớn từ biển mang lại thì vùng biển Việt Nam nói chung cũng như vùng biển tỉnh Thái Bình nói riêng đang ngày càng bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Thái Bình là một tỉnh không có đồi núi, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển Các độ cao trên 3m được thiết lập do con người tạo nên bởi việc đắp đê ngăn nước của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa, sông Thái Bình, đê ngăn nước biển và một số cồn cát sát biển Đông Nếu vỡ đê sông bất cứ chỗ nào thì một nửa tỉnh Thái Bình bị ngập sâu từ ngập sâu từ 4 5m nước trở lên hoặc vỡ đê biển bất cứ chỗ nào thì hàng ngàn ha đất canh tác bị nhiễm mặn phải cải tạo, thau rửa nhiều năm mới hồi phục được Đây là một trong những thách thức và rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Thái Bình
Do đó, để kịp thời đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững, đồng thời giải quyết tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án lớn đang triển khai tại các khu vực ven biển của tỉnh Thái Bình theo quy định pháp luật; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của
người dân với biển, nhiệm vụ cần thiết đặt ra là phải “Xác định chiều rộng, ranh
giới hành lang bảo vệ bờ biển thuộc nhiệm vụ Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình” trên cơ sở Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang
Trang 13bảo vệ bờ biển và đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm của tỉnh Thái Bình đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại các Quyết định: số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2020, số 1724/QĐ-UBND ngày 19/7/2021
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006; - Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017; - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
- Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển;
- Quyết định số 2495/QĐ-BTNMT ngày 28/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam và ban hành hướng dẫn kỹ thuật xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng ven biển Việt Nam;
- Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 06/6/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và công bố Danh mục các điểm có giá trị mực nước đặc trưng triều vung ven biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam; bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm và đường ranh giới ngoài cách
Trang 14đường mép nước biển trung bình thấp nhất trong 10 năm một khoảng cách 03 hải lý vùng ven biển Việt Nam;
- Quyết định số 836/QĐ-BTNMT ngày 04/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 2495/QĐ-BTNMT ngày 28/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam và ban hành hướng dẫn kỹ thuật xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng ven biển Việt Nam;
- Công văn số 3628/BTNMT-TCBHĐVN ngày 01/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện quy định tại Điều 79 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt Đề án xác lập Khu rừng đặc dụng tại ba xã ven biển Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 06/9/2019 của UBND tỉnh Thái Bình về việc thành lập Khu bảo bồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thuỵ;
- Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Danh mục các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 2612/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển thuộc nhiệm vụ Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 1724/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh Thái Bình về việc công bố đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm trên địa bàn tỉnh Thái Bình
3 Mục tiêu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững; bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển
Trang 154 Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Thái Bình có diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh hơn 1.586,4 km2; được chia ra làm 08 đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố (07 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh) gồm: thành phố Thái Bình (trung tâm kinh tế và chính trị của tỉnh), các huyện: Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải và Thái Thụy với 260 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 09 thị trấn và 241 xã Trong đó có 02 huyện tiếp giáp biển là huyện Tiền Hải và Thái Thụy với 14 xã, thị trấn ven biển: các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy; xã Đông Trà (xã Đông Hải sáp nhập vào xã Đông Trà từ ngày 01/3/2020), xã Đông Long, xã Đông Hoàng, xã Đông Minh, xã Nam Cường, xã Nam Thịnh, xã Nam Hưng, xã Nam Phú thuộc huyện Tiền Hải
Trang 16Hình MD.1 Phạm vi vùng bờ tỉnh Thái Bình
Phạm vi thực hiện xác định chiều rộng, ranh giới HLBVBB, được xác định trên cơ sở Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đối với 08 khu vực ven bờ thuộc địa giới hành chính các xã: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô thuộc huyện Thái Thụy và các xã: Đông Trà, Đông Long, Đông Hoàng thuộc huyện Tiền Hải
I TỔNG QUAN VÙNG BỜ TỈNH THÁI BÌNH 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện khí tƣợng thủy hải văn
1.1.1 Vị trí địa lý
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Tọa độ địa lý vùng bờ tỉnh Thái Bình trải dài từ 20017′ đến 20044′ vĩ độ Bắc và 106006′ đến 106039′ kinh độ Đông, có bờ biển thuộc vùng đất ven bờ dài 54km Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định, Hà Nam Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng Địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao
Trang 17trình biến thiên phổ biến từ 1-2 m so với mặt biển Nhìn chung, toàn tỉnh có tính thấp dần từ Bắc xuống Nam, nhưng tùy thuộc và từng khu vực địa hình có xu hướng thấp trung hoặc cao hơn so với địa hình chung
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Hình thái bờ biển có địa hình thấp, dao động từ 0,5-3,0 m Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, độ dốc cao chủ yếu ở khu vực cửa Ba Lạt, địa hình được phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông
Đáy biển ven bờ có độ dốc nhỏ Độ sâu trung bình của vùng ven bờ trong phạm vi 3 km chỉ khoảng 3-5 m Địa hình đáy biển ven bờ của tỉnh Thái Bình rất thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn
Thổ nhưỡng Đất đai của tỉnh Thái Bình có nguồn gốc do quá trình bồi tích sông biển và lắng đọng phù sa của sông Hồng, sông Trà Lý và sông Thái Bình, nên hình thành các lớp đất xen kẽ, trong đó có 04 nhóm đất chính sau: Đất cát, đất phù sa nhiễm mặn, đất phèn, đất phù sa
Hình thái bờ biển Cấu trúc địa chất vùng đới bờ tỉnh Thái Bình, có thể được chia ra làm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta, trong đó nhóm trầm tích vũng vịnh và cửa sông rất phổ biến Bề dày của nhóm thay đổi trong phạm vi khá lớn theo hướng tăng dần về phía biển Thành phần chủ yếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ Tuổi tuyệt đối được xác định từ 7.000-11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21) Các nhóm trầm tích delta và aluvi chiếm diện tích nhỏ của vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu có địa hình thấp, dao động từ 0,5 đến 3,0 m Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, độ dốc cao chủ yếu ở khu vực cửa Ba Lạt, địa hình được phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông
Đáy biển ven bờ Đặc điểm của địa hình đáy biển ven bờ của tỉnh Thái Bình có độ dốc nhỏ Chiều sâu trung bình của vùng ven bờ trong phạm vi 3km chỉ khoảng 3-5 mét Với độ dốc nhỏ, chiều sâu không lớn và được bồi đắp thêm phù sa hằng năm nên địa hình đáy biển ven bờ của tỉnh Thái Bình rất thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn
Trang 18Nền đáy của vùng ven bờ tỉnh Thái Bình chủ yếu là bùn, bùn-cát và có sự phân bố tương đối khác nhau giữa hai vùng thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bởi sự tác động của hai hệ thống sông này Đối với nền đáy của khu vực huyện Tiền Hải, do chịu sự tác động của hệ thống sông Hồng với lượng bùn, trầm tích hữu cơ, hàm lượng muối khoáng và nhiều yếu tố khác nên khu vực này được bồi đắp hằng năm với số lượng lớn và diện rộng Những yếu tố đó đã tạo ra cho vùng cửa Ba Lạt có chất đáy chủ yếu là bùn, bùn-cát, hàm lượng muối khoáng cao, trầm tích lớn Đối với khu vực huyện Thái Thụy, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về qua cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ và cửa Trà Lý là tương đối lớn nhưng nhỏ hơn so với lưu lượng nước ở cửa Ba Lạt Do đó, khu vực này chủ yếu bị tác động của bởi thủy triều mạnh hơn, chất đáy ở vùng này chủ yếu là bùn-cát, tốc độ dòng chảy thấp, hàm lượng muối dinh dưỡng ở mức trung bình
Địa hình ngoài khơi thuộc vùng nội thủy của tỉnh Thái Bình: Đây là vùng vẫn chịu ảnh hưởng của bồi lắng phù sa vùng ven biển Do vậy, nhìn chung địa hình vẫn biến động theo thời gian Độ sâu nước lớn nhất của vùng dao động khoảng từ 20 đến 30 m, trong đó diện tích có độ sâu từ 3-5 m chiếm khoảng 25%, diện tích có độ sâu từ 5 đến 20 m chiếm khoảng 60%, còn lại diện tích có độ sâu từ 20 đến 30 m chiếm khoảng 15% Vùng nước có độ sâu từ 10 đến 20 m
có tài nguyên nghèo (Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ:“Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường biển và xác định đường mực nước triều cao Thái Bình nhiều năm nhằm xác lập danh mục khu vực cần thành lập hành lang bảo vệ bờ biển” của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình)
Cồn cát và bãi biển ven bờ Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, có diện tích khoảng 1.700 ha chạy dọc theo bờ biển hướng từ phía Nam lên phía Bắc và tạo thành một hình vòng cung ôm lấy bờ biển và hình thành nên một vũng nhỏ kín gió Mặt khác, do nằm tương đối độc lập ở ngoài biển cho nên không khí ở đây rất trong lành Điều kiện tự nhiên và đặc điểm hình thái học của cồn Vành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và tàu thuyền nhỏ có thể tránh bão ở trong vũng Hiện nay, khu vực cồn Vành đã được quy hoạch xong
Cồn Thủ thuộc địa phận huyện Tiền Hải, có diện tích khoảng 613 ha; là cồn ngầm chạy dọc theo bờ biển theo hướng Bắc-Nam Với đặc điểm hình dạng là dải đất ngầm, cồn Thủ có tác dụng giảm tác động của sóng biển đến vùng bờ
Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, có diện tích khoảng 1.150 ha và cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40 km Nơi đây có những nét hoang sơ của một cồn biển đẹp nhất miền Bắc với rừng ngập mặn ven
Trang 19biển gồm những loại sú vẹt, bần đước, và những rặng phi lao thẳng tắp và rừng dừa nước ngập mặn, tạo điều kiện cho phát triển du lịch
1.1.2 Điều kiện khí tượng, thủy hải văn
1.1.2.1 Điều kiện khí hậu
Khí hậu của tỉnh mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới của đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa Mùa hè thường nóng bức, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và cũng là thời kỳ bão hoạt động mạnh Mùa lạnh thời tiết khô (từ tháng 11 - tháng 4 năm sau) Nhiệt độ trung bình trong năm 2019 là 24-250C, nhiệt độ thấp nhất ở mức 17,60C và cao nhất tới 30,90
C Số giờ nắng trong năm từ 27,8-206,7 giờ Lượng mưa trung bình năm từ 83,6mm -154,7 mm, cao nhất 522,8 mm và thấp nhất là
2 mm Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 84 - 86% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019)
Thái Bình có 2 loại gió: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1; trong các tháng 12, 1 là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô Trên biển, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70% Ở bờ biển, tùy theo hình thái địa hình mà hướng gió thịnh hành có thể là Đông Bắc hoặc Bắc Tần suất tổng cộng của các hướng có thành phần Bắc chiếm khoảng 50 ÷ 60%, thấp hơn so với ở vùng biển khơi Trong thời kỳ này gió hướng Đông cũng thường xuất hiện với tần suất 20 ÷ 30% Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ suy thoái của các luồng gió từ phương Bắc, đồng thời gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị Ở vùng Thái Bình, gió Đông đã trở nên thịnh hành từ tháng 2 Tần suất gió Đông trong các tháng 2, 3, 4 lên đến 50 ÷ 60%; hướng gió Bắc vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15 ÷ 25%
1.1.2.2 Điều kiện thủy, hải văn
Khu vực vùng bờ tỉnh Thái Bình có 05 cửa sông lớn, gồm: - Cửa Ba Lạt: Cửa chính của sông Hồng, thuộc huyện Tiền Hải, nằm giữa 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định;
- Cửa Lân: Cửa chính của sông Kiến Giang, thuộc huyện Tiền Hải; - Cửa Trà Lý: Cửa chính của sông Trà Lý nằm giữa huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải;
- Cửa Diêm Hộ: Cửa chính của sông Diêm Hộ, thuộc huyện Thái Thụy;
Trang 20- Cửa Thái Bình: Được tạo bởi 2 sông Hóa và sông Thái Bình, là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Thái Bình và thành phố Hải Phòng
Thái Bình có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 04 con sông lớn chảy qua, gồm: Sông Hoá, sông Luộc, sông Hồng, sông Trà Lý Ngoài ra, tỉnh Thái Bình còn có hệ thống các sông trục nằm trong đê sông, đê biển dài trên 2.820 km
Do có nhiều cửa sông và nằm ở vùng hạ lưu nên vùng bờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, mật độ mạng lưới sông ngòi là 5,72 km/km2 Đặc điểm chung của các sông ở vùng bờ tỉnh Thái Bình là đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển với độ dốc mặt nước nhỏ, thoát nước chậm Do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ đất canh tác ngoài đê
Đ c điểm một số con sông chính vùng bờ Thái Bình nhƣ sau:
- Sông Hoá: là phân lưu của sông Luộc, bắt nguồn từ xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ chảy dọc ranh giới giữa tỉnh Thái Bình và thành phố Hải Phòng, sau đó đổ vào sông Thái Bình tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy đổ ra cửa sông Thái Bình, chiều dài sông Hóa chảy qua tỉnh Thái Bình là 35 km, bề rộng lòng sông trung bình là 100 - 250 m
- Sông Diêm Hộ: là phân lưu của sông Luộc, bắt nguồn từ sông Luộc tại cống Đại Nẫm, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, chảy qua xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng đến xã Thái Giang, huyện Thái Thụy với nhiệm vụ chính là tiêu nước khi cần thiết Dòng chính sông Diêm Hộ dài 46 km, chảy theo hướng gần như song song với sông Hóa và đổ ra biển tại cửa Diêm Hộ Sông Diêm Hộ mang đầy đủ những đặc trưng sông suối vùng đồng bằng: dòng chảy quanh co, uốn khúc độ dốc lòng sông nhỏ, càng về gần cửa sông lòng sông càng mở rộng, xuất hiện nhiều bãi bồi và những đoạn sông chết, có những đoạn đổi hướng đột ngột hoặc cắt dòng
- Sông Trà Lý: là phân lưu cấp I của sông Hồng, nhận nước từ bờ trái của sông Hồng tại cửa Phạm Lỗ, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư Sông Trà Lý nằm hoàn toàn trong tỉnh Thái Bình, chảy từ Tây sang Đông với chiều dài 63km, độ dốc lòng sông nhỏ, hệ số uốn khúc (khá lớn 1,55) Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Thái Bình tại mặt cắt khu vực sông Trà Lý chảy qua Thành phố Thái Bình, nơi thu nước của các nhà máy nước thành phố Thái Bình, các thông số của sông Trà Lý về cốt cao đáy, mực nước, hàm lượng phù sa dao động lớn, từ 2,54 đến 5,170 g/m3 Chiều rộng lòng sông từ 300 - 350 m Lưu lượng trung bình khoảng 869 m3/s
Trang 21- Sông Hồng: chảy vào địa phận tỉnh Thái Bình bắt đầu từ cửa Luộc, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà nằm ở phía Tây Nam của tỉnh đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa Thái Bình và các tỉnh Nam Định và Hà Nam Chiều dài sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình là 90 km, bắt đầu từ cửa Luộc đến cửa Ba Lạt trước khi đổ ra biển Đông
Theo tài liệu quan trắc nhiều năm, hàng năm hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đưa ra biển khoảng 122 x 109 m3
nước và khoảng 120 triệu tấn phù sa Toàn bộ lượng nước và phù sa của hai hệ thống sông này đổ ra biển qua 10 cửa sông là: cửa Lạch Huyện, cửa Nam Triệu, cửa Lạch Tray, cửa Văn Úc, cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ,cửa Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt, cửa Lạch Giang, cửa Đáy, trong đó trên địa phận tỉnh Thái Bình có 05 cửa sông bắt đầu từ cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ, cửa Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt
Nhìn chung, chế độ thủy văn vùng ven biển thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, kể cả vào mùa khô và bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê Sự bồi đắp phù sa thông qua 05 cửa sông lớn đổ ra biển là điều kiện thuận lợi với chủ trương quai đê, lấn biển của tỉnh
Vùng cửa sông ven biển của tỉnh Thái Bình có chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam Biên độ dao động tối đa của thủy triều từ 3,0 đến 3,5 m, trung bình từ 1,7 đến 1,9 và tối thiểu từ 0,3 đến 0,5 m Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m Độ cao thủy triều trung bình là 1,8 m, độ cao tuyệt đối từ 0,6 đến 3,8 m Số ngày triều cường từ 3 m trở lên có từ 152 đến 176 ngày Do biên độ của mực thủy triều lớn, độ mặn từ 5 đến 20 ‰ xâm nhập vào các cửa sông khá sâu: 22 km đối với sông Hồng; 20 km đối với sông Trà Lý Độ cao của thủy triều lớn và xâm nhập mặn vùng cửa sông là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi diện tích canh tác lúa sang nuôi trồng thủy sản Chế độ nhật triều vùng ven biển Thái Bình thể hiện rõ rệt trong tháng 1-6-7-12 Chế độ thủy triều ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại các huyện ven biển Vào mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn qua các cửa sông lấn sâu vào đất liền rất mạnh và phức tạp, nước mặn có thể xâm nhập vào các sông trong đất liền, có nơi cách bờ biển đến 20-30 km, dẫn đến việc thiếu nước sản suất, tưới tiêu trong nông nghiệp, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp
Theo kết quả đo đạc mực nước tại các trạm Thái Bình, Đông Quý và Ba Lạt trên sông Hồng và sông Trà Lý cho thấy mực nước thủy triều cao nhất dao động trong khoảng 1,4 -2,93 m và thấp nhất trong khoảng - 1,0 m đến 1,08 m Nước triều xâm nhập khá sâu vào trong nội đồng theo các cửa sông chính và các hạ lưu với chiều dài xa nhất là 37 km (sông Hồng), 28 km trên sông Thái Bình
Trang 22và Trà Lý (Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Xây dựng Kế hoạch hàng động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)
Mùa hè, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, tuy nhiên do đặc điểm dải ven bờ của khu vực nên sóng ven bờ có hướng thịnh hành là hướng Nam và Đông Nam Ở ngoài khơi, hướng sóng thịnh hành là hướng Nam và Tây Nam
Vùng ven biển tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, bão và áp thấp nhiệt đới Bão thường xuất hiện trong từ tháng 6 đến tháng 10, trung bình hàng năm có từ 2-3 cơn bão, kèm theo lượng mưa lớn từ 200-300 mm, chiếm 30% lượng mưa cả năm
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Thái Bình
1.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội
1.2.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội huyện Tiền Hải
Huyện Tiền Hải nằm giữa hai cửa Trà Lý và Ba Lạt của sông Hồng; có 32 đơn vị hành chính cấp xã; tổng diện tích đất tự nhiên 231,3 km2
và 8.424,58 ha đất có mặt nước ven biển Thống kê năm 2019, dân số 215.535 người, mật độ dân số khoảng 932 người/km2 Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua Huyện Tiền Hải cách thành phố Thái Bình 21km, cách Hà Nội 141km
Tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 18.293,1 tỷ đồng, tăng 3,10% so với năm 2019 (Kế hoạch tăng 12%) Trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản ước đạt 5.011,9 tỷ đồng, tăng 4,7% (Kế hoạch tăng 0,99); Công nghiệp -
Trang 23Xây dựng ước đạt 10.677,8 tỷ đồng, tăng 2,4% (Kế hoạch tăng 19,5%); Dịch vụ - Thương mại ước đạt 2.750,6 tỷ đồng, tăng 2,8% (Kế hoạch tăng 7,3%);
Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Ngành Nông, lâm, thủy sản chiếm 35,5%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 50,6%; ngành Thương mại dịch
vụ chiếm 13,9% Thu nhập bình quân đầu người (ước) 40,8 triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 huyện Tiền Hải)
1.2.1.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội huyện Thái Thụy
Huyện Thái Thụy nằm phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình có 36 đơn vị hành chính cấp xã Tổng diện tích tự nhiên của huyện gần 300 km2
(gồm 268,4 km2đất tự nhiên, còn lại là bãi triều ngoài địa giới hành chính do huyện đang quản lý đưa vào thống kê) Thống kê năm 2019, dân số 255.222 người; mật độ dân số 951 người/km2
Tổng giá trị sản xuất 09 tháng đầu năm 2020 ước đạt 17.476,9 tỷ đồng, tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó: giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt 3,668.7 tỷ đồng, tăng 4,28%; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt ước đạt 10,608.2 tỷ đồng, tăng 4,33%; thương mại - dịch vụ ước đạt 3,200 tỷ đồng, tăng 2,23% )
Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 6.917,1 tỷ đồng, tăng 3,63% so với cùng kỳ 2019 Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; một số doanh nghiệp duy trì sản xuất hiệu quả (Amonitrat tăng 26,8%, điện sản xuất tăng 1,2 lần; máy bơm, các sản phẩm từ gỗ, nước mắm, men rượu, bột cá, )
Công tác quản lý quy hoạch xây dựng tiếp tục duy trì nề nếp Tập trung thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Diêm Điền và vùng phụ cận đến năm 2025 theo tiêu chí đô thị loại IV Rà soát hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực, dự án liên quan đến đồ án quy hoạch chung KKT
Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo UBND tỉnh (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 huyện Thái Thụy)
1.2.2 Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản
1.2.2.1 Toàn tỉnh Thái Bình
Năm 2020, giá trị sản xuất thuỷ sản toàn tỉnh kkhoảng 11.807 tỷ đồng, trong đó giá trị khai thác khoảng 2.808 tỷ đồng, giá trị nuôi trồng khoảng 8.999 tỷ đồng với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 16.114 ha (gồm: 3.354 ha nuôi tôm, 9.497 ha nuôi cá và 3.263 ha nuôi thuỷ sản khác), tổng sản lượng thủy sản đạt 260,
Trang 24nghìn tấn ha (gồm: thuỷ sản khai thác 90,9 nghìn tấn và thuỷ sản nuôi trồng
169,5 nghìn tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2020)
Hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối thuận lợi, năm 2019 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15,5 nghìn ha, trong đó: diện tích nuôi nước mặn đạt 3,17 nghìn ha; diện tích nuôi nước lợ đạt 3,42 nghìn ha; diện tích nuôi trồng nước ngọt đạt 8,9 nghìn ha tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước Trong hoạt động nuôi trồng con Ngao nuôi luôn là thế mạnh của tỉnh tại 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy và chiếm trên 70% sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh, năng suất thu hoạch ngao bình quân đạt khá trên 50 tấn/ha; sản lượng nuôi nước lợ tôm sú, tôm thẻ được mùa có hiệu quả nhất là tôm thẻ chân trắng năm nay cho năng suất cao hơn so với cùng kỳ; dịch bệnh thủy sản không nhiều và tương đối thuận lợi do vậy sản lượng nuôi trồng vẫn đạt ở mức khá Nuôi cá nước ngọt cũng dần được tỉnh chú trọng đầu tư; bên cạnh đó nuôi cá lồng ở Thái Bình đang phát triển mạnh Năm 2019, toàn tỉnh hiện có trên 52 hộ nuôi cá lồng với tổng số 585 lồng với tổng thể tích là 64.659 m3, chủ yếu gồm các loại cá: cá diêu hồng, cá trắm, cá chép, cá lăng… bình quân năng suất đạt trên 05 tấn/lồng
Hoạt động khai thác thủy hải sản của bà con ngư dân trong năm cũng ổn định Hiện toàn tỉnh có tổng số 1.143 tàu khai thác và dịch vụ (1.087 tàu khai thác và 56 tàu dịch vụ), số lượng tàu các có công suất từ 90 cv trở lên là 302 tàu Tổng số tàu cá (theo Luật Thủy sản năm 2017) đến tháng 12/2020 là 783 tàu, trong đó 755 tàu khai thác (có 188 tàu khai thác xa bờ có chiều dài lớn nhất từ
15 m trở lên), 28 tàu dịch vụ (Nguồn: Văn bản số 2170/SNNPTNT ngày 28/12/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Hiện nay toàn tỉnh có 04 cảng cá, bến cá, bao gồm: + Cảng cá Tân Sơn thuộc địa phận xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy: có khoảng 150 phương tiện từ 20-450CV thường xuyên hoạt động trên biển và ra vào cảng Khoảng gần 2.000 nhân khẩu đang hàng ngày phải phụ thuộc vào cảng cá này sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 12.000 tấn/năm Cảng cá có bến đứng chiều dài 120m, bến nghiêng có chiều dài 240m, khu vực trước bến và luồng tàu vào cảng có diện tích khoảng 110.000 m2, khu vực cầu cảng và đường vào có diện tích 360 m x 40 m = 14.400 m2 Là nơi neo đậu và lên hàng của tàu cá các xã Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường và thị trấn Diêm Điền
+ Cảng cá Cửa Lân thuộc khu vực cửa sông Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: có khoảng 100 phương tiện từ 20-450CV thường xuyên hoạt động trên biển và ra vào cảng Khoảng gần 1.700 nhân khẩu đang hàng ngày phải phụ thuộc vào cảng cá này sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 12.000 tấn/năm Cảng cá có bến đứng chiều dài 120 m, bến nghiêng có chiều dài 150m Tàu cá vào neo đậu còn gặp nhiều khó khăn vì vị trí neo đậu cho các phương tiện chưa đảm bảo
Trang 25an toàn do dòng chảy của sông Lân, hai bên âu tàu thuyền trú bão chưa được kè cứng, chưa có trụ neo, thường xuyên bị xói lở, bồi lắng Do đó những tàu cá công suất lớn ra, vào gặp nhiều khó khăn nhất là thời điểm những ngày nước thủy triều thấp
+ Bến cá Vĩnh Trà (bến cá Diêm Điền): Hiện nay, bến cá Vĩnh Trà chưa được đầu tư xây dựng Bến cá không có cầu tàu, chiều dài bến cá hiện đang sử dụng khoảng 150m trên phần bãi bồi của sông Diêm Hộ, do đó rất khó khăn trong việc đi lại và neo đậu của các tàu thuyền cũng như hoạt động thu mua hải sản của bà con ngư dân
+ Bến cá Thái Đô: Có diện tích 6,745 ha, gồm các hạng mục công trình kè bảo vệ mái đê, khu sửa chữa tàu thuyền, kè bến nghiêng 11 trụ neo và biển báo Hiện nay, bến cá là nơi ra vào neo đậu và bán sản phẩm khai thác của hơn 40 tàu thuyền đánh cá của ngư dân thôn Đông Tiến, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy
Ngoài ra còn các bến cá nhân dân: Những bến cá này hoặc lợi dụng tự nhiên hoặc do nhân dân tự xây dựng Đây là nơi neo đậu và bốc dỡ sản phẩm chủ yếu của các tàu công suất nhỏ, đôi khi các tàu xa bờ cũng vào neo đậu tại các bến cá này Tuy nhiên việc bốc dỡ sản phẩm và cung cấp các dịch vụ tại các bến cá này gặp nhiều khó khăn, hạn chế
Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Bình được quy hoạch 4 khu tránh trú bão cho tàu cá (khu neo đậu cửa sông Trà Lý, xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy; khu neo đậu cửa sông Diêm Hộ, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy; Khu neo đậu kết hợp cảng cá cửa Lân, huyện Tiền Hải; khu neo đậu tránh trú bão xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương (chưa được xây dựng), trong đó:
+ Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Trà Lý tại xã Mỹ Lộc huyện Thái Thụy: quy mô 300 tàu/300CV đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
+ Khu neo đậu tránh trú bão cửa Lân tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, kết hợp với cảng cá cửa Lân: có tổng diện tích quy hoạch 06 ha nhưng phần quỹ đất dành để xây dựng khu tránh trú bão chỉ có gần 03 ha và chưa được nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố
+ Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Diêm Hộ tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy: Dự án xây dựng khu neo đậu được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2011-2015 quy mô 104 tàu; giai đoạn 2 từ năm 2016-2020 với quy mô 196 tàu Hiện nay, khu neo đậu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trong tháng 8/2014
Trang 26+ Khu neo đậu tránh trú bão xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: quy mô 300 chiếc/400CV
Ngoài ra, còn các Khu neo đậu tránh trú bão nhân dân: Hiện nay, toàn tỉnh có 16 khu neo đậu tránh trú bão nhân dân, là những khu neo đậu dựa vào đặc điểm tự nhiên nằm ở vùng cửa sông, ven lạch, cầu cống, độ an toàn và khả năng chịu gió, bão không cao Trong 16 khu neo đậu tránh trú bão nhân dân có 02 khu neo đậu có khả năng đầu tư xây dựng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của tỉnh và của các địa phương khác vào neo đậu là Khu neo đậu tại cống 06, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải và Khu neo đậu tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương
UBND tỉnh đã ban hành quy chế quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014) và quy chế quản lý cảng cá, bến cá, trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014) góp phần quản lý tốt hoạt động ra vào cảng, khu neo đậu của các tàu cá địa phương
1.2.2.2 Huyện Thái Thụy
Do đặc thù diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngọt, lợ gần như tương đương nhau, đối tượng nuôi trồng thủy sản của các hộ tại huyện Thái Thụy cũng rất đa dạng Với diện tích nuôi trồng nước mặn, lợ các đối tượng nuôi chủ yếu là: các loại tôm (chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng), nhuyễn thể (ngao), cá (vược, song) Với diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, chủ yếu là các loại cá: trôi, trắm, mè, rô phi Nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2020 đạt kết quả khá Tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản đạt 4.331 ha (nuôi Tôm công nghiệp công nghệ cao đạt 60 ha; tổng sản lượng ước đạt 39.285 tấn) Công tác cải tạo ao đầm, bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy hải sản (9 tháng đầu năm 2020) được thực hiện kịp thời Chú trọng khai thác đánh bắt xa bờ; thực hiện các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); các hộ ngư dân tích cực cải hoán tàu cá, tăng cường năng lực khai thác xa bờ, sản lượng khai thác ước đạt 31.700 tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ 2019 Công tác thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai được quan tâm chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về đê
điều, phòng chống thiên tai được thực hiện quyết liệt (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 huyện Thái Thụy)
1.2.2.3 Huyện Tiền Hải
Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn định Tổng diện tích nuôi trồng năm 2020 là 5.094ha, tăng 205ha so với năm 2019 Tổng số tàu cá hiện đang khai thác thủy hải sản 506 chiếc, giảm số lượng tàu khai thác ven bờ, tăng
Trang 27số lượng tàu khai thác trung và xa bờ đã mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổng sản lượng thuỷ hải sản năm 2020 đạt 91.571 tấn, tăng 7,43% so với năm 2019, trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt
67.023 tấn; sản lượng khai thác đạt 24.548 tấn (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 huyện Tiền Hải)
Để phát huy tiềm năng kinh tế biển và phát triển khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững, Tiền Hải đang nỗ lực tuyên truyền phổ biến Luật Thủy sản, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để phát triển đội tàu khai thác xa bờ công suất lớn với các nghề khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sắp xếp cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý trên cơ sở giảm các nghề khai thác hủy diệt, ảnh hưởng tới nguồn lợi, tăng các nghề có tính chọn lọc và thân thiện với môi trường Các chính sách về hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản, đóng tàu đánh bắt xa bờ có tác dụng tích cực Sản lượng khai thác hải sản hàng năm tăng nhanh và liên tục
Hiện nay, đánh bắt thủy sản xa bờ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong vấn đề an ninh quốc gia Còn đối với nuôi trồng thủy sản, bước đột phá mới của Tiền Hải đã thay đổi phương thức nuôi trồng chuyển dần sang thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm gắn với tăng vụ và đa dạng các đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng môi trường sinh thái Chú trọng kiểm soát, khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, giảm thiểu thiệt hại gây ra Tiền Hải đã tiến hành quy hoạch vùng ươm ngao giống với diện tích 300ha; 2 cơ sở sản xuất giống thủy sản mỗi năm đáp ứng được 20% nhu cầu Quy vùng 93ha nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghệ cao, mỗi năm nuôi từ 2-3 vụ mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3-5 lần nuôi truyền thống Chế biến thủy sản từng bước được chú trọng, đã hình thành các doanh nghiệp, đầu mối chế biến cung cấp trong nước và xuất khẩu Đồng thời, chú trọng nuôi trồng hải sản tạo ra một số sản phẩm chủ lực, các loại thủy sản có lợi thế, có sức cạnh tranh trên thị trường; đa dạng hóa các đối tượng khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao Sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng, đánh bắt của Tiền Hải chủ yếu được chế biến thô, tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh và trong nước, riêng ngao đã xuất sang thị trường EU
Để duy trì khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững Tiền Hải tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ tàu thuyền trong mùa mưa bão Phát huy năng lực, hiệu quả cảng cá và khu neo đậu, đẩy mạnh phát triển đánh bắt, khai thác thủy sản với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo Tiền Hải cũng tập trung giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án đường bộ ven biển, các dự án trong Khu kinh tế Thái Bình;
Trang 28xây dựng đường số 4 nối từ cảng Trà Lý đến khu công nghiệp Tiền Hải Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong xây dựng Khu kinh tế Thái Bình
1.2.3 Tình hình phát triển nông - lâm nghiệp
1.2.3.1 Nông nghiệp
Quy mô sản xuất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp bởi diện tích đất canh tác Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2019 đạt 221,88 nghìn ha, giảm 2,13 nghìn ha so cùng kỳ (0,95%); trong đó diện tích lúa đạt 155,2 nghìn ha, giảm 1,94 nghìn ha so với năm 2018 (Vụ Đông xuân gieo cấy đạt 77.589 ha, giảm 631 ha, vụ mùa gieo cấy đạt 77.630 ha, giảm 1.314 ha) Nguyên nhân giảm do tiếp tục quy hoạch mở rộng khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng 1085 ha, diện tích được chuyển đổi từ đất trồng lúa sang sử dụng cho mục đích trồng hàng năm khác 442 ha; sang trồng cây lâu năm 48 ha; nuôi trồng thủy sản khoảng 16 ha và bỏ hoang không canh tác tại vụ mùa 354 ha
Năm 2019, hoạt động sản xuất chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn Chăn nuôi trâu, bò không có biến động lớn, chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển khá, chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi Hoạt động chăn nuôi tại tỉnh chủ yếu theo phương thức chăn thả nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ trọng lớn; chưa có mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao Tình trạng ô nhiễm môi trường và các dịch bệnh mới xuất hiện, nhất là các bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh chủ động trong chăn nuôi vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ Cơ chế, chính sách chưa hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, nhất là lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Huyện ủy UBND huyện Thái Thụy tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc Đề án sản xuất nông nghiệp; chú trọng cơ cấu giống lúa, biện pháp gieo cấy, bảo đảm khung thời vụ, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất do vậy toàn bộ diện tích lúa Xuân phát triển tốt đều, năng suất đạt trên 70,5tạ/ha; diện tích lúa mùa đạt 13.650 ha, hiện nay lúa đang phát triển tốt Năm 2020, diện tích cây màu đạt 4.839,7 ha, tăng 331,4 ha so với năm 2019 (trong đó: Diện tích cây màu xuân đạt 2.459,7 ha, cây màu hè đạt 1.680 ha, màu Hè thu đạt 700 ha) Toàn huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi 81,2 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày, bước đầu mang lại kết quả khả quan; diện tích cánh đồng lớn, cánh đồng có liên kết đạt 2.121 ha, tăng 600 ha so với năm 2019; diện tích tích tụ ruộng đất đạt 295,5 ha, tăng 96,5 ha so với năm 2019
(Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 huyện Thái Thụy)
Trang 29 Huyện Tiền Hải
Sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 ước đạt 5.011,9 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2019, trong đó: trồng trọt tăng 0,8%, chăn nuôi tăng 3,5%, thủy sản tăng 7,7%
Tổng diện tích gieo trồng năm 2020 là 28.066 ha, giảm 242 ha so với cùng kỳ Trong đó: Diện tích cấy lúa cả năm 19.771ha, giảm 357ha so với năm 2019, diện tích màu cả năm đạt 8.295ha, tăng 115ha Cơ cấu giống lúa và phương thức gieo cấy tiếp tục chuyển dịch tích cực, diện tích lúa chất lượng cao bình quân cả 2 vụ đạt 54,9%, tăng 9,90% so với năm trước Chương trình xây dựng cánh đồng lớn tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều cánh đồng có liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp Năng suất lúa cả năm đạt 131,05 tấn, tương đương năm 2019, sản lượng thóc đạt 129.567 tấn, giảm 2.372 tấn (do diện tích cấy lúa giảm) Các loại rau màu khác phát triển tốt, năng suất tăng so với cùng kỳ năm trước Xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 53/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu
quả, dự kiến giai đoạn 2020-2025 tổng diện tích chuyển đổi 405,2 ha (Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2020 huyện Tiền Hải)
1.2.3.2 Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới năm 2019 đạt 213,42 ha, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018, do trong năm 2019 tỉnh Thái Bình có thêm 01 Dự án trồng rừng mới “Gói thầu số 5 trồng rừng giảm sóng thuộc dự án kè Hà My” được thực hiện tại huyện Thái Thụy với kế hoạch là 100 ha và đã thực hiện được 58,3 ha trong năm 2019 Sản lượng gỗ, củi khai thác đang dần có xu hướng giảm, cạn kiệt do chủ yếu được khai thác từ cây lâm nghiệp trồng phân tán nên sản lượng không nhiều; Sản lượng gỗ khai thác cả năm đạt 2.090 m3 giảm 2,52% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng củi thu hoạch đạt 6.918 Ster tăng 1,05% Các loại lâm sản khác có xu hướng tăng nhẹ so với năm trước Tình hình chăm sóc, bảo vệ rừng được tỉnh chỉ đạo thực hiện tương đối tốt, tổng diện tích rừng hiện có là 4.257 ha, tăng 2,0% so cùng kỳ góp phần quan trọng bảo vệ sản xuất, môi trường sinh
thái và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019)
1.2.4 Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải
Khu vực ven biển Thái Bình đã thu hút được các dự án lớn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, nâng vị thế đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 26%/năm Quy mô giá trị
Trang 30sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2019 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2018 Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp tại 2 huyện ven biển đạt 6.696 tỷ đồng chiếm 14,4% giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn tỉnh, gấp 1,4 lần so với năm 2018 Với các ngành công nghiệp năng lượng, khí, hóa chất, được hình thành là điều kiện để hấp dẫn các ngành sản xuất, liên kết các cụm ngành dựa trên tiềm năng khu vực
1.2.4.1 Khu kinh tế
Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 28/10/2019
Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
Theo Quyết định số Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 28/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ: Khu kinh tế Thái Bình bao gồm 30 xã, 01 thị trấn thuộc 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển như sau:
- Huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Diêm Điền, các xã: Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc
- Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú
Khu kinh tế Thái Bình có diện tích 30.583 ha Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với thành phố Hải Phòng qua sông Hóa - Phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định qua sông Hồng - Phía Đông giáp biển Đông với 54 km bờ biển
- Phía Tây giáp các xã còn lại của huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải
- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực
- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về
Trang 31nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú; phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực
- Làm cơ sở pháp lý để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng, các dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế
- Là khu kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng
Tổ chức các khu chức năng trong khu kinh tế
Trung tâm điện lực Thái Bình, gồm:
+ Trung tâm nhiệt điện Thái Bình, diện tích 253 ha: Thực hiện theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030
+ Khu điện gió, quy hoạch khoảng 600 ha: Trong đó, 200 ha tại khu vực bãi bồi ven biển các xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú; 200 ha tại khu vực giáp cửa Trà Lý, xã Đông Long (huyện Tiền Hải); 200 ha tại khu vực biển giáp khu du lịch Cồn Đen, xã Thái Đô (huyện Thái Thụy)
Các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong Khu kinh tế Thái Bình có tổng diện tích 8.020 ha, được phân bổ như sau:
+ Trên địa bàn huyện Thái Thụy có khoảng 4.058 ha + Trên địa bàn huyện Tiền Hải có khoảng 3.962 ha Khu cảng biển Thái Bình với các khu bến, khoảng 500 ha:
Khu bến Diêm Điền và Trà Lý đáp ứng tiếp nhận tàu đến 5.000DWT (phía trong sông) và 50.000DWT (phía biển); các khu bến khác: Mỹ Lộc, Thái Thọ,
Trang 32Tân Sơn, Thụy Tân, Nam Thịnh cho tàu có tải trọng 200 - 1.000 tấn; Ba Lạt cho tàu có tải trọng từ 5.000 - 30.000 tấn
Các đô thị:
+ Thị trấn Diêm Điền mở rộng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng của khu bến Diêm Điền, Tân Sơn; đô thị huyện lỵ của huyện Thái Thụy Hiện trạng là đô thị loại IV, đến năm 2040 đạt đô thị loại III
+ Thị trấn Tiền Hải mở rộng gắn với phát triển Khu công nghiệp Tiền Hải (hiện có), dịch vụ khu công nghiệp, dịch vụ du lịch; đô thị huyện lỵ của huyện Tiền Hải Hiện trạng là đô thị loại V, đến năm 2040 đạt đô thị loại III
+ Đô thị Thụy Trường gắn với phát triển các khu dân cư - dịch vụ phía Bắc Khu kinh tế Đến năm 2025 đạt đô thị loại V
+ Đô thị Đông Minh gắn với phát triển du lịch - dịch vụ vùng giữa Khu kinh tế Đến năm 2025 đạt đô thị loại V
+ Đô thị Nam Phú gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển phía Nam Khu kinh tế Đến năm 2025 đạt đô thị loại V
Các khu du lịch và dịch vụ tập trung có diện tích 3.110 ha - Các khu, điểm du lịch biển tại Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành và Đồng Châu Các khu dịch vụ tập trung tại Đông Hoàng, Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh và Nam Phú; xây dựng và phát triển thành các khu dịch vụ du lịch, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và các khu dân cư dịch vụ
- Các khu dân cư nông thôn và nông nghiệp tập trung chủ yếu tại khu vực các xã Thụy Tân, Mỹ Lộc, Thái Xuyên (huyện Thái Thụy); xã Đông Trà, Đông Xuyên, Nam Thắng, Nam Thanh (huyện Tiền Hải) Định hướng phát triển không gian ở nông thôn cơ bản giữ nguyên cấu trúc không gian hiện hữu; cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện môi trường sông, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
- Phát triển không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là khai thác cảnh quan sông, khu vực cửa sông biển, dải bờ biển; phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội; tăng cường hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên
- Vùng cảnh quan ven biển: Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển Xây dựng mật độ thấp, có thể hợp khối theo dạng dải, xây dựng cao tầng tại một số khu vực tạo điểm nhấn
Trang 33- Vùng cảnh quan dọc các tuyến sông: Mở hướng trục cảnh quan ra các dòng sông, tạo các tuyến đường dọc sông, quản lý chặt chẽ kiến trúc cảnh quan khu vực mặt tiền sông
- Vùng cảnh quan thị trấn Diêm Điền mở rộng: Khai thác cảnh quan khu vực hai bên bờ sông Diêm Hộ, mặt nước cửa Diêm Hộ, tổ chức các công trình kiến trúc hiện đại Xây dựng mật độ trung bình; các tuyến phố nhỏ, tuyến phố buôn bán xây dựng mật độ cao, các khu nhà ở chung cư, các khu thương mại, văn phòng, khách sạn
- Vùng cảnh quan khu du lịch Cồn Thủ, Cồn Vành: Xây dựng kiến trúc hiện đại, mật độ thấp, ưu tiên xây dựng cao tầng tạo điểm nhấn không gian
- Vùng cảnh quan thị trấn Tiền Hải mở rộng và đô thị Đông Minh: Mật độ xây dựng và tầng cao trung bình, kết hợp hài hoà với các không gian mở, các lõi cây xanh và các trục đường hướng biển
- Vùng cảnh quan đô thị Thụy Trường, Nam Phú: Xây dựng mật độ thấp và trung bình, hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên Tạo các trục không gian hướng sông Hồng, sông Thái Bình, tạo các khu ở đa dạng dành cho công nhân, chuyên gia
- Vùng cảnh quan các khu công nghiệp: Đưa các công trình kỹ thuật, kết cấu làm yếu tố thẩm mỹ trong tổ chức kiến trúc cảnh quan, khu công nghiệp sử dụng màu sắc theo đặc điểm tâm sinh lý người lao động, môi trường địa phương Yếu tố cây xanh được tổ chức trong mặt bằng cảnh quan khu công nghiệp với diện tích tối đa
Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế:
- Phát triển theo hướng công nghiệp thân thiện với môi trường Các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp công nghệ cao; cơ khí chế tạo động cơ, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, các phương tiện vận tải, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; ngành thời trang, dệt nhuộm, vải cao cấp, may mặc xuất khẩu và nguyên phụ liệu; công nghiệp khai thác và chế biến khí, sản phẩm sau khí, điện; công nghiệp dịch vụ hậu cần cảng biển, công nghiệp hàng không; chế biến nông thủy hải sản, thực phẩm, đồ uống; thiết bị y tế, dược phẩm; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic; vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng khác
- Dịch vụ giao nhận vận chuyển (kho ngoại quan, logistic) gắn với hệ thống cảng biển, ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, tài chính, ngân hàng, siêu thị, trung tâm vận chuyển, giao nhận hàng hóa, chợ đầu mối Đầu tư phát triển hệ thống chợ đáp ứng đủ nhu cầu của người dân
Trang 34- Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; du lịch vui chơi giải trí cao cấp (golf, casino); kết hợp với du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan rừng ngập mặn và tìm hiểu, khám phá các sản phẩm hàng hóa lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của Khu kinh tế Kết nối du lịch Khu kinh tế với các hành trình du lịch nổi tiếng trong vùng bằng đường thủy, đường biển, đường hàng không (thủy phi cơ) Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hiện đại, đẳng cấp tại khu vực Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch
- Quy hoạch và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, có năng suất chất lượng cao, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, quỹ đất của khu kinh tế Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Đô, Nam Thịnh, Nam Hưng; đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá và các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá
- Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng phòng hộ ven biển, Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội:
- Phát triển hệ thống cơ quan, công sở gắn với các đô thị trong khu kinh tế, phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển tổ chức hành chính mới và định hướng phát triển không gian tổng thể khu kinh tế; giữ nguyên vị trí hiện tại, nâng cấp, cải tạo các công trình hành chính cấp huyện, xã
- Xây dựng và phát triển hệ thống các công trình văn hóa hiện đại gắn với đô thị và các khu dân cư Bố trí đầy đủ các thiết chế văn hóa, thể thao cho các xã và thị trấn Tôn tạo, bảo vệ các công trình có giá trị nghệ thuật, các di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế - du lịch của Khu kinh tế
- Xây dựng trường đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu dịch vụ tập trung Đông Hoàng Hoàn thiện, bổ sung mạng lưới giáo dục phổ thông theo các cấp học
- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với các cơ sở khám chữa bệnh hiện có Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các cơ sở y tế
- Xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp đô thị tại đô thị Đông Minh, nâng cấp hệ thống công trình thể dục thể thao hiện hữu, xây dựng các công trình luyện tập thể thao cấp đô thị, cấp khu ở hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng Các khu cây xanh tập trung: Công viên tại thị trấn Diêm Điền bên bờ sông Diêm Hộ, diện tích 70 ha; Công viên tại khu vực xã Nam Cường bên bờ sông Lân, diện tích 70 ha
Trang 35- Phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở Đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội Cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn Tại khu vực trung tâm đô thị, khuyến khích xây dựng mô hình nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng
1.2.4.2 Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy và Tiền Hải
- Theo Đồ án Quy hoạch Khu kinh tế và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, trên địa bàn huyện Thái Thụy quy hoạch 10 khu công nghiệp gồm: KCN Tân Trường 435 ha; KCN Thụy Trường 190 ha (Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 05/01/2019 của UBND tỉnh); KCN Thụy Lương 225 ha; KCN đô thị dịch vụ Xuân Hải 200 ha; KCN - đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái 1.204,7 ha (Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh); KCN Trà Linh 555 ha; KCN Thái Nguyên 370 ha; KCN Thái Thượng 785 ha; KCN Thái Đô 620 ha, KCN Thái Thọ 355 ha
- Hiện tại trên địa bàn huyện Thái Thụy có 07 cụm công nghiệp (Thụy Tân, Thụy Sơn, Thái Dương, Mỹ Xuyên, Thái Thọ, Trà Linh, Thụy Văn), cụ thể:
+ Cụm công nghiệp Mỹ Xuyên (xã Thái Xuyên) với quy mô 15,676 ha theo các Quyết định: số 1746/QĐ-UBND ngày 28/10/2009, số 730/QĐ-UBND ngày 26/5/2007 của UBND huyện Thái Thụy;
+ Cụm công nghiệp Thái Thọ (xã Thái Thọ): Quy mô 70,6 ha theo Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh;
+ Cụm công nghiệp Trà Linh (xã Thụy Liên, Thái Nguyên) quy mô 70ha theo Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 08/3/2018 của UBND tỉnh;
+ Cụm công nghiệp Thụy Tân (xã Thụy Tân) với quy mô 30,5 ha theo Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND huyện Thái Thụy;
+ Cụm công nghiệp Thụy Sơn (xã Thụy Sơn): Quy mô 20 ha theo Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 14/6/2016;
+ Cụm công nghiệp Thụy Văn (xã Thụy Văn, Thụy Quỳnh): Quy mô 50 ha theo Quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh;
+ Cụm công nghiệp Thái Dương (xã Thái Dương, Thái Sơn): Diện tích 69,04 ha theo Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 của UBND tỉnh Thái Bình
Trong 07 CCN có 04 CCN có nhà đầu tư đăng ký xây dựng và kinh doanh hạ tầng (CCN Thụy Sơn, Trà Linh, Thái Dương, Thụy Văn); 04 CCN có dự án
Trang 36đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động SXKD (CCN Mỹ Xuyên, Thụy Sơn, Thụy Tân, Thái Dương); trong đó các CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (CCN Thụy Sơn đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung); 03 CCN đã có báo cáo ĐTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt (CCN Thụy Sơn, Thái Dương, Trà Linh); hiện có 04 nhà máy đang hoạt động sản xuất tại các CCN này (02 nhà máy tại CCN Mỹ Xuyên, 01 nhà máy tại CCN Thụy Tân, 01 nhà máy tại CCN Thụy Sơn) (Nguồn: Báo cáo số 382/BC-TNMT ngày 17/7/2019 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy)
Huyện Tiền Hải
- Theo Đồ án Quy hoạch Khu kinh tế, trên địa bàn huyện Tiền Hải quy hoạch 06 khu công nghiệp gồm: KCN đô thị dịch vụ Hải Long 393,36 ha (Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh); KCN Đông Long 265 ha; KCN Trà Xuyên 230 ha; KCN Tiền Hải 1 diện tích 795 ha, KCN Tiền Hải 2 diện tích 775 ha; KCN Hưng Phú 360 ha
Hiện tại, có 01 KCN đã hoạt động là KCN Tiền Hải (xã Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn): Diện tích đất quy hoạch: 446 ha theo Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 của UBND tỉnh; đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hiện Tổng Công ty Viglacera-CTCP (Chủ đầu tư hạ tầng KCN) đang đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung - giai đoạn 1, công suất 3.500 m3/ngày đêm, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động chính thức trước ngày 10/4/2021 (Văn bản số 936/BQLKKT-KHĐT ngày 04/9/2020 của Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp)
- Theo Đồ án Quy hoạch Khu kinh tế có 02 cụm công nghiệp (CCN Cửa Lân diện tích 50 ha; CCN Sông Lân diện tích 310 ha)
Hiện tại, huyện Tiền Hải có 05 Cụm công nghiệp, tổng diện tích đất 298,3 ha, đã có 24 đơn vị hoạt động trong các CCN; trong đó 02 CCN có Nhà đầu tư hạ tầng, gồm: CCN Trà Lý, diện tích đất quy hoạch 38,3 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 4005/2005/QĐ-UBND ngày 31/12/2005 của UBND tỉnh; CCN An Ninh, diện tích đất quy hoạch 49,87 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh (Công ty Cổ phần Sợi EIFFEL đang đầu tư hạ tầng); CCN Nam Hà, diện tích đất quy hoạch 20,09 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 14/5/2019 của UBND tỉnh; CCN Cửa Lân, diện tích đất quy hoạch 50,0 ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 150/2006/QĐ-UBND ngày 28/02/2006 của UBND huyện Tiền Hải; CCN Tây An, diện tích đất quy hoạch 68,88ha, được phê duyệt quy hoạch phân khu tại Quyết định số 3568/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của
Trang 37UBND tỉnh Trong đó: 03/05 CCN đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01/05 CCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng; 01/05 CCN đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và GPMB (Nguồn: Kết luận thanh tra số 44/KL-STNMT ngày 29/6/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình)
1.2.5 Kinh doanh thương mại, dịch vụ và du lịch ven biển
Các hoạt động thương mại chủ yếu tập trung vào các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp, hậu cần nghề biển Các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ phục vụ đời sống nhân dân trong khu vực Cơ sở hạ tầng thương mại trong khu vực hiện có còn thiếu, số chợ tạm còn nhiều, duy chỉ có các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ở thị trấn Diêm Điền và một số thị tứ khác trong vùng với các hoạt động dịch vụ thương mại tương đối đa dạng
Hoạt động du lịch biển đạt kết quả bước đầu Các tuyến du lịch sinh thái biển kết hợp với tham quan các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề được hình thành và bước đầu đã thu hút được du khách trong và ngoài tỉnh Quy hoạch chung khu du lịch sinh thái cồn Vành (1.618 ha), cồn Đen (1.150 ha) để thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển du lịch biển; đầu tư tu bổ tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Bác Hồ - xã Nam Cường, khu lăng mộ lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh- thị trấn Diêm Điền, đền Tam Toà, Đình An Cố, phủ thờ Bà Chúa Muối (Thái Thụy), đền Cửa Lân, khu lưu niệm Doanh điền sứ Nguyễn Cồng Trứ (Tiền Hải); thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Ban quản lý Khu di tích sinh thái cồn Vành để tăng cường quản lý và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Bình; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ ăn, nghỉ cho du khách
- Khu du lịch sinh thái Cồn Đen: được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch chung tại Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 13/9/2010, diện tích 1.150 ha Ngày 29/6/2018, UBND tỉnh có Quyết định số 1548/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất giống thủy hải sản, nuôi ngao thương phẩm và xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Đen tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với tổng diện tích đất dự kiến 170 ha (gồm: 105 ha khu nuôi ngao thương phẩm; 65 ha khu du lịch sinh thái kết hợp Khu nuôi trồng thủy sản) của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Minh Phú với quy mô dự án:
+ Sản lượng ngao giống: 600 tấn/năm; + Sản lượng ngao thương phẩm :1.600 tấn/năm; + Khu du lịch sinh thái: 168.000 lượt khách/năm
Trang 38(Khu du lịch sinh thái Cồn Đen được UBND tỉnh công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh tại Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 04/4/2019)
- Khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng, sân golf Cồn Vành-Cồn Thủ, huyện Tiền Hải với tổng diện tích quy hoạch là 3.448,0ha được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 21/8/2020; có ranh giới như sau: phía Bắc giáp cửa Lân; phía Nam giáp cửa Ba Lạt; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp xã Nam Phú, xã Nam Hưng, rừng ngập mặn
+ Tính chất dự án: Là khu phức hợp, khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng đa chức năng mang bản sắc khu du lịch sinh thái ven biển, gắn với khu nghỉ dưỡng sinh thái và các tiện ích dịch vụ, thương mại, sân golf, du lịch tâm linh
Là khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với các yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, bảo tồn rừng ngập mặn, tập trung khai thác yếu tố cảnh quan mặt nước tự nhiên và hệ thống sông, ngòi hiện có
+ Các phân khu chức năng cụ thể như sau: - Khu vui chơi giải trí có thưởng và khách sạn nghỉ dưỡng: Là khu vực trung tâm giải trí bao gồm các khu vui chơi, các trung tâm giải trí chất lượng cao, các hoạt động thể thao có thưởng và là nơi lưu trú du lịch sang trọng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp
- Khu du lịch sinh thái - tâm linh: Là khu du lịch sinh thái gắn liền với văn hóa tâm linh, thiền viện, trong đó nhấn mạnh các hoạt động tổ chức các khóa thiền có thời gian lưu trú dài ngày cho du khách, kết hợp khai thác giá trị các tour du lịch rừng ngập mặn và tuyến du lịch sông Hồng
- Khu công viên vui chơi giải trí: Là trung tâm tổ hợp các dịch vụ giải trí, các loại hình giải trí đa dạng phục vụ cho mọi lứa tuổi Khai thác tối đa các loại hình của địa phương, tổ chức đa dạng loại hình như: Thủy cung, các trò chơi cảm giác mạnh, các hoạt động mang tính cộng đồng như đua ngựa, đua chó Khai thác tối đa các loại hình vui chơi giải trí gắn liền với không gian du lịch biển
- Khu sân golf: Là tổ hợp công trình thể thao kết hợp du lịch nghỉ dưỡng đạt đẳng cấp quốc tế, tạo nên hình ảnh hấp dẫn, một điểm nhấn thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài; phục vụ nhân dân trong vùng và du khách cả nước
- Khu đô thị, du lịch dịch vụ: Là khu đô thị phức hợp đa chức năng, gồm các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, các khu đô thị nghỉ dưỡng, các đơn vị ở, các khu công cộng
Trang 391.3 Đánh giá chế độ sóng
1.3.1 Đánh giá chế độ sóng ngoài khơi
Tại các điểm trên đường đẳng sâu 22m như hình vẽ dưới đây được chọn để đặc trưng cho sóng nước sâu tại khu vực biển Thái Bình
Hình 1.1 Các vị trí vẽ hoa sóng nước sâu
Hoa sóng tại các vị trí:
Trang 40Hình 1.2 Hoa sóng tại vị trí TB1 giai đoạn 2010 -2020
Hình 1.3 Hoa sóng tại vị trí TB2 giai đoạn 2010-2020
Hình 1.4 Hoa sóng tại vị trí TB3 giai đoạn 2010-2020