Thiết chế này bao gồm các đại sứ quán, lãnh sự quán, các đại diện ngoại giao khác và các cơ quan hỗ trợ như bộ ngoại giao, bộ nội vụ, cơ quan thông tin và báo chí, cũng như các tư vấn vi
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-BÁO CÁO
CÁC THIẾT CHẾ NGOẠI GIAO VÀ CƠ QUAN ĐẠI
DIỆN NGOẠI GIAO
Lớp học phần : CTNG-QHQT49.2_LT
Nhóm : 4
Giảng viên hướng dẫn : TS Doãn Mai Linh
Thành viên nhóm MSSV
Lê Hồng Ngọc QHQT49C11338
Trần Hà My QHQT49C11322
Lê Trang Anh QHQT49C11090
Võ Thị Huyền Trang QHQT49C11461
Trần Ngọc Thảo Lam QHQT49C11246
Trang 2Hà Nội - 2024
MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ MÁY NGOẠI GIAO VÀ BỘ NGOẠI GIAO
A Khái quát Bộ máy Ngoại giao
I Trung ương
II Ngoài nước
B Khái quát Bộ Ngoại Giao
I Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
II Chức năng của Bộ Ngoại giao
PHẦN II CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO
A Loại hình của các cơ quan đại diện ngoại giao
I Ba loại cơ quan đại diện ngoại giao thông thường
II Hai trường hợp đặc biệt
B Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao
C Các hàm cấp ngoại giao
I Phân loại
II Quyền hạn
D Cơ cấu tổ chức cơ quan đại diện thường trú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong thế giới ngày nay, các quốc gia không chỉ chú trọng vào việc phát
triển kinh tế và quân sự, mà còn tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối
quan hệ ngoại giao Các thiết chế ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển toàn diện Những cơ chế này không chỉ
giúp các quốc gia giải quyết xung đột một cách hòa bình mà còn tạo điều kiện
cho họ thúc đẩy thương mại, văn hóa và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau
Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh môi trường đa phương ngày nay,
nơi mà sự liên kết và tương tác giữa các quốc gia trở nên ngày càng phức tạp
Từ các hiệp ước đa phương đến các tổ chức quốc tế, các thiết chế ngoại giao
đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc thúc đẩy hòa bình và sự phát triển
toàn cầu Trong bối cảnh này, việc hiểu và nghiên cứu về các thiết chế ngoại
giao trở nên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Trang 4MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1 Thiết chế là gì?
Thiết chế là tổng hợp của các quy định điều chỉnh hoạt động của một tổ
chức hoặc tập thể, tạo thành một hệ thống tổ chức và giám sát toàn bộ các hoạt
động xã hội Đây là cơ chế giúp các mối quan hệ xã hội tương hợp và hoạt động
một cách mượt mà
Thiết chế còn được hiểu như một bộ máy tổ chức, được xây dựng dựa
trên cơ sở của các quy định trong Hiến pháp và pháp luật, nhằm thực hiện các
hoạt động xã hội Thiết chế bao gồm cả hệ thống các cơ quan quyền lực và đại
diện cho cộng đồng, đảm bảo rằng những hoạt động này đáp ứng đa dạng các
nhu cầu của cộng đồng và cá nhân
Ngoài các quy định pháp luật, thiết chế còn bao gồm hệ thống giám sát và
điều chỉnh về đạo đức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng, chẳng
hạn như phong tục, tập quán và dư luận
2 Thể chế là gì?
Thể chế là hệ thống gồm các nguyên tắc, quy định, các luật lệ, Thể chế
được sử dụng để định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước, ở
những lĩnh vực nhất định trong xã hội
Thể chế là sản phẩm của một chế độ xã hội, thể hiện bản chất và chức
năng của Nhà nước lãnh đạo Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng, được quy
định trong văn bản pháp luật, có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó Thể chế
định hướng sự phát triển của chế độ chính trị đúng đắn theo mục tiêu của quốc
gia
Có hai loại thể chế: Thể chế chính thức và phi chính thức
3 Phân biệt thiết chế và thể chế?
Thể chế và thiết chế là hai khái niệm quan trọng trong khoa học xã hội và
chính trị Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này là một
Sau đây là sự khác biệt giữa thể chế với thiết chế:
Về định nghĩa, thể chế được cho là những quy định, nguyên tắc, các
chuẩn mực, truyền thống, quan niệm hay niềm tin, Còn thiết chế là những quy
Trang 5định hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, các đơn vị có chức năng đại diện và
thực thi thể chế
Về đặc điểm, thể chế, hay còn gọi là “luật lệ", mang tính riêng biệt của
từng quốc gia, cách quốc gia vận hành Nó thể hiện bản chất của Nhà nước Mặt
khác, thiết chế là hệ thống giám sát, tổ chức các hoạt động xã hội và điều chỉnh
việc chấp hành “luật lệ"
Lấy ví dụ, trong thể chế chính trị bao gồm Hiến pháp, quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp, còn thiết chế chính trị bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
4 Thiết chế ngoại giao là gì?
Thiết chế ngoại giao là các cơ quan, tổ chức và quy định được thiết lập
nhằm phục vụ cho hoạt động ngoại giao giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế
Thiết chế này bao gồm các đại sứ quán, lãnh sự quán, các đại diện ngoại giao
khác và các cơ quan hỗ trợ như bộ ngoại giao, bộ nội vụ, cơ quan thông tin và
báo chí, cũng như các tư vấn viên ngoại giao Nhiệm vụ của thiết chế ngoại giao
bao gồm việc thúc đẩy và bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế, xây dựng và duy trì mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác và
các tổ chức quốc tế, cũng như giải quyết các tranh chấp và xử lý các vấn đề đa
phương
PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ MÁY NGOẠI GIAO
VÀ BỘ NGOẠI GIAO
Thiết chế của Ngoại giao hay còn gọi là bộ máy ngoại giao khác với
ngành khác – có thiết chế ở ngoài nước và trong nước Bộ máy ngoại giao bao
gồm những con người ở nhiều cương vị và vai trò đặc thù khác nhau, hiểu là
nếu như ngoại giao là một sân khấu, thì cán bộ ngoại giao vừa là đạo diễn,
biên kịch, diễn viên
A Khái quát Bộ máy Ngoại giao
I Trung ương
1 Theo Hiến pháp
a Quốc hội hay nghị viện
b Nguyên thủ quốc gia (nếu ở các nước quân chủ thì là Vua/ Nữ hoàngAnh;
ở các nước khác thì là tổng thống): Đại diện cao nhất không cần ủy quyền
Trang 6để thực hiện các hoạt động đối ngoại mà không cần xin phép người nào
hết, tiếp nhận đại sứ nước ngoài, bổ nhiệm Đại sứ, ký Điều ước quốc tế
c Chính phủ: Bao gồm Thủ Tướng, Đại diện không cần uỷ quyền, ký điều
ước quốc tế (ký, đàm phán cần ngang cấp), triển khai chính sách đối
ngoại
d Bộ trưởng Ngoại giao: Bao gồm Đại diện không cần uỷ quyền, lãnh đạo
Bộ Ngoại giao, bổ nhiệm từ tổng lãnh sự trở xuống, triển khai chính sách
đối ngoại
2 Cơ quan quan hệ đối ngoại chuyên môn có tính chất công ước
Bộ, Ngành, Địa phương (các vụ, các ngoại vụ địa phương): nếu ngày xưa,
Ngoại giao là lãnh địa riêng của Vua chúa thì bây giờ là Ngoại giao toàn diện
(nét mới), theo rất nhiều kênh, không phải chỉ của mỗi lãnh đạo cấp cao Thông
tin, nghiên cứu (nắm được thông tin tình hình quốc tế để báo cáo lại về cho
nước cử đi); Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hoá, Tuyên truyền đối ngoại
II Ngoài nước
1 Thường trú
a Đại sứ quán:
Có chức năng đại diện (có mặt để thể hiện có mối quan hệ chính thức ở
cấp đại sứ), là tai mắt (nắm được thông tin về nước sở tại, khu vực, thế giới),
Ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hoá, truyền thông đối ngoại (là cánh tay nối
dài của Bộ Ngoại giao để thực hiện chính sách đối ngoại); nãnh sự (bảo vệ công
dân, cấp visa, hộ chiếu); người Việt trực tiếp vận động những người Việt Nam
hướng về Tổ quốc Bộ máy bao gồm lãnh đạo sứ quán, các phòng theo chức
năng, các Cơ quan bên cạnh Đại sứ quán
b Phái đoàn thường trực tại Tổ chức quốc tế:
Là đại diện (đại diện trên tổ chức đa phương), thông tin (những hoạt
động, diễn biến), thúc đẩy quan hệ với Tổ chức quốc tế
c Lãnh sự quán:
Có chức năng thúc đẩy quan hệ, thông tin, LS, CĐ tại khu vực quản lý,
đại diện khi chưa có Đại sứ quán
d Lãnh sự danh dự
Doanh nhân có quan hệ rộng rãi, có tài chính, tự bỏ hết tài chính để làm,
không lương), có chức năng thông tin, thúc đẩy quan hệ, bảo hộ Công dân
(nhưng không có chức năng cấp visa, hộ chiếu)
Trang 7e Văn phòng Đại diện
Có 1 Văn phòng về kinh tế - văn hóa ở Đài Loan – bởi Lãnh sự quán phải
ở các quốc gia chính thức được công nhận, có chức năng thông tin, thúc đẩy
quan hệ
2 Không thường trú
a Đại sứ kiêm nhiệm (Đại sứ ở một nước nhưng kiêm nhiệm luôn đại sứ ở
các nước láng giềng khác)
b Đặc phái viên (Ví dụ đi vận động nước khác ủng hộ mình về một vấn đề
gì đó thì mình cử đặc phái viên)
B Khái quát Bộ Ngoại Giao
I Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao: Tại Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP,
Bộ Ngoại giao gồm 28 đơn vị, tổ chức chia thành 3 kiểu:
1 Các tổ chức giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước (từ khoản 1 đến
khoản 25):
Vụ Châu Âu, Vụ Châu Mỹ, Vụ Đông Bắc Á, Vụ ASEAN, Vụ Ngoại giao
văn hóa và UNESCO, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Văn phòng Bộ,
Thanh tra Bộ, Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà
nước, Cục Ngoại vụ, Cục Quản trị Tài vụ,
2 Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao (khoản 26 - 27): Học
viện Ngoại giao, Báo Thế giới và Việt Nam
3 Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (được Chính phủ thành lập
và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý):
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (39 đơn vị) bao gồm Phái đoàn
thường trực Việt Nam tại ASEAN, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia
(Canberra), Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh (Dhaka), Đại sứ quán Việt
Nam tại Brunei (Darussalam), Đại sứ quán Việt Nam tại Cambodia
(Phnompenh), Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Đại sứ quán
Việt Nam tại Sri Lanka,
Châu Phi (7 đơn vị) bao gồm Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, Đại sứ
quán Việt Nam tại Angola, Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco, Đại sứ quán
Việt Nam tại Tanzania, Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria, Đại sứ quán Việt
Nam tại Mozambique, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập
Trang 8Trung Đông (5 đơn vị) bao gồm Đại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út
(Saudi Arabia), Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương Quốc Ả-Rập Thống
Nhất (UAE), Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait, Đại sứ quán Việt Nam tại
Qatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel
Châu Âu (29 đơn vị) bao gồm Đại sứ quán Việt Nam tại Áo, Đại sứ quán
Việt Nam tại Belarus, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, Đại sứ quán Việt Nam tại
Bungari, Đại sứ quán Việt Nam tại Séc, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch,
Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, Đại
sứ quán Việt Nam tại Uzbekistan, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp, Đại sứ
quán Việt Nam tại Slovakia, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại UNESCO,
Châu Mỹ (12 đơn vị) bao gồm Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại
Liên hợp quốc (Mỹ), Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, Đại sứ quán Việt
Nam tại Brazil, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, Tổng lãnh sự Việt Nam tại
Vancouver (Canada), Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, Đại sứ quán Việt Nam tại
Mexico, Đại sứ quán Việt Nam tại Panama, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Tổng
lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston
-Texas, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela
II Chức năng của Bộ Ngoại giao:
1 Quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh
thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế,
2 Quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam)
3 Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật
4 Chuẩn bị các đề nghị, nghị quyết
5 Dự thảo các Điều ước quốc tế
6 Giữ/thắt chặt quan hệ, đàm phán với các đại diện ngoại giao, đại diện
lãnh sự, các đoàn đại biểu nước ngoài
Trang 9PHẦN II CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan nhà nước trên lãnh thổ nước
ngoài hoạt động theo hướng dẫn, chỉ đạo của chính phủ mình và tập quán quốc
tế
A Loại hình của các cơ quan đại diện ngoại giao
I Ba loại cơ quan đại diện ngoại giao thông thường
Theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), cơ quan đại diện có
ba cấp:
1 Đại sứ quán, đứng đầu là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hay Đại sứ của
Giáo hoàng, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận
hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện có hàm tương đương Đây là hình
thức cao nhất, phổ biến nhất
2 Công sứ quán, đứng đầu là Công sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Công sứ
của Giáo hoàng, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; là cấp sau
Đại sứ quán
3 Đại biện quán là hình thức thấp nhất, đứng đầu là Đại biện, bổ nhiệm bên
cạnh Bộ trưởng Ngoại giao
Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn ngoại giao hầu như người ta không
còn lập Công sứ quán hay Đại biện quán Thông thường người ta vẫn lập Đại sứ
quán, song người đứng đầu cơ quan là Đại biện Ví dụ trong một thời gian Đại
sứ quán Việt Nam tại Mexico, Belarus chỉ có Đại biện Việc cử Đại biện thường
là khi mới lập Đại sứ quán, chờ cử Đại sứ, song đôi khi do mức độ quan hệ
chưa nhiều nên người ta chỉ để ở cấp Đại biện
II Hai trường hợp đặc biệt
1 Cao uỷ trong Khối thịnh vượng chung
Cao ủy là một loại cơ quan ngoại giao hoặc đại diện giống như đại sứ quán
được thành lập bởi một quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung ở một quốc gia
thuộc Khối thịnh vượng chung khác Lấy ví dụCao ủy Canada ở London,
Vương quốc Anh, đại diện cho sự hiện diện ngoại giao của Canada tại Vương
quốc Anh Người đứng đầu Cao ủy gọi là Cao ủy, có chức vụ ngoại giao tương
đương với Đại sứ
Trang 102 Cơ quan đại diện ngoại giao Vatican
Cơ quan đại diện ngoại giao Vatican có những đặc thù riêng Vatican là
quốc gia có quyền quan hệ đối ngoại độc lập và thiết lập cơ quan đại diện ngoại
giao ở nước ngoài Mặt khác, Vatican lại thực hiện quyền lãnh đạo tôn giáo đối
với Công giáo trên toàn thế giới và điều tất yếu là Vatican phải có quan hệ với
giới công giáo ở địa phương trên cơ sở tôn giáo
Có ba loại cơ quan đại diện của Vatican ở nước ngoài đó là Đại diện
ngoại giao đặc biệt, Đại diện ngoại giao thường trú trực thuộc Hội đồng việc
dân sự (Hội đồng do Quốc vụ khanh đứng đầu), Cơ quan đại diện trực thuộc Đại
hội về vấn đề tuyên truyền, đức tin và Nhà thờ đạo Chính thống
B Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao
Quy định trong Điều 3, Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) quy
định cơ quan đại diện ngoại giao có những chức năng, nhiệm vụ:
Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận; Bảo vệ quyền lợi của nước cử
đi và công dân nước cử đi (Ví dụ: Đại sứ quán hỗ trợ công dân Việt Nam gặp
khó khăn tại nước ngoài như bị bắt giữ, bị tai nạn, cần hỗ trợ thủ tục pháp lý…);
Đàm phán với Chính phủ nước tiếp nhận; Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các
điều kiện và sự kiện tại nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ nước cử đi;
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học
giữa 2 nước
Sửa đổi và bổ sung tại Việt Nam: Điều 5 đến Điều 11 Luật cơ quan đại
diện nước CHXHCN VN ở nước ngoài, hiệu lực từ 01-07-2018:
- Điều 5: Thúc đẩy quan hệ CT-XH, QP-AN
- Điều 6: Phục vụ phát triển đất nước
- Điều 7: Thúc đẩy quan hệ văn hóa
- Điều 8: Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
- Điều 9: Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người VN ở nước ngoài
- Điều 10: Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
- Điều 11: Quản lý cơ sở vật chất và cán bộ của cơ quan đại diện
Trang 11C Các hàm cấp ngoại giao
I Phân loại: Được phân làm 3 cấp độ:
- Cấp ngoại giao cao cấp: hàm Đại sứ, hàm Công sứ và hàm Tham tán
- Cấp ngoại giao trung cấp: hàm Bí thư thứ nhất và hàm Bí thư thứ hai
- Cấp ngoại giao sơ cấp: hàm Bí thư thứ ba và hàm Tùy viên
II Quyền hạn
Đối với người đứng đầu cơ quan đại diện, được chỉ rõ trong điều 21 ở
Luật cơ quan đại diện Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước
ngoài bao gồm:
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, xây dựng chương trình và nhiệm vụ của cơ
quan đại diện, chịu trách nhiệm trước chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ, Bộ trưởng bộ Ngoại giao về việc thực hiện nhiệm vụ đó
Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện phù hợp với
quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và yêu cầu công tác của cơ
quan đại diện; phối hợp với cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ
biệt phái; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối
với thành viên cơ quan đại diện; quản lý kỷ luật và đánh giá thành viên cơ quan
đại diện; khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan thẩm
quyền khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật
Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và
làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện và kiến nghị thực hiện biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ bí mật nhà nước,
bảo đảm an ninh, an toàn đối với thành viên và trụ sở cơ quan đại diện
Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm kinh phí và
cơ sở vật chất của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật Tổ chức sơ kết,
tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ
quan đại diện; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện bộ máy
biên chế chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện
Trong trường hợp khẩn cấp, có quyền quyết định biện pháp cần thiết để
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của thành viên cơ quan đại diện và gia đình,
tài liệu và tài sản của cơ quan đại diện, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Trong trường hợp đặc biệt, quyết định đưa về nước thành viên cơ