1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ cần cù bù thông minh

12 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cần cù bù thông minh
Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi
Người hướng dẫn PTS. [giảng viên hướng dẫn]
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Mác đã chỉ rõ hạn chế của cả chủ nghĩa duy vật trực quan và chủ nghĩa duy tâm: "Sự vật, hiện thực cái có thể cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể, hay hình thức trự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠNBỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

0O0

BÀI TẬP LỚNĐề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ:

“ Cần cù bù thông minh ’’

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Yến Nhi Mã sinh viên: 11236756

Chuyên ngành: Quản trị khách sạn Lớp học phần : LLNL1105(223)_08 Hệ: Chính quy

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Phần mG đầu 2

Phần nô Ji dung 3

I Cơ sG lý luận 3

1.Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình 3

2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng 4

II Ý nghĩa của câu tục ngữ “cần cù bù thông minh” 6

Phần kVt luâ Jn 9

Tài liê Ju tham khaYo 10

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vàKhoa Du lịch & Khách sạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiệnđề tài tiểu luận này!

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên bộ môn triết học Mác Lê cô đã ân cần chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập cũng như thựchiện đề tài này Những kiến thức quý báu mà thầy truyền tải đã góp phần rất lớnvào bài tiểu luận này!

Nin-Em xin gửi lời cảm ơn đến những anh, chị, các bạn, những cá nhân đã luôn quantâm, giúp đỡ, cổ vũ tinh thần và tạo động lực để em hoàn thiện bài tiểu luận này!Bài tiểu luận đã giúp em rất nhiều trong việc nâng cao khả năng diễn giải và pháttriển tư duy Dù vậy, do đây là bài luận đầu tay nên khó tránh khỏi những thiếu sótkhông đáng có Em rất mong có thể nhận được sự thông cảm, góp ý và chỉ bảo từcô!

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người Em xin kính chúc cô anhòa và hạnh phúc!

Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị YVn Nhi

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Câu tục ngữ "Cần cù bù thông minh" đã từ lâu trở thành một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa và triết lý sống của người Việt Nam Nó không chỉ đơn thuần là một lời khuyên, mà còn là sự đúc kết kinh nghiệm từ hàng ngàn năm của cha ông ta Câu nói này khẳng định rằng sự chăm chỉ, nỗ lực và kiên trì có thể bù đắp cho những hạn chế về trí tuệ bẩm sinh, và đôi khi còn vượt trội hơn cả sự thông minh tự nhiên Trong triết học, quan hệ giữa lao động và trí tuệ là một chủ đề được bàn luận sâu rộng Khổng Tử từng nói: "Người không có học vấn thì không biết làm gì", nhấn mạnh tầm quan trọng của học hỏi và nỗ lực không ngừng.Các triết gia phương Tây như Aristotle cũng đề cập đến việc kinh nghiệm và sự thực hành liên tục có thể dẫn đến sự thông thái và thành công.Thực tiễn cũng chứng minh rằng nhiều người đã đạt được những thành tựu lớn lao nhờ vào sự cần cù của mình Những tấm gương như Thomas Edison, người đã thử nghiệm hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện, hay vận động viên Michael Jordan, người đã dành hàng nghìn giờ luyện tập để trở thành một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, đều minh chứng cho sức mạnh của sự cần cù Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, khi trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang phát triển mạnh mẽ, câu hỏi về giá trị của cần cù và thông minh càng trở nên phức tạp Liệu rằng trong một thế giới mà máy móc có thể thay thế nhiều công việc của con người, sự cần cù có còn giữ được giá trị như trước?

Như vậy triết lý "Cần cù bù thông minh" vẫn mang lại những bài học quý giá vềgiá trị của nỗ lực và kiên trì trong cuộc sống Nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự chăm chỉ và tinh thần không ngừng học hỏi vẫn luôn là những yếu tố then chốt dẫn đến thành công và sự hoàn thiện bản thân Vì thế tôi

quyết định chọn đề tài: “Trình bày suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ cần cù bù thông minh” để nghiên cứu Khi tiến hành bài tiểu luận này, mong muốn của

tôi là đào sâu và phân tích kỹ lưỡng triết lý "Cần cù bù thông minh" từ nhiều góc độ khác nhau, cả về lý thuyết và thực tiễn Qua đó, tôi hy vọng có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện về vai trò của sự cần cù và trí tuệ trong cuộc sống hiện đại Đồng thời, tôi cũng muốn khám phá xem liệu triết lý này có thể thích ứng và giữ được giá trị của nó trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội ngày nay Những kết luận rút ra từ nghiên cứu này không chỉ góp phần làm sáng tỏ một vấn đề triết học quan trọng mà còn có thể mang lại những bài học hữu ích cho chính bản thân tôi và những người đọc bài tiểu luận này

Trang 5

NỘI DUNG

I Cơ sG lý luận:

* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Mối quan hệ vật chất và ý thức là "Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại" Tuỳ theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Khẳng định nguyên tắc tính đảng trong triết học,V.I.Lênin đã viết: “Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước Những đảng phái đang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm”

1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình

Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các nhà triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được bản chất thực sự của vật chất và ý thức Khi nghiên cứu các tư tương triết học trong lịch sử, trong "Luận cương về L Phoiơbắc", C Mác đã chỉ rõ hạn chế của cả chủ nghĩa duy vật trực quan và chủ nghĩa duy tâm: "Sự vật, hiện thực cái có thể cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể, hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn - không được nhận thức về mặt chủ quan Vì vậy, mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát triển một cách trưu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được"

Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trưu tượnghoá, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên thiên Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất tư đó sinh ra tất cả, còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra Trên thực tế, chủ nghĩa duy tâm là cơ sơ lý luận của tôn giáo, chủ nghĩa ngu dân Mọi con đường mà chủ nghĩa duy tâm mơ ra đều dẫn con người đến với thần học, với "đường sáng thế" Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.Chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiệnthực khách quan Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc

Trang 6

bơi thái độ "khách quan chủ nghĩa", thụ động, ỷ lại, trông chờ không đemlại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Kiên trì đường lối duy vật, nắm vững phép biện chứng, luôn theo sát và kịp thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm, siêu hình và nêu lên những quan điểm khoa học, khái quát đúng đắnvề mặt triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất

* Vật chất quyêt định ý thức.Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên mấy khía cạnh sau:

- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.Vật chất “sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người cách đây tư 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên, ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người, vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trìnhphản ánh hiện thực khách quan Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc người

- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển theo nhữngquy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức.Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ảnh "Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức" Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và

Trang 7

độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại tư mông muội tới văn minh, hiện đại.

- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức Nhưng sự phản ánh của con người không phải là "soi gương","chụp ảnh" hoặc là "phản ánh tâm lý" như con vậtmà là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chất như là những sự vật, hiện tượng cảm tính, chủnghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động thực tiễn Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con ngườivừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.- Thứ tự xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng

Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nói không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động Nếu quên điều đó chúng ta sẽ lại rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kêt hợp phát huy tính năng độngchủ quan Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, tư những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường.Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có.Văn kiện Đại hội XII chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất tư chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính,mối liên hệ bên trong vốn có của nó Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo, phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

Trang 8

tương Hồ Chí Minh Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá hiện nay; coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.

Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, còn phải nhận thức đúng đắn các quan hệ lợi ích, bài viết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lời trong nhận thức và hành động của mình

III Ý nghĩa của câu tục ngữ “cần cù bù thông minh”

Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về Rùa và Thỏ.Qua truyện, chúng ta học được một bài học quý giá về sự cần cù và chăm chỉ, mộtcách tiếp cận làm việc hiệu quả hơn sự nhanh nhẹn và chủ quan Trong thực tế,không phải ai cũng được thiên phú với sự thông minh Một số người có thể khôngsở hữu trí tuệ xuất sắc, nhưng nhờ sự cần cù, họ vẫn đạt được thành công Câu nói"Cần cù bù thông minh" mang ý nghĩa sâu sắc Cần cù không chỉ là việc làm mỗingày mà còn là tinh thần kiên nhẫn và chịu khó trong công việc Người cần cùkhông ngần ngại gặp khó khăn và dành thời gian để hoàn thành mọi công việc Họtìm hiểu sâu rộng về vấn đề, đánh giá mọi khía cạnh của nó Ngược lại, thông minhthường liên quan đến sự nhanh nhạy và hiểu biết ngay lập tức

"Cần cù bù thông minh" cho thấy rằng người cần cù, chăm chỉ, và siêng năng cóthể vượt qua những người thông minh mà thiếu sự nỗ lực Cuộc sống đòi hỏi sựkiên nhẫn và sự cố gắng liên tục, và những người có tinh thần cần cù sẽ dễ dàngthích nghi hơn

Trong thế giới này, không ít những người nổi tiếng đã phải đối mặt với đánh đổi vềsự thông minh Một ví dụ điển hình là Anbe Anhxtanh, người không biết nói chođến khi 4 tuổi và không biết đọc đến khi 7 tuổi Ông bị đánh giá thấp và đuổi khỏitrường đại học, nhưng nhờ nỗ lực không ngừng, ông trở thành một nhà vật lí nổitiếng

Tuy nhiên, "Cần cù bù thông minh" không có nghĩa là mọi người đều có thể cầncù Điều này đòi hỏi sự kết hợp của bản thân và sự bền bỉ, kiên trì, và say mê trongcông việc Một số người có thể cố gắng, nhưng vẫn gặp khó khăn vì lười biếnghoặc cố gắng không đúng cách Quan trọng là khi đối mặt với thất bại, chúng ta cóđủ nghị lực để đứng dậy hay không

Cuộc sống không ngừng thay đổi, và sự cần cù trở thành một đức tính không thểthiếu Đó không chỉ là việc làm miệt mài mà còn là việc liên tục vươn lên, cải thiệnbản thân, không chấp nhận sự tự mãn "Cần cù bù thông minh" không chỉ là mộttuyên ngôn, mà là một triết lý sống, khẳng định rằng sự nỗ lực và kiên nhẫn có thểvượt qua mọi thách thức, bù đắp cho những hạn chế về thông minh

Trang 9

Lí do quan điểm này được đưa ra là vì "Cần cù bù siêng năng" là một câu tụcngữ phổ biến thường được sử dụng để khuyến khích và động viên mọi người phảilàm việc chăm chỉ và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu của mình Tínhchất của câu tục ngữ này là kết hợp giữa hai khía cạnh quan trọng của cuộc sống:vật chất và ý thức

Vật Chất: Cần Cù

Theo triết lý duy vật, vật chất là thực tại tồn tại độc lập với ý thức hay tư duy củacon người Khái niệm vật chất thường được định nghĩa như một thực thể cụ thể,vật lý, có khả năng tồn tại và tác động trong không gian và thời gian Vật chấtthường được xem là có tính chất hình thái và tồn tại một cách khách quan, tức lànó không phụ thuộc vào quan điểm hay cảm nhận của bất kỳ thực thể nào khác, vậtchất thường được xem là nền tảng của mọi hiện tượng và sự kiện, và mọi sự kiệnđều có thể giải thích và hiểu được thông qua quan hệ giữa các thực thể vật chất, vậtchất, như thời gian, công sức và các nguồn lực khác, cung cấp nền tảng cho sự pháttriển của ý thức Sự cần cù và siêng năng trong công việc, học tập và rèn luyện lànhững yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi cá nhân Để đạt được

quan trọng trong triết lý duy vật Marx, nơi vật chất được xem là nền tảng của mọiquan hệ xã hội và kinh tế.a yếu tố quyết định trong quá trình phát triển của conngười và xã hội Trong trường hợp của câu tục ngữ "Cần cù bù siêng năng", vậtchất đề cập đến các nguồn lực vật chất như thời gian, lao động, và tài nguyên màcon người cần phải đầu tư để đạt được mục tiêu

Thời Gian và Lao Động: Sự cần cù đòi hỏi sự đầu tư của thời gian và lao động vàoviệc làm, học tập, và phát triển bản thân Đây là yếu tố vật chất quyết định thànhcông và phát triển của mỗi cá nhân

Công Sức và Nỗ Lực: Cần cù cũng bao gồm sự cống hiến và nỗ lực đối với côngviệc hoặc mục tiêu mà người đó muốn đạt được Đây là khía cạnh vật chất của sựphát triển, mà không có nó, không thể có sự thành công

Ý Thức: Bù Siêng Năng

Trong triết lý duy vật, ý thức được định nghĩa là khả năng của con người nhậnthức, suy nghĩ và có ý chí Đây là khía cạnh tinh thần của sự tồn tại, bao gồm cáchoạt động như nhận thức, ý nghĩ, cảm xúc, ý chí và ý định Ý thức bao gồm khảnăng của con người nhận biết và hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua cácgiác quan và quá trình tư duy Nó là sự kết hợp phức tạp giữa khả năng nhậnthức thông qua các giác quan và khả năng xử lý thông tin bằng tư duy,ý thức cũngđóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực và sự hứng khởi Sự kiên nhẫn,quyết tâm và niềm tin vào khả năng của bản thân là những yếu tố tinh thần quantrọng giúp con người vượt qua khó khăn và thách thức Ý thức không chỉ đơnthuần là khả năng nhận thức và suy nghĩ, mà còn là sức mạnh tinh thần, động lựcvà ý chí của con người Điều này cho phép con người tạo ra ý nghĩ, ý kiến và quanđiểm về thế giới, cũng như tạo ra mục tiêu, ý định và quyết định để hành động

Trang 10

Cảm xúc cũng là một phần quan trọng của ý thức, bao gồm sự vui vẻ, buồn bã, sợhãi, yêu thương và nỗi giận dữ Những cảm xúc này không chỉ ảnh hưởng đến tâmtrạng và hành vi của con người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình raquyết định và hình thành ý chí.

Tuy nhiên, trong một số học thuyết triết học, ý thức có thể được coi là sự tồn tại cơbản và quan trọng nhất, vượt trội hơn cả thế giới vật chất, phản ánh hoặc phụ thuộcvào thế giới vật chất, tức là nó phụ thuộc vào hoạt động của não bộ và các giácquan Ý thức bao gồm tư duy, quan điểm, và ý chí, tác động đến cách con ngườihành động và phản ứng với thế giới xung quanh

Tư Duy Tích Cực và Ý Chí: Ý thức tích cực và ý chí mạnh mẽ là yếu tố quyết địnhtrong việc xác định mục tiêu và hướng đi của mỗi cá nhân Sự quyết tâm và niềmtin vào khả năng của bản thân làm nên sự bù siêng năng Ý thức đóng vai trò quantrọng trong việc tạo ra động lực và sự hứng khởi để vượt qua khó khăn và tiếp tụcphát triển Đó là tác nhân tinh thần đằng sau sự siêng năng và nỗ lực

Kết hợp Vật Chất và Ý ThứcTheo triết lý duy vật, sự phát triển của mỗi cá nhân không thể chỉ dựa vào vật chấtmà còn phụ thuộc vào ý thức Tuy nhiên, ý thức không thể tồn tại mà không có cơsở vật chất Do đó, "cần cù bù siêng năng" không chỉ là việc kết hợp giữa sự chămchỉ (vật chất) mà còn là việc kết hợp giữa tinh thần quyết tâm và ý chí mạnh mẽ (ýthức)

Theo triết lý duy vật, sự phát triển của mỗi cá nhân không thể chỉ dựa vào vật chất mà còn phụ thuộc vào ý thức Ý thức ở đây không chỉ đơn thuần là khả năng nhận thức và suy nghĩ, mà còn là sức mạnh tinh thần, động lực và ý chí của con người Tuy nhiên, ý thức không thể tồn tại mà không có cơ sở vật chất Cơ sở vật chất, bao gồm thời gian, công sức và các nguồn lực vật chất khác, là điều kiện tiên quyếtcho sự phát triển của ý thức Không có sự chăm chỉ và nỗ lực vật chất, ý thức không thể phát triển và trở nên mạnh mẽ.Thí dụ, việc học tập và rèn luyện kỹ năng đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức, là cơ sở để ý thức của con người được nâng cao và phát triển Tuy nhiên, chỉ có vật chất mà thiếu ý thức sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu ý nghĩa Sự chăm chỉ và nỗ lực vật chất cần phải được hỗ trợ bởi tinh thần quyết tâm và ý chí mạnh mẽ từ ý thức Ý thức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực và sự hứng khởi, giúp con người vượt qua khó khăn và thách thức trên con đường phát triển Do đó, "cần cù bù siêng năng" không chỉ là việc kết hợp giữa sự chăm chỉ (vật chất) mà còn là việc kết hợp giữa tinh thần quyết tâm và ý chí mạnh mẽ (ý thức) Sự đan xen giữa vật chất và ý thức là chìa khóa để mỗi cá nhân đạt được thành công và phát triển toàn diện trong cuộc sống

Ngày đăng: 25/09/2024, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w