′Cuộcchiến′khốcliệtcủacácônglớn Dù có vô số thương hiệu, nhưng thị trường nước uống đóng chai của Việt Nam cơ bản vẫn là sân chơi củacácông lớn. Các thương hiệu nước uống đóng chai đang giành giật nhau từng khoảng trống trên thị trường. Năm 2011, thị trường nước uống đóng chai được nhiều hãng nhận định là khó "nhai" hơn năm 2010. Nhưng không vì thế mà các nhà sản xuất chùn chân. Thậm chí các thương hiệu nước uống đóng chai đang giành giật nhau từng khoảng trống trên thị trường. Miếng bánh hấp dẫn Nhận định về thị trường nước đóng chai toàn cầu, MarketLine đưa ra phân tích, dù mức độ mở rộng có chậm lại trong vòng 5 năm (2010 - 2015), nhưng thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, đạt mức 12%/năm (trên 35 tỷ USD), vượt qua thị trường Mỹ và châu Âu. Riêng tại Việt Nam, theo dự báo của Công ty Datamonitor (Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014. Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít. Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo, trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Và đây là cơ hội cho tất cả các hãng. Nói về tiềm năng của thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam, ông Trần Xuân Hiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hàng không Miền Nam (Satco), đơn vị sở hữu nhãn nước đóng chai Wami cho rằng, nhu cầu còn rất lớn. Được biết, dây chuyền sản xuất của Satco luôn hoạt động tối đa công suất và cung ứng ra thị trường khoảng 1 triệu chai mỗi tháng. Ông Hiệp cho hay, dự kiến cuối năm nay Satco sẽ mở rộng công suất lên gấp 2 - 3 lần hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một tên tuổi lẫy lừng khác là PepsiCo, thời điểm cuối quý I/2012, nhà sản xuất nước uống và thực phẩm toàn cầu này công bố đưa vào vận hành nhà máy tại khu công nghiệp Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (nhận chuyển nhượng từ San Miguel) với công suất 180.000 lít/năm. Được xây dựng trên 10 ha, nhà máy lớn nhất trong số 6 nhà máy của PepsiCo tại Việt Nam này chủ yếu sản xuất các loại nước uống có gas và nước tinh khiết Aquafina cho thị trường Việt Nam. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng đầu tư tại Việt Nam hay nói đúng hơn là hiện thực hóa lượng vốn tăng thêm 250 triệu USD mà tập đoàn này đã cam kết vào năm 2010. Nói về bước đi này, ông Saad Abdul Latif, Giám đốc điều hành của PepsiCo khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi cho biết: đây là cơ hội để khai thác một thị trường vốn được PepsiCo nhìn nhận là có nhiều cơ hội hấp dẫn nhất. Ngoài ra, chuyên gia tư vấn Melvin Leong của hãng Frost & Sullivan cũng cho rằng: "Sự cải tiến của ngành du lịch là tín hiệu tốt cho thị trường nước uống đóng chai". Tuy nhiên, ông này cũng nói thêm, dù còn nhiều khoảng trống, nhưng muốn đặt chân vào thị trường nước uống đóng chai Việt Nam, các nhà sản xuất phải xem xét các yếu tố: công nghệ, vận chuyển, chi phí lao động và kênh phân phối. Bởi các nhà sản xuất có quy mô nhỏ cho ra những sản phẩm có giá thành thấp luôn là mối đe dọa đối với những công ty lớn hơn ở Việt Nam. Cuộc chiến không khoan nhượng Còn nhớ, ở thời điểm năm 2009, Neilsen Việt Nam đã công bố một báo cáo khảo sát thị trường nước đóng chai gây nhiều chú ý với thương hiệu La Vie chiếm 31% thị phần - dẫn đầu thị trường; Aquafina của PepsiCo xếp sau với gần 30%. Nhìn chung, cả 4 nhãn lớn là La Vie, Aquafina, Vĩnh Hảo và Joy (nay là Dasani của Coca-Cola Việt Nam) chiếm khoảng 80% thị phần. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, nếu xét về mặt doanh thu năm 2011, Pepsi đang đứng đầu thị phần với nhãn Aquafina, La Vie xếp thứ hai, tiếp theo là nước khoáng Khánh Hòa. Từ đó đến nay, thị trường Việt Nam đã có trên dưới 1.000 đơn vị sản xuất nước uống đóng chai. Thế nhưng, theo ông Trần Xuân Hiệp từ Satco, những thương hiệu thực sự có tên tuổi lại chỉ chiếm chưa tới 0,5% số này. Từ góc độ của một trong những nhà phân phối nước uống đóng chai hàng đầu ở TP.HCM, ông Trần Ngọc Bình, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thương mại Hoàng Trần phân tích: nếu xếp hạng theo tình hình kinh doanh tại hệ thống của Hoàng Trần, hiện đứng đầu là Vĩnh Hảo (120.000 sản phẩm/năm), thứ hai là La Vie (60.000 sản phẩm/năm, gồm cả bình và chai), Wami (45.000 sản phẩm/năm, gồm bình lớn và chai) và cuối cùng là Aquafina (do không có sản phẩm bình lớn loại 19 lít). Ứng phó với thị trường ngày một cạnh tranh, La Vie lựa chọn cách đi vào chiều sâu. Tạm dừng ở quy mô hai nhà máy sản xuất đặt ở Hưng Yên và Long An "bao thầu" cả thị trường ba miền Bắc, Trung và Nam, lúc này La Vie quyết định chỉ tập trung vào đầu tư, phát triển dây chuyền sản xuất, nâng cấp công nghệ để cạnh tranh với các thương hiệu khác. Muốn đặt chân vào thị trường nước uống đóng chai, các nhà sản xuất phải xem xét các yếu tố: công nghệ, vận chuyển, chi phí lao động và kênh phân phối Trong khi đó, Aquafina lại đang có thế mạnh ở mặt hàng chai nhỏ (350ml - 500ml). Yếu tố thắng thế của họ chủ yếu nằm ở cách định vị khách hàng. Do đó, Aquafina trở thành đối thủ "đáng gờm" của La Vie, sau đó là Coca-Cola với sản phẩm Dasani. Khảo sát gần đây của EI cho thấy, La Vie vẫn dẫn đầu về thị phần bán lẻ nước đóng chai, nhưng chỉ còn ở mức 27%. Về tiềm lực củacác hãng nội địa, đại diện doanh nghiệp Hoàng Trần cho biết thêm, sản phẩm của Vĩnh Hảo bán chạy hơn La Vie tại hệ thống của doanh nghiệp này không phải là mặt hàng nước khoáng truyền thống mà là nước tinh khiết đóng chai mang nhãn hiệu Vihawa (19 lít). Với nhãn này, sức hút của thị trường tăng gấp 4 lần so với sản phẩm nước khoáng đóng chai cùng nhãn hiệu. Song, điều đáng nói là Vihawa chỉ mới hiện diện mạnh mẽ trên thị trường trong thời gian gần đây, cho dù nhãn hàng này có tuổi đời đã khá lâu. Với Coca-Cola, kể từ khi giới thiệu ra thị trường nước tinh khiết Dasani hồi cuối năm 2010, có vẻ "người khổng lồ" này vẫn chưa thực sự bung hết sức mình. Bởi nếu xét ở "sân nhà", theo thống kê của Beverage Marketing Corporation, trong Top 10 thương hiệu nước uống đóng chai hàng đầu tại Mỹ, Dasani đứng thứ 2, với doanh thu (bán sỉ) 834 triệu USD, tương ứng 10% thị phần (đứng đầu là Aquafina với doanh thu 936 triệu USD, chiếm 11,3%). Hơn nữa, kể từ sau buổi ra mắt với sự kiện "Xoắn chai rỗng và giúp đưa nước sạch về cộng đồng" tại Đồng bằng Sông Cửu Long, đến nay vẫn chưa thấy sự kiện quảng bá nào đáng kể cho Dasani. Ông Trần Xuân Hiệp, Giám đốc Satco nhận định rằng, với sự tham gia của ngày càng nhiều nhãn nước uống đóng chai tại thị trường Việt Nam, trong thời gian tới chắc chắn cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt. Lẽ dĩ nhiên, chính sách giá và chọn kênh phân phối là yếu tố khá quan trọng trong cuộc chiến giành thị phần củacác tên tuổi lớn. Một khi họ cởi được hai nút thắt này thì chuyện "nuốt" các nhà sản xuất nhỏ hơn sẽ "dễ như trở bàn tay". . ′Cuộc chiến′ khốc liệt của các ông lớn Dù có vô số thương hiệu, nhưng thị trường nước uống đóng chai của Việt Nam cơ bản vẫn là sân chơi của các ông lớn. Các thương hiệu nước. đây là cơ hội cho tất cả các hãng. Nói về tiềm năng của thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam, ông Trần Xuân Hiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hàng không Miền Nam (Satco), đơn. chuyền sản xuất, nâng cấp công nghệ để cạnh tranh với các thương hiệu khác. Muốn đặt chân vào thị trường nước uống đóng chai, các nhà sản xuất phải xem xét các yếu tố: công nghệ, vận chuyển, chi