Bài học từ sự đổ vỡ của “những ông lớn”

5 517 1
Bài học từ sự đổ vỡ của “những ông lớn”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài học từ sự đổ vỡ của “những ông lớn” Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân nào chính là học được từ những sai lầm. Và luôn nhớ một điều là không ai nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì. Các doanh nghiệp nhỏ nhất cũng không thể không mắc lỗi. Và thật may mắn là thời buổi suy thoái hiện nay đã cho chúng ta nhìn thấy nhiều sai lầm mà chúng ta có thể học được từ đó. Tránh tự mãn Thời kỳ suy thoái chứng tỏ một điều rằng không có gì được cho là an toàn. Chrysler và General Motors: nhiều trong số những tên tuổi có tiếng nhất trong ngành công nghiệp ô tô đã phải bán đi hoặc phá sản trong suốt vài tháng qua. Thật dễ dàng để đổ lỗi cho khủng hoảng tín dụng hoặc giá dầu, nhưng lý do thực sự là họ quá tự mãn, một rủi ro mà hầu hết các doanh nghiệp mắc phải, kể cả doanh nghiệp nhỏ nhất. Khi công việc của bạn bắt đầu thành công và bạn đang kiếm được chút lợi nhuận thì thật dễ dàng để quên – hoặc từ chối tin rằng mọi tình huống có thể thay đổi. “Chúng ta phải có kế hoạch đúng đắn cho GM, sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất, xây dựng thương hiệu mạnh, công nghệ tốt và phải tận dụng hết các cơ hội phát triển toàn cầu ” --Rick Wagoner, CEO của General Motors, Tháng 8, 2008. Ví dụ gần đây và điển hình nhất của tính tự mãn sụp đổ chính là General Motors. Giám đốc điều hành của hãng xe lớn nhất nước Mỹ bị buộc phải từ chức. Trên thực tế, sau khi công ty thua lỗ hơn 1 nghìn tỷ đô la trong 3 quý, ông đã bị sức ép từ phía Chính phủ buộc phải từ chức trong khi vẫn khăng khăng khẳng định rằng mọi thứ vẫn tốt đẹp. Bài học: Dù bạn có điều hành doanh nghiệp trong bao lâu hoặc bạn có kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì thị trường luôn luôn thay đổi. Hiểu thị trường của bạn Nghe thì có vẻ không đúng nhưng tình yêu và sự cống hiến của bạn đối với doanh nghiệp có thể trở thành một điểm yếu. Chẳng hạn, khi bạn là người sáng lập ra một website bán bất kỳ sản phẩm nào đó, bạn có thể hiểu mọi thứ về nó nhưng khách hàng bình thường thì không. Thậm chí khi doanh nghiệp phát triển, bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng nhưng vẫn khó mà giữ được mối quan hệ đó chính xác ở mức độ nào. “Chúng tôi dường như quên rằng một nhà điều hành kiếm được 500.000 đô la mỗi năm và không thực sự mua một chiếc ô tô theo cách mà khách hàng đã thực hiện trong nhiều năm thì anh ta không có một nền tảng để đánh giá thị hiếu của khách hàng ”. --John DeLorean, 1979; trong cuốn; On A Clear Day You Can See General Motors Dù bạn có phải điên đầu với những phép toán đến 6 con số hay không, thì rõ ràng bạn vẫn phải có trách nhiệm tính toán, quảng cáo… Và khi bạn không quan sát, tìm hiểu thực tế để tương tác với khách hàng thì bạn đã tạo một chiến lược sai lầm. Bài học: Nhờ thành công, trách nhiệm hoặc những kinh nghiệm đơn giản, bạn sẽ trở thành một người khác biệt trên thị trường của mình. Hãy chắc chắn bạn hiểu khách hàng muốn gì và hành động theo đó . Thay đổi theo thời gian Đó là một thực tế trong cuộc sống mà các doanh nghiệp luôn luôn phải thay đổi, cả bên trong lẫn bên ngoài (khi công nghệ và thị trường đang thay đổi trên thế giới). Công nghệ phát triển như thế nào thì các chủ doanh nghiệp phải theo sau ngay đó nếu doanh nghiệp áp dụng một mô hình kinh doanh trực tuyến. “Người đọc hiện nay nhận được nhiều thông tin miễn phí không chỉ trên các website báo mà con từ các portals và những đơn vị xuất bản nội dung. Hầu hết trong số đó do ngành công nghiệp báo tạo nên và định giá .” -- Walter E. Hussman Jr., Publisher; Arkansas Democrat-Gazette, May 2007. Đây là một lời phát biểu cực kỳ khác thường về nhà xuất bản tin tức truyền thống dưới sức ép của sự phát triển. Một nhà phân tích thông minh sẽ hiểu rằng Hussman nhận ra khó khăn và cách giải quyết mà những người khác đang làm quen với việc đưa tin tức lên các phương tiện truyền thông mới. Ông cũng nhấn mạnh rằng báo giấy và website là những phương tiện truyền thông rất khác nhau. Thay vì cung cấp nội dung miễn phí, mô hình mua báo dài hạn thường sinh lợi hơn cho việc xuất bản trực tuyến. Bài học: Thích nghi với thời gian hoặc là đối mặt với sự biến mất. Không bao giờ là đủ để hiểu được sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào – bạn phải quan tâm đến nhu cầu của người khác. Chấp nhận sai lầm “Nếu bạn không nghĩ đến bất cứ điều gì mà đó là sai lầm của bạn thì bạn dễ bị hoang tưởng ”. Một tác giả danh Đó là một câu trích dẫn đã xưa rồi nhưng nó lại luôn đúng với doanh nhân hơn bất kỳ người nào khác ở mọi thời điểm. Khi tất cả những nỗ lực của bạn trở nên sai lầm hoặc lệch hướng thì bạn thật dễ dàng đổ lỗi cho cái gì đó. Mọi doanh nghệp đều có sai lầm của nó. General Motors rất giỏi đổ lỗi sự suy giảm là do giá thị trường rẻ thay vì chú trọng vào việc tạo ra các mẫu ô tô đáp ứng với sự thay đổi của thị hiếu khách hàng. Nhiều tạp chí, báo in bản đổ lỗi cho internet vì sự suy giảm người đọc thay vì hướng đến cách giải quyết mới để hấp dẫn người đọc với thông tin. Đó là một dấu hiệu cảnh cáo của sự sụp đổ. Bài học: Nếu bạn nhận thấy bản thân đang đổ lỗi cho ai đó vì những khó khăn, sai lầm của mình thì hãy bỏ ngay suy nghĩ như vậy mà thay vào đó là tìm hướng giải quyết, khắc phục vấn đề. . Bài học từ sự đổ vỡ của “những ông lớn” Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân nào chính là học được từ những sai lầm. Và. là một dấu hiệu cảnh cáo của sự sụp đổ. Bài học: Nếu bạn nhận thấy bản thân đang đổ lỗi cho ai đó vì những khó khăn, sai lầm của mình thì hãy bỏ ngay suy

Ngày đăng: 06/11/2013, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan