TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu bản đồ cổ và xây dựng công cụ quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ − Hệ thống hóa kiến thức về lịch sử phát triển Bản đồ học và các hướng nghiên cứu bản đồ hiện n
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢN ĐỒ HỌC
Từ thời thượng cổ, con người đã biết thể hiện bề mặt trái đất lên mặt phẳng thông qua những nét vẽ tượng trưng mô tả nơi cư trú và đường đi lối lại địa điểm mưu sinh thuộc phạm vi lãnh thổ của họ, các tài liệu đó được gọi chung là bản đồ
Xã hội loài người càng phát triển thì bản đồ càng phản ánh được chính xác hơn bề mặt Trái Đất, vai trò của bản đồ trong cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng hơn, yêu cầu về độ chính xác thể hiện nội dung trên bản đồ ngày càng cao hơn Từ nhu cầu của cuộc sống, ngành khoa học bản đồ đã được hình thành và ngày càng phát triển
Lịch sử của Bản đồ học có thể chia ra bốn thời kỳ lịch sử gắn liền với lịch sử thế giới:
− Thời kỳ hiện đại ngày nay
Mong muốn nhận biết và thể hiện khu vực lãnh thổ đang sinh sống, canh tác đã có từ lâu trong xã hội loài người Vì vậy ngay từ thủa sơ khai con người đã có các bản khắc trên đá, đất sét; các nét vẽ đơn giản trên gỗ, da, vỏ cây là các dạng sơ đồ thể hiện vị trí khu vực mà họ sinh sống, đây chính là tiền thân của bản đồ Có thể cho rằng các bản đồ sơ khai đó là một trong những hình thức cổ xưa nhất thể hiện tri thức của con người
Hình 2.1 Babylonian Map of the World (TKVI trước Công nguyên) Đóng góp đáng kể cho sự phát triển Bản đồ học thời kỳ này là ở Hy Lạp Các nhà khoa học đã biết về thiên văn học, toán học, biết hình dạng của trái đất và kích thước của nó Đặc biệt trên những bản vẽ họ đã dùng hệ thống toạ độ địa lý – đó là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực Bản đồ học
Người La Mã cổ đã biết sử dụng bản đồ để đáp ứng các nhu cầu thực tế, phục vụ hoạt động quân sự và quản lý hành chính Những người đo đạc đất đai ở La Mã cổ đại cũng đã biết đo đạc, chia đất đai thành làng mạc, đường xã, qui hoạch ruộng đất Các bản chỉ đạo công tác đo đạc cho phép hình dung rõ hơn về các phương pháp đo vẽ và trình bày bản đồ thời bấy giờ
Một trung tâm khoa học lớn của thời kỳ cổ đại là Alexandri (Bắc Ai Cập) với những viện bảo tàng và thư viện cổ Nhà địa lý học lỗi lạc Eratosfen (271 – 195 TCN) là người đầu tiên xác định phương pháp đo góc kinh tuyến để xác định kích thước Trái Đất, ông đã xác định gần đúng chiều dài của kinh tuyến, và coi nhiệm vụ của địa lý là phải vẽ hình dạng của Trái Đất.[2]
Người có công lớn nhất trong việc phát triển môn bản đồ cổ đại phải kể đến Claude Ptolémée (87 – 150), nhà thiên văn học nổi tiếng 8 tập “Địa lý học” của ông được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất thời kỳ này (được dịch ra tiếng La Tinh và in vào năm 1472) Trong tác phẩm có nhiều phần viết về Bản đồ học Đặc biệt Claude Ptolémée đã lập 27 bản đồ thế giới, trong đó Châu Âu, Châu Phi có hình dạng bờ biển tương đối chính xác, nhất là vùng Địa Trung Hải và Tây Nam Á
Các bản đồ thế giới của của Claude Ptolémée đã đưa ra một số đường kinh vĩ tuyến và cho rằng sự biểu hiện mặt cầu của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ không thể không có biến dạng Những khái niệm đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Hình 2.2 Một phần bản đồ thế giới trong sách địa lý học của Claude Ptolémée
Thời kỳ cổ đại Trung Quốc đã là một trung tâm văn minh của thế giới, trong đó có Bản đồ học Theo các tài liệu của Tây Âu và các sử sách truyền lại thì tại Trung Quốc đã có các bản đồ, địa đồ với trình độ thành lập và biểu diễn khá chính xác Điều đáng chú ý ở các bản đồ này là ngoài các đường nét thông thường thể hiện bề mặt Trái đất, người ta đã biết sử dụng các ký hiệu quy ước, ghi chú cho bản đồ Cùng thời gian này Trung Quốc đã làm ra giấy viết (năm 105), đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của Bản đồ học
Vào thế kỷ thứ III, nhà bản đồ Trung Quốc Bùi Tú (223 – 271) đã thành lập ra Atlas gồm 18 bản đồ vùng trong đó ghi rõ phương pháp biên vẽ bản đồ, chọn tỷ lệ, sử dụng lưới ô vuông để phân bố các đối tượng bản đồ, để xác định độ dài của đường cong, định hướng đúng cho các con sông, dãy núi Ông còn lập ra tấm bản đồ tổng thể Trung Quốc tỷ lệ khoảng 1:1 800 000 [2]
Như vậy vào cuối thời kỳ cổ đại, con người là đã có những bước tiến quan trọng trong khoa học bản đồ Bước đầu xây dựng được các bản đồ phản ánh hình dạng và bề mặt của Trái Đất Đồng thời con người đã biết sử dụng bản đồ như một loại công cụ phục vụ đời sống
2.1.2 Bản đồ học thời Trung cổ (thế kỷ V đến thế kỷ XVII)
Vào thế kỷ thứ V, Đế quốc La Mã bị diệt vong, ở Châu Âu chế độ nông nô được thay bằng chế độ phong kiến, giáo hội phát triển và những ngành khoa học ngược với tư tưởng thần học bị coi là phản nghịch Bản đồ học cũng nằm trong tình trạng như vậy
Tuy nhiên, các nước hồi giáo Ả Rập lại quan tâm đến địa lý học và dựa vào các tri thức cổ đại Hy Lạp, La Mã để đạt được những thành công nhất định như: sách về hình thái Trái Đất của nhà toán học, địa lý học tên là Al Khwarizni (nay thuộc Uzobekixtan) viết vào năm 830; cuối thế kỉ VII người Armênia đã viết “Địa
Lý Armênia” gồm nhiều bản đồ (đến nay còn lưu trữ) [2]
Thời trung cổ ở Trung Quốc đã phổ biến rộng rãi các loại sách địa lý – bản đồ về các khu vực, địa phương gọi là sách “Địa trí” Cuối thế kỷ XIII ở Trung Quốc phát minh ra địa bàn – tiền thân của bản đồ hàng hải Phát minh này đã tạo điều kiện cho ngành hàng hải phát triển, nhiều bản đồ thể hiện các đường bờ biển ra đời Những bản đồ này được gọi là “Portolan” (bản đồ địa bàn, bản đồ biển) Đặc điểm của các bản đồ này là trên bản đồ có các tâm được xem là các “bông hồng” Từ các bông hồng này tỏa ra 16 tia có ghi hướng Trên các bản đồ này dần dần được bổ sung các lưới kinh vĩ tuyến, tỷ lệ tuyến tính Bản đồ địa bàn phát triển chủ yếu ở Italia, vùng bờ biển Địa Trung Hải, trung tâm buôn bán thời bấy giờ, và thịnh hành cho đến thế kỷ XVII [3]
Hình 2.3 Bản đồ Portolan vẽ khu vực Đông Nam Á của Joan Martinez, năm 1587
Chuyển sang thời kì Phục Hưng (từ TK XIV đến TK XVI) là thời kỳ phát triển mạnh của bản đồ Đây là thời kỳ của các phát kiến địa lý vĩ đại, la bàn cũng được phát minh trong giai đoạn này nhằm phục vụ cho các chuyến đi biển dài ngày Những tờ bản đồ đã trở thành nhu cầu cấp bách đối với các nhà hành hải, các nhà thám hiểm và các thương gia Các cuộc thám hiểm lớn của các nhà địa lý như Cristopher Columbus (1492 – 1504, tìm ra Châu Mỹ); Vasco de Gama (1497 –
CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG BẢN ĐỒ HỌC
Bản đồ học bao gồm nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng mỗi bộ môn lại có chức năng riêng
Toán bản đồ là ngành nghiên cứu cơ sở toán học của bản đồ Toán bản đồ quan hệ mật thiết với nhiều môn học khác như Toán học, Trắc địa, Thiên văn học và Địa lý Toán bản đồ ứng dụng các lý thuyết trong toán học kết hợp với các thành quả trong trắc địa và thiên văn về kích thước, hình dạng Trái Đất và các hệ tọa độ từ đó đưa ra các phương pháp chiếu bề mặt toán học (ellipsoid hoặc mặt cầu) của trái đất lên mặt phẳng Đồng thời nghiên cứu tính chất biến dạng của các phép chiếu, các phương pháp đánh giá và lựa chọn các phép chiếu bản đồ phù hợp cho từng vùng lãnh thổ Đồng thời Toán bản đồ còn có nhiệm vụ đưa ra các phương pháp chuyển đổi từ hệ tọa độ này sang hệ tọa độ khác, từ ellipsoid này sang ellipsoid khác đáp ứng nhu cầu giao lưu bản đồ quốc tế [5]
2.2.2 Phương pháp thành lập bản đồ Đây là một trong những bộ môn quan trọng nhất của Bản đồ học Nó nghiên cứu các kỹ thuật đo đạc cũng như các công nghệ mới nhất phục vụ cho việc xây dựng bản đồ ở nhiều tỷ lệ và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau Bên cạnh các phương pháp đo vẽ truyền thống, thì các phương pháp thành lập bản đồ từ nguồn tư liệu ảnh hàng không và ảnh viễn thám cũng được sử dụng rộng rãi để giám bớt kinh phí Ngoài ra còn phải kể đến phương pháp thành lập bản đồ sử dụng các công cụ số hóa, rất nhiều bản đồ chuyên đề được xậy dựng bằng các phần mềm chuyên dụng
2.2.3 Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ nghiên cứu về hệ thống ký hiệu bản đồ, là tập hợp các đường nét, ký hiệu, đồ thị, màu sắc và các ghi chú, sử dụng như một hình thức ngôn ngữ phản ánh các đối tượng, hiện tượng và truyền thông tin của chúng lên tờ bản đồ Phương tiện thường dùng để tạo ra ký hiệu bản đồ là các dạng đồ họa, màu sắc, chữ và số Ký hiệu được sử dụng rất đa dạng là nhờ các đặc tính: hình dạng, kích thước, cấu trúc, định hướng, độ sáng và màu sắc Thông qua ký hiệu ta biết được vị trí hiện tượng, loại hiện tượng, quy mô hiện tượng, phân cấp hiện tượng Ký hiệu thể hiện được nội dung bản đồ là nhờ các khả năng đồ họa và sự phối hợp của các khả năng đó Đối với bản đồ địa hình, các ký hiệu này đã được chuẩn hóa về kích thước và hình dạng mà độ chi tiết của chúng phụ thuộc vào tỷ lệ và nhóm tỷ lệ Trên bản đồ chuyên đề, ký hiệu được dùng để thành lập bản đồ nền (cơ sở địa lý) và thể hiện bổ sung một số yếu tố chuyên đề về kinh tế, văn hóa, xã hội [5]
Nghiên cứu các phương pháp chế in và công nghệ in hàng loạt các bản đồ Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (điện tử – tin học, cơ khí hoá, điều khiển học, ) vào các công đoạn sản xuất bản đồ
2.2.5 Sử dụng bản đồ Đây là bộ phận của Bản đồ học, trong đó nghiên cứu những đặc điểm và phương pháp sử dụng các bản đồ trong các phạm vi khác nhau của hoạt động thực tiễn và nghiên cứu khoa học Đồng thời đánh giá độ tin cậy, độ chính xác của các kết quả thu nhận từ bản đồ
Mục đích của sử dụng bản đồ chính là từ nhận thức khách quan của con người về hiện tượng từ đó thu nhận được các thông tin đặc trưng về số lượng và chất lượng của hiện tượng được biểu thị trên bản đồ, nghiên cứu các mối quan hệ tương tác và động thái của hiện tượng; dự đoán sự phấn bố và phát triển của chúng [2]
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
2.3.1 Tìm hiểu chung về sử dụng bản đồ
Sử dụng bản đồ từ lâu đã trở thành một bộ môn riêng của Bản đồ học, trong đó nghiên cứu về các đặc điểm và xu hướng ứng dựng các tác phẩm bản đồ trong các hoạt động thực tiễn như kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, quốc phòng, ; thiết lập các phương pháp sử dụng bản đồ, và các phương pháp đánh giá độ tin cậy và tính hiệu quả của các kết quả thu được
Các hình thức sử dụng bản đồ rất đa dạng Đã từ lâu, chúng được dùng để định hướng trên thực địa, vạch các tuyến hành trình trên đất liền và trên biển Hiện nay bản đồ đã trở thành công cụ dẫn đường trên không và trong vũ trụ Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong ghi chép và truyền đạt những tri thức mà các khoa học về Trái Đất và xã hội đã nhận được, dùng làm tài liệu thiết kế các công trình, quy hoạch Người ta dựa vào bản đồ để lập kế hoạch nghiên cứu khoa học, phân tích, đánh giá, dự báo, và lập các biện pháp cải tạo môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên Bản đồ được sử dựng rộng rãi trong công tác giảng dạy và học tập ở các trường học, trong đời sống hàng ngày, trong tuyên truyền Trong quốc phòng, bản đồ cũng được sử dụng nhiều, nhất là bản đồ địa hình Trong công tác thành lập bản đồ, tài liệu bản đồ đóng vai trò hết sức quan trong, được dừng làm tài liệu gốc, tài liệu bổ sung hoặc tham khảo, cung cấp thông tin cho bản đồ cần thành lập Như vậy mỗi loại bản đồ sẽ hướng đến một nhóm người sử dụng nhất định tùy thuộc vào đối tượng, hiện tượng được thể hiện trên bản đồ
Trong phạm vi sử dụng bản đồ, đã thiết lập phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ Đó là phương pháp sử dụng bản đồ để nhận thức các đối tượng và hiện tượng trên bản đồ Sự nhận thức đó được dựa trên cơ sở thu nhận từ bản đồ các đặc trưng định tính, định lượng của các hiện tượng, các mối quan hệ phụ thuộc và sự biến đổi của chúng theo thời gian và không gian Về thực chất thì phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ là nội dung chủ yếu của môn học “Sử dụng bản đồ”
Sử dụng bản đồ có 5 nhiệm vụ, đồng thời cũng là 5 phương pháp Mọi sự sử dụng bản đồ đều bắt đầu bằng đọc bản đồ, và kết thúc bằng sự đánh giá thực tế khách quan, lãnh thổ, hiện tượng, và đi đến kết luận để giải quyết một số vấn đề đặt ra trước khi bước vào sử dụng bản đồ Tương ứng với các nhiệm vụ sử dụng bản đồ, ta có các phương pháp sử dụng bản đồ: đọc bản đồ, suy giải bản đồ, đo đạc bản đồ, so sánh bản đồ và mô hình hóa bản đồ [3]
2.3.2 Phương pháp sử dụng bản đồ Đọc và suy giải bản đồ
Trong nhiều trường hợp, đọc bản đồ là sự quan sát bằng mắt nhằm giải thích các hình ảnh bản đồ trong mối liên quan với các khái niệm về hiện thực Nó có thể đơn giản và chỉ giới hạn ở các phần tử chính của nội dung bản đồ hoặc của một khu vực, hoặc chỉ giới hạn ở một vài đối tượng Nó sẽ phức tạp hơn khi đọc chi tiết trên bản đồ nhằm trả lời cho những câu hỏi đã định trước Cho nên cần quan tâm đến việc xác định phương thức thể hiện và khối lượng nội dung của bản đồ cần đọc Đọc bản đồ là một dạng sử dụng bản đồ chủ yếu để thu nhận kiến thức Nó được thực hiện tuần tự như sau:
− Lựa chọn bản đồ phù hợp
− Đọc tên bản đồ, làm rõ tỉ lệ và bảng chú giải của bản đồ
− Tìm khu vực cần quan tâm
− Suy giải các ký hiệu của bản đồ và các hiện tượng trong khu vực đó
− Đánh giá thực tại theo vấn đề đã nêu và theo mục đích đọc bản đồ
Sự đọc không đầy đủ hoặc không chính xác sẽ dẫn đến những nhận thức và kết luận sai Chất lượng và kết quả đọc bản đồ phụ thuộc vào hiểu biết và trình độ của người sử dụng
Bên cạnh “đọc bản đồ”, trong một số tài liệu có sử dụng khái niệm “Suy giải bản đồ” (Map Interpretation) Hai khái niệm “đọc” và “suy giải” có thể phân biệt như sau: Đọc là sự đánh giá bằng mắt các thông tin trực tiếp (thông tin nhìn thấy được), mà bản đồ có thể cho biết về kiểu, vị trí, tính chất, quy mô, và trạng thái của từng đối tượng có hình ảnh trên bản đồ
Suy giải bản đồ chính là sự đánh giá bằng mắt đối với các thông tin gián tiếp về sự phân bố, cấu trúc, sự liên kết, mối quan hệ không gian,
Trong suy giải bản đồ, sự khái quát hóa thông tin có một ý nghĩa lớn Tính chất quan trọng của bản đồ – vật ghi thông tin – có liên quan, một mặt với sự quan sát tổng thể thoáng qua toàn cảnh, mặt khác bằng sự phân tích của thị giác có thể nhanh chóng thâu tóm được một khối lượng thông tin lớn Bản chất của sự suy giải bản đồ nằm ở trong sự tư duy về các thông tin có trên bản đồ trong một thể thống nhất định, cũng như trong sự liên kết thể thống nhất đó với thông tin liên quan
Sự suy giải bản đồ nhằm lí giải và phân tích các hiện tượng trong các mối quan hệ của nó với hiện thực khách quan Các hình ảnh riêng rẽ trên bản đồ sẽ được đọc kỹ và được kết nối với nhau một cách có cân nhắc Sự hiểu thấu về những thông tin đó phải ở mức cho phép chuyển từ sự định vị không gian sang sự bao quát tích hợp (tổng thể) không gian đó Từ đó rút ra được các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu [6] Đo đạc bản đồ
Nhiệm vụ chủ yếu của phép đo bản đồ là rút ra được các thông tin về vị trí và kích thước của đối tượng như là đo góc, diện tích, chiều dài của các đường thẳng và đường cong, và cả tính số lượng các đối tượng trên bản đồ Phép đo bản đồ tạo ra các phương án tối ưu trong đo đạc, có tính đến các đặc điểm như tính nhất quán của kích thước ký hiệu, đặc điểm lưới chiếu, độ chính xác hình học, mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ, và độ tin cậy của nội dung bản đồ Sử dụng bản đồ như một phương pháp đo đạc là hình thức làm việc với bản đồ phổ biến nhất, trong đó có thể phân biệt những nhiệm vụ sau đây:
1 Xác định vị trí của các đối tượng so với lưới toa độ bản đồ và các đối tượng khác Thông thường người ta tính theo lưới toa độ ô vuông hoặc tọa độ địa lí
2 Xác định kích thước của đối tượng Ví dụ, chiều dài của con sông hoặc con đường, diện tích một cái hồ hoặc một quốc gia hoặc dung lượng lòng hồ Ở đây cũng có thể kể đến việc xác định độ dốc, mặt cắt, định lượng theo bậc phân khoảng của ký hiệu,
3 Rút ra các số liệu phân bố đối tượng Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu địa lí và thành lập bản đồ chuyên đề Nhiệm vụ quan trọng nhất là xác định mật độ (ví dụ, mật độ mạng lưới sông, điểm dân cư, ) và các giá trị trung bình (chiều dài trung bình sông, độ cao trung bình, ), trên những bề mặt nào đó Những đặc điểm này có thể tìm được nhờ các dụng cụ đo và cả sự đánh giá bằng mắt theo ô mẫu, hoặc nhờ các thiết bị đo điện tử, hoặc thực hiện trên bản đồ số nhờ máy tính điện tử và các phần mềm chuyên dụng
4 Xác định các kết quả đo bản đồ để đánh giá chất lượng của chính bản đồ (kiểm tra về sự tương ứng tỷ lệ, độ cao, tọa độ phẳng, ), làm rõ ảnh hưởng của tổng quát hóa bản đồ, điều này đặc biệt cần thiết đối với trường hợp tự động hóa thành lập bản đồ
NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ VIỆT NAM
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢN ĐỒ Ở VIỆT NAM
Công tác đo đạc và bản đồ ở Việt Nam đã có một truyền thống lâu đời Từ thời Hồng Đức nhà Lê, với mục đích quản lý lãnh thổ, ở triều vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã cho thành lập bản đồ cả nước gọi là “Hồng Đức bản đồ”, hay “Tập bản đồ Hồng Đức” Đây là Tập bản đồ Quốc gia đầu tiên, là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của lĩnh vực đo đạc và bản đồ nước ta Năm 1834, vua Minh Mạng nhà Nguyễn đã cho công bố tấm bản đồ mang tên “Đại Nam Nhất thống Toàn đồ”, là tấm bản đồ cả nước đầu tiên, thể hiện chi tiết về vị trí và hình thể đất nước ta
Hình 3.1 Đại Nam nhất thống toàn đồ, đời Minh Mạng
Về cơ sở lý luận, thế kỷ XVII, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1783) trong pho sách “Kho hiểu biết quý giá” gồm 9 tập đã dành một tập viết về Bản đồ học cùng với 2 tập khác viết về Vũ trụ học và Địa lý học
Từ giữa thế kỷ XVII, các nước châu Âu mở rộng sự truyền giáo và xâm chiếm thuộc địa, nhiều nhà truyền giáo và nhà quân sự đã đến vẽ bản đồ nước ta
Năm 1650 nhà truyền giáo Alexandre de Rhodex đã lập bản đồ “Vương quốc
An Nam” và cùng thời gian này (1666) nhà hàng hải Pieter Goos lập bản đồ bờ biển, vùng bờ biển nước ta Cuối thế kỷ XVII để chuẩn bị cho sự xâm chiếm thuộc địa, nhiều sĩ quan Pháp đã đến quan sát và lập bản đồ bờ biển nước ta như bản đồ Hàng hải Nam Kỳ (1818), bản đồ Địa lý An Nam (1838)
Hình 3.2 Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh khu vực Nam Kỳ do R.Brissaud vẽ
Bắt đầu vào thời kỳ Pháp thuộc, nhằm phục vụ cho mục đích cai trị và khai thác thuộc địa, chính quyền Pháp ngay từ những ngày đầu xâm lược nước ta đã tiến hành khảo sát thành lập các bản đồ Năm 1872 – 1873: đo đạc và lập các bản đồ tỉ lệ lớn như Bộ bản đồ Nam Kỳ, tỉ lệ 1: 125 000, gồm 20 mảnh của thuyền trưởng Bigrel Những năm 1874 – 1875, lập mạng lưới tam giác Bắc Bộ với đường đáy qua Đồ Sơn và năm 1881 xuất bản bản đồ toàn Đông Dương của Dutreull Rhin với các địa danh được Pháp hoá
Năm 1899, Pháp thành lập Nha địa dư Đông Dương có trụ sở chính tại Hà Nội sau đó chuyển vào Đà Lạt với nhiệm vụ biên tập, vẽ và in ấn bản đồ cho Liên bang Đông Dương Lúc này Pháp tiến hành xây dựng “Hệ thống lưới tam giác” (1889 – 1936): gồm 6 điểm thiên văn, 8 đường đáy, khoảng 300 điểm tam giác hạng I tạo thành các chuỗi tam giác đo góc phủ trùm Đông Dương và các điểm toạ độ hạng II được xây dựng bằng phương pháp giao hội đo góc Bên cạnh việc xây dựng lưới điểm toạ độ, Nha Địa dư Đông Dương đã tiến hành xây dựng lưới điểm độ cao và bay chụp không ảnh cho toàn Đông Dương Đây là cơ sở khống chế đo vẽ chi tiết và thành lập hệ thống bản đồ địa hình với các tỉ lệ: 1:100 000 và 1:200 000 đối với Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, bản đồ 1:100 000 toàn Đông Dương, bản đồ 1:25 000 và 1:50 000 các vùng đồng bằng và vùng mỏ, 1:10 000 và 1:5000 các thành phố và thị xã Năm 1955, Nha Địa dư Đông dương được chia tách thành 3 cơ quan địa dư riêng của Việt Nam, Lào và Campuchia [2]
Năm 1945, Phòng Bản đồ thuộc Bộ Tổng Tham mưu – cơ quan bản đồ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt nam được thành lập, có nhiệm vụ đo đạc và thành lập bản đồ phục vụ mục đích quân sự, góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi Lúc này phương pháp làm bản đồ còn thủ công, đơn giản Lúc đầu chỉ được vẽ bằng bút sắt, bút lông, can vẽ, phơi lam Đến cuối năm
1948 mới đóng được thiết bị in bản kẽm bằng gỗ để in ra các bản đồ Năm 1949, ta đã tiến hành đo đạc, hiện chỉnh bản đồ của Pháp, tự đào tạo thợ vẽ bản đồ, thợ in bản đồ phục vụ kháng chiến
Sau khi miền Bắc được giải phóng, ngày 14tháng 12 năm 1959, Chính phủ đã thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Cục Đo đạc và Bản đồ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc đo đạc, thống nhất chỉ đạo về công tác đo đạc trong toàn quốc; xuất bản và quản lý các loại bản đồ; nghiên cứu về khoa học đo đạc và bản đồ
Sự kiện quan trọng nổi bật trong giai đoạn này là Cục Đo đạc và Bản đồ đã hoàn thiện và trình Chính Phủ chính thức ban hành Nghị định thống nhất áp dụng hệ toạ độ quốc gia HN–72
Năm 1974, Cục Đo đạc và Bản đồ được chuyển đổi thành Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Năm 1977 xuất bản tập lưới chiếu bản đồ phục vụ khu vực Việt nam và bán đảo Đông Dương
Năm 1994, Chính phủ đã hợp nhất Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước và Tổng cục Quản lý ruộng đất thành lập Tổng cục Địa chính Trong thời gian này Vụ Đo đạc và Bản đồ là cơ quan tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ Từ năm 1995 Tổng cục Địa chính đã triển khai đo đạc thành lập bộ bản đồ biên giới Việt –Lào ở tỷ lệ 1/50 000 gồm 63 mảnh; đo đạc xác định toạ độ của 116 trong tổng số 214 mốc biên giới theo sự thỏa thuận phân công giữa hai nước [4]
Ngày 12 tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 83/2000/QĐ – TT về áp dụng Hệ Quy chiếu và Hệ Toạ độ Quốc gia VN–2000 và công bố sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc
Trong năm 2000, đã hoàn thành bộ bản đồ địa hình biên giới Việt – Trung ở tỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh; phục vụ đàm phán và ký kết Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc Xây dựng 3 trạm GPS cố định tại Lai Châu, Hà Giang và Cao Bằng phục vụ công tác phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc Bắt đầu từ năm 2001 triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền với khoảng 1200 mốc Chuẩn bị tài liệu bản đồ cần thiết về Biển Đông để phục vụ đàm phán với các quốc gia liên quan trong khu vực về biên giới trên biển
Năm 2002, Cục Đo đạc và Bản đồ được tái lập và trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục Đo đạc và Bản đồ có chức năng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ; quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học về trắc địa và bản đồ, thực hiện công tác đo đạc và bản đồ cơ bản trên đất liền, vùng trời, vùng biển thuộc quyền quản lý và tài phán của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khi đó nước ta đã hoàn chỉnh được hệ thống mạng lưới tam giác khống chế toàn quốc từ cấp I đến cấp IV lập lưới tọa độ quốc gia Việt Nam 2002 và hệ thống bản đồ địa hình, làm cơ sở thành lập các bản đồ khác
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ CỔ
Việc sử dụng bản đồ cổ làm tư liệu phục vụ nghiên cứu sự thay đổi về mặt địa lý và lịch sử phát triển của một khu vực đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành từ rất lâu
Dưới đây là một số đầu sách sử dụng bản đồ cổ làm tài liệu nghiên cứu lịch sử, địa lý khu vực Đông Nam Á rất hiệu quả
Atlas of the Pavie Mission (bản gốc tiếng La Tinh), tác giả Auguste Pavie, được dịch tiếng anh và biên soạn bởi Walter E.J Tips, do NXB White Lotus phát hành năm 1999 tại Bangkok – Thái Lan Quyển sách cung cấp cái nhìn tổng quan về những chuyến thám hiểm và các cuộc hành trình của đoàn truyền giáo qua các lãnh thổ Lào, Campuchia, Thái Lan (Siam) và Việt Nam từ năm 1879 – 1895 Qua những bản đồ cổ minh họa và các bài thuyết minh đã cung cấp những thông tin mới về khoa học và sự phát triển của khu vực Đông Nam Á thời kỳ cuối thế kỷ XIX Đồng thời thể hiện rõ ràng ranh giới giữa các nước mà các nhà bản đồ phương tây chưa thực hiện trong giai đoạn trước đó
Early mapping of Southeast Asia, do Thomas Suarez biên soạn do NXB Periplus Edition phát hành năm 1999 tại Hồng Kông Sách gồm 4 phần với 16 chương và có bản thống kê danh mục các bản đồ và hình ảnh theo thứ tự thời gian
Early Mapping of Southeast Asia thông qua các bản vẽ bản đồ cổ miêu tả những chuyến thám hiểm và công cuộc khai thác thuộc địa của các nhà thám hiểm châu Âu tại Đông Nam Á (bao gồm các lục địa phía Đông sông Hằng, ngang qua Miễn Điện, Thái Lan, Đông dương, bán đảo Mã Lai và quần đảo Andaman ở biển Ấn Độ đến Indonesia, Philippin và Đài Loan) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX Quyển sách nghiên cứu về địa lý, nền văn minh của các nước khu vực Đông Nam Á và hình ảnh của Đông Nam Á dưới con mắt của phương Tây và các nước láng giềng Atlas historiquen des six provinces du sud du Vietnam, Tác giả Philippe Langlet và Quách Thanh Tâm, do NXB Les Indes savantes phát hành năm 2001 tại
Paris Quyển sách là tập hợp các bản đồ, sơ đồ và những ghi chép về biên giới hành chính của miền Nam Việt Nam dưới thời thực dân Pháp từ 1832 – 1909 Tư liệu từ nguồn bản đồ của Việt Nam và các bản đồ được vẽ tại Pháp bởi các học giả của cả
Hầu hết ở các nước, việc nghiên cứu bản đồ cổ của quốc gia cũng như bản đồ cổ thế giới đã được thực hiện
Tại Hoa Kỳ, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress, http://www.loc.gov) là một trong các thư viện lớn nhất theo diện tích để sách và một trong những thư viện quan trọng nhất trên thế giới Thư viện hiện đang lưu giữ gần 4.8 triệu bản đồ cổ rất có giá trị Năm 2003, tấm Bản đồ Waldseemuller vẽ năm
1507 đã được Thư viện quốc hội Hoa Kỳ mua lại từ bộ sưu tập của lâu đài Wolfegg với giá 10 triệu đô la Bản đồ được vẽ 15 năm sau khi Columbus lần đầu đặt chân lên châu Mỹ, với chiều rộng 2.44m và dài 1.35m Bản đồ Waldseemuller đã đưa ra một số khái niệm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử, đem lại một cái nhìn mới và chính xác nhất về Trái Đất tại thời đại đó
Tại Anh, Thư viện Anh (British Library, http://www.bl.uk) là thư viện quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Thư viện hiện có gần 200 000 bản đồ các loại, trong đó có khoảng 80 000 bản đồ xuất bản trước năm 1952, hơn
5000 atlas xuất bản trước năm 1954 Thư viện đã tiến hành số hóa các tài liệu, bản đồ và cung cấp các thông tin về tài liệu trên mạng Internet với khoảng 5000 bản đồ các loại (trong đó có khoảng 500 bản đồ cổ)
Tại Pháp, Thư viện quốc gia Pháp mang tên cố tổng thống Francois
Mitterrand cũng là một trong những thư viện lớn nhất thế giới Tính đến đầu năm
2010, thư viện có 600 000 bản đồ cổ gốc cùng hơn chục triệu sách, tài liệu quý khác liên quan đến bản đồ Đặc biệt có khá đầy đủ ấn phẩm: sách, báo, tạp chí của Việt Nam từ 1922 trở lại đây và có cả 75 tên sách chữ Hán – Nôm rất quý hiếm của ta cũng được lưu trữ tại thư viện này Hiện nay, thư viện đã tiến hành số hóa được khoảng 60 760 bản đồ và được cung cấp cho bạn đọc ở thư viện trực tuyến tại địa chỉ http://gallica.bnf.fr
Tại Thái Lan, một nước thuộc vùng Đông Nam Á như nước ta, Dự án nghiên cứu bản đồ cổ thuộc Hoàng gia Thái Lan cũng đang tiến hành với quy mô lớn Trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu quá trình thay đổi của các khu vực, địa danh liên quan được thể hiện trên các bản đồ cổ của Thái Lan Phạm vi nghiên cứu của
Dự án bao gồm cả các khu vực có liên quan đến lãnh thổ của Thái Lan được thể hiện trên bản đồ, trong đó có cả phần lãnh thổ Việt Nam
Ngoài ra, trên thế giới hiện có rất nhiều Website của các cá nhân và tổ chức chuyên sưu tầm và nghiên cứu về bản đồ cổ http://hcl.harvard.edu/maps: Bộ sưu tập bản đồ cổ của Trường Đại học Harvard là một trong những bộ sưu tập tư liệu bản đồ lớn và lâu đời nhất nước Mỹ Ban đầu, nó thuộc bộ sưu tập Ebeling gồm 10 000 bản đồ và sách của Israel Thorndike Năm 1818, số bản đồ của bộ sưu tập này được hiến tặng cho Trường Đại học Harvard Đến nay, bộ sưu tập bản đồ Harvard đã có 400 000 bản đồ, 6000 atlas và 5000 sách tham khảo Ngay từ đầu những năm 1500, bộ sưu tập bắt đầu thu lượm bản đồ theo niên đại, trong đó có nhiều bản đồ là tác phẩm của nhiều nhà vẽ bản đồ nổi tiếng như Bromley, Carleton, Hondius, Janson, Mercator, Orteliuss và Ptolemy
Thư viện đã số hóa được 6900 bản đồ trên toàn thế giới, bao gồm các bản quét đã nắn chỉnh hình học và gắn tọa độ địa lý có đính kèm thông tin mô tả với chức năng hỗ trợ tìm kiếm và download, cho phép người sử dụng tải về và mở bằng các phần mềm GIS Thông tin về cơ sở toán học bản đồ được đính kèm theo dữ liệu dưới dạng một tập tin XML http://www.oldmapsonline.org: OldMapsOnline Portal là cổng thông tin trực tuyến giúp mọi người tiếp cận dễ dàng với các bản đồ cổ từ các thư viện trên khắp thế giới Nó cho phép người sử dụng tìm kiếm trực tuyến các bản đồ cổ đã được số hóa trong nhiều bộ sưu tập khác nhau Người tìm kiếm có thể gõ tên địa danh hoặc năm xuất bản của bản đồ Kết quả tìm kiếm sẽ cung cấp một liên kết trực tiếp đến hình ảnh bản đồ trên trang web chủ OldMapsOnline được tạo ra từ sự hợp tác giữa
Dự án The Great Britain Historical GIS của Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh và công ty TNHH Klokan Technologies, Thụy Sĩ http://www.broermapsonline.org: Là thư viện trực tuyến với hơn 5000 bản đồ lịch sử từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX – thế kỷ XX Ngoài ra website còn có danh mục hơn 60 000 bản đồ có thể xem trực tuyến của hơn 100 bộ sưu tập bản đồ khác nhau trên khắp thế giới Thư viện trực tuyến The Broer Maps Library được thành lập bởi David Broer, một luật gia và là người có niềm đam mê sưu tập bản đồ http://www.davidrumsey.com: là một trong các website sưu tập bản đồ cổ có nội dung rất phong phú, và thực sự hữu ích được nhiều người truy cập Người sáng lập là ông David Rumsey, chủ tịch của Mapping Associates, một công ty phát hành sách số có trụ sở ở San Francisco, đồng thời là chủ tịch Lunar Imaging, nhà cung cấp phần mềm trình diễn các bộ sưu tập hình ảnh trực tuyến
ĐỀ XUÂT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ BẢN ĐỒ CỔ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CỔ HIỆN NAY
Với việc sử dụng bản đồ cổ làm phương tiện nghiên cứu lịch sử, văn hóa, quy hoạch phát triển đô thị và đấu tranh đòi lại chủ quyển lãnh thổ quốc gia, phương pháp sử dụng thích hợp đối với bản đồ cổ là các phương pháp đọc và suy giải bản đồ, phương pháp so sánh bản đồ và phương pháp mô hình hóa bản đồ
Bằng phương pháp đọc và suy giải bản đồ, từ nội dung trên bản đồ cổ người sử dụng có thể rút ra các đặc điểm về ranh giới, các yếu tố về kinh tế, văn hóa và các dấu ấn lịch sử quan trọng của khu vực nghiên cứu tại thời điểm vẽ bản đồ Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã khẳng định, chỉ nhìn vào một tấm bản đồ cổ có thể
“đọc” được rất nhiều thứ Ví dụ, với một tấm bản đồ người Pháp vẽ đầu thế kỷ XVII, phần vẽ đồng bằng sông Hồng bị khuyết, không được thể hiện rõ ràng, chứng tỏ người vẽ đi từ phía Nam lên phía Bắc nhưng chưa “đi đến nơi về đến chốn” Với bản đồ vẽ Việt Nam của Alexandre De Rhodes năm 1650, trên bản đổ có áp dụng các cơ sở khoa học hiện đại, vẽ theo kinh tuyến, vĩ tuyến nhưng lại thấy khá quen Sau khi đọc đi đọc lại hàng trăm lần, so sánh với bản đồ An Nam quốc đồ của Việt Nam vẽ năm 1490 thời Hồng Đức thì rất giống, chứng tỏ khi vẽ Alexandre De Rhodes đã tham khảo rất kỹ An Nam quốc đồ
Bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp so sánh bản đồ, tiến hành nghiên cứu nhiều bản đồ của cùng một khu vực ở những thời điểm khác nhau từ đó thấy được những biến chuyển về ranh giới, quy mô; rút ra được quá trình phát triển của khu vực phục vụ mục đích nghiên cứu Ngoài ra việc kết hợp phương pháp mô hình hóa bản đồ bằng cách nhấn mạnh đường ranh giới hành chính để thấy rõ sự thay đổi của khu vực nghiên cứu
Hình 4.1 Sự tương đồng giữa bản đồ vẽ Việt Nam của Alexandre De Rhodes năm
1650 (đã xoay theo hướng Bắc) và An Nam quốc đồ vẽ năm 1490 thời Hồng Đức
Trong đề tài “Phát triển không gian đô thị của Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh thể hiện quá các bản đồ (từ thế kỷ XVIII đến 2005)”, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân đã sử dụng phương pháp so sánh bản đồ để phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển không gian đô thị Bằng cách tập hợp các bản đồ cổ của khu vực Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, sắp xếp theo thời gian đồng thời tiến hành chồng lớp các bản đồ, xét độ phình về mặt hình thể của đô thị để đưa ra những nhận xét, phân tích cho từng giai đoạn phát triển của không gian đô thị TP Hồ Chí Minh Với phương pháp mô hình hóa bản đồ, sử dụng công cụ công nghệ thông tin và các hiệu ứng đồ họa để trình diễn các hình ảnh bản đồ và phân tích, thống kê một cách trực quan nhờ vậy người sử dụng dễ dàng thấy được những chuyển biến trong lịch sử phát triển đô thị Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh [13]
Khi lựa chọn phương pháp sử dụng bản đồ cổ cũng cần phải xét đến mức độ chuyên môn của người sử dụng Do hướng nghiên cứu của bản đồ cổ là tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của một khu vực cũng như vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia nên số lượng người dân bình thường muốn quan tâm tìm hiểu và sử dụng bản đồ cổ là không ít Tuy nhiên các đối tượng sử dụng bản đồ cổ này thường không có nhiều kiến thức chuyên môn về bản đồ nên phương pháp sử dụng bản đồ chỉ có thể là đọc và so sánh bản đồ ở mức độ không cao Vì vậy để có thể phổ biến việc tìm hiểu và sử dụng bản đồ cổ đến mọi người dân thì cần có một hướng tiếp cận bản đồ cổ thật đơn giản và hiệu quả
Tóm lại khi sử dụng bản đồ cổ, tùy theo mức độ chuyên môn của người sử dụng, đặc điểm của tờ bản đồ cũng như mục đích nghiên cứu để có sự lựa chọn phương pháp sử dụng bản đồ cổ tốt nhất.
ĐỀ XUẤT HƯỚNG TI ẾP CẬN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CỔ
Do tình trạng vật lý của phần lớn bản đồ cổ đã xuống cấp và hiện đang lưu trữ phân tán tại nhiều cơ quan, cá nhân; vì vậy vấn đề cấp bách hiện này là cấn thống kê đầy đủ các bản đồ cổ của Việt Nam, thu thập các thông tin về bản đồ, tình trạng vật lý cũng như nơi lưu trữ để có biện pháp bảo quản, nghiên cứu và sử dụng thích hợp
Bên cạnh đó do nhu cầu nghiên cứu và sử dụng bản đồ cổ của các nhà chuyên môn cũng như của mọi tầng lớp người dân là rất lớn nên việc có thể phổ biến rộng rãi thông tin các bản đồ cổ Việt Nam, đặc biệt các bản đồ liên quan tới chủ quyền biên giới và hải đảo đến mọi người dân, trong và ngoài nước là hết sức cần thiết Từ đó người sử dụng trong mọi lĩnh vực có thể biết đến và sử dụng bản đồ cổ cho mục đích của mình
Ngoài ra với một số lượng lớn các bản đồ cổ Việt Nam hiện có, cũng như các yêu cầu tra cứu – tìm kiếm bản đồ phục vụ cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau là rất đa dạng, nên việc sử dụng hệ thống sổ sách lưu trữ thông tin bản đồ cổ rất khó đáp ứng được người sử dụng Vì vậy, vấn đề nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quả lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ là một vấn đề cần được giải quyết
Xuất phát từ những nhu cầu trên, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận mới hỗ trợ cho người sử dụng bản đồ cổ là thành lập Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về hệ thống bản đồ cổ Việt Nam đồng thời triển khai xây dựng Website giúp quản lý và tra cứu thông tin bản đồ cổ
Việc thành lập cơ sở dữ liệu thông tin bản đồ cổ không chỉ giúp cho quá trình lưu trữ thông tin về bản đồ cổ được nhanh chóng, hiệu quả mà việc cập nhật và bổ sung các bản đồ cũng sẽ dễ dàng hơn Trên nền tảng là cơ sở dữ liệu thông tin bản đồ cổ tiến hành xây sựng Website giúp quản lý và tra cứu thông tin bản đồ cổ Website là một hình thức giới thiệu và cung cấp thông tin nhanh chóng và đơn giản nhất hiện nay Bằng cách đưa các thông tin và ảnh kèm theo của bản đồ cổ trong cơ sở dữ liệu lên website sẽ giúp cho người sử dụng ở bất cứ đâu cũng có thể nắm được những thông tin cần thiết về các bạn đồ cổ hiện có của Việt Nam Ngoài ra webstite còn có thể cung cấp cho người sử dụng các cách thức để tìm kiếm và chọn lọc bản đồ trong cơ sở dữ liệu để lấy ra được các bản đồ cổ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của bản thân
Hình 4.2 Mô hình tổng quan hướng tiếp cận mới cho người sử dụng bản đồ cổ
Như vậy hướng thành lập cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về hệ thống bản đồ cổ Việt Nam và xây dựng Website giúp quản lý và tra cứu thông tin bản đồ cổ không những giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm và có được các thông tin sơ bộ về bản đồ cổ phù hợp với mục đích nghiên cứu mà còn giúp cho việc quản lý của Nhà Nước đối với hệ thống các bản đồ cổ đang có của Việt Nam.
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU LƯU TRỮ THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ
Trong nghiên cứu về bản đồ cổ, việc tìm kiếm được các bản đồ cổ có nội dung phù hợp và tính pháp lý cao là công việc rất quan trọng khởi đầu cho quá trình nghiên cứu Vì vậy cần phân tích và chỉ ra những thông tin bản đồ nào có thể giúp người sử dụng đánh giá được nội dung và giá trị của tờ bản đồ Từ đó xây dựng Hệ thống thông tin bản đồ cổ bao gồm những thông tin định hướng cơ bản nhất của mỗi bản đồ, với mong muốn những thông tin định hướng này sẽ hỗ trợ giúp các nhà nghiên cứu bản đồ tra cứu, tìm kiếm được những bản đồ phù hợp mục tiêu nghiên cứu của mình
Dựa trên các hướng nghiên cứu, sử dụng bản đồ cổ làm phương tiện nghiên cứu lịch sử, văn hóa, quy hoạch phát triển đô thị và đấu tranh đòi lại chủ quyển lãnh thổ quốc gia, có thể thấy mối quan tâm lớn nhất của người sử dụng là về phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ cũng như năm thành lập/xuất bản, bởi vì đây là những yếu tố chính phục vụ công tác nghiên cứu liên quan đến các giai đoạn lịch sử của vùng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ cổ Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và sử dụng bản đồ cổ, thì loại bản đồ cũng là một thông tin hữu ích giúp cho người sử dụng có thể chọn được những bản đồ có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu Chẳng hạn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa sẽ quan tâm đến các loại bản đồ chuyển đề dân tộc, chuyên đề dân số hay loại bản đồ hành chính; các nhà quy hoạch đô thị có thể sẽ tìm kiếm được thông tin cần thiết ở các loại bản đồ chuyên đề giao thông hoặc kênh rạch; Vì vậy khi thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cổ Việt Nam, chúng tôi thiết nghĩ cần ghi nhận loại bản đồ theo phương pháp phân loại theo nội dung
Ngoài ra còn có thể kể đến một số yếu tố khác cũng liên quan mật thiết đến quá trình sử dụng bản đồ cổ như cơ sở toán học trong thành lập bản đồ Các thành phần của cơ sở toán bản đồ như tỷ lệ, lưới chiếu sử dụng, hệ thống lưới kinh vĩ độ cho thấy tính chính xác về mặt địa lý của khu vực thể hiện trên bản đồ Tuy nhiên do đặc thù của bản đồ cổ Việt Nam, các bản đồ có sử dụng cơ sở toán cũng không nhiều, hoặc có sử dụng cơ sở toán nhưng chưa xác minh được Đặc biệt, thông tin về tác giả và đơn vị xuất bản của bản đồ cũng là một trong các mối quan tâm khi sử dụng bản đồ cổ vì các yếu tố này góp phần chứng minh tính chính xác về mặt nội dung và thể hiện tính pháp lý của bản đồ Như lời TS Trần Công Trực trả lời trong bài phỏng vấn, “Chúng ta không phủ nhận vai trò, ý nghĩa của bản đồ cổ hay những sử liệu quan trọng được ghi chép Nhưng trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cũng cần phải tìm ra những chứng cứ pháp lý, sự thống kê chuẩn xác để bác luận điệu của Trung Quốc Những bản đồ sẽ có giá trị hơn nếu kèm với những quyết định hành chính liên quan đến hoạt động của các quần đảo Tương tự, những câu chuyện lịch sử cũng cần phải có chứng cứ cụ thể đi kèm” [12]
Cuối cùng các thông tin về nơi lưu trữ hiện tại và tình trạng vật lý, ảnh chụp của tờ bản đồ cổ sẽ giúp cho người sử dụng nắm được hiện trạng của tờ bản đồ phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có thể tiếp xúc với tờ bản đồ bằng cách liên hệ trực tiếp với cá nhân hoặc cơ quan đang lưu trữ tờ bản đồ đó
Từ những ghi nhận ở trên, chúng tôi tiến hành lập danh mục các bản đồ cổ hiện có tại Việt Nam (bước đầu từ nguồn sưu tập bản đồ của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu) theo các thông tin sau:
− Tên bản đồ; khu vực bản đồ thể hiện;
− Tính nguyên gốc của bản đồ (bản gốc, bản sao);
− Tỉ lệ (nếu có); lưới chiếu (nếu có);
− Kích thước tờ bản đồ;
− Tác giả\đơn vị thành lập
− Ngôn ngữ thể hiện trên bản đồ;
− Năm vẽ (hoặc xuất bản);
− Đơn vị xuất bản ; nơi xuất bản
− Nơi lưu giữ hiện nay;
− Tình trạng vật lý của bản đồ;
Từ danh mục chứa thông tin các bản đồ thu thâp được, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin bản đồ cổ Việt Nam bằng phần mềm Microsoft Access Database File cơ sở dữ liệu này đồng thời phục vụ cho việc xây dựng Website quản lý – tra cứu thông tin bản đồ cổ
Hình 4.3 Một phần cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin bản đồ cổ Việt Nam
MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ WEBSITE TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ
Để xây dựng được một công cụ hỗ trợ việc quản lý, tra cứu thông tin bản đồ cổ hiệu quả thì trước tiên cần nắm rõ được nội dung và mục tiêu khi tra cứu thông tin của người sử dụng bản đồ cổ Trên cơ sở các nghiên cứu ở trên, ta thấy các thông tin được người sử dụng bản đồ cổ quan tâm nhất đó chính là vùng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ, loại bản đồ, năm thành lập/ xuất bản của bản đồ cũng như tác giả/ đơn vị thành lập bản đồ Các thông tin trên sẽ phần nào cho thấy nội dung cũng như giá trị của tờ bản đồ từ đó giúp cho người sử dụng có thể lựa chọn được một tờ hoặc một tập hợp các bản đồ cổ phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình
Dựa trên các thông tin mà người sử dụng quan tâm kể trên, kết hợp với việc phân tích đặc điểm cơ sở dữ liệu thông tin của bộ sưu tập bản đồ cổ, có thể đưa ra các giả định về yêu cầu tra cứu – tìm kiếm của người nghiên cứu về bản đồ cổ như sau:
− Nhà nghiên cứu có thể định hướng tra cứu theo một hoặc tổ hợp một số các tiêu chí trong các tiêu chí như:
+ Khu vực địa l ý – hành chính bản đồ mô tả
+ Năm thành lập/ xuất bản của bản đồ (có thể là một năm cụ thể hoặc một gian đoạn nào đó dạng: từ năm đến năm )
+ Tác giả/ đơn vị thành lập bản đồ
− Trên cơ sở một tiêu chí hoặc kết hợp tổ hợp 2 – 3 tiêu chí mà người nghiên cứu lựa chọn, công cụ phần mềm máy tính lọc từ cơ sở dữ liệu thông tin bản đồ ra tất cả các bản đồ thỏa mãn yêu cầu của nhà nghiên cứu Đặc biệt với tiêu chí "Khu vực địa lý – hành chính bản đồ mô tả ", để thuận lợi cho người tra cứu, dữ liệu sẽ được phân thành 2 cấp là cấp khu vực (ví dụ: khu vực Đồng bằng Sông Hồng, khu vực Nam Trung Bộ, khu vực Đông Nam Bộ, …) và cấp địa danh các tỉnh – thành hiện nay (ứng với mỗi khu vực có danh sách các tỉnh – thành thuộc khu vực đó, chẳng hạn Đông Nam Bộ có các tỉnh – thành như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sài Gòn, …)
Quá trình tra cứu có thể được thực hiện qua nhiều bước, khi đó ở mỗi bước đều phải thể hiện được kết quả lọc theo điều kiện tra cứu đã chọn Điều quan trọng là phải trình bày những thông tin kết quả này một cách hợp lý, để người đọc dễ dàng tiếp cận và có cái nhìn tổng quan về nội dung và giá trị của các bản đồ đã được chọn lọc ra
Vì vậy khi thiết kế website, kết quả lọc các bản đồ theo điều kiện tra cứu được thể hiện bởi 3 dạng danh sách:
− Danh sách tên các bản đồ: Hỗ trợ duyệt các bản đồ theo tên;
− Danh sách ảnh các bản đồ: Hỗ trợ duyệt bản đồ theo ảnh chụp của bản đồ;
− Bảng thông tin các bản đồ: Kết hợp duyệt các bản đồ theo tên với đầy đủ các thông tin bản đồ
Kết quả lọc ở mỗi bước được hiển thị cùng lúc trên 3 danh sách, từ một danh sách tùy chọn trong 3 danh sách nói trên, người sử dụng có thể chọn một bản đồ để xem ảnh phóng lớn và thông tin đầy đủ của bản đồ này Người sử dụng cũng có thể thay đổi cách sắp thứ tự các bản đồ của 3 danh sách trên để tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm Cách tiếp cận như vậy đặt ra yêu cầu phải đồng bộ trong xử lý dữ liệu khi chọn xem ảnh phóng lớn hoặc khi thay đổi cách sắp thứ tự trong cả 3 danh sách
Người nghiên cứu có thể kiểm tra, khảo sát sơ bộ hệ thống thông tin bản đồ đã được lọc ra để định hướng lọc tiếp bước sau hoặc thay đổi tiêu chí chọn lọc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của mình Kết quả lọc ở mỗi bước có thể được lưu lại để tinh lọc tiếp ở bước sau
− Ở bước 1, ta lọc theo tiêu chí "Khu vực" với lựa chọn là "Khu vực" = "Đông Nam Bộ"; "Địa danh" = "Sài Gòn" (khi chọn tiêu chí khu vực Đông Nam Bộ, website sẽ cho hiện danh sách các tỉnh - thành thuộc khu vực này, người sử dụng chỉ việc duyệt danh sách và chọn một địa danh phù hợp)
− Sau khi đã lưu kết quả lọc của bước 1, ở bước 2 ta có thể lọc tiếp theo một tiêu chí khác, chẳng hạn chọn "Năm thành lập/ xuất bản" = "1934"
Kết quả lọc được sẽ là tập các bản đồ (hay tập các bản ghi của cơ sở dữ liệu) thỏa điều kiện tổ hợp là "Các bản đồ Sài Gòn được thành lập hoặc xuất bản năm 1934"
Cứ tiếp tục như vậy, ta có thể lọc được một danh sách các bản đồ theo một tổ hợp các tiêu chí lọc mà nhiệm vụ tra cứu đặt ra Quá trình tra cứu kết thúc khi người sử dụng đạt được một tập các bản đồ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
Người sử dụng cũng có thể thực hiện tiếp một yêu cầu tra cứu khác, khi đó cần thực hiện lệnh xóa kết quả đã lưu của quá trình tra cứu, website sẽ đưa người sử dụng về giao diện để có thể thực hiện từ đầu một tra cứu mới
Tóm lại website tra cứu phải được tổ chức sao cho có thể hỗ trợ, định hướng cho người sử dụng qua từng bước thực hiện việc lựa chọn tiêu chí tra cứu, xây dựng điều kiện để lọc các bản đồ từ cơ sở dữ liệu Qui trình tổ chức tra cứu phải phù hợp với nhu cầu tra cứu và phương pháp tiếp cận đến thông tin bản đồ của người sử dụng Website được thiết kế để mọi người đều có thể dễ dàng sử dụng tra cứu thông tin bản đồ cổ mà không cần phải qua đào tạo hoặc hướng dẫn sử dụng website.
XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ, TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ
SƠ ĐỒ LOGIC TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ
Trên cơ sở nội dung và mục tiêu tra cứu đã xác định, phân tích nhu cầu và hướng tiếp cận đến thông tin bản đồ cổ của người sử dụng, website quản lý tra cứu thông tin bản đồ cổ được xây dựng gồm 3 modul chính:
− File cơ sở dữ liệu Microsoft Access Database quản lý thông tin bản đồ cổ
− File thiết kế giao diện trang web gồm: các đối tượng hiển thị thông tin định hướng quá trình tra cứu; các đối tượng được kết nối với cơ sở dữ liệu để lọc ra các bản ghi theo yêu cầu từ phía người sử dụng; và các đối tượng hiển thị thông tin kết quả tra cứu Các đối tượng này có thể tiếp nhận các yêu cầu xử lý từ người dùng bằng các thao tác như nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đơn giản hơn, bằng click chuột vào một mục tùy chọn
− File mã nguồn Visual Basic chứa các thủ tục sự kiện và các thủ tục, hàm có nhiệm vụ tiếp nhận các sự kiện, các yêu cầu xử lý từ trang web; phân tích, xử lý và xuất kết quả ra trang web
Sau đây là sơ đồ logic tổ chức tra cứu thông tin bản đồ cổ dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin bản đồ cổ đã được xây dựng, kết nối giữa người sử dụng qua giao diện trang web với cơ sở dữ liệu để xử lý các yêu cầu từ phía người sử dụng và hiển thị kết quả xử lý.
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CÁC TRANG WEB
Trang tra cứu bản đồ Trang giới thiệu về tác giả
Trang tra cứu bản đồ
Trang bìa Trang hướng dẫn tra cứu Trang về tác giả
Trang tìm hiểu về phân vùng Bắc – Trung – Nam Bộ và địa giới hành chính các Tỉnh– Thành
Trang Hướng dẫn tra cứu
Trang bìa Trang tra cứu bản đồ Trang giới thiệu về thiết kế chương trình Trang về tác giả
Trang giới thiệu về thiết kế chương trình
Trang bìa Trang tra cứu bản đồ Trang Hướng dẫn tra cứu Trang về tác giả
Trang tìm hiểu về phân vùng Bắc – Trung – Nam Bộ và địa giới hành chính các Tỉnh– Thành
Trang: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bắc_Bộ_Việt_Nam (giới thiều về phân vùng Bắc Bộ) http://vi.wikipedia.org/wiki/Miền_Trung_Việt_Nam http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Bộ_Việt_Nam
MỘT SỐ KỸ THUẬT VÀ THUẬT TOÁN XỬ LÝ CƠ BẢN
5.3.1 Bộ phần mềm Visual Studo 2010 và ngôn ngữ lập trình VB.Net
Visual Studio là môi trường tích hợp phát triển phần mềm (Integrated Development Environment (IDE) ) của Microsoft, là công cụ cho phép viết mã, gỡ lỗi và biên dịch chương trình trong nhiều ngôn ngữ lập trình NET khác nhau Đây là một bộ công cụ rất mạnh cho việc viết phần mềm, thiết kế web, phát triển các ứng dụng web
Visual Studio 2010 (VS2010) là bộ công cụ phát triển phần mềm hỗ trợ những xu hướng mới xuất hiện Mỗi năm ngành công nghiệp phát triển phần mềm cho ra đời những công nghệ và xu hướng mới, với Visual Studio 2010, Microsoft mang đến sự hỗ trợ cho những phát kiến mới nhất trong kiến trúc, phát triển và triển khai ứng dụng
Kể từ phiên bản phát hành đầu tiên của Visual Studio, Microsoft đã đặt ra tiêu chuẩn về sự hiệu quả và linh hoạt cho các nhà phát triển VS2010 tiếp tục truyền thống này bằng cách cải thiện đáng kể trải nghiệm cho mọi vai trò phát triển phần mềm, cung cấp một tập các công cụ giúp cho quá trình gỡ lỗi ứng dụng thuận tiện, bảo đảm ứng dụng có chất lượng cao nhất Các công cụ kiểm định và dò lỗi tích hợp giúp người lập trình có thể dễ dàng kiểm tra, gỡ lỗi chương trình ngay tại máy tính kiểu truyền thống, hoặc có thể thực hiện thông qua một host ảo giả lập (localhost)
Visual Studio là bộ công cụ hoàn chỉnh cho phép xây dựng cả các ứng dụng cho máy để bàn lẫn các ứng dụng web doanh nghiệp theo nhóm Ngoài khả năng xây dựng những ứng dụng desktop tốc độ cao, còn có thể sử dụng các công cụ phát triển mạnh mẽ dựa trên các công nghệ khác nhằm đơn giản hóa thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp doanh nghiệp theo nhóm VS2010 tích hợp một quy trình thử nghiệm ứng dụng có những tính năng mới cho phép loại bỏ những lỗi có thể lập lại cũng như những tính năng bảo đảm mọi mã nguồn đều được thử nghiệm một cách kỹ càng
VS2010 đã đưa vào công cụ phát triển Web mới là Visual Web Developer Công cụ này cho phép tạo ra các ứng dụng Web được viết bằng ASP.NET 4.0 ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng và dịch vụ web Nhờ công nghệ đóng gói và triển khai ứng dụng mới, Visual studio 2010 giúp dễ dàng triển khai các ứng dụng trên máy chủ Web hoặc các mạng chia sẻ tập tin
Phần quan trọng của Visual Studio là các công nghệ mới với trung tâm là NET Framework – tập các tính năng Windows được xây dựng trên nền tảng môi trường thực thi ngôn ngữ chung (CLR – Common Language Runtime), trên đó là các lớp thư viện dùng để xây dựng ứng dụng Windows, ứng dụng Web
Visual Studio 2010 và NET Framework 4 đánh dấu thế hệ kế tiếp của các công cụ phát triển từ Microsoft, đáp ứng những yêu cầu mới nhất từ các nhà phát triển VS2010 và NET Framework 4 tập trung vào những cột trụ cốt lỗi trong trải nghiệm phát triển phần mềm, cung cấp những nền tản mới nhất, những trải nghiệm nhắm tới các loại ứng dụng nhất định, cùng nhiều cải tiến khác
Các chức năng của VS2010, Net Framework 4.0 và Silverlight 4 tạo ra một sự kết hợp mạnh mẽ và độc đáo, mở ra cơ hội mới cho các nhà phát triển để tích hợp các ứng dụng tận dụng lợi thế của thiết bị mới và hiện đại VS2010 cho phép nhóm làm việc có thể cấu hình và áp dụng quy trình phát triển, cho phép cả người dùng chuyên sâu về kỹ thuật và người dùng thông thường tạo ra và ứng dụng các mô hình cộng tác làm việc [14]
Visual Studio 2010 cho phép cài đặt trên các hệ điều hành Windows 7, Windows Server 2008, Windows Vista, cũng như các sản phẩm khác của Microsoft
Với những đặc điểm nổi bật của VS2010, chúng tôi đã chọn VS2010 làm công cụ để phát triển phần mềm
Phiên bản Visual Studio 2010 hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như: VB.Net, J#, C#, C++.Net
Ngôn ngữ lập trình VB.Net được phát triển từ ngôn ngữ Visual Basic là ngôn ngữ lập trình được giảng dạy cho sinh viên trong các trường đại học hiện nay nhờ đặc điểm ngôn ngữ Visual Basic rất gần với ngôn ngữ PASCAL đã được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa vào giảng dạy cho học sinh các trường phổ thông trung học Có thể nói, mọi học sinh phổ thông trung học đều biết về ngôn ngữ lập trình PASCAL, mọi sinh viên các khoa ngành kỹ thuật đều biết về ngôn ngữ Visual Basic
Với những lý do trên, tác giả đã chọn ngôn ngữ VB.Net làm ngôn ngữ xây dựng phần mềm ứng dụng “Website quản lý tra cứu thông tin bản đồ cổ” trên Visual Studio 2010
5.3.2 Tạo lập cơ sở dữ liệu bản đồ cổ
− Lập danh mục lưu trữ thông tin các bản đồ cổ thu thập được bằng phần mềm bảng tính Microsoft Excel (phục vụ cho các báo cáo)
− Chuyển đổi thành file cơ sở dữ liệu Microsoft Access
L ư u các file ả nh jpg ( ả nh các b ả n đồ ):
− Tạo một thư mục trong thư mục mã nguồn để lưu các file ảnh bản đồ
5.3.3 Tổ chức giao diện người dùng cho phần mềm
− Thiết kế giao diện FormWeb: Cài đặt các ListBox, Label, TextBox, GridView, FormView, nhằm mục đích hiển thị thông tin và nhận các yêu cầu từ người sử dụng (user) khi chạy chương trình
− Kết nối CSDL trợ giúp tìm kiếm bản đồ theo các tiêu chí:
+ Dùng các đối tượng AceessDataBase để kết nối đến các bảng từ một cơ sở dữ liệu (CSDL) và lọc bản ghi từ các bảng này
+ Kết nối (link) các đối tượng hiển thị dữ liệu như ListBox, GridView, FormView, đến các AceessDataBase
List1, List2: hiện tiêu chí và các lựa chọn; List5: hiện danh sách các tên bản đồ, L1: nhãn trên List5
T1,T2: TextBox để nhập năm cho tiêu chí lọc theo giai đoạn, gắn với nút lệnh: LocTheoGiaiDoan [>]
Nhãn DKL: hiện điều kiện lọc gốc (đã lưu) cho người dùng xem
Nhãn TCL, TCLG: lưu điều kiện lọc hiện hành, điều kiện lọc gốc (bằng ngôn ngữ VB) được thành lập theo tiêu chí và lựa chọn của người dùng, gắn với các nút lệnh DK1: ghi lại đk lọc, X1: xóa điều khiển lọc
Các nút ảnh (ImageButton) I0 I4: hiện dãy 5 ảnh nhỏ
Nút ảnh IB1: hiện ảnh lớn (ảnh xem trước)
Dãy các Button [m],[M]: để thay đổi kích thước IB1
Hyperlink “ Xem tr ướ c ả nh ”: xem ảnh phóng lớn của IB1 trên một trang web
FormView FV1: hiện thông tin của bản đồ được chọn xem trước, link với AsseccDataSource DS1
GridView GV1: hiện Bảng thông tin các bản đồ theo điều kiện lọc được chọn, link với AsseccDataSource BangTTBD
Label1: nhãn cho Bảng thông tin bản đồ GV1
STT: DropDownList lưu đoạn ORDER BY trong câu lệnh SELECT của AsseccDataSource BangTTBD dùng để sắp lại thứ tự các danh sách List5, GV1
+ Liên kết các đối tượng: FV1; List2; GV1 và List5 tương ứng đến các AsseccDataSource: DS1; DS2; BangTTBD
5.3.4 Một số kỹ thuật xử lý cơ bản của chương trình
5.3.4.1 Cài đặ t k ế t n ố i gi ữ a CSDL (c ơ s ở d ữ li ệ u) v ớ i đố i t ượ ng hi ể n th ị CSDL
− Thiết lập các DataSource, liên kết đến file CSDL, cài đặt các thuộc tính DataFile = “Url đến file CSDL“, SelectCommand = “Chuỗi câu lệnh SELECT “
− Cài đặt các thuộc tính: DataSourceID, DataTextField, DataValueField cho các ListBox
− Cài đặt thuộc tính DataSourceID cho các FormView, GridView
− Cài đặt mã nguồn liên kết các đối tượng ImageButton với file ảnh vào lúc chạy chương trình, cú pháp:
.ImageUrl = “Chuỗi đường dẫn đến file ảnh”
5.3.4.2 Cú pháp, ý ngh ĩ a các thu ộ c tính, câu l ệ nh, th ủ t ụ c s ự ki ệ n s ử d ụ ng trong Source ngu ồ n c ủ a các file thi ế t k ế trang web và file mã VB
File thiết kế trang web: Trang Nhất.aspx
− HyperLink1: ihển thị dòng chữ “Đặng Lê Trầm Hương”, thuộc tính NavigateUrl=“~/About.aspx” để khi click lên sẽ mở trang About.aspx
− ImageButton1: hiện ảnh trang trí, lưu ý các thuộc tính
ImageUrl=“~/MapFiles/old– world– map.jpg” để hiện ảnh trang trí;
PostBackUrl=“~/LookupMaps.aspx” để khi click lên sẽ mở trang
* Muốn link mở trang web khác ta dùng các đối tương HyperLink, ImageButton Chú ý: Thuộc tính: NavigateUrl có thể link đến 1 file bất kỳ
(ví dụ 1 file ảnh jpg hay một file văn bản doc );
Thuộc tính: PostBackUrl chỉ có thể link đến file Web
File mã VB: LookupMaps.aspx.vb
− Handles List1.SelectedIndexChanged: thủ tục khởi chạy khi chỉ mục được chọn của List1 bị thay đổi
− Handles I0.Click: thủ tục khởi chạy khi click lên đối tượng I0
− Handles LB.DataBound: thủ tục khởi chạy khi ListBox LB hoàn thành nạp dữ liệu từ DataSource
− InStr(DKLG.Text, “ABC”, CompareMethod.Text) = 0: HÀM tìm chuỗi kí tự
“ABC” trong chuỗi DKLG.Text, hàm này trả về vị trí tìm thấy (= 0 là không tìm thấy)
− DS.SelectCommand = st: gán chuỗi QUERY lưu trong biến st cho DataSource
DS (để lọc các bản ghi hiển thị trên các List hoặc GridView)
− List2.DataSourceID = “DS2”: kết nối DataSource DS2 với List2
− List2.DataTextField = “Khu_vực” : gán tên trường sẽ hiện trong List2
− List2.DataValueField = “Khu_vực”: gán tên trường sẽ lưu giá trị của bản ghi được chọn trong thuộc List2.SelectedValue
− List2.Items.Clear(): xóa danh sách đang hiện trong List2
− List2.ToolTip = “Hiện ToolTip khi đưa con trỏ chuột lên List2”
− List5.SelectedIndex = Val(id_anh.Text): id_anh.Text lưu chỉ mục của ảnh nhỏ đầu dãy ảnh Lệnh này gán cho chỉ mục của List5 để thanh chọn trên List5 đặt đúng tên bản đồ được hiện trong ảnh nhỏ đó
− List5.SelectedIndex = 1 + Val(id_anh.Text): như trên nhưng cho ảnh thứ 2 của dãy ảnh nhỏ
− LB5_File.Items.Item(i).Value.ToString: tìm trong danh sách các mục của ListBox LB5_File, phần tử (mục/ Item) có chỉ mục là i, lấy giá trị và đổi sang dạng chuỗi
− IB1.ImageUrl = “~\Ban do _NDD\K0_dd.JPG”: nạp đường dẫn tìm file ảnh cho đối tượng ImageButton IB1
− I0.ImageUrl = ““: xóa ảnh trên đối tượng I0
− s Like “*Toàn VN*”: toán tử so sánh Like xác định xem chuỗi s có chứa chuỗi
“Toàn VN” hay không (ký tự * thay cho 1 chuỗi kí tự bất kỳ ở vị trí nó đứng)
− LostFocus(Val(id_click.Text)): LostFocus là tên một thủ tục tự viết để bỏ đánh dấu cho khung ảnh được chọn trong dãy ảnh nhỏ, val (value) là hàm hệ thống đổi kiểu Text sang kiểu giá trị số
− Hien_anh(i, “đường dẫn file jpg”): là tên 1 thủ tục tự viết để hiện ảnh ở vị trí i trong dãy ảnh I0, , I4
− Xoa_Anh(i): là tên 1 thủ tục tự viết để xóa ảnh ở vị trí thứ i trong dãy ảnh nhỏ
− NapDayAnh(i): là tên 1 thủ tục tự viết để hiện dãy ảnh nhỏ
− Đồng nhất chỉ mục của mục được chọn mới trong: GV1, LB5, danh sách dãy ảnh: i = GV1.SelectedIndex
LB5_File.SelectedIndex = i 'LB5 liên kết đường dẫn đến file_ban_do
Xử lý khi chọn tiêu chí [NĂM THÀNH LẬP/XUẤT BẢN]
− Tạo bảng DS2 gồm các bản ghi đại diện của cột [NĂM THÀNH LẬP/XUẤT BẢN], kết nối ListBox List2
− Biến TCLG: Tiêu chí lọc gốc đã lưu, dạng “WHERE [ and ]”
− Kết nối các bản ghi đại diện cột “Năm TL/XB” của Bảng [Bản đồ] với DataSource DS2 bằng câu lệnh SELECT Đoạn chương trình thực hiện như sau:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE TRA CỨU THÔNG TIN BẢN ĐỒ CỔ
Hình 5.1 Màn hình trang khởi động
Click chuột vào ảnh bản đồ để mở trang tra cứu
− Trang tra cứu khi lần đầu được mở có hình dạng như sau (xem hình 5.2): + Hàng trên cùng là các liên kết đến các trang khác của website
+ Dưới hàng các liên kết web là danh mục các tiêu chí tra cứu có thể cho người dùng lựa chọn
+ Hàng tiếp sau là lựa chọn tra cứu theo giai đoạn thời gian từ năm … đến năm …
− Người dùng cần lựa chọn 1 tiêu chí từ danh sách các tiêu chí hoặc nhập năm vào ô trống, nếu chọn tra cứu theo giai đoạn
Hình 5.2 Màn hình trang tra cứu khi mở lần đầu
Chọn một tiêu chí tra cứu, chẳng hạn tiêu chí “Theo khu vực”, kết quả sẽ hiện danh sách các mục có thể lựa chọn của tiêu chí này Chọn một mục trong danh sách để thành lập điều kiện lọc, chẳng hạn chọn khu vực “Đông Nam Bộ”, kết quả trang web sẽ hiển thị như hình sau:
Hình 5.3Màn hình trang tra cứu sau khi đã chọn tiêu chí “Khu vực” và thành lâp điều kiện lọc [Khu vực]=“Đông Nam Bộ”
Kéo thanh trượt xuống xem phần khuất bên dưới của trang web, lần lượt có: ảnh phóng lớn xem trước, thông tin bản đồ được xem trước, bảng thông tin bản đồ cổ của tất cả các bản đồ được lọc theo tiêu chí đã chọn …
Hình 5.4 Phần tiếp theo của trang web hiển thị các thông tin về ảnh và thông tin chi tiết của bản đồ chọn xem trước; bảng thông tin đầy đủ các bản đồ theo điều kiện lọc đã chọn
Sau đây là qui trình tra cứu thông tin bản đồ cổ:
Kết quả: Hiện danh sách các mục có thể lựa chọn của tiêu chí
− Chọn 1 mục (trong danh sách các mục chọn của tiêu chí)
Kết quả lọc: Hiện kết quả tra cứu trong 3 danh sách:
+ Danh sách tên các bản đồ (chỉ liệt kê tên);
+ Dãy danh sách các ảnh bản đồ (hiện 5 ảnh 1 lần);
+ Bảng “THÔNG TIN BẢN ĐỒ” (Danh sách tên và thông tin đầy đủ các bản đồ)
Với dãy 5 ảnh nhỏ: Ta có thể trượt dãy ảnh (đẩy qua lại) trên cơ sở danh sách các bản đồ đã được lọc, nhờ bấm chuột vô các nút dịch chuyển nằm hai bên dãy các ảnh
Hình 5.5 Kết quả lọc (Danh sách ảnh các bản đồ)
− Duyệt danh sách kết quả: Tùy chọn cách tra cứu bằng việc duyệt trong 3 danh sách nói trên (duyệt theo tên, duyệt theo ảnh, duyệt bảng thông tin bản đồ)
Hình 5.6 Kết quả lọc (Danh sách tên bản đồ)
Hình 5.7 Kết quả lọc (Bảng “Thông tin bản đồ”)
− Chọn 1 bản đồ xem ảnh phóng lớn (ảnh xem trước): click vào tên hoặc ảnh trong các danh sách (Mặc nhiên, ảnh đầu danh sách là ảnh được xem trước);
− Phóng lớn ảnh xem trước: Có nhiều tùy chọn để thay đổi kích thước ảnh xem trước: Bấm chuột vào các icon hay Hyperlink
− Có thể thay đổi nhiều lần các mục chọn khác nhau trên 1 tiêu chí đã chọn Có thể thay đổi tiêu chí tra cứu
*B ướ c 2 (Có thể lặp lại nhiều lần Bước 2)
− Vấn đề: Khi danh sách bản đồ lọc theo một tiêu chí quá lớn (sẽ khó duyệt danh sách), ta có thể lọc tiếp lần 2 để có một danh sách thu gọn hơn và gần hơn mục đích cần tra cứu hơn
+ Bấm chuột vô nút Filter (biểu tượng nằm dưới danh mục các tiêu chí)
+ Kết quả: Lưu lại lựa chọn của tiêu chí tra cứu lần 1 (tiêu chí lọc các bản ghi lần 1)
+ Lúc này trên List tiêu chí không có thanh chọn, List các lựa chọn được ẩn chờ ta thực hiện lọc tiếp lần thứ hai từ kết quả đã lọc được của lần thứ nhất, theo cách sau: Lặp lại quá trình đã làm ở Bước 1
+ Lặp lại bước 2 (tiến hành lọc nhiều lần): Bạn có thể lọc chồng theo nhiều tiêu chí khác nhau để đạt được 1 danh sách gọn nhất đáp ứng mục tiêu tra cứu
* B ướ c 3 (Thực hiện lại Tra cứu từ đầu)
− Sau khi đạt được mục tiêu tra cứu, nếu muốn tiếp tục tra cứu cho một mục đích nghiên cứu khác, thì thực hiện như sau:
+ Ghi/lưu lại các thông tin kết quả
+ Xóa điều kiện lọc hiện hành: bấm vô Icon đỏ , nằm bên phải hàng trên của dãy ảnh nhỏ
Kết quả: các tham số tra cứu được lưu ở bước 2 bị xóa hết, để có thể bắt đầu tra cứu lại “từ đầu”!
+ Thực hiện một tra cứu mới: làm lại từ Bước 1
5.4.3 Trang về phân vùng, địa danh Tỉnh – Thành hiện nay
Click chuột vào liên kết Phân vùng/ Tỉnh ở VN trên [trang tra cứu] để mở trang:
Hình 5.8 Trang web tham khảo thông tin về phân vùng, địa danh hành chính các tỉnh – thành
Từ trang web này có thể link trự tiếp đến các trang của wikipedia để tham khảo về việc phân vùng địa lý hay các thông tin về lịch sử, văn hóa… các vùng, các địa danh trong vùng (click chuột vào các chữ BẮC, TRUNG, NAM trên hàng tít lớn của trang) Click vào liên kết Xem kích thước lớn để xem bản đồ ở kích thước lớn
5.4.4 Trang hướng dẫn tra cứu
Click chuột vào liên kết Hướng dẫn tra cứu trên [trang tra cứu] để vào trang hướng dẫn tra cứu (Hình 5.9) Nội dung trang này hướng dẫn việc thực hiện qui trình tra cứu
Hàng trên cùng trang web là các liên kết cho phép có thể chuyển đến các trang khác như trang tra cứu, trang giới thiệu về thiết kế chương trình, trang giới thiệu về tác giả…
Hình 5.9 Trang “Hướng dẫn tra cứu”
5.4.5 Trang giới thiệu về tác giả
Click vào liên kết tương ứng trên dòng đầu các trang web sẽ mở trang
Hình 5.10: Màn hình trang giới thiệu về tác giả
5.4.6 Trang liên kết nguồn thư viện online trong nước và trên thế giới
Từ trang tra cứu, click vào liên kết Nguồn thư viện online để mở trang:
Hình 5.11: Màn hình trang liên kết
Từ trang web có thể liên kết đến website của các thư viện trong nước hoặc các thư viện khác ở Pháp, Hoa kỳ, Anh Quốc, … Trên các website này có nhiều trang lưu trữ thông tin về bản đồ cổ nói chung và bản đồ cổ Việt Nam nói riêng.