NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Nhiệm vụ của đề tài là ứng dụng GIS xây dựng công cụ hỗ trợ dạy học môn Lịch sử ở phổ thông, với các nội dung cụ thể sau : 1 Xác định nội dung và các chức năng cần
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cấu trúc chương trình giảng dạy môn lịch sử ở phổ thông
Nắm được nội dung chương trình giảng dạy lịch sử là cơ sở cho việc xây dựng nội dung chương trình ứng dụng phù hợp, từ đó hỗ trợ hiệu quả việc giảng dạy môn lịch sử
2.1.1 Cấu trúc chương trình giảng dạy môn lịch sử ở các cấp
Việc phân phối các khóa trình lịch sử ở phổ thông thường theo hai cách tiếp cận sau đây [7]:
Thứ nhất, chương trình được xây dựng theo nguyên tắc đường thẳng ở bậc giáo dục phổ thông Điều này có nghĩa là học sinh phổ thông lần lƣợt học sâu, học kĩ một thời kì lịch sử ở mỗi lớp mà không học lại ở các lớp trên Nguyên tắc xây dựng chương trình này tiết kiệm thời gian, không trùng lặp, đi sâu, hoàn chỉnh việc học tập từng thời kì lịch sử mà không phải học lại Song thực tế, lại không ít khó khăn cho việc học tập: học sinh nhỏ khó tiếp thu những kiến thức lịch sử xa xƣa, nhất là lịch sử thế giới thời kỳ nguyên thủy, cổ đại Nếu không có phương tiện trực quan và phương pháp dạy học tốt, thì học sinh không nhớ được kiến thức đã học ở lớp trước để tiếp nhận kiến thức của khóa trình sau, khó xác định mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Do đó, nguyên tắc này ít đƣợc sử dụng trong xây dựng chương trình
Thứ hai, nguyên tắc đồng tâm đƣợc sử dụng trong việc cấu tạo các khóa trình có nội dung giống nhau trong chương trình của hai cấp trung học; sự khác nhau giữa hai khóa trình thể hiện ở trình độ kiến thức – thường được phân biệt bằng khối lƣợng kiến thức cung cấp cho mỗi cấp và chỉ khác nhau về trình độ nhận thức lịch sử
Cụ thể là cấp THCS, học sinh tìm hiểu toàn bộ lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến hiện đại, đến cấp trung học phổ thông (THPT) học sinh cũng học lại nội dung đó nhƣng chi tiết hơn Điều này dẫn tới việc trùng lặp, nặng nề, không gây hứng thú học tập cho học sinh
Từ ưu nhược điểm của hai nguyên tắc trên, hiện nay, chương trình phổ thông ở nước ta được xây dựng lại theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, phù hợp với mục tiêu đào tạo của mỗi cấp học, tiết kiệm đƣợc thời gian, chống quá tải mà hiệu quả cao Theo nguyên tắc này, chương trình được xây dựng như sau: Ở cấp THCS, học sinh đƣợc tìm hiểu có hệ thống lịch sử dân tộc từ buổi bình minh, từ thời kỳ đầu dựng nước đến ngày nay Về lịch sử thế giới, học sinh chỉ học một cách khái quát lịch sử xã hội nguyên thủy, cổ đại và trung đại ở các lớp 6 và 7; sau đó tập trung vào phần lịch sử hiện đại ở lớp 8 và 9 Ở cấp THPT, phần lịch sử từ nguồn gốc dân tộc đến năm 1858 đƣợc tập trung vào một số vấn đề văn hóa, văn minh, truyền thống dân tộc trên cơ sở những kiến thức đã học ở THCS và nâng cao về mặt lý thuyết; phần lịch sử từ năm 1858 đến nay đƣợc học một cách hệ thống hơn, sâu hơn Về lịch sử thế giới, học sinh đƣợc tìm hiểu một cách hệ thống từ xã hội nguyên thủy đến ngày nay
Theo cấu tạo chương trình như vậy, phần đồng tâm là chủ yếu song không lặp lại, nhất là các sự kiện, mà chú ý nâng cao trình độ lý thuyết của chương trình THPT so với THCS Sự phân biệt chương trình các cấp theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng không phải ở khối lượng sự kiện lịch sử cung cấp cho học sinh mà ở mức độ nhận thức sâu sắc lịch sử của học sinh
Chương trình môn Lịch sử ban hành ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với nguyên tắc đường thẳng đã nhấn mạnh: “phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, phân biệt trình độ học tập ở các cấp nên cần làm nổi bật các mạch nội dung theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp đường thẳng” [1]
Bảng 2.1 Bảng cấu trúc chương trình học môn lịch sử ở phổ thông
Nguồn: Phan Ngọc Liên & nkk, 2012, trang 87
1 Lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại
2 Lịch sử thế giới trung đại * *
3 Lịch sử thế giới cận đại * * *
4 Lịch sử thế giới hiện đại * * * *
5 Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X
6 Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
7 Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ
8 Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay
Dấu (+) thể hiện các yếu tố tri thức lịch sử, chưa trở thành môn học riêng
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy rõ cấu tạo của chương trình được thể hiện ở các mạch nội dung sau đây:
Kiến thức lịch sử đƣợc cung cấp cho học sinh từ cấp Tiểu học đến THPT Ở các lớp 2, 3 Tiểu học, tri thức lịch sử đƣợc tích hợp với kiến thức các môn khác nhƣ
Tiếng Việt, Đạo Đức Từ lớp 4 đến lớp 12, lịch sử trở thành một môn học (ở Tiểu học có lịch sử Việt Nam, các lớp THCS và THPT đều có khóa trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới Lịch sử đƣa vào ở các cấp với một số tiết nội khóa vả những hoạt động về công tác lịch sử địa phương)
Chương trình lịch sử các cấp được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng có mức phân biệt mức độ, yêu cầu cần đạt về các chủ đề lịch sử (ngoài chương trình chung quy định nội dung dạy học từng môn còn có phần chuẩn kiến thức, kĩ năng, quy định “Mức độ cần đạt” của chủ đề đƣợc học ở mỗi lớp) Đây là phần phân biệt mức độ, trình độ của học sinh các cấp khác nhau, khi cùng học về một chủ đề
Trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung xây dựng chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12, trong đó giai đoạn lịch sử 1939 – 1945 đƣợc lựa chọn để minh họa phần nội dung của chương trình ứng dụng Do chương trình lịch sử được thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, cho nên dù nội dung lịch sử được xây dựng trong chương trình ứng dụng là giai đoạn lịch sử 1939 – 1945 lớp
12, nhưng đây cũng có thể là phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy lịch sử ở lớp 9 có cùng chương trình giảng dạy tương ứng Vì trên hết chương trình ứng dụng chỉ đóng vai trò minh họa kiến thức lịch sử, giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, truyền đạt những kiến thức cần thiết phù hợp với từng cấp học của chương trình Sự khác biệt về khối lƣợng kiến thức cũng nhƣ mức độ nhận thức lịch sử sẽ phụ thuộc vào bài giảng, sự điều tiết của giáo viên thực hiện giảng dạy ở các cấp lớp
2.1.2 Nội dung chương trình giảng dạy môn lịch sử ở lớp 12
Nội dung chương trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12 phần lịch sử Việt Nam bao gồm các giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến nay, đƣợc phân thành các giai đoạn nhƣ sau [2]:
Bảng 2.2 Nội dung chương trình giảng dạy lịch sử lớp 12
Giai đoạn Nội dung Bài học tương ứng
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Bài 12
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 Bài 13
Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Bài 14 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Bài 15
Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945) Nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 Bài 17
Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) Bài 18
Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) Bài 19
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốcMĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lƣợc Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 –
Giai đoạn Nội dung Bài học tương ứng
Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nướcn ăm
Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) Bài 25 Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) Bài 26
giai đoạn 1939 - 1945 trong lịch sử Việt Nam là một giai đoạn quan trọng, có nhiều sự kiện đáng chú ý Theo chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sự kiện chính của giai đoạn này bao gồm:
Bảng 2.3 Các sự kiện chính trong giai đoạn lịch sử 1939 - 1945
TT Nội dung của sự kiện
Ngày 1 – 9 – 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa
Tháng 11 – 1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dương
6 Đội du kích Bắc Sơn – tiền thân của Trung đội cứu quốc quân thứ nhất đƣợc thành lập (14/12/1941)
TT Nội dung của sự kiện
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (5 – 1941)
8 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập (22/12/1944)
9 Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945)
10 Cao trào kháng Nhật cứu nước (3/1943 – 4/1944)
11 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ đƣợc triệu tập (15/4/1945)
Khu giải phóng Việt Bắc đƣợc thành lập trở thành căn cứ địa chính của cách mạng (4/6/1945)
Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1” phát lệnh khởi nghĩa (13/18/1945)
Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (13/8/1945 - 15/8/1945)
15 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (14/8/1945)
16 Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước (16/8/1945 - 17/8/1945)
17 Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 (19/8/1945)
18 Vua Bảo Đại thoái vị (30/8/1945)
19 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” (2/9/1945)
Những sự kiện này cần được xem xét đưa vào nội dung của chương trình ứng dụng.
Vai trò của bản đồ trong việc dạy học môn Lịch sử ở phổ thông
2.2.1 Xác định không gian xảy ra sự kiện lịch sử
Bất cứ sự kiện lịch sử nào cũng xảy ra trong một phạm vi không gian nhất định Không xác định đƣợc không gian, sự kiện sẽ trở nên trừu tƣợng, thiếu nội dung thực tế, học sinh khó tái hiện lại kiến thức lịch sử Không gian của một sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, hoặc diễn ra ở phạm vi hẹp nhƣ địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa Xác định không gian diễn ra các sự kiện lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về vai trò của hoàn cảnh địa lý cũng nhƣ mối quan hệ của hoàn cảnh đó đối với từng sự kiện lịch sử [8] Ví dụ sử dụng bản đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 để miêu tả khái quát và phân tích về vị trí, tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp, cho thấy đƣợc vai trò chiến lƣợc vị trí chiến lƣợc then chốt của Điện Biên Phủ ở Đông Dương và cả Đông Nam Á, từ đó đưa đến lí do vì sao Pháp cố nắm giữ vị trí này
2.2.2 Sử dụng bản đồ để tường thuật sự kiện lịch sử
Các sự kiện trong lịch sử có thể đƣợc trực quan hóa và cụ thể hóa bằng ngôn ngữ bản đồ thông qua hệ thống các biểu tƣợng, ký hiệu, màu sắc trên bản đồ Với phương tiện minh họa này cùng với lời giảng của giáo viên sẽ giúp câu chuyện lịch sử được tường thuật lại một cách sinh động hơn
2.2.3 Giải thích các sự kiện lịch sử
Sử dụng bản đồ không chỉ dừng lại ở xác định địa điểm, tường thuật sự kiện lịch sử mà còn có thể dựa vào đó để giải thích các sự kiện lịch sử Giải thích là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ chỗ biết hiện tƣợng đến hiểu bản chất của sự kiện lịch sử Trong một số trường hợp, bản đồ được sử dụng như là cơ sở giúp cho cách giải thích trở nên khách quan hơn Ví dụ nhƣ bằng cách dùng bản đồ Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ và miêu tả vị trí của Đông Khê trên đường số 4, giải thích vì sao lại chọn đánh Đông Khê mở đầu cho chiến dịch Biên Giới? Hiểu đƣợc điều này, học sinh mới thấy đƣợc sự suy tính kỹ càng của Đảng trong thời điểm lúc đó [5]
2.2.4 Cung cấp phương tiện để đánh giá, kiểm tra kết quả học lịch sử
Giáo viên có thể dùng bản đồ như phương tiện kiểm tra bài cũ như: yêu cầu học sinh trình bày diễn biến trận đánh…Bên cạnh đó, bản đồ câm – là một dạng bản đồ bài tập lịch sử có thể sử dụng để kiểm tra hiểu biết, khả năng diễn đạt (bằng bản đồ) của học sinh.
Khả năng của GIS trong việc xây dựng các bản đồ lịch sử
2.3.1 Chức năng xây dựng dữ liệu
Các đối tượng trên bản đồ có thể được biểu thị bằng ba dạng: điểm, đường và vùng Ví dụ, điểm đánh dấu vị trí đóng quân của đối phương, còn đường biểu thị hướng tiến công của quân ta Phần mềm GIS hiện đại cung cấp nhiều công cụ để tạo và chỉnh sửa các loại đối tượng này, bao gồm thêm mới, xóa bỏ và cập nhật.
Các sự kiện lịch sử luôn có nội dung “cái gì xảy ra ở đâu vào thời điểm nào” Ngôn ngữ thông thường mô tả rất đầy đủ sự kiện và thời điểm nhưng lại hạn chế khi mô tả địa điểm và không gian xảy ra, ngôn ngữ bản đồ thường chỉ rõ được vị trí nhƣng hạn chế trong mô tả về nội dung và thời điểm Việc sử dụng GIS có thể giúp cải thiện các hạn chế này bởi dữ liệu GIS không chỉ có dữ liệu không gian – dữ liệu bản đồ mà còn có dữ liệu thuộc tính Dữ liệu bản đồ giúp định vị vị trí các đối tƣợng/hiện tƣợng trong không gian Việc tổ chức thành các lớp bản đồ (layer) tạo điều kiện thuận lợi thể hiện khía cạnh về thời gian của sự kiện lịch sử (bật/tắt các lớp) Dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong các bảng bao gồm các thông tin mô tả đặc điểm tương ứng với từng đối tượng trên lớp bản đồ, giúp mở rộng thêm thông tin về các đối tƣợng trên bản đồ
2.3.2 Chức năng biên tập, hiển thị dữ liệu
Biểu đồ lịch sử sử dụng nhiều hệ thống ký hiệu đa dạng: biểu tượng hình học xác định vị trí địa danh hoặc mũi tên biểu thị hướng tấn công; biểu tượng tượng hình chỉ nơi khởi nghĩa hoặc đóng đô; vùng tô màu hoặc gạch chéo thể hiện vùng giải phóng hoặc căn cứ du kích Tính đa dạng này không chỉ nằm ở loại ký hiệu mà còn thể hiện qua cách thức thể hiện khác nhau về màu sắc, hình dạng đối với mỗi loại.
Hình 2.1 Sự đa dạng về kí hiệu trong bản đồ lịch sử
Nguồn: Phan Ngọc Liên & nkk, 2010
Các phần mềm GIS hiện nay đều hỗ trợ hầu nhƣ đầy đủ việc trình bày và hiển thị các loại kí hiệu trên cũng nhƣ các cách thức thể hiện cho từng loại kí hiệu Ngoài các nguồn kí hiệu sẵn có trong phần mềm, người sử dụng có thể thêm các kí hiệu bên ngoài vào với định dạng tương thích mà phần mềm hỗ trợ
Hình 2.2 Các kí hiệu trong trong phần mềm Quantum GIS (QGIS)
Dữ liệu GIS gồm hai phần không gian và thuộc tính, trong đó phần thuộc tính là cơ sở để phần mềm tự động định dạng kí hiệu cho các đối tƣợng Các đối tƣợng có cùng thuộc tính sẽ đƣợc định dạng giống nhau
Hình 2.3 Định dạng kí hiệu dựa theo giá trị của thuộc tính tương ứng với từng đối tượng
Ngoài ra, phần thuộc tính cũng là cơ sở để phần mềm tự động thể hiện một hoặc nhiều đặc điểm được lưu trong bảng thuộc tính lên từng đối tượng tương ứng trên bản đồ (gán nhãn) Khi cần thiết, các mô tả thuộc tính có thể được ghi tường minh trên bản đồ, nhƣng nếu không quá quan trọng hoặc không đủ không gian thể hiện, ta có thể xem riêng bằng cách nhấp chuột, không làm ảnh hưởng tính rõ ràng và thẩm mỹ của bản đồ mà vẫn đảm bảo sự đầy đủ về nội dung
Hình 2.4 Thể hiện thông tin của đối tượng dựa theo giá trị thuộc tính tương ứng
2.3.3 Chức năng hỗ trợ tương tác bản đồ
Không những hỗ trợ chức năng biên tập, hiển thị dữ liệu bản đồ, các phần mềm GIS còn có các công cụ hỗ trợ cho người sử dụng tương tác với bản đồ So với bản đồ giấy, đây là chức năng góp phần làm cho việc sử dụng bản đồ trở nên sinh động, thú vị hơn
Người sử dụng có thể tùy chỉnh việc hiển thị nội dung bản đồ bằng cách bật hoặc tắt các lớp bản đồ Chức năng này sẽ đƣợc tận dụng để trình bày bản đồ lịch sử theo từng thời điểm, giáo viên có thể bật tắt các lớp bản đồ theo thứ tự xuất hiện của từng sự kiện tương ứng để làm rõ tiến trình
Các công cụ di chuyển, phóng to, thu nhỏ trên bản đồ số giúp người dùng linh hoạt quan sát bản đồ ở nhiều tỷ lệ khác nhau, từ tổng quan đến chi tiết, trên các vùng địa lý rộng lớn Tính năng này là ưu điểm vượt trội so với bản đồ giấy truyền thống, vốn chỉ hiển thị ở một tỷ lệ cố định và không có khả năng thay đổi kích thước bản đồ.
Các khả năng của GIS trong việc xây dựng bản đồ lịch sử nên được xem xét để tạo ra bản đồ lịch sử có hình thức và nội dung đảm bảo tính thẩm mỹ, trực quan trong các chương trình ứng dụng Đồng thời, các chức năng hỗ trợ của GIS cần được cân nhắc để mang đến cách sử dụng bản đồ sinh động hơn so với bản đồ giấy.
Công nghệ mã nguồn mở
Xét theo chi phí bản quyền và tính phân phối về mã nguồn, về cơ bản các phần mềm có thể chia thành hai loại là phần mềm thương mại và phần mềm MNM
Phần mềm thương mại là phần mềm được đăng ký thương hiệu, được bán trên thị trường theo bản quyền sử dụng song tác giả không công bố mã nguồn và người sử dụng không được phép khai thác mã nguồn [4]
Phần mềm MNM (Open Source Software hay Free and Open Source
Software) là những phần mềm công khai mã nguồn và đƣợc cung cấp miễn phí trên cơ sở một giấy phép, đƣợc gọi là giấy phép MNM (Open source License) Theo quy định trong giấy phép này, người sử dụng có quyền xem mã nguồn, sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp phần mềm và phân phối lại cho người khác mà không phải xin phép tác giả hay nhà sản xuất Phần mềm MNM có thể hiểu theo khái niệm tương đồng là phần mềm tự do (free software) nhƣng không trùng ý nghĩa với phần mềm miễn phí (vì phần mềm miễn phí có thể không cung cấp tự do mã nguồn) và hoàn toàn ngược với các phần mềm thương mại, phần mềm độc quyền (proprietary software) [12]
Với ƣu điểm về chi phí và tính phân phối về mã nguồn nhƣng vẫn đảm bảo các chức năng sử dụng, các phần mềm MNM đã từng bước trở thành công nghệ được ưu tiên lựa chọn đối với người sử dụng Hiện nay, các phần mềm mã nguồn mở rất đa dạng bao gồm các hệ điều hành (Linux, Ubuntu), cơ sở dữ liệu (PostgreSQL, MySQL…), các ứng dụng (Firefox, Chrome…), và thậm chí là các ngôn ngữ lập trình (Php, Java…)
Các ƣu điểm chính của phần mềm MNM [11]:
Phần mềm nguồn mở như MNM dễ dàng phân phối, đặc biệt trong thời đại Internet phát triển Sử dụng chúng giúp phổ biến rộng rãi các hoạt động/ứng dụng trực tuyến mà không lo vi phạm pháp lý như phần mềm thương mại Tính linh hoạt này còn thuận tiện cho phát triển, tiết kiệm chi phí so với phần mềm có bản quyền.
Đem lại một quá trình chuyển giao công nghệ hoàn thiện và hiệu quả hơn bởi vì người dùng và người phát triển có thể thật sự làm công nghệ cho riêng mình và phát triển các công nghệ đó theo nhu cầu của riêng họ
Một lợi thế rất lớn của phần mềm MNM cung cấp là tính cộng đồng Các phần mềm MNM luôn đƣợc phát triển, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hơn từ các cộng đồng trên toàn thế giới Các diễn đàn từ các cộng đồng này là nơi trao đổi, học tập lý tưởng người sử dụng/lập trình phát triển các ứng dụng của mình
Những ưu điểm của phần mềm MNM cần được cân nhắc trong việc lựa chọn công nghệ phát triển chương trình ứng dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng cũng như khả năng phổ biến rộng rãi chương trình đến người sử dụng.
Tổng quan về công nghệ Webgis mã nguồn mở
WebGIS có thể hiểu đơn giản là công nghệ GIS đƣợc phát triển trong môi trường mạng Internet Với công nghệ WebGIS, ta có thể dễ dàng tạo nên tính liên kết (hyperlink) giữa các nội dung của chương trình ứng ụng Ví dụ như giữa các sự kiện lịch sử và địa điểm, giữa các nhân vật lịch sử và các sự kiện…
WebGIS hoạt động theo mô hình client – server giống nhƣ hoạt động của một Website thông thường, vì thế hệ thống WebGIS cũng có kiến trúc ba tầng (3 tier) điển hình của một ứng dụng Web thông dụng Kiến trúc ba tầng gồm có ba thành phần cơ bản đại diện cho mỗi tầng: Client, Application Server và Data Server [10]
Hình 2.5 Sơ đồ kiến trúc ba tầng của WebGIS
Nguồn: Trương Trường Thịnh, 2010, trang 23
Client: thường là một trình duyệt Web browser như Internet Explorer, Fire
Browsers like Fox, Chrome facilitate accessing webpages through predefined URLs (Uniform Resource Locator) Some clients can also act as desktop applications comparable to QGIS, Udig, etc.
Application Server: thường được tích hợp trong một Web Server Ngoài ra, khác với hệ thống Web thường, đối với hệ thống WebGIS thì Web Server còn kết hợp với một ứng dụng bản đồ trên phía server gọi là Map Server (Map Server có thể là MapServer, GeoServer,…)
Máy chủ web còn được gọi là máy chủ HTTP (như Apache) Chức năng chính của máy chủ web là nhận và trả lời các yêu cầu từ trình duyệt web thông qua giao thức truyền dữ liệu trên mạng HTTP.
Map Server là nơi hoàn thành những truy vấn không gian, chỉ dẫn phân tích không gian, tạo và trả lại bản đồ theo yêu cầu từ Client
Data Server: là nơi lưu trữ các dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không gian và phi không gian Các dữ liệu này được tổ chức lưu trữ bởi các hệ quản trị CDSL nhƣ PostgreSQL/PostGIS, Microsoft SQL Server 2008, MySQL, Oracle,… hoặc có thể lưu trữ ở dạng các tập tin dữ liệu như shapfile, XML,…
Web Server tiếp nhận các yêu cầu từ Client, lấy dữ liệu từ CSDL theo yêu cầu của Client và trả kết quả theo yêu cầu
Khi Client gửi yêu cầu đến server, Web Server sẽ phân tích yêu cầu nhận đƣợc Nếu yêu cầu đó liên quan đến bản đồ hay dữ liệu địa lý, Web Server sẽ gửi yêu cầu đến Map Server để truy xuất những thông tin liên quan đến dữ liệu bản đồ Khi có đƣợc nguồn dữ liệu phù hợp với yêu cầu của Client, Map Server gửi sang Web Server WebServer sẽ trả thông tin về cho người duyệt Web theo giao diện Web đƣợc cài đặt sẵn
2.5.2 Chuẩn dữ liệu không gian OGC
Open Geospatial Consortium (OGC) là một tổ chức xây dựng và phát triển các đặc tả OpenGIS nhằm hỗ trợ các giải pháp đồng vận hành, tích hợp làm cho dữ liệu địa lý luôn sẵn sàng phục vụ cho Web OGC đã đƣa ra ba chuẩn dịch vụ truy cập thông tin địa lý mang tính chuẩn hóa cao là: Web Map Service (WMS), Web Feature Service (WFS), Web Coverage Service (WCS) [10]
WMS là một trong các chuẩn phổ biến nhất của OGC WMS tạo ra các bản đồ dưới dạng ảnh Các bản đồ này tự bản thân chúng không chứa dữ liệu Một WMS cơ bản cho phép Client kết nối và lấy bản đồ thông qua các phương thức:
GetCapabilties: trả về tài liệu XML mô tả chức năng của WMS
GetMap: trả về các lớp bản đồ dựa vào các tham số đƣợc cung cấp bởi Client Các tham số có thể đƣợc nhúng vào trong một URL (Uniform Resource Locator) của dịch vụ
GetFeatureInfo: trả về thông tin liên quan đến một đối tƣợng đƣợc hiển thị trên bản đồ tại vị trí X, Y Phương thức này cho phép Client có thể truy vấn để có thêm thông tin về một đối tƣợng
Ngoài ra, WMS còn cung cấp cho Client kiểm soát các kiểu hiển thị bản đồ thông qua Styled Layer Desrciptor (SLD)
WFS cung cấp các đối tượng dữ liệu dưới dạng định dạng thống nhất GML (Geography Markup Languge) Dữ liệu mà Client nhận đƣợc là một đặc tả về dữ liệu không gian và thông tin thuộc tính kèm theo Một WFS cơ bản cho phép Client kết nối và lấy dữ liệu về theo các phương thức:
GetCapabilities: trả về tài liệu XML mô tả chức năng của WFS
DescribeFeatureType: trả về một lƣợc đồ XML định nghĩa các lớp đối tƣợng
GetFeature: trả về một tập các đối tƣợng dữ liệu thoả mãn các ràng buộc đƣợc mô tả trong yêu cầu
Ngoài ra, WFS còn cho phép Client thực hiện các giao tác tạo, xóa, sửa các đối tƣợng
WCS cung cấp dữ liệu dưới dạng Coverage Coverage là loại dữ liệu biểu diễn các hiện tượng thay đổi theo không gian WCS cung cấp các phương thức để Client truy cập và lấy dữ liệu về:
GetCapabilities: trả về một tài liệu XML (Extensible Markup Languge) mô tả chức năng của WCS
DescribeCoverage: trả về một tài liệu XML mô tả các Coverage mà WCS Server có thể cung cấp
GetCoverage: trả về một Coverage thoả mãn các điều kiện mà Client cung cấp
2.5.3 Các phần mềm được sử dụng để triển khai hệ thống WebGIS
Hiện nay công nghệ WebGIS đƣợc xây dựng trên hai nhóm phần mềm là phần mềm MNM và phần mềm thương mại Đề tài xây dựng chương trình ứng dụng bằng công nghệ WebGIS mã nguồn mở Có nhiều phần mềm MNM hỗ trợ xậy dựng WebGIS, trong đó, đề tài lựa chọn các phầm mềm MNM thông dụng, bao gồm:
WampServer: WampServer là chương trình giúp tạo máy chủ Web (Web Server) trên máy tính cá nhân (Localhost) đƣợc tích hợp sẵn Apache, PHP, hệ quản trị CDSL MySQL Ngoài ra, WampServer có công cụ phpMyAdmin cho phép dễ dàng quản lý CDSL của các ứng dụng Web [18]
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
Phân tích dựa vào ý kiến khảo sát từ các thầy cô
Đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phỏng vấn bán cấu trúc đối với các thầy cô đang giảng dạy môn Lịch sử ở các trường THPT, trong đó thực hiện đồng thời việc trao đổi, tham khảo những ý kiến về chuyên môn của các giáo viên đối với hình thức, nội dung bản đồ lịch sử, cũng nhƣ cách sử dụng hiệu quả bản đồ lịch sử khi đưa vào giảng dạy và sử dụng bảng hỏi như phương tiện để tiếp nhận các góp ý từ các giáo viên Nội dung cụ thể của bảng hỏi (xem Phụ lục mục 1) về bản đồ lịch sử trong SGK bao gồm về tính cần thiết sử dụng bản đồ trong giảng dạy lịch sử, mức độ sử dụng bản đồ của các thầy cô trong dạy học môn Lịch sử; về số lƣợng, hình thức, nội dung của bản đồ lịch sử SGK…
Việc phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc thực hiện đối với các thầy cô đang giảng dạy môn Lịch sử ở các trường: THPT Trần Quang Khải, THPT Nguyễn Hiền và THPT Nguyễn Thị Minh Khai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 14 giáo viên (14 bảng hỏi)
Kết quả thực hiện khảo sát nhƣ sau:
Về tính cần thiết sử dụng bản đồ trong giảng dạy môn Lịch sử:
100% giáo viên đƣợc khảo sát đều cho rằng việc sử dụng bản đồ trong giảng dạy môn lịch sử là rất cần thiết
Về mức độ khai thác sử dụng bản đồ trong giảng dạy môn Lịch sử
Mức độ khai thác sử dụng bản đồ được chia thành 4 mức độ là thường xuyên sử dụng, thỉnh thoảng sử dụng, hiếm khi sử dụng và không sử dụng Kết quả có 9/16 giáo viên cho rằng thường xuyên sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử vì đây là phương tiện giúp dễ dàng tiếp thu bài học Còn lại 7/16 giáo viên chọn thỉnh thoảng sử dụng, trong đó đa số cho rằng là do thiếu bản đồ phục vụ dạy học Một số giáo viên khi đƣợc phỏng vấn cho rằng, một số sự kiện trong SGK cần bản đồ minh họa nhƣng không có, ví dụ nhƣ sự kiện khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945; sự kiện miền Nam đánh bại chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ năm 1969 – 1973”,…
Về ý kiến đối với bản đồ trong SGK về các nội dung
Về số lượng bản đồ, đa số giáo viên (13/14 bảng hỏi) chưa hài lòng khi cho rằng bản đồ trong SGK quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu minh họa cho bài học Trong khi đó, một số bài học lại cần tích hợp bản đồ để minh họa nhưng không có.
Trong vấn đề hình thức thể hiện bản đồ, đa số giáo viên (7/14) bày tỏ sự không hài lòng với cách trình bày trong sách giáo khoa (SGK) Các lý do được đưa ra tập trung vào sự đơn điệu, thiếu màu sắc và tính hấp dẫn của bản đồ Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên (6/14) đánh giá cao hình thức thể hiện bản đồ trong SGK.
Về nội dung thể hiện bản đồ: có 8/14 giáo viên hài lòng với nội dung của bản đồ, trong số đó, lí do được đưa ra là bản đồ nội dung của bản đồ tương đối rõ ràng, có thể phục vụ cho bài học Ngƣợc lại ý kiến trên, có 6/14 giáo viên chƣa hài lòng với nội dung của bản đồ Lí do một số giáo viên (3/14) đƣa ra là do nội dung bản đồ chƣa đầy đủ
Về cách thức sử dụng bản đồ trong quá trình giảng dạy: đa số các giáo viên có sử dụng công nghệ trình chiếu (powperpoint) trong quá trình giảng dạy
(9/14 bảng hỏi) Còn lại vì do điều kiện trang thiết bị của trường không cho phép (số lƣợng máy chiếu thiếu hoặc quá cũ) để thực hiện việc giảng dạy bằng công nghệ trên Đối với trường hợp có sử dụng bản đồ, việc tạo các hiệu ứng phù hợp giữa lời giảng và sự minh họa của bản đồ rất có ích trong việc tạo hứng thú của học sinh Tuy nhiên, giáo viên lại ít sử dụng bản đồ trong SGK để đƣa vào bài giảng vì bản đồ nhỏ, đơn điệu, không hấp dẫn Do đó, giáo viên thường tìm kiếm các nguồn bản đồ khác, chủ yếu là sưu tầm trên Internet Ngoài ra, giáo viên cũng gặp khó khăn khi đƣa các bản đồ vào bài giảng, vì bản đồ đƣợc scan từ giấy thành ảnh, không thể trích xuất đƣợc các nội dung để tùy chỉnh minh họa theo mạch của bài giảng Do đó, giáo viên phải tốn nhiều thời gian để tự tạo vẽ các kí hiệu trên lớp nền là bản đồ
Qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng, đa số các giáo viên đƣợc khảo sát đều cho rằng bản đồ là phương tiện rất cần thiết để minh họa cho bài giảng lịch sử Nguồn bản đồ trong SGK được biên tập theo chương trình chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo, đƣợc kiểm duyệt về nội dung chuyên môn, tuy nhiên nguồn tài liệu này lại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của giáo viên trong giảng dạy thực tế Các lý do chủ yếu đƣợc đƣa ra là do thiếu bản đồ minh họa cần thiết, kém hấp dẫn về hình thức thể hiện, và sự hạn chế khi đƣa vào các bài giảng điện tử (powperpoint) Để cụ thể hóa các ý kiến từ kết quả khảo sát, đề tài cũng tiến hành khảo sát trực tiếp các bản đồ trong SGK lịch sử lớp 12, để bổ sung, làm rõ các ý kiến/góp ý từ đó có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn những ƣu nhƣợc của nguồn bản đồ này.
Khảo sát trực tiếp bản đồ trong SGK
Nội dung khảo sát các bản đồ lịch sử trong SGK lớp 12 cũng đƣợc thực hiện theo các góp ý về số lƣợng, hình thức thể hiện bản đồ, nội dung bản đồ và cách thức sử dụng bản đồ Kết quả phân tích nhƣ sau:
Nhìn chung, các sự kiện chính (có thông tin không gian) trong SGK đều có bản đồ minh họa Tuy nhiên, có nhiều sự kiện lịch sử trong SGK có thể minh họa bằng bản đồ nhưng lại không có bản đồ tương ứng (xem phụ lục mục 2)
Về nội dung và hình thức thể hiện
Về cơ sở toán học , nhìn chung tỉ lệ của các bản đồ, lƣợc đồ trong SGK đều đảm bảo khả năng thể hiện của các đối tƣợng trên bản đồ Tuy nhiên, một số bản đồ, tỉ lệ còn chƣa phù hợp nên thông tin đƣợc thể hiện trên bản đồ bị hạn chế Ví dụ nhƣ Lƣợc đồ khởi nghĩa Nam Kỳ thể hiện nhiều địa điểm, nhiều nội dung nhƣng tỉ lệ bản đồ nhỏ, gây khó khăn trong việc đọc, hiểu bản đồ
Hình 3.1 Sự hạn chế của tỉ lệ bản đồ đối với việc thể hiện nội dung bản đồ
Về bản đồ chính , bản đồ chính thể hiện nội dung lịch sử đƣợc truyền tải thông qua ngôn ngữ bản đồ và các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Dựa theo nội dung, bản đồ lịch sử có thể đƣợc phân thành các loại nhƣ: bản đồ xác định vị trí quốc gia, khu vực; bản đồ xác định địa điểm, địa danh lịch sử; bản đồ trình bày trận đánh…[8] Trong đó, phổ biến nhất là bản đồ về các trận đánh (chiến dịch, khởi nghĩa…) Mỗi trận đánh đều có diễn biến từ thời điểm xuất hiện sự kiện này đến thời điểm xảy ra sự kiện khác (nhƣ thứ tự tiến quân của ta, thời điểm và các đợt tấn công của địch …) Yếu tố thời gian này tạo nên sự khác biệt của bản đồ lịch sử so với các bản đồ giáo khoa khác Thế nhƣng, một số bản đồ trong
SGK chưa tận dụng hết khả năng của các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ và ghi chú để thể hiện yếu tố này, khiến người đọc khi nhìn vào khó nhận biết nội dung lịch sử đƣợc truyền tải có diễn biến nhƣ thế nào
Chiến dịch Việt Bắc – thu đông năm 1947 Chiến dịch Biên giới – thu đông năm 1950 Hình 3.2 Sự hạn chế của bản đồ SGK trong việc thể hiện khía cạnh về thời gian
Bên cạnh nội dung lịch sử, phương pháp/cách thức được sử dụng để thể hiện nội dung một cách phù hợp cũng là yếu tố cần quan tâm Điều này đƣợc biểu hiện ở việc sử dụng phù hợp các kí hiệu Việc làm sáng tỏ nội dung bản đồ, tính dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu kiến thức trên bản đồ phần nhiều phụ thuộc vào kí hiệu sử dụng, vào khả năng thể hiện và sức cuốn hút của hệ thống kí hiệu Nhìn chung, kí hiệu đƣợc sử dụng trong bản đồ SGK lịch sử khá đa dạng, đặc biệt là có tận dụng các kí hiệu tƣợng hình gần gũi, dễ nhớ Tuy nhiên, màu sắc đƣợc sử dụng trong hầu hết các bản đồ rất hạn chế (có 3 màu: đen, trắng và xanh lục), làm cho bản đồ nhìn đơn điệu, khó phân biệt giữa các kí hiệu khi thể hiện cùng một màu với độ đậm nhạt khác nhau Điều này làm giảm khả năng diễn đạt của bản đồ, khiến bản đồ trở nên thiếu hấp dẫn, thiếu thu hút Ngoài ra, kí hiệu thể hiện còn thiếu nhất quán giữa bản đồ trong SGK lịch sử lớp 12 so với các lớp khác Chẳng hạn nhƣ so sánh giữa bản đồ trong SGK lớp 12 và lớp 9 (cùng nội dung chương trình lịch sử), nếu màu sắc chủ đạo trong các bản đồ SGK lớp 12 là màu xanh lục thì trong SGK lớp 9 là màu xanh dương Cùng một nội dung bản đồ, cùng thể hiện một đối tượng nhưng hình dạng kí hiệu đƣợc lựa chọn để thể hiện trong bản đồ của hai SGK là khác nhau
Phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh (SGK, lớp 12) Phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh (SGK, lớp 9)
Hình 3.3 Sự thiếu nhất quán về cách thể hiện kí hiệu trong bản đồ SGK
Sử dụng hai kí hiệu , để diễn tả cùng một đối tượng (cơ quan Tỉnh ủy đóng)
Các yếu tố hỗ trợ như tên và chú giải luôn được thể hiện trong các bản đồ SGK Tuy nhiên, các yếu tố bổ sung như lưới chiếu, tỉ lệ, hình ảnh, bản đồ phụ thường không được thể hiện đầy đủ Tùy thuộc vào nội dung và mục đích của bản đồ, các yếu tố bổ sung này có thể được thể hiện hay không Riêng đối với bản đồ lược đồ lịch sử nên thể hiện thước tỉ lệ để xác định khoảng cách giữa các địa điểm Đối với các bản đồ tỉ lệ lớn, nên có bản đồ phụ xác định vị trí của địa bàn đề cập để người đọc dễ định vị được vị trí đó trên lãnh thổ nước ta.
Về cách thức sử dụng bản đồ
Bản đồ trong sách giáo khoa thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bản đồ trong giờ học, giúp học sinh có thể tự học lịch sử qua bản đồ tại nhà Tuy nhiên, vì bản đồ sách giáo khoa là bản đồ giấy nên mang tính "tĩnh", tức là mọi đối tượng trên bản đồ đều cố định và bị giới hạn trong khổ giấy.
Trong khi đó, kiến thức/sự kiện lịch sử lại mang tính chất “động” về thời gian Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc khai thác bản đồ để minh họa theo mạch của bài giảng Ví dụ nhƣ giáo viên cần trình bày thứ tự xuất hiện các sự kiện lịch sử tương ứng với sự xuất hiện của các đối tượng tương ứng trên bản đồ…Trong trường hợp này, việc xây dựng các bản đồ thể hiện từng lớp nội dung theo trình tự thời gian xảy ra sự kiện lịch sử là cần thiết
Qua khảo sát, bản đồ trong SGK lớp 12 bên cạnh những ưu điểm còn có một số hạn chế nhất định Những hạn chế này cần được quan tâm khắc phục để việc sử dụng bản đồ được hiệu quả.
Các yêu cầu về nội dung và hình thức của chương trình dứng ụng
3.2.1 Các yêu cầu về nội dung lịch sử của chương trình ứng dụng
Chương trình ứng dụng được xây dựng để phục vụ cho việc dạy học lịch sử ở phổ thông, do đó, nội dung lịch sử phải bám sát nội dung chương trình chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo Lịch sử mang tính thời gian, mỗi sự kiện lịch sử diễn ra trong một thời điểm cụ thể, do đó, việc xây dựng thanh thời gian là cần thiết nhằm giúp người sử dụng có cái nhìn tổng thể về tiến trình lịch sử của dân tộc cũng như có thể liên hệ giữa sự kiện/thời điểm lịch sử đang truy cập với các sự kiện/thời điểm trước và sau đó Đồng thời, cần bổ sung các tƣ liệu lịch sử cần thiết nhằm cung cấp tƣ liệu tham khảo bên cạnh các nội dung theo chương trình chuẩn của phổ thông Các tư liệu này cần được trích từ các nguồn đáng tin cậy Bên cạnh đó, chương trình ứng dụng cũng cần kết hợp đa dạng các hình thức minh họa cho các nội dung lịch sử nhƣ bản đồ, hình ảnh, video Để minh họa cho ý tưởng, đề tài tập trung xây dựng nội dung lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn 1939 – 1945, SGK lịch sử lớp 12 Một bài học lịch sử có nhiều sự kiện lịch sử, trong đó, chỉ có sự kiện nào có gắn với vị trí, địa điểm minh họa cụ thể mới khả năng đƣợc trực quan hóa bằng bản đồ Ngoài ra, bên cạnh bản đồ còn có thể có hình ảnh, video… để bổ sung thêm thông tin, giúp nội dung lịch sử thêm đa dạng, sinh động
Bảng 3.1 Nội dung lịch sử giai đoạn 1939 – 1945 trong chương trình ứng dụng
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa
Tháng 11 – 1939, Hội nghị Ban chấp hành
Bản đồ Khởi nghĩa Bắc Sơn
Bản đồ Khởi nghĩa Nam Kì
Bản đồ Binh biến Đô
6 Đội du kích Bắc Sơn – tiền thân của Trung đội cứu quốc quân thứ nhất đƣợc thành lập
Hình ảnh: Đội du kích
Bắc Sơn đƣợc thành lập
Quốc trở về nước trực
Hình ảnh: Ảnh minh họa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú tiếp lãnh đạo cách mạng Hội nghị lần thứ
8 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Đông Dương (5/ 1941) về Pác Bó, Cao Bằng lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; Lán Khuổi Nậm - nơi họp hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (5/1941)
8 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập (22/12/1944)
Hình ảnh: 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự
Video: Hoàn cảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời
Nhật đảo chính lật đổ
Cao trào kháng Nhật cứu nước (3/1943 –
Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ đƣợc triệu tập (15/4/1945)
12 Khu giải phóng Việt Bản đồ Khu
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú
Bắc đƣợc thành lập trở thành căn cứ địa chính của cách mạng
Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1” phát lệnh khởi nghĩa
Hình ảnh: Quân lệnh số
1 quyết định của Ủy ban khởi nghĩa; Lệnh tổng khởi nghĩa đƣợc phát hành rộng rãi và đƣợc toàn thể nhân dân đồng tình hưởng ứng
Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại
Hình ảnh: Cây đa Tân Trào – di tích lịch sử ở Tân Trào, Tuyên Quang
Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (14/8/1945)
Hình ảnh: Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật; Ngoại trưởng Nhật Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng Đồng minh của Nhật Bản - ngày 2/9/1945 trên chiến hạm USS Missouri
TT Nội dung của sự kiện Bản đồ Hình ảnh và video Ghi chú
16 Đại hội quốc dân họp ở
Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước (16/8/1945 -
Hình ảnh: Đình Tân Trào – nơi diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân năm 1945
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm
Bản đồ Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945
Hình ảnh: các hình ảnh thể hiện diễn biến cách mạng tháng Tám
Video: Diễn biến khởi nghĩa cách mạng tháng Tám
Bản đồ cần bổ sung (chƣa có trong SGK)
Vua Bảo Đại thoái vị
Hình ảnh: Không gian tái hiện cảnh vua Bảo Đại thoái vị
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” (2/9/1945)
Hình ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử
Video: Hồ Chí Minh độc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội
3.2.2 Các yêu cầu về số lượng, nội dung và hình thức thể hiện bản đồ
Dựa trên những nhận định và phân tích hiện trạng sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa lịch sử đã phân tích ở trên (mục 3.1), có thể đưa ra một số đề xuất cải tiến như sau:
Cần bổ sung bản đồ lịch sử để minh họa một số sự kiện lịch sử có thể đƣợc cụ thể hóa bằng bản đồ, là những sự kiện có gắn với vị trí, địa danh cụ thể (xem bảng 3.1)
Ngoài ra, khi trình bày thêm thông tin về các địa danh có liên quan với các sự kiện diễn ra trong bài học lịch sử, cần có bản đồ thể hiện tương ứng vị trí của từng địa danh
Về nội dung và hình thức thể hiện bản đồ
Ngoài yếu tố không gian, đảm bảo yếu tố thời gian cũng cần thiết để học sinh hình dung sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời gian và diễn biến Điều này có thể thực hiện bằng cách ghi trực tiếp thời điểm diễn ra trên bản đồ hoặc tận dụng tính năng lớp layer trong GIS để thể hiện từng sự kiện lịch sử riêng biệt, thay vì hiển thị toàn bộ nội dung sự kiện như bản đồ giấy.
Về hình thức thể hiện, cần sử dụng kí hiệu một cách thống nhất, tránh sử dụng cùng một kí hiệu để diễn tả cho nhiều đối tƣợng khác nhau Ví dụ nhƣ nhất quán trong việc sử dụng màu sắc trong việc phân biệt khi thể hiện các kí hiệu thuộc về quân ta và địch, sử dụng cùng kiểu cấu trúc để thể hiện mũi tiến quân hay rút lui Đồng thời, việc sử dụng các kí hiệu tƣợng hình trong bản đồ SGK lịch sử là điều cần thiết, vì đây là kí hiệu gần gũi với đối tượng thật, dễ liên tưởng, dễ gợi nhớ, phù hợp với tâm sinh lý học sinh Ngoài ra, cần tận dụng tối đa khả năng diễn đạt của kí hiệu (hình dạng, cấu trúc, độ dày, màu sắc) để thể hiện các sự kiện lịch tên để phân biệt mũi tiến công giữa ta và địch; dùng cấu trúc kí hiệu để phân biệt giữa hướng tiến công và hướng rút quân; dùng kí hiệu thể hiện loại binh đặt vào bên trong kí hiệu mũi tên để phân biệt loại binh; hoặc độ dày của kí hiệu để thể hiện quy mô lực lƣợng …
Hình 3.4 Khả năng diễn đạt của kí hiệu
Về yếu tố bổ sung, cần định vị vị trí địa bàn đó bằng bản đồ phụ (overview)
Mở rộng nội dung bản đồ bằng các hình ảnh, video… nhằm nâng tính sinh động cho bài học Bên cạnh đó, ứng với mỗi sự kiện cần bổ sung thêm các thông tin về các địa điểm và nhân vật liên quan Ngoài ra, cần thể hiện tỉ lệ (thường là dạng thước) trên bản đồ
3.2.3 Các yêu cầu về giao diện chức năng của chương trình ứng dụng
Về giao diện, nội dung của chương trình cần được trình bày rõ ràng, tạo thuận lợi cho người sử dụng truy cập đến nội dung mình quan tâm
Về chức năng của chương trình ứng dụng, cần đa dạng hóa các cách tiếp cận để người dùng có thể tìm đến nội dung quan tâm qua nhiều hướng như từ giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hoặc địa điểm lịch sử Các cách tiếp cận này phải có tính liên kết đa chiều, chẳng hạn khi người dùng truy cập vào một sự kiện lịch sử, họ có thể dễ dàng truy cập đến các nhân vật lịch sử hoặc địa điểm lịch sử liên quan và ngược lại.
Tiếp cận các sự kiện lịch sử theo thời gian: trình bày các sự kiện theo từng giai đoạn lịch sử
Tiếp cận theo các địa danh lịch sử: trình bày thêm thông tin về các địa danh có liên quan với các sự kiện diễn ra trong bài học lịch sử Mỗi địa danh lịch sử sẽ được định vị tương ứng trên bản đồ
Tiếp cận theo các các nhân vật lịch sử: trình bày thêm thông tin về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của các nhân vật có liên quan với các sự kiện lịch sử diễn ra trong bài học
Ngoài ra, mỗi nội dung cần có công cụ tìm kiếm nhằm hỗ trợ người sử dụng truy vấn thông tin trong cơ sở dữ liệu của chương trình Khi lệnh truy vấn hoàn thành, chương trình sẽ liệt kê các kết quả tìm kiếm được và người sử dụng có thể lựa chọn và truy cập đến dữ liệu mà mình tìm kiếm
3.2.3.2 Các yêu cầu về hỗ trợ tương tác với bản đồ lịch sử Đối với bản đồ được xây dựng trong chương trình, các chức năng hỗ trợ cụ thể bao gồm:
Quản lý các lớp bản đồ : GIS quản lý các đối tƣợng trên bản đồ theo từng lớp bản đồ Người sử dụng có thể tùy ý giữ lại hoặc ẩn đi các lớp bản đồ sao cho phù hợp với tiến trình của bài giảng
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
Xây dựng nội dung của chương trình ứng dụng GIS
4.1.1 Thiết kế CDSL chương trình ứng dụng dạy học môn lịch sử
Phân tích và tập hợp các yêu cầu
Phân tích CSDL của chương trình hỗ trợ dạy học lịch sử sẽ dựa vào cấu trúc chương trình giảng dạy SGK môn Lịch sử lớp 12, cụ thể như sau:
Chương trình lịch sử được chia thành các giai đoạn lớn, mỗi giai đoạn này đƣợc chia thành các giai đoạn nhỏ Ví dụ nhƣ các giai đoạn lịch sử lớn bao gồm: giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1930 – 1945, giai đoạn từ năm 1945 – 1954,…trong đó, giai đoạn từ năm 1930 – 1945 lại đƣợc chia thành các giai đoạn nhỏ là phong trào giải phóng cách mạng năm 1930 – 1935, phong trào dân chủ 1936 – 1939, phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945) Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời…
Mỗi giai đoạn lịch sử nhỏ có nhiều sự kiện lịch sử Mỗi sự kiện có nội dung của sự kiện, thời gian bắt đầu và có thể có hoặc không có thời gian kết thúc sự kiện Mỗi sự kiện đƣợc diễn ra trên một hoặc nhiều địa điểm, có thể có một hoặc nhiều nhân vật lịch sử tham gia
Một địa điểm có thể là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử và một nhân vật lịch sử có thể tham gia một hoặc nhiều sự kiện lịch sử Mỗi nhân vật lịch sử có các đặc điểm về năm sinh, năm mất, tuổi nhân vật, cuộc đời thân thế và sự nghiệp
Các yêu cầu khi khai thác CSDL hỗ trợ dạy và học lịch sử bao gồm:
Truy vấn đƣợc có các sự kiện lịch sử nào trong một giai đoạn lịch sử nhất định ?
Truy vấn được tương ứng với mỗi sự kiện lịch sử, tìm được có bao nhiêu nhân vật lịch sử tham gia? Diễn ra ở các địa điểm nào ?
Truy vấn đƣợc mỗi nhân vật lịch sử đã tham gia các sự kiện nào ? Hoặc một địa điểm là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử gì?
Từ sự phân tích trên ta có các thực thể trong CSDL bao gồm: giai đoạn lịch sử lớn, giai đoạn lịch sử nhỏ, sự kiện, nhân vật và địa điểm Mô hình khái niệm ER thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể này nhƣ sau:
Hình 4.1 Mô hình khái niệm ER
Mô hình quan hệ đƣợc chuyển từ mô hình khái niệm nhƣ sau:
1) Giai đoạn lịch sử lớn (mã giai đoạn lớn, tên giai đoạn lớn, năm bắt đầu, năm kết thúc)
2) Giai đoạn lịch sử nhỏ (mã giai đoạn nhỏ, tên giai đoạn nhỏ, mã giai đoạn lớn, năm bắt đầu, năm kết thúc)
3) Sự kiện (mã sự kiện, tên sự kiện, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, tháng bắt đầu, tháng kết thúc, năm bắt đầu, năm kết thúc, mã giai đoạn lịch sử nhỏ)
4) Nhân vật (mã nhân vật, tên nhân vật, năm sinh, năm mất)
5) Địa điểm (mã địa điểm, tên địa điểm)
6) Liên kết sự kiện – nhân vật (mã sự kiện, mã nhân vật)
7) Liên kết sự kiện – địa điểm (mã sự kiện, mã địa điểm)
Hình 4.2 Mô hình quan hệ
Dựa vào mô hình quan hệ, các thực thể sẽ đƣợc xây dựng trong hệ quản trị CSDL MySQL Cơ sở dữ liệu này đƣợc tích hợp vào Wamp Server thông qua công cụ phpMyAdmin Mô tả thuộc tính của các thực thể đƣợc thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 4.1 Mô tả thuộc tính của bảng giai đoạn lịch sử lớn
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Magd_main Mã giai đoạn lịch sử lớn Char 2
2 Tengiaidoan Tên giai đoạn lịch sử lớn Char 42
3 Nambatdau Năm bắt đầu Integer 4
4 Namketthuc Năm kết thúc Interger 4
Bảng 4.2 Mô tả thuộc tính của bảng giai đoạn lịch sử nhỏ
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Magd_sub Mã giai đoạn lịch sử nhỏ Char 2
2 Magd_main Mã giai đoạn lịch sử lớn Char 2
3 Tengiaidoan Tên giai đoạn lịch sử nhỏ Char 42
4 Nambatdau Năm bắt đầu Integer 4
5 Namketthuc Năm kết thúc Integer 4
Bảng 4.3 Mô tả thuộc tính của bảng sự kiện
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Masukien Mã sự kiện lịch sử Char 2
2 Magd_sub Mã giai đoạn lịch sử nhỏ Char 2
3 Tensukien Tên sự kiện Char 180
4 Ngaybatdau Ngày bắt đầu Interger 2
5 Thangbatdau Tháng bắt đầu Integer 2
6 Nambatdau Năm bắt đầu Integer 4
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
7 Ngayketthuc Ngày kết thúc Integer 2
8 Thangkethuc Tháng kết thúc Integer 2
9 Namketthuc Năm kết thúc Integer 4
10 Link Chứa đường dẫn liên kết với tập tin website Char 100
Bảng 4.4 Mô tả thuộc tính của bảng nhân vật
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Manhanvat Mã nhân vật lịch sử Char 2
2 Tennhanvat Tên nhân vật lịch sử Char 27
5 Link Chứa đường dẫn liên kết với tập tin website Char 100
Bảng 4.5 Mô tả thuộc tính của bảng địa điểm
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Madiadiem Mã địa điểm Char 2
2 Tendiadiem Tên địa điểm Char 30
3 Link Chứa đường dẫn liên kết với tập tin website Char 100
Bảng 4.6 Mô tả thuộc tính của bảng liên kết sự kiện – nhân vật
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Masukien Mã sự kiện Char 2
2 Manhanvat Mã nhân vật Char 2
Bảng 4.7 Mô tả thuộc tính của bảng liên kết sự kiện – địa điểm
TT Tên thuộc tính Mô tả Kiểu giá trị Độ rộng
1 Masukien Mã sự kiện Char 2
2 Madiadiem Mã địa điểm Char 2
Tạo và nhập dữ liệu vào CSDL MySQL
Dựa trên thiết kế trên, đề tài tiến hành tạo và xây dựng CSDL trên hệ quản trị CSDL MySQL
Hình 4.3 CSDL được xây dựng trên hệ CSDL MySQL
Hình 4.4 Dữ liệu được nhập trong CSDL trên hệ CDSL MySQL
4.1.2 Xây dựng và kết nối CDSL không gian PostgreSQL/PostGIS với
Nếu nhƣ hệ quản trị CSDL MySQL đƣợc sử dụng để xây dựng CSDL cho ứng dụng Web thì hệ quản trị CSDL PostgreSQL/PostGIS đƣợc sử dụng để xây dựng CSDL không gian phục vụ cho việc xây dựng các bản đồ lịch sử trong chương trình ứng dụng
Dựa vào yêu cầu thiết kế (mục 3.2.2), trong chương trình ứng dụng sẽ gồm có năm bản đồ lịch sử thể hiện các sự kiện lịch sử, ngoài ra sẽ có các bản đồ thể hiện vị trí của các địa điểm với từng địa điểm lịch sử tương ứng
Đối với các bản đồ thể hiện sự kiện lịch sử
Các lớp bản đồ đƣợc chia thành hai phần là lớp bản đồ nền và lớp bản đồ chuyên đề Các lớp bản đồ nền sẽ xuất hiện ở hầu hết các bản đồ lịch sử Đối với các lớp bản đồ chuyên đề, ứng với mỗi bản đồ lịch sử sẽ có các lớp bản đồ chuyên đề tương ứng
Các lớp bản đồ nền
Bảng 4.8 Mô tả dữ liệu của các lớp bản đồ nền
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 Vn_tinh Hành chính tỉnh Việt Nam Polygon
2 Vn_huyen Hành chính huyện Việt Nam Polygon
3 Vn_giaothong Các đường giao thông chính Polyline
4 Vn_thuyvan_region Các sông chính Polygon
5 Vn_thuyvan_line Các sông chính Polyline
Các lớp bản đồ chuyên đề
Bảng 4.9 Mô tả dữ liệu của bản đồ Khởi nghĩa Bắc Sơn
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 Bacson_diadanh Vị trí các địa danh trên khu vực diễn ra sự kiện lịch sử Point
2 Bacson_khoinghia Nơi quần chúng và binh lính ngụy quyền nổi dậy khởi nghĩa Point
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
3 Bacson_dukich Nơi thành lập đội du kích Bắc Sơn Point
4 Bacson_phaphang Nơi quan Pháp đầu hàng Point
5 Bacson_trichau Nơi chính quyền địch lung lay, tri châu bỏ trốn Point
6 Bacson_donbot Nơi quân Pháp đóng đồn, bốt trở lại Point
7 Bacson_nhat Hướng tiến đánh của Nhật Polygon
8 Bacson_phapchay Hướng quân Pháp bỏ chạy Polygon
9 Bacson_phapphancong Hướng quân Pháp phản công, đàn áp quân khởi nghĩa Polygon
Bảng 4.10 Mô tả dữ liệu của bản đồ Khởi nghĩa Nam Kì
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 Namki_diadanh Vị trí các địa danh trên khu vực diễn ra sự kiện lịch sử Point
2 Namki_khoinghia Nơi quần chúng và binh lính người
Việt nổi dậy khởi nghĩa Point
3 Namki_chinhquyen Nơi thành lập chính quyền chính quyền Point
4 Namki _bibat Nơi quân Pháp bắt và giết hại quân khởi nghĩa Point
5 Namki _nembom Nơi quân Pháp ném bom tàn sát Point
Bảng 4.11 Mô tả dữ liệu của bản đồ Binh biến Đô Lương
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 Doluong_diadanh Vị trí các địa danh trên khu vực diễn ra sự kiện lịch sử Point
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
2 Doluong _khoinghia Nơi binh lính nổi dậy Point
3 Doluong _bibat Nơi Pháp bắt bớ, giết hại các binh lính nổi dậy Point
4 Doluong _xuban Nơi Pháp xử bắn Đội Cung và 10 đồng chí của ông Point
5 Doluong _tiencong Hướng tiến công của binh lính nổi dậy Polygon
Bảng 4.12 Mô tả dữ liệu của bản đồ Khu giải phóng Việt Bắc
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 Vietbac_diadanh Vị trí các địa danh trên khu vực diễn ra sự kiện lịch sử Point
2 Vietbac _kgp Khu giải phóng Việt Bắc Polygon
3 Vietbac_thudo Thủ đô Khu giải phóng Việt Bắc Point
Bảng 4.13 Mô tả dữ liệu của bản đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 T8_diadanh Vị trí các địa danh trên khu vực diễn ra sự kiện lịch sử Point
2 T8_venuoc Ngày Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng Polygon
Nơi họp hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng Sản Đông Dương
4 T8_doi Nơi thành lập Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân Point
5 T8_daibieu Nơi họp Hội Nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng Point
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
6 T8_khoinghia Nơi khởi nghĩa Point
7 T8_vietbac Khu căn cứ Việt Bắc Polygon
8 T8_truoc19 Các tỉnh khởi nghĩa trước ngày 19/8 Polygon
9 T8_den25 Các tỉnh khởi nghĩa từ 19/8 đến trước này 24/8 Polygon
10 T8_den28 Các tỉnh khởi nghĩa từ 25/8 đến 28/8 Polygon
11 T8_saut8 Các tỉnh khởi nghĩa sau cách mạng tháng Tám Polygon
Đối với các bản đồ thể hiện vị trí các địa điểm lịch sử
TT Tên lớp Mô tả Kiểu dữ liệu
1 Vn_tinh Hành chính tỉnh Việt Nam Polygon
2 Vn_huyen Hành chính huyện Việt Nam Polygon
3 Vn_giaothong Các đường giao thông chính Polyline
4 Vn_thuyvan_region Các sông chính Polygon
5 Vn_thuyvan_line Các sông chính Polyline
Các lớp bản đồ được lưu trữ dưới định dạng shapefile (.shp) Dữ liệu được đƣa vào hệ CSDL PostgreSQL qua công cụ mở rộng PostGIS
Hình 4.5 Kết nối và đưa dữ liệu không gian vào PostgreSQL
CSDL không gian sau khi đƣợc đƣa vào PostgreSQL/PostGIS đƣợc kết nối với GeoServer Việc GeoServer lấy dữ liệu từ CSDL PostgreSQL/PostGIS rất hữu ích trong trường hợp dữ liệu cần cập nhật, chỉnh sửa, khi đó, có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ kết nối với CSDL PostgreSQL/PostGIS nhƣ: QuantumGIS, gvSIG…
Hình 4.6 Kết nối và đưa dữ liệu không gian từ PostgreSQL vào GeoServer
4.1.3 Trực quan hóa dữ liệu
Trong GeoServer, dữ liệu đƣợc định dạng bằng cách sử dụng một ngôn ngữ đánh dấu được gọi là Styled Layer Descriptor (SLD) và được lưu thành file có phần mở rộng là sld
Hình 4.7 Cấu trúc của ngôn ngữ SLD
Ngoài ra, GeoServer cho phép sử dụng các file SLD đƣợc tạo từ các phần mềm GIS, điều này có thể giúp việc định dạng dữ liệu đƣợc tự động hóa (thay vì phải viết các code bằng ngôn ngữ SLD) Các phần mềm GIS hỗ trợ xuất định dạng SLD rất phổ biến nhƣ QuantumGIS, gvSIG…
Hình 4.8 Thể hiện dữ liệu và đưa dữ liệu lên Web thông qua GeoServer
Xây dựng giao diện tương tác và các chức năng của chương trình
Chương trình ứng dụng được xây dựng bao gồm ba trang giao diện chính ứng với 3 hướng tiếp cận nội dung được nêu trong yêu cầu của mục 3.2.3.1
Hình 4.9 Giao diện trang sự kiện
Hình 4.10 Giao diện trang nhân vật
Hình 4.11 Giao diện trang địa điểm
Giao diện của chương trình ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình HTML, Javascript, PHP và CSS Trong đó, ngôn ngữ PHP cho phép truy cập vào các hàm của CSDL MySQL Việc trích xuất các nội dung trong CSDL bằng ngôn ngữ truy vấn SQL kết hợp với ngôn ngữ lập trình php sẽ giúp tự động hóa các tác vụ hiển thị các nội dung trên trang Web và tạo điều kiện thuận lợi cập nhật trang Web khi có sự thay đổi, chỉnh sửa Một số ví dụ sử dụng câu lệnh truy vấn SQL để hiển thị nội dung lên trang Web nhƣ sau:
Trong giao diện trang sự kiện, liệt kê các nhân vật và địa điểm lịch sử tương ứng với sự kiện đang đƣợc truy cập:
Hình 4.12 Tìm các nhân vật liên quan đến một sự kiện bằng câu lệnh SQL
Trong giao diện trang nhân vật, liệt kê các sự kiện có sự tham gia của nhân vật đang đƣợc truy cập:
Hình 4.13 Tìm các sự kiện liên quan đến một nhân vật bằng câu lệnh SQL
Trong trang giao diện địa điểm, liệt kê các sự kiện đã diễn ra trên địa điểm đang đƣợc truy cập:
Hình 4.14 Tìm các sự kiện liên quan đến một địa điểm bằng câu lệnh SQL
4.2.2 Chức năng của chương trình
Chức năng của chương trình có thể phân thành hai nhóm: (1) các chức năng chung; (2) chức năng cho phép người sử dụng tương tác với bản đồ lịch sử
Bảng 4.14 Các chức năng chung của chương trình ứng dụng
Nội dung tiếp cận Chức năng
Truy cập vào trang sự kiện bằng cách chọn các sự kiện đã liệt kê sẵn ở khung danh mục sự kiện
Tìm các sự kiện theo thời gian bằng cách chọn năm bắt đầu và năm kết thúc
Tìm các sự kiện bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
Nhân vật Tìm các nhân vật theo danh sách đƣợc liệt kê
Tìm các nhân vật bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm Địa điểm Tìm các địa điểm theo danh sách đƣợc liệt kê
Tìm các địa điểm bằng cách nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
Chức năng cho phép người sử dụng tương tác với bản đồ lịch sử
Bảng 4.15 Các chức năng hỗ trợ tương tác bản đồ lịch sử
Phóng to Bản đồ đƣợc phóng to, giúp xem chi tiết các đối tƣợng trên bản đồ
Thu nhỏ Bản đồ đƣợc thu nhỏ, giúp xem bản đồ một cách khái quát
Di chuyển bản đồ Di chuyển bản đồ đến vị trí cần xem
Xem thông tin tọa độ Tọa độ tại vị trí dừng chuột xuất hiện ở góc bên phải phía dưới bản đồ Ẩn/hiển lớp bản đồ Các bản đồ đƣợc đánh dấu sẽ hiển thị trên khung bản đồ
Ngƣợc lại, các bản đồ không đƣợc đánh dấu sẽ bị ẩn trên khung bản đồ
Xem overview Định vị vị trí của khu vực trang hiển thị trên khung bản đồ Tải bản đồ Tải bản đồ định dạng ảnh hoặc định dạng Layered PDF
Như vậy, với sự hỗ trợ của công nghệ WebGIS mã nguồn mở từ việc xây dựng CSDL, biên tập bản đồ, đến xây dựng giao diện và các chức năng tương tác, chương trình ứng dụng hỗ trợ dạy học môn lịch sử ở phổ thông đã được xây dựng với nội dung lịch sử cụ thể (giai đoạn 1939 – 1945) và các chức năng đa dạng về nội dung và các hình thức minh họa (bản đồ, hình ảnh, video) Trong đó, đề tài đã đề xuất được một CSDL hỗ trợ tiếp cận kiến thức lịch sử theo các hướng từ sự kiện, nhân vật và địa điểm Sử dụng ngôn ngữ lập trình php và ngôn ngữ truy vấn SQL để trích ra các thông tin cần thiết nhằm xây dựng giao diện và các chức năng (tìm kiếm, xây dựng các liên kết…) cho chương trình ứng dụng Việc xây dựng CSDL sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật, phát triển chương trình sau này.