1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Kiểm Nghiệm Thú Sản - đề tài - CÁC BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN LỢN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

46 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CÁC BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN LỢN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
Trường học HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành Kiểm Nghiệm Thú Sản
Thể loại Chuyên Đề
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 20,02 MB

Nội dung

Đặc điểm chung tiếpBệnh tích:+ Cấp tính: đại thể không rõ ràng, một số trường hợp có xuất huyết, tụ huyết trên bề mặt phổi, hoại tử gan.. + Mạn tính: thận có điểm hoại tử màu xám, vùng

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMVIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE

CHUYÊN ĐỀ 6:CÁC BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN LỢN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRONG QUÁ

TRÌNH KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ 6:CÁC BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN LỢN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRONG QUÁ

TRÌNH KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Trang 3

I BỆNH XOẮN KHUẨN

(Leptospirosis)

Trang 4

1 Đặc điểm chungBệnh chung của nhiều loài động vật (bò, chó, ngựa, cừu, dê, lợn, mèo, )

và người.Có tính chất nguồn dịch thiên nhiên.Mầm bệnh là vi khuẩn Leptospira spp (xoắn khuẩn nhỏ, mỏng, hai đầu

uốn cong giống như móc câu, có nhiều vòng lượn sóng sát nhau, tạo thành hình giống như chữ S, không lông, di động dạng lắc lư, co rút, lượn sóng, gram âm, hiếu khí triệt để).

Trang 5

1 Đặc điểm chung (tiếp)Bệnh xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng trũng

lầy lội và thường xảy ra vào mùa mưa.Lợn mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.Thường gọi là ‘‘lợn nghệ’’.

Triệu chứng: + Cấp tính: thường gặp ở lợn con, lợn con đẻ ra có chứng hoàng đản, sốt, co giật, xuất huyết, nước tiểu có lẫn máu, mắt màu hồng, hư thận và chết

Trang 6

+ Mạn tính: thường ở lợn lớn, chủ yếu lây qua đường sinh dục Lợn bị sảy thai, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt.

Da và niêm mạc vàng

1 Đặc điểm chung (tiếp)

Trang 7

1 Đặc điểm chung (tiếp)Bệnh tích:

+ Cấp tính: đại thể không rõ ràng, một số trường hợp có xuất huyết, tụ huyết trên bề mặt phổi, hoại tử gan.

+ Mạn tính: thận có điểm hoại tử màu xám, vùng xung quanh bị sung huyết.+Thai bị sảy: có biểu hiện hoàng đản, phù thũng nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể, tích nhiều dịch, có lẫn máu trong các xoang, xuất huyết ở vỏ thận.

Trang 8

1 Đặc điểm chung (tiếp)

Thai bị sảyHoại tử thận

Trang 9

2 Kiểm tra trước giết mổ

- Căn cứ vào triệu chứng của bệnh: vàng da, thiếu máu, kém ăn, còi cọc, sảy thai, sót nhau

Trang 10

3 Kiểm tra sau giết mổ

- Da và niêm mạc vàng.- Da tai mõm và niêm mạc miệng lưỡi hoại tử.- Vùng đầu, hầu, cổ thủy thũng, hạch cổ sưng to thủy thũng.- Hạch màng treo ruột sưng to, xuất huyết

- Hốc bụng, lồng ngực chứa nước vàng

Trang 11

3 Kiểm tra sau giết mổ (tiếp)

- Gan sưng to, nát màu đất.- Túi mật teo nhỏ dịch mật đặc hoặc túi mật sưng to bên trong có hạt lợn cợn màu lục xám

- Phổi thủy thũng.- Thận sưng to, bể thận có nước vàng.- Bàng quang có nước tiểu màu cà phê.- Bệnh mạn tính con vật gầy còm,có nhiều đám hoại tử ở niêm mạc, gan vàng

Trang 12

Lợn vàng daGan sưng

Trang 13

Viêm kẽ thận (bò)

Trang 14

4 Xử lý vệ sinh

- Biểu hiện bệnh cấp tính phải loại bỏ toàn bộ sản phẩm.- Bệnh mạn tính với tổn thương cục bộ có thể sử dụng làm thực phẩm

- Thịt và mỡ màu vàng để sau 24h (trong kho lạnh 0 – 4 oC) nếu không mất màu thì thịt và phủ tạng phải hủy bỏ; nếu thịt và mỡ nhạt màu hay mất màu đem luộc chín kiểm tra mùi, nếu có mùi khét phải hủy bỏ

Trang 15

II BỆNH DO SALMONELLA: BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN LỢN (SALMONELLOSIS)

Trang 17

1 Đặc điểm chung (tiếp)

- Vi khuẩn có trong đường tiêu hóa của động vật, tùy từng serotyp khác nhau có thể gây bệnh cho người, trâu, bò, lợn, cừu, gia cầm

- Lợn chủ yếu do: S choleraesuis, S typhisius, S typhimurium gây bệnh.- Bệnh thường xảy ra ở lợn cai sữa, rất ít khi xảy ra ở lợn trưởng thành và lợn con theo mẹ

- Bệnh được đặc trưng bởi 1 trong 3 hội chứng chủ yếu: bại huyết quá cấp tính, viêm ruột cấp tính, hoặc viêm ruột mạn tính

Trang 18

1 Đặc điểm chung (tiếp)

- Trong một ổ dịch nào đó, một thể bệnh này có thể thấy nhiều hơn các thể bệnh khác

- Triệu chứng: + Thể bại huyết: thường gặp ở gia súc non do S cholerasuis gây nên, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% và chết sau vài ngày Lợn bỏ ăn, lờ đờ, sốt cao, có hiện tượng ho nhẹ, ho ướt, kèm theo là hiện tượng thở khó, hoàng đản, lười vận động, nằm tụm góc chuồng và chết, xanh tím đặc biệt ở vùng 4 chân hay vùng bụng

Trang 19

1 Đặc điểm chung (tiếp)

+ Thể viêm ruột kết: thường ở lợn từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, do S typhimurium

hoặc S choleraesuis gây ra Lợn ỉa chảy, phân loãng nhiều nước, có màu vàng, có thể lẫn máu và mảng niêm mạc, còi cọc, lông xù

Trang 20

- Bệnh tích: + Thể bại huyết: đại thể: xanh tím ở tai, chân, đuôi, bụng; niêm mạc hạ vị sung huyết/ nhồi huyết; lách sưng to; hạch màng treo ruột và hạch vùng dạ dày – gan sưng to, thủy thũng; phổi chắc, đàn hồi, sung huyết lan tràn.

+ Thể viêm ruột kết: đại thể: hoại tử điểm/ lan tràn ở ruột, hoại tử hình cúc áo vùng kết tràng và trực tràng

1 Đặc điểm chung (tiếp)

Trang 21

1 Đặc điểm chung (tiếp)

- Thường ghép với bệnh khác: đặc biệt là dịch tả lợn và hiện tượng stress do dinh dưỡng hay các thay đổi đột ngột trong khẩu phần ăn

- Salmonella nói chung, là một trong những tác nhân gây ngộ độc nguy hiểm nhất với khoảng 2500 chủng, trong đó trên 200 týp

huyết thanh đã được phân lập

Trang 22

2 Kiểm tra trước giết mổ

- Triệu chứng: sốt cao, da vùng bụng và tai đỏ sẫm, triệu chứng thần kinh (run rẩy, co giật, bại liệt, ), viêm ruột ỉa chảy, co thắt trực tràng

Trang 23

3 Kiểm tra sau giết mổ

Các bệnh tích có thể thấy:- Thể bại huyết cấp tính: + Da có màu không bình thường + Các hạch lâm ba sưng to, ứ máu + Xuất huyết điểm và xuất huyết thành vệt ở thanh quản, dạ dày, ruột và bàng quang

+ Lách nhão, sưng to dai như cao su Lách dai như cao su

Trang 24

3 Kiểm tra sau giết mổ (tiếp)

- Thể viêm ruột cấp tính: + Viêm ruột hoại tử ở hồi tràng và ruột già khi bị nhiễm

S typhimurium

+ Sung huyết và gan hóa phổi

+ Xuất huyết rõ ở da + Xuất huyết điểm ở thận - Thể viêm ruột mạn tính: + Vùng hoại tử ở thành ruột tịt và kết tràng + Hạch lâm ba màng treo ruột sưng to

+ Viêm phổi mạn tính + Giãn và viêm phúc mạc nhẹ trong trường hợp co thắt trực tràng

Trang 25

Gan có điểm hoại tửHạch màng treo ruột xuất huyết

Trang 26

Ruột xuất huyết và các nốt loét

Trang 28

III BỆNH SUYỄN LỢN(SWINE ENZOOTIC PNEUMONIAE – SEP)

Trang 29

1 Đặc điểm chung

- Là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn về kinh tế do bệnh thường kéo dài, lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng, làm kế phát các bệnh khác

- Mầm bệnh là Mycoplasma (nhóm vi sinh vật đặc biệt, có hình thái hay thay đổi, dạng thường thấy của M hyopneumoniae là hình cầu, bắt màu Gr(-), để quan sát thường nhuộm Giemsa, sức đề kháng yếu với các điều kiện của ngoại cảnh)

Trang 30

1 Đặc điểm chung (tiếp)

- Lợn các lứa tuổi đều mắc nhưng lợn con từ 1-3 tháng tuổi, lợn vừa cai sữa mắc nhiều và chết nhiều

- Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp thông qua hô hấp, lợn khỏe tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh mới bị nhiễm bệnh

- Bệnh thường phát ra quanh năm Tuy nhiên sự thay đổi đột ngột về thời tiết kèm theo sự chăm sóc, nuôi dưỡng kém là những yếu tố stress làm cho bệnh phát sinh

Trang 31

1 Đặc điểm chung (tiếp)

- Biểu hiện bệnh lý tập trung chủ yếu ở đường hô hấp: triệu chứng khó thở, ngồi như chó, thở dốc, bụng hóp lại, viêm phổi đối

xứng, - Bệnh tồn tại ở 4 thể: cấp tính, thứ cấp tính, mạn tính và ẩn tính

Trang 32

2 Kiểm tra trước giết mổ

- Căn cứ vào triệu chứng như: con vật thường không sốt, kém ăn, gầy còm, tỷ lệ chết rất thấp, khó thở cấp hoặc ho khan, con vật

ngồi thở thể bụng giống như chó, nhất là sau khi vận động

Lợn khó thở, ngồi thở kiểu chó

Trang 33

3 Kiểm tra sau giết mổ

- Bệnh tích tập trung chủ yếu ở cơ quan hô hấp: + Phổi viêm các mức độ khác nhau, bệnh tích đối xứng 2 bên lá phổi, các thùy phổi trở nên cứng và có màu đỏ sẫm

+ Các thùy phổi hướng ra ngoài và phía đáy của chúng thường bị bệnh

+ Hạch phổi thủy thũng sưng to 2 - 5 lần - Bệnh thường ghép với tụ huyết trùng, phó thương hàn khi đó sẽ có bệnh tích của bệnh ghép

Trang 34

Rìa phổi bị nhục hóaPhổi viêm, gan hóa

Trang 35

Phổi gan hóa đối xứngHạch lympho phổi sưng to

Trang 36

4 Xử lý vệ sinh

- Cắt bỏ phủ tạng có bệnh tích, các phủ tạng khác luộc, thịt cho xuất

- Nếu có bệnh ghép thì phải xử lý theo bệnh ghép.- Thân thịt của con vật bị viêm phổi kèm với sốt hoặc bại huyết và gầy còm phải hủy bỏ

Trang 37

IV BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN(SWINE ERYSIPELAS)

Trang 38

1 Đặc điểm chung

- Là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn (là 1 trong 4 bệnh đỏ).- Các loài gia súc khác, gia cầm và người cũng có thể mắc bệnh.- Mầm bệnh là vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae (là một trực khuẩn nhỏ, thẳng hoặc hơi cong, đứng riêng lẻ hoặc nối với nhau thành chuỗi ngắn, đôi khi thấy hình cầu hoặc hình dùi cui, bắt màu Gram (+) nhưng cũng có thể bắt màu Gram (-) đặc biệt trong canh trùng già VK không lông, không di động, không hình thành nha

bào, sinh sản bằng trực phân, có thể hình thành giáp mô, hiếu khí tùy tiện, đề kháng yếu với sức nóng)

Trang 39

1 Đặc điểm chung (tiếp)

- Bệnh có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn khỏe và lợn ốm hoặc gián tiếp do các nhân tố trung gian nhiễm khuẩn: thức ăn, nước uống, rác,

- Bệnh có thể phát ra quanh năm - Đặc trưng của bệnh là tổn thương (dấu) ngoài da có hình tròn, vuông hay hình thoi; ở thể mạn tính với hiện tượng viêm nội tâm mạc và viêm khớp

Trang 40

2 Kiểm tra trước giết mổ

- Căn cứ vào các triệu chứng: sốt cao, bỏ ăn, viêm kết mạc, dấu trên da sưng phù nề màu đỏ, da chỗ dấu có thể bị tróc ra, sưng khớp, đi khập khiễng

Trang 41

3 Kiểm tra sau giết mổ

- Thể cấp tính: Căn cứ vào các bệnh tích xuất huyết toàn thân như:

+ Da và tổ chức liên kết dưới da tụ máu thấm nước nhớt đỏ, tương mạc tụ huyết xuất huyết

+ Hạch lâm ba sưng to, đỏ, mặt cắt có điểm xuất huyết có nhiều nước có khi tụ máu

+ Lách, thận sưng tụ máu, vỏ thận có đám tròn vuông tụ máu, lách sần sùi nổi phồng từng chỗ

+ Niêm mạc dạ dày-ruột tụ huyết xuất huyết + Cơ tim nhạt màu, xuất huyết điểm

Trang 42

3 Kiểm tra sau giết mổ (tiếp)

- Thể mạn tính (thường thấy nhiều hơn trong lò mổ), căn cứ vào bệnh tích như: + Khớp xương sưng

+ Bao tim tích nước, van tim loét sùi như hoa súp lơ

+ Trên da có dấu, da khô hoại tử bóc từng mảng (lợn khoác áo tơi)

Dấu trên da

Trang 43

Lách sưng, tụ máu, bề mặt nổi gồThận bị xuất huyết

Trang 44

Viêm nội tâm mạcViêm van tim thể loét sùi

Trang 45

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Trang 46

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình ‘‘Kiểm nghiệm thú sản’’ (2010) – BSTY Nguyễn Thị Bình Tâm – TS Dương Văn Nhiệm.

- Bài giảng ‘‘Kiểm nghiệm thú sản’’ – TS Nguyễn Thị Hương Giang (chương 6).- Giáo trình ‘‘Bệnh truyền nhiễm thú y’’ (2012) – TS Nguyễn Bá Hiên – TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ

- Thông tư 09/2016-TT-BNNPTNT- Một số trang web:

http://www.vietdvm.com/heo/benh-tren-heo/benh-pho-thuong-han-salmonellosis-tren-heo.html

https://www.pig333.com/pathology-atlas/exudative-epidermitis_31http://www.nadis.org.uk/bulletins/leptospirosis-in-pigs.aspx

http://nguoichannuoi.com/[-benh-lon-nghe-lepto-tren-lon-fm749.html

Ngày đăng: 24/09/2024, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w