BắtTayTrong Văn HóaGiaoTiếp Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắttay làm đôi bên xích lại gần nhau. Có những người chỉ sơ xuất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc. Đừng quên bắttay khi… Với người Việt Nam, bắttay là một nét vănhoá du nhập, nên có nhiều trường hợp không cần bắt tay. Nhưng bạn chớ bỏ qua hành động bắttaytrong những trường hợp như khi bạn được giới thiệu với một người lạ, tạm biệt một người bạn, khách mới hay đối tác. Khách hàng, đối tác hay bất cứ người nào đó tới cơ quan liên hệ công tác, bạn cũng chớ bỏ qua thủ tục đầu tiên này. Khi bạn được mời đến dự tiệc, buổi họp hay hội nghị, khi bạn đến đã có nhiều người đến trước, bạn hãy dành thời gian bắttay mọi người có mặt. Đặc biệt, sau khi ký kết hợp đồng hay một thoả thuận nào đó mà bỏ qua phần bắttay đối tác là một thiếu sót lớn. Những người cùng trang lứa cứ mạnh dạn chủ động bắttay trước, vì nó thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin, cởi mở của bản thân. Với người lớn tuổi hơn bạn, bạn không nên chủ động bắt tay, biết đâu người ta “cố chấp”, cho rằng bạn “không xứng” để bắt tay. Trước kia người ta cho rằng đàn ông phải đợi phụ nữ chìa tay trước, nhưng ngày nay tronggiao tiếp, không có sự phân biệt này. Bắttay – những điều nên và không nên Khi bắttay ai đó, bạn hãy tiến lại phía người đó với nét mặt tươi cười. Hãy dừng lại ở khoảng cách an toàn, rồi chìa tay về phía người đó. Chìa tay sớm để người ta phải nhoai người về phía bạn, hay tiến tới gần quá khiến người ta phải đứng lùi lại một bước là điều không nên. Hãy nắm cả bàn tay đối tác, sao cho ngón tay cái của bạn khít lên ngón cái của người ta, lắc 3 – 4 nhịp rồi buông ra là đủ. Xin bạn chớ nhiệt tình quá mà bóp tay người ta quá mạnh, giật tay người ta quá lâu khiến người ta đau, nhất là đối với phụ nữ. Hãy nhớ bắttay là thủ tục giaotiếp chứ không phải là thi “vật tay”. Nhưng bắttay hời hợt, yếu ớt, chưa chạn đã buông, hay bắttay kiểu cầm vài ngón tay cũng là không đạt tới mức kỹ năng. Đừng để tay ướt, dính nhớp mồ hôi mà bắttay khiến người ta có cảm giác cầm vào “con cá chết”. Nếu tay bạn bận hay bẩn, bạn cứ xin lỗi rằng bạn không thể bắt tay, chứ đừng chìa cánh tay, cùi tay ra để người ta bắt vào đó. Làm thế khác nào thay vì hôn môi, bạn lại chìa gáy cho người ta. Những bạn đeo nhẫn thì lưu ý để chúng không trở thành vũ khí sát thương đối phương. Nếu bạn là người thuận tay trái, cũng cố gắng chìa tay phải để bắt tay, không nên để đối tác phải rụt tay phải của họ lại để đổi sang tay trái cho giống bạn. Bắttay để chào hỏi ấn tượng hơn Bạn chỉ bắttay khi cả hai cùng đứng dậy hoặc cùng ngồi. Tối kỵ là khi một người ngồi, một người đứng lom khom, hay một người đứng trên bục cao, bậc trên của cầu thang, một người ở thấp hơn. Hãy bước tới, nghiêng người về phía trước một chút để bắt tay. Nhìn đối tác với mét mặt tươi vui, tránh bắttay người này, nhưng mắt nhìn người thứ hai, miệng chào người thứ ba. Với người lớn tuổi, nên cúi thấp hơn một chút để tỏ vẻ kính trọng. Bạn không cần thiết ấp cả hai bàn tay của mình vào tay người khác, hay cúi rạp mình, khiến người ta có cảm giác bạn nhúm mình khúm núm quá mức . Bắt Tay Trong Văn Hóa Giao Tiếp Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt tay làm đôi. xuất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc. Đừng quên bắt tay khi… Với người Việt Nam, bắt tay là một nét văn hoá du nhập, nên có nhiều trường hợp không cần bắt tay. Nhưng. đối với phụ nữ. Hãy nhớ bắt tay là thủ tục giao tiếp chứ không phải là thi “vật tay . Nhưng bắt tay hời hợt, yếu ớt, chưa chạn đã buông, hay bắt tay kiểu cầm vài ngón tay cũng là không đạt tới