Với mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang, đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở chương trình cao học, tôi chọn đề tài “Xưng hô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2008 NGŨ DIỄM THƯ
XƯNG HÔ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở HẬU GIANG
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN
TRÀ VINH, NĂM 2015
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài
Giới trẻ ngày nay rất dễ ảnh hưởng những thông tin từ các trang mạng xã hội, từ phim ảnh và môi trường sống… Dẫn đến việc xưng hô không chuẩn mực, bắt chước cách xưng hô trong phim nước ngoài, nói trống không, làm mất dần nét đặc trưng của xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt
Bên cạnh đó, việc xưng hô thân mật hoá cao, xưng hô mang tính tập thể, cộng đồng diễn ra ở các trường học, cơ quan nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của học sinh và có nhiều hạn chế kéo theo ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công việc ở các cơ quan nhà nước
Trước sự biến đổi xưng hô trong giao tiếp, những người có trách nhiệm trong ngành văn hóa, giáo dục cần có giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở các vùng, miền trong cả nước
Từ trước đến nay, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu và viết tài liệu văn hóa xưng hô của người Việt Các nghiên cứu đề cập đến cơ sở lý luận và cách xưng hô của người Việt dưới góc độ văn hóa Tuy nhiên, chưa
có đề tài nghiên cứu xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở địa phương cụ thể, cũng như chưa có giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở địa phương
Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cần phải bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt Đây là việc làm cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Trang 3Với mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang, đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở chương trình cao học, tôi chọn đề tài “Xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang” làm vấn
đề nghiên cứu
2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa giao tiếp được thể hiện trong việc sử dụng từ xưng hô lịch sự Nó có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân nên đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tế.Các công trình nghiên cứu:
- GS.TS Nguyễn Thiện Giáp nghiên cứu đề tài “Mối
quan hệ giao tiếp và cách xưng hô của người Việt”, bài viết được đăng trên trang thông tin www.vanhoahoc.vn
ngày 19/4/2008
- PGS.TS Hoàng Kim Ngọc, trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu đề tài “Từ xưng hô và văn hóa giao tiếp”, bài viết được đăng trên Nghiên cứu văn hóa
số 4, Tạp chí nghiên cứu văn hóa trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Tháng 10/2012, Thạc sĩ Trương Thị Minh Phương, Trường Đại học Yersin Đà Lạt nghiên cứu đề tài “Từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt”
- Tác giả Nguyễn Thị Diễm Phương viết bài
“Văn hóa xưng hô của người Việt”, trích Việt Nam học
và tiếng Việt các hướng tiếp cận, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 2011
3- Mục tiêu nghiên cứu
Trang 4- Tìm hiểu về xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang theo truyền thống và hiện đại.
- Phân tích hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang và các yếu tố ảnh hưởng đến xưng hô trong giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang hiện nay
- Qua đó đưa ra các giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
4- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của xưng
hô trong văn hóa giao tiếp
- Nghiên cứu hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
- Khảo sát thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hướng đến xưng hô trong giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
6- Phạm vi và giới hạn của đề tài
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cách xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn sâu tại các trường học, cơ quan hành chính nhà nước, hộ gia đình ở các lứa tuổi học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, cán bộ, giáo viên, nhân viên
Trang 5và người dân có tuổi đời từ 30 đến 60 tuổi Trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
7- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra (Anket): Xây dựng phiếu điều tra dùng cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh, tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp và hướng dẫn học
sinh, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh trả lời
Thu lại phiếu điều tra tại trường, ngay sau khi đối tượng nghiên cứu trả lời xong
Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Để hiểu được hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang, chúng tôi tiến hành lí giải, phân tích cách sử dụng ngôn
từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang, so sánh cách xưng hô trong văn hoá giao tiếp truyền thống và hiện đại, các nhân tố chi phối cách
sử dụng ngôn từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
Phương pháp thống kê: Nhằm xử lí thông tin thu được một cách chính xác, khoa học để đưa ra kết luận
về đối tượng nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp khác: Bên cạnh việc sử dụng chủ yếu các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: diễn dịch, quy nạp,…
Trang 6Từ những phân tích lí giải của các ngữ liệu, mệnh
đề, chúng tôi rút ra những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn qua từng chương, mục
8- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin về hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hoá giao tiếp
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lí đánh giá thực trạng xưng hô trong giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
- Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lí văn hoá, giáo dục định hướng giáo dục văn hóa xưng hô ở gia đình, nhà trường và xã hội
9- Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 3 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
- Chương 2: Hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
- Chương 3: Bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
Phần kết luận và khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm xưng hô
Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau Xưng hô là hành vi lời nói rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày Xưng hô thể hiện khả năng ứng xử, văn hóa giao tiếp và trình độ tri thức của những người tham gia giao tiếp
1.1.2 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một quá trình hoạt động của con người
tự do, biến đổi thế giới tự nhiên thành thế giới tự nhiên thứ hai có cấu trúc cao hơn và có dấu ấn người (có tính người) trong quá trình đó con người hình thành cái thiên nhiên bên trong của chính mình (cảnh quan nội tại của chính mình), đồng thời thể hiện thái độ (ứng xử) với thiên nhiên thứ nhất, lẫn thiên nhiên thứ hai và ứng
xử đối với chính mình Văn hóa là một hình thái xã hội toàn diện gồm ba hình thái: chuẩn mực, giá trị và biểu tượng
1.1.3 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác
và tìm hiểu người khác nhằm đạt được mục đích nào đó
1.1.4 Khái niệm văn hóa giao tiếp
Trang 8Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử,…
1.1.5 Vai trò của ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp
1.1.6 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
1.1.7 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giao tiếp
1.1.7.1 Tính văn hóa của ngôn ngữ
1.1.7.2 Tính ngôn ngữ của văn hóa
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Hậu Giang
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.3 Lịch sử hình thành
1.2.4 Hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
1.2.4.1 Xưng hô bằng danh từ thân tộc
1.2.4.2 Xưng hô bằng từ chỉ chức nghiệp
1.2.4.3 Xưng hô bằng đại từ
1.2.4.4 Xưng hô bằng tên riêng
Tiểu kết chương 1
Từ cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn và nhận thức của bản thân, trong chương 1, tác giả đã trình bày, phân tích để thống nhất những vấn đề chung có tính lí thuyết và thực tiễn như sau:
Vấn đề thứ nhất: Trình bày các khái niệm xưng
hô, văn hóa, giao tiếp, văn hóa giao tiếp, vai trò của
Trang 9ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp, phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Qua
đó để tìm mối liên hệ nội tại xưng hô và văn hóa giao tiếp
Vấn đề thứ hai: Nêu ra vùng văn hóa cần nghiên cứu đó là điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang để thấy được sự chi phối đặc trưng văn hóa xưng hô theo vùng
Vấn đề thứ ba: Trình bày, phân tích, so sánh hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang truyền thống và hiện đại Trong đó nêu khái lược các từ ngữ dùng để xưng hô trong giao tiếp thời kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và hiện nay
Qua ba vấn đề trên với những cơ sở lí thuyết chung làm nền tảng, cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu, nhận diện hình thức và đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC VÀ ĐẶC TRƯNG XƯNG HÔ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI
VIỆT
Ở HẬU GIANG 2.1 Tính thân mật trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
2.1.1 Xưng hô theo họ hàng thân tộc truyền thống
2.1.2 Xưng hô theo họ hàng thân tộc hiện đại
Tính thân mật trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại có chút khác biệt so với người Việt
Trang 10truyền thống Tuy nhiên, ở mỗi thời đại đều phản ánh được đặc trưng của xưng hô trong giao tiếp và tính thân mật trong xưng hô đã phản ánh đặc trưng văn hóa xưng hô.
2.2 Tính khiêm nhường trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
2.2.1 Tính khiêm nhường trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang truyền thống
Trong môi trường làm nông nghiệp có lịch sử lâu đời, con người cần tranh thủ sự hỗ trợ của người khác nên người Việt thường xuyên trau chuốt lời ăn tiếng nói của mình Chính vì vậy, người Việt thường có lối
“xưng khiêm, hô tôn”, tức tự hạ thấp mình và nâng người khác lên cao
2.2.2 Tính khiêm nhường trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại
Ngày nay, người Việt ở Hậu Giang vẫn thể hiện rất rõ tính khiêm nhường trong xưng hô, nhưng có chút biến đổi so với trước đây
2.3 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
2.3.1 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang truyền thống
2.3.1.1 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô ở gia đình, họ hàng
2.3.1.2 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô ngoài
xã hội
2.3.2 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại
Trang 112.3.2.1 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô ở gia đình, họ hàng
2.3.2.2 Tính tôn ti, thứ bậc trong xưng hô ngoài
2.4.2 Tính linh hoạt trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại
Dù ở thời đại nào, người Việt cũng có tính linh hoạt cao Vì vậy, trong hiện đại, việc sử dụng khá linh hoạt các từ ngữ dùng để xưng hô tùy vào mục đích và hoàn cảnh giao tiếp không khác nhiều so với truyền thống Với cách xưng hô tự nhiên, ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống đã làm nên đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang
2.5 Tính cộng đồng trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
2.5.1 Tính cộng đồng trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang truyền thống
Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cách xưng hô mang tính cộng đồng đã thể hiện trong đời sống thường
Trang 12ngày của người dân, kể cả gia đình quan chức Thường khi giao tiếp với nhau, họ cũng thể hiện sự ràng buộc người đó trong cộng đồng Họ thường sử dụng cách gọi: má thằng Hai, ba sắp nhỏ, má nó,…
2.5.2 Tính cộng đồng trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại
Tính cộng đồng trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang truyền thống đến nay vẫn tồn tại Tuy nhiên tính cộng đồng trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang ngày nay thể hiện rõ hơn Chúng ta vẫn thường nghe những cách gọi như trước đây: ông nội sắp nhỏ,
ba tụi nó, dì út nó,… Ngày nay, xưng hô mang tính cộng đồng còn thể hiện ở các cơ quan, công sở, thể hiện
cá nhân gắn kết với tập thể đơn vị
2.6 Tính bình dân trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang
2.6.1 Tính bình dân trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang truyền thống
Tính bình dân trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang đã được hình thành từ những người nông dân chân lấm tay bùn, họ ít được học hành, họ sống đơn giản, bình dị, họ phải lao động vất vả, luôn tranh thủ thời gian lo làm lụng, nên cách nói của họ cũng đơn giản, nói cho gọn, cho nhanh
2.6.2 Tính bình dân trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại
Từ truyền thống đến hiện đại, cách sử dụng từ xưng hô đều thể hiện được tính bình dân của người Việt
ở Hậu Giang Họ thường sử dụng các từ xưng hô như: tui, mình ên, ba sắp nhỏ, má nó,… và các từ khiếm diện
Trang 13mang thanh hỏi Trong giao tiếp, sử dụng từ xưng hô bình dân đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng không làm biến đổi văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang mà nó còn thể hiện sắc thái địa phương.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu, trình bày, phân tích, so sánh về đặc trưng xưng hô qua đó nhận diện văn hóa xưng hô của người Việt ở Hậu Giang Nội dung tập trung vào những vấn đề sau:
Luận văn nghiên cứu tính thân mật, tính khiêm nhường, tính tôn ti, thứ bậc, tính linh hoạt, tính cộng đồng, tập thể và tính bình dân trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang theo truyền thống thông qua tài liệu tham khảo và các tác phẩm văn học thời kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để hiểu rõ đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt truyền thống
Nghiên cứu về tính thân mật, tính khiêm nhường, tính tôn ti, thứ bậc, tính linh hoạt, tính cộng đồng, tập thể và tính bình dân trong xưng hô của người Việt ở Hậu Giang hiện đại thông qua khảo sát, phỏng vấn các đối tượng học sinh, cán bộ công chức và người dân ở địa phương để hiểu rõ đặc trưng xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Hậu Giang hiện nay
Qua nghiên cứu, tác giả kết hợp phân tích, so sánh
sự giống nhau và những điểm khác biệt về xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt truyền thống và xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt ở Bắc
Bộ với xưng hô trong văn hóa giao tiếp của người Việt
ở Hậu Giang hiện nay
Những nội dung nghiên cứu phân tích, so sánh trên là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu xây dựng