1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc Trưng Thể Loại Tiểu Thuyết Chương Hồi Trung Đại Việt Nam.pdf

26 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Thể Loại Tiểu Thuyết Chương Hồi Trung Đại Việt Nam
Tác giả Nhom 5, Lop 21SNV2
Trường học Truong Dai Hoc Su Pham
Chuyên ngành Van hoc
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Da Nang
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,39 MB

Nội dung

1 MO DAU Tiểu thuyết chương hồi là một trong ba bộ phận gồm truyện ngắn, ký, tiêu thuyết chương hồi cầu thành văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại.. Và nội dung tiêu thuyết chương hồi

Trang 2

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG THẺ LOẠI CỦA TTCH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 5

CHƯƠNG 3 ANH HUONG CUA TTCH TRUNG QUOC DOI VOI TTCH VIET

3.2 Tiếp thu có chọn lỌc -¿ 2¿©-++2+2+Ek2EESEEESEEEEEESEEErrkrerkrrrkerkrsree 21

Trang 3

1

MO DAU

Tiểu thuyết chương hồi là một trong ba bộ phận gồm (truyện ngắn, ký, tiêu thuyết chương hồi) cầu thành văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại Trong ba bộ phận đó

truyện ngắn ra đời trước và có vai trò đặt nền móng vững chắc cho toàn bộ văn xuôi tự

sự sự Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại không nhiều về số lượng và chủ

yếu là tiêu thuyết lịch sử Chúng tuy ra đời muộn mãi tới thế kỷ XVIII nhưng lại kết tỉnh

những kinh nghiệm nghệ thuật của toàn bộ văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại Và

nội dung tiêu thuyết chương hồi dựa trên cơ sở truyền thong tự sự dân gian và tự sự lịch

sử dân tộc; về hình thức, chúng một mặt tiếp thu kinh nghiệm của tiêu thuyết chương hồi Trung Hoa; mặt khác, kế thừa thành tựu tự sự của văn học viết Việt Nam (tr.817,

Nguyễn Đăng Na) Và đề tài này sẽ cung cấp những thông tin về đặc trưng thê loai nham

khơi gợi cho bạn đọc cũng như là khai thác sâu hơn về Tiểu thuyết chương hồi trung đại Việt Nam

Trang 4

2

CHUONG 1 TONG QUAN VE

TIEU THUYET CHUONG HOI TRUNG DAI VIET NAM 1.1 Khái niệm

1.1.1 Tiểu thuyết

Thuat ngit Tiéu thuyét (tiếng Hán: 2|J*i#, tiếng Pháp: Roman, tiếng Anh: novel,

fiction) da duoc sử dụng rộng rãi trên thế gidi Tiéu thuyết được hiểu là “tác phẩm tự sự

cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sông ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục,

đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa

dạng” Theo “Tử điển văn học” (Bộ mới), mục từ Tiểu thuyết xác định: “Thuật ngữ chỉ

tác phâm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình

hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ đề truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách Những định nghĩa trên là cách hiểu về thê loại tiêu thuyết hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây mà ngày nay rất phô biến

Nhưng với những người quan tâm đến văn học cô trung đại, đặc biệt là văn học Việt Nam hay văn học Trung Quốc thì định nghĩa về tiêu thuyết như trên chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến thê loại này Quan niệm như thế nào là tiêu thuyết trong hệ thong thé loai van hoc trung dai van con kha phức tạp va chưa có hồi kết

Ngay từ những ngày đầu thế kỷ XX, các học giả Việt Nam đã có những nhận định về tiêu thuyết Phạm Quỳnh cho rằng, nghĩa hai chữ “tiêu thuyết” trong sách Trung Quốc rộng lắm, phàm sách gì không phải là sách “chính thư” đều là tiêu thuyết, nhưng tiêu thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiêu thuyết như ngày nay Trần Nghĩa cho rằng, đây là một thê loại văn học lớn mà đặc trưng cơ bản là thông qua việc miêu tả

tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thê để khác họa tính cách nhân vật, nhằm phản ánh

cuộc sông muôn màu muôn vẻ Đối với các học giả cô đại Trung Quốc, tiêu thuyết không

phải là cái được phân loại, mà là vì không phân loại được nên mới thành tiêu thuyết

Với các nhà nghiên cứu phương Tây, dường như họ không có ấn tượng gì về tiêu thuyết cô ở Trung Quốc và các nước sử dụng chữ Hán trong quá trình đưa ra định nghĩa về tiểu thuyết Với các học giả phương Đông, cụ thê là ở Trung Quốc và Việt Nam, định nghĩa tiểu thuyết cũng rất mơ hồ và hầu như chưa được cô đúc thành một khái niệm và mới

chỉ là những quan niệm hết sức ngắn gọn, giản đơn, chưa nêu lên được những đặc trưng

cơ bản của thê loại

Trang 5

3

Như vậy, cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết được đưa ra, mỗi định nghĩa đều có những nội dung đúng đăn, hợp lý nhưng không định nghĩa nào đạt được sự thông nhất tuyệt đối Những nhà lý luận và sáng tác trên thể giới và các tác giả Việt Nam đều có những ý kiến phát biêu dưới hình thức những “tuyên ngôn” hoặc những nhận định vẻ tiểu thuyết những không có định nghĩa nào đủ sức bao quát được toàn bộ tính chất của thê loại này

Nguồn tham khảo:

[1] Vũ Thanh Hà (2009), “Thể loại Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam”, nguồn:

http:/Auanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbGWOS xcxli2009.1.1#

17.04.2022

, IĐầY truy cập:

[2] Vũ Thanh Hà - Nguyễn Thị Mỹ Dung, “Những quan niệm về tiểu thuyết và tiêu

thuyết chương hồi ở Việt Nam”, nguon: http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/nhung-

quan-niem-ve-tieu-thu yet-va-tieu-thuyet-chuong-hoi-o-viet-nam-vu-thanh-ha-54398/,

ngay truy cap: 17.04.2022

1.1.2 Tiểu thuyết chương hồi

Theo “Từ điển văn học” định nghĩa tiểu thuyết chương hồi là: “Thuật ngữ chỉ một dạng thức tiêu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cô điển Trung Quốc và Việt Nam Tiêu thuyết viết theo dang nay, phân chia tác phẩm thành các hồi khác nhau

phát triển từ lỗi giáng sử thoại bản (kế chuyện lịch sử, thời Tống — Nguyên Giảng sử

thoại bản hình thức kể chuyện (chủ yếu là truyện lịch sử) được những người kê chuyện

trong dân gian (thuyết thoại nhân — người kê chuyện, thuyết thư nhân — người kê sách) các đời kế lại, đối với những câu chuyện có dung lượng lớn, họ không kể xong ngay

trong một lần nên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêu

đề để tóm lại nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các hồi của thuyết

chương hồi vẻ sau” [10, tr 1732] Nguồn tham khảo:

[1] Vũ Thanh Hà (2009), “Thể loại Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam”, nguồn:

http:/luanan.nlv.gov.vnlluanan?a=d&d=TTbGWOSxcxli2009.1.1#, ngày truy cập: 17.04.2022

[2] Vũ Thanh Hà - Nguyễn Thị Mỹ Dung, “Những quan niệm về tiểu thuyết và tiêu

quan-niem-ve-tieu-thu yet-va-tieu-thuyet-chuong-hoi-o-viet-nam-vu-thanh-ha-54398/, ngay truy cap: 17.04.2022

Trang 6

đại thé kỉ XVIII — XIX nhờ những điều kiện nhất định và sự thúc đây của lịch sử, thê

loại tiêu thuyết chương hồi mới ra đời Nói về nguồn gốc ra đời của tiêu thuyết chữ Hán Việt Nam, tác giả Trần Nghĩa trong cuốn “Tống tập tiêu thuyết chữ Hán Việt Nam” cho rằng: “Nhìn một cách bao quát, tiêu thuyết chữ Hán Việt Nam ra đời là kết quả của những hối thúc từ bên trong do sự vận

động nội tại của bản thân nên học thuật chữ Hán Việt Nam sinh ra, cộng với những kích

thích từ bên ngoài do giao lưu văn học đưa lại Thẻ hiện rõ nhất là ở các tiểu thuyết chí quái, truyền kì và tiêu thuyết xã hội Xét về nguồn gốc nội tại tiêu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trước hết liên quan tới kho tàng thần thoại, truyền thuyết và truyện tích Việt Nam ” [25, tr L7] Đây cũng là tình hình từng diễn ra ở văn học nhiều nước thuộc

cộng đồng văn hiến Hán như Nhật Bản, Triều Tién,

Nguồn tham khảo: [1] Trinh Bich Thuy, “Gia tri van học và giá trị sử học của tác pham Hoàng Việt Xuân Thu”, nguồn: Internet, ngày truy cập: 17.04.2022

[2] Trần Nghĩa, “Sơ bộ tìm hiểu tiêu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán của Việt

Nam”, nguồn: hftp:/www.hannom.org.vn/web/tchn/data/92401v.htm, ngày truy cập: 17.04.2022

Trang 7

5

CHUONG 2 DAC TRUNG THE LOAI CUA

TIEU THUYET CHUONG HOI TRUNG DAI VIET NAM

2.1 Đặc trưng về nội dung Từ quan niệm ghi chép lịch sử đơn thuần của các sử gia đến sự vay mượn một

loại hình có sẵn của văn học Trung Hoa để truyền tải những nội dung lịch sử dân tộc, từ

chỗ chỉ có những tiêu thuyết ghi chép lịch sử đến chỗ thê loại này có thêm nhiều nội

dung khác như công án, tình yêu Từ đó cho thấy những ngã rẽ về phương diện nội dung

của tiêu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam cũng chính là một hình thức trong quá trình vận động của thể loại

Có thê chia tiêu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam thành ba nhóm lớn: Nhóm tiêu thuyết chương hồi viết về đề tài lịch sử gồm Hoan Châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Tây Dương Gia Tô bí lục, Hoàng Việt long hung chi, Việt Lam xuân thu và Trùng Quang tâm sử Nhóm tiêu thuyết chương hồi viết về đề tài tình yêu với tác phâm Đởo hoa mộng ký Nhóm tiêu thuyết chương hồi viết về

đề tài công án với tác phâm Điều thám kỳ án

2.1.1 Đề tài lịch sử

- Nội dụng: Tiểu thuyết chương hồi viết về nội dung lịch sử là hiện tuợng văn học đặc biệt Nó đặc biệt do hai chữ “lịch sử gây nên, bởi lịch sử tuy có nhiều thứ song chủ yếu là lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân và mỗi khi đời sống xã hội có biến động, xuất hiện những vấn đề nhức nhối, người ta thường tìm về với lịch sử, khai thác những vấn đề bị bỏ quên, nghe lại tiếng nói của lịch sử, muốn sống lại những thời khắc hào hùng và đau thương phải chăng từ những lẽ đó cho nên tiêu thuyết chương hồi Trung

đại Việt Nam dành khá nhiều thời lượng cho đề tài lịch sử.Tiểu thuyết chương hồi có nội dung lịch sử là một loại tiêu thuyết chuyên viết vềnhững nhân vật và sự kiện có thật

trong lịch sử, do đó mà có tên gọi “lịch sử” Đồng thời đó cũng chính là tiêu thuyết, chứ

không phải là truyện sử hay ký sự lịch sử, bởi nó không chỉ kể lại sự kiện và nhân vật, mà còn tái hiện lại cuộc sống, con người với cả không khí thời đại Vì thế, vai trò sáng

tạo của tác giả viết tiêu thuyết là rất lớn và tiêu thuyết lịch sử không chỉ có nhân vật và sự kiện lịch sử mà còn có nhiều nhân vật, sự kiện hu cau Nha van không chỉ tưởng

tượng mà còn đưa sự kiện của quá khứ trở về thời hiện tại của nó, cho người đọc sống

lại So với các tác phẩm lịch sử, sử ký, sử biên niên tiêu thuyết chương hồi viết về nội

dung lịch sử tuy ra đời khá muộn, nhưng nó xuất hiện trên nền tảng của tư duy tiểu

Trang 8

6

thuyết Nghĩa là khi các tác giả đã biết lay con người làm trung tâm, và chấp nhận sự hư cầu trong sáng tác

- Chung minh:

+ Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm):

“Nam triều công nghiệp diễn chí” của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm phác họa lại 133 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ lúc Nguyễn Hoàng vào trấn giữ Thuận Hóa cho

đến khi Chúa Ngãi mắt Diễn chí phản ánh khá chân thật lịch sử xã hội Việt Nam những

năm giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII, trong đó chủ yếu thuật lại quá trình hình thành Nam triều từ 1558 và đặc biệt nội chiến Nam - Bắc triều trong vòng bốn mươi lăm năm từ 1627 đến 1672 Nhan đề Nam triều công nghiệp diễn chí cho thấy, tác giả đứng trên lập trường Nam triều Song tác giả không hẹp hồi, có chấp Ông đã coi Nam - Bắc triều đều cùng một quốc gia Do đó, nếu Nam triều có điều gi bat cap, kể cả chúa, tác giả đều phê phán Nguyễn Khoa Chiêm không tán thành thái độ chẳn chừ, thiếu

quyết đoán của một số chúa Nguyễn đã đê lỡ mắt thời cơ thống nhất đất nước và đau

đớn thốt lên: “Thế là cơ hội tốt không còn chăng biết đến bao giờ mới thu được

Ị?

Trung Đô Tiếc thay!” (tr 429) Tác giả cũng không ngần ngại vạch ra những mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều Sự đồ kị tài năng giữa các tướng lĩnh Nam triều đã đây Chiêu Vũ rơi vào thảm hoạ suýt bị chúa Trịnh tiêu diệt Nguyễn Khoa Chiêm thở dài: “Các tướng Nam triều thì nghi ngờ do dự không nghĩ đến việc ruôi dai thang tiền” Cuộc chiến tàn khốc giữa Nam - Bắc triều mà điền hình là trận Ninh Xá năm 1672 đã được Nguyễn Khoa Chiêm tái hiện một cách rõ ràng, sinh động qua từng trang sách Trong cuộc chiến

ay, ai chính nghĩa? Ai phí nghĩa? Thật khó mà phân biệt! Chỉ biết rang, đất nước bị cắt

chia, nhân dân thì lầm than (tr.865, Nguyễn Đăng Na)

Có thê nói, Nam triều công nghiệp điễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là dư âm

của thời nội chiến Trịnh - Nguyễn đau thương và những bài học của nó Nhưng lịch sử

luôn luôn ổi tới, mang theo nguyện vọng của nhân dân về một đất nước thịnh vượng thái bình Giá trị văn học, sử học, ý nghĩa nhân văn của tác phâm có lẽ cũng hàm chứa trong

tinh than do (tr,116, V6 Van Thanh)

+ Hoang Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái): Ra đời vào cuối thế ki XVIII, Hoàng Lê nhất thống chí vừa giữ vị trí quan trọng vừa tụ hội được tinh hoa tiêu thuyết chương hồi Việt Nam “Hoàng Lê Nhất thống chí”

của Ngô Gia văn phái (gồm Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du và một số danh sĩ khác - Theo

Kiều Thu Hoạch Có thê gồm Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Thiến theo Phạm Tú Châu) gồm 17 hồi Hoàng Lê Nhất thống chí theo nghiên cứu của B.Riftin phân tích là tiểu thuyết

lịch sử, hơn nữa là lịch sử đương thời Trong 17 hồi, ba hồi đầu kế chuyện nhà chúa

Trịnh suy tàn, kiêu binh nỗi loạn Từ hồi thứ 4 đến hồi 14, cộng là 11 hồi miêu tả chủ

Trang 9

7

yeu hoạt động của vua Tây Sơn (các hồi 4,5,6,7, viết về năm 1785: các hồi 8,9,10 viết

về năm 1786; các hồi I1,12,17 viết năm 1788 và hồi 14 đại thắng quan Thanh, dẹp yên

bờ cõi ) Xét về bố cục như vậy có thể nói đây là tiêu thuyết về hoạt động Tây Sơn

phò Lê điệt Trinh, sau đó đánh quân xâm lược, thống nhất bờ cõi So với tiêu thuyết của

Nguyễn Khoa Chiêm thì Hoàng Lê Nhất thông chí tuy cũng có miêu tả hoạt động quân sự nhưng thiên về miêu tả cục diện chính trị và nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là bộ mặt tinh thần của nhiều tầng lớp xã hội Bức tranh lịch sử của tiêu thuyết được dệt

nên bởi rất nhiều giai thoại khôi hài Bắt đầu từ chuyện Thị Huệ làm nững chúa ném vỡ

hòn ngọc dạ quang, phê trưởng lập thứ, Quận Huy chọn chủ, Trịnh Tông mưu loạn bị truất Các sự kiện xoay quanh Nguyễn Huệ đậm đà màu sắc sử thi, mà đây là sự kiện

chỉ phối cảm hứng toàn thiện Tuy nhiên Hoàng Lê Nhất thống chí không chỉ có hài kịch

của triều đại sắp tiêu vọng, có hào khí anh hùng của cuộc chiến tranh chống giặc ngoại

xâm, mà còn có rất nhiều số phân bị kịch của kiếp nguoi Biết bao nhiêu vua chúa, hậu

phi quyền thế nghiêng trời, đắc sung lệch nước, rốt cuộc kết cục thảm thương Biết bao

nhân tài, nhân cách cứng cỏi, vì thời thế nhận lấy cái chết phi mệnh Triều đại Tây Sơn

lẫy lừng, sụp đô nhanh chóng Triều Lê Chiêu Thống cha con đều chết ở nước ngoài, mang nam xương tàn về nước Các kết cục ấy nhuồm một nỗi buôn sâu xa, hư vô như cảm xúc trong Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du (tr.306, 307, Trần Đình Sử)

+ Tây Dương Gia Tô bí lục (Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn

Bá Am và Trần Đình Hiên):

“Tây Dương Gia Tô bí lục” do Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên cùng soạn Tây Dương Gia Tô bí lục là tiêu thyết lịch sử-tô cáo, đối thoại Quyên một kê chuyện Giêsu ra đời sự tích các ngày lễ tương ứng Quyên hai kế chuyện Giêsu đặt bày lắm phép và bị nguy khốn nhiều phen Quyên ba kế chuyện Giesu bị hành hình sau đó sống lại, quyền bốn kê chuyện Giesu truyền bí pháp cho các môn đồ Quyền năm kê chuyện Giesu ra trận Quyền sáu kể chuyện Giesu truyền đạo thành công ở Rooma (Tây Dương) Quyền bảy kế các chuyện lửa đội dân chúng Quyền tám kế chuyện Giêsu truyền đạo ra nước khác và bị phản đối Quyền chín kế chuyện Giêsu truyền đạo vào nước ta và Trung Quốc Tám quyên đầu có tính chất dã sử, kê lại

sự tích theo tính chất truyền thuyết cuộc đời chúa Giêsu Quyền chín lại có tính chất lịch sử với các sự kiện lịch sử có thật Tính chất dã sử truyền thuyết được dựng lại khá cụ

thể, sinh động Nhưng đặc sắc 6 đây là tác giả xen vào những lời tô cáo, lật tây và phê

phán Những lời này hoặc là đưa vào chính văn, hoặc là đưa vào chú thích Chắng hạn

như sau: “Đại để người Tây Dương tốn Giêsu là con Chúa Trời, sợ người ta ngờ rằng tại sao đã là con Chúa Trời mà còn bị người bán? Cho nên mỗi khi ghi chép việc ấy lại phải đặt ra một cách giải thích dé che lấp đi, thật là nực cười Chắng hạn như nói rằng Giêsu chịu nạn là để chuộc tội cho thiên hạ Theo lý mà suy, Giêsu là con kẻ thợ mộc

Trang 10

8 mà dám tiém lễ chế ra áo mũ dé vương, nhận xang là con Chúa Trời, thế là pham tội

Tội mình mình chịu sao lại bảo là tội của Chúa trời, thế là phạm tội Vả lại quân lính

nước Giudé ha chang phải là người thiên hạ hành hình, lại còn chuộc tội cho thiên hạ nào?”

Quyên bốn kê ý kín của các phép làm lễ thánh cũng hấp dẫn vì lạ lùng Chăng

hạn, một đoạn trong quyến bốn: “Về ý kín của phép rửa tội, trước hết phải nói với dân

chúng về cái tội tổ tông truyền kiếp Dân họ tin chuyện ấy rồi thì mới làm phép rửa tội

được Nguyên cái đỉnh thóp là chỗ thông khí của trẻ sơ sinh, rảy nước lạnh xoa vào chỗ đó là để cho nhụt khí ay đi, tiếp đó đọc to câu: “Ta rửa tội cho người ” là cốt dé tran dp cõi lòng của nó Còn lời nhâm trong miệng thì niệm răng: “Hồn ngươi không khôn, tính ngươi không thiêng”, nhâm như thể ba lần, thé là bao nhiêu trí tuệ thông minh của đứa trẻ đều tiêu tan cả” Tác giả vạch ra rằng Đạo Giêsu đều là lừa phỉnh con người làm các phép nhằm làm cho con người ngu độn, mất hết tình cảm, mắt hết trí khôn, dé dễ bề sai

bao Tinh chat lat tây và đối thoại, chế giễu là nét đặc trưng của bút pháp Có thê xem

đây là tiểu thuyết đã sử - chính luận mà cái đích cuối cùng là tố cáo đạo Gia Tô mượn

cớ truyền đạo để làm cho dân ta ngu đối và xâm lược nước ta, kích động lòng nghĩa

phẫn và tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh Tỏ quốc (tr 305, 306, Tran Dinh Sử)

+ Việt Lam tiểu sử (Lê Hoàn):

Sau khi đạt đến đỉnh cao của Hoàng Lê nhất thống chí, tiêu thuyết chương hồi rơi vào tình trạng bề tắc nhưng còn những đại biêu cuối cùng trong đó có Việt Lam tiêu sử

“Việt Lam tiêu sử” do Tổng đốc Lê Hoàn hoàn chỉnh văn bản lần cuối cùng rồi cho khắc

¡n vào năm 1908 Khi đặt nhan đề tác phâm là “tiêu sử”, Lê Hoan muốn “đê phân biệt nó với chính sử” Có lẽ vì thế mà nhà sử học Phan Huy Lê phải lưu ý người đọc rằng, “đây là một bộ tiêu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo hư câu, theo trí tưởng tượng của tác giả” ; rằng tác phẩm “hoàn toàn đo tác giả sáng tạo ra” Và quả thật, trong Việt Lam tiêu sử đầy rẫy những đã sử, những hư cấu tưởng tượng Việt Lam tiêu sử lấy bối cảnh nước ta ba chục nam dau thé ki XV làm nền Vào thời điểm ay, hang loat biến cố

trọng đại của dân tộc đã diễn ra : Nhà Trần mắt vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thé ;

cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớn chưa từng

có và mang tính chất cực kì khốc liệt ; cuộc chiến tranh toàn dân vô cùng gian khô hi

sinh đưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi đã giành thắng lợi vẻ vang, lập nên triều Lê — một triều đại đánh đấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Ba chục năm ay

chứa đầy chất sử thi, cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử của thời ấy dường như là một bản

hùng ca Chọn thời gian và không gian lịch sử như vậy làm bối cảnh cho tác phẩm, phải thừa nhận rằng, tác giả có con mắt tính đời Về phương diện này, tác giả Việt Lam tiểu sử đã tiếp bước được Nguyễn Khoa Chiêm và Ngô gia văn phái Hơn nữa, cho tới cuối

thế kỉ XIX đầu XX chưa có một bộ tiểu thuyết chương hồi nào phản ánh giai đoạn lịch

Trang 11

9 sử hào hùng và bi trang đầu thế kỉ XV Cho nên, sự ra đời của Việt Lam tiêu sử đáp ứng được nhu cầu thời đại và lấp một mảng trồng trong văn học

Hơn nữa, cao trào chống Pháp dậy lên, rồi lắng xuống vào những năm nối tiếp giữa hai thế ki XIX - XX Trong không khí lặng lờ đến ngột ngạt ấy, Ngô Giáp Đậu, Lê

Hoan đi truy tìm những phút giây huy hoàng của thời xa xưa là một hướng đi đúng đắn

Nếu Ngô Giáp Đậu hướng về quá khứ gần, thì Lê Hoan hướng về quá khứ xa Vì khởi nghĩa Lam Sơn đã lùi sâu vào đĩ vãng gần năm thế kỉ, cho nên muốn dừng lại thời kì đó, nguol cam bút phai doc rất nhiều Đúng như GS Phan Huy Lê nhận xét: “Đọc qua Việt

Lam xuân thu tôi có ấn tượng rằng, tác giả là một người đọc rộng, biết nhiều Đề viết

tác phâm này, tác giả không những tham khảo nhiều sử sách trong nước, nhiều tập truyện trong dân gian mà còn tham khảo cả một số sử sách của Trung Quốc nữa” Tuy nhiên, su sách trong và ngoài nước, các tập truyện nơi dân gian chưa du sức làm sống dậy

thời kì đây bi trang cua da, téc dau thé ki XV Vi thé Lé Hoan — người hoàn chỉnh tác

pham, đã lần theo dấu vết người xưa, đến tận nơi mà chiến sự đã diễn ra năm trăm năm trước đề đi tìm cảm hứng cho sáng tác Ông quả không uống phí khi mục sở thị nơi chiến trường xưa (Tr 865, Nguyễn Đăng Na)

2.1.2 Đề tài tình yêu

- - Nội dụng: Văn học phản ánh cuộc sống COn người vì thế địa hạt tình yêu trở thành mảnh đất màu mỡ cho văn học, trong đó có văn học Trung đại Tuy nhiên, để tài tình yêu trong

văn học Trung đại dường như chỉ xuất hiện nhiều ở thể loại truyện thơ Nôm mà ít được

đề cập tới ở các théloai khác, trong đó bao gồm cả thẻ loại tiêu thuyết chương hồi Chính vì vậy, ngã rẽ của nhóm tiêu thuyết chương hồi viết về đề tài tình yêu với tác phẩm Đào hoa mộng ký của Nguyễn Đăng Tuyên ra đời vào khoảng năm 1860, dường như là một

sự thử nghiệm chuyền đổi về đề tài tiêu thuyết

- Chung minh:

+ Đào hoa mộng ký (Nguyễn Đăng Tuyền):

Cuộc tình duyên giữa Nguyên Sinh và Lan Nương Nguyên Sinh người Giang Bắc, là con một cựu thần nhà Lê Khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, chàng theo gia đình chạy tới Giang Tây Tại đây, Nguyên Sinh gặp Lan Nương, một ca kỹ nỗi tiếng Như có một sức

mạnh huyền bí nào đó run rủi, hai bên - một trai tài, một gái sắc - bất giác cử quấn vào

nhau Rồi trải qua một phen “bi-hoan-li-hợp”, cuối cùng họ mới hiểu hóa ra “dang trai” là hậu thân của Kim Trọng, “đăng gái” là hậu thân của Thúy Kiêu, và tất cả những người chung quanh họ không một ai nằm ngoài danh mục những kẻ mà kiếp trước vốn di là

nhân vật Truyện Kiều Chang han Tran Thư tiền thân là Thúy Vân, Dư Mỗi tiền thân là Từ Hải, Huệ Nương tiên than là Đạm Tiên, v.v Nhân vật Truyện Kiều phải sống thêm

Trang 12

10

một cuộc đời nữa dé chứng kiến hạnh phúc đôi lứa tròn đầy giữa Lan Nương và Nguyên

Sinh dưới bóng Phật tô từ bí, điều mà trong kiếp trước cả hai chưa thực sự được hưởng

2.1.3 Đề tài công án

- Nội dụng:

Ngoài hai mảng lịch sử và tình yêu, tiêu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam còn rẽ sang một hướng mới, mở rộng lãnh địa — đó là mảng tiêu thuyết chương hồi mang nội dung công án Khi chuyên hướng sang đề tài viết về nội dung công ấn, tiêu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam đã phản ánh được nhiều mặt của hiện thực đời sống xã

hội, tiêu biêu là cuộc đấu tranh giăng co quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, giữa pháp luật và tội ác, cho thấy tội ác di tinh vi, xảo trá đến mức nào thì cuối cùng bị pháp luật

trừng trị Ở đó, đạo đức truyền thống của phương Đông như chính nghĩa, công bằng, nhân hậu, thật thà luôn được đề cao, Song vì xuất hiện trong thời kì trung đại nên không tránh khỏi ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả báo ứng, một tư tưởng mà trong thời kỳ chính quyền bắt lực trước tội ác, thường được người dân bị cái ác ức hiếp lây làm chỗ

bám víu, an ủI

Ngoài ra, trong mảng tiêu thuyết chương hồi mang nội dung công án, khả năng xét đoán của con người cũng được khắng định, dần thoát ra khỏi yếu tố nhờ quỷ thần, sức mạnh siêu nhiên giúp đỡ Từ đây, văn học đã có sự dịch chuyên gần hơn với cuộc song hay nói cách khác từng hơi thở của cuộc sống đều được tái hiện qua các trang viết

- Ching minh: Điều thám kỳ án của Trương Thương Nham sáng tác vào khoảng năm 1890 Điều

thám kỳ án được chia làm 13 tiết, thuật lại những ấn khuất trong vụ án với các chi tiết

oan sai và công việc điều tra phá án để lần ra sự thật của vị quan thanh liêm Tác phẩm kế về nhân vật Hà Khắc Kiệt, có người con gái tên là Hà Anh Tú, cho đính hôn với Chu Nguyên Diệu Nhưng cuộc hôn nhân đã diễn ra hết sức phức tạp Trong thôn có chàng họ Trương chết vợ muốn lấy Anh Tú, dip tết, Nguyên Diệu đi chơi xuân bỗng nhiên mắt tích Tiếp đó Anh Tú cũng bị mất tích Ai cũng cho rằng đây là âm mưu của họ Trương Chàng vì vậy bị quan huyện bắt tội, tuyên án tử hình, chờ ngày hành quyết Được ít lâu quan huyện cũ thuyên chuyển, quan huyện mới họ Dương đến thay Thấy vụ án đáng ngờ nên đặt vấn dé thâm tra và xét xử lại Kết quả phát hiện Chu Du Lang cùng bố đã bắt cóc Nguyên Diệu bán cho một lái buôn người Hoa Còn Anh Tú bị tên trùm phi lu tao bày mưu đưa lên thuyén, ép làm vợ Cha con Du Lang và tên trùm phi Lưu Tạo cùng đồng bọn rơi vào vòng pháp luật Điểu thám kỳ án là tác phâm sử dụng kết cầu cốt truyện theo kiêu tiêu thuyết chương hồi của Trung Quốc Đây cũng chính là sự mở rộng dé tai, lãnh địa văn học trong thời kỷ trung đại, đồng thời phản ánh

Trang 13

11

hiện thực ở những khía cạnh khác nhau của bức tranh cuộc sống đa màu qua các thời đại

Tóm lại, tiêu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại là thể loại văn học gắn

liền với lịch sử, trực tiếp lấy lịch sử làm đề tài Nó thê hiện nổi bật nhất tính chat văn sử

bắt phân, đồng thời cũng thể hiện rõ chất văn học do chú trọng vào tính cach, chi tiết

biểu hiện và hình thức tô chức tác phẩm Mặt khác, do gắn với lịch sử, số phận nhân vật ít khi có hậu, mà thường là bi kịch (tr.308, Trần Đình Sử) Điều đó do đặc thù phát triển

lịch sử dân tộc và lịch sử phát triển văn tự dân tộc tạo nên Suốt hơn một ngàn năm tử

thé kỉ X đến cuối thế kỷ XIX - đầu XX, lịch sử Việt Nam là lịch sử của quá trình chống

giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, của quá trình đầu tranh chống giai cấp phong kiến áp bức, chống cát cứ phân miền dé đi đến quốc gia thống nhát

Nguồn tham khảo: [1] Trần Đình Sử (2005), Thi phap van học trung đại Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

[2] Nguyễn Đăng Na (2007), Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại, Văn học

Việt Nam thế ki X-XIX, Học Vương chủ biên, NXB Giáo dục

[3] Trần Nghĩa, “Sơ bộ tìm hiểu tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán của Việt Nam”, nguồn: htp://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/92401v.htm, ngày truy cập:

[5] Võ Văn Thành, “Sự vận động vẻ nội dung tư tưởng của tiêu thuyết chương hồi trung

đại Việt Nam”, nguồn: https://tailieu.vn/doc/su-van-dong-ve-noi-dung-tu-tuong-cua-

tieu-thuyet-chuong-hoi-trung-dai-viet-nam-2014297.html, ngay truy cap: 17.04.2022

Ngày đăng: 23/09/2024, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN