1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình Thái Kinh Tế Xã Hội Cộng Sản Chủ Nghĩa Bao Gồm Mấy Thời Kỳ (Giai Đoạn), Làm Rõ Đặc Trưng Cơ Bản Của Từng Giai Đoạn Liên Hệ Với Đặc Điểm Của Thời Kỳ Quá Độ Lên Cnxh Ở Việt Nam.pdf

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa bao gồm mấy thời kỳ (Giai đoạn), làm rõ đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn? Liên hệ với đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hào
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải c

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa/Viện: Khoa học quản lý

BÀI TẬP LỚN

Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

Đề 3: Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa bao gồm mấy thời kỳ (Giai đoạn), làm rõ đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn? Liên hệ với đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hào

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Thúy

Hà Nội,2023

Trang 2

Mục Lục

I Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

1 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH 3

1.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH 3

1.2 Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH …4

2 Giai đoạn CNXH 5

3 Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 7

IILiên hệ với đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 1 Tính tất yếu thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam 8

2 Những thành tựu nước ta đạt được trong thời kì xây dựng XHCN ….9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

I Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chũ nghĩa (CNXH) lên xã hội cộng sản chủ nghĩa Trong CNXH, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa có thể chia thành 3 thời kỳ: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH; CNXH và Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

1 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH

1.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH

Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa - xã hội mà CNXH phát triển trên chính cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó, cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH được lý giải từ các căn cứ sau đây:

Mộtlà,chủ nghĩa tư bản và CNXH khác nhau về bản chất Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức bóc lột CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể: không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng, áp bức, bóc lột Muốn có xã hội như vậy cần phầi có một thời kỳ lịch sử nhất định

Hailà, CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất - kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn cho tiền đề vật chất - kỹ thuật đó phục vụ cho CNXH cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại

Trang 4

Balà, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó

Bốnlà, xây dựng CNXH là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cần

có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tể xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên CNXH, thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản ở trình

độ trung bình, đặc biệt là những nước ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp

1.2 Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH:

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Trong lĩnh vực kinh tế

Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất

cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất

-kỹ thuật của CNXH Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 5

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể, hình thức và bước đi khác nhau Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa

xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên CNXH

Trong lĩnh vực chính trị

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng đảng cộng sản ngày càng trong sạch, vũng mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử

Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Nội dung cơ bán trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội: khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng CNXH; xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới

Trong lĩnh vực xã hội

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng lá tự do của người này và điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác

2 Giai đoạn CNXH

Xã hội xã hội chủ nghĩa (CNXH - giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) là một xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Trang 6

Thứnhất,cơsở vật chất-kỹthuậtcủaxãhội xãhội chủnghĩalànềnđạicông

nghiệpđượcpháttriểnlêntừnhữngtiềnđềvậtchất-kỹthuậtcủanềnđạicôngnghiệptư

bảnchủnghĩa Mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng của nó, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của chế độ đó Công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất - kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa Nên đại công nghiệp cơ khí đã từng là cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản CNXH nảy sinh với tư cách là một chế độ xã hội phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, do vậy cơ sở vật chất

-kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp phát triển lên từ tiền đề vật chất - -kỹ thuật của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, có trình độ cao hơn so với trình độ nền công nghiệp của xã hội tư bản chủ nghĩa

Thứhai,CNXHxóabỏchếđộtưhữutưnhântưbảnchủnghĩa,thiếtlậpchếđộsở

hữuxãhộichủnghĩavềtư liệusảnxuất Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấy tư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư sản, tập trung những tư liệu ấy vào trong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội Do vậy, chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được xác lập đầy đủ

Thứba,xãhộixãhộichủnghĩalàmột chếđộxãhộitạorađượccáchtổchứclao

độngvàkỷluậtlaođộngmới.Khi đạt tới xã hội xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hóa, không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, do vậy đã tạo điều kiện cho ngựời lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội Thời kỳ này, CNXH cũng tạo ra được cách thức tổ chức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và quản lý thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

CNXH được xây dựng trên cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền đại công nghiệp ở trình độ phát triển cao, do vậy đòi hỏi một kỷ luật lao động chặt chẽ trong từng khâu, từng lĩnh vực, trong sản xuất của toàn xã hội theo những quy định chung của luật pháp

Thứtư,xãhộixãhộichủnghĩalàmộtchếđộxãhộithựchiệnnguyêntắcphân

phốitheolaođộng,coiđólànguyêntắccơ bảnnhất.Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tuy sản xuất đã phát triển, nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định, vì vậy thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là tất yếu Mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu

Trang 7

quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội Ngoài phương thức phân phối theo lao động là phương thức cơ bản nhất, người lao động còn được phân phối theo phúc lợi xã hội Bằng thu thuế, những đóng góp khác của xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, đường giao thông v v.Đó là những công trình phúc lợi, phục

vụ cho mọi người trong xã hội Nguyên tắc phân phối này vừa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong xã hội chủ nghĩa, vừa thể hiện tính ưu việt của CNXH Thứnăm,xãhộixãhộichủnghĩalàmộtxãhộimàởđónhànướcmangbảnchất

giaicấpcôngnhân,cótínhnhândânrộngrãi, tínhdântộcsâusắc

Thứsáu,xãhộixãhộichủnghĩalàmộtxãhộiđãthựchiệnđượcsựgiảiphóngcon

ngườikhỏi ách ápbức, bóc lột;thực hiệnbình đẳngxã hội,tạođiềukiệncho con người pháttriểntoàn diện

3 Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người, C.Mác đã có những dự báo về sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản)

Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ của cải xã hội đã trở nên dồi dào, ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con người được giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới có thể thực hiện được nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"

Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác đã dự báo:"Khi mà lao động trở thành không những là một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào – chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"

Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn

Trang 8

II Liên hệ với đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

1.1 Tính tất yếu của thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam

Trong tính tất yếu, nước ta xác định nhu cầu đi lên CNXH Do đó trong khoảng thời gian chưa thống nhất đất nước, thời kỳ quá độ được diễn ra trước tiên ở Miền Bắc Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1954 sau khi miền Bắc được giải phóng Sau đó, các tính chất trong đấu tranh giải phóng và chi viện cho miền Nam được thực hiện Đến năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất hai miền Nam Bắc Khi đó, sự thống nhất trong vai trò lãnh đạo của Đảng đặt ra mục tiêu phát triển đất nước Trước tiên là khôi phục kinh tế,

xã hội và đi lên CNXH Như vậy đến năm 1975, cả nước cùng quá độ lên CNXH Diễn ra với các chính sách cần thiết dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên CNXH của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam

Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có những đặc điểm riêng nên không thể rập khuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những nước đã qua chủ nghĩa

tư bản Nếu như nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở các nước XHCN đã qua chủ nghĩa

tư bản phát triển là cải biến những cơ sở của chủ nghĩa tư bản thành CNXH, thì ở nước ta đồng thời với việc cải biến những cơ sở hiện có thành những cơ sở của CNXH, lại phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển của CNXH

Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các

Trang 9

thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quả độ lên CNXH

1.2 Thành tựu đạt nước ta đạt được trong thời kỳ xây dựng CNXH ngày nay Mục tiêu nhất quán của Đảng và nhân dân ta là đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua Trong gần một thế kỷ đấu tranh, lao động, sáng tạo, Đảng và nhân dân ta đã từng bước nhận thức đầy đủ hơn, hình dung rõ ràng hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Chúng ta thực hiện mục tiêu,

lý tưởng đó trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức Song dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng đã đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khởi xướng đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới

30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển năm 2011) và 35 năm đổi mới: “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh

mẽ, toàn diện so với trước đổi mới Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước” Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế đất nước tăng lên Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng Các chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện có kết quả Chính trị xã hội ổn định; quốc

Trang 10

phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa được tăng cường Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng được hoàn thiện Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt Nhìn một cách tổng thể, mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước được thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng lòng ủng hộ, tin tưởng, bạn bè quốc tế tín nhiệm

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam sáng tỏ như ban ngày, không thế lực đen tối nào có thể che phủ được Đến nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 343 tỉ USD, trong tốp 40 nền kinh tế lớn của thế giới và đứng thứ 4 trong ASEAN; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 3.500 USD; nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam đã dẫn dắt tổ chức khu vực này vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp kinh tế toàn khu vực (RCEP) vượt qua vạch đích để ký được hiệp định Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021”

Rõ ràng là toàn bộ sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ của Đảng và nhân dân ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú, hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn Hành trình của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới phù hợp “ý Đảng”

và “lòng dân” đã và đang kết hợp tất cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa Đó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên những thành tựu mới to lớn hơn nữa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 29/05/2024, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w