ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠ ACID URIC MÁU/GÚT BẰNG THUỐC ỨC CHẾ XANTHINE OXYDASE TRÊN BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ... BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BTM Bệnh
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành khảo sát nồng độ acid uric máu ở 98 bệnh nhân BTM giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ (mục tiêu 1)
Chọn bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn tăng acid uric máu/gút (EULAR/ACR 2015)/BTM giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ với sAU > 6,8 mg/dl, có chỉ định điều trị hạ acid uric máu (mục tiêu 2), phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
- Nhóm điều trị bằng Allopurinol: 23 bệnh nhân (Liều khởi đầu 100mg/ngày 1 tuần điều chỉnh liều 2 - 4 tuần đạt mục tiêu sAU ≤ 420àmol/L giữ liều điều trị)
- Nhóm điều trị bằng Febuxostat: 22 bệnh nhân (Liều dùng 40mg/ngày)
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh - Bệnh nhân BTM giai đoạn cuối với MLCT < 15ml/phút/1,73m 2 - Bệnh nhân chưa được sử dụng các thuốc hạ acid uric máu
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các trường hợp nhiễm trùng cấp biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm sàng
- Có kèm theo một trong các bệnh lý: bệnh lý ác tính, bệnh tự miễn, chấn thương, phẫu thuật, lao phổi đang điều trị
- Bệnh nhân có bệnh lý mạch vành mạn, tiền căn nhồi máu cơ tim, viêm gan cấp
- Bệnh nhân quá già > 80 tuổi
- Bệnh nhân rối loạn tâm thần không trả lời được đầy đủ các câu hỏi cần thiết trong khám lâm sàng
- Không hợp tác nghiên cứu hoặc tử vong, chuyển sang cơ sở điều trị khác.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang, phối hợp nghiên cứu dọc có can thiệp
2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu Chọn tất cả bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ đủ tiêu chuẩn chọn bệnh đưa vào nhóm nghiên cứu
2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu tại Khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu - Máy xét nghiệm sinh hóa máu: máy Olympus AU400, máy Cobas 6000 tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- Cân bàn: dùng cân bàn do Việt Nam sản xuất có đối chiếu với các cân khác, cân được đặt ở vị trí cân bằng và ổn định
- Máy đo huyết áp: đồng hồ hiệu ALPK2 Nhật Bản
- Máy chạy thận nhân tạo Dialog công ty BBraun và Nikiso Đường mạch máu: Nối thông động tĩnh mạch cẳng tay - cánh tay
Màng lọc: Polysulfone B.Braun Tốc độ bơm máu trung bình: 250 - 300ml/phút Tốc độ dịch: 500ml/phút
Kháng đông: Heparin - Lovenox Thời gian: 3,5 → 4 giờ/ 1 lần x 3 lần/ 1 tuần
2.2.5 Các biến số nghiên cứu
2.2.5.1 Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể
Để đo chiều cao chính xác, sử dụng thước gắn cố định vào tường Bệnh nhân đứng thẳng với mặt nhìn hướng tới trước, cởi bỏ giày dép, hai đầu gối khép lại, hai gót chân chạm sát tường và mặt đất Đo chiều cao đến độ chính xác 0,5 cm.
- Đo cân nặng: sử dụng bàn cân Việt Nam sản xuất đã được hiệu chỉnh với các cân khác Bệnh nhân mặc quần áo nhẹ, không đội mũ, không mang các vật nặng khác Đo cân nặng chính xác đến 0,5 kg
- Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) [5]
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo các nước ASEAN giống với tiêu chuẩn Châu Á trưởng thành [5]
- Béo phì độ 1 - Béo phì độ 2
Thời gian lọc máu (tháng): Tính từ thời điểm bệnh nhân lọc máu lần đầu đến thời điểm nghiên cứu, thu thập bằng phiếu điều tra thông qua phỏng vấn bệnh nhân
Tổng thời gian lọc máu trong tuần: Tính bằng giờ bằng tổng số giờ bệnh nhân phải lọc máu trong 1 tuần
2.2.5.3 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Khám lâm sàng có thể phát hiện hạt tophy dưới da và các biến đổi đặc hiệu của viêm khớp do gút
Hạt tophy ở dưới da có thể tìm thấy khắp nơi trên bề mặt của da, nhưng vị trí hay gặp là ngón tay, cổ tay, vành tai, gối
Viêm nhiều khớp hay gặp ở giai đoạn mạn tính Viêm nhiều khớp không đối xứng ở bàn tay, bàn chân đôi khi khó phân biệt với viêm khớp dạng thấp
Tiểu ít thường là triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thận tăng acid uric Trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể đi kèm với phù nề và suy tim sung huyết.
2.2.5.4 Phương pháp lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo
Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân được giải thích và cung cấp những thông tin cần thiết của quá trình lọc máu Bệnh nhân làm fistule và lên kế hoạch phẫu thuật trước khi lọc máu từ 3-6 tháng
Thời gian lọc: 2 đến 3 lần mỗi tuần mỗi lần 3 - 4 giờ tùy thuộc tình trạng bệnh cũng như điều kiện của bệnh nhân
Máy lọc - màng lọc: Máy lọc thận Nikiso, Dialog+ và màng lọc của nhà sản xuất Bbraun - Cộng hòa Liên bang Đức Màng lọc sợi rỗng Diacap Ultra với chất liệu sợi màng bằng polysulfone
Kỹ thuật lọc: phương pháp thẩm phân máu hoạt động theo cơ chế khuếch tán Dịch lọc với chất đệm là bicarbonate [25]
Trước khi đo, bệnh nhân nghỉ ngơi 5-10 phút, ngồi với tay ngang mặt bàn Huyết áp đo tối thiểu 2 lần, cách nhau 2 phút, lấy giá trị trung bình Máy đo huyết áp ALPK2 của Nhật đã hiệu chỉnh với máy đo thủy ngân, có băng quấn rộng bằng 2/3 chiều dài cánh tay, túi hơi quấn ít nhất 2/3 chu vi cánh tay, băng quấn cách nếp gấp khuỷu tay khoảng 2,5 cm Khi đo, bơm nhanh thêm 30 mmHg trên mức áp lực đủ làm mất mạch quay, xả hơi với tốc độ trung bình 2-3 mmHg, đo bằng phương pháp nghe Huyết áp đo ở cả hai tay, lấy giá trị cao hơn.
Huyết áp tâm thu là áp lực trong động mạch vào thời điểm bắt đầu nghe thấy tiếng tim đập trong khi đo huyết áp Ngược lại, huyết áp tâm trương là áp lực khi tiếng tim đập biến mất.
Thời điểm đo huyết áp: bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh hoặc tắm ít nhất 15 phút, không hút thuốc lá, hoặc sử dụng các thuốc kích thích giao cảm, đo huyết áp trước thời điểm bệnh nhân lọc máu chu kì [25]
Tiêu chuẩn chẩn đoán THA
- Khi HA >140/90mmHg, sau ít nhất 2 lần đo
- Đánh giá: dựa vào tiền sử THA hoặc THA chẩn đoán lúc mới vào viện
Bảng 2.2 Phân độ THA của Hội Tăng huyết áp Việt Nam năm 2018 [12]
Phân loại HATT(mmHg) HATTr (mmHg)
HA bình thường HA bình thường cao THA độ I (nhẹ) THA độ II (trung bình) THA độ III (nặng) THA tâm thu đơn độc
≥140 và/hoặc và/hoặc và/hoặc và/hoặc và/hoặc và
2.2.5.6 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2020 [6] Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong bốn tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau (vào ngày khác, không bắt buộc phải đúng với thời điểm xét nghiệm lần đầu):
1 Nồng độ glucose huyết thanh lúc đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7 mmol/L) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường) Hoặc
2 Nồng độ glucose huyết thanh 2 giờ sau uống 75g glucose ≥200mg/dL (11,1 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống Hoặc
3 HbA1C ≥ 6,5 % Hoặc 4 Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hoặc cơn tăng đường huyết, nồng độ glucose huyết thanh bất kỳ trong ngày ≥200mg/dL (11,1 mmol/L) [6]
2.2.5.7 Nguyên nhân bệnh thận mạn
Bảng 2.3 Phân loại nguyên nhân BTM theo KDIGO 2012 [4]
Nguyên nhân Bệnh thận nguyên phát Bệnh thận thứ phát sau bệnh toàn thân Bệnh cầu thận Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu, bệnh cầu thận màng… Đái tháo đường, thuốc, bệnh ác tính, bệnh tự miễn
Bệnh ống thận mô kẽ
Nhiễm trùng tiểu, Bệnh thận tắc nghẽn, Sỏi niệu
Bệnh tự miễn, bệnh thận do thuốc, đa u tủy
Viêm mạch máu do ANCA (viêm đa động mạch nút), Loạn dưỡng xơ cơ
Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thuyên tắc do cholesterol
Bệnh nang thận và bệnh thận bẩm sinh
Thiểu sản thận, nang tủy thận
Bệnh thận đa nang, hội chứng Alport
2.2.5.8 Rối loạn lipid máu Đánh giá mức độ RLLP máu theo khuyến cáo 2015 của Hội Tim mạch học
Bảng 2.4 Phân loại RLLP máu theo Hội Tim mạch Việt Nam 2015 [11]
Chỉ số (mmol/l) Rối loạn
2.2.5.9 Phương pháp thăm dò cận lâm sàng
Tất cả các chỉ số sinh hóa máu được định lượng bằng máy sinh hóa tự động BECKMAN COULTER AU480/AU680 của Nhật tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Hóa chất dùng định lượng các chỉ số sinh hóa máu trong nghiên cứu của hãng BECKMAN COULTER
Mẫu máu các xét nghiệm sinh hoá trong nghiên cứu được lấy tại khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Bình Thạnh trước lọc máu chu kỳ và gửi về khoa Xét nghiệm
Hình 2.1 Máy sinh hóa tự động BECKMAN COULTER AU480/AU680 của Nhật
Xử lý số liệu
- Thống kê phân tích + So sánh các tỷ lệ và kiểm định mối liên quan giữa các biến số định tính bằng phép kiểm định chi bình phương
+ Kết quả khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê với p 0,75 có mối tương quan lý tưởng giữa hai đại lượng r: 0,5 - 0,75 có mối tương quan chặt chẽ giữa hai đại lượng. r: 0,25 - 0,5 có mối tương quan vừa phải giữa hai đại lượng r: < 0,25 có mối tương quan không đáng kể giữa hai đại lượng r có giá trị dương: tương quan thuận r có giá trị âm: tương quan nghịch.
Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục đích nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu với các bước tiến hành và quá trình theo dõi khám chữa bệnh, làm hồ sơ bệnh án tuân thủ đúng quy chế chuyên môn bệnh viện, không vi phạm y đức
Các xét nghiệm không gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người tham gia nghiên cứu, đảm bảo tính an toàn Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học để thiết lập các khuyến cáo thực tế trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh cho bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ tại khoa Nội thận - Lọc máu
Khám lâm sàng, cận lâm sàng Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Sau 3 tháng điều trị Chẩn đoán tăng acid uric máu
1 Khảo sát nồng độ acid uric máu trung bình và các mối liên quan
2 Đánh giá hiệu quả điều trị hạ acid uric máu bằng nhóm thuốc ức chế xanthine oxydase (Allopurinol, Febuxostat)
Chẩn đoán gút/tăng acid uric máu
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi từ 40 đến 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 49,0%, thấp nhất là nhóm
< 40 tuổi chiếm 15,3% Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 53,40 ± 12,65
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Trong nghiên cứu, nam giới chiếm tỷ lệ 53,1% và nữ giới chiếm 46,9%
3.1.2.1 Chỉ số khối cơ thể
Bảng 3.3 Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Bệnh nhân gầy chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,2%, nhiều nhất là nhóm bệnh nhân bình thường chiếm tỷ lệ 48,0%, bệnh nhân thừa cân chiếm 25,5% và béo phì chiếm 18,4%
BMI trung bình trong nghiên cứu là 22,59±2,83
Bảng 3.4 Thời gian lọc máu trong tuần theo giới tính
Giới tính Thời gian lọc máu trong tuần (giờ) n Trung bình Độ lệch chuẩn p
Thời gian lọc máu trong tuần trung bình ở nam là 11,34 ± 0,75 giờ, ở nữ là 10,86 ± 0,65 giờ Thời gian lọc máu trong tuần ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p 0,05
Thời gian lọc máu trung bình trong nghiên cứu là 38,91 ± 22,36 tháng
3.1.2.3 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.6 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng n Tỷ lệ %
Da xanh, niêm nhợt 96 98,0 Đau khớp 88 89,8
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao là da xanh, niêm nhợt (98,0%), đau khớp (89,8%) Phù chiếm tỷ lệ 62,2%, biến dạng khớp chiếm 57,1% và thấp nhất là nốt tophy chiếm 3,1%
Bảng 3.7 Thể tích nước tiểu
Thể tích nước tiểu n Tỷ lệ %
Tỷ lệ bệnh nhân vô niệu chiếm 53,1%, thiểu niệu chiếm 14,3% và tiểu thường chiếm 32,7%
3.1.2.5 Nguyên nhân suy thận mạn
Bảng 3.8 Nguyên nhân suy thận mạn
Viêm cầu thận mạn 60 61,2 Đái tháo đường 23 23,5
Bệnh nhân có nguyên nhân viêm cầu thận chiếm tỷ lệ cao nhất 61,2%, nguyên nhân đái tháo đường chiếm tỷ lệ 23,5%
Bảng 3.9 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính
Bình thường Tăng huyết áp Tổng p n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp chung là 54,1%, tăng huyết áp ở nam là 33,7%, ở nữ là 20,4% Không có sự khác biệt tỷ lệ tăng huyết áp giữa nam và nữ p>0,05
3.1.3 Kết quả cận lâm sàng
Bảng 3.10 Kết quả thiếu máu theo giới tính
Bình thường Thiếu máu Tổng p n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Bệnh nhân thiếu máu chiếm tỷ lệ cao 85,7%, tỷ lệ thiếu máu ở nam là 46,9%, ở nữ là 38,8% Không có sự khác biệt tỷ lệ thiếu máu giữa nam và nữ p>0,05
3.1.3.2 Kết quả các chỉ số cận lâm sàng
Bảng 3.11 Kết quả các chỉ số cận lâm sàng
Cận lâm sàng n Trung bình Độ lệch chuẩn
Nồng độ trung bỡnh của creatinin là 872,49±211,80 àmol/L và ure là 21,74±6,26 mmlol/l.
Nồng độ acid uric máu trung bình và các mối liên quan trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ
3.2.1 Nồng độ acid uric máu
Bảng 3.12 Nồng độ acid uric máu
Nồng độ acid uric mỏu (àmol/l) n Tỷ lệ %
Acid uric máu trung bình 406,38 ± 86,96
Bệnh nhân tăng acid uric máu trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 63,3%
Nồng độ acid uric mỏu trung bỡnh là 406,38 ± 86,96 àmol/l
3.2.2 Bệnh gút ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ
Bảng 3.13 Bệnh gút ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ
Trong nghiên cứu có 45 bệnh nhân bị gút chiếm tỷ lệ 45,9%
3.2.3 Các yếu tố liên quan đến nồng độ acid uric máu
3.2.3.1 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và tuổi
Bảng 3.14 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và tuổi
Có mối liên quan giữa nồng độ tăng acid uric máu và nhóm tuổi với p 0,05)
3.2.3.5 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và nguyên nhân STM Bảng 3.18 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và nguyên nhân STM
Viêm cầu thận Đái tháo đường Khác p n % n % n %
Tỷ lệ tăng acid uric máu và giá trị trung bình không có sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân suy thận mạn (p >0,05)
3.2.3.6 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và THA
Bảng 3.19 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và THA
Bình thường THA độ 1 THA độ 2 p n % n % n %
Tỷ lệ tăng acid uric máu và giá trị trung bình không có sự khác biệt giữa các nhóm tăng huyết áp (p >0,05)
3.2.3.7 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và thiếu máu
Bảng 3.20 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và thiếu máu
Tỷ lệ tăng acid uric máu và giá trị trung bình không có sự khác biệt giữa các nhóm thiếu máu (p >0,05)
3.2.4 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng
3.2.4.1 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu với các yếu tố lâm sàng Bảng 3.21 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu với các yếu tố lâm sàng
Thời gian lọc máu trong tuần (giờ) 98 0,135 > 0,05
Thời gian lọc máu (tháng) 98 -0,224 < 0,05
Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ acid uric máu và thời gian lọc máu với r = -0,224, p < 0,05
Không có mối tương quan giữa nồng độ acid uric với BMI, thời gian lọc máu trong tuần, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
3.2.4.2 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu với các chỉ số cận lâm sàng Bảng 3.22 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu với các chỉ số cận lâm sàng
Có mối tương quan thuận giữa nồng độ acid uric máu với cholesterol (r = 0,248, p < 0,05), với protein toàn phần (r = 0,228, p < 0,05), với hồng cầu (r = 0,235, p < 0,05)
Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ acid uric máu và triglycerid với r = 0,480, p < 0,01
Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ acid uric máu với creatinin (r = 0,501, p < 0,01), với ure (r = 0,517, p < 0,01)
Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và cholesterol
Biểu đồ 3.2 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và triglycerid y = 33,55x + 351,2 y = 18,836x + 332,83
Biểu đồ 3.3 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và protein
Biểu đồ 3.4 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và hồng cầu y = 28,514x + 304,2 y = 3,293x + 201,05
Biểu đồ 3.5 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và creatinin
Biểu đồ 3.6 Mối tương quan giữa nồng độ acid uric máu và ure y = 0,206x + 227,07 y = 7,188x + 250,15
Hiệu quả điều trị hạ acid uric máu bằng nhóm thuốc ức chế xanthine
3.3.1 Các chỉ số cận lâm sàng của 2 nhóm trước điều trị
Bảng 3.23 Các chỉ số cận lâm sàng của 2 nhóm trước điều trị
Phân nhóm Cận lâm sàng
Acid uric (àmol/l) 459,98±65,60 472,74±65,46 > 0,05 Protein TP (G/l) 62,59±6,15 62,88±5,03 > 0,05
Không có sự khác biệt về các chỉ số cận lâm làng trước điều trị ở 2 nhóm Allopurinol và Febuxostat (p > 0,05) Chỉ số SGPT có sự khác biệt ý nghĩa thống kê p 0,05 Vận tốc lọc máu (ml/phút) 273,91±25,54 263,64±22,79 > 0,05
Có sự tương đồng về thời gian lọc máu, vận tốc lọc máu ở 2 nhóm điều trị Allopurinol và Febuxostat (p >0,05)
3.3.3 So sánh hiệu quả hạ acid uric máu của 2 nhóm
Bảng 3.25 Hiệu quả hạ acid uric máu của 2 nhóm
Phân nhóm Acid uric (àmol/l)
Trước điều trị 459,98±65,60 472,74±65,46 > 0,05 Sau 3 tháng điều trị 280,40±41,14 248,61±35,95 < 0,05 p < 0,01 < 0,01
Nồng độ acid uric máu giữa 2 nhóm Allopurinol và Febuxostat, trước điều trị có sự tương đồng (p > 0,05), sau 3 tháng điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Ở cả 2 nhóm điều trị Allopurinol và Febuxostat, nồng độ acid uric máu sau 3 tháng điều trị đều giảm so với trước điều trị (p 0,05), kết quả tương tự với nghiên cứu của Hoàng Anh Trung (2017) [21]
Nguyên nhân có thể do suy thận mạn giai đoạn cuối mất khả năng đào thải acid uric, không còn sự khác biệt trong vấn đề đào thải acid uric qua nước tiểu giữa nam và nữ Mặt khác, các bệnh nhân vào thận nhân tạo chu kỳ được các bác sĩ tư vấn rất chặt chẽ về lối sống, chế độ ăn uống nên cũng là một yếu tố khiến không có sự khác biệt về nồng độ acid uric giữa nam và nữ
4.2.3.3 Liên quan giữa nồng độ acid uric máu và nguyên nhân STM
Theo Suliman M.E và cs nghiên cứu trên 294 bệnh nhân bắt đầu điều trị thay thế thận Suy thận do đái tháo đường chiếm 31% Tác giả nhận thấy nồng độ acid uric tăng cao ở nhóm bệnh nhân suy thận do đái tháo đường so với nhóm không đái tháo đường (428±131 so với 428±125 μmol/L, p=0,02) Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa nhóm đái tháo đường typ 1 và typ 2 (p>0,05) Đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh chuyển hoá, liên quan đến các rối loạn, tăng sản sinh acid uric [59] Nghiên cứu của chúng tôi không thấy mối liên quan giữa nồng độ acid uric và nguyên nhân suy thận (bảng
3.18), kết quả tương tự với nghiên cứu của Hoàng Anh Trung (2017) [21] Có thể cơ cấu nguyên nhân suy thận của các nghiên cứu khác nhau làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định
4.2.3.4 Tương quan giữa nồng độ acid uric máu với thời gian lọc máu
Kết quả bảng 3.21 cho thấy, có mối tương quan nghịch giữa nồng độ acid uric máu và thời gian lọc máu với r = -0,224, p < 0,05 Theo nghiên cứu của Hoàng Anh Trung (2017) có mối tương quan thuận rất yếu với thời gian lọc máu với r=0,11, p 0,05), sau 3 tháng điều trị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Ở cả 2 nhóm điều trị Allopurinol và Febuxostat, nồng độ acid uric sau 3 tháng điều trị đều giảm so với trước điều trị (p < 0,01) Tuy nhiên, kết quả cho thấy điều trị Febuxostat (472,74±65,46 giảm còn 248,61±35,95) hạ nồng độ acid uric hiệu quả hơn so với điều trị Allopurinol (459,98±65,60 giảm còn
280,40±41,14) Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy mức độ hạ acid uric máu sau 3 tháng điều trị ở nhóm Febuxostat (47,29±4,37%) cao hơn nhóm Allopurinol
(38,96±4,12%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01
Theo nghiên cứu của Đoàn Diệu Huyền (2020), sau 3 tháng điều trị trên 60 bệnh nhân nghiên cứu khám lại mức acid uric giảm có ý nghĩa thống kê với p