1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tranh Kim Hoàng pot

3 309 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 117,78 KB

Nội dung

Tranh Kim Hoàng Tranh gà độc Kim Hoàng Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyệ

Trang 1

Tranh Kim Hoàng

Tranh gà độc Kim Hoàng

Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá

mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội

Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mục lục

 1 Sơ lược

Trang 2

o 1.1 Đề tài và nội dung tranh

o 1.2 Cách in ấn và vẽ

o 1.3 Màu sắc và cách tạo màu

 2 Xem thêm

 3 Liên kết ngoài

Sơ lược

Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống) Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng

Đề tài và nội dung tranh

Tranh lợn độc Kim Hoàng

Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà,

Trang 3

lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có Đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh

Cách in ấn và vẽ

Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tầu Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ, mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in Nhưng ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào

đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người Vì thế, mỗi bức tranh có một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng

Màu sắc và cách tạo màu

Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên Màu trắng tạo

từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm Màu đỏ lấy

từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa dành dành

Ngày đăng: 28/06/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w