1 Cóthể "học" đượctinhthầnkinhdoanh? Một học giả Mỹ, Tiến sĩ Ron Whittaker, từng viết: "Sáng tạo là cái không thể học được, nhưng bạn cóthể học một số quy tắc để làm cho óc sáng tạo của bạn nảy nở". Tương tự, tinhthầnkinh doanh dường như là phẩm chất "trời cho" một số dân tộc trên thế giới, nhưng người Việt cũng cóthể học một số quy tắc để tinhthầnkinh doanh của chúng ta phát triển. Ở một diễn đàn trên mạng trao đổi về người Do Thái, hồi tháng 3, một bạn trẻ Việt Nam đã đặt câu hỏi: "Người Việt cũng giống Do Thái ở một số điểm như khôn ngoan, chăm chỉ kiếm tiền, sống ở nhiều nơi trên thế giới v.v Nhưng về khả năng làm ăn khuynh đảo cả thế giới thì khoảng cách còn rất xa. Vì sao người Do Thái giỏi thế nhỉ?". Quả thật, trong danh sách những nhà kinh tế được giải Nobel Kinh tế học, người gốc Do Thái chiếm hơn một phần ba, với những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới như Milton Friedman, Paul Samuelson, Joseph Stiglitz (đã từng sang Việt Nam)… Người Do Thái được coi như những nhà buôn tài ba. Họ chiếm vị trí thống trị về kinh tế ở Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người Hoa cũng vậy, luôn có những doanh nhân gốc Hoa giàu có ở bất kỳ một nước châu Á nào, từ Ấn Độ cho tới Singapore và Việt Nam. Người ta cho rằng, sở dĩ như thế là vì các dân tộc Do Thái, Ảrập, Trung Hoa cótinhthầnkinh doanh bẩm sinh. Nghe trừu tượng, nhưng tinh thầnkinh doanh bắt đầu và phát triển với những biểu hiện hết sức cụ thể, như tâm lý thích độc lập, tự do (mà yêu tự do là tiền đề của xu hướng ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới); không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng; không sợ mạo hiểm. Tương lai đất nước gắn với tinhthầnkinh doanh 2 Arthur Rock, một trong những doanh nhân đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ở Mỹ, từng phát biểu: "Tương lai của đất nước này (Mỹ) gắn chặt với các doanh nghiệp mới". Từ "venture" - doanh nghiệp - mà ông dùng cũng có nghĩa là "mạo hiểm". Suy rộng ra, điều Arthur Rock muốn nói là: Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào tinhthần dám làm, dám mạo hiểm, dám kinh doanh của người dân quốc gia đó. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tinhthầnkinh doanh của cả một dân tộc. Arthur Rock tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Trường Kinh doanh Harvard năm 1951. Ông là người đã thực hiện hàng chục dự án đầu tư hàng triệu USD vào các công ty ở thung lũng Silicon, trong đó có những công ty lớn như Intel, Apple, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền công nghệ cao nước Mỹ. Nói về ông, người ta đánh giá Arthur Rock là "một người có khả năng phán đoán kỳ tài, chỉ cần một thoáng quan sát, Arthur Rock cóthể ngay lập tức phân tích rõ ràng khả năng đầu tư vào một doanh nghiệp, kể cả một doanh nghiệp mới được thành lập". Cóthể mô tả ngắn gọn: Ông là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một con người tràn ngập tinhthầnkinh doanh. Trong cuốn Shaping the Waves, viết về những doanh nhân thành đạt từng tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, tác giả Jeffrey L. Cruikshank viết: "Staples, Starbuck, Intel, Amazon đều là những công ty lớn, những tấm gương mẫu mực về thành công trong kinh doanh. Nhìn vào thành công của họ ngày nay, mấy ai tin rằng những ý tưởng xoay chuyển thế giới của họ đều cóthể xuất phát từ những giấc mơ hình thành trong garage ôtô hoặc một nhà hầm nào đó". "Những người đã dám ước mơ và thực hiện thành công ước mơ đó, về căn bản, là các cá nhân rất khác biệt. Khi nghiên cứu về họ, người ta thấy rằng họ không có nhiều điểm chung, ví dụ không phải ai cũng mồ côi cha mẹ, nhà nghèo, là con đầu lòng, hay là đứa con út được cả gia đình cưng chiều Họ chỉ có một điểm chung: tinh thầnkinh doanh". Arthur Rock - nhà đầu tư nổi tiếng - từng tặng 25 triệu USD cho trường cũ (Trường Kinh doanh Harvard) đ ể xây dựng một trung tâm nghiên cứu đầu tư. (Ảnh lấy từ Interent) 3 Người Việt và tinh thầnkinh doanh Trở lại câu hỏi tại sao người Việt cũng giống người Do Thái ở nhiều điểm mà về khả năng làm ăn buôn bán thì khoảng cách còn quá xa, một trong các câu trả lời có lẽ sẽ là: Vì tinh thầnkinh doanh ở người Việt ta còn thấp. Ngay từ trong lịch sử, chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người Việt đã xếp "thương" ở dưới cùng trong các thứ bậc xã hội: sĩ – nông – công – thương. Ngôn ngữ - tấm gương phản ánh tâm lý dân tộc - cũng cho thấy một thái độ kỳ thị nặng nề với doanh nhân khi chúng ta dùng những từ "con buôn", "hàng tôm hàng cá", "tư thương"… để nói về họ. (Thời nay, danh sách này được bổ sung thêm từ "đại gia", để chỉ những người giàu sang và cóthế lực, tuy vậy vẫn hàm ý tiêu cực). Trải qua nhiều thế hệ, ước mơ của nhiều thanh niên Việt Nam khi bước vào đời vẫn là trở thành bác sĩ, kỹ sư (bây giờ thì thêm mơ ước làm ca sĩ, diễn viên nổi tiếng). Suy cho cùng, đó là tâm lý làm công ăn lương (cho Nhà nước hoặc cho một tổ chức/ cá nhân nào đó) chứ không phải mong muốn mở ra một sự nghiệp độc lập, mình làm chủ mình. Đây chính là triệu chứng của căn bệnh thiếu tinhthầnkinh doanh, từ lâu đã là bệnh mãn tính của người Việt. Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School). (Ảnh lấy từ Internet) Để chữa bệnh này, một trong những phương thuốc khả dĩ là giáo dục, áp dụng ngay từ khi người ta còn nhỏ. Với trẻ em, đó cóthể là sự khuyến khích 4 các em làm quen với tiền và các trò chơi sáng tạo. Và một nền giáo dục theo hướng phát triển những gì "tâm lý Việt Nam" còn thiếu: dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, không sợ bị chê cười đả kích v.v. Các du học sinh người Việt ở Trường Kinh doanh Harvard, khi nói về thời gian học tập tại đây, đều khẳng định: Được dạy và học theo phương pháp ấy, sinh viên không muốn độc lập suy nghĩ cũng không được. Một trong những môn học được chú ý là Learning Style, nghĩa là "cách học". Trong đó, giảng viên trò chuyện với sinh viên, cảm nhận được trình độ, tính cách của mỗi người, rồi đưa ra những cách học hiệu quả nhất cho từng cá nhân. Đây là môn học được rất nhiều sinh viên ưa thích, bởi qua mỗi tiết học, họ lại cóthể hiểu rõ hơn về bản thân mình. Cũng nhờ vậy, sinh viên HBS có khả năng tự học rất tốt. Họ luôn phải tự đọc tài liệu, tự tìm hiểu vấn đề, sau đó phải thảo luận, trình bày và bảo vệ quan điểm trước mọi người. Người học được khuyến khích có chính kiến riêng và được tự do thể hiện, nói một cách đơn giản là "có sai cũng không sợ". Giáo viên chỉ được coi là những "đồng nghiệp lớn tuổi" chứ không phải người kiểm soát suy nghĩ của sinh viên. Quan trọng hơn, giáo viên là người truyền lửa, truyền cảm hứng cho sinh viên. Có lẽ vì thế mà các sinh viên Việt Nam du học, khi trở về nước, dường như luôn mang một lòng nhiệt tình cháy bỏng, muốn "làm điều gì đó", muốn áp dụng ngay những kiến thức và kinh nghiệm mình thu được vào việc thay đổi tình hình ở Việt Nam. Không phải lòng nhiệt tình và mong mỏi của tất cả các du học sinh đó đều được thỏa mãn. Cũng không phải sự mạnh dạn và quyết tâm của một cộng đồng nhỏ cóthể làm thay đổi nếp nghĩ của cả một dân tộc. Nhưng ít ra đó cũng là những mầm mống để tạo ra một sự đổi khác. Ít ra thì cũng đã có những người Việt Nam dám "học đi buôn". Dù rằng, trên thực tế, những ngôi trường như Trường Kinh doanh Harvard, Trường Kinh tế Chicago, Trường Kinh tế Columbia không dạy đi buôn, mà dạy cho người ta "tinh thầnkinh doanh", cái mà dân Việt chúng ta còn thiếu. 5 . 1 Có thể "học" được tinh thần kinh doanh? Một học giả Mỹ, Tiến sĩ Ron Whittaker, từng viết: "Sáng tạo là cái không thể học được, nhưng bạn có thể học một số. nở". Tương tự, tinh thần kinh doanh dường như là phẩm chất "trời cho" một số dân tộc trên thế giới, nhưng người Việt cũng có thể học một số quy tắc để tinh thần kinh doanh của chúng. tộc Do Thái, Ảrập, Trung Hoa có tinh thần kinh doanh bẩm sinh. Nghe trừu tượng, nhưng tinh thần kinh doanh bắt đầu và phát triển với những biểu hiện hết sức cụ thể, như tâm lý thích độc lập,