1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp tác ngân hàng - Fintech ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn PGS, TS. Nguyễn Lê Cường, TS. Nguyễn Thuỳ Linh
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Dựa trên sự phân tích tỉ mỉ về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, tác giả chỉ ra những công nghệ sẽ được ưa chuộng trong lĩnh vực ngân hàng như ví điện tử, điện toán đám mây và sự kế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS,TS NGUYỄN LÊ CƯỜNG 2 TS NGUYỄN THUỲ LINH

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 4

3 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 18

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

5 Phương pháp nghiên cứu 19

6 Ý nghĩa khoa học của luận án 28

7 Kết cấu luận án 28

Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH 29

1.1 Lý thuyết chung về hợp tác ngân hàng - fintech 29

1.1.1 Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển ngân hàng 29

1.1.2 Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển của fintech 31

1.1.3 Hợp tác giữa ngân hàng và fintech 35

1.2.1 Tình hình hợp tác giữa ngân hàng và fintech trên thế giới 54

1.2.2 Kinh nghiệm trong hợp tác giữa ngân hàng và fintech 56

Chương 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH Ở VIỆT NAM 59

2.1 Khái quát về ngân hàng và fintech ở Việt Nam 59

2.1.1 Khái quát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 59

2.1.2 Khái quát fintech tại Việt Nam 67

2.2 Thực trạng hợp tác giữa ngân hàng và fintech tại Việt Nam 80

2.2.1 Khuôn khổ pháp lý và khung chính sách phát triển fintech tại Việt Nam 80

Trang 5

2.2.2 Các hình thức hợp tác giữa Ngân hàng - fintech tại Việt Nam 86

2.3 Đánh giá thực trạng hợp tác giữa Ngân hàng - fintech tại Việt Nam 95

2.3.1 Những kết quả đạt được 95

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 108

Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH Ở VIỆT NAM 117

3.1 Định hướng tăng cường hợp tác Ngân hàng - fintech ở Việt Nam 117

3.1.1 Xu hướng hợp tác ngân hàng - fintech 117

3.1.2 Định hướng chiến lược hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam 122

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở

Việt Nam 125

3.2.1 Giải pháp đối với ngân hàng thương mại 125

3.2.2 Giải pháp đối với các công ty Fintech 142

KẾT LUẬN 159

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Khảo sát chiến lược 05 năm tiếp theo của các ngân hàng 98Bảng 2.2: Một số điển hình về chuyển đổi số tại các Ngân hàng 98Bảng 2.3: Chính sách ưu đãi dịch vụ của Fintech 107Bảng 2.4: Mức độ cản trở của các quy định pháp lý đến hợp tác ngân hàng - fintech 108Bảng 2.5: Mức độ cản trở của thói quen tiêu dùng của khách hàng tới hợp tác ngân hàng - fintech 111Bảng 2.6: Mức độ cản trở của chất lượng thị trường tới hợp tác ngân hàng - fintech 111Bảng 2.7: Mức độ cản trở của sự phát triển tội phạm công nghệ cao tới hợp tác ngân hàng - fintech 114

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Số liệu về số người không sử dụng các dịch vụ tài chính 36

Hình 1.2: Hiệu quả của các mô hình hợp tác giữa fintech và ngân hàng 38

Hình 1.3: Chuyển dịch giao dịch thanh toán điện tử toàn cầu (%) 49

Hình 1.4: Dòng vốn đổ vào Fintech qua các năm 51

Hình 2.1: Tỷ trọng dịch chuyển hành vi khách hàng tiêu dùng tiền mặt sang không dùng tiền mặt 96

Hình 2.2: Số lượng dịch vụ công mức độ 3, 4 qua các năm 97Hình 2.3: Các lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tập trung khai thác đến 2021 105

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền tảng công nghệ số với CMCN 4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp tài chính và công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Financial Technology-Fintech) Hiểu một cách đơn giản, Fintech đề cập đến việc tận dụng sáng tạo công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính Theo nghĩa rộng, Fintech là bất cứ đổi mới nào về mặt công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Như vậy, Fintech là nơi dịch vụ tài chính và công nghệ giao thoa, là sự kết hợp của dịch vụ tài chính và công nghệ Tại đây, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tận dụng sức mạnh của công nghệ để tạo ra sự đột phá, trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do công ty dịch vụ tài chính cung cấp Hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực tài chính hiện nay đều ứng dụng Fintech dù ít hay nhiều, hay nói cách khác, Fintech đã có mặt trong phần lớn các sản phẩm dịch vụ tài chính như: gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management), thanh toán,

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của Fintech như dân số trẻ, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới nhanh: 89% người dùng trong độ tuổi từ 20-44 tuổi sử dụng internet, 58% dân số sử dụng internet ít nhất 5 giờ/ngày (Niesel, 2017) Nhận thức được tầm quan trọng và tương lai phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam, từ năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập những các công ty Fintech đầu tiên Sự phát triển của Fintech đã và đang mang lại nhiều thay đổi tích cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược phát triển và cách thức kinh doanh của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống Trước hết, Fintech làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, ví dụ: Internet banking,

Trang 9

Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử Tiếp theo đó, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới như Big data, blockchain, hệ thống định dạng cá nhân sinh trắc học, định danh khách hàng điện tử sẽ giúp các ngân hàng thu thập dữ liệu, cải tiến chất lượng dịch vụ, giảm chi phí hạ tầng kỹ thuật, giảm mạng lưới chỉ nhánh, tăng cường tính minh bạch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, gia tăng sự hài lòng hơn cho khách hàng Đặc biệt, Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý, hỗ trợ tốt hơn cho nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách hàng 24/7

Ngoài những thuận lợi mang lại, Fintech cũng đặt ra không ít các thách thức đối với hệ thống ngân hàng Bên cạnh những thách thức trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng truyền thống để thích ứng để phát triển trong bối cảnh mới, Fintech tạo ra đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của ngân hàng, ảnh hưởng tới thị phần khách hàng của chính hệ thống ngân hàng Đến năm 2021, có hơn 150 công ty Fintech hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán (chiếm gần 60%) 2/3 trong số đó đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến như Onepay, 123 Pay, VinaPay, MoMo ; cung ứng thanh toán kỹ thuật số như POS/mPOS như iBox, Moca; chuyển tiền như Nosdestr, Cash2vn

Nhận thức rõ những ưu thế và thách thức giữa ngân hàng với các công ty Fintech, trong thời gian qua, xu hướng ngân hàng hợp tác với công ty Fintech là điểm sáng trên thị trường tài chính - ngân hàng ở Việt Nam, điển hình là sự hợp tác giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và Công ty Opportunity Network; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội với Viettel; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam với Công ty M_Service, VPBank với công ty Fintech Timo, Đối với các ngân hàng, các công ty Fintech vừa là đối thủ cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng là những đối

Trang 10

tác của Ngân hàng Các công ty khởi nghiệp về Fintech có những ưu thế về đổi mới, sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng những nền tảng công nghệ số tân tiến như công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…Tuy nhiên để tồn tại và phát triển, các công ty Fintech lại cần tiếp cận nguồn vốn, quy mô mạng lưới, thông tin khách hàng, cũng như sự hỗ trợ, tư vấn về mặt pháp lý của các ngân hàng Sự hợp tác giữa Ngân hàng và công ty Fintech sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên và gia tăng trải nghiệm mới cho khách hàng

Ngoài ra, chúng ta vẫn còn khoảng trống về chính sách và cơ sở pháp lý cho sự tương tác giữa ngân hàng và Fintech, thể hiện ở các điểm: (i) Thiếu các Sandbox và cơ chế để điều tiết mối quan hệ này Sandbox cho hoạt động lĩnh vực thanh toán đã được phát triển; tuy nhiên với các lĩnh vực còn lại như e-KYC, P2P lending chưa có Thực tế thì các sandbox này cũng chưa đề cập đến các vấn đề liên quan đến hợp tác của ngân hàng và Fintech trong từng lĩnh vực riêng biệt; (ii) Chưa có các hướng dân cụ thể cho nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước trong hợp tác với các Fintech Hiện nay chủ yếu là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chủ động hơn trong việc hợp tác với các Fintech; (iii) Chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và Fintech bị hạn chế; (iv) Hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động Fintech chưa đầy đủ dẫn đến tư cách pháp nhân của Fintech không rõ ràng, cản trở mối quan hệ hợp tác của Fintech và hệ thống ngân hàng

Như vậy, trong bối cảnh các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam hiện nay, việc ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech là xu hướng tất yếu, với những tín hiệu đáng mừng cho thấy, các ngân hàng ở Việt Nam đã thể hiện sự chủ động trong tìm kiếm đối tác là các công ty Fintech phù hợp Báo cáo về ngân hàng - Tầm nhìn của Công ty Deloitte cho rằng “sự hợp tác chính là điểm mấu chốt mang lại sự thành công cho các công ty Fintech và các ngân hàng trong kỷ nguyên số” Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần tạo dựng được cơ chế khuyến khích và khuôn khổ pháp lý hỗ trợ phù hợp Xuất phát từ những cơ sở trên, NCS đã lựa chọn thực hiện đề tài

Trang 11

nghiên cứu là: “Hợp tác Ngân hàng – Fintech ở Việt Nam” để làm luận án

chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng NCS mong muốn sẽ đóng góp công sức, ý tưởng để hình thành lý luận cơ bản và đề xuất một số giải pháp phát triển sự hợp tác Ngân hàng - Fintech ở Việt Nam

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 2.1 Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án

2.1.1 Công nghệ số với ngân hàng

(1) Ứng dụng công nghệ số là xu hướng tất yếu, mọi tổ chức đều tận dụng tính ưu việt của công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, cạnh tranh với đối thủ Đối với lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ số mang lại những lợi ích quan trọng như: Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới để có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, xóa bỏ ranh giới vật lý trong hoạt động kinh doanh, quan trọng là loại bỏ được các bước trung gian, tối ưu hóa quy trình, nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí hoạt động và mang lại lợi ích, sự tiện lợi cho khách hàng Bên cạnh đó, công tác quản lý được tốt hơn nhờ vào nguồn thông tin quản lý dồi dào, hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời và hiệu quả, từ đó người quản lý có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, năng suất lao động được cải thiện (Lương Văn Hải, 2021)

(2) Năm 2012, nhà xuất bản Wiley của Mỹ đã phát hành Cuốn sách “Bank 3.0 - Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số” của tác giả Brett King, cuốn sách đã đưa ra những đề xuất cơ bản cho quá trình phát triển của ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế [4] Tác giả đã khái quát hóa các hoạt động của ngành ngân hàng trong lịch sử và đưa ra lý do vì sao chúng sẽ sớm biến mất Dựa trên sự phân tích tỉ mỉ về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, tác giả chỉ ra những công nghệ sẽ được ưa chuộng trong lĩnh vực ngân hàng như ví điện tử, điện toán đám mây và sự kết hợp giữa mạng xã hội với các dịch vụ tài chính Cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngân hàng ngày hôm nay và trong tương lai, những công nghệ sẽ được áp dụng vào thời điểm nào, ở đâu cũng như hành vi của khách hàng thay đổi

Trang 12

ra sao Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến một vấn đề khá mới mẻ của ngành ngân hàng, đó là dịch vụ NHS tương lai sẽ lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung vào hoàn thiện dịch vụ để nâng cao trải nghiệm tiện ích cho họ Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những khuyến cáo cho ngân hàng, nếu không mạnh mẽ thay đổi trong kỷ nguyên số hóa thì một số lượng lớn khách hàng của họ sẽ tìm đến những tổ chức phi ngân hàng

(3) Chris Skinner (2014) với cuốn sách “Digital bank - strategies to launch or become a digital bank” - “NHS - Chiến lược để vận hành hay trở thành một NHS” tập trung vào sự chuyển đổi về phương thức hoạt động của NHTM dưới tác động của Internet vạn vật [53] Tác giả cho rằng các thành phần của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ và ngân hàng cũng không thể đứng ngoài xu hướng này Ví dụ, các cuộc cách mạng trong lĩnh vực bán lẻ thông qua sự trỗi dậy của Amazon và trong lĩnh vực giải trí với Apple đã dẫn đến sự suy tàn của các nhà bán lẻ truyền thống Chuyển đổi số là thách thức mà các NHTM phải vượt qua để tồn tại và phát triển Tác giả chỉ ra rằng để thực hiện quá trình chuyển đổi số các ngân hàng sẽ phải xem xét lại hoàn toàn các mối quan hệ với khách hàng và phương pháp cung cấp giá trị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trên thực tế, số hóa có nghĩa là hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ dừng lại ở các giao dịch tiền tệ mà còn về dữ liệu ngân hàng và bảo mật dữ liệu Chris Skinner đưa ra định hướng và hướng dẫn cách thiết kế lại các sản phẩm, dịch vụ, quy trình và cấu trúc để các NHTM thực hiện số hóa hoạt động Cuốn sách cung cấp các nghiên cứu điển hình phong phú, đa dạng với kiến thức căn bản cần thiết để hiểu về tiền, giá trị, thương mại và kinh tế đang được định hình lại và tái thiết kế cho thời đại kỹ thuật số

(4) Nghiên cứu “Digital Banking in Asia - Winning approaches in a new generation of financial services” - “NHS ở Châu Á - Phương pháp tiếp cận thành công cho một thời kì mới của dịch vụ tài chính” được thực hiện bởi Công ty McKinsey năm 2014 đã đưa ra chiến lược giúp các NHTM có thể tiến hành số hóa hoạt động một cách toàn diện [67] Dựa trên những nghiên

Trang 13

cứu về chuyển đổi số của các NHTM trên toàn châu Á, các phương pháp giúp NHTM tiếp cận thế hệ khách hàng mới với thói quen sử dụng dịch vụ tài chính hoàn toàn khác biệt cùng kết hợp các tiến bộ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Tài liệu nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề của chuyển đổi số NHTM, xoay quanh các chủ đề gồm: (i) Cách thức các NHTM có thể sử dụng để nắm bắt các phân khúc khách hàng mới và phục vụ họ nhanh chóng; (ii) Phương pháp số hóa ngân hàng giúp nhanh chóng tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động; (iii) Quản lý nhiều kênh phân phối dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao trải nghiệm đa kênh của khách hàng trong môi trường kỹ thuật số; (iv) Các yêu cầu về CNTT để kích hoạt NHS; (v) Những thay đổi về tổ chức của NHTM có thể giúp phá vỡ các rào cản và tập hợp các thể chế để chuyển đổi số

(5) Institute for Development and Research in Banking Technology (Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng) trực thuộc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã xuất bản nghiên cứu “Digital banking framework” - “Khuôn khổ NHS” năm 2016 Nghiên cứu này đã khắc họa một bức tranh toàn cảnh về NHS, phương thức định nghĩa, các dịch vụ cung cấp cũng như các bước khởi tạo và phát triển một NHS hoàn chỉnh Nghiên cứu này có thể được coi là một trong những nghiên cứu cơ bản nhất về NHS hiện nay [58]

(6) “Developing A Digital Banking Framework in the Iranian Banks: Prerequisites and Facilitators” - “Xây dựng mô hình ngân hàng số tại các ngân hàng Iran: Điều kiện tiên quyết và giải pháp hỗ trợ” của Nina Pourebrahimi và cộng sự đăng trên Tạp chí International Journal of E-Business Research số 14, quý 4, năm 2018 đã đưa ra những vấn đề cần thiết để xây dựng một hệ thống NHS tại Iran [71] Bài nghiên cứu đã khái quát cơ sở lý luận về NHS và đề xuất một khuôn khổ mẫu về cơ sở hạ tầng cần thiết cho triển khai hoạt động NHS Tác giả nhận định NHS được coi là mô hình tương lai của ngành ngân hàng, tập trung đầu tư vào quá trình hình thành, phát triển NHS trở thành vấn đề tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, để xây dựng một NHS hoàn chỉnh dựa trên

Trang 14

nền tảng NHTM sẵn có ở Iran thì cần có một số điều kiện cơ bản cũng như các biện pháp hỗ trợ từ phía chính phủ Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp định tính với quá trình thu thập dữ liệu từ phỏng vấn các cá nhân liên quan Theo nghiên cứu, các điều kiện cơ bản để phát triển NHS tại Iran được chia là 3 nhóm chính, với các nội dung cơ bản như sau:

(i) Cơ sở hạ tầng và nhu cầu số hóa gồm tập huấn về chuyển đổi số, khả năng số hóa và hành lang pháp lý phù hợp

(ii) Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ số của người tiêu dùng: tâm lý sẵn sàng đổi mới và ứng dụng nền tảng số trong quản lý khách hàng

(iii) Quản lý chiến lược số: cải tiến và quản lý quy trình và chiến lược kỹ thuật số

(7) Fotis Kitsios, Ioannis Giatsidis và Maria Kamariotou (2021) đã nghiên cứu về sự chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng sử dụng các dịch vụ của NHTM trong bài “Digital Transformation and Strategy in the Banking Sector: Evaluating the Acceptance Rate of E-Services” - Chuyển đổi kỹ thuật số và Chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng: Đánh giá tỷ lệ chấp nhận các dịch vụ điện tử, đăng trên tạp chí Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity, số 7 [55] Chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng là một quá trình liên tục ảnh hưởng đến cả môi trường bên ngoài cũng như bên trong tại NHTM bằng cách thiết kế lại các quy trình nội bộ và các phương thức quản lý hiện có Có nhiều lý do khiến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra, chẳng hạn như phục vụ các khu vực xa xôi mà không có chi nhánh, sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh hoặc giảm chi phí hoạt động Trong mọi trường hợp, câu hỏi đặt ra là việc chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng sẽ ra sao Bài nghiên cứu kiểm tra tỷ lệ chấp nhận sự chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng ở Hy Lạp thông qua cuộc khảo sát 161 nhân viên tại một số ngân hàng tại quốc gia này Kết quả khảo sát được thực hiện phân tích hồi quy đa biến, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình chấp nhận việc chuyển đổi số của ngân hàng Bài viết chỉ ra một NHTM muốn chuyển đổi số thành công thì cần

Trang 15

có sự sẵn sàng của các nhân viên, những chương trình đào tạo kiến thức về quá trình này cho nhân sự của ngân hàng vô cùng cần thiết

(8) Đề tài “Nghiên cứu triển khai Big Data cho hoạt động Quản trị quan hệ khách hàng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của Phan Thanh Đức và cộng sự hoàn thành năm 2019 với nhiệm vụ tìm hiểu về các khía cạnh lý thuyết công nghệ và ứng dụng Big Data để đề xuất các chính sách, quy định, hướng dẫn cần thiết cho việc triển khai các dự án Big Data cho hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tại các NHTM [12] Các vấn đề tổng quan về Big Data và hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM) đã được phân tích cụ thể, đồng thời kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về vấn đề này cũng được đánh giá, phân tích để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các NHTM Việt Nam Có thể thấy, đây là một trong những nghiên cứu tiên phong theo hướng số hóa các hoạt động của NHTM ở Việt Nam Mức độ trưởng thành Big Data của các NHTM Việt Nam được đánh giá thông qua số liệu điều tra khảo sát và phân tích định lượng Từ đó, nhóm nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết để có thể áp dụng Big Data trong hoạt động quản trị khách hàng của NHTM ở Việt Nam một cách thành công: (i) Cần có một kiến trúc tổng thể cho việc ứng dụng Big Data cho hoạt động Quản trị quan hệ khách hàng, (ii) Cần có các phương pháp, kỹ thuật cụ thể cho các hoạt động; (iii) Cần có một khung pháp lý đầy đủ cho việc sở hữu, sử dụng các nguồn dữ liệu ngoài ngân hàng Dựa trên những hạn chế này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị và giải pháp phù hợp để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số hoạt động quản trị quan hệ khách hàng của NHTM ở Việt Nam

(9) Bài báo “Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu trong hoạt động ngân hàng” của Phạm Tiến Dũng (2021) đăng trên tạp chí Ngân hàng, Chuyên đề Công nghệ và NHS, số 01/2021 đã khẳng định con đường số hóa là tương lai duy nhất cho hệ thống ngân hàng Việt Nam [11] Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự giao thoa, hòa quyện của các công nghệ số - vật lý - sinh học có tác động cực lớn và phát triển theo cấp số nhân; có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thức con người sống, làm việc, điều hành xã hội và đang tác động mạnh

Trang 16

mẽ tới chính sách phát triển của các quốc gia Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới, tích hợp công nghệ trong các hoạt động và số hóa các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh để giúp các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ dễ dàng trên nền tảng số, khai thác dữ liệu hiệu quả để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng Theo kết quả khảo sát vào tháng 9/2020 của NHNN, 95% ngân hàng đã và đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% ngân hàng đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số Tác giả có chỉ ra một số khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam để quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam diễn ra nhanh hơn, hoàn thiện, trong đó đặc biệt kể đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc quản lý hoạt động NHS

Bài nghiên cứu “Góc nhìn mới về chuyển đổi số hoạt động ngân hàng - Các ngân hàng cần làm gì?” của tác giả Vũ Hồng Thanh, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề đặc biệt 2022 tập trung phân tích các giai đoạn mà NHTM phải trải qua trong khi thực hiện chuyển đổi số [37] Theo tác giả, mỗi NHTM khi chuyển đổi số nên thực hiện theo 05 bước sau để đảm bảo sự thành công trong tương lai của NHS: (i) Kế hoạch rút ngắn; (ii) Khám phá năng lực; (iii) Thử nghiệm và lặp lại; (iv) Sử dụng đòn bẩy và (v) Khuếch tán và nhân rộng Kế hoạch rút ngắn được hiểu là một bản kế hoạch nhằm thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng với khách hàng trong bối cảnh đang diễn ra những thay đổi về môi trường kinh doanh ngân hàng và hành vi của khách hàng

2.1.2 Tác động của công nghệ số đến ngân hàng thương mại

(1) Luận án “Digital Banking Services, Customer Experience and Financial Performance in UK Banks” - “Dịch vụ NHS, Trải nghiệm của khách hàng và Hiệu quả tài chính tại các ngân hàng ở Anh” của Cajetan Ikechukwu Mbama, tại Đại học Sheffield Hallam, Anh năm 2018 [50] Luận án nghiên cứu về tác động của công nghệ số trong quá trình chuyển đổi các

Trang 17

dịch vụ sang dạng số hóa đến trải nghiệm của khách hàng cũng như hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng ở Anh Nghiên cứu trong luận án sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, bao gồm phương pháp đọc tài liệu báo cáo tài chính của ngân hàng, phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng bảng câu hỏi Kết quả điều tra khảo sát được phân tích bằng mô hình cấu trúc để đưa ra một phát hiện quan trọng, đó là việc số hóa hoạt động của NHTM góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng Bên cạnh đó, các thuộc tính của NHS như giá trị, sự tiện lợi, chức năng đa dạng, chất lượng dịch vụ và đổi mới của NHS rất quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng, nhờ đó nâng cao hiệu quả tài chính của các ngân hàng Kết quả của luận án có khả năng hỗ trợ các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ và cải thiện trải nghiệm khách hàng và hiệu suất tài chính, chẳng hạn như tăng trưởng có lợi nhuận và gia tăng giá trị kinh tế, thông qua NHS

(2) Cuốn sách “Bank 4.0: NHS - Giao dịch mọi nơi, không chỉ ngân hàng” của Brett King xuất bản năm 2018 đã cho thấy ảnh hưởng của quá trình số hóa đến hoạt động của các NHTM sẽ diễn ra như thế nào [5] Khi chuyển sang nền tảng hoạt động trong môi trường số, các dịch vụ của ngân hàng có thể được cung cấp mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào không gian và thời gian Cách thức thiết kế hệ thống của NHTM sẽ không còn lấy chi nhánh làm trọng tâm mà thay vào đó là hỗ trợ khả năng tiếp cận các ứng dụng cốt lõi của ngân hàng Trí tuệ nhân tạo sẽ dần trở thành đối tượng thay thế phần lớn nhân lực của ngân hàng Bên cạnh đó, tác giả cũng gợi ý hướng đi đột phá cho các NHTM trong hành trình số hóa đó là sự hợp tác giữa họ và các doanh nghiệp Fintech, để thay vì cạnh tranh thì ngân hàng sẽ có thêm cộng sự, mở rộng kênh phân phối dịch vụ và gia tăng thị phần trong tương lai

(3) Bài nghiên cứu “Effect of digitalization on the performance of commercial banks in Nigeria” - “Ảnh hưởng của số hóa đến hiệu suất của ngân hàng thương mại ở Nigeria” của Mayowa G Agboola và cộng sự năm 2019, xuất bản trong kỷ yếu hội thảo International Conference on Energy and

Trang 18

Sustainable Environment [66] Nghiên cứu này điều tra cách thức số hóa nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM bằng phương pháp điều tra khảo sát Mẫu khảo sát thực hiện ngẫu nhiên bằng cách chọn 370 nhân viên không phải quản lý từ một NHTM Một bảng câu hỏi tự cấu trúc được sử dụng làm công cụ chính để thu thập dữ liệu và được phân tích bằng SPSS phiên bản 25 Từ kết quả, người ta phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa quá trình số hóa và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (r = 0,114 *; p <.05) Ngoài ra, có một mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa đổi mới sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Nigeria (r = 0,186; p <0,001) Nghiên cứu khuyến nghị rằng các quy trình số hóa nếu được thực hiện toàn diện và đúng đắn, sẽ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Nigeria

(4) “The rise of digital banking in Southeast Asia” - “Sự phát triển của NHS ở Đông Nam Á” do Boston Consulting Group xuất bản năm 2020 chỉ ra những thách thức mà các NHTM phải đối mặt khi chuyển đổi số và sự thay đổi cần thiết để ngân hàng giải quyết những vấn đề này [49] Đầu tiên, kỷ nguyên số khiến các ngân hàng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, yêu cầu của khách hàng với sự cá nhân hóa các dịch vụ ngân hàng cao hơn, đòi hỏi các NHTM phải tiến hành cải cách để tránh đánh mất thị phần vào tay các công ty công nghệ tài chính hay các tổ chức phi tài chính Quá trình số hóa ngân hàng sẽ khiến NHTM thay đổi hoàn toàn trên một số khía cạnh sau: (i) Hình thành mô hình hoạt động thích ứng với hệ sinh thái công nghệ; (ii) Hệ thống nguyên tắc hoạt động mới lấy nền tảng KHCN nhằm thích nghi với môi trường kinh tế số; (iii) Xây dựng đội ngũ nhân sự mới không chỉ tập trung vào kiến thức tài chính mà còn có trình độ phù hợp về CNTT và (iv) Văn hóa ngân hàng sẽ là lấy khách hàng là trung tâm thay vì đề cao vị trí của ngân hàng như trước kia

(5) Lihua Zuo, Jack Strauss và Lijuan Zuo (2021) với bài nghiên cứu “The Digitalization Transformation of Commercial Banks and Its Impact on Sustainable Efficiency Improvements through Investment in Science and

Trang 19

Technology” - “Sự chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại và tác động của nó đối với việc cải thiện hiệu quả bền vững thông qua đầu tư vào khoa học và công nghệ” đăng trên tạp chí Sustainability số 13, 2021 phân tích về sự ảnh hưởng của quá trình số hóa NHTM đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng [64] Dịch Covid-19 đã đẩy nhanh sự lan tỏa của nền kinh tế số khắp Trung Quốc, dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ “không tiếp xúc” trong lĩnh vực tài chính tăng mạnh Bài viết đánh giá hiệu quả của sự chuyển đổi kỹ thuật số của ngành ngân hàng Trung Quốc bằng cách sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA - Malmquist Nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển đổi kỹ thuật số của các NHTM Trung Quốc dựa trên những cải thiện về hiệu quả kinh doanh của họ Khi phân tích các NHTM thực hiện đầu tư khoa học công nghệ mạnh mẽ, các tác giả đánh giá sự trưởng thành kỹ thuật số của họ và trải nghiệm chuyển đổi kỹ thuật số Kết quả cho thấy, đầu tư vào việc chuyển đổi số đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh đáng kể cho các NHTM; tuy nhiên, hiện trạng của các ngân hàng không tương đồng Trong quá trình chuyển đổi số, các NHTM sẽ đối mặt với rủi ro trong quá trình chuyển đổi số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo Nhằm giảm thiểu rủi ro, các NHTM cần xây dựng chiến lược quảng bá, gia tăng sức hút của các sản phẩm, dịch vụ số mà ngân hàng cung cấp, tận dụng lợi thế về quy mô và phạm vi hoạt động, mở rộng sang các thị trường ngách

“Literature Review on the Impact of Digital Banking Services on Performance of Commercial Banks” - “Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của dịch vụ NHS lên hiệu quả hoạt động của các NHTM” là tên bài nghiên cứu của N Wadesango và B Magaya (2021) đăng trên tạp chí African Journal of Development Studies, số 11 (2), năm 2021 [82] Bài nghiên cứu nhằm làm rõ ảnh hưởng của NHS đối với hoạt động tài chính giữa các NHTM Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề trên Các tài liệu được tìm hiểu chỉ ra rằng tiền gửi của khách hàng trực tuyến và giao dịch ngân hàng trực tuyến có mối quan hệ tỷ lệ thuận với ROA, ngược lại phí giao dịch và hoa hồng môi giới qua mạng, cùng các chi phí cho nền tảng kỹ thuật

Trang 20

số có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, nghiên cứu kết luận rằng ROA trong các ngân hàng tăng khi ngân hàng phát triển nhanh theo hướng số hóa

“The level of digital transformation affecting the competitiveness of banks” - “Mức độ chuyển đổi số ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng” đăng trên tạp chí Banks and Bank Systems số 16, năm 2021 của Oleh Kolodiziev và cộng sự [73] Bài nghiên cứu xem xét khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Ukraine chịu ảnh hưởng của số hóa nền kinh tế, độ phổ biến của thanh toán điện tử và thương mại điện tử, cũng như các công nghệ sáng tạo nhằm cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số Khi chuyển sang mô hình kinh doanh số, ngân hàng có thể mở rộng phạm vi sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, từ đó hình thành chính sách cạnh tranh và giành lợi thế cạnh tranh Vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu là đánh giá mức độ số hóa của NHTM sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nó trong nền kinh tế Với mục đích này, các phương pháp sau đã được sử dụng: các chỉ số thống kê đầu vào được chuẩn hóa, so sánh và xếp hạng, phân tích cụm, phân tích hồi quy và tương quan Phân tích cụm đã xác nhận vai trò hiện tại của số hóa như một động lực và lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng và tạo thêm cơ hội để mở rộng cơ sở khách hàng và phạm vi dịch vụ Phân tích mối tương quan và sự phụ thuộc hồi quy của vị thế cạnh tranh của NHTM với mức độ số hóa của NHTM được thực hiện dựa trên mô hình với các biến độc lập tiền gửi cá nhân phát sinh từ sự phát triển của công nghệ NHS; thu nhập trước thuế, hồ sơ tài sản và các khoản vay cá nhân, và tiền gửi công ty chịu tác động trực tiếp đáng kể, trong khi tác động trực tiếp yếu nhất quyết định các khoản cho vay của doanh nghiệp Những điều đã nói ở trên chứng minh tính khả thi của việc giới thiệu quy mô lớn các ngân hàng đổi mới công nghệ số để duy trì vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của nền kinh tế

Phạm Đức Thắng và Phạm Long (2013), “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ NHĐT với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng ở Việt Nam” trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 195, năm 2013 [38] Bài viết đề

Trang 21

cập đến mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam và chỉ ra rằng khách hàng chỉ trung thành khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nếu như chất lượng dịch vụ đó thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng và sự thỏa mãn càng cao thì lòng trung thành sẽ càng lớn

2.1.3 Sự tương tác giữa ngân hàng và Fintech ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng cho phát triển Fintech tốt nhất trên thế giới Theo Vietnam Digital Landscape (2022), trong tổng số gần 99 triệu dân, Việt Nam có 73,2% người sử dụng Internet và 78,1% người dùng mạng xã hội một cách thường xuyên Theo thống kê, trung bình các cá nhân dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày trên Internet, trong đó khoảng 3 giờ để xem truyền hình (bao gồm cả phát sóng và phát trực tuyến) và khoảng 2 giờ 38 phút cho sử dụng mạng xã hội Con số này vẫn có xu hướng gia tăng (tương ứng +4,4% và +5,0%), cho thấy rằng công nghệ số đang chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng, với độ tuổi trung bình 31 và 69,3% đang ở tuổi 15-60 Về thái độ đối với dịch vụ Fintech, theo khảo sát của McKinsey tại Việt Nam, 50% số người được hỏi cho biết sẵn sàng sử dụng các công nghệ tài chính mới, đặc biệt là thanh toán số Trong đó, khách hàng có độ tuổi 21 - 29 là đối tượng khách hàng có tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng qua thiết bị điện tử cao nhất tại Việt Nam vào (60%), theo sau là khách hàng có độ tuổi 30 - 39 (48%), 50 - 64 (39%), 40 - 49 (35%) Ngoài ra, phần lớn những người được hỏi cũng đánh giá trong vòng 10 đến 15 năm tới mô hình ngân hàng truyền thống có thể bị thay thế bởi mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech.Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực thì sự phát triển sâu rộng của các công ty công nghệ tài chính Fintech trên thế giới và Việt Nam là điều tất yếu Theo ước tính của nhiều chuyên gia khoảng 10 - 40% doanh thu và 20 - 60% lợi nhuận của ngân hàng bán lẻ bị Fintech đe dọa trong vòng 10 năm tới Khoảng một phần ba

Trang 22

khoản vay trên thị trường phi chính thức (shadow banking) do các doanh nghiệp Fintech nắm giữ (Đình Vũ, 2018)

Các định chế tài chính ở Việt nam cũng thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của Fintech trong dịch vụ tài chính Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều đã có các sản phẩm ngân hàng số và dần hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ này trước sức cạnh canh từ các công ty Fintech Một số ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech để cung cấp cho khách hàng của họ các trang web ngân hàng trực tuyến chất lượng cao, ứng dụng di động và các dịch vụ kỹ thuật số khác như khởi tạo khoản vay, thu hút khách hàng đầu cuối và xử lý thanh toán Chẳng hạn, VIB đã hợp tác với ứng dụng công nghệ tài chính Weezi Digital của Việt Nam vào năm 2017 để ra mắt ứng dụng Bàn phím xã hội MyVIB, một ứng dụng cho phép khách hàng chuyển tiền trên mạng xã hội VietinBank đã công bố hợp tác với Opportunity Network, một Fintech hàng đầu của Anh, để tạo ra một nền tảng kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác chiến lược nhằm huy động vốn, chuyển giao công nghệ, thỏa thuận mua bán sáp nhập M&A, TPBank hợp tác với Fintech Instant.vn để phát triển nền tảng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã làm việc với MoMo để cho phép người dùng đăng ký vay trực tiếp từ ngân hàng và nhận các khoản giải ngân từ ví MoMo Momo, VNPay, GrabMoca hợp tác liên kết với tài khoản của các ngân hàng

Như vậy có thể thấy, hiện nay hợp tác giữa ngân hàng và Fintech ở Việt Nam chưa đa dạng, tập trung vào mảng thanh toán và được dẫn dắt chủ yếu bởi nhóm các ngân hàng tư nhân Các ngân hàng ở Việt Nam hiện vẫn còn tập trung vào khâu nâng cao năng lực công nghệ trong bản thân định chế tài chính hơn là chủ động phát triển các sản phẩm Fintech hay đầu tư vào các công ty Fintech Tuy nhiên, xu hướng này có thể gia tăng trong tương lại khi mà theo nghiên cứu của Ngân hàng Nhà Nước năm 2018 thì 72% công ty Fintech lựa chọn việc hợp tác với các ngân hàng trong khi 14% quyết định chọn cạnh tranh với ngân hàng và 14% lựa chọn phát triển sản phẩm hoàn toàn mới

Trang 23

(Duy Phan, 2018) Trong đó xu hướng tương tác giữa các ngân hàng Việt Nam và Fintech có thể tương tự với ngành ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung vào các trọng tâm: i) Coi các công ty Fintech là đối tác trong hoạt động kinh doanh; ii) Lựa chọn đầu tư mạo hiểm; iii) Các ngân hàng cân nhắc về việc mua bán sáp nhập với các công ty Fintech, nâng cao năng lực cạnh tranh; iv) Các ngân hàng sẵn sàng hợp tác thúc đẩy sự phát triển của các công ty Fintech, v) Chủ động nghiên cứu và phát triển Fintech trong nội bộ hệ thống ngân hàng

Đứng trên giác độ của cơ quan quản lý là NHNN, sự phát triển của Fintech ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu trong nhiều đề tài NCKH cấp ngành Nhóm nghiên cứu của tác giả Nghiêm Thanh Sơn với đề tài Hoàn thiện hệ sinh thái Công nghệ tài chính (Fintech) ở Việt Nam giai đoạn 2018-2025 đã phân tích thực trạng hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam để đề xuất những giải pháp đối với những thiếu hụt trong các chính sách, thể chế quản lý Nhà nước đối với hệ sinh thái Fintech, và các giải pháp khuyến khích các sáng kiến nhằm tăng cường vốn đầu tư của Chính phủ vào lĩnh vực Fintech, hoàn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu dân cư, tăng cường đào tạo nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực Fintech, hỗ trợ startup trong lĩnh vực Fintech

2.2 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu

2.2.1 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nêu trên ở những mức độ khác nhau đã trình bày khái quát về NHS, fintech và phát triển hợp tác ngân hàng - fintech trong nước và nước ngoài, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, khái niệm về fintech và các dịch vụ mà fintech cung cấp đã được thiết lập trên nhiều quan điểm, hướng tiếp cận khác nhau, là kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học đã công bố

Trang 24

- Thứ hai, phát triển fintech đã và đang được nghiên cứu trên phạm vi rộng, bao gồm: khung pháp lý để hỗ trợ quá trình phát triển fintech, các mô hình hợp tác ngân hàng - fintech cơ bản

- Thứ ba, phát triển fintech đã được nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới, các chiến lược để phát triển hợp tác ngân hàng - fintech thành công

- Thứ tư, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích dữ liệu thu được, dùng mô hình kinh tế lượng để đánh giá những nhân tố tác động đến sự chấp nhận của khách hàng đối với các dịch vụ NHS, ý kiến của fintech với quan hệ hợp tác với ngân hàng và ngược lại Đây cũng là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi đối với các nghiên cứu về hợp tác ngân hàng - fintech trong và ngoài nước

2.2.2 Khoảng trống nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu được đề cập ở phần 2.1 - Lời mở đầu đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về hợp tác ngân hàng - fintech cũng như việc phát triển hợp tác ngân hàng - fintech Tuy nhiên, nhìn nhận tổng thể các công trình nghiên cứu được công bố ở trên, tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết như sau:

- Thứ nhất, lý luận về hợp tác ngân hàng - fintech còn chưa được triển khai một cách cụ thể, chi tiết Vấn đề đặt ra là phải chắt lọc những nội dung hợp lý, tổng hợp, làm rõ và sâu sắc thêm các vấn đề cơ bản về khái niệm, sự cần thiết hợp tác, các mô hình hợp tác mà các công trình nghiên cứu trước đây ít nhiều có bàn đến Đặc biệt, lý luận liên quan đến hợp tác ngân hàng - fintech cần được phân tích kĩ lưỡng và đa chiều hơn

- Thứ hai, sau khi làm rõ nội hàm về hợp tác ngân hàng - fintech thì vấn đề tiếp theo cần giải quyết là đưa ra được các mô hình hợp tác ngân hàng - fintech Thêm vào đó, các cơ sở hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam nói chung chưa được làm rõ

- Thứ ba, dựa vào cơ sở lý luận phát triển hợp tác ngân hàng - fintech, thực trạng về phát triển hợp tác ngân hàng - fintech tại các NHTM cần được đánh giá để có những nhận xét xác thực về những thành tựu và hạn chế trong

Trang 25

quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác ngân hàng - fintech Từ đó, phát hiện và chỉ ra được những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong phát triển hợp tác ngân hàng - fintech còn tồn tại hiện nay

- Thứ tư, với những đánh giá sát thực về phát triển hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam, vấn đề tiếp theo là phân tích, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hợp tác ngân hàng - fintech một cách bền vững, hiệu quả

3 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác

giữa ngân hàng và fintech ở Việt Nam đến 2030, tầm nhìn sau 2030

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận án cần triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Thứ nhất, Khái quát hóa tổng quan kiến thức khoa học về hợp tác ngân

hàng - fintech, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết về ngân hàng, fintech, hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam

- Thứ hai, Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hợp tác ngân hàng -

fintech tại một số quốc gia trên thế giới, để tìm ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo có thể vận dụng để tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam

- Thứ ba, Phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam,

đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022

- Thứ tư, Đề xuất một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học, có căn

cứ thực tiễn nhằm tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam đến năm 2030

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ những câu hỏi nghiên cứu sau:

Trang 26

- Thế nào là hợp tác ngân hàng - fintech? Hợp tác ngân hàng - fintech có ý nghĩa như thế nào? Có những mô hình hợp tác ngân hàng - fintech nào?

- Kinh nghiệm hợp tác ngân hàng - fintech trên thế giới nào (thành công và thất bại) mà Việt Nam có thể học hỏi để tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech trong tương lai

- Thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Những thành tựu nào cần tiếp tục phát huy? Hạn chế nào gây cản trở? Nguyên nhân nào dẫn đến cản trở trên?

- Giải pháp nào để tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam đến năm 2030? Điều kiện nào để thực thi tốt các giải pháp ấy?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hợp tác ngân hàng - fintech

2018 Phạm vi nội dung: Hợp tác ngân hàng 2018 fintech ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo và xuyên suốt được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh Bên cạnh đó, còn sử dụng hệ thống các sơ đồ bảng biểu, đồ thị tăng thêm tính trực quan để thể hiện rõ nội dung đề tài Trong đó, luận án tập trung sử dụng hai phương pháp chủ đạo là phân tích và tổng hợp với thống kê, so sánh

Trang 27

Phân tích và tổng hợp

Tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã có, tổng hợp các tài liệu lý thuyết, lý luận của thế giới về vấn đề hợp tác ngân hàng - fintech và phát triển hợp tác ngân hàng - fintech Tổng hợp các tài liệu thực tiễn và kinh nghiệm phát triển hợp tác ngân hàng - fintech ở nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phân tích lý luận và thực tiễn quá trình phát triển hợp tác ngân hàng - fintech: Luận án dựa trên khảo lược tài liệu sẵn có, nghiên cứu các mô hình hợp tác ngân hàng - fintech cũng như chỉ rõ các cơ sở phát triển hợp tác ngân hàng - fintech Phương pháp phân tích giúp tác giả cho thấy những ưu điểm, hạn chế của từng cơ sở tác động với sự phát triển hợp tác ngân hàng - fintech, từ đó có những khuyến nghị phù hợp cho mối quan hệ này

Thống kê và so sánh

Luận án sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian so sánh giữa sự phát triển hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam qua các năm thuộc giai đoạn nghiên cứu để thấy được quá trình phát triển hợp tác ngân hàng - fintech dựa trên các tiêu chí về số lượng công ty fintech, các NHTM đã có hợp tác với fintech, dịch vụ các ngân hàng khi hợp tác với fintech cung cấp đến khách hàng

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu của luận án sẽ được thu thập từ những đối tượng cụ thể sau:

5.2.1 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra khảo sát các công ty fintech và khảo sát các ngân hàng thương mại

Thiết kế câu hỏi khảo sát

Bảng hỏi khảo sát nhằm hướng tới đánh giá các cản trở ảnh hưởng tới hợp tác ngân hàng fintech Bảng khảo sát sẽ được thiết kế thành hai phần: thông tin chung và hệ thống câu hỏi đánh giá sự cản trở ảnh hưởng đến hợp tác ngân hàng - fintech:

Trang 28

+ Phần thông tin cơ bản: xác định đối tượng trong mối quan hệ hợp tác ngân hàng – fintech, phân hóa đối tượng khảo sát theo các tiêu chí như:

o Khảo sát công ty fintech: năm thành lập, lĩnh vực hoạt động, giai đoạn phát triển, nguồn vốn khởi nghiệp, mô hình kinh doanh

o Khảo sát NHTM: thế mạnh canh tranh của NH, có/không có chiến lược phát triển ngân hàng số thông qua phát triển hợp tác ngân hàng – fintech + Phần câu hỏi điều tra xác định đánh giá chung về thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng; sự tương tác ngân hàng – fintech; tác động của hợp tác ngân hàng – fintech dưới góc độ trải nghiệm của khách hàng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, an ninh mạng và bảo mật; tác động của các cơ sở hợp tác ngân hàng – fintech hay những vướng mắc cản trở sự phát triển hợp tác ngân hàng – fintech

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC NGÂN HÀNG

Kính gửi Quý ngân hàng, Trong khuôn khổ luận án Tiến sỹ với đề tài “Hợp tác ngân hàng – fintech ở Việt Nam" của tôi, do Học viện Tài chính giao theo Quyết định

thông tin về vấn đề nghiên cứu tại một số ngân hàng Vì vậy, tác giả rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của anh/chị tại Quý ngân hàng thông qua việc trả lời bảng câu hỏi khảo sát dưới đây Nội dung trả lời của Quý ngân hàng được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài

PHẦN 1: CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN

1.1 Tên ngân hàng: ……… 1.2 Phòng ban anh/chị đang công tác: ……… 1.3 Thế mạnh cạnh tranh của Quý ngân hàng: ……… 1.4 Ngân hàng anh/chị có chiến lược cụ thể hợp tác với fintech:

a Chưa có:……… b Đã có, từ năm:………… ………

Trang 29

PHẦN 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT

2.1 Theo quan điểm của Quý ngân hàng, những yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào đến hợp tác ngân hàng – fintech

Mức độ ảnh hưởng

Cản trở lớn Cản trở vừa Ít cản trở Không cản trở Cung cấp mô tả

Quy định pháp lý

Thói quen tiêu dùng của khách hàng

Chất lượng thị trường (bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hàng hoá)

Thiếu hụt vốn đầu

Ý kiến khác: ……….……… 2.2 Theo quan điểm của Quý ngân hàng, xin cho biết mức độ ưu tiên của các chính sách hỡ trợ để thúc đẩy sự hợp tác ngân hàng – fintech:

Mức độ ảnh hưởng

Cản trở lớn

Cản trở vừa

Ít cản trở

Không cản trở

Cung cấp mô tả

Tham gia cơ chế thử nghiệm ứng dụng giải pháp, công nghệ fintech trong ngân hàng

Trang 30

Những chương trình được đưa ra bởi các nhà quản lý kết nối giữa ngân hàng và fintech

Sự chắc chắn và rõ ràng hơn trong các luật lệ về các giải pháp fintech mới

Khả năng được đối thoại thường xuyên, cởi mở với các cơ quan quản lý và các ngân hàng

Cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến ngành tài chính

Cải thiện các quy tắc về nền kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử

Ý kiến khác: ……….……… 2.3 Xin Quý ngân hàng cho biết quan điểm về Luật, quy định hoặc chính sách nào cần thay đổi/ban hàng để tạo điều kiện tăng cường hợp tác ngân hàng – fintech thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng số?

…….……….……… …….……….……… …….……….………

Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của Quý ngân hàng!

Trang 31

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC CÔNG TY FINTECH

Kính gửi Quý công ty, Trong khuôn khổ luận án Tiến sỹ với đề tài “Hợp tác ngân hàng – fintech ở Việt Nam" của tôi, do Học viện Tài chính giao theo Quyết định

thông tin về vấn đề nghiên cứu tại một số công ty fintech Vì vậy, tác giả rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của anh/chị tại Quý công ty thông qua việc trả lời bảng câu hỏi khảo sát dưới đây Nội dung trả lời của Quý công ty được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài

PHẦN 1: CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN

1.1 Tên công ty fintech: ……… 1.2 Địa chỉ: ……… 1.3 Năm thành lập: ……… 1.4 Lĩnh vực hoạt động:

a Thanh toán (bao gồm e-Wallet) b Chuyển tiền (nội địa, quốc tế hoặc cả hai) c Cho vay ngang hàng (P2P lending)

d Đầu tư e Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) f Quản lý tài chính cá nhân

g Phân tích tài chính/ dữ liệu (bao gồm “AI” và/hoặc “dữ liệu lớn”) h Cơ sở hạ tầng ngân hàng

i Blockchain, sổ cái phân tán và/hoặc tiền điện tử j Tài trợ cho các doanh nghiệp SME

k Công nghệ bảo hiểm (Insurtech) l So sánh dịch vụ tài chính

Trang 32

m Lĩnh vực khác chưa được đề cập ở trên (Vui lòng ghi rõ) 1.5 Giai đoạn phát triển hiện nay của Công ty?

a Phát triển mô hình và ý tưởng b Có sản phẩm khả thi nhưng chưa hoạt động thương mại c Đã hoạt động thương mại nhưng chưa qua điểm hòa vốn d Điểm hòa vốn

e Đã có lợi nhuận 1.6 Vốn khởi nghiệp của Công ty được huy động từ nguồn nào?

a Vốn tự có b Từ gia đình và bạn bè c Nhà đầu tư thiên thần d Các quỹ đầu tư mạo hiểm e Ngân hàng thương mại f Khác: ……….……… 1.9 Mô tả ngắn gọn mô hình kinh doanh của Công ty:

……….……….………… ……….……….………… ……….……….…………

PHẦN 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT

2.1 Theo quan điểm của Quý công ty, những yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào đến hợp tác ngân hàng – fintech

Mức độ ảnh hưởng

Cản trở lớn

Cản trở vừa

Ít cản trở

Không cản trở

Cung cấp mô tả

Quy định pháp lý

Thói quen tiêu dùng của khách hàng

Trang 33

Chất lượng thị trường (bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hàng hoá)

Thiếu hụt vốn

Ý kiến khác: ……….……… 2.2 Theo quan điểm của Quý công ty, xin cho biết mức độ ưu tiên của các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy sự hợp tác ngân hàng – fintech:

Mức độ ảnh hưởng Cản trở lớn Cản trở vừa Ít cản trở Không cản trở Cung cấp mô tả

Tham gia cơ chế thử nghiệm ứng dụng giải pháp, công nghệ fintech trong ngân hàng

Những chương trình được đưa ra bởi các nhà quản lý kết nối giữa ngân hàng và fintech

Trang 34

Sự chắc chắn và rõ ràng hơn trong các luật lệ về các giải pháp fintech mới

Khả năng được đối thoại thường xuyên, cởi mở với các cơ quan quản lý và các ngân hàng

Cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến ngành tài chính

Cải thiện các quy tắc về nền kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử

Ý kiến khác: ……….……… 2.3 Xin Quý công tý cho biết quan điểm về Luật, quy định hoặc chính sách nào cần thay đổi/ban hàng để tạo điều kiện tăng cường hợp tác ngân hàng – fintech thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng số?

…….……….……… …….……….……… …….……….………

Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của Quý công ty!

5.2.2 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM và công ty fintech, hệ thống văn bản pháp lý và chiến lược hợp tác ngân hàng - fintech từ website Ngân hàng Nhà nước

Trang 35

6 Ý nghĩa khoa học của luận án

6.1 Về mặt lý luận

Thứ nhất, đã làm rõ nội hàm “hợp tác ngân hàng - fintech”, đồng thời

làm rõ các cơ sở tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech cũng như các mô hình, giai đoạn hợp tác

Thứ hai, đánh giá các cơ sở tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech ở

Việt Nam

6.2 Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án phân tích thực trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt

Nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình hợp tác ngân hàng - fintech

Thứ hai, luận án cung cấp cơ sở dữ liệu sơ cấp làm bằng chứng thực tế

cho việc xác định sự ảnh hưởng của các cơ sở hợp tác ngân hàng - fintech Dựa trên đánh giá từ kết quả khảo sát, các ngân hàng và công ty fintech có thể điều chỉnh chiến lược hợp tác ngân hàng - fintech phù hợp với tình hình thực tiễn của mình

Thứ ba, luận án đề xuất một bộ giải pháp toàn diện, phù hợp nhất với

hiện trạng hợp tác ngân hàng - fintech ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu nhằm giúp ngân hàng và công ty fintech thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn tiếp theo

Nam

Trang 36

Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC NGÂN HÀNG - FINTECH

1.1 Lý thuyết chung về hợp tác ngân hàng - fintech

1.1.1 Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiền gửi và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số: 47/2010/QH12) có

đưa ra khái niệm ngân hàng theo mục 2 điều 4 như sau: “Ngân hàng là loại

hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” Hoạt động ngân hàng được quy định tại mục 12 điều 4 Luật

này như sau: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường

xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”

Thông qua các hoạt động của mình, ngân hàng thực hiện 3 chức năng chủ yếu: Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng; thứ hai, chức năng trung gian thanh toán và thứ ba, chức năng tạo tiền

Các nội dung tiếp theo của chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu về ngân hàng thương mại vì đây là loại hình ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống các ngân hàng Hơn nữa, các ngân hàng thương mại hiện nay hầu như có thể tiến hành tất cả các dịch vụ ngân hàng, ngược lại, các loại hình ngân hàng khác cũng mang nhiều tính chất như là ngân hàng thương mại Ranh giới giữa các loại hình ngân hàng là rất mỏng manh Do vậy, những nguyên lý của ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể áp dụng cho các hình thức tổ

Trang 37

chức ngân hàng khác

1.1.1.2 Các hoạt động ngân hàng

Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số: 47/2010/QH12), tại mục 13 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, định nghĩa hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tải khoản như

sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức

tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”

Tại mục 13, điều 4, quy định về hoạt động cấp tín dụng: “Cấp tín dụng

là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”

Tại mục 15, điều 4, quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán

qua tài khoản như sau: “Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc

cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

1.1.1.3 Quá trình phát triển của ngân hàng

Theo giáo trình Tài chính - Tiền tệ Ngân hàng của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng và sự ra đời một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3.500 năm trước Công nguyên cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội Có thể chia quá trình phát triển ngân hàng thành 4 giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn thứ nhất, thời kỳ sơ khai, từ 3.500 đến 1800 trước Công

nguyên là giai đoạn phát triển của các ngân hàng sơ khai Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền và các tài sản có giá trị khác được

Trang 38

thực hiện bởi các nhà kim hoàn, các lãnh chúa và các nhà thờ

Giai đoạn hai, thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến XVII, đây là giai đoạn hoàn

thiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Cho đến thế kỷ thứ XVII các nghiệp vụ của một ngân hàng kinh doanh đã dần hoàn thiện, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay; phát hành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng; chiết khấu thương phiếu; chuyển tiền, thanh toán, bù trừ và bảo lãnh

Giai đoạn thứ ba, từ thế kỳ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, các ngân hàng

thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Hệ thống ngân hàng chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy Nhóm thứ hai là những ngân hàng còn lại không được phép phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong niền kinh tế

Giai đoạn thứ tư, từ đầu thế kỷ XX đến nay, cùng với sự hoàn thiện về

chức năng của các ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung gian cũng phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh

Hoạt động của các ngân hàng không chỉ giới hạn ở các dịch vụ truyền thống như: thực hiện trao đổi tiền tệ; chiết khấu thương phiếu và cho vay; nhận tiền gửi; bảo quản vật có giá trị; tài trợ các hoạt động của Chính phủ; cung cấp các tài khoản giao dịch; cung cấp dịch vụ ủy thác Mà ngày nay đã xuất hiện hững dịch vụ ngân hàng mới như sau: cho vay tiêu dùng; tư vấn tài chính; quản lý tiền mặt; dịch vụ cho thuê thiết bị; cho vay tài trợ dự án; bán các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các kế hoạch hưu trí; cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp…

1.1.2 Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển của fintech 1.1.2.1 Khái niệm fintech

Fintech là viết tắt của từ tiếng Anh “financial technology” Hiểu một cách đơn giản, fintech là thuật ngữ để chỉ ngành cung cấp các dịch vụ tài

chính trên các nền tảng công nghệ Nhìn từ góc độ hoạt động thực tiễn, từ

fintech bao hàm các ứng dụng, sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được xây dựng dựa trên nền tảng internet và kỹ thuật

Trang 39

số Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này, tuy nhiên nhìn chung

các khái niệm đều nhìn nhận fintech trong mối quan hệ giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin Theo phân loại của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán

Trên thế giới hiện nay, xu hướng công nghệ tài chính có 2 mục tiêu chính Thứ nhất là thay thế kênh truyền thống bằng kênh điện tử trực tuyến, giảm chi phí, tăng độ tiện dụng, trải nghiệm của khách hàng Thứ hai là khai thác thị trường mới thông qua công nghệ, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng cá nhân

Các fintech được chia thành 2 nhóm Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng hỗ trợ vận hành (back-office) nhằm hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính

Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng và ngày càng tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, cách mà các doanh nghiệp đang kinh doanh ở mọi

lĩnh vực, đặc biệt trong ngành tài chính Fintech là nơi dịch vụ tài chính và

công nghệ giao thoa Tại đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực

công nghệ tận dụng sức mạnh của công nghệ để tạo ra sự đột phá, trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ do các doanh nghiệp dịch vụ tài chính cung cấp

1.1.2.2 Các hoạt động của fintech

Về cơ bản, hoạt động của fintech tập trung vào 5 lĩnh vực chính sau:

Thứ nhất, tài chính và đầu tư: Phần lớn các nhà đầu tư và các nhà quản

lý hiện nay đều tập trung vào các sản phẩm tài chính thay thế, đặc biệt là cho vay ngang hàng (peer to peer) Tuy nhiên, fintech rõ ràng đã vượt ra ngoài phạm vi hẹp này khi tiến hành đầu tư vào các hoạt động khác như quỹ tư nhân, đầu tư mạo hiểm… trong tương lai gần, ngoài việc tiếp tục phát triển các sản phẩm tài chính thay thế, fintech sẽ thâm nhập ngày càng sâu hơn vào

Trang 40

các lĩnh vực như dịch vụ tư vấn tự động

Thứ hai, hoạt động tài chính và quản trị rủi ro: Đây là lĩnh vực mà các tổ

chức tài chính đầu tư nhiều nhất đặc biệt sau năm 2008 nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tuân thủ và quản trị rủi ro một cách tốt hơn Sự phát triển của lý thuyết tài chính và kỹ thuật định lượng tài chính với những ứng dụng của chúng vào nghiệp vụ tài chính và quản lý rủi ro là một năng lực lõi đặc

biệt trong lĩnh vực này

Thứ ba, thanh toán và cơ sở hạ tầng: Thanh toán qua internet và các thiết

bị di động là trọng tâm đồng thời là động lực phát triển của fintech Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử nội địa và đa quốc gia từ những năm 1970 hiện nay đang hỗ trợ giao dịch cho thị trường ngoại hối toàn cầu với khối lượng 5,4 nghìn tỷ USD mỗi ngày Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh chứng khoán và giao dịch phái sinh tại thị trường phi tập trung tiếp tục là một mũi nhọn của fintech và là lĩnh vực mà các công ty công nghệ thông tin và viễn thông đang tìm kiếm cơ hội nhằm giành thị phần từ các định chế tài chính truyền thống

Thứ tư, bảo mật dữ liệu: Thời gian gần đây, những cuộc cách mạng đổi

mới của fintech với tính ứng dụng thiết thực của mình đã nâng cao hiệu quả và tính khả dụng của các dịch vụ tài chính

Thứ năm, về giao diện người dùng: Với trọng tâm chính là dịch vụ tài

chính trực tuyến và di động, đây là lĩnh vực mà các công ty công nghệ thông tin và viễn thông muốn cạnh tranh trực tiếp với các định chế tài chính truyền thống

Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management),…

1.1.2.3 Quá trình phát triển của fintech

Liên kết giữa hệ thống tài chính và công nghệ có một lịch sử lâu dài và đã phát triển song song qua nhiều thời kỳ Trong nghiên cứu của Doulas D.A

Ngày đăng: 21/09/2024, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Phạm Thu Hương (2012), Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Trường Đại học Ngoại Thương năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"”
Tác giả: Phạm Thu Hương
Năm: 2012
15. Nguyễn Minh Loan và Nguyễn Thị Hưng (2015): Phát triển thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử. Tạp chí tài chính kỳ II, số tháng 11- 2015, trang 25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử
Tác giả: Nguyễn Minh Loan và Nguyễn Thị Hưng
Năm: 2015
31. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2020
32. Nguyễn Thùy Trang (2019), Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Học viện Tài chính, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam"”
Tác giả: Nguyễn Thùy Trang
Năm: 2019
45. Gaurav Sarma (2017), What is digital banking, https://www.ventureskies.com/blog/digital-banking Link
1. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 về quản lý website Thương mại điện tử Khác
2. Bộ Công Thương (2015), Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động Khác
3. Bộ Chính Trị (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính Trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 Khác
4. Brett King (2011), Bank 3.0: Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB Kinh tế Quốc dân Khác
5. Brett King (2018), Bank 4.0: NHS - Giao dịch mọi nơi, không chỉ ngân hàng, NXB Thông tin và Truyền thông Khác
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Khác
7. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP) Khác
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử Khác
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Khác
10. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
11. Phạm Tiến Dũng (2021), Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, số 01/2021 Khác
13. Lê Trường Giang (2021), Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ định hình tương lai ngành tài chính như thế nào Khác
16. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 20/2016/TT-NHNN và số 30/2016/TT-NHNN) Khác
17. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Khác
18. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 31/2015/TT-NHNN đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Số liệu về số người không sử dụng các dịch vụ tài chính  (Nguồn: - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Hình 1.1 Số liệu về số người không sử dụng các dịch vụ tài chính (Nguồn: (Trang 43)
Hình 1.2: Hiệu quả của các mô hình hợp tác giữa fintech và ngân hàng - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Hình 1.2 Hiệu quả của các mô hình hợp tác giữa fintech và ngân hàng (Trang 45)
Hình 1.3: Chuyển dịch giao dịch thanh toán điện tử toàn cầu (%) - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Hình 1.3 Chuyển dịch giao dịch thanh toán điện tử toàn cầu (%) (Trang 56)
Hình 2.1: Tỷ trọng dịch chuyển hành vi khách hàng tiêu dùng tiền mặt - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Hình 2.1 Tỷ trọng dịch chuyển hành vi khách hàng tiêu dùng tiền mặt (Trang 103)
Hình 2.2: Số lượng dịch vụ công mức độ 3, 4 qua các năm - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Hình 2.2 Số lượng dịch vụ công mức độ 3, 4 qua các năm (Trang 104)
Bảng 2.1: Khảo sát chiến lược 05 năm tiếp theo của các ngân hàng - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Bảng 2.1 Khảo sát chiến lược 05 năm tiếp theo của các ngân hàng (Trang 105)
Hình 2.3: Các lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tập trung khai thác đến 2021 - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Hình 2.3 Các lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tập trung khai thác đến 2021 (Trang 112)
Bảng 2.3: Chính sách ưu đãi dịch vụ của Fintech - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Bảng 2.3 Chính sách ưu đãi dịch vụ của Fintech (Trang 114)
Bảng 2.4: Mức độ cản trở của các quy định pháp lý đến hợp tác - hợp tác ngân hàng fintech ở việt nam
Bảng 2.4 Mức độ cản trở của các quy định pháp lý đến hợp tác (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w