1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Phần 1. Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (8)
    • 1. Lịch sử hình thành (8)
    • 2. Cơ cấu tổ chức (10)
    • 3. Sản phẩm và dịch vụ (11)
    • 4. Tình hình hoạt động kinh doanh (12)
    • 5. Tầm nhìn và chiến lược (14)
  • Phần 2: Phân tích sự tác động của một số yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh (15)
  • Chương 1: Giới thiệu (15)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5 Kết cấu đề tài (19)
  • Chương 2: Cơ sở lý thuyết (19)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (20)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan (25)
  • Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu (19)
    • 3.1 Mô hình nghiên cứu (35)
    • 3.2 Dữ liệu nghiên cứu (36)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (36)
    • 3.4 Giả thuyết nghiên cứu (40)
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu (19)
    • 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (45)
    • 4.2 Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình (47)
    • 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến (48)
    • 4.4 Lựa chọn mô hình phù hợp (49)
    • 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu (58)
  • Chương 5: Kết luận và khuyến nghị (19)
    • 5.1 kết luận (63)
    • 5.2 Khuyến nghị (64)
  • Tài liệu tham khảo (67)
  • Phụ lục (69)

Nội dung

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Lịch sử hình thành

Ngày 13 tháng 07 năm 2007, Ủy ban Chứng khoán nhà nước chính thức cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities Joint Stock Company – FPTS) với cổ đông chính là tập đoàn FPT, một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam Đến nay đã gần 17 năm thành lập và phát triển, FPTS đã liên tục gặt hái được những thành tựu giúp khách hàng biết đến rộng rãi hơn trong lĩnh vực này qua đó đã chứng minh được vị thế của một trong những CTCK hàng đầu Việt Nam Thành lập với mức vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ VNĐ, FPTS đã phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, tính đến cuối năm 2023 mức vốn điều lệ của FPTS đã lên đến con số khoảng 2145 tỷ VNĐ.

Tháng 01 năm 2017, FPTS chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là FTS, đây là cột mốc quan trọng giúp FPTS có thể dễ dàng huy động vốn đồng thời tăng tính minh bạch trong mắt các nhà đầu tư từ đó thúc đẩy đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, FPTS cũng đã liên tục nằm trong top 10 CTCK tiêu biểu được bầu chọn bởi các sàn giao dịch chứng khoán Tốc độ phát triển vượt bậc của FPTS đã tạo độ tin cậy lớn trong mắt các nhà đầu tư và hứa hẹn tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hình 1: Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của

Nguồn: Báo cáo thường niên FPTS 2023

Cơ cấu tổ chức

Mô hình quản trị của FPTS được tổ chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh Nghiệp 2020 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ủy ban kiểm toán, Ban Tổng giám đốc Bên cạnh đó, FPTS cũng có đa dạng các khối nghiệp vụ nhằm phục vụ cho các nhu cầu cụ thể trong quá trình kinh doanh bao gồm: Khối tư vấn đầu tư, khối tư vấn tài chính doanh nghiệp, khối phân tích đầu tư, khối chức năng Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện tại của FPTS là ông Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1976 và đã tốt nghiệp cử nhân Kế toán ngân hàng và cử nhân Ngoại ngữ chuyên ngành Tiếng Anh.

Hình 2: Cơ cấu tổ chức của

Nguồn: Báo cáo thường niên FPTS 2023

Sản phẩm và dịch vụ

Mô hình kinh doanh của FPTS không có quá nhiều khác biệt so với các tổ chức trung gian tài chính khác, cụ thể các nghiệp vụ kinh doanh như sau:

Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán

Theo Luật chứng khoán năm 2019, môi giới chứng khoán được định nghĩa là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng FPTS sẽ cung cấp các khuyến nghị và thông tin về cơ hội đầu tư cho khách hàng dựa trên các phân tích thị trường và phân tích tài chính công ty đó Bên cạnh đó, FPTS đóng vai trò như một “vệ sĩ” cho khách hàng của mình, họ sẽ thay mặt cho khách hàng thực hiện các lệnh mua bán trên sàn giao dịch, liên tục cập nhật và phân tích các thông tin trên TTCK cho khách hàng, đồng thời sẽ giúp khách hàng quản lý tài khoản chứng khoán.

FPTS thực hiện giao dịch chứng khoán tự doanh bao gồm cả giao dịch ngắn hạn và dài hạn Mục tiêu của hoạt động này là sử dụng lợi nhuận từ cổ tức và chênh lệch giá để tăng thêm thu nhập cho công ty Quyết định giao dịch được đưa ra dựa trên quá trình phân tích doanh nghiệp và thị trường.

Nghiệp vụ tư vấn doanh nghiệp của FPTS bao gồm đa dạng dịch vụ khác nhau nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển và quản lý hoạt động Cơ bản có thể kể đến như: Tư vấn phát hành cổ phiếu để thu hút nguồn vốn, tư vấn niêm yết, tư vấn thoái vốn và đấu giá, tư vấn mua bán và sáp nhập, tư vấn xây dựng kế hoạch kinh doanh,…

Hoạt động lưu ký chứng khoán của FPTS căn bản là thực hiện việc lưu ký và bảo quản chứng khoán của khách hàng theo quy định của pháp luật, chứng khoán của khách hàng sẽ được lưu ký và quản lý tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt

Nam (VSD) thông qua FPTS FPTS sẽ theo dõi và quản lý các quyền lợi liên quan đến chứng khoán của nhà đầu tư như cổ tức, quyền bỏ phiếu, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm,… Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ được thực hiện các giao dịch một cách thuận tiện, chính xác và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và quy trình của VSD.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành là hoạt động mà FPTS cam kết mua toàn bộ hoặc một phần chứng khoán mới phát hành của doanh nghiệp và sau đó bán lại cho công chúng.

Các loại hình bảo lãnh phát hành gồm: Bảo lãnh cam kết - FPTS cam kết mua toàn bộ chứng khoán nếu không bán hết cho công chúng, Bảo lãnh cố gắng tối đa - FPTS chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán hết số chứng khoán phát hành.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 1: Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính của FPTS

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của FPTS trong giai đoạn 2015 – 2023 tăng trưởng ổn đi qua từng thời kỳ Điểm đặc biệt trong giai đoạn này đó là khoản lỗ doanh thu vào quý 1 năm 2020, nguyên nhân của vấn đề này là vì cổ phiếu MSH rớt giá khiến cho lãi lỗ từ các khoản đầu tư của FPTS ghi âm hơn 133 tỷ đồng vào quý 1 năm 2020 Sau thời điểm đó, FPTS đã trở lại đường đua với các khoản tăng trưởng doanh thu ổn định và đạt đỉnh vào năm 2021 với doanh thu khoảng 435 tỷ đồng.

Về năm 2023 vừa qua, theo báo cáo thường niên năm 2023 của FPTS, kết quả hoạt động kinh doanh của FPTS đã tăng 22.74% so với năm 2022 Sự tăng trưởng này chủ yếu là do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) khi mà trong năm 2022 FPTS đã lỗ 123.92 tỷ đồng và lãi 155.2 tỷ đồng cho năm 2023, sự thay đổi này đã đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh tích cực của công ty Một điểm đáng chú ý nữa đó là hoạt động kinh doanh chính của công ty là môi giới chứng khoán giảm mạnh đến 27.17% so với năm trước đó, nguyên nhân cơ bản của vấn đề này đó là vì thị trường giao dịch có phần ảm đạm trong cuối năm 2023 khiến cho số lượng nhà đầu tư sử dụng dịch vụ môi giới giảm mạnh.

Biểu đồ 2: Tổng tài sản FPTS giai đoạn 2015 - 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính của FPTS

Tầm nhìn và chiến lược

Theo báo cáo thường niên 2023, FPTS mong muốn trở thành một định chế tài chính hùng mạnh và trở thành sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam.

FPTS chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đề cao đạo đức chuyên nghiệp nhằm đạt được tối đa sự hài lòng của khách hàng Luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu, tận dụng mọi thế mạnh của công nghệ với mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, đồng thời cung cấp cho khách hàng một hệ thống giao dịch thuận tiện và an toàn, nhanh chóng và chính xác, công bằng và minh bạch.

Phân tích sự tác động của một số yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh

Giới thiệu

Lý do chọn đề tài

Sau 25 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có thể kể đến sự mở rộng quy mô thị trường, tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị vốn hóa và chỉ số VN-Index Sự ra đời của các chỉ số như VN30 và chứng khoán phái sinh đã đánh dấu bước chuyển mình theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng tính thanh khoản và minh bạch của thị trường Bên cạnh đó, cấu trúc thị trường liên tục được hoàn thiện, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu suất và tính an toàn, áp dụng các quy định công bố thông tin chặt chẽ để tăng tính minh bạch và niềm tin nhà đầu tư TTCK Việt Nam hiện đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những bước phát triển nổi bật thế nhưng TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là còn khá non trẻ so với một số quốc gia khác trong khu vực, điều này đã được khẳng định trong chia sẻ mới nhất của TS.

Theo nhận định của chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, TTCK Việt Nam còn non trẻ, thông tin thiếu minh bạch, quy mô nhỏ bé (chiếm 87% GDP, mức trung bình trong khu vực) Việc thiếu sót thông tin và các hành vi vi phạm tinh vi khiến nhà đầu tư mất niềm tin Dù có quy định về minh bạch nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra và ảnh hưởng đến khả năng đánh giá doanh nghiệp của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh đó, vai trò của các tổ chức trung gian tài chính đã cho thấy tầm quan trọng đối với TTCK, đặc biệt là các CTCK Họ là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư Với nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên tiềm năng và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện các vai trò trung gian môi giới mua – bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp và một số dịch vụ khác cung cấp cho cả các nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành cổ phiếu Chính vì những lý do này đã khiến CTCK trở thành nhân tố cốt lõi góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của TTCK nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu thông từ tổ chức phát hành đến người đầu tư và phân bổ những dòng vốn nhàn rỗi đến những nơi sử dụng vốn hiệu quả, điều đó trực tiếp giúp cho tính thanh khoản cũng như tính ổn định của TTCK được cải thiện đáng kế, thêm nữa những nguồn vốn được sử dụng hiệu quả cũng góp phần cải thiện nền kinh tế nước nhà Với vai trò quan trọng như vậy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của cácCTCK là rất cần thiết để có thể phần nào giúp các CTCK dễ dàng hơn trong việc vận hành, xác định những yếu tố cần phát triển hay hạn chế để sử dụng nguồn vốn hiệu quả tạo ra lợi nhuận, từ đó gián tiếp giúp các nhà đầu tư có được những tư vấn chính xác nhất từ các CTCK, đồng thời các doanh nghiệp trên TTCK sẽ huy động vốn hiệu quả hơn Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài

“Phân tích sự tác động của một số yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK được niêm yết trên TTCK Việt Nam”.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK trong giai đoạn 2015 đến 2023 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

 Tổng quan hóa đầy đủ cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các công trình nghiên cứu liên quan trước;

 Kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp để có thể xác định yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK;

 Đánh giá mức độ tác động và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các CTCK.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được nghiên cứu bao gồm chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh được chia làm hai loại:

 Yếu tố vi mô bao gồm các chỉ số tài chính được thu thập từ báo cáo tài chính của các CTCK: ROA, ROE, tỷ lệ thanh khoản, tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, phải thu khách hàng…

 Yếu tố vĩ mô: GDP.

Phạm vi nghiên cứu

Theo không gian: Các CTCK được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Theo thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo quý từ 2015 - 2023

Kết cấu đề tài

Trình bày tính cấp thiết của đề tài cùng mục tiêu khi thực hiện nghiên cứu đề tài.

Bên cạnh đó cũng nêu cụ thể đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một khái niệm kinh tế thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó Theo quan điểm của Adam Smith, một nhà kinh tế học người Anh, ông nói rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh là kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Ông đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là nếu hai doanh nghiệp có kết quả kinh doanh giống nhau thì hiệu quả cũng được coi là tương đương, không xét đến chi phí Có thể thấy rõ điểm hạn chế của quan điểm này đó là nếu doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thì sẽ cho tăng mạnh các chi phí đầu vào để có thể tạo ra nhiều đầu ra nhất, đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ đạt mức tối đa dù chi phí sản xuất cao Việc đồng nhất hóa này sẽ khiến cho các nhà phân tích không thể đưa ra những quyết định chính xác nhất đối với các doanh nghiệp.

Do đó, để đánh giá một cách khách quan và có cơ sở về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đầy đủ, hoàn chỉnh để sao cho vừa phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vừa phản ánh được các yếu tố đầu vào, các loại tài sản, vốn… Để đảm bảo yêu cầu đó, hiệu quả kinh doanh thường được tính toán dựa trên hai phương pháp:

 Phương pháp thứ nhất: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu số của doanh thu trừ đi chi phí đầu vào.

Hiệu quả họat động kinh doanh =Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào

Phương pháp này được tính toán đơn giản, tuy nhiên nó không phản ánh được hết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về các yếu tố khác như tài sản hay nguồn vốn Điều này khiến cho việc so sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp hay giữa các thời kỳ của doanh nghiệp là không đủ tin cậy để có thể đưa ra các kết luận khách quan nào.

 Phương pháp thứ hai: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là tỷ lệ của doanh thu trên chi phí Phương pháp này có thể được tính toán theo cả 2 dạng nghịch và thuận.

Dạng thuận:Hiệu quả họat động kinh doanh = �ế� ��ả đầ� ��

Công thức này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên việc doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu doanh thu trên một đơn vị chi phí đầu vào.

Dạng nghịch:Hiệu quả họat động kinh doanh = ��� ��í đầ� �à�

Công thức này phản ánh với một đơn vị doanh thu thì sẽ phải cần tiêu hao bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của CTCK Đối với các CTCK, hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào hoạt động môi giới chứng khoán, đóng vai trò là người trung gian để kết nối giữa người mua và người bán Tuy nhiên, hiện nay với mục đích kiếm thêm lợi nhuận và phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, các CTCK đã mở rộng thêm nhiều mô hình hoạt động kinh doanh giúp tạo ra doanh số đáng kể cho công ty Cụ thể như sau:

Hoạt động môi giới chứng khoán là nghiệp vụ cốt lõi của các công ty chứng khoán (CTCK), bao gồm việc thực hiện các giao dịch chứng khoán theo lệnh của khách hàng Trong vai trò trung gian, CTCK kết nối người mua và người bán trên thị trường chứng khoán Phí môi giới được thu từ khách hàng là nguồn thu nhập chủ yếu của các CTCK.

Hoạt động tự doanh là việc CTCK dùng vốn của mình đầu tư vào các chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và phái sinh Mục tiêu của hoạt động này là mua chứng khoán giá thấp rồi bán với giá cao hơn, qua đó kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá giữa hai thời điểm giao dịch.

Các công ty chứng khoán (CTCK) cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên sâu giúp khách hàng cá nhân và tổ chức định hình chiến lược đầu tư phù hợp với nhu cầu tài chính và khả năng chịu rủi ro của họ Dịch vụ này bao gồm xây dựng kế hoạch đầu tư, lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu và cung cấp lời khuyên chuyên nghiệp về quản lý danh mục đầu tư cũng như phát hành chứng khoán cho các tổ chức.

 Bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành là hoạt động mà CTCK cam kết mua toàn bộ hoặc một phần chứng khoán mới phát hành của doanh nghiệp và sau đó bán lại cho công chúng Các loại hình bảo lãnh phát hành gồm: Bảo lãnh cam kết - CTCK cam kết mua toàn bộ chứng khoán nếu không bán hết cho công chúng, Bảo lãnh cố gắng tối đa - CTCK chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán hết số chứng khoán phát hành.

 Các hoạt động khác: dịch vụ lưu ký và quản lý tài sản, phân tích và định giá doanh nghiệp, phân tích thị trường…

Tương tự với các hoạt động kinh doanh ở trên, các loại chi phí tương ứng của CTCK có thể kế đến như sau:

 Chi phí hoạt động kinh doanh: thua lỗ khi mua bán các loại chứng khoán, phí thành viên đối với các cơ sở giao dịch và trung tâm lưu ký, chi phí mặt bằng văn phòng…

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Lương thưởng của các cán bộ nhân viên, chi phí đóng bảo hiểm cho nhân viên, chi phí bảo hiểm rủi ro tài sản…

2.1.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản (Asset Turnover) phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu Chỉ số này là thước đo toàn diện về khả năng quản lý và sử dụng tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và lưu động Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cao cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng tốt các nguồn lực tài chính để tạo ra nhiều doanh thu, ngược lại, chỉ số thấp chỉ ra khả năng kinh doanh yếu kém Nói cách khác, chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản thành doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa hai phần của kết quả hoạt động kinh doanh, một phần là lợi nhuận, một phần là doanh thu của hoạt động Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn, khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đơn vị doanh thu cao Lợi nhuận được sử dụng trong công thức trên là tổng tất cả mức sinh lời của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, hoạt động tài chính và thu nhập khác Vậy với cách tính đó thì sẽ không phản ánh chính xác vì mức sinh lợi của từng hoạt động là không đều nhau và có thể chênh lệch rất lớn, nên để có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì cần thiết tính toán riêng cho từng mức sinh lợi của mỗi hoạt động Thêm nữa, lợi nhuận được sử dụng ở đây là lợi nhuận trước thuế, bởi vì tỷ suất thuế ở các mặt hàng và các loại hình kinh doanh là khác nhau nên việc sử dụng lợi nhuận trước thuế có thể cho thấy kết quả khách quan hơn.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi của tài sản phản ánh mối liên hệ trực tiếp giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và quy mô tài sản của doanh nghiệp, giúp đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận Công thức tính chỉ tiêu này là: Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh / Tổng tài sản bình quân năm Chỉ tiêu này được xem là một thước đo phản ánh khả năng sinh lời trên từng đồng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách tổng thể.

Với T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Theo lý thuyết đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khá nhiều tiêu chí có thể dùng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đó hầu hết sử dụng chỉ số ROA hoặc ROE làm biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh Để có thể đánh giá một cách tổng quát hơn, em quyết định sử dụng cả hai chỉ số này đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Việc sử dụng cả hai chỉ tiêu này trong mô hình cũng đã được Liêu Ngọc Oanh (2013); Trương Thị Hà (2023); Đậu Hoàng Hưng (2019); Onaolapo & Kajola (2010); Mohamad và Abdullah (2012) áp dụng trong nghiên cứu của mình.

Sau khi lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan và loại bỏ đi những biến độc lập không có ý nghĩa thống kê, các biến độc lập được em đề xuất đưa vào mô hình gồm: DE - Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, GROWTH - Tăng trưởng tổng tài sản, GDP - Tổng sản lượng quốc nội, PTTS - Phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn, TANG - Tài sản dài hạn trên tổng tài sản, TKN - Tỷ lệ thanh khoản nhanh, COI - Tỷ lệ chi phí trên doanh thu.

ROAi,t = β0 + β1DEi,t + β2GROWTHi,t + β3GDPt + β4PTTSi,t + β5TANGi,t + β6TKNi,t+ β7COIi,t+ εi,t

ROEi,t = β0 + β1DEi,t + β2GROWTHi,t + β3GDPt + β4PTTSi,t + β5TANGi,t + β6TKNi,t+ β7COIi,t+ εi,t

ROAi,t: Lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty i ở thời điểm t.

DE: Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty i ở thời điểm t.

GDP: Tổng sản lượng quốc nội ở thời điểm t.

GROWTH: Tăng trưởng tổng tài sản của công ty i ở thời điểm t.

PTTS: Phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn của công ty i ở thời điểm t.

TANG: Tài sản dài hạn trên tổng tài sản của công ty i ở thời điểm t.

TKN: Tỷ lệ thanh khoản nhanh của công ty i ở thời điểm t.

COI: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của công ty i ở thời điểm t.

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng được thu thập theo quý từ 16 CTCK được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2023, đồng nghĩa với việc có 576 quan sát để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Tiêu chí lựa chọn công ty đó là các công ty có số lượng cổ phiếu lưu hành trên 100.000.000 cổ phiếu và có đầy đủ thông tin về các dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian này.

Phương pháp nghiên cứu

Để có thể xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 16 CTCK, em đã sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với các phương pháp ước lượng là phương pháp bình phương nhỏ nhất cho dữ liệu bảng (Pooled OLS), phương pháp các hiệu ứng cố định (Fixed Effects) và phương pháp các hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects) Đồng thời, em cũng sử dụng các kiểm định để xác định các khuyết tật của mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để phân tích tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.1 Mô hình hồi quy gộp (POLS)

Mô hình hồi quy gộp (Pooled Ordinary Least Squared - POLS) là phương pháp đơn giản nhất khi sử dụng dữ liệu dạng bảng Mô hình này xếp chồng dữ liệu từ nhiều đơn vị lại với nhau và thực hiện ước lượng hồi quy OLS thông thường Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của mô hình POLS là giả định rằng hệ số hồi quy không thay đổi theo thời gian hoặc giữa các đơn vị Giả định này quá đơn giản và không phản ánh thực tế, dẫn đến các ước lượng bị sai lệch.

 Yi,t: Biến phụ thuộc của đơn vị i tại thời điểm t

 Xk,i,t::Biến độc lập k của đơn vị i tại thời điểm t

 εi,t:Sai số của đơn vị i tại thời điểm t

3.3.2 Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM)

Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) giả định rằng mỗi đơn vị có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập Khi ước lượng mô hình FEM, quá trình này sẽ phân tích mối tương quan giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến độc lập, sau đó kiểm soát và tách biệt các ảnh hưởng của đặc điểm riêng đó ra khỏi các biến độc lập Các ảnh hưởng này sẽ được cố định cho từng đơn vị, giúp giảm thiểu sai lệch trong ước lượng Về bản chất, mô hình FEM là mô hình hồi quy OLS với các biến giả Mô hình FEM có dạng như sau:

 Yi,t: Biến phụ thuộc của đơn vị i tại thời điểm t

 Xk,i,t::Biến độc lập k của đơn vị i tại thời điểm t

 εi,t:Sai số của đơn vị i tại thời điểm t

3.3.3 Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)

Trong khi mô hình FEM cho rằng các đặc điểm riêng biệt của các đơn vị có tương quan với biến độc lập và ảnh hưởng cố định, thì mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) giả định rằng sự biến động giữa các đơn vị là ngẫu nhiên và không có tương quan với các biến độc lập Do đó, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến biến phụ thuộc, mô hình REM sẽ phù hợp hơn so với mô hình FEM Trong mô hình REM, phần dư của mỗi đơn vị được xem như một biến độc lập mới Dạng tổng quát của mô hình REM như sau:

 Yi,t: Biến phụ thuộc của đơn vị i tại thời điểm t

 Xk,i,t::Biến độc lập k của đơn vị i tại thời điểm t

 εi,t:Sai số của đơn vị i tại thời điểm t

 ài: Hiệu ứng ngẫu nhiờn của đơn vị i

3.3.4 Các tiêu chuẩn lựa chọn mô hình Kiểm định lựa chọn giữa POLS và REM

Để xác định sự tồn tại của tác động ngẫu nhiên trong mô hình, cần thực hiện kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier (LM) với giả thuyết kiểm định là:* Giả thuyết 0: Không có tác động ngẫu nhiên (mô hình REM)* Giả thuyết 1: Có tác động ngẫu nhiên (mô hình POLS)

H0: σi2= 0, tức là không tồn tại hiệu ứng ngẫu nhiên.

H1: σi2≠ 0, tức là tồn tại hiệu ứng ngẫu nhiên.

Kết quả kiểm định được xác định bằng cách đối chiếu thống kê LM với giá trị tới hạn của phân phối chi bình phương Nếu LM lớn hơn giá trị tới hạn, giả thuyết không (H0) bị bác bỏ, cho biết mô hình hồi quy lỗi tuyến tính (REM) hiệu quả hơn Ngoài ra, P-value được so sánh với mức ý nghĩa; nếu P-value nhỏ hơn mức ý nghĩa, H0 bị bác bỏ.

Kiểm định lựa chọn giữa POLS và FEM

Xác định mô hình phù hợp giữa POLS và FEM là việc xác định xem các biến giả đại diện cho sự khác biệt giữa các đơn vị có ý nghĩa thống kê hay không Để làm được điều này, ta đơn giản chỉ cần sử dụng kiểm định F với các giả thuyết như sau:

H0: αu2= 0, tức là không tồn tại hiệu ứng cố định.

H1: Có ít nhất một αu2≠ 0, tức là tồn tại hiệu ứng cố định.

Kết quả của kiểm định này được xác định dựa trên cơ sở so sánh giá trị thống kê F với giá trị tới hạn của phân phối Fisher hoặc có thể so sánh giá trị P_value với mức ý nghĩa đặt ra ban đầu.

Kiểm định lựa chọn giữa REM và FEM

Kiểm định Hausman dùng để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) FEM giả định mối tương quan giữa hiệu ứng ngẫu nhiên và biến độc lập, trong khi REM không Vì vậy, kiểm định Hausman được thực hiện bằng cách so sánh mô hình FEM ước lượng bằng phương pháp OLS với mô hình REM ước lượng bằng phương pháp GLS, giúp xác định sự tương quan giữa hiệu ứng ngẫu nhiên và biến độc lập.

H0: Cov(ài, Xi,t) = 0 H1: Cov(ài, Xi,t) ≠ 0

Giá trị P và mức ý nghĩa quyết định việc bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 Giá trị P nhỏ hơn mức ý nghĩa dẫn đến bác bỏ H0, cho thấy mẫu nghiên cứu phù hợp hơn với mô hình FEM Ngược lại, giá trị P lớn hơn hoặc bằng mức ý nghĩa sẽ chấp nhận H0, cho thấy mẫu nghiên cứu không phù hợp với mô hình FEM.

Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Bảng 3: Thống kê mô tả các biến

Variable Obs Mean Std dev Min Max

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Bảng 4.1 cho thấy số quan sát của các biến được sử dụng trong mô hình là 576 quan sát cho 16 CTCK trong giai đoạn 2015 – 2023 Dựa trên kết quả thống kê, có thể kết luận rằng các CTCK trong giai đoạn này có mức chênh lệch khá lớn về mọi chỉ số Cụ thể như sau:

Chỉ số ROA của các công ty có giá trị trung bình là 3.131042%, tương đương với việc các công ty đã tạo ra lợi nhuận 3% trong tổng tài sản của mình Tuy nhiên,giá trị trung bình này là không đáng tin cậy bởi độ lệch chuẩn giữa các quan sát rất cao, đạt mức 8.35439 Điều này có thể cho thấy chỉ số ROA giữa các công ty và các thời điểm có sự biến động rất lớn Giá trị nhỏ nhất -108.67% là dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) Nguyên nhân của việc thua lỗ này đến từ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Huỳnh ThịHuyền Như vào năm 2018, điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến việc xử lý dự phòng tài chính cho các khoản phải thu của ORS.

Biến ROE đạt giá trị trung bình là 4.527622% cho thấy hoạt động kinh doanh của các CTCK trong giai đoạn này khá hiệu quả Độ lệch chuẩn của ROE có biến động mạnh hơn so với ROA với mức 28.11057 Giá trị nhỏ nhất, lớn nhất lần lượt thuộc về CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) ở quý 4 năm 2018 và CTCP Chứng khoán Everest (EVS) ở quý 4 năm 2017 với mức -631.83% và 58.7%.

Tỷ lệ nợ giữa các quan sát có sự biến động đáng kể khi đạt giá trị 110.4573 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân của các công ty là 94.7453%, trong đó giá trị nhỏ nhất của CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) ở quý 4 năm 2016 là 0.09% và CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) ở quý 2 năm 2018 có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao nhất đạt mức 657.34%.

Trong giai đoạn 2015 - 2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã có sự biến động mạnh mẽ Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng Từ đó, chi tiêu của người dân cũng phải thắt chặt đáng kể, góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của các CTCK trong giai đoạn này có mức bình quân khá cao khi đạt mức tăng 29.82422% Cũng như các biến khác, biến động của tăng trưởng tổng tài sản cũng rất cao ở mức 68.58294 Hai tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất và cao nhất đều là của CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) với giá trị là - 84.22% vào quý 4 năm 2018 và vực dậy mạnh mẽ vào quý 1 năm 2021 với mức tăng trưởng đạt 593.86%.

Tỷ lệ phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn bình quân của các công ty là 7.93783% cho thấy số tiền phải thu của công ty chiếm không nhiều trong tài sản ngắn hạn Độ lệch chuẩn của chỉ số này là 14.61095 Tỷ lệ thấp nhất là 0 của CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) và cao nhất là 76.38 của CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS).

Tỷ trọng tài sản dài hạn có giá trị bình quân là 7.045486%, mức độ biến động khá cao với độ lệch chuẩn ở mức 10.21925 Giá trị nhỏ nhất là của CTCP Chứng khoán VIX (VIX) với tài sản dài hạn chiếm 0.27% trong tổng tài sản vào quý 3 năm

2023 CTCP Chứng khoán APG (APG) có tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản cao nhất khi đạt mức 61.83% vào quý 2 năm 2020.

Tỷ lệ thanh khoản nhanh giữa các công ty có mức biến động khá lớn giữa các quan sát với độ lệch chuẩn là 25.94341 Tỷ lệ thanh khoản nhanh trung bình của các CTCK trong giai đoạn này đạt mức 5.335 Tỷ lệ thanh khoản thấp nhất là của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND) với mức 0 vào quý 3 năm 2018, tỷ lệ cao nhất là của CTCP Chứng khoán Thành Công (TCI) với mức 396.9 ở quý 1 năm 2018.

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của các CTCK có giá trị trung bình là 0.6759713 chứng tỏ chi phí đầu vào của các CTCK chiếm hơn một nửa so với doanh thu Độ lệch chuẩn của tỷ lệ này là 3.227001 Giá trị nhỏ nhất là -21.727 của CTCP Chứng khoán Everest (EVS) ở quý 4 năm 2017 và giá trị cao nhất là 58 của CTCP Chứng khoán APG (APG) vào quý 4 năm 2022.

Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình

Bảng 4: Ma trận hệ số tương quan các biến

ROA ROE DE GDP GROWTH PTTS TANG TKN COI

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Bảng ma trận hệ số tương quan của các biến ở trên cho thấy hầu hết các biến độc lập có tương quan âm với ROA, riêng có biến tăng trưởng tổng tài sản(GROWTH) là có tương quan dương với giá trị 0.1677 Đối với biến phụ thuộcROE, các biến độc lập có tương quan dương bao gồm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

(DE) và tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH), các biến còn lại đều có giá trị thể hiện mối quan hệ nghịch biến.

Các cặp biến độc lập cũng tương quan với nhau trong khoảng từ -0,2538 đến 0,1798, trong đó GDP và PTTS có tương quan mạnh nhất (-0,2538) Dù vậy, tất cả giá trị tương quan đều nhỏ hơn 0,8, ngụ ý không có đa cộng tuyến đáng kể Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, hệ số phóng đại phương sai (VIF) cần được kiểm tra thêm.

Kiểm định đa cộng tuyến

Theo Gujarati (2003), hệ số VIF được sử dụng để xác định mức độ mà các biến độc lập trong mô hình hồi quy có tương quan với nhau, nếu chỉ số VIF có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 thì kết luận rằng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

Bảng 5: Hệ số phóng đại phương sai

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Bảng 4.3 cho thấy các hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mô hình Có thể thấy giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 nên ta có thể kết luận rằng các biến được sử dụng trong mô hình đều không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, vì vậy ta có thể tiếp tục sử dụng các biến này để tiến hành ước lượng mô hình.

Lựa chọn mô hình phù hợp

Biến phụ thuộc ROA Bảng 6: Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM và REM cho biến ROA

Ghi chú: (*) có ý nghĩa 10%; (**) có ý nghĩa 5%; (***) có ý nghĩa 1%

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy OLS biến ROA ta thấy hệ số Prob > F

= 0.0000 chứng tỏ mô hình phù hợp ở mức ý nghĩa 1% Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy hầu hết các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, tức là các biến này thật sự có thể giải thích được sự biến đổi của ROA Với sự tác động ngược chiều đến ROA ta có các biến DE, TKN, COI ở mức ý nghĩa 1%; PTTS ở mức ý nghĩa 5% và TANG ở mức ý nghĩa 10% Với tác động dương thì chỉ có biến GROWTH có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA với giá trị 0.0176217 ở mức ý nghĩa 1% Bên cạnh đó, hệ số chặn của mô hình cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này có thể ngụ ý rằng có những yếu tố khác ngoài các biến được nghiên cứu có ảnh hưởng đến ROA Các yếu tố này không nằm trong mô hình nhưng ảnh hưởng của chúng được phản ánh qua giá trị hằng số Biến còn lại là GDP thì không có ý nghĩa thống kê Kết quả cũng cho thấy mô hình có giá trị R bình phương hiệu chỉnh (Adj R- squared) là 0.1988 chứng tỏ rằng mô hình này giải thích được khoảng 19.88% biến thiên của ROA, còn lại sự thay đổi là do các nguyên nhân khác.

Với mô hình FEM, mức độ phù hợp của mô hình được chứng minh bằng giá trị Prob > F = 0.0000 cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê Biến GROWTH có tác động cùng chiều đến ROA ở mức ý nghĩa 1% Các biến tác động ngược chiều đến ROA là COI ở mức ý nghĩa 1%, TKN và DE ở mức ý nghĩa 10% Hệ số chặn của mô hình cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê Hệ số Adj R-squared của mô hình = 0.2050 chứng tỏ rằng các biến trong mô hình có thể giải thích 20.05% sự biến động của ROA, còn lại sự thay đổi là của nguyên nhân khác.

Kết quả ước lượng mô hình REM của biến phụ thuộc ROA, với mức ý nghĩa 1%, biến GROWTH và hệ số chặn có tác động dương đến ROA; các biến DE và COI có tác động âm đến ROA Hai biến PTTS và TANG có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 10% Biến TKN cũng có tác động ngược chiều nhưng ở mức ý nghĩa 5% Mức độ giải thích của mô hình cho biến ROA là 20.77% với giá trị R2 0.2077.

Bảng 7: Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM và REM cho biến ROE

Ghi chú: (*) có ý nghĩa 10%; (**) có ý nghĩa 5%; (***) có ý nghĩa 1%

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Mô hình OLS của biến ROE có giá trị Prob > F = 0.0000 cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê Các biến có ý nghĩa trong mô hình bao gồm COI, PTTS có tương quan nghịch ở mức ý nghĩa 1% và biến GROWTH có tương quan dương ở mức ý có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng ngoài những biến đang được nghiên cứu thì còn có những yếu tố khác có ảnh hưởng đến sự biến thiên của ROE Các biến còn lại gồm DE, GDP, TANG và TKN thì không có ý nghĩa thống kê Hệ số Adj R-squared của mô hình = 0.191 chứng tỏ rằng các biến trong mô hình có thể giải thích 19.1% sự biến động của ROE, còn lại sự thay đổi là của nguyên nhân khác.

Kết quả ước lượng mô hình FEM với biến phụ thuộc ROE có ý nghĩa thống kê với giá trị Prob > F = 0.0000 Giống với ROA, ROE cũng chịu tác động dương từ biến GROWTH ở mức ý nghĩa 1%, ngoài ra còn có biến DE cũng tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 5% Hai biến PTTS và COI tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Hệ số chặn của mô hình là 8.86065 với Pvalue= 0.026 cho thấy ngoài những tác động của các biến trên, ROE còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác Hệ số R 2 = 0.203 nói lên rằng các biến trong mô hình có thể giải thích khoảng 203% sự biến thiên của ROE, phần biến thiên còn lại phụ thuộc vào các nguyên nhân khác.

Kết quả hồi quy mô hình REM của biến ROE cho thấy các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm GROWTH, PTTS, COI và hệ số chặn Trong đó chỉ có biến GROWTH là có ý nghĩa ở mức 5%, các biến còn lại có ý nghĩa thống kê với mức 1% Hệ số R 2 = 0.191 chứng tỏ rằng mức độ giải thích của các biến trong mô hình cho ROE đạt khoảng 19.1%.

4.4.2 Lựa chọn mô hình phù hợp Để có kết quả ước lượng chính xác nhất, em tiến hành kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp để đáp ứng các giả thuyết đề ra.

Bảng 8: Kết quả các kiểm định lựa chọn mô hình

H0: Không có sự khác biệt giữa các đơn vị không gian, tức là mô hình OLS phù hợp hơn REM. chibar2(01) 16.70 8.03

H0: Không có tương quan giữa các biến độc lập và các sai số ngẫu nhiên, tức là mô hình REM phù hợp hơn FEM. chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) 12.15 38.28

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Theo kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian, ta có giá trị Pvalue 0.0000 của mô hình ROA và Pvalue = 0.0023 của mô hình ROE, cả hai đều có kết quả bé hơn 0.05 Vậy nên, ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1 ở cả hai mô hình, điều này có nghĩa mô hình REM là mô hình phù hợp hơn OLS ở cả ROA và ROE.

Vì kết luận được mô hình REM tốt hơn OLS nên kiểm định Hausman sẽ được thực hiện để lựa chọn giữa FEM và REM để đưa ra kết luận cuối cùng và bỏ qua kiểm định F Kết quả kiểm định Hausman để so sánh mô hình FEM và REM cụ thể như sau:

 Với mô hình của biến phụ thuộc ROA, giá trị Pvalue = 0.0588 > 0.05 nên ta chấp nhận H0 đồng thời bác bỏ H1 Vậy với mức ý nghĩa 5%, mô hình REM là mô hình phù hợp dành cho biến phụ thuộc ROA.

 Với biến ROE, giá trị Pvalue = 0.0000 < 0.05 nên ta bác bỏ H0 đồng thời chấp nhận H1 Có nghĩa là, mô hình FEM sẽ là mô hình phù hợp đối với biến phụ thuộc ROE ở mức ý nghĩa 5%.

Từ hai kiểm định trên, ta đã chọn ra được mô hình phù hợp đối với từng biến phụ thuộc Với ROA, ta chọn được mô hình REM phù hợp hơn mô hình OLS từ kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian và cuối cùng với kiểm định Hausman để so sánh giữa FEM và REM, ta đã chọn được mô hình REM là mô hình tối ưu cho biến ROA Đối với biến ROE, kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian đã cho ra kết quả mô hình REM tốt hơn OLS và kết quả kiểm định Hausman đã cho thấy mô hình FEM là phù hợp nhất với biến ROE.

Với hai mô hình tối ưu được chọn, em tiếp tục thực hiện các kiểm định khuyết tật trên hai mô hình này để có thể đưa ra những kết luận đáng tin cậy nhất.

4.4.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình

Các khuyết tật quan trọng của mô hình được kiểm định bao gồm tự tương quan của sai số và phương sai của sai số thay đổi Tự tương quan là hiện tượng các sai số ở các thời điểm có mối tương quan với nhau, điều này có thể làm cho kết quả ước lượng bị giảm tính chính xác đi đáng kể, hiện kiểm định hiện tượng tự tương quan được thực hiện bằng kiểm định Wooldrige Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các sai số không đồng nhất, điều này vi phạm một trong những giả định cơ bản của mô hình hồi quy Để kiểm định phương sai thay đổi cho mô hìnhREM của biến ROA, em thực hiện kiểm định Modified Wald Với mô hình FEM của biến ROE, em thực hiện kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier để kiểm tra.

Bảng 9: Kết quả các kiểm định khuyết tật của mô hình

Kiểm định REM – ROA FEM – ROE

H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.

H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi chibar2(01) 16.07

H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi chi2 (16) 37333.37

Nguồn: Kết quả được tính toán trên phần mềm Stata

Kết quả kiểm định Wooldrige cho thấy Pvalue = 0.022 của mô hình REM với biến phụ thuộc ROA và mô hình FEM với biến phụ thuộc ROE có Pvalue = 0.0074.

Cả hai mô hình đều có giá trị Pvalue nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ H0 Vậy cả hai mô hình đều xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1.

Kết quả của hai kiểm định Modified Wald và Breusch and Pagan Lagrangian multiplier đều có giá trị Pvalue = 0.0000 < 0.05 Điều này có nghĩa là cả hai mô hình trên đều xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

Ngày đăng: 21/09/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w