1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tính toán thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm vaccine công suất 350 000 liều tại công ty tnhh dksh đường số 9 kcn hòa cầm quận cẩm lệ tp đà nẵng

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm vaccine công suất 350.000 liều tại công ty TNHH DKSH, Đường số 9, KCN Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Tác giả Trần Văn Thắng, Phạm Văn Ngà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Sơn
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (5)
    • 1.1. Tổng quan về công trình (15)
    • 1.2. Tổng quan về ứng dụng của kỹ thuật lạnh (15)
    • 1.3. Giới thiệu về bảo quản vaccine (15)
      • 1.3.1. Bảo quản, sử dụng dung môi (16)
      • 1.3.2. Bảo quản vaccine trong dây chuyền lạnh (16)
      • 1.3.3. Bảo dưỡng thiết bị, giám sát việc bảo quản vaccine trong dây chuyền lạnh (18)
    • 1.4. Tổng quan về kho lạnh (19)
      • 1.4.1. Khái niệm về kho lạnh bảo quản (19)
      • 1.4.2. Phân loại (19)
      • 1.4.3. Các phương pháp xây dựng kho lạnh (21)
      • 1.4.4. Một số vấn đề khi thiết kế, lắp đặt và sử dụng kho lạnh (22)
  • Chương 2: TÍNH KÍCH THƯỚC VÀ CÁCH NHIỆT, CÁCH ẨM (5)
    • 2.1. Tính toán dung tích kho lạnh (27)
      • 2.1.1. Thể tích chất tải V ct (27)
      • 2.1.2. Chiều cao chất tải h ct (27)
      • 2.1.3. Diện tích chất tải F ct (27)
      • 2.1.4. Diện tích trong của phòng lạnh F tr (27)
      • 2.1.5. Chiều cao của phòng lạnh (28)
    • 2.2. Tính toán bề dày cách nhiệt và hệ số truyền nhiệt (28)
      • 2.2.1. Nhiệt do máy móc thiết bị điện tỏa ra Q 1 (29)
      • 2.2.2. Trần kho lạnh (30)
      • 2.2.3. Tường kho lạnh (31)
    • 2.3. Kiểm tra đọng sương và đọng ẩm (32)
      • 2.3.1. Tường bao kho lạnh (32)
      • 2.3.2. Trần kho lạnh (33)
      • 2.3.3. Nền kho lạnh (33)
  • Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT KHO LẠNH (5)
    • 3.1. Mục đích (34)
    • 3.2. Xác định các tổn thất nhiệt (34)
      • 3.2.1. Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che Q 1 (35)
      • 3.2.2. Tổn thất lạnh do bao bì mang vào Q 2 (36)
      • 3.2.3. Tổn thất lạnh do thông gió Q 3 (36)
      • 3.2.4. Tổn thất lạnh do vận hành Q 4 (36)
      • 3.2.5. Nhiệt do sản phẩm hô hấp (37)
    • 3.3. Xác định phụ tải nhiệt do thiết bị và máy nén (38)
      • 3.3.1. Phụ tải nhiệt thiết bị (38)
      • 3.3.2. Phụ tải nhiệt máy nén (38)
      • 3.3.3. Năng suất lạnh cần thiết của máy nén (38)
  • Chương 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH (5)
    • 4.1. Chọn các chế độ làm việc (39)
      • 4.1.1. Chọn phương pháp làm lạnh (39)
      • 4.1.2. Chọn môi chất lạnh (41)
      • 4.1.3. Chọn các thông số của chế độ làm việc (42)
    • 4.2. Tính chu trình máy lạnh (44)
      • 4.2.1. Chu trình máy lạnh (44)
      • 4.2.2. Sơ đồ hệ thống (46)
      • 4.2.3. Tính toán chu trình lạnh (46)
  • Chương 5: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH, THIẾT BỊ PHỤ CHO HỆ THỐNG LẠNH (5)
    • 5.1. Tính chọn thiết bị (49)
      • 5.1.1. Chọn máy nén (49)
      • 5.1.2. Tính chọn thiết bị ngưng tụ (50)
      • 5.1.3. Tính chọn dàn bay hơi (51)
      • 5.1.4. Tính chọn các thiết bị phụ (52)
      • 5.1.5. Tính chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống (61)
  • Chương 6: BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG LẠNH (5)
    • 6.1. Lắp đặt hệ thống lạnh (63)
      • 6.1.1. Lắp đặt máy nén lạnh (63)
      • 6.1.2. Lắp đặt dàn lạnh (64)
      • 6.1.3. Lắp đặt bình tách dầu (65)
      • 6.1.4. Lắp đặt van chặn (65)
      • 6.1.5. Lắp đặt van điện từ (65)
      • 6.1.6. Lắp đặt đường ống (65)
    • 6.2. Thử bền và thử kín hệ thống lạnh (66)
      • 6.2.1. Thử bền (66)
      • 6.2.2. Thử kín (66)
      • 6.2.3. Bọc cách nhiệt đường ống (66)
    • 6.3. Hút chân không và nạp gas cho hệ thống lạnh (67)
      • 6.3.1. Hút chân không hệ thống (67)
      • 6.3.2. Nạp gas cho hệ thống (68)
  • Chương 7: QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG (5)
    • 7.1. Thuyết minh mạch điện hệ thống lạnh (70)
      • 7.1.1. Các thiết bị điện sử dụng trong hệ thống lạnh (70)
      • 7.1.2. Sơ đồ mạch điện động lực và điều khiển của hệ thống lạnh (72)
    • 7.2. Quy trình vận hành (73)
      • 7.2.1. Công tác chuẩn bị trước khi vận hành (73)
      • 7.2.2. Khởi động máy và trông coi hệ thống trong quá trình vận hành (74)
      • 7.2.3. Ngừng máy và kiểm tra lại hệ thống, bàn giao ca trực (76)
    • 7.3. Bảo dưỡng (76)
      • 7.3.1. Quy trình bảo dưỡng thiết bị quan trọng (77)
  • KẾT LUẬN (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

Công trình được công ty sử dụng làm kho lạnh bảo quản vaccine để phân phối vaccine cho các điểm tiêm phòng tại địa bàn TP.. Nếu dung môi không đóng gói cùng vaccine có thể được bảo quản

TỔNG QUAN

Tổng quan về công trình

Công trình được đặt tại Đường số 9, KCN Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng Chủ đầu tư là công ty TNHH DKSH Việt Nam, là nhà cung cấp Dịch vụ Phát triển Thị trường hàng đầu giúp hỗ trợ các công ty có nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam thông qua mạng lưới toàn cầu rộng khắp và chuyên môn vững chắc, sở hữu mạng lưới hoạt động với 4 ngành hàng chính: Hàng tiêu dùng, Chăm sóc sức khỏe, Nguyên liệu Hóa chất và Kỹ thuật công nghệ

Công trình được công ty sử dụng làm kho lạnh bảo quản vaccine để phân phối vaccine cho các điểm tiêm phòng tại địa bàn TP Đà Nẵng

Công trình kho lạnh mới được lắp đặt tại vị trí tầng 2 của kho lạnh cũ, dựa trên hệ thống khung thép của kho lạnh cũ.

Tổng quan về ứng dụng của kỹ thuật lạnh

Con người đã biết làm lạnh và sử dụng lạnh rất lâu, nhưng ngành lạnh bắt đầu phát triển mạnh ở trên thế giới từ cuối thế kỉ 19 Ngày nay, kỹ thuật lạnh hiện đại đã tiến những bước xa, có trình độ khoa học kỹ thuật ngang với các ngành kỹ thuật tiên tiến khác

Kỹ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 70 ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó, đặc biệt là các ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thịt cá, rau quả, rượu bia, nước giải khát, đánh bắt và xuất khẩu thủy hải sản, hoá chất, dược phẩm,…

Giới thiệu về bảo quản vaccine

Vaccine được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Y tế công cộng trong thế kỷ XX Vaccine là loại dược phẩm đặc biệt đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người Vaccine cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, sởi, viêm não, góp phần quan trọng trong hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho bệnh nhân; tiết kiệm nhiều chi phí cho gia đình và xã hội

Vaccine phải được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật về bảo quản thuốc trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng

Vaccine có thể bị hư hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không được bảo quản đúng cách Một số loại vắc xin dạng dung dịch như viêm gan B; bạch hầu – ho gà – uốn ván (DTP); uốn ván – bạch hầu (TD); uốn ván, thương hàn nhạy cảm với nhiệt độ thấp và dễ bị hỏng nếu bị đóng băng, một số vaccine sống khác như bại liệt uống (OPV); sởi; sởi – rubella (MR); sởi – quai bị - rubella (MMR) có thể bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng

Vaccine khi đã bị hỏng thì hiệu lực bảo vệ giảm hoặc mất Vì vậy, việc bảo quản vaccin ở nhiệt độ thích hợp là điều kiện quan trọng để đảm bảo an toan và hiệu quả tiêm chủng

1.3.1 Bảo quản, sử dụng dung môi

Một số vaccine dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm theo hoặc với vaccine khác dạng dung dịch trước khi sử dụng

Dung môi được đóng gói cùng với vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ từ +2 o C đến +8 o C

Nếu dung môi không đóng gói cùng vaccine có thể được bảo quản ngoài dây chuyền lạnh nhưng phải được làm lạnh trước khi sử dụng 01 ngày hoặc một khoảng thời gian cần thiết đủ để bảo đảm có cùng nhiệt độ từ +2 o C đến +8 o C với nhiệt độ của vaccine trước khi pha hồi chỉnh

Không được để đông băng dung môi

Dung môi của vaccine nào chỉ được sử dụng cho vaccine đó Sử dụng vaccine và dung môi của cùng nhà sản xuất

Vaccine đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ được phép sử dụng trong vòng 6 giờ, riêng vaccine BCG sử dụng trong vòng 4 giờ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất

1.3.2 Bảo quản vaccine trong dây chuyền lạnh

1) Nguyên tắc chung bảo quản vaccine trong dây chuyền lạnh

Sắp xếp vaccine và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận tiện cho việc cấp phát

Vaccine được sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải được sử dụng trước, tiếp nhận trước phải sử dụng trước và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị nhiệt độ lọ vaccine (VVM) Để những lọ vaccine còn nguyên lọ được mang về từ buổi tiêm chủng, lọ vaccine có chỉ thỉ nhiệt độ đã chuyển màu sang giai đoạn tiếp xúc với nhiệt độ cao trong hộp có dán nhãn ‘Sử dụng trước’ Ưu tiên sử dụng lọ này trước trong buổi tiêm chủng lần sau Sắp xếp hộp vaccine đúng vị trí để tránh làm đông băng vaccine và có khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp

Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tổi thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng lúc đến và buổi chiều trước khi về

Không bảo quản vaccine đã hết hạn sử dụng, lọ vaccine đã pha hồi chỉnh sau buổi tiêm chủng và vaccine có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo, báo cần hủy trong dây chuyền lạnh

Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong dây chuyền lạnh bảo quản vaccine

Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thường xuyên, đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trước khi cầm hộp, lọ vaccine

2)Bảo quản vaccine trong buồng lạnh a) Quy tắc bảo quản trong buồng lạnh

Không được để vaccine dễ bị hỏng bởi đông băng ở sát vách tủ lạnh hoặc gần dàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong buồng lạnh

Kiểm tra mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông băng điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động đã được kích hoạt

Vaccine phải luôn được xếp lên giá, kệ trong buồng lạnh, đảm bảo cho không khí được lưu thông đều và giữ cho vaccine tránh tiếp xúc trực tiếp với nền buồng lạnh b) Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vaccine trên giá trong buồng lạnh Đặt thiết bị ghi nhiệt độ trên giá gần dàn lạnh Để thiết bị ít nhất 48 giờ và kiểm tra nhiệt độ cao nhất và thấp nhất Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng +2 o C đến +8 o C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vaccine Nếu nhiệt độ không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu “không an toàn” và chuyển thiết bị theo dõi nhiệt độ ra khu vực khác của giá

Lặp lại quy trình thử nhiệt độ trên tất cả các giá gần dàn lạnh cho đến khi thiết lập được giới hạn khu vực bảo quản an toàn Đánh dấu rõ trên giá những khu vực nguy hiểm “lạnh” bằng băng dính màu Không sử dụng những khu vực đó để bảo quản vaccine nhạy cảm với đông băng

Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thế thiết bị làm lạnh c) Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vaccine trên nền buồng lạnh

Xếp một chồng hộp bìa rỗng cao khoảng 150cm trong khu vực bảo quản vaccine bằng kệ Để thiết bị ghi nhiệt độ lên trên trong ít nhất 48 giờ và sau đó kiểm tra nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất

Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng +2 o C đến +8 o C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vaccine nhạy cảm với đông băng Dùng sơn hoặc băng dính để đánh dấu và đảm bảo khu vực được đánh dấu phù hợp với kích thước các kệ Giữa các kệ phải có khoảng ít nhất 10cm để không khí lạnh lưu thông

Nếu không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu khu vực đó lại và tiến hành thử nghiệm ở vị trí khác cho đến khi thiết lập được các giới hạn của vùng bảo quản an toàn

Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thế thiết bị làm lạnh

Nên sử dụng kệ nhựa vì kệ gỗ có thể bị nấm mốc, xếp chúng ở nơi khô ráo trong kho để dùng khi cần d) Bảo quản vaccine trên các giá trong buồng lạnh

TÍNH KÍCH THƯỚC VÀ CÁCH NHIỆT, CÁCH ẨM

Tính toán dung tích kho lạnh

2.1.1 Thể tích chất tải V ct ct v

Vct [m 3 ]: Thể tích kho lạnh

E [tấn]: Công suất chất tải, 350.000 liều tương đương 1,575 tấn sản phẩm cả bì gv= 0,018 tấn/m3; tài liệu [4]

2.1.2 Chiều cao chất tải h ct hct: Chiều cao lô hàng chất trong kho phụ thuộc vào kích thước bao bì và phương tiện bốc xếp

2.1.3 Diện tích chất tải F ct ct ct ct

Với: hct [m]: chiều cao chất tải

Vct [m 3 ]: thể tích chất tải

2.1.4 Diện tích trong của phòng lạnh F tr tr

Với: βF: là hệ số kể đến đường đi lại, diện tích chiếm chỗ của dàn bay hơi, quạt Ở dây ta chọn βF = 0,75 - theo bảng 2-5 -tr34 - tài liệu [1]

2.1.5 Chiều cao của phòng lạnh htr = hct + ∆h, [m]

Với: ∆h là chiều cao kể đến gió đi đối lưu trong buồng, chọn ∆h = 1m

Chọn kích thước phòng lạnh: 6x5x3 [m]

Tính toán bề dày cách nhiệt và hệ số truyền nhiệt

Chiều dày lớp cách nhiệt: δcn=λcn n i

Hệ số truyền nhiệt k qua vách phẳng nhiều lớp lấy trang 85 tài liệu [1] k tư = n i cn

- δcn: Độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, [m]

- λcn: Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, [W/mK]

- α1: hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài tới tường cách nhiệt, [W/m 2 K]

- α2: hệ số toả nhiệt của vách buồng lạnh tới buồng lạnh, [W/m 2 K]

- δi: Bề dày yêu cầu của lớp vật liệu thứ i, [m]

- λi: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, [W/mK]

2.2.1 Nhiệt do máy móc thiết bị điện tỏa ra Q 1

Bảng 2.1 Các vật liệu nền kho lạnh

Lớp thép mỏng Polyurethan Lớp thép mỏng

- Hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của tường bao α1: α1 = 23,3 W/m 2 K - tra theo bảng 3-7 trang 86, tài liệu [1]

- Hệ số toả nhiệt bề mặt trong của buồng lạnh lưu thông không khí cưỡng bức: α2 = 9 W/m 2 K - tra theo bảng 3-7 trang 86, tài liệu [1]

- Đối với phòng lạnh bảo quản vaccine thì nhiệt độ trong phòng là: 2 –

- Tra bảng 3-3 trang 84 tài liệu [1] với nhiệt độ phòng 2 – 8 0 C tính cho vách bao ngoài Dùng phương pháp nội suy, ta có hệ số truyền nhiệt tối ưu qua tường: k tư = 0,34 W/m 2 K Thế số vào ta tính được chiều dày lớp cách nhiệt tường phòng lạnh: δcn = λcn n i

0,34 23,3 46,5 9 = 0,054 m Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn Do đó chiều dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách nhiệt là:  tt cn = 0,1 m

Hình 2.1 Cấu trúc nền kho lạnh Ứng với  tt cn ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế: k tư = n i cn

Hình 2.2 Cấu trúc trần kho lạnh Chọn:

- Hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của tường bao α1: α1 = 23,3 W/m 2 K - tra theo bảng 3 - 7 trang 86, tài liệu [1]

- Hệ số toả nhiệt bề mặt trong của buồng lạnh lưu thông không khí cưỡng bức: α2 = 9 W/m 2 K - tra theo bảng 3-7 trang 86, tài liệu [1]

- Đối với phòng lạnh bảo quản vaccine thì nhiệt độ trong phòng là: 2 – 8 0 C

- Tra bảng 3-3 trang 84 tài liệu [1] với nhiệt độ phòng 2 – 8 0 C tính cho vách bao ngoài Dùng phương pháp nội suy, ta có hệ số truyền nhiệt tối ưu qua tường: k tư = 0,34 W/m 2 K

Thế số vào ta tính được chiều dày lớp cách nhiệt tường phòng lạnh: δcn=λcn n i

Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn Do đó chiều dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách nhiệt là:  tt cn = 0,1 m Ứng với  cn tt ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:

- Hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của tường bao α1: α1 = 23,3 W/m 2 K - tra theo bảng 3-7 trang 86, tài liệu [1]

- Hệ số toả nhiệt bề mặt trong của buồng lạnh lưu thông không khí cưỡng bức: α2=9 W/m 2 K - tra theo bảng 3-7 trang 86, tài liệu [1]

- Đối với phòng lạnh bảo quản cá thì nhiệt độ trong phòng là: 2 – 8 0 C

- Tra bảng 3-3 trang 84 tài liệu [1] với nhiệt độ phòng 2 – 8 0 C tính cho vách bao ngoài Ta có hệ số truyền nhiệt tối ưu qua tường: k tư = 0,22 W/m 2 K

- Thế số vào ta tính được chiều dày lớp cách nhiệt tường phòng lạnh: δcn=λcn n i

Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn Do đó chiều dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách nhiệt là:  cn tt = 0,1 m Ứng với  cn tt ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:

Hình 2.2 Cấu trúc tường kho lạnh k tư = n i cn

TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT KHO LẠNH

Mục đích

Tính cân bằng nhiệt là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường đi vào các kho lạnh, đây chính là dòng nhiệt cung cấp mà máy lạnh phải cung cấp đầy đủ công suất để thải nó lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và môi trường bên ngoài

Mục đích cuối cùng là để xác định năng suất lạnh của máy lạnh mà chúng ta cần chọn để lắp đặt.

Xác định các tổn thất nhiệt

Tổn thất lạnh từ kho lạnh ra môi trường được xác định theo biểu thức:

Q1: Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che, [W]

Q2: Tổn thất lạnh để làm lạnh sản phẩm và bao bì, [W], sản phẩm vaccine đã qua quá trình duy trì ở nhiệt độ 2 – 8 o C từ lúc xuất xưởng đến khi vận chuyển đến nơi bảo quản nên không có tổn thất làm lạnh sản phẩm và bao bì => Q2 = 0

Q3: Tổn thất lạnh do thông gió Tổn thất này chỉ có đối với các phòng lạnh có phát sinh nguồn hôi thối hoặc các chất độc hại Ở đây sản phẩm bảo quản là vaccine đã qua chế biến nên không cần phải thông gió buồng lạnh => Q3=0

Q4: Tổn thất lạnh do vận hành, [W]

Q5: Tổn thất lạnh do sản phẩm hô hấp (Rau, hoa quả…), ở đây sản phẩm là vaccine

=> Tổn thất lạnh của kho lạnh thiết kế được tính theo công thức:

Chọn kho lạnh: dài x rộng x cao = 6 x 5 x 3 [m]

➢ Diện tích tường kho lạnh

➢ Diện tích trần kho lạnh

➢ Diện tích nền kho lạnh

3.2.1 Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che Q 1

Q 1 dl : Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ

Q 1 bx : Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che do bức xạ mặt trời

Chọn hiệu nhiệt độ dư t1 bx =0,6 0 C do tường quét vôi trắng, có hướng nam và Đà Nẵng ở vĩ độ 16 0 (B4.1 - TL [1] - Tr108)

Q1 tr = Kt tr.Ftr.t1 bx =0,2.33,39.16 = 106,85 [W]

Chọn hiệu nhiệt độ t1 bx = 16 0 C do trần được phủ màu sáng (BT4.1-TL[1]-Tr108) Vậy:

Vậy tổng tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che là:

3.2.2 Tổn thất lạnh do bao bì mang vào Q 2

Sản phẩm vaccine đã qua quá trình duy trì ở nhiệt độ 2 – 8 o C từ lúc xuất xưởng đến khi vận chuyển đến nơi bảo quản nên không có tổn thất làm lạnh sản phẩm và bao bì => Q2 = 0

3.2.3 Tổn thất lạnh do thông gió Q 3

Q3 chỉ tính cho sản phẩm là rau quả Vì ở đây sản phẩm là vaccine nên Q3 = 0

3.2.4 Tổn thất lạnh do vận hành Q 4

Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44 a Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng Q 41

A: dòng nhiệt tỏa ra khi chiếu sáng 1m 2 diện tích nền Đối với buồng bảo quản lạnh chọn A = 1,2 [W/m 2 ]

Q41= 1,2.30 = 36 [W] b Dòng nhiệt do xả băng Q 42

Dòng nhiệt này được xác định theo công thức: kk 42 ρ ×V × Δt

24 ×3600 n - số lần xả tuyết, chọn n = 4;

kk - là khối lượng riêng của không khí, kk 1,2Kg/m 3 ; V - là dung tích kho lạnh, m 3 ;

Cpkk - là nhiệt dung riêng của không khí, Cpkk11 J/KgK;

t - là độ chênh lệch nhiệt độ trước và sau khi xả tuyết của kho lạnh

24 ×3600 24 ×3600 c Dòng nhiệt do người tỏa ra Q 43

Q43 = 350.n [W] n: số người làm việc thường xuyên trong buồng, chọn n = 2

Vậy: Q43 = 350.2 = 700 [W] d Dòng nhiệt do động cơ điện Q 44

N: Công suất động cơ điện, chọn N = 3 [kW]

Vậy: Q44= 3.1000 = 3000 [W] e Dòng nhiệt khi mở cửa Q 45

B: dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/m 2 Do nguyên liệu bảo quản của kho lạnh là vaccine nên chọn B= 15 [W/m 2 ]

Vậy tổng tổn thất do vận hành là: Q4 = 36 + 700 + 3000 + 25,275 + 450

3.2.5 Nhiệt do sản phẩm hô hấp

Q5 chỉ tính cho sản phẩm là rau quả Vì ở đây sản phẩm là cá nên Q5 = 0

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả tính nhiệt

Các tổn thất nhiệt của kho lạnh Giá trị Đơn vị

Tổn thất qua kết cấu bao che 1139,49 W

Tổn thất do sản phẩm và bao bì tỏa ra 0 W

Tổn thất do thông gió buồng lạnh 0 W

Tổn thất do vận hành tỏa ra 4211,275 W

Tổn thất do hoa quả hô hấp 0 W

TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH

Chọn các chế độ làm việc

4.1.1 Chọn phương pháp làm lạnh

Các phương pháp làm lạnh được thể hiện ở hình 4.1

Hình 4.1 Các phương pháp làm lạnh a Làm lạnh trực tiếp

Là phương pháp làm lạnh kho lạnh bằng dàn bay hơi đặt trong kho lạnh, môi chất lạnh lỏng sôi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh Làm lạnh trực tiếp có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức

- Thiết bị đơn giản không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ

- Tuổi thọ cao, kinh tế vì không phải tiếp xúc với nước muối là một chất ăn mòn kim loại rất mạnh

- Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng vì hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh và dàn bay hơi trực tiếp bao giờ cũng nhỏ hơn hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh với nhiệt độ bay hơi gián tiếp qua nước muối

- Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian từ khi mở máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn

- Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát qua nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt độ sôi có thể xác định dễ dàng qua áp kế của đầu hút máy nén

- Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng ngắt máy nén (đối với máy lạnh nhỏ và trung bình)

- Đối với hệ thống máy lạnh lớn thì lượng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng rò rỉ của môi chất lớn, khó có khả năng dò tìm ra được chỗ rò rỉ để xử lý Tổn thất áp suất cho việc cấp lỏng cho những dàn bay khi ở xa, khó hồi dầu nếu dùng môi chất Frêon, máy nén dễ hút phải ẩm, việc bảo vệ máy nén khó khăn

- Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng b Làm lạnh gián tiếp

Là phương pháp làm lạnh kho bằng các dàn chất tải lạnh như nước muối, Glycon thiết bị bay hơi được đặt ở ngoài kho lạnh, chất tải lạnh chạy tuần hoàn qua dàn bay hơi thải nhiệt ở đó, đến kho lạnh thu nhiệt trong kho lạnh cứ như vậy kho lạnh được làm lạnh liên tục Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn l ạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức

- Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại đối với cơ thể sống, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản

Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất lạnh độc hại đối với sản phẩm

- Máy lạnh có cấu tạo đơn giản, đường ống dẫn môi chất ngắn hệ thống lạnh được chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh

- Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động, nhiệt độ kho lạnh có khả năng duy trì được lâu hơn

- Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn

- Hệ thống thiết bị cồng kềnh vì phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh

- Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy chất tải lạnh

- Một số chất tải lạnh ăn mòn kim loại chế tạo máy móc, thiết bị

➢ Qua sự phân tích ưu nhược điểm của 2 phương pháp làm lạnh trên Ta chọn phương pháp làm lạnh cho kho đang thiết kế là phương pháp làm lạnh trực tiếp Nó phù hợp với điều kiện của nhà máy, của kho lạnh như hệ thống không cồng kềnh, dễ điều chỉnh nhiệt độ…

Môi chất lạnh có nhiệm vụ là mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp đưa ra môi trường có nhiệt độ cao

Môi chất lạnh có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một tính chất và đặc điểm riêng Căn cứ vào điều kiện cụ thể chọn môi chất lạnh cho kho đang thiết kế là R134a, sở dĩ chọn môi chất lạnh này bởi vì nó đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể trong hệ thống R134a có tính chất nhiệt động tốt, không độc hại đối với người cũng như cơ thể sống và thân thiện với môi trường

- Công thức hóa học: CF3CH2F

❖ Các tính chất về nhiệt động và nhiệt vật lý:

• Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 kg.f/cm 2 ; ts = - 26,2 o C

• Áp suất ngưng tụ ở nhiệt độ môi trường vừa phải: tK = 40 o C; pK = 10 at

• Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tc = 101,15 o C; pc = 40,46 at

• Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp

• Nhiệt ẩn hoá hơi tương đối lớn: t = - 15 o C; r = 269,2 kJ/kg

• Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải

• Độ nhớt nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R134a có thể rò rĩ qua các khe hở mà không khí không lọt qua được Thử kín hệ thống phải dùng Nito khô

• Hệ số dẫn nhiệt kém so với nước

• Có độ hoàn thiện nhiệt động tương đối cao, nhưng thấp hơn R12, R22

❖ Các tính chất về hóa học, an toàn và môi trường:

• Không gây nổ Ở nhiệt > 450 o C R134a bị phân huỷ thành các chất độc hại bảng 1 như HF

• Hoà tan trong dầu bôi trơn nên cần sử dụng dầu bôi trơn chuyên dụng Khối lượng riêng của dầu bôi trơn nhỏ hơn R134a Độ hoà tan dầu bôi trơn của R134a phụ thuộc vào nhiệt độ

• Không ăn mòn kim loại, rất bền về hoá học

• Không hoà tan được nước Tách nước bằng các chất hút ẩm thông dụng

• Không màu, không vị, không mùi, rò rĩ khó phát hiện

• Không làm hỏng sản phẩm khi rò rĩ

• Độc hại bảng 5, ở nồng độ 30% gây khó thở do thiếu ôxy

• Không gây ảnh hưởng tầng ozone nhưng gây hiệu ứng nhà kính

• R134a hiện nay còn đắt tiền, nhưng dễ kiếm, vận chuyển và bảo quản dễ dàng

4.1.3 Chọn các thông số của chế độ làm việc

Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh được đặc trưng bằng 4 nhiệt độ sau:

- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0

- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh tk

- Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu tql

- Nhiệt độ hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) tqn a Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t 0

Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ của kho lạnh Có thể lấy như sau: o

0 b 0 t = t - Δt , C Trong đó: tb - là nhiệt độ kho lạnh tb = 2 0 C; Δt0 - là hiệu nhiệt độ yêu cầu

Kho lạnh lựa chọn phương pháp làm lạnh trực tiếp, không yêu cầu về độ ẩm, hiệu nhiệt độ yêu cầu là 8 ÷ 13 0 C nên chọn Δt 0 = 10 0 C [TL1, tr204] Vậy t0 = 2 – 10 = - 8

Nhiệt độ ngưng tụ của hơi môi chất lạnh phụ thuộc vào môi trường làm mát và nhiệt độ của chất tải nhiệt chạy qua thiết bị ngưng tụ Đối với dàn ngưng giải nhiệt gió, hiệu nhiệt độ trung bình giữa môi chất lạnh ngưng tụ và không khí bằng 10 ÷ 15 o C nên chọn Δt k = 10

Nhiệt độ không khí vào và ra có độ chênh từ 4 đến 8 o C đối với các dàn ngưng freon nên chọn Δt w = 5 o C

( ) w2 w1 t = t + 4 ÷8 C  Với tw1 là nhiệt độ không khí vào dàn ngưng tw2 là nhiệt độ không khí ra khỏi dàn ngưng

Không khí môi trường có nhiệt độ khoảng 25,6 o C [Bảng 1.1 Nhiệt độ và độ ảm dùng để tính toán hệ thống lạnh của các địa phương – TL1, Tr7]

Vậy ta có tw1 = 25,6 o C tw2 = 25,6 + 5 = 30,6 o C tk = 30,6 + 10 = 40,6 o C c Nhiệt độ quá nhiệt t qn

Nhiệt độ quá nhiệt là nhiệt độ của hơi môi chất trước khi vào máy nén Nhiệt độ hơi hút bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất

Mục đích của việc quá nhiệt hơi hút là để bảo vệ máy nén tránh không hút phải lỏng Tùy từng loại môi chất và máy nén mà có nhiệt độ quá nhiệt khác nhau Đối với máy lạnh freon, do nhiệt độ cuối tầm nén thấp nên nhiệt độ quá nhiệt hơi hút có thể chọn rất cao Trong máy nén freon, độ quá nhiệt hơi hút đạt được trong thiết bị hồi nhiệt Với môi chất freon độ quá nhiệt khoảng ( 10 ÷ 15 o C)

Nên tqn = to +  t qn = - 8 + 10 = 2 o C d Nhiệt độ quá lạnh t ql

Là nhiệt độ của môi chất lỏng trước khi vào van tiết lưu Nhiệt độ quá lạnh càng thấp thì năng suất lạnh càng cao

TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH, THIẾT BỊ PHỤ CHO HỆ THỐNG LẠNH

BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG LẠNH

Lắp đặt hệ thống lạnh

6.1.1 Lắp đặt máy nén lạnh a Yêu cầu đối với phòng máy

- Có đầy đủ trang thiết bị phòng cháy ch ữa cháy, mặt nạ phòng độc, dụng cụ thao tác vận hành, sửa chữa, các bảng nội quy, quy trình vận hành và an toàn cháy nổ

- Gian máy phải đảm bảo thông thoáng, có bố trí các lam và cửa sổ thông gió, không gian bố trí máy rộng rãi, cao ráo để người vận hành dễ dàng đi lại, thao tác và xử lý Cửa chính là cửa hai cánh mở ra ngoài, các thiết bị đo lường, điều khiển phải nằm ở vị trí thuận lợi thao tác, dễ quan sát Mỗi gian máy có ít nhất hai cửa

- Bố trí gian máy phải tính đến ít gây ảnh hưởng đến sản xuất nhất

- Độ sáng trong gian máy phải đảm bảo trong mọi hoàn cảnh, ban ngày cũng như ban đêm để người vận hành máy dễ thao tác, đọc các thông số

- Nền phòng máy ph ải đảm bảo cao ráo, trá nh ngập lụt khi mưa bão có th ể làm hư hại đến máy móc thiết bị

- Nếu gian máy không được thông gió tự nhiên tốt, có thể lắp quạt thông gió, đảm bảo không khí trong phòng được trong lành, nhiệt thải từ các động cơ được thải ra ngoài b Lắp đặt máy nén

- Đưa máy vào vị trí lắp đặt: khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẵn, không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén

- Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất

- Máy nén lạnh thường được lắp đặt trên các bệ móng bê tông c ốt thép Bệ móng phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh gian máy Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulông chôn sẵn chắc chắn Khả năng chịu của móng phải đạt ít nhất 2,3 lần tải trọng của máy nén kể cả động cơ

- Bệ máy không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truy ền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà, khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất 30cm

- Các bulô ng cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau cũng được Phương pháp chôn bulông sau khi lắp đặt thuận lợi hơn Muốn vậy cần để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp bulông r ồi sau đó cho vữa xi măng vào để cố định bulông

Lắp cụm dàn lạnh ta thực hiện theo hình vẽ 6.1

Hình 6.1 Cách treo dàn lạnh 1: Dàn lạnh 7: Thanh thép chữ U phân bố lực đều trên panel 2: Quạt dàn lạnh 8: Dây cáp để móc tăngđơ

3: Thanh thép chữ U trên dàn lạnh 9: Tăngđơ

4: Thanh ty 10: Xà gồ trên mái

Trước khi đưa dàn lạnh lên ta phải đo đạc vị trí lắp đặt dàn lạnh cho phù h ợp Sau đó ta khoan lỗ cho thanh thép chữ U số 7 sao cho khoảng cách các lỗ của nó phải bằng khoảng cách các lỗ trên thanh thép chữ U ở trên dàn lạnh

Sau khi khoan lỗ xong xuôi tiến hành treo thanh thép số 7 lên trên xà g ồ số 11 và đưa thanh ty 4 vào đúng vị trí như hình vẽ, để khi cho dàn lạnh lên ta chỉ việc xỏ thanh ty vào các l ỗ trên thanh thép chữ U số 3 và siết đai ốc vào là xong phần lắp đặt dàn lạnh

Chú ý : Khi lắp dàn lạnh ta phải chú ý khoảng cách c ủa dàn lạnh và vách kho lạnh nó phải cách vách khoảng 0,6m để không khí đối lưu được dễ dàng mà không b ị vách cản sự đối lưu đó Sau khi lắp xong dàn lạnh lên thì lên nóc kho lạnh tăng dây cáp bằng cơ cấu tăngđơ lên cho hợp lý

6.1.3 Lắp đặt bình tách dầu

Bình tách dầu được lắp đặt ngay sau đầu đẩy của máy nén và thường được lắp đặt ở trên cao trong phòng máy Nhi ệt độ bình rất cao nên lắp đặt ở vị trí thoáng gió để giải nhiệt tốt

Các van chặn trong hệ thống lạnh cần được lắp đặt ở vị trí dễ thao tác, vận hành, có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng Khi nằm trên đoạn ống nằm ngang thì phải lắp các tay van quay lên phía trên

Khoảng hở các phía của van phải đủ để thao tác và sửa chữa, tháo lắp van khi cần Trên thân van có m ũi tên chỉ chiều chuyển động của môi chất nên cần chú ý và lắp đặt đúng chiều

Phương pháp nối van chủ yếu là hàn và n ối bích nên cần thao tác đúng kỹ thuật

6.1.5 Lắp đặt van điện từ

Thử bền và thử kín hệ thống lạnh

6.2.1 Thử bền Áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc

- Chuẩn bị thử: cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van ( trừ van xả), nối bình Nitơ qua van giảm áp

- Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp su ất thử bền cho phía cao áp và hạ áp

- Duy trì áp suất trong vòng 5 phút r ồi giảm dần tới áp suất thử kín

Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi nên có th ể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn

- Nâng áp su ất lên áp suất thử kín

- Duy trì áp lực thử trong khoảng 24h Trong vòng 6h đầu áp suất thử giảm không quá 10% và sau đó không giảm

- Tiến hành thử bằng nước xà phòng

- Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý Tuyệt đối không được xử lý khi còn áp lực

- Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị

6.2.3 Bọc cách nhiệt đường ống

Sau khi thử kín hệ thống xong thì ta tiến hành bọc cách nhiệt đường ống

Trong hệ thống lạnh các đường ống được cách nhiệt chủ yếu là các đường ống có nhiệt độ thấp như đường ống cấp lỏng, đường ống hút về máy nén…Chiều dày lớp cách nhiệt từ 150 ÷ 200mm

Cấu trúc cách nhiệt đường ống được thể hiện qua hình 6.2

1: Vật liệu cách nhiệt PU

2: Vỏ tôn bọc bên ngoài

QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG

Thuyết minh mạch điện hệ thống lạnh

7.1.1 Các thiết bị điện sử dụng trong hệ thống lạnh a) Các thiết bị điều khiển

- Aptomat (MCCB): Để đóng ngắt không thường xuyên trong các mạch điện người ta sử dụng các aptomat Cấu tạo aptomat gồm hệ thống các tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang, bộ phận tự động cắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch Bộ phận cắt mạch điện bằng tác động điện từ theo dòng cực đại Khi dòng vượt quá trị số cho phép chúng sẽ cắt mạch điện để bảo vệ thiết bị Như vậy aptomat được sử dụng để đóng, ngắt các mạch điện và bảo vệ thiết bị trong trường hợp quá tải

Hình 7.1 Aptomat 3 pha của hãng Schneider

- Rơ le bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR): Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ quá dòng hoặc quá nhiệt Khi dòng điện quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao Rơ le nhiệt ngắt mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén Rơ le nhiệt thường được lắp đi kèm công tắc tơ

Hình 7.2 Rơ le nhiệt của hãng Schneider

- Công tắc tơ và rơ le trung gian: Các công tắc tơ và rơ le trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện Cấu tạo của chúng bao gồm các bộ phận chính sau đây: (1).Cuộn dây hút, (2).Mạch từ tính, (3) Phần động (phần ứng), (4) Hệ thống tiếp điểm (thường đóng và thường mở) Các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có điện và ngược lại các tiếp điểm thường đóng sẽ mở khi cuộn dây có điện, đóng khi mất điện

Hình 7.3 Công tắc tơ và rơ le trung gian

- Các rơ le bảo vệ áp suất gas và áp suất dầu: Đã được nêu ở chương 5

- Bộ điều chỉnh nhiệt độ: Trong quá trình làm việc khi nhiệt độ dàn lạnh đạt yêu cầu (nhỏ hơn nhiệt độ điều chỉnh trên rơle nhiệt độ) thì khi đó tiếp điểm van điện từ mở ra, cuộn dây SV mất điện ngừng cấp dịch vào dàn lạnh Khi đó máy nén vẫn chạy rút gas Sau một thời gian khi áp suất cacte xuống thấp thì tiếp điểm LPS mở ra làm cho máy nén dừng, đồng thời quạt dàn nóng dừng nhưng quạt dàn lạnh vẫn chạy Sau một thời gian máy nén dừng, nhiệt độ phòng lạnh tăng lên lớn hơn nhiệt độ điều chỉnh trên rơle nhiệt thì tiếp tiểm van điện từ đóng lại, cuộn dây SV có điện cấp dịch vào dàn lạnh Sau một thời gian thì áp suất cacte tăng lên, tiếp điểm LPS đóng lại, khởi động lại hệ thống b) Giới thiệu về bộ điều chỉnh nhiệt độ FOX 2003 sử dụng trong hệ thống lạnh Thiết bị FOX 2003 là bộ điều khiển nhiệt chuyên dụng dành cho kho lạnh dùng chung với cảm biến nhiệt độ Conotec Fox FS-100N với 3 tiếp điểm ngõ ra để điều khiển máy nén, xả tuyết và quạt dàn lạnh Các thông số kỹ thuật:

- Cảm biến: Kèm 1 cảm biến NTC dài 3m

- Kiểu điền khiển: relay ON/OFF

Cài đặt các thông số xả tuyết cho FOX 2003:

- Nhiệt độ phòng đạt độ: -20 o C

- Xả tuyết bằng điện trở

- Thời gian xả tuyết: 15 phút

- Chu kỳ xả tuyết : 6h/lần

- Quạt dàn lạnh trì hoãn 3 phút

- Cài đặt nhiệt độ: Nhấn phím SET để vào phần cài đặt nhiệt độ, dùng phím mũi tên để thay đổi nhiệt độ

- Cài đặt chương chình: Nhấn và giữ phím SET (hơn 5 giây) để vào phần cài đặt chương trình Dùng phím mũi tên lên để di chuyển từ – Program 1 (cài đặt máy nén) đến – Program 2 (cài đặt xả đá) đến – Program 3 (cài đặt quạt)

Và dùng phím mũi tên xuống để di chuyển ngược lại Nhấn SET để di chuyển và chọn các tham số Dùng phím mũi tên để thay đổi giá trị cho tham số

- Kích hoạt/dừng xả đá thủ công: Nhấn và giữ phím hơn 3 giây (cho đến khi trên màn hình xuất hiện (hoặc mất) dấu hiệu xả đá) Ý nghĩa các tham số quan trọng trong cài đặt chương trình:

(1) Program 1: cài đặt máy nén dLt : Delay máy nén , cài đặt 3 phút

(2) Program 2: cài đặt xả đá d.tP: Máy nén ON hay OFF khi xả đá, chọn OFF (C.oF) d.oF: Khoảng cách thời gian giữa 2 lần xả đá, chọn 6h d.on: Thời gian xả đá, chọn 15 phút d.dt: Delay máy nén sau xả đá, chọn 4 phút

F.St: chế độ quạt, chọn F.01 Quạt OFF khi xả đá

7.1.2 Sơ đồ mạch điện động lực và điều khiển của hệ thống lạnh

Hình 7.4 Sơ đồ mạch điện động lực và điều khiển 1) Mạch động lực của máy nén, quạt

Mạch động lựuc còn gọi là mạch điện nguồn, là mạch điện cấp điện nguồn để chạy các thiết bị như máy nén, bơm, quạt,… Dòng điện trong mạch điện động lực lớn nhỏ tùy thuộc vào công suất thiết bị và lựa chọn một cách tương ứng

Dòng điện khi mở máy khá lớn, gấp 5 -7 lần dòng điện định mức Do đó đồi với lưới điện công suất nhỏ khi khởi động máy có thể làm sụt áp mạng ảnh hưởng đến sự làm việc của các thiết bị khác Vì vậy cần có các biện pháp khởi động hợp lý để giảm dòng khởi động Ở hệ thống này, ta sử dụng phương pháp mạch khởi động sao – tam giác thường hay được sử dụng trong thực tế

Nguyên lý khởi động mạch sao – tam giác:

- Khi hệ thống đang dừng cuộn dây của rơ le trung gian (AX) không có điện, các tiếp điểm thường mở của nó ở trạng thái hở nên các cuộn dây (MC), (MD), (MS) không có điện

- Khi nhấn nút START để khởi động máy, nếu hệ thống không có các sự cố áp suất cao, áp suất dầu, quá nhiệt thì tất cả các tiếp điểm thường đóng HPX, OPX, OCR ở trạng thái đóng Dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le trung gian (AX) Khi cuộn dây (AX) có điện nhờ tiếp điểm thường đóng AX mắc nối tiếp với tiếp điểm MCX nên tự duy trì điện cho cuộn AX

- Khi cuộn (AX) có điện, tiếp điểm thường mở AX thứ hai của nó sẽ đóng mạch điện cho các cuộn dây khởi động từ (MC) và (MS) hoặc (MD) Trong thời gian 5 giây đầu (thời gian này có thể thay đổi tuỳ ý) rơ le thời gian T có điện và bắt đầu đếm thời gian, mạch cuộn dây khởi động từ (MS) có điện, máy chạy theo sơ đồ nối sao, cuộn (MD) không có điện Sau thời gian đặt 5 giây, tiếp điểm của rơ le thời gian nhảy và đóng mạch cuộn (MD) và mạch cuộn (MS) mất điện Kết quả máy chuyển từ sơ đồ nối sao sang tam giác Do cuộn dây (MC) nối với cặp tiếp điểm thường mở MS, MD nối song song nên dù máy có chạy theo sơ đồ nào thì cuộn (MC) cũng có điện

- Khi xảy ra quá nhiệt (do máy quá nóng hay dòng điện quá lớn) thì cơ cấu lưỡng kim của rơ le quá nhiệt OCR nhảy và đóng mạch điện đèn báo hiệu sự cố (L1) báo hiệu sự cố đồng thời cuộn (AX) mất điện và đồng thời các khởi động từ của mô tơ máy nén mất điện và máy dừng

- Nếu xảy ra một trong các sự cố áp suất dầu, áp suất cao hoặc nhấn nút STOP thì cuộn (AX) mất điện và máy nén cũng sẽ dừng.

Quy trình vận hành

7.2.1 Công tác chuẩn bị trước khi vận hành

Nguồn điện phải có đủ điện thế 3 pha 380V  5%, tần số 50Hz

Kiểm tra các van gas trong hệ thống, các van này phải đúng trạng thái (lưu ý các van trên đường nén)

Kiểm tra mức dầu trong bình tách dầu, máy nén (mực dầu từ 1/2 - 2/3 kính xem dầu)

Kiểm tra độ kín của hệ thống xem có bị rò rỉ hay không

Kiểm tra các công tắc xoay, các công tắc này phải đặt ở vị trí “OFF” tắt

7.2.2 Khởi động máy và trông coi hệ thống trong quá trình vận hành

Thứ tự khởi động các thiết bị trong hệ thống (tùy theo từng hệ thống cụ thể)

Các thông số cần chú ý trong quá trình khởi động, bao gồm dòng điện, áp suất gas, tình trạng bám tuyết, nóng lạnh và âm thanh của động cơ (kết hợp nghe nhìn sờ ngửi) Sau khi khởi động xong, hệ thống đã hoạt động ổn định, người vận hành phải kiểm tra các vấn đề cấp dịch, tình trạng hoạt động của các thiết bị ngưng tụ, bay hơi

Kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn máy nén Định kỳ ghi chép các thông số vào nhật ký vận hành theo quy định

Mỗi hệ thống có đặc thù riêng nên các thông số tối ưu cho vận hành cũng khác nhau Tuy nhiên có một số thông số có những giới hạn của nó trong mọi trường hợp các thông số này bao gồm: Điện áp

Dòng Điện Áp suất cao Áp suất thấp Áp suất nước Nhiệt độ dầu

V A kg/cm 2 kg/cm 2 kg/cm 2 ℃

380 45  50 12 15 0,3  1,5 1  1,5 73  80 + Cài đặt bảo vệ áp suất cao: 18kg/cm 2

+ Cài đặt bảo vệ áp suất thấp: -0,8kg/cm 2

+ Cài đặt bảo vệ nhiệt độ dầu: 85 o C

+ Cài đặt bảo vệ quá tải

- Đối với quạt dàn lạnh: 4,5A

- Đối với quạt dàn nóng: 4,5A

Nghe tiếng động của các máy không có gì bất thường Nếu có âm thanh lạ cần tìm hiểu nguyên nhân và sử lý Nếu có tiếng gõ lớn cần phải dừng máy ngay

Các vấn đề thường gặp trong vận hành:

Sự cố Nguyên nhân Triệu chứng Cách khắc phục

- Động cơ có sự cố: cháy hoặc tiếp xúc không tốt, khởi động từ bị cháy

- Tải quá lớn, điện áp thấp, cơ cấu cơ khí bên trong bị hỏng, nối dây vào động cơ bị sai

- Đứt đầu trì, công tắc tơ bị hỏng, đứt dây điện, các công tắc bảo vệ đang làm việc

-Không có tín hiệu gì -Động cơ kêu ù ù nhưng không chạy, có tiếng kêu và rung bất thường

-Không có phản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ

-Kiểm tra sửa chữa hay là thay mới, điều chỉnh dây đai

-Kiểm tra tải, dầu trì hệ thống điên và các thiết bị bảo vệ Áp suất đẩy quá cao

- Dàn nóng không giải nhiệt được: Quạt không hoạt động, bám bẩn quá nhiều, nhiệt độ môi trường quá cao

- Lọt khí không ngưng, Nhiệt độ nước làm mát cao, nhiết độ môi trường lớn

- Nạp quá nhiều gas, nước giải nhiệt phân bố không đều

- Quạt cháy, đứt dây điện, dàn nóng bám bẩn

-Không khí ra không nóng, thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

-Đồng hồ rung mạnh, thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

-Tăng diện tích trao đổi nhiệt, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế

-Kiểm tra nguồn điện và động cơ quạt ngưng tụ, vệ sinh dàn đồng

-Kiểm tra, xả khí không ngưng, tìm nguyên nhân và khắc phục

-Xả bớt gas ra, sửa thiết bị phân bố nước Áp suất đẩy quá thấp

-Ống dịch hay ống hút bị nghẽn -Nén ẩm do mở van tiết lưu to, thiếu hoặc mất môi chất lạnh -Gas xì ở van hút hay van đẩy, vòng găng của piston

Máy đang hoạt động giảm tải

-Ống dịch có sương bám, ống hút chân không

-Sương bám carte, nắp máy lạnh, áp suất hút thấp van tiết lưu phát tiếng kêu xù xù

-Tìm nguyên nhân và thông -Nạp thêm môi chất lạnh, mở nhỏ lại van tiết lưu

-Sửa chữa hoặc thay thế van hút, vòng găng piston Áp suất hút cao

-Van tiết lưu mở quá to chọn van có công suất quá lớn, phụ tải nhiệt lớn

-Gas xì ở van hút, van đẩy, van by- pass -Đang ở chế độ giảm tải

-Sương bám ở carte do nén ẩm, dòng điện lớn -Áp suất đẩy nhỏ phòng lạnh không lạnh

-Đóng bớt van tiết lưu lại

-Đóng bớt van chặn hút lại Áp suất hút thấp

-Thiếu môi chất lạnh, van tiết lưu mở nhỏ -Dầu đọng trong dàn lạnh, tuyết bám dầy dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp -Đường kính ống trao đổi nhiệt dàn lạnh

-Nhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiều so với nhiệt độ hút

-Ngập dịch, sương bám ở carte

-Kiểm tra các van xem van chặn hút có mở quá nhỏ không, van by - pass có hở không …

7.2.3 Ngừng máy và kiểm tra lại hệ thống, bàn giao ca trực

• Có hai trường hợp dừng máy là dừng bình thường và dừng khẩn cấp:

Thứ tự ngừng các thiết bị trong hệ thống (tùy theeo từng hệ thống cụ thể)

Các thông số cần chú ý trong quá trình ngừng, bao gồm áp suất gas, nhiệt độ dầu máy, tình trạng bám tuyết, nóng lạnh và nhiệt độ các động cơ (kết hợp nghe, nhìn, sờ, ngửi)

Sau khi khởi động song tiến hành gi vào sổ giao ca trong ca trực có những vấn đề gì bất thường phải gi đầy đủ, chính sác, rõ ràng và trung thực trong sổ vận hành

Khi hệ thống sảy ra sự cố có phải ngừng ngay thì người vận hành phải bấm nút ngừng khẩn cấp (emergency button), tìm hiểu nguyển nhâ, khắc phục hoặc báo cho người quản lý Tất cả mọi sự cố đều được đòi hỏi phải ghi lại một cách đầy đủ chi tiết, chính xác, rõ ràng, kịp thời ghi vào sổ vận hành.

Bảo dưỡng

Việc bảo trì kho lạnh hay còn gọi là bảo dưỡng định kỳ là quá trình kiểm tra các thông số, thay thế các chi tiết sắp hỏng hoặc hết thời gian sử dụng và vệ sinh hệ thống

Do công việc liên quan đến an toàn cho người và thiết bị rất cao nên phải do đội ngũ chuyên ngành thực hiện Công việc bảo dưỡng kho lạnh phải được tiến hành kiểm tra một cách kỹ càng từng chi tiết các bộ phận, khi phát hiện có một chi tiết lỗi phải lập biên bản theo dõi và đưa ra hướng khắc phục một các tối ưu nhất

Nội dung chính trong việc bảo trì:

– Kiểm tra ghi chép các thống số chính trước khi bắt đầu

– Bảo trì hệ thống điện động lực, điện điều khiển và thay thế khi không đạt yêu cầu

– Chuẩn bộ báo nhiệt độ

– Bảo trì cụm dàn nóng, dàn lạnh, trong kho bằng nước hoặc hóa chất

– Kiểm tra độ kín, cách nhiệt của kho

– Kiểm tra và thay dầu nếu không đạt yêu cầu

– Đo kiểm máy nén theo tiêu chuẩn động cơ đặc biệt

– Bảo trì các động cơ quạt gió, theo tiêu chuẩn động cơ thông thường

– Đo kiểm lại các thông số sau khi vận hành thử

7.3.1 Quy trình bảo dưỡng thiết bị quan trọng

Kho lạnh bao gồm 3 bộ phận máy cơ bản chắc chắn cần bảo dưỡng là: máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi Cụ thể quy trình như sau: a Bảo dưỡng máy nén:

Có thể nói, máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong một kho lạnh, bộ phận này đảm bảo kho lạnh hoạt động tốt, bền, hiệu suất làm việc cao

Máy nén nên được bảo dưỡng 6000 giờ một lần, dù máy sử dụng nhiều hay ít thì vẫn cần bảo dưỡng lại

Quy trình bảo trì máy nén: Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén => Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết Trong các kì đại trung gian cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay đồ mới => Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, LP và bộ phận cấp dầu

=> Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén => Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt b Bảo dưỡng thiết bị bay hơi:

Bảo dưỡng thiết bị bay hơi chủ yếu kiểm tra tình trạng quạt gió, máng, dàn ống đồng,… c Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ:

Vì hệ thống chọn là dàn ngưng giải nhiệt gió nên chủ yếu kiểm tra tình trạng quạt gió, dàn ống có bị bám bẩn hay không,…

Ngày đăng: 21/09/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w