1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc Phòng
Tác giả Nam Diệu Linh
Người hướng dẫn PGS. TS HOÀNG ANH LÊ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam Lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi công tác quản lý CTR còn nhiều hạn chế, chủ yếu là hình thức c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nam Diệu Linh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

TẠI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA THUỘC TỔNG CỤC KỸ THUẬT, BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nam Diệu Linh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

TẠI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA THUỘC TỔNG CỤC KỸ THUẬT, BỘ QUỐC PHÒNG

Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS HOÀNG ANH LÊ

Hà Nội - Năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập

Tôi xin gửi lới biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Anh Lê, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Viện Công nghệ mới/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Phòng Khoa học quân sự/Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn

Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học

Hà Nội, ngày tháng năm

Học viên

Nam Diệu Linh

Trang 4

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ NĂNG LỰC

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI 3

1.1 Tổng quan về chất thải rắn 3

1.1.1 Các khái niệm về chất thải rắn 3

1.1.2 Nguồn phát sinh, thành phần chất thải rắn 4

1.1.3 Những tác động của chất thải rắn đến môi trường, sức khỏe con người [11,16] 6 1.1.4 Tổng quan quản lý chất thải rắn 8

1.2 Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 11

1.2.1 Hiện trạng chất thải rắn tại Việt Nam 11

1.2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 12

1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn trong Quân đội 14

1.3.1 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn trong Quân đội nước ngoài 14

1.3.2 Chất thải rắn trong các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng 16

1.3.3 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn trong và ngoài Quân đội ……… 17

1.4 Tổng quan về năng lực quản lý 22

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

Trang 5

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 28

2.3.2 Phương pháp phát phiếu điều tra, khảo sát thực tế 29

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 30

2.3.4 Phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực 30

2.3.5 Phương pháp DPSIR 35

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT/BQP 37

3.1.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn 37

3.1.2 Công tác tuyền truyền, phân loại chất thải rắn tại nguồn 42

3.1.3 Công tác triển khai thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn 44

3.1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về quản lý chất thải rắn 51

3.2 Đánh giá năng lực quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT/Bộ Quốc phòng 51

3.3 Kết quả phân tích DPSIR 58

Trang 6

3.4.1 Giải pháp áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý CTR 63

3.4.2 Giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ 65

3.4.3 Giải pháp áp dụng theo mô hình điểm 68

3.4.4 Tổ chức thực hiện các giải pháp 69

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 7

CTRCNTT Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Nguồn gốc chất thải rắn 4

Hình 2 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom giai đoạn 2016-2022 12

Hình 3 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 13

Hình 4 Hoạt động thu gom chất thải rắn tại Hà Nội 14

Hình 5 Khung xây dựng năng lực quản lý [18] 24

Hình 6 Sơ đồ mô hình DPSIR 36

Hình 7 Khối lượng chất thải rắn tại các nhà máy sản xuất của TCKT 40

Hình 8 Khối lượng chất thải rắn tại các xưởng sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT 41

Hình 9 Khối lượng chất thải rắn tại các kho có hoạt động sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT 42

Hình 10 Hệ thống quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động tuyền truyền về bảo vệ môi trường 42

Hình 11 Quy định về quản lý môi trường của cơ sở sản xuất 44

Hình 12 Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Nhà máy thuộc Tổng cục Kỹ thuật 52

Hình 13 Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Xưởng thuộc Tổng cục Kỹ thuật 53

Hình 14 Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Kho thuộc Tổng cục Kỹ thuật 53

Hình 15 Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật 54

Hình 16 Cơ cấu quản lý về BVMT liên quan đến TCKT 55

Trang 9

Hình 17 Mô hình DPSIR phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT/Bộ Quốc phòng 58

Hình 18 Quy trình kiểm toàn chất thải 67

Hình 19 Chương trình KAIZEN điển hình 68

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh 5

Bảng 2 Thành phần chất thải rắn công nghiệp theo các hoạt động sản xuất, sửa chữa trong TCKT 17

Bảng 3 Các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT 26

Bảng 4 Các tiêu chí đánh giá và lý do lựa chọn tiêu chí 31

Bảng 5 Thành phần chất thải CTR TT và CTR NH tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật 38

Bảng 6 Hiện trạng thực thi pháp luật về hồ sơ môi trường 46

Bảng 7 Hiện trạng công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn tại cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT 47

Bảng 8 Tổng hợp đánh giá năng lực quản lý của các cơ sở có hoạt động

sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật 51

Bảng 9 Tổ chức thực hiện các giải pháp 71

Trang 11

MỞ ĐẦU

Chất lượng môi trường (CLMT) có liên quan chặt chẽ, có ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đang được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội Ở Việt Nam, để BVMT và phát triển bền vững (PTBV), hệ thống pháp luật về BVMT ngày càng quy định theo hướng chặt chẽ hơn Năm 2020, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ 01/01/2022; đồng thời các văn bản hướng dẫn cũng được ban hành với các quy định mới mang tính đột phá, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn (CTR), tập trung vào các quy định giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018); Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý CTR

Trong Quân đội, diễn biến CLMT có quan hệ mật thiết với việc đảm bảo sức khỏe, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Công tác BVMT được xác

định là một mặt công tác, nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình” của Quân đội Bộ

Quốc phòng cũng đã ban hành Điều lệ công tác BVMT trong Quân đội Nhân dân Việt Nam (Thông tư số 15/2022/TT-BQP ngày 10/02/2022); Chỉ thị số 119/CT-BQP ngày 29/12/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong Quân đội Tuy nhiên trên thực tế các hoạt động quản lý, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR còn nhiều hạn chế: 80% các đơn vị sản xuất, sửa chữa quốc phòng thực hiện tự đốt chất thải nguy hại (CTNH); 70% các đơn vị chưa tổ chức thực hiện phân loại chất thải [17]

Tổng cục Kỹ thuật (TCKT) là cơ quan được giao quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng, có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương

Trang 12

tiện, trang bị kỹ thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) Các nhà máy, xưởng, xí nghiệp của TCKT được đầu tư từ cách đây hàng chục năm, gần đây có một số nhà máy, xí nghiệp được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ các hoạt động, nhưng chưa đầu tư đồng bộ về hệ thống và quy trình quản lý, kiểm soát CTR, CTNH Chất thải chưa được phân loại, chuyển cho các đơn vị có chức năng xử lý; hoặc tự đốt đối với CTNH

Để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu của Nhà nước và Bộ Quốc phòng quản lý CTR trong TCKT, thì việc đánh giá và đưa ra các giải pháp tăng cường các biện pháp

quản lý CTR là cần thiết, cấp bách Do vậy, Khóa luận tốt nghiệp với tiêu đề “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng” đã được lựa

chọn nghiên cứu

Trang 13

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI

1.1 Tổng quan về chất thải rắn

1.1.1 Các khái niệm về chất thải rắn

Tại Việt Nam, quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải rắn (CTR) nói riêng là nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) Trong quá trình ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực BVMT, đã có nhiều đĩnh nghĩa về chất thải được đưa ra Từ định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật BVMT năm 1993

“Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn hoặc các dạng khác” Mới nhất, quy định tại khoản 18 Điều 3 của Luật BVMT năm 2020 nêu rõ “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”

Như vậy, chất thải là chất không thể sử dụng được tiếp, bản thân nó nếu không có sự quản lý sẽ gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), làm cho môi trường bị suy thoái Theo quy định của pháp luật thì tất cả các chất thải dù ở dạng nào cũng đều phải chịu sự kiểm soát, quản lý

CTR bao gồm tất cả các chất ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa [11] Theo Luật BVMT năm 2020 thì CTR là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải và được phân thành chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) thông thường, chất thải y tế, chất thải rắn nguy hại (CTRNH)

Tại Điều 3 Luật BVMT năm 2020 và Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT đưa ra các định nghĩa như sau:

- CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác

Trang 14

- CTR thông thường là CTR không thuộc danh mục CTNH và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH

- CTRSH (hay còn gọi là rác thải sinh hoạt) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người

- CTCN là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm CTNH, CTCN phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) thông thường [10]

1.1.2 Nguồn phát sinh, thành phần chất thải rắn

Chất thải rắnKhu dân cư

Cơ quan, công sở

Khu thương mại

Khu xây dựng, phá hủy các công trình xây

dựng

Khu công cộng

Nhà máy xử lý chất thải

Công nghiệp

Nông nghiệp

Trang 15

- Từ cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính, lượng rác thải tương tự với rác thải dân cư, nhưng khối lượng ít hơn Riêng tại các bệnh viện còn có chất thải y tế

- Từ các hoạt động thương mại như quầy hàng, nhà hàng, chợ, khách sạn, thành phần tương tự tại khu dân cư

- Từ xây dựng: Các hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, phái bỏ nhà cửa, đường xa Chất thải từ hoạt động này mang nét đặc trung riêng trong xây dựng như sắt thép vụn, gạch vỡ, cát sỏi, bê tông,

- Từ khu công cộng như vệ sinh đường sá, phát quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ hoạt động vui chơi, giải trí

- Từ nhà máy xử lý chất thải: Thành phần gồm bùn, phân compost, tro,… - Từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, hoạt động sinh hoạt của nhân viên làm việc

- Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu từ cánh đồng, sau mùa vụ, vườn cây Chất thải chủ yêu là sản phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, chất thải từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến sản phẩm nông nghiệp

Nguồn gốc và thành phần CTR phát sinh được trình bày tại hình 1 và bảng 1

Bảng 1 Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh [16]

Nguồn phát sinh

Giấy bao gói, giấy bìa, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, CTNH

Trang 16

Cơ quan, công sở

Trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở nhà nước

Giấy báo, giấy in, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, CTNH

Công trình xây dựng

Khu nhà xây dựng, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng

Sắt thép vụn, gạch vỡ, cát sỏi, bê tông, thủy tinh, kim loại, CTNH

Khu công cộng Đường phố, công viên,

khu vui chơi giải trí, bãi tắm

Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí

Nhà máy xử lý chất thải

Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý CTCN khác

Bùn, tro

Công nghiệp Công nghiệp xây dựng,

chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện

Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các rác thải sinh hoạt

Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng,

vườn cây ăn quả, nông trại

Thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại

1.1.3 Những tác động của chất thải rắn đến môi trường, sức khỏe con người [11,16]

CTR đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, tác động đến mọi mặt đời sống của con người: Gây ô nhiễm đất, nước, không khí; ảnh hưởng đến sức khỏe con người; ảnh hưởng đến du lịch, nuôi trồng thủy sản;…

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải là thực phẩm chiếm tỷ

lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra, đặc biệt là rác thải sinh hoạt Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta tạo thuận lợi cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong CTRSH, phát sinh ra mùi khó chịu Một số khí phải kể đến như H2S, các axít béo bay hơi,…Trong điều kiện kỵ khí còn phát sinh các loại khí nhà kính (metan, CO2) hay khí gây ÔNMT như PH3, NH3 Đặc thù tạo

Trang 17

khí của bãi chôn lấp, trên đỉnh và gần bãi thường ít có mùi, nhưng khoảng cách xa ngoài bãi thì có mùi đậm đặc hơn Ngoài ra khí thải từ các lò đốt (CO2, kim loại, dioxin/furan, khí axít) cũng có khả năng gây ÔNMT không khí nếu không có biện pháp xử lý đảm bảo quy định

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: CTR được đổ xuống mạng lưới thoát nước,

hay nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp, …cũng gây ÔNMT nước; làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, gây phú dưỡng nguồn nước cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi mầu của nước thành mầu đen, có mùi khó chịu

- Ảnh hưởng đến môi trường đất và cảnh quan: Các bãi rác lộ thiên gây mất mỹ

quan tại các khu dân cư, khu vực cộng đồng; việc đổ thải trực tiếp trên mặt đất do các bãi rác tự phát, sự phân hủy hữu cơ trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa (chua) đất Ngoài ra, sự tích tụ kim loại nặng, CTNH trong đất do thấm từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ÔNMT đất

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Có những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe

con người do xử lý CTR không đúng cách Bãi chôn lấp là nơi thích hợp cho các loài chuột, ruồi nhặng, các sinh vật gây bệnh phát triển và cư trú, là nguồn lan truyền bệnh tật đến dân cư xung quanh nếu không được quản lý hợp lý CTNH nếu không được kiểm soát, được trộn lẫn với rác thải đô thị cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người do nước rỉ rác từ các bãi đổ rác lộ thiên chảy vào hệ thống thoát nước Một số vấn đề có thể gặp phải như sau: Ngộ độc hóa chất do hít phải hóa chất, mùi hôi gây buồn nôn, nôn,… Quá trình đốt CTR phát sinh bụi, hơi nước và khí thải (CO, axit, kim loại, dioxin/furan) Nếu không có biện pháp kiểm soát đúng quy định, những chất ô nhiễm này có thể góp phần gây nên các bệnh về hen suyễn, tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan có khả năng gây ung thư rất cao

- Ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội: Việc quản lý CTR không hiệu quả dẫn đến nhiều

tác động đến phát triển kinh tế-xã hội Thiệt hại về kinh tế do không quản lý triệt để

Trang 18

CTR: Chi phí xử lý ÔNMT, chi phí khám chữa bệnh, thiệt hại đến ngành du lịch, thủy sản,… hay xung đột bất ổn về xã hội quanh các khu vực xử lý chất thải

Chính vì các ảnh hưởng, hệ lụy từ CTR mà mọi người dân, cộng đồng cần phải có ý thức và trách nhiệm trong việc giảm phát sinh CTR và hạn chế các ảnh hưởng xấu do CTR gây ra Bên cạnh đó, các vấn đề cần quan tâm đến đó là công nghệ xử lý CTR và quản lý CTR

1.1.4 Tổng quan quản lý chất thải rắn

QLMT là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu Theo một số tác giả, thuật ngữ về QLMT gồm hai nội dung chính: Quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp về môi trường Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả hệ thống sản xuất (hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT Chúng ta có thể tham khảo hai định nghĩa dưới đây của các tác giả Trần Thanh Lâm (2006) và Lưu Đức Hải (2005)

- “QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể QLMT lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành” [4]

- Hay: “QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới sự PTBV và sử dụng hợp lý tài nguyên”[8]

Trang 19

Công tác QLMT là nhiệm vụ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại, là chức năng của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan sự nghiệp liên quan, là trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân

Đối với chất thải, hoạt động quản lý là những hoạt động của tổ chức và điều khiển của các cơ quan nhà nước tổ chức quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm giảm thiểu những tác động xấu của chất thải đối với môi trường và sức khỏe con người Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lượng CTR ngày một tăng thêm, con người bắt đầu thấy được mối quan hệ giữa sức khỏe cộng đồng với việc lưu giữ, thu gom và vận chuyển chất thải Thực tế cho thấy, việc quản lý CTR không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra ÔNMT đất, nước, không khí Ví dụ như các bãi rác không hợp vệ sinh có thể làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm (nước rỉ rác), ô nhiễm không khí (mùi hôi) [11] Các phương pháp phổ biến nhất được ứng dụng để xử lý CTR đầu thế kỷ 20: Thải bỏ trên khu đất trống, Thải bỏ trong môi trường nước, chôn lấp, giảm thiểu và đốt

Ngày nay, hệ thống quản lý chất thải nói chung và CTR nói riêng không ngừng phát triển, nó được gia tăng hiệu quả nhở kết hợp giữa các quy định của pháp luật; hệ thống tổ chức quản lý, quy hoạch, công nghệ xử lý

Để quản lý hiệu quả các loại chất thải (bao gồm CTR), trên thế giới hiện có ba phương thức quản lý: Quản lý cuối đường ống sản xuất, quản lý chất thải dọc theo đường ống sản xuất, quản lý trong khâu tiêu dùng Tại Việt Nam, Luật BVMT 2020 đã có những điểm mới về quản lý CTR, trong đó việc quản lý chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy Như vậy, để quản lý hiệu quả CTR cần quản lý tổng hợp, xuyên suốt vòng đời chất thải Điều này phù hợp với quan điểm tại Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó nêu rõ quản lý tổng hợp CTR là quản lý toàn bộ vòng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối cùng, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân

Trang 20

loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, BVMT, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới sự PTBV của đất nước [13]

Phương pháp quản lý tổng hợp CTR bao gồm cơ cấu chính sách, pháp luật; công cụ hành chính, giáo dục cộng đồng, cơ cấu kinh tế, hệ thống kỹ thuật, hệ thống thông tin

- Sử dụng công cụ Luật pháp, chính sách: Luật pháp, chính sách về CTR được xây dựng với mục tiêu tạo nên cơ sở pháp lý thống nhất, đảm bảo môi trường công bằng với đối tượng như: Các chính sách khuyến khích, trợ giá trong xử lý chất thải; Luật và các văn bản hướng dẫn, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

- Sử dụng công cụ hành chính với mục đích hỗ trợ việc thi hành luật pháp, chính sách Công cụ hành chính gồm: Thanh tra, kiểm tra; cấp, thu hồi giấy phép môi trường, xử phạt hành chính

- Phương pháp giáo dục cộng đồng được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng về quản lý chất thải, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động truyền thông, chương trình truyền hình, thông tin báo chí,…

- Sử dụng cơ cấu kinh tế là phương pháp tạo tình trạng kích thích về kinh tế cũng như sự ổn định về thị trường như các loại thuế, phí, các khoản cho vay, trợ giúp, …

- Sử dụng hệ thống kỹ thuật là phương pháp sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tách chất thải khỏi dòng luân chuyển, đưa về trạng thái ít độc hại hơn sau đó thải bỏ Hệ thống kỹ thuật bao gồm: Thu gom, vận chuyển; phân loại; chế biến và xử lý, phục hồi năng lượng, …

- Sử dụng hệ thống thông tin là phương pháp tăng cường sự hiểu biết về chất thải, nắm bắt tình trạng hiện tại một cách kịp thời

- Các công cụ phụ trợ khác: GIS, mô hình hóa môi trường, …

Trang 21

Các phương pháp quản lý được sử dụng đồng thời, song song để tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý tổng hợp CTR [11]

1.2 Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

1.2.1 Hiện trạng chất thải rắn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày, chiếm 55% tổng khối lượng phát sinh CTRSH của cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có khối lượng CTRSH đô thị phát sinh lớn nhất, lên đến 132.000 tấn/ngày (chiếm 33,6% tổng khối lượng CTRSH đô thị phát sinh trên cả nước) CTRCN phát sinh chủ yếu ở các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ và các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, khoảng 25 triệu tấn/năm Thực tế số lượng phát sinh cao hơn nhiều do chưa thống kê được đầy đủ lượng CTRCN phát sinh từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp; đồng thời chưa bao gồm lượng đất, đá, bùn thảitừ quá trình xây dựng Ngoài ra còn có CTR nông nghiệp (bao gói phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa, gia súc, gia cầm,…) khoảng 90 triệu tấn/năm; CTR y tế thông thường khoảng 96 nghìn tấn/năm [1,2]

Mỗi năm, Việt Nam cũng phát sinh một lượng chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất công nghiệp (1.133.077 tấn/năm); từ khu vực nông thôn (438.032 kg/năm); từ hoạt động y tế (24 nghìn tấn/năm) [1]

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, đô thị hóa, dân số tăng cùng mức sống nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn [3] Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2022 tổng khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn 48/63 tỉnh/thành phố là 48,5 nghìn tấn/ngày (khu vực đô thị phát sinh khoảng 26,1 nghìn tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 22,4 nghìn tấn/ngày), CTRSH phát sinh ở các đô thị trên cả nước tăng trung bình 10-16% mỗi năm [1, 2, 3] Do quá trình gia tăng mức độ công nghiệp hóa, thành phần CTRCN có thể thay đổi theo hướng gia tăng CTNH

Trang 22

1.2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Hình 2 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom giai đoạn 2016-2022

[nguồn: BC của BTN&MT năm 2022] Đối với CTRSH: Tỷ lệ thu gom CTRSH tại đô thị từ năm 2019 đến nay đạt trên 90%; riêng năm 2021 đạt 96,28%, cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 907 bãi chôn lấp, trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Trên tổng khối lượng CTRSH được thu gom, có 71% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% được xử lý bằng phương pháp đốt Trong số 381 lò đốt CTRSH thì có 100 lò đốt có công suất trên 300 kg/giờ đáp ứng đúng Quy chuẩn 62:2016/BTNTM về lò đốt CTRSH [1]

Đối với CTRCN, CTRNH: Nhiều cơ sở đã tổ chức thu gom, xử lý CTR tập trung, chuyển giao cho các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý Tỷ lệ thu gom, xử lý CTRCN cao, đạt 90% khối lượng phát sinh Đối với một số loại CTR đặc thù như tro xỉ, thạch cao, việc đảm bảo yêu cầu môi trường khi thực hiện tái chế đã được quan tâm triển khai Đến hết năm 2020, cả nước có 117 cơ sở xử lý CTNH được Bộ Tài

96,2896,23

50556065707580859095100

2016201720182019202020212022

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom giai

đoạn 2016-2022

Trang 23

nguyên và Môi trường cấp phép, nâng tổng công suất xử lý khoảng 2 triệu tấn/năm Tỷ lệ CTR y tế của bệnh viện được xử lý đạt quy chuẩn là 95%

Hình 3 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi công tác quản lý CTR còn nhiều hạn chế, chủ yếu là hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh, tiêu tốn quỹ đất, tỷ lệ giảm thiểu, tái chế tại các cơ sở xử lý chưa cao, tỷ lệ chất thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp Chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn

Các vấn đề tồn tại trong quản lý CTR tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân như nhận thức, ý thức trách nhiệm về quản lý CTR của chính quyền, người dân, doanh

Làm phân compost

(16%)

Phân loại, tái chế

Chôn lấp (71%)

Không thu gom được

Hơn 90%

Nhỏ hơn 10%

Trang 24

nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực quản lý CTR của nhiều địa phương, cơ quan trung ương còn hạn chế; việc huy động các nguồn lực quản lý CTR còn hạn chế; trang thiết bị chưa đồng bộ; hệ thống chính sách, các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý CTR chưa hoàn thiện; còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy về quản lý CTR

Hình 4 Hoạt động thu gom chất thải rắn tại Hà Nội

[Nguồn: Tác giả, 2023]

Một trong những biện pháp để giải quyết những tồn tại trên chính là việc tăng cường năng lực của tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý CTR trong việc thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý CTR, tổ chức nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; huy động nguồn vốn, …để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ

1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn trong Quân đội

1.3.1 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn trong Quân đội nước ngoài

Quản lý chất thải rắn tại quân đội tại nhiều nước trên thế giới được thực hiện thông qua các chính sách, hướng dẫn, tiêu chuẩn nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

Trang 25

Quân đội Hoa Kỳ thực hiện chính sách và hướng dẫn cụ thể về quản lý chất thải rắn bao gồm cách phân loại, xử lý, báo cáo chất thải rắn, chương trình tái chế, tái sử dụng Trong đó, chú trọng việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, chương trình này có thể bao gồm cả việc thu gom, tái chế vật liệu như giấy, kim loại và nhựa Các cơ sở quân sự cố định cũng phải lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại tuân thủ theo quy định về bảo vệ môi trường, hướng dẫn của Liên bang (RCRA), quy định của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) Các loại chất thải của quân đội tại các cơ sở tương tự như các loại chất thải đô thị Tuy nhiên, mức phát thải tùy thuộc vào tính chất của các hoạt động đang tiến hành Loại chất thải rắn gia tăng đáng kể là vật liệu được sử dụng để bảo trì phương tiện, máy phát điện (dầu động cơ, chất chống đông, lốp xe, miếng đệm đường ray) Nhìn chung, các lực lượng được triển khai xử lý các chất thải và vật liệu bằng cách phân loại, thu gom theo tiêu chuẩn tại nguồn và lưu trữ riêng biệt cho đến khi chất thải được các cơ

quan chức năng chở đi xử lý [23] Ngoài ra, trong Luật Liên bang việc xây dựng lò

đốt chất thải phải được cấp phép với các quy định yêu cầu nghiêm ngặt của Luật ngăn ngừa ô nhiễm [21] Bộ Quốc phòng đã thực hiện phân cấp quản lý môi trường, đảm bảo người quản lý có thông tin cần thiết để lựa chọn công nghệ xử lý; chú trọng chú trọng hơn đến nghiên cứu, lựa chọn các vật liệu bền vững để, các công nghệ thân thiện với môi trường để xử lý chất thải với mục tiêu giảm 50% chất thải không nguy hại vào năm 2025, giảm 50% rác thải độc hại vào năm 2025, 75% vào năm 2030 (Kế hoạch phát triển bền vững của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, 2022)

Đức hiện nay được coi là nhà tái chế rác thải đô thị trong 27 nước thuộc Liên minh Châu âu (EU) Lượng rác thải bình quân đầu người ở Đức đã giảm xuống dưới 50% lượng rác thải năm 1985 Ngày nay, người Đức chỉ thải ra 10 kg rác thải mỗi tháng, ít hơn 50% so với mức trung bình của thế giới, điều này cho thấy Người Đức có ý thức trách nhiệm cao trong phân loại và xử lý chất thải rắn do nhà nước đã thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho người dân Đức đã thông qua 03 chính sách lớn nhằm thay đổi hệ thống quản lý chất thải tốt hơn, dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” Các hoạt động quân sự tại Đức đều phải thực hiện theo đúng

Trang 26

các quy định về xử lý chất thải, cải thiện môi trường, trong đó ưu tiên tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, tiếp tục duy trì phân loại chất thải rắn tại từng cơ sở quốc phòng [19]

1.3.2 Chất thải rắn trong các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng

Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan đầu ngành kỹ thuật của quân đội, một trong những chức năng, nhiệm vụ chính là làm tham mưu cho Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng về công tác kỹ thuật; chỉ đạo công tác bảo đảm kỹ thuật cho trang bị gồm: chuẩn bị sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật, niêm cất, tăng hạn sử dụng, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật và bảo đảm vật tư kỹ thuật cho toàn quân

Các đơn vị thuộc Tổng cục Kỹ thuật gồm: 12 nhà máy, xí nghiệp, xưởng; 38 kho tàng quân sự; 05 nhà trường, trung tâm huấn luyện, 16 các đơn vị thuộc hình thức khác Trong số các đơn vị này có 18 đơn vị có các hoạt động sản xuất, sửa chữa (05 nhà máy, 05 xưởng, 08 kho) Với hoạt động đặc thù quân sự quốc phòng, các đơn vị này phát sinh nhiều loại CTR, từ quá trình sinh hoạt hàng ngày tại khu vực doanh trại đến CTR trong đảm bảo hậu cần, kỹ thuật; các hoạt động sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự

CTRSH phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên phần lớn xuất phát từ bếp ăn và các khu vực hành chính, do đó 70% là chất hữu cơ dễ phân hủy, còn lại là các loại nilông, vỏ bao bì bằng nhựa, thủy tinh, giấy

CTCN phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sản xuất, sửa chữa, gồm CTCN thông thường (thành phần gồm: Bao bì, thùng carton, giấy gói hàng), CTNH (thành phần gồm: Giẻ lau, bao gói chứa đầu mỡ từ hoạt động bảo dưỡng thiết bị, thùng chứa hóa chất trong quá trình sửa chữa, bùn thải trong hệ thống xử lý nước thải, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ác quy, linh kiện điện tử hỏng) Thành phần và khối lượng CTCN phụ thuộc vào loại hình, quy mô sản xuất, sửa chữa của từng đơn vị

Trang 27

Bảng 2 Thành phần chất thải rắn công nghiệp theo các hoạt động sản xuất, sửa

Cát đúc, phoi, bavia kim loại, bao bì nhiễm dầu mỡ

LH 1

2 Sửa chữa ô tô, xe máy quân sự Phoi, bavia kim loại, bao bì,

giẻ lau nhiễm dầu mỡ, dầu mỡ

Theo kết quả điều tra sơ bộ về nguồn thải trong Quân đội thì chỉ có một số ít đơn vị quân đội có hệ thống thu gom, quản lý, phân loại, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị đủ năng lực vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, CTCN thông thường, CTNH Đa phần các đơn vị đóng quân tập trung chỉ chú trọng đến thu gom CTRSH Đối với TCKT,CTR được xử lý theo 2 phương án: Thu gom ký hợp đồng với đơn vị có chức năng tại địa phương xử lý; đốt (thủ công hoặc sử dụng lò đốt 2 cấp)

1.3.3 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn trong và ngoài Quân đội

1.3.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước Trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR được quy định trong Luật BVMT năm 1994, năm 2005, năm 2014, năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Theo

Trang 28

đó, các chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3T (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế), chính sách xã hội hóa quản lý CTR, phát triển công nghiệp, công nghệ xử lý CTR

Trong Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu đến năm 2025 quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý 90-95% đối với CTRSH, 100% đối với CTRCN, CTNH từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề [15] Với sự phát triển về kinh tế - xã hội, lượng phát sinh chất thải rắn, CTNH ngày càng gia tăng, cùng với yêu cầu về BVMT nghiêm ngặt được quy định trong Luật BVMT ban hành năm 2020, đòi hỏi cao hơn nữa các giải pháp quản lý, tái chế, tái sử dụng và xử lý các loại chất thải này Trong đó, tại Điều 72 Luật BVMT năm 2020 quy định: Chất thải phải quan lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy; chủ nguồn thải CTNH, CTRCN thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; chủ nguồn thải CTCN phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là CTNH hoặc CTRCN thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật

Như vậy theo Luật BVMT năm 2020, CTCN sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chủ nguồn CTNH, chất thải các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế và xử lý hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý chất thải theo đúng quy định Các quy định này được cụ thể hóa tại Mục 2 đến Mục 4 Chương VI Luật BVMT năm 2022, Điều 56 đến Điều 73 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Trong đó, tại Điều 72 của Luật BVMT có nêu một số yêu cầu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp thông thường:

- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy

Trang 29

- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;

- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;

- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;

- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;

- Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử

Tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT cũng quy định rõ về danh mục CTNH, CTCN phải kiểm soát, CTRCN thông thường, quy định về quản lý CTRSH, CTCN thông thường, CTNH (Điều 26 đến Điều 40) Các quy định của Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn hướng tới việc khuyến khích các hoạt động xây dựng cơ sở tái chế, xử lý CTRSH [16]

Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động quản lý, xử lý CTR tại địa phương, Bộ Tài chính đã ban hành các quy định về quản lý kinh phí dành cho BVMT nói chung và quản lý CTRSH nói riêng như Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn

Trang 30

quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Thông tư số 31/2023/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC

Ngày 07/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, … Trong đó có quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn lấp, đổ, đốt, xử lý CTR thông thường (Điều 26) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, các chủ thể có thể bị áp dụng các biện pháp xử phát như cảnh cáo, phạt tiền (mức tối đa là 250 triệu đối với cá nhân, 500 triệu với tổ chức) kèm theo các phương án khắc phục hậu quả

Một số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có quy định liên quan đến lò đốt CTR như: QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng yêu cầu Công trình chứa lò đốt CTR phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường lớn hơn 500 m; QCVN 61-MT:2016/BTNMT về lò đốt CTRSH yêu cầu công suất của lò đốt chất thải sinh hoạt phải lớn hơn 300 kg/giờ; QCVN 30:2012/BTNMT về lò đốt CTCN công suất của lò đốt CTCN phải lớn hơn 100 kg/giờ

1.3.2.3 Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng cũng đã cho ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT, trong đó có nội dung quản lý CTR

Năm 2014, Quân ủy Trung ương đã ban hành Chương trình hành động số 251/Ctr-QU ngày 14/4/2014 thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên về BVMT, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là xử lý 85 % CTNH, tái chế, tái sử dụng trên 65% rác thải sinh hoạt; Năm 2022, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BQP ngày 10/02/2022 ban hành Điều lệ công tác BVMT của QĐNDVN, trong đó Mục 6 có các quy định liên quan đến quản lý CTR, CTNH; tái chế, xử lý và thu hồi năng

Trang 31

lượng từ CTNH, chất thải thông thường hoặc giao cho đơn vị cơ sở có chức năng và giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; phân định và kiểm soát CTNH, CTRCN thông thường Ngoài ra, quy định về thu gom, xử lý CTR còn được lồng ghép vào các yêu cầu BVMT trong các hoạt động quân sự (Điều 40), sinh hoạt ở doanh trại và nơi đóng quân (Điều 41), đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp quốc phòng (Điều 43) [15]

Ngày 20/7/2022, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 2674/QĐ-BQP ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quân đội Trong đó có các chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến CTR như: 100% các cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện quân y, cảng quân sự, trung tâm huấn luyện, đơn vị đóng quân tập trung ở doanh trại thực hiện phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu, xử lý nước thải, khí thải, CTR, CTNH đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, được cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật BVMT; đến năm 2025, có 100% đơn vị quy mô tiểu đoàn và tương đương có hệ thống tiên tiến hoặc được bảo đảm dịch vụ thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng, xử lý khí thải, nước thải, CTRSH, CTRCN thông thường, CTNH đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Để đạt được các chỉ tiêu, Kế hoạch cũng đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như xây dựng các đề án, chương trình, nhiệm vụ quản lý CTR, CTNH trong Quân đội; nâng cấp, cải tạo các công trình, hệ thống xử lý ÔNMT tại các đơn vị Quân đội

Năm 2020, căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Chỉ thị số 119/CT-BQP ngày 29/12/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong Quân đội, trong đó giao cho các cơ quan, đơn vị tăng cường việc quản lý, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong Quân đội

Việc quản lý CTR được Nhà nước và Bộ Quốc phòng hết sức quan tâm, thể hiện thông qua việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành

Trang 32

về quản lý CTR trong và ngoài Quân đội từ Luật, Nghị định, Thông tư, Chiến lược, Chỉ thị,…Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai thực hiện, hoàn thành mục tiêu đề ra trong các văn bản này Nguyên nhân là trong Quân đội còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai phân loại rác thải, thêm vào đó một số vấn đế về quản lý CTR như nhân lực, bộ máy tổ chức, trình độ, hướng dẫn kỹ thuật… vẫn còn thiếu

1.4 Tổng quan về năng lực quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Năng lực” được hiểu là khả năng, điều kiện chủ quan

hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó [9]; Theo ISO 14001:2015, “Năng lực” là khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng để đạt được kết quả dự kiện Như vậy, năng lực quản lý CTR được hiểu là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng để quản lý chất thải rắn

UNDP định nghĩa “xây dựng năng lực” là việc tạo ra một môi trường thuận lợi với

các khuôn khổ chính sách và pháp lý phù hợp, phát triển các thể chế, bao gồm có sự tham gia của cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, củng cố hệ thống quản lý [18] Đây là quá trình lâu dài, liên tục, đòi hỏi tất cả các bên liên quan đều phải tham gia

Hiện nay, quản lý CTR là một trong những thách thức lớn đối với các quốc gia có thu nhập từ thấp tới trung bình, là vấn đề cấp thiết phải giải quyết Năng lực quản lý CTR yếu kém là một trong những nguyên nhân giảm hiệu quả kiểm soát, xử lý CTR Do đó, việc đánh giá đúng thực trạng năng lực thực tế của tổ chức để xác định gốc rễ vấn đề còn tồn tại, các vấn đề ưu tiên giải quyết trước mắt, lâu dài, xác định được các vấn đề cần cải thiện trong phạm vi, quyền hạn của các cơ quan, phòng, ban có liên quan là cần thiết

Như vậy, xây dựng năng lực quản lý CTR là một cách tiếp cận để cải thiện hiệu quả những vấn để quản lý Năng lực quản lý bao gồm những nội dung sau:

- Phát triển nguồn nhân lực: Thông qua việc trang bị cho các cá nhân kiến thức,

kỹ năng, thông tin và đào tạo để thực hiện công việc một cách hiệu quả Việc này có thể thực hiện thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục, tuyên truyền, mở lớp tập huấn, gửi đi đào tạo chuyên sâu…

Trang 33

- Phát triển tổ chức: Thông qua việc đảm bảo cơ cấu, quy trình, thủ tục quản lý

phù hợp với các mối quan hệ giữa các tổ chức và lĩnh vực khác nhau (nhà nước, tư nhân, cộng đồng)

- Phát triển khuôn khổ thể chế và pháp lý: Thông qua việc thay đổi về pháp lý,

thay đổi các quy định để tạo điều kiện cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, các ngành nâng cao năng lực

- Phát triển cơ sở hạ tầng: Làm tăng năng lực về cơ sở để cải thiện chất lượng

của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất

- Xây dựng năng lực tài chính: Bao gồm thu hồi đủ chi phí, giảm chi phí bằng

cách tăng cường năng lực quản lý, tăng doanh thu thông qua việc thực hiện thận trọng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thực hiện các biện pháp thu hồi chi phí

Trong quản lý CTR, con người, quan hệ đối tác, nguồn lực, kỹ năng là rất cần thiết Để tiếp cận việc nâng cao năng lực trong quản lý CTR, không chỉ liên quan đến vấn đề công nghệ, tài chính mà còn về:

- Hiểu biết về hệ thống quản lý chất thải và các hoạt động liên quan (đa ngành, liên ngành);

- Hiểu được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để đạt kết quả tốt hơn trong quản lý chất thải;

- Tập trung việc xây dựng thể chế, quản trị tốt để đạt được việc cải thiện quản lý CTR - Vạch ra chiến lược để duy trì các kết quả đạt được

Tại Việt Nam, tính đến năm 2023, Chương trình “Thành phố sạch, đại dương xanh” (CCBO), dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã thực hiện đánh giá năng lực của 03 thành phố gồm Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc Chương trình CCBO hiện đang thực hiện tại 10 quốc gia Châu Á Việc đánh giá năng lực quản lý chất thải rắn tại địa phương được dựa trên công cụ SCIL Đây là công cụ đánh giá năng lực quản lý chất thải rắn tại các thành phố dựa trên 6 hợp phần: Quy hoạch/kế hoạch, chính sách và pháp luật, quản lý tài chính, cung cấp dịch vụ, nguồn lực con

Trang 34

người, kết nối cộng đồng Mỗi hợp phần có một số câu hỏi, câu trả lời cho các câu hỏi này là “đúng” hoặc “sai”, dựa theo đó đánh giá điểm (mức tối đa là 177 điểm) Dựa trên kết quả đánh giá này, mỗi thành phố có thể xác định được năng lực, hiện trạng quản lý để cải thiện [20] Như vậy, việc đánh giá năng lực quản lý chất thải rắn theo SCIL cho địa phương cũng được thực hiện cơ bản trên các đánh giá về nguồn nhân lực, phát triển tổ chức, cơ sở hạ tầng, tài chính, ngoài ra có thêm nội dung về kết nối cộng đồng

Năng lực quản lý CTR của nhà nước, địa phương được đánh giá dựa trên yếu tố: Mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực thực thi; cơ sở vật chất, trang thiết bị; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý, quản lý chất thải; nguồn kinh phí,… Năng lực quản lý CTR của cơ sở sản xuất được đánh giá dựa trên 03 yếu tố chính đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về xử lý chất thải: Cơ sở hạ tầng (cơ sở vật chất, trang thiết bị), nguồn kinh phí (ngân sách), nhân lực (trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường; ý thức pháp luật của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về xử lý chất thải) [18]

Hình 5 Khung xây dựng năng lực quản lý [18]

Khung xây dựng năng lực bảo gồm việc phân tích tình hình, đánh giá tầm nhìn, đưa ra chiến lược và hành động, đưa ra các biện pháp tính bền vững (Minh họa tại hình 1.5)

Trang 35

Như vậy để biết rõ năng lực quản lý cần đánh giá đúng hiện trạng, tầm nhìn, chiến lược, hành động để đưa ra được các biện pháp nhằm duy trì, phát triển các hành động, chiến lược đúng đắn hướng tới đạt mục tiêu PTBV [18,22]

Trong Quân đội, những năm gần đây, việc đánh giá hiện trạng nguồn thải và các biện pháp bảo vệ môi trường ở các đơn vị trong toàn quân được thực hiện chủ yếu vào giai đoạn năm 2020-2022 Kết quả các nhiệm vụ này đã đánh giá được hơn 700 nguồn thải trong Quân đội và tạo lập cơ sở dữ liệu để quản lý Tuy nhiên, các đánh giá nguồn thải chủ yếu tập trung vào đánh giá hiện trạng chất thải (dạng chất thải, khối lượng, biện pháp xử lý), các hồ sơ môi trường có tại đơn vị; chưa có các đánh giá cụ thể về năng lực quản lý và biện pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn nói chung và tại Tổng cục Kỹ thuật nói riêng

Để đánh giá năng lực quản lý CTR tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT cần đánh giá đúng hiện trạng quản lý CTR: Hiện trạng phát sinh chất thải; hiện trạng thu gom, phân loại; hiện trạng xử lý chất thải; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về CTR; các nguồn kinh phí dành cho quản lý CTR.,…

Trang 36

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là hiện trạng và công tác quản lý CTR tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT/Bộ Quốc phòng

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Luận văn được xây dựng trong phạm vi xem xét các đơn vị sản

xuất, sửa chữa thuộc TCKT, bao gồm: 05 xưởng; 05 xí nghiệp, nhà máy; 08 kho có hoạt động sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT Danh mục các cơ sở sản xuất được chỉ ra trong bảng 3 (tên các cơ sở đã được mã hóa theo yêu cầu của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ) như sau:

Bảng 3 Các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT

1 N1 Sửa chữa, sản xuất ô tô, cơ khí, Tăng

thiết giáp

LH 1 2 N2 Sửa chữa lớn các loại súng pháo, khí tài

quang học, vật tư kỹ thuật cho các đơn vị trong Quân đội

LH 3

3 N3 Sửa chữa, cải tiến vũ khí, trang bị kỹ

thuật tăng, thiết giáp; sửa chữa, sản xuất vật tư kỹ thuật, thiết bị chuyên dùng bảo đảm cho ngành Tăng - Thiết giáp trong toàn quân; cơ động sửa chữa xe tăng, thiết giáp

LH 2

4 N4 Sửa chữa, đại tu các loại xe ô tô, trạm

nguồn điện để đồng bộ với các loại khí tài quân sự cho đơn vị bộ đội trong toàn quân

LH 1, LH 2

6 N6 (**) Sửa chữa phục hồi đạn pháo các loại,

đóng mới hòm đạn đồng bộ phục vụ

LH 3

Trang 37

STT Tên cơ sở Loại hình sản xuất Ghi chú (*)

nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị khu vực miền Trung 7 N7 Sửa chữa, phục hồi các loại đạn pháo;

sửa chữa lớn các loại vỏ ống liều đạn pháo; sửa chữa và sản xuất các loại hòm, hộp bao gói đạn dược; xử lý đạn dược cấp 5 và cấp 5 nguy hiểm; bao gói kín ngòi đạn các loại để phục vụ nhiệm vụ SSCĐ và huấn luyện của quân đội

LH 3

9 N9 Cơ sở bảo đảm kỹ thuật cấp chiến lược,

đầu ngành về sửa chữa và sản xuất vật tư kỹ thuật cho xe xích, xe chuyên dùng, trạm nguồn điện cho các đơn vị SSCĐ của quân đội

LH 2

10 N10 (**) Sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật xe tăng,

thiết giáp và khí tài quang học cho các đơn vị quân đội phía Nam

12 N12 (**) Cất giữ, bảo quản, bảo dưỡng, sửa

chữa, niêm cất xe Tăng thiết giáp

LH 3

16 N16 (**) Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, cất giữ,

các loại đạn, pháo

LH 3

Trang 38

STT Tên cơ sở Loại hình sản xuất Ghi chú (*)

17 N17 Bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất súng

pháo khí tài, sản xuất túi dầu khô, giấy bao gói tráng nến

LH 3

18 N18 Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm

cất vật tư kỹ thuật, trang bị xe-máy

LH 2

(*): Phân loại loại hình sản xuất công nghiệp (tra tại Bảng 1.2 của Luận văn này) (**) Số liệu tại các đơn vị này được tổng hợp từ tài liệu [15] và phiếu cung cấp thông tin của cán bộ phụ trách tại đơn vị

(***) Do vị trí đóng quân, tọa độ đóng quân của các đơn vị thuộc TCKT thuộc danh mục bí mật nhà nước trong quốc phòng nên không ghi cụ thể địa điểm, tọa độ và loại hình sản xuất, quy mô sản xuất

Về không gian: nội dung luận văn được tiến hành trong khoảng thời gian từ

2/2023 - 12/2023 Các nguồn thông tin, số liệu được tham khảo theo lịch sử ghi nhận của đơn vị sản xuất và các cơ quan quản lý

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật/BQP góp phần thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các cơ quan chức năng, các báo cáo khoa học và các nguồn tài liệu có sẵn:

- Thông tin về các quy định trong và ngoài Quân đội (các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành);

- Số liệu thống kê hàng năm của Bộ Quốc phòng; - Báo cáo công tác BVMT các năm của các cơ sở thuộc TCKT/BQP; - Kết quả các chương trình quan trắc môi trường;

- Kết quả từ các nhiệm vụ BVMT

Trang 39

Các nguồn này được thu thập nhằm đánh giá lại các số liệu trong phiếu điều tra, khảo sát (khối lượng chất thải rắn, các hồ sơ về môi trường, các vấn đề tuyên truyền hàng năm, ….) Đồng thời thu thập các số liệu về diện tích các cơ sở sản xuất, sửa chữa; hồ sơ môi trường, các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động đầu tư để đưa vào đánh giá năng lực quản lý chất thải rắn

2.3.2 Phương pháp phát phiếu điều tra, khảo sát thực tế

Lấy mẫu phiếu điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến: Hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR,CTRCN, CTRSH, CTRNH); hiện trạng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân lực phục vụ hoạt động thu gom CTR; chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; các biện pháp, phương pháp xử lý CTR Đối tượng phát phiếu điều tra là các cán bộ quân đội phụ trách về môi trường của các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT/Bộ Quốc phòng

Phiếu điều tra bao gồm các nhóm thông tin: - Thông tin chung: Tên đơn vị, địa điểm đóng quân, diện tích đất, người cung cấp thông tin, chức năng, nhiệm vụ, các mô tả khác liên quan đến phát sinh CTR

- Thông tin về hiện trạng công tác quản lý CTR: + Thông tin về nguồn nhân lực: Số cán bộ, số cán bộ làm công tác quản lý + Thông tin về CTR: Tổng khối lượng, khối lượng CTRSH, CTRCN, CTR nguy hại, thành phần chất thải

+ Thông tin về biện pháp thu gom, phân loại, xử lý: Mô tả biện pháp thu gom, phân loại, mô tả biện pháp xử lý đổi với từng loại CTR

+ Thông tin về hồ sơ môi trường (sổ chủ nguồn CTNH, đề án BVMT chi tiết, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường)

+ Thông tin về nguồn lực cho công tác quản lý CTR + Thông tin về công tác tuyên truyền

Trang 40

Thời gian phát phiếu khảo sát: Từ tháng 7/2023 đến tháng 10/2023 Trong số này có 07/18 đơn vị được đi khảo sát trực tiếp, thực hiện bảng hỏi trong quá trình đi kiểm tra hoặc kết hợp với các nhiệm vụ khác; 11/18 đơn vị chỉ gửi phiếu khảo sát cho các cán bộ được giao trách nhiệm quản lý chất thải tại các đơn vị, các cán bộ gửi lại thông tin để đưa vào đánh giá, xử lý số liệu

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Thực hiện tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, thông tin thu thập được thông qua các phần mềm Word, Excel… để đưa ra bảng số liệu được trình bày trong đề tài, làm cơ sở nhận xét, đánh giá về công tác quản lý CTR tại các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT/Bộ Quốc phòng

2.3.4 Phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực

Dựa trên phiếu thông tin cung cấp từ các cán bộ được giao quản lý môi trường ở các cơ sở, các số liệu từ các báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm thực hiện đánh giá năng lực quản lý dựa trên bộ chỉ số đánh giá Bộ chỉ số này được chia làm 4 nhóm tiêu chí để đánh giá:

- Nhóm tiêu chí đánh giá 1 Nguồn nhân lực: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến việc đánh giá năng lực cán bộ quản lý, năng lực của các cá nhân thực thi có liên quan đến việc quản lý chất thải rắn

- Nhóm tiêu chí đánh giá 2 Xây dựng các quy định và nguồn lực tài chính nhằm đánh giá việc xây dựng các quy định để làm cơ sở tổ chức thực hiện

- Nhóm tiêu chí đánh giá 3 Thực thi quy định: Đánh giá việc chủ động thực hiện các quy định về hồ sơ môi trường, quy định quản lý chất thải (thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng, xử lý,…)

- Nhóm tiêu chí đánh giá 4 Cơ sở vật chất: Đánh giá về nguồn lực cơ sở vật chất tại đơn vị liên quan đển quản lý chất thải (Khu lưu chứa, các thiết bị lưu chứa, …)

Các câu hỏi được dựa trên công cụ Higg EMS (module đánh giá chất thải rắn); thông tin dữ liệu môi trường theo Thông tư 02/2023/TT-BTNMT; các quy định hiện

Ngày đăng: 21/09/2024, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2022, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2022
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2022
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2019
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2019
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2010-2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2010-2016
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2016
4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2005), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững
Tác giả: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
8. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế
Tác giả: Trần Thanh Lâm
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2006
9. Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 660-661 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1997
11. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Văn Phước
Nhà XB: NXB xây dựng
Năm: 2008
12. Phan Chiến Thắng (2020), Hiệu quả thực hiện chương trình Kaizen-5S ở Nhà máy Z175,Trang thông tin của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng/BQP (đường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả thực hiện chương trình Kaizen-5S ở Nhà máy Z17
Tác giả: Phan Chiến Thắng
Năm: 2020
16. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn, Tập Bài giảng Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM. Tháng 9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập Bài giảng Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
10. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Khác
13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2149/QĐ-TTG ngày 17/12/2009, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Khác
14. Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Khác
15. Thông tư số 15/2022/TT-BQP ngày 10/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Điều lệ công tác bảo vệ môi trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam Khác
17. Viện Công nghệ mới/Viên Khoa học và Công nghệ quân sự (2023). Nhiệm vụ điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn thải trong Quân đội phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.Tài liệu nước ngoài Khác
18. Centre of Excelence in Urban development/Ministry of urban development (2011). Capacity building of ULBs for solid waste management. Centre for enviroment and development Khác
19. Daniel Bodansky. Legal regulation of the effects of military activity on the environment. Erich Schmidt Verlag GmbH & Co Khác
20. Lori Scozzafava. Solid Waste Capacity index for local governments (SCIL), assessment implementation guide. USAID. 2022 Khác
21. Sharon E Borglin and ect. An overview of the sustainability of solid waste management at military. International Journal of Environmental Technology and Management. 2009 Khác
22. SM Shafiqulalam. Strategic Institutional capacity in Solid Waste Management, The cases of Dhaka North and South City Corporatión in Bangladesh.Tampere University. 2016 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Nguồn gốc chất thải rắn - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 1. Nguồn gốc chất thải rắn (Trang 14)
Bảng 1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh [16] - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh [16] (Trang 15)
Hình 2.  Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom giai đoạn 2016-2022 - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 2. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom giai đoạn 2016-2022 (Trang 22)
Hình 3. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam  Lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi công tác  quản lý CTR còn nhiều hạn chế, chủ yếu là hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh,  tiêu tốn quỹ đất, tỷ lệ giảm thi - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 3. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam Lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi công tác quản lý CTR còn nhiều hạn chế, chủ yếu là hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh, tiêu tốn quỹ đất, tỷ lệ giảm thi (Trang 23)
Hình 4. Hoạt động thu gom chất thải rắn tại Hà Nội - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 4. Hoạt động thu gom chất thải rắn tại Hà Nội (Trang 24)
Bảng 2. Thành phần chất thải rắn công nghiệp theo các hoạt động sản xuất, sửa - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 2. Thành phần chất thải rắn công nghiệp theo các hoạt động sản xuất, sửa (Trang 27)
Hình 5. Khung xây dựng năng lực quản lý [18] - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 5. Khung xây dựng năng lực quản lý [18] (Trang 34)
Bảng 3. Các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 3. Các đơn vị sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT (Trang 36)
Bảng 4. Các tiêu chí đánh giá và lý do lựa chọn tiêu chí - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 4. Các tiêu chí đánh giá và lý do lựa chọn tiêu chí (Trang 41)
Hình 6. Sơ đồ mô hình DPSIR - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 6. Sơ đồ mô hình DPSIR (Trang 46)
Bảng 5. Thành phần chất thải CTR TT và CTR NH tại các cơ sở sản xuất, sửa - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 5. Thành phần chất thải CTR TT và CTR NH tại các cơ sở sản xuất, sửa (Trang 48)
Hình 7.  Khối lượng chất thải rắn tại các nhà máy sản xuất của TCKT - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 7. Khối lượng chất thải rắn tại các nhà máy sản xuất của TCKT (Trang 50)
Hình 8. Khối lượng chất thải rắn tại các xưởng sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 8. Khối lượng chất thải rắn tại các xưởng sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT (Trang 51)
Hình 9. Khối lượng chất thải rắn tại các kho có hoạt động sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 9. Khối lượng chất thải rắn tại các kho có hoạt động sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT (Trang 52)
Hình 10. Hệ thống quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động tuyền truyền về bảo vệ - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 10. Hệ thống quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động tuyền truyền về bảo vệ (Trang 52)
Hình 11. Quy định về quản lý môi trường của cơ sở sản xuất  Công tác triển khai thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải được  biểu hiện ở 02 nội dung: Thực hiện quy định về hồ sơ môi trường, thực hiện các biện  pháp xử lý chất thải - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 11. Quy định về quản lý môi trường của cơ sở sản xuất Công tác triển khai thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải được biểu hiện ở 02 nội dung: Thực hiện quy định về hồ sơ môi trường, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải (Trang 54)
Bảng 6. Hiện trạng thực thi pháp luật về hồ sơ môi trường - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 6. Hiện trạng thực thi pháp luật về hồ sơ môi trường (Trang 56)
Bảng 7. Hiện trạng công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn tại cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 7. Hiện trạng công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn tại cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc TCKT (Trang 57)
Bảng 8. Tổng hợp đánh giá năng lực quản lý của các cơ sở có hoạt động - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 8. Tổng hợp đánh giá năng lực quản lý của các cơ sở có hoạt động (Trang 61)
Hình 12. Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Nhà máy - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 12. Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Nhà máy (Trang 62)
Hình 13. Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Xưởng - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 13. Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các Xưởng (Trang 63)
Hình 15.  Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn  tại các cơ sở sản  xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 15. Điểm đánh giá chung về năng lực quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 64)
Hình 16. Cơ cấu quản lý về BVMT liên quan đến TCKT - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 16. Cơ cấu quản lý về BVMT liên quan đến TCKT (Trang 65)
Hình 17. Mô hình DPSIR phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 17. Mô hình DPSIR phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các đơn vị sản (Trang 68)
Hình 19. Chương trình KAIZEN điển hình  Chương trình Kaizen là cốt lõi để sản xuất tinh gọn, nó được phát triển trong  lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu những khuyết điểm, loại bỏ chất thải, tăng năng  suất, khuyến khích năng cao trách nhiệm của người lao - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Hình 19. Chương trình KAIZEN điển hình Chương trình Kaizen là cốt lõi để sản xuất tinh gọn, nó được phát triển trong lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu những khuyết điểm, loại bỏ chất thải, tăng năng suất, khuyến khích năng cao trách nhiệm của người lao (Trang 78)
Bảng 9. Tổ chức thực hiện các giải pháp - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng 9. Tổ chức thực hiện các giải pháp (Trang 80)
Bảng tính điểm năng lực quản lý chất thải rắn của các nhà máy, xưởng thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng t ính điểm năng lực quản lý chất thải rắn của các nhà máy, xưởng thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 98)
Bảng tính điểm năng lực quản lý chất thải rắn của các Kho thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Các Đơn Vị Sản Xuất, Sửa Chữa Thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật, Bộ Quốc Phòng.pdf
Bảng t ính điểm năng lực quản lý chất thải rắn của các Kho thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w