TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NÔNG,
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT NÔNG LÂM TRƯỜNG
2.1.1 Khái niệm đất nông, lâm trường quốc doanh
Các nông, lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế Nhà nước được hình thành và phát triển trên 60 năm, được Nhà nước giao đất để quản lý và sử dụng diện tích đất rừng khá lớn vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp (Trường Giang, 2021)
Theo từ điển tiếng việt, Lâm trường là nơi khai thác, sản xuất và trồng rừng được gọi là các lâm trường quốc doanh Lâm trường quốc doanh là một tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam, hoạt dộng trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Lâm trường có năng lực pháp luật dân sự, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản, có con dấu và tài khoản riêng Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước do vậy, cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, lâm trường phải hạch toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận cho lâm trường và cho Nhà nước Lâm trường khác với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp với diện tích lớn để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nông Lâm Trường
Chức năng của lâm trường: Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành lâm nghiệp, chức năng của lâm trường là sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước Song trong thực tế, do lâm trường được Nhà nước giao đất đai, tài nguyên rừng và địa bàn hoạt động, nên ngoài chức năng sản xuất kinh doanh, lâm trường còn thực hiện một số hoạt động công ích khác như: tham gia các hoạt động về y tế, giáo dục, chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công khác Việc bảo vệ, gây trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là hoạt động công ích, do lâm trường thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao
Nhiệm vụ của lâm trường là quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, gây trồng sở chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân Ngoài ra lâm trường còn được phép kinh doanh tổng hợp các ngành nghề khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng về lao động, kỹ thuật, đất đai, tài nguyên rừng được giao
2.1.3 Nguyên tắc của quản lý đất đai
2.1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Theo Điều 4 Luật Đất đai năm 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Xuất phát từ quan điểm đó, tại Điều 13 Luật Đất đai năm 2013 quy định nhà nước có đầy đủ quyền năng về quản lý đất cụ thể như:
- Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất
- Nhà nước thể hiện quyền năng thông qua xét duyệt và cải tạo sử dụng đất
- Quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, thời hạn sử dụng đất
- Quyết định cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Quyết định giá đất, thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước
2.1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Theo Điều 22, Luật Đất đai 2013, nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm có 15 nội dung:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
+ Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
+ Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Thống kê, kiểm kê đất đai
+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
+ Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
+ Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Quốc Hội, 2013)
2.1.4 Nội dung quản lý đất nông lâm trường
- Trong thời gian vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách pháp luật nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trước kia thuộc quản lý của các nông, lâm trường, điển hình như Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.Mằc dù việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường đã có nhiều chuyển biến tích cực
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung còn tồn tại hạn chế như: Tiến độ thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý, sử dụng đất còn chậm; hồ sơ địa chính thiếu chính xác, không được chỉnh lý kịp thời,không dụng đất cho các nông, lâm trường còn chậm; tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều; hầu hết diện tích đất đã bàn giao cho địa phương chưa được đo vẽ, lập bản đồ địa chính và chưa có phương án quản lý, sử dụng (Quốc Hội, 2015)
Nhận định từ một số tồn tại hạn chế có thể cho thấy nội dung chính cần quan tâm trong quản lý, sử dụng đất NLT nói chung và đất NLT có nguồn gốc từ các NLT bàn giao về địa phương là:
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phù hợp với quy hoạch
+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất đã đủ điều kiện
2.1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về địa phương Để đưa ra đánh giá tổng quan cho thấy qua các năm gần đây tình hình quản lý, sử dụng đất NLT được đề cập đến nhiều hơn như một số nghiên cứu của Lê Đức Thịnh (2014) đã đề cập đến một số nội dung về cơ sở lý luận quản lý nhà nước (QLNN) đối với NLT quốc doanh, thực trạng đổi mới, sắp xếp và đề xuất giải pháp chính sách nhằm đổi mới QLNN đối với NLT quốc doanh, nghiên cứu năm (2018) của Đinh Xuân Nghiên đã tìm ra nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đó đến QLNN đối với các Công ty nông lâm nghiệp, năm 2022 nghiên cứu của Phạm Thanh Hà và Lê Anh Thơ đã đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất của NTL tại Thái Nguyên bằng phương pháp nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy đa biến, qua các nghiên cứu trên đã đánh giá được các yêu tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất NLT Qua các nghiên cứu của các tác giả có thể thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường bàn giao cho địa phương gồm:
- Yếu tố chính sách pháp luật
- Yếu tố kinh tế xã hội
- Yếu tố cơ sở vật chất
- Yếu tố trình độ năng lực
- Yếu tố sự phối hợp
2.1.5 Chính sách, pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng đât lâm nghiệp
Sử dụng đất là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Tôn Gia Huyên, 2002)
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Để đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chuyển về địa phương thì hệ thống văn bản pháp luật về công tác này luôn được Nhà nước điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cơ quan quản lý và người sử dụng đất có điều kiện tốt để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Sự hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN gắn với quá trình phát triển của Đất nước
Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng, đổi mới chính sách, pháp Luật Đất đai, các quy định về đăng ký, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính cũng ngày càng được hoàn thiện hơn Đến nay, cùng với việc ban hành Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban hành để làm cơ sở cho việc thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, cụ thể như sau:
2.2.1 Các văn bản pháp lý quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Luật Đất đai 2013 số: 45/2013/QH13 thông qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014)
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014)
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014)
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014)
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu lực từ 01/08/2014)
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính
- Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất
- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết về thi hành Luật Đất đai 2013 (Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất)
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành luật đất đai
- Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai
2.2.2 Các văn bản pháp lý quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đất có nguồn gốc nông lâm trường chuyển về địa phương quản lý
- Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình cá nhân khác sử dụng
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3.1 Quá trình hình thành, phát triển của nông trường quốc doanh ở nước ta
2.3.1.1 Các giai đoạn phát triển của nông trường quốc doanh
Các nông trường ở nước ta được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và phát triển kinh tế theo mô hình tập trung, tập thể
Trong quá trình hình thành và phát triển nhiều nông trường quốc doanh đã trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông sản quan trọng; tạo điều kiện để hình thành và phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông sản Một số nông trường quốc doanh đã làm tốt vai trò trung tâm kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ, chế biến nông, lâm sản cho nhân dân trong vùng; thực hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo được một số mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Các nông trường quốc doanh đã có những đóng góp tích cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc
Quá trình phát triển của nông trường quốc doanh trải qua nhiều giai đoạn, gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Giai đoạn 1955-1975, nhiệm vụ chủ yếu của nông trường là khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và phát triển kinh tế theo mô hình tập trung, tập thể
Giai đoạn 1976-1986, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng Nông trường quốc doanh được hình thành, phân bố rộng khắp cả nước với 457 đơn vị Diện tích đất Nhà nước giao cho các nông trường là hơn 1,2 triệu ha
Giai đoạn 1987- 2003, các nông trường quốc doanh thực hiện đăng ký, sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo Nghị định số 388/1991/HĐBT Từ 457 nông trường sắp xếp lại còn 314 nông trường (HĐBT, 1991)
Giai đoạn 2004 - 2014, là giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh ( Bộ Chính trị 2003)
Năm 2005, cả nước có 444 nông, lâm trường Đến cuối năm 2012, còn 387 nông, lâm trường, giải thể 38 đơn vị Đến tháng 12 năm 2012, tính cả 266 đơn vị, tổ chức không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết 28-NQ/TW, cả nước có 653 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 7.996.467 ha đất ( Bộ Chính trị 2003)
Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đến tháng 12 năm 2014, các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha, tổng diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên quản lý còn 7.915.999 ha Theo phương án sản xuất, dự kiến các công ty nông, lâm nghiệp sẽ bàn giao cho địa phương từ 15 - 20% diện tích đất hiện đang quản lý và sử dụng ( BCHTU)
2.3.2.Tình hình sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh
Tính đến 31/12/2021, đã có 166/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới chuyển sang hoạt động theo mô hình mới theo phương án tổng thể được phê duyệt, đạt 64,8%, tăng thêm 01 công ty so với năm 2020, gồm:
- Tái cơ cấu, tiếp tục duy trì mô hình công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước:
+ Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 17/19 công ty (đạt 89,48%), gồm: công ty nông nghiệp 14/16 công ty, công ty lâm nghiệp 03/03 công ty; + Thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với công ty lâm nghiệp, chủ yếu quản lý rừng tự nhiên 59/61 công ty, đạt 96,73%
+ Chuyển thành công ty cổ phần đối với 52/101 công ty, gồm công ty nông nghiệp 43/72 (đạt 55,6%); công ty lâm nghiệp 09/30 (đạt 30%)
+ Chuyển thành công ty TNHH 2 TV trở lên 19/38 công ty (đạt 50%) + Chuyển thành Ban quản lý rừng 05/05 công ty (đạt 100%)
+ Giải thể 14/28 công ty đạt 50%, gồm công ty nông nghiệp 05/12 (đạt 41,6%), công ty lâm nghiệp 09/16 (đạt 56,25%)
- Đến thời điểm báo cáo còn 90 công ty nông, lâm nghiệp tại 24 tỉnh thành phố và 02 Tổng công ty chưa hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới
Sau khi sắp xếp các nông, lâm trường quốc doanh có 150 công ty nông, lâm nghiệp quản lý gần 1,42 triệu ha rừng, trong đó có 63 Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước quản lý gần 1,15 triệu ha (trong đó 755.000 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, 88.000 ha rừng sản xuất là rừng trồng, 214.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
Diện tích đất của các nông, lâm trường giảm 5.270.399 ha từ năm 1986 (khi nước ta thực hiện đổi mới) đến năm 2014 (NQ 30-NQ/TW, trung bình mỗi năm giảm 188 nghìn ha Tuy nhiên diện tích giảm chủ yếu khi thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, NĐ 170/2004/NĐ-CP; NĐ 200/2004/NĐ-CP (giảm 955 nghìn ha) và NQ 30/2014-NQ/TW (giảm khoảng 2.415 nghìn ha) Sau khi sắp xếp thì các Công ty lâm nghiệp cũng thay đổi phương thức quản lý và tổ chức sản xuất (giao khoán bảo vệ rừng, liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn đất, góp vốn, nhưng các Công ty cũng để đất bị lấn chiếm tới 73.900 ha
2.3.3.Tình hình rà soát ranh giới, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nông lâm trường
Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng, các địa phương đã nỗ lực thực hiện việc rà soát, cắm mốc ranh giới, đo đạc, cấp Giấy chứng nhận, phê duyệt phương án sử dụng đất các nông, lâm trường Tuy vậy, công tác này triển khai còn chậm 34/45 tỉnh,thành phố cơ bản hoàn thành rà soát ranh giới, cắm mốc (Quốc hội, 2015)
Theo Báo cáo kết quả của Bộ TN&MT về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng, tổng diện tích đất giữ lại sau rà soát, sắp xếp nông, lâm trường là 1.868.513 ha
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Huyện Lương Sơn nằm trên trục Quốc lộ 6, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 33 km; là huyện có địa hình miền núi thấp, độ cao trung bình 251m so với mặt nước biển Huyện có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lơn, với 16.370,77 ha trong đó có 10.651,91 ha rừng sản xuất; 5.463,96 ha rừng phòng hộ và 254,90 ha đất rừng đặc dụng Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 4 nông, lâm trường với tổng diện tích quản lý là 4187,253 ha (chiếm 11,10% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện) chủ yếu nằm trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, xã Hòa Sơn, xã Cao Dương
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2023 đến tháng 5/2024
- Thời gian thu thập số liệu từ năm 2020-2023
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường bàn giao cho địa phương.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông lâm trường bàn giao cho địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường bàn giao cho địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hòa Bình Toàn Tỉnh có 13 công ty nông, lâm trường Trong đó có 7 công ty nông, lâm nghiệp giải thể với tổng diện tích 16.642 ha đất Nông lâm trường trả về cho địa phương quản lý Huyện Lương Sơn được chọn làm điểm nghiên cứu vì trong quá trình điều tra và lên đề cương chúng em nhận thấy Lương Sơn là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích từ các công ty NLT cũng chiếm một phần không nhỏ trên phạm vi cả tỉnh với tổng diện tích đất trả về là 841,65 ha, trong quá trình quản lí sử dụng đất trả về từ các NLT còn chưa được rõ ràng và cụ thể
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi cả huyện, tuy nhiên do hạn chế thời gian, về nguồn lực cho nên sinh viên chúng em chọn địa điểm nghiên cứu chính là xã Hòa Sơn, và thị trấn Lương Điều kiện và một số yếu tố khách quan khi em chọn 2 xã làm địa điểm nghiên cứu vì tổng diện tích bàn giao về địa phương của 2 xã là cao nhất với diện tích đất trả về là 312,33 ha trong tổng số
10 xã, thị trấn có diện tích NLT bàn giao về địa phương Trong 2 xã tiếp tục tiến hành chọn các hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng có dụng diện tích đất các công ty nông, lâm trường rà soát và trả về địa phương
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập từ các cơ quan có liên quan như: cấp huyện (UBND huyện, Phòng TNMT, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt kiểm lâm,); cấp xã (các phòng ban chức năng tại các xã) Các tài liệu thu thập gồm: các báo cáo quá trình quản lý đất nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương; tài liệu liên quan về đất nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương như (công tác giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, ranh giới, mốc giới sử dụng đất của các nông, lâm trường)
3.5.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn Đối tượng điều tra phỏng vấn gồm cán bộ, công chức viên chức có liên quan và các hộ dân trực tiếp sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về cho địa phương quản lý
- Số lượng cán bộ, công chức liên quan đến quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT trả về tại địa phương
Nghiên cứu tiến hành điều tra 20 cán bộ, công nhân viên chức có liên quan, cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Số lượng cán bộ điều tra, phỏng vấn
TT Đơn vị Số phiếu điều tra
2 UBND thị trấn Lương Sơn 6
4 Cán bộ các nông, lâm trường 04
Tổng 20 b Phỏng vấn trực tiếp ngu ̛ ời da ̂ n
Số lượng các hộ gia đình, cá nhân điều tra (n) được xác định dựa trên công thức 2.2
Trong đó: N là số lượng các cán bộ và các hộ trong các thôn/bản; e là sai số cho phép (e=5% - 15%) Do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực, địa hình phức tạp, dân cư ở không tập trung cũng như sự khác biệt trong phong tục, tập quán nên sai số chọn mẫu áp dụng trong nghiên cứu là 15%
Tổng số hộ có sử dụng đất do các nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương của thị trấn Lương Sơn là 2781 hộ Nên số phiếu điều tra tính theo công thức là 44 hộ
Tổng số hộ có sử dụng đất do các nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương của xã Hòa Sơn là 470 hộ Nên số phiếu điều tra tính theo công thức là
Tổng số cán bộ và các hộ điều tra, phỏng vấn là: 104 phiếu (trong đó cán bộ 20 phiếu; người dân là 84 phiếu)
3.5.4 Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu Để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu, nghiên cứu và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường bàn giao về cho địa phương nghiên cứu đã thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 có nghĩa là các yếu tố có ảnh hưởng đến biến tổng
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ; Các kết quả thu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn các đối tượng; Các phiếu điều tra người sử dụng đất theo các chỉ tiêu cần thiết Sau đó phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin
- Sử dụng Excel để tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra và xây dựng bảng số liệu liên quan để phân tích, chứng minh cho nội dung nghiên cứu, làm rõ vấn về cần nghiên cứu
- Quá trình xử lý số liệu điều tra sẽ sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng để xử lý trích rút kết quả Sử dụng phần mềm SPSS hoặc phần mềm khác để xử lý
- Các thông tin sau khi được xử lý sẽ được tổng hợp, phân tích từ đó sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương quản lý Từ đó, đề xuất một vài giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương
Phương pháp thảo luận nhóm đối với những chuyên gia, những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong công tác quản lý, sử dụng đất Nông, lâm trường trả về cho các địa phương Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan đối với tất cả các vấn đề xoay quanh dự án, tư vấn về cách thức khảo sát thực địa, tư vấn những địa điểm nghiên cứu phù
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Theo Quyết định 1860/QĐ-TTg ngày 21/10/2011 về việc xác định địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình tại bảy khu vực chồng lấn do lịch sử để lại và được bàn giao địa giới hành chính vào ngày 28/1/2013 nên địa giới hành chính và diện tích tự nhiên của huyện Lương Sơn đã được thay đổi Theo số liệu thống kê, kiểm kê đến 31/12/2022, diện tích tự nhiên của huyện Lương Sơn là 36.482,72 ha Địa giới hành chính huyện Lương Sơn tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình;
- Phía Tây Nam giáp huyện Kim Bôi;
- Phía Nam giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Phía Bắc giáp các huyện Quốc Oai và Thạch Thất, thành phố Hà Nội Lương Sơn nằm trên trục Quốc lộ 6, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng
40 km, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 33 km; đây là những điều kiện thuận lợi, là cầu nối để huyện Lương Sơn phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội
Các khu đất bàn giao cho UBND huyện quản lý, sử dụng có tổng diện tích là 841,65 ha nằm rải rác trên địa bàn 10 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn: thị trấn Lương Sơn 225,36 ha, xã Tân Vinh 67,64 ha, xã Cư Yên 1,89 ha, xã Hòa Sơn 86,97 ha, xã Nhuận Trạch 1,48 ha, xã Cao Dương 82,71 ha, xã Thanh Sơn 174,28 ha, xã Lâm Sơn 176,69 ha, xã Liên Sơn 4,97 ha, xã Cao Sơn 19,66 ha
Hình 4 1: Sơ đồ vị trí huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Huyện Lương Sơn thuộc địa hình miền núi thấp có độ cao trung bình 251m so với mặt nước biển Dựa trên yếu tố địa hình kết hợp với vị trí địa lý, Lương Sơn có thể chia thành 03 vùng:
- Vùng trung tâm gồm 07 xã: Lâm Sơn, Hoà Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch,
Cư Yên, Cao Sơn và thị trấn Lương Sơn; vùng này có dạng địa hình núi thấp xen kẽ các dải đồng bằng thấp với những cánh đồng rộng, bằng phẳng ở phía Đông của huyện Lương Sơn Vùng có vị trí thuận lợi gần thành phố Hà Nội, có đường Quốc lộ 6A chạy qua và hệ thống đường giao thông phát triển theo kiểu xương cá, thuận lợi cho việc thông thương buôn bán, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hòa Bình với vùng Hà Nội
- Vùng phía Nam: xã Liên Sơn (gồm 04 xã cũ: Liên Sơn, Thành Lập, Trung Sơn và Tiến Sơn) Địa hình ở đây chủ yếu là núi cao trung bình và núi đá vôi xen kẽ các cánh đồng vừa và nhỏ
- Vùng mới: gồm 03 xã mới chuyển về huyện Lương Sơn (Cao Dương, Thanh Cao, Thanh Sơn), là vùng mang tính chất đặc biệt vùng CT229, địa hình đồi núi phức tạp
Lương Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm có 02 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
Theo số liệu của trạm thuỷ văn I Hòa Bình nhiệt độ không khí trung bình là
23 0 C Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khá cao từ 1176 – 2000 mm, với tổng số ngày nắng trung bình 153 ngày Số giờ nắng trung bình 1.642 giờ/năm Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84,5% Gió hình thành theo hướng Đông Nam vào mùa hè và hướng Đông Bắc vào mùa Đông kèm theo mưa phùn, gió rét, sương muối làm ảnh hưởng đến cây trồng và gia súc
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn huyện Lương Sơn có 09 loại đất chính bao gồm:
- Đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm 0,45% diện tích tự nhiên Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã Nhuận Trạch, Tân Vinh, và một phần xã Cao Sơn
- Đất phù sa ngòi suối được bồi đắp hàng năm chiếm 0,42% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Bùi
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 3,85% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực trung tâm và phía Nam huyện
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 11,5% diện tích tự nhiên
- Đất nâu vàng trên đất phù sa cổ chiếm 2,23% diện tích tự nhiên
- Đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 48,7% diện tích tự nhiên
- Đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 14,8% diện tích tự nhiên
Ngoài những loại đất chính trên còn có đất than bùn, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá vôi với diện tích không đáng kể
Nguồn nước mặt: có sông nhỏ là sông Bùi, ngoài ra còn 18 con suối lớn nhỏ phân bố khắp 04 vùng của huyện và hệ thống hồ, đập
Nguồn nước ngầm ở huyện Lương Sơn cũng khá phong phú Qua thăm dò sơ bộ, các giếng đào sâu từ 04 m đến 12 m đã có nước, chất lượng nước tốt, chưa bị ô nhiễm Trong tương lai nguồn nước ngầm cần được bảo vệ và khai thác hợp lý để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2023 thì diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 16372,56 ha với 10653,7 ha rừng sản xuất; 5463,96ha rừng phòng hộ và 254,90 ha đất rừng đặc dụng, chủ yếu phân bố tại xã Cao Sơn 5.117,58 ha, xã Cao Dương 2.819,50 ha, xã Liên Sơn 2.260,34 ha, xã Lâm Sơn 2.007,24 ha, xã Thanh Sơn 1.682,63 ha,… Ngoài ra huyện Lương Sơn còn có phần đất đồi núi chưa sử dụng, có thể tổ chức khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ
Theo kết quả thăm dò, có hai loại khoáng sản trữ lượng khá dồi dào, có thể khai thác là đá vôi và đất sét Trữ lượng đất sét khoảng 1,285 triệu m 3 Đất sét được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói chất lượng cao Với diện tích 680,24 ha núi đá vôi có thể khai thác, huyện Lương Sơn có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành vật liệu xây dựng Hiện tại, Lương Sơn có nhiều mỏ đá vôi đang khai thác, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi ở địa bàn huyện
Lương Sơn chủ yếu có 03 dân tộc anh em sinh sống: dân tộc Mường chiếm 64%, dân tộc Kinh, Dao Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học hàng năm đã thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như: hang Chổ; hang Mãn Nguyện, xã Cao Sơn; hang Rổng Tằm, xã Lâm Sơn; hang Động Tiên, xã Liên Sơn, qua khai quật các nhà khảo cổ đã thu được
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
4.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai Đến hết năm 2023, toàn huyện có 11/11 bao gồm 10 xã và 1 thị trấn được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy Công tác đo đạc bản đồ đó gắn với công tác đăng ký thống kê và lập hồ sơ địa chính Hiện 100% xã, thị trấn đã triển khai đo vẽ
Việc chỉnh lý biến động bản đồ, hồ sơ địa chính được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đồng bộ đã thông tin kịp thời và là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai;
Sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, các xã, thị trấn thuộc huyện đã tiến hành Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt Trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các địa phương,
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các công trình, dự án có thu hồi đất và dự án có sử dụng đất lúa để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh hoặc Chính phủ đúng quy định
Công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn đã có những chuyển biến tích cực; việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được các cấp, các ngành, UBND huyện, xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời; công tác đo đạc địa chính, hồ sơ địa chính thực hiện đảm bảo chất lượng, có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trước mắt cũng như lâu dài tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính được chỉnh lý kịp thời; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tăng cường; công tác rà soát quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường, các ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện tốt; các thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất từng bước được đơn giản hoá, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân; công tác thành tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất được tăng cường; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai đã được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả hơn
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lương Sơn
Diện tích tự nhiên của huyện tính đến hết ngày 31/12/2023 là 36482.72 ha, được tổng hợp chi tiết trong bảng sau:
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện lương sơn năm 2023
TT Loại đất Mã Diện tích
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.893,76 35,34
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5131,02 14,06
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1401,27 3,84
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7762,75 21,28
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 10653,7 29,2
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5463,96 14,98
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 254,9 0,7
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 402,85 1,1
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 204,83 0,56
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5742,77 15,74
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 989,87 2,71
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 89,2 0,24
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 15,83 0,04
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 454,98 1,25 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1842,24 5,05 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1204,68 3,3
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,55
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 7,08 0,02
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NTD 161,2 0,44 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 450,2 1,23
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 6,85 0,02
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -
3 Đất chưa sử dụng CSD 865,96 2,37
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 84,27 0,23
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 99,97 0,27
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 681,72 1,87
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn, 2023)
Tổng diện tích nông nghiệp của huyện Lương Sơn là 29.874 ha, chiếm 81.89% tổng diện tích tự nhiên Chi tiết các loại đất nông nghiệp như sau: Đất lâm nghiệp: có diện tích là 16372.56 ha, chiếm 44.88% diện tích đất tự nhiên, chiếm 54.80% diện tích đất nông nghiệp Đất chưa sử dụng: Có diện tích là 865.96 ha, chiếm 2.37% tổng diện tích tự nhiên.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ NLT BÀN GIAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN
4.3.1 Khái quát về các nông lâm trường trên địa bàn huyện Lương Sơn
Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 4 nông, lâm trường với tổng diện tích quản lý là 4187,253 ha, chiếm 11,10% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện, gồm: Công ty TNHH một thành viên Cửu Long; Công ty TNHH một thành viên Thanh Hà Hoà Bình; Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình Trong đó:
Nông, lâm Trường Mô tả
Công ty TNHH một thành viên Cửu Long
Thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình : Có tổng diện tích là 905,88 ha (trước đây) Sau khi được các cấp có thẩm quyền thu hồi đất để chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác, diện tích còn lại của Công ty TNHH một thành viên Cửu Long là 605,719 m2 nằm trên địa bàn 6 xã, thị trấn: Hoà Sơn, Cư Yên, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Lâm Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và xã Thuỷ
Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
Công ty TNHH một thành viên Thanh Hà
Thuộc Sở nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hoà Bình: Với diện tích, ranh giới đất đai được UBND tỉnh Hà Sơn Bình giao là 1.630 ha, trong đó: Đất Nông nghiệp là: 971 ha; Đất Lâm nghiệp là: 92 ha; Đất chuyên dùng: 138 ha; Đất thổ cư là: 72,8 ha; Đất chưa sử dụng là: 356,2 ha Diện tích nằm trên địa giới hành chính xã Hợp Thanh, Huyện Kim Bôi trước đây nay là Huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, gồm đội 1A, đội 1B với diện tích là 184,8 ha
Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội
Tiền thân là Nông trường Lương Mỹ được thành lập ngày 23/9/1964 được tách ra từ Tập đoàn sản xuất miền Nam (gồm Nông trường Cửu Long, Nông trường Cao Phong và Nông trường Lương Mỹ) Xí nghiệp chè Lương Mỹ hiện nay có diện tích khoảng 1.160 ha dọc đường quốc lộ 21A, chạy dài khoảng 15 km nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và 3 xã của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Diện tích nằm trên địa giới hành chính huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình khoảng 650 ha, thuộc các xã Liên Sơn, Thành Lập, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu Công ty TNHH MTV
Tiền thân là Lâm trường Lương Sơn được thành lập năm
1978, thuộc sự quản lý của Ty lâm nghiệp Hà Sơn Bình (nay là Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình) Năm
1998 Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 19/1998/QĐ-UB về việc lâm trường được sát nhập làm đơn vị thành viên thuộc Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, Theo Quyết định 162/QĐ-CT ngày 22/5/2000 của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình về việc giao cho Lâm trường Lương Sơn quản lý, sử dụng 2.610 ha đất các loại thuộc địa giới hành chính của 3 xã Lâm Sơn, Tân Vinh, Trường Sơn, đến tháng 5 năm 2008 Lâm trường tiến hành khảo sát, kiểm kê Diện tích thiếu hụt do khoanh vẽ bản đồ 65,3 ha, diện tích thu hồi giao cho đơn vị khác 9.8 ha Diện tích thực tế sau khi kiểm kê, rà soát 2.534,9 ha
4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường của huyện Lương Sơn
Tổng diện tích đất nông, lâm trường trên địa bàn huyện là 841,65 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm chủ yếu với 669,05 ha, chiếm 79,49% tổng diện tích tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn huyện; trong đất nông nghiệp thì đất cây lâu năm và đất rừng sản xuất là chính với tổng diện tích là 600,28ha, chiếm 61,32% tổng diện tích toàn huyện Đất phi nông nghiệp là 165,11ha, chiếm 19,62 % tổng diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn huyện, trong đó chủ yếu là Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là 62,65ha chiếm 7,44% tổng DT; đất giao thông 48,77 ha, chiếm 5,79% tổng DT đất nông, lâm trường; đặc biệt là diện tích hiện trạng Đất ở tại nông thôn do các hộ gia đình đã xây dựng nhà ở, công trình trên đất ổn định với diện tích là 51,30 ha, chiếm 6,09% tổng diện tích đất có nguồn gốc từ NLT Chi tiết thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất NLT trên địa bàn huyện Lương Sơn
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1,44 0,17
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 31,72 3,77
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 410,23 48,74
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 24,14 2,87
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 190,05 22,58
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4,35 0,52
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 1,33 0,16
2 Đất phi nông nghiệp PNN 165,11 19,62
2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1,19 0,14
2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 19,71 2,34
2.5 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 62,65 7,44
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích
- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 0,16 0,02
- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0,23 0,03
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 2,79 0,33
- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 1,54 0,18
- Đất công trình năng lượng DNL 0,11 0,01
- Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 4,57 0,54
2.6 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,64 0,08
2.7 Đất ở tại nông thôn ONT 36,53 4,34
2.8 Đất ở tại đô thị ODT 14,77 1,75
2.9 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,24 0,03
2.10 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,16 0,02
2.11 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 8,27 0,98
2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1,10 0,13
3 Đất chưa sử dụng CSD 7,49 0,89
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn, 2023)
4.3.3 Tình hình quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT cho địa phương tại huyện Lương Sơn a Nguồn gốc từ Công ty TNHH một thành viên Cửu Long
Công ty TNHH Một thành viên Cửu Long trả ra là 379,07 ha, gồm: thị trấn Lương Sơn 225,36 ha; xã Tân Vinh 63,63 ha; xã Cư Yên 1,89 ha; xã Hoà Sơn 86,97 ha; xã Nhuận Trạch 1,48 ha;
Bảng 4.4 Số hộ sử dụng đất do công ty TNHH MTV Cửu Long giao cho địa phương quản lý
Số hộ (hộ) UBND xã sử dụng (ha) Đất NN Đất PNN khác Đất xây dựng công trình
Thị trấn Lương Sơn: Hiện nay có 1.549 hộ đang sử dụng vào mục đích đất sản xuất nông nghiệp và 1.232 hộ sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp khác, đất do UBND xã đang sử dụng với diện tích 40,24 ha
Xã Tân Vinh: Hiện nay có 120 hộ đang sử dụng vào mục đích đất sản xuất phi nông nghiệp khác, với diện tích 68,59 ha, còn lại là đất UBND xã đang sử dụng
Xã Hòa Sơn: Hiện có 321 hộ đang sử dụng vào mục đích đất xây dựng công trình, 148 hộ sử dụng vào đất sản xuất nông nghiệp; 01 hộ sử dụng vào đất phi nông nghiệp, đất do UBND xã đang sử dung quản lý 92,01 ha
Xã Nhuận Trạch: Hiện nay có 03 hộ đang sử dụng vào mục đích xây dựng công trình, diện tích 1,48 ha, còn lại thuộc đất giao thông và đất thủy lợi do UBND xã quản lý b Nguồn gốc từ Công ty TNHH một thành viên Thanh Hà Hoà Bình
- Công ty TNHH Một thành viên Thanh Hà Hòa Bình trả ra là 48,97 ha trên địa bàn xã Thanh Sơn
Bảng 4.5: Số hộ sử dụng đất do Công ty TNHH một thành viên Thanh Hà
Hoà Bình giao cho địa phương quản lý
Số hộ (hộ) UBND xã sử dụng (ha) Đất NN Đất PNN khác Đất xây dựng CT
Hiện nay có 35 hộ gia đình đang sử dụng đất có mục đích là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 29,32 ha và 95 hộ đang sử dụng đất có mục đích là đất phi nông nghiệp với diện tích 14,25 ha, còn lại là đất do UBND xã quản lý c Nguồn gốc từ Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội
Tổng diện tích đất trả ra là 14,51 ha, nằm trên địa bàn các xã Trung Sơn 3,13 ha; Tân Thành 10,65 ha; Cao Dương 0,73 ha
Bảng 4.6 Số hộ sử dụng đất do Công ty đầu tư và phát triển Nông Nghiệp
Hà Nội giao cho địa phương quản lý
UBND xã sử dụng (ha) Đất NN Đất PNN khác Đất xây dựng CT
Xã Trung Sơn: Hiện trạng gồm có đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, trong đó có 20 hộ đang sử dụng vào mục đích xây dựng công trình, diện tích 0.8 ha; 20 hộ sử dụng và mục đích sản xuất nông nghiệp, diện tích 1.07 ha, còn lại là đất do UBND xã quản lý;
Xã Tân Thành: Hiện trạng các hộ đang sử dụng vào mục đích nhà ở bao gồm cả đất ở và đất vườn, trong đó đất xây dựng công trình có 97 hộ đang sử dụng, diện tích 8.5 ha, đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có 115 hộ, diện tích 2,0 ha , còn lại là đất do UBND xã quản lý;
XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NÔNG LÂM TRƯỜNG BÀN GIAO VỀ ĐỊA PHƯƠNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
VỀ ĐỊA PHƯƠNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Thông qua phỏng vấn các cán bộ có liên quan và kế thừa các nghiên cứu trước như Nghiên cứu của Trần Xuân Miễn và cộng sự (2016) đã phân tích được thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất NLT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Nghiên cứu của Phạm Thanh Hà và
Lê Anh Thơ (2022) đã đánh giá được 6 yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất của NTL tại Thái Nguyên…giúp tăng tính khách quan trong việc chọn lọc ra một số các yếu tố được coi là quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về cho địa phương Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về cho địa phương bao gồm:
Bảng 4.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gồc từ NLT bàn giao về cho địa phương
TT Các yếu tố Ký hiệu
I Chính sách pháp luật PL
1 Quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT PL01
2 Phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT PL02
3 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT PL03
4 Tổ chức giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT PL04
II Yếu tố tự nhiên TN
1 Khoảng cách từ nơi cư trú đến đất nông, lâm nghiệp được giao (tính từ trung tâm của thôn (bản) TN01
2 Địa hình của đất nông, lâm nghiệp được giao (thuận lợi, hiểm trở, phức tạp) TN02
3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi) phục vụ quá trình sử dụng đất TN03
III Yếu tố kinh tế - xã hội KTXH
1 Nguồn vốn/vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức KTXH1
2 Văn hoá cộng đồng của người dân tại huyện Lạc Thuỷ KTXH2
3 Nhu cầu người sử dụng đất KTXH3
IV Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý CSVC
1 Hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc
2 Hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng CSVC02
3 Khó khăn trong việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật trong công tác Quản lý, sử dụng đât có nguồn gốc NLT bàn giao về cho địa phương quản lý CSVC03
V Yêu tố trình độ và năng lực của cán bộ trong công tác quản lý TĐNL
1 Cán bộ làm công tác QLNN có nhận thức đúng đắn về QLNN đối với đất có nguồn gốc NLT trả về địa phương TĐNL01
2 Cán bộ làm công tác QLNN nắm chắc quy định của pháp luật về QLNN đối với đất có nguồn gốc NLT trả về địa phương TĐNL02
3 Cán bộ làm công tác QLNN có đủ kinh nghiệm, trình độ, năng lực thực hiện công tác quản lý đất có nguồn gốc NLT trả về địa phương TĐNL03
VI Yếu tố sự phối hợp thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước PH
1 Có sự cập nhật, chia sẻ thông tin các giữa các sở ban ngành trong phối hợp quản lý đất có nguồn gốc NLT trả về địa phương PH01
2 Theo dõi đánh giá sự phối hợp của các sở ban ngành có liên quan kịp thời toàn diện PH02
3 Giải quyết khiếu nai, tố cáo về cách quản lý, sử dụng của các sở ban ngành trong việc quản lý đất có nguồn gốc NLT trả về địa phương PH03
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NÔNG LÂM TRƯỜNG BÀN GIAO VỀ ĐỊA PHƯƠNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NÔNG LÂM TRƯỜNG BÀN GIAO VỀ ĐỊA PHƯƠNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
4.5.1 Nhóm yếu tố về chính sách pháp luật Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý sử dụng đất của các NLT bàn giao về địa phương đòi hỏi phải có các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đó Nhà nước cũng như địa phương đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều quy định có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất Dưới đây là kết quả điều tra ảnh hưởng của chính sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được thể hiện chi tiết như sau:
Bảng 4.9 Ý kiến đánh giá về Chính sách pháp luật Yếu tố ảnh hưởng
STT Chính sách pháp luật
Quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 6 5,8
Phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 7 6,7
Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 5 4,8
Tổ chức giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 6 5,8
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật trong công tác QLSD đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương đều ở mức trung bình, quan trọng và rất quan trọng (>80% câu trả lời) Điều này cho thấy, những quy định có liên quan đến QLSD đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương được đánh giá là có ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sách về pháp luật
* Kết quả kiểm tra CRONBACH ALPHA
Biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (PL)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả phân tích số liệu cho thấy, giá trị Cronchbach’s Alpha của biến PL lớn hơn 0,6 cho thấy số liệu điều tra là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu Nhìn Từ kết qua trên cho thấy tất cả các biến PL đều ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng đất NLT
4.5.2 Nhóm yếu tố về Tự nhiên
Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về địa phương Các cơ quan ban ngành, cán bộ nhà nước và bộ phận người dân địa phương đưa ra một số những ý kiến cho là có ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất
Kết quả điều tra ảnh hưởng của nhóm yếu tố về tự nhiên được thể hiện chi tiết như sau:
Bảng 4.10 Ý kiến đánh giá về yếu tố tự nhiên
Yếu tố ảnh hưởng Số phiếu
Tỷ lệ (%) STT Yếu tố tự nhiên
Khoảng cách từ nơi cư trú đến đất nông, lâm nghiệp được giao (tính từ trung tâm của thôn (bản) 104 100,0
Không quan trọng 6 5,8 Ít quan trọng 20 19,2
2 Địa hình của đất nông, lâm nghiệp được giao (thuận lợi, hiểm trở, phức tạp) 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 5 4,8
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi) phục vụ quá trình sử dụng đất 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 7 6,7
* Kết quả kiểm tra CRONBACH ALPHA
Biến tự nhiên liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình(TN)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả phân tích số liệu cho thấy, giá trị Cronchbach’s Alpha của biến TN lớn hơn 0,6 cho thấy số liệu điều tra là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu và có ảnh hưởng một phần đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về địa phương Đa phần diện tích đất giao về cho địa phương đều là đất bỏ hoang, đất thuộc khu vực có ít thuận lợi cho việc đi lại chất lượng đất thấp, các nguồn tài nguyên trên đất nghèo kiệt do vậy chất lượng rất thấp Khoảng cách từ nơi ở đến nơi canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi lại, thời gian chăm sóc của người dân Vì vậy, việc bố trí quỹ đất hợp lý, gần khu dân cư sẽ tạo thuận lợi cho quản lý Địa hình đất canh tác cũng là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đáng kể Những vùng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi sẽ dễ dàng cho việc canh tác hơn so với những nơi hiểm trở, dốc núi Điều này đòi hỏi Nhà nước các cơ quan có thẩm quyền và gần nhất là các cán bộ địa phương cần có sự can thiệp và đưa ra các hướng giải quyết cho phù hợp để cải thiện cải tạo được chất lượng đất tốt hơn, khả năng sẵn có của tài nguyên nhiều hơn, giúp cho người dân được hưởng lợi nhiều hơn , góp phần nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng Nên phần lớn câu trả lời ở mức quan trọng và rất quan trọng của yếu tố tự nhiên liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất NLT bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
4.5.3 Nhóm yếu tố Kinh tế Xã hội
Qua khảo sát điều tra cho thấy diện tích đất có nguồn gốc từ các NLT trả ra cho địa phương quản lý phần đa là các hộ gia đình trong cộng đồng sử dụng với mục đích xây nhà và ổn định lâu dài, bên cạnh đó một phần nhỏ dùng để sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu Do vậy, các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội chính là các yếu tố có ảnh hưởng đến tình hình quản quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về địa phương Ý kiến của người dân về các yếu tố kinh tế của cộng đồng trong công tác quản lý, sử dụng đất của cộng đồng hiện tại được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá về Kinh tế - Xã hội
Yếu tố ảnh hưởng Số phiếu
Tỷ lệ (%) STT Kinh tế xã hội
Nguồn vốn/vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức 104 100,0
Không quan trọng 5 4,8 Ít quan trọng 8 7,7
Văn hoá cộng đồng của người dân tại huyện
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 1 1,0
Nhu cầu của người sử dụng đất 104 100,0
Không quan trọng 7 6,7 Ít quan trọng 28 26,9
Các hộ gia đình trong cộng đồng có điều kiện kinh tế thuộc mức trung bình chiếm phần đa trong tổng số các hộ có đất NLT, các hộ thuộc hệ tương đối khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo gần như chỉ chiếm phần rất nhỏ, số hộ khá, giàu không nhiều Đa số các hộ thuộc điều kiện kinh tế mức độ khá đều không phải là có nguồn thu nhập từ việc sử dụng trên đất NLT Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc phản ánh được rằng văn hóa cộng đồng gắn liền với nhận thức, hành vi của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ đất đai Những vùng có truyền thống bảo vệ rừng, tôn trọng tài nguyên đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Ngược lại, những nơi có tư tưởng khai thác đất quá mức sẽ gây khó khăn cho quản lý Đối với nhu cầu sử dụng đất đa phần diện tích đất trải ra trên địa bàn đều được địa phương đều được phân bổ hợp lí và sử dụng triệt để Nếu công tác quản lý phù hợp với nhu cầu người dân thì sẽ được người dân đồng thuận, hưởng ứng cao hơn Ngược lại, nếu xa rời nhu cầu thực tế sẽ gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng và quản lý
Tuy nhiên, qua điều tra đa phần người dân cho rằng nhu cầu của người sử dụng đất không tác động hoặc tác động rất ít đến công tác quản lý, sử dụng đất mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với công tác quản lý và sử dụng trên đất có nguồn gốc từ NLT
* Kết quả kiểm tra CRONBACH ALPHA
Biến kinh tế xã hội liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (KTXH)
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kết quả phân tích số liệu cho thấy, giá trị Cronchbach’s Alpha của biến KTXH là 0,890 lớn hơn 0,6 cho thấy số liệu điều tra là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng gần nhất đến tình hình quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT bàn giao về địa phương
4.5.4 Nhóm yếu tố cơ sở vật chất
Kết quả điều tra ảnh hưởng của nhóm yếu tố cơ sở vật chất có liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường bàn giao về địa phương tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được thể hiện chi tiết như sau:
Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất trong quá trình quản lý
Yếu tố ảnh hưởng Số phiếu
Tỷ lệ (%) STT Cơ sở vật chất
Hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT 104 100,0
Không quan trọng 2 1,9 Ít quan trọng 4 3,8
Hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng 104 100,0
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 3 2,9
Khó khăn trong việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật trong công tác Quản lý, sử dụng đât có nguồn gốc NLT bàn giao về cho địa phương quản lý
Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 4 3,8
Hồ sơ địa chính là cơ sở dữ liệu quan trọng, cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng, ranh giới, nguồn gốc đất đai Nếu hồ sơ địa chính đầy đủ, được số hóa, quản lý tốt sẽ rất thuận lợi cho các hoạt động quản lý như: xác định quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, giải quyết tranh chấp đất đai, Ngược lại, nếu hồ sơ thiếu sót sẽ gây nhiều khó khăn, vướng mắc Về ứng dụng khoa học- kỹ thuật trong công tác Quản lý, sử dụng đât có nguồn gốc NLT bàn giao về cho địa phương quản lý, công nghệ thông tin giúp số hóa và xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác Nếu gặp khó khăn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ làm hạn chế hiệu quả quản lý Hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ 3 loại rừng là cơ sở định hướng việc quản lý, sử dụng đất hợp lý, có kế hoạch, tránh tình trạng lạm dụng, khai thác quá mức nguồn tài nguyên
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NLT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN
SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NLT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN
4.7.1 Hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc tại các NLT
- Từ kết quả phân tích các yếu tố thuộc nhóm pháp luật ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường như: việc ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản có liên quan; các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác giao đất; cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất NLT thì Chính phủ, các
Bộ, ngành, địa phương cần hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất tại các NLT; đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện những quy định đối với công tác quản lý, sử dụng đất NLT
- Tập trung chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy sớm hoàn thiện việc sắp xếp lại, nhất là giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện còn tồn tại
- Rà soát điều chỉnh lại cho phù hợp quy hoạch sử dụng đất của các NLT: Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện Lương Sơn và kết quả rà soát đất đai của các NLT,
Uỷ ban nhân dân huyện cần xác định hoặc điều chỉnh lại diện tích, ranh giới các loại đất giao cho các Công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng quản lý
4.7.2 Khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Từng yếu tố trong nhóm có ảnh hưởng khác nhau đến công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường Yếu tố tự nhiên gần như là không thay đổi được như khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có diện tích đất NLT được giao là không thay đổi được, các yếu tố tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn như; Nguồn vốn/vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức và môi trường văn hóa – xã hội được đánh giá là có ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng đất Như vậy, trong quá trình quản lý, sử dụng đất tại các NLT cần tiếp tục có giải pháp về nguồn vốn vay cho các NLT để các đơn vị có điều kiện hoạt động tốt hơn
4.7.3 Khắc phục những khó khăn cơ sở vật chất ảnh hưởng trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc tại các NLT
- Cải thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý Các Công ty lâm nghiệp được Nhà nước hỗ trợ để phát triển, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, nhất là về giống cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao; xây dựng các cơ sở nhân giống mới bằng mô, hom đề cung cấp cho trồng rừng nguyên liệu công nghiệp; chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới và làm dịch vụ khuyến lâm, cung cấp thông tin thị trường cho nông dân trong vùng Khuyến khích rộng rãi việc hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các Công ty lâm nghiệp với các nhà đầu tư, các viện, trường, trung tâm, cơ sở nghiên cứu khoa học của trung ương, vùng, địa phương để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Thu hút mạnh đầu tư, thúc đẩy sớm hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, thâm canh, ứng dụng công nghệ gắn với công nghiệp chế biến
4.7.4 Trình độ năng lực của các cán bộ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc tại các NLT
- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và chuyên môn tăng cường trách nhiệm của các địa phương trong phối hợp với các công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành phương án sử dụng đất các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn; giải quyết các tồn tại, nhất là về đất đai, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính, đưa ra các phương án cụ thể với từng NLT Làm tốt công tác cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, làm sai, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí; đặc biệt, không để tình trạng làm chậm chạp, thiếu quyết liệt hoặc những trường hợp cố tình làm chậm, làm trái, tình trạng lợi ích nhóm, gây thất thoát lãng phí lớn nguồn lực, tài nguyên đất đai, xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức và người dân
Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp; nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước Chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động, có giải pháp cụ thể thiết thực tạo việc làm sinh kế cho người dân nhất là dân địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số thiếu việc làm
4.7.5 Giải pháp giúp cải thiện và đẩy mạnh sự phối hợp giữa cán bộ và người dân
- Các cán bộ cần cập nhật, chia sẻ thông tin với nhau Giữa các cơ sở trong ngoài ban ngành cần phối hợp chặt chẽ nắm bắt thông tin và sử lí kịp thời để tránh sảy ra các mẫu thuẫn không đáng có trong quá trình quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc NLT trả về địa phương
- Giữa cán bộ địa phương và người dân cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ lẫn nhau khi cần Cả hai bên cần có sự rõ ràng và sẵn sàng hợp tác khi có các trường hợp tranh chấp không đáng có xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các NLT bàn giao cho địa phương
- Người dân cần sử dụng đất đúng mục đích, dưới sự cho phép của địa phương, sẵn sàng trả lại đất khi nhà nước cần sử dụng phục vụ cho an ninh quốc phòng.