1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng thực trạng và giải pháp hoàn thiện

56 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hành vi này nhằm thực hiện các hành vi vi phạm phápluật, gây ảnh hưởng tới trật tự quản lý kinh tế xã hội và gây thất thu nguồn ngân sáchnhà nước.Hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI PHƯƠNG DUNG

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI MUABÁN HÓA ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPNgành : Luật Kinh tế

Mã số ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI PHƯƠNG DUNGPHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI MUA

BÁN HÓA ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPNgành : Luật Kinh tế

Mã số ngành: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 3

ĐỀÁNTỐTNGHIỆP

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Đề án tốt nghiệp “PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT

HÀNH VI MUA BÁN HÓA ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG – THỰC TRẠNG

VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN” là nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu sử dụng

phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Cácnghiên cứu của người khác được sử dụng trong báo cáo này được trích dẫn theo đúngquy định Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo do chính tôi tự tìm hiểu, phân tíchmột cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam Các kết quảnày chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Đề án này chưa từng được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đạihọc hoặc cơ sở đào tạo nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm

2024

Tác giả

Bùi Phương Dung

Trang 5

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Tâm đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoànthiện Đề án này.

Đề án tốt nghiệp còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của Quý thầy cô và các bạn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2024

Tác giả

Bùi Phương Dung

Trang 6

TÓM TẮT ĐỀ ÁNTiêu đề: “Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng –

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”

Nội dung:

Cùng với tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, Nhà nước ta cũng thực hiện đồngthời các chính sách quản lý về tài chính, trật tự thị trường, thông qua một số công cụ,trong đó phải kể tới thuế Xét về sắc thuế giá trị gia tăng, hóa đơn thuế GTGT là mộtloại giấy tờ thể hiện các thông tin về thuế giá trị gia tăng đối với mỗi doanh nghiệp thamgia nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, hiện nay thực trạng đang phát sinh những đốitượng thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT, làm ảnh hưởng tới mọi mặt củakinh tế, xã hội, nhà nước Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầyđủ, song vẫn chưa đáp ứng kịp thời những yêu cầu từ thực tiễn Đề án được tác giả sửdụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm nêu rõ pháp luật về kiểm soát hành vi muabán hóa đơn, thực trạng xảy ra, từ đó nhận thấy những bất cập, khoảng trống pháp lý cầnkhắc phục để đưa ra các giải pháp hoàn thiện trong thực trạng hiện nay

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề án tập trung vào thực hiện các nhiệm vụnghiên cứu sau: Một là, làm rõ một vài cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát hành vimua bán hóa đơn thuế GTGT; hai là, phân tích đánh giá thực thi pháp luật về kiểmsoát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT ở Việt Nam; cuối cùng là nhận diện cácbất cập tồn tại, nguyên nhân và đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật cũng nhưđưa ra các giải pháp nâng cao thực hiện pháp luật một cách hiệu quả

Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với các doanh nghiệp, cánhân và các chủ thể có liên quan, góp phần nâng cao trách nhiệm thực thi pháp luật

Từ khóa: hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, kiểm soát, Thuế, ngân sách nhà nước, hóa đơn điện tử

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 4

6.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4

1.1.1 Tổng quan về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng 5

1.1.2 Tổng quan Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị giatăng 7

1.2 Quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn giá trị thuếgia tăng 12

1.2.1 Quy định pháp luật về Xác định hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăngvà đối tượng áp dụng của pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trịgia tăng 12

1.2.2 Quy định pháp luật về Chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giátrị gia tăng 14

1.2.3 Quy định pháp luật về chế tài xử phạt đối với hành vi mua bán hóa đơn thuếgiá trị gia tăng 17

1.2.4 Bất cập trong quy định pháp luật và hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soáthành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁTHÀNH VI MUA BÁN HOÁ ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ GIẢI PHÁPHOÀN THIỆN 29

2.1 Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóađơn thuế giá trị gia tăng 29

Trang 9

2.1.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuếgiá trị gia tăng 292.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về kiểm soát hanh vimua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng 37

2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát hànhvi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng 38

2.2.1 Đối với Cơ quan quản lý nhà nước 392.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp 412.2.3 Nâng cao kỹ thuật hạ tầng về Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử chocông tác quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng 42

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hóa đơn là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, giúp cơ quanquản lý thu đảm bảo công tác quản lý và hoàn thành nguồn thu ngân sách Nhà Nướctrên thế giới và tại Việt Nam Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội nước nhàngày càng phát triển, đương nhiên Nhà nước cần một công cụ để quản lý trật tự kinhtế, đảm bảo nền an ninh xã hội và thể hiện quyền lực Nhà nước Khấu trừ thuế giá trịgia tăng đầu vào là điểm cốt lõi quyết định sự trung lập của thuế GTGT, và hóa đơnchứng từ là căn cứ pháp lý Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế kéo theo sự xuất hiệncủa các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có xuhướng gia tăng Trong đó, hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng là điển hình.Hoạt động mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng được thực hiện bằng nhiều phươngthức khác nhau, thủ đoạn thực hiện tinh vi gây thất thu nguồn ngân sách nhà nước đếnhàng nghìn tỷ đồng, cũng xâm phạm trật tự kinh tế, ảnh hưởng đến sự nghiêm minhcủa quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế Có thể thấy, các vụ án được cơ quanchức năng điều tra đều là những số tiền rất lớn, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng chonguồn thu thuế Để lý giải cho thực trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong số làquy định pháp luật của ta chưa nghiêm minh, thiếu tính thống nhất và chế tài xử phạtcòn bất cập so với số tiền thiệt hại

Để kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng đòi hỏi các văn bảnpháp luật quy định cần được ban hành cụ thể và chi tiết hơn, đồng thời các ngành cần cósự phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, đẩy mạnh đấu tranh chống gian lận, thất thuthuế; xử lý triệt để các đối tượng có hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng tráiphép Các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hiện nay là Nghị định số 125/2020/NĐ-CPvà Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã xác định dấu hiệu của hành vi mua bán hóa đơn thuếGTGT cũng như quy định hình thức và mức xử phạt vi phạm Tuy nhiên, chiều hướng viphạm cũng chỉ được kiểm soát một phần, và gặp bất cập do sự không hợp lý giữa số tiềnvi phạm thực tế và mức xử phạt áp dụng Một số ý kiến cho rằng, việc kiểm soát hành vimua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng còn có nhiều hạn chế do văn bản pháp luật quy địnhxử phạt còn chưa cụ thể, cần sự nghiên cứu, đưa ra những mặt hạn chế và kiến nghị hoànthiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn

Trang 11

thuế giá trị gia tăng Trong những năm qua, cơ quan nhà nước có chuyên môn đãkhông ngừng cải cách, phát triển nhằm nâng cao năng lực đấu tranh, phòng chốnghành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát hành vi muabán hóa đơn thuế giá trị gia tăng hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế Xuất pháttừ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VIMUA BÁN HÓA ĐƠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢIPHÁP HOÀN THIỆN” làm đề tài đề án thạc sĩ.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng được nhiềunhà nghiên cứu về pháp luật và người làm thực tiễn tiếp cận dưới các góc độ lý luậncũng như thực tiễn Có thể kể đến một số công trình khoa học có liên quan như:

Lê Đức Quang (2019), Luận văn “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Luật Hình sự Việt Nam”, Khoa Luật, Đạihọc Quốc Gia Hà Nội

Lê Thị Ánh Dương (2020), Luận văn “Sử dụng hóa đơn điện tử - Thực trạng vàgiải pháp pháp lý để nâng cao hiệu quả”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình (2003), Tội phạm Kinh tế thời mở cửa,Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội

Những vấn đề được đưa ra trong các công trình nghiên cứu khoa học xoayquanh những rủi ro về lĩnh vực hóa đơn thuế giá trị gia tăng và tội phạm hình thànhtrong lĩnh vực này Trong đó, kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tănglà một vấn đề rất quan trọng để đánh giá rủi ro trong lĩnh vực thuế, hóa đơn và xácđịnh mức độ vi phạm của các đối tượng thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuếGTGT Thực tế cho thấy, đa phần các bài nghiên cứu viết lồng ghép một phần rất nhỏvề kiểm soát hành vi này vào nghiên cứu tội phạm, tính rủi ro trong lĩnh vực hóa đơn,chưa có đề cập kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng là một phầnriêng biệt Tiếp thu có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu khoa học trên, đồng thờivới sự trải nghiệm thực tế và hiểu biết của bản thân, tác giả nghiên cứu tình hình kiểmsoát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng từ những thực trạng những năm gầnđây Vì vậy, đề tài bảo đảm về tính kế thừa và phát triển các công trình đã được nghiêncứu từ trước và có sự độc lập tương đối trong sản phẩm nghiên cứu khi hoàn thành

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát hành vi mua

bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng Đồng thời Đề án cũng phân tích những bất cập, hạn chếcủa pháp luật trên thực tế Từ đó, đưa ra được những biện pháp nhằm khắc phục nhữnghạn chế của Pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

b) Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật còn hiệu lực (tính tớithời điểm Đề tài được cho phép bảo vệ trước Hội đồng khoa học của Trường Đại họcNgân hàng Thành phố Hồ Chí Minh) về công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơnthuế giá trị gia tăng Các quy định chủ yếu được nghiên cứu bao gồm:

 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 năm 2019; Luật Thuế Giá trị gia tăng;

 Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 năm 2015; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn

- Về không gian: Đề án nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về kiểm soát mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Về thời gian: Đề án được nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – 2023

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu khái

quát chung cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật kiểm soát hành vi mua bánhóa đơn thuế giá trị gia tăng; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị về những phương hướngvà giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, góp phần nâng caohiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế tại Việt Nam

b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên

cứu của đề tài được xác định cụ thể như sau:- Nêu khái quát chung về các khái niệm và quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng thực hiện pháp luật trong công tác kiểm soát

Trang 13

hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng.- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng.

a) Phương pháp thu thập thông tin tài liệu

Từ tài liệu thứ cấp: Thông tin tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn nhưgiáo trình, bài giảng, luận văn, báo, tạp chí của các tác giả đã thực hiện và công bố Tàiliệu thứ cấp con bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư, nghị định vàcác số liệu thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Từ tài liệu sơ cấp: thông tin thu thập từ tài liệu sơ cấp trong đề tài được lấy chủ yếu từ nguồn văn bản khác

b) Phương pháp phân tích: là phương pháp nghiên cứu khoa học pháp luật, được

sử dụng để phân tích các quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện pháp luật vềkiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

c) Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng sau khi phân tích tài liệu, việc tổng hợp

nhằm mục đích để khái quát để đưa tới sự nhận thức tổng thể về giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơnthuế giá trị gia tăng

6.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu góp phần đóng góp vào công cuộc nghiên cứu pháp luật vềkiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng từ pháp luật quản lý hệ thốnghóa đơn thuế giá trị gia tăng, kiểm soát rủi ro, và thực hiện các hình phạt xử phạtnghiêm minh Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng giúp góp phầngiảm thiểu về thất thu ngân sách nhà nước, giảm số lượng tội phạm trong lĩnh vực này,đồng thời góp phần trật tự kinh tế thị trường được bảo đảm

7.Kết cấu của đề án.

Nội dung của đề án bao gồm 2 chương:Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và giải pháp hoàn thiện

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI MUA BÁN HÓA ĐƠN

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG1.1 Tổng quan về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và pháp luậtvề kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

1.1.1 Tổng quan về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng1.1.1.1 Khái niệm về hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Hóa đơn là một tài liệu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế giá trị gia tăngtại nhiều quốc gia và tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn thuế giá trị

gia tăng được quy định như sau: “Hóa đơn thuế giá trị gia tăng là một loại hóa đơn, đượcsử dụng cho các tổ chức kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, và trongcác hoạt động bao gồm: (i) bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong nội địa,

(ii) hoạt động vận tải quốc tế, (iii) xuất hàng hóa trong khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi như xuất khẩu”.

Từ quy định trên, hóa đơn thuế giá trị gia tăng được khẳng định là một loại hóađơn áp dụng cho các tổ chức kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Xét vềmặt bản chất, hóa đơn thuế GTGT là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi, mức độnghĩa vụ thuế và số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ cũng như số thuếGTGT phải nộp NSNN Hóa đơn thuế GTGT có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chủ thể sử dụng ở đây là các đối tượng tham gia vào quá trình thực hiện và tuân thủ pháp luật về thuế GTGT

Thứ hai, hóa đơn thuế GTGT thể hiện thông tin nghiệp vụ mua bán hàng hóa của đối tượng tham gia nghiệp vụ phát sinh

Thứ ba, hóa đơn thuế GTGT được lập phải có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quyđịnh

1.1.1.2 Khái niệm hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Dưới góc độ pháp lý tại Việt Nam, khái niệm hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trịgia tăng là hành vi bán hoặc mua hóa đơn thuế GTGT bất hợp pháp nhằm hợp thức hóachứng từ ghi nhận chi phí, doanh thu của doanh nghiệp nhưng không phát sinh giao

Trang 15

dịch hàng hóa, dịch vụ thực sự Hành vi này nhằm thực hiện các hành vi vi phạm phápluật, gây ảnh hưởng tới trật tự quản lý kinh tế xã hội và gây thất thu nguồn ngân sáchnhà nước.

Hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng khẳng định là hành vi trái phápluật, lý do đưa ra có nhiều quan điểm, tập chung chủ yếu vào ba quan điểm chính:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là hìnhthức lừa đảo thuế, trong đó các bên tham gia cố ý thực hiện mua bán hóa đơn hoặcxuất khống hóa đơn thuế giá trị gia tăng nhằm hợp thức hóa các hồ sơ, chứng từ kếtoán trong doanh nghiệp và hồ sơ khai thuế, thông qua thu lợi ích bất chính từ nguồndoanh nghiệp và nguồn thu ngân sách nhà nước về cá nhân

Quan điểm thứ hai cho rằng, hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là một hìnhthức gian lận thuế, trong đó cá nhân, tổ chức cố ý khai sai lệch – làm giảm số tiền thuếGTGT được hoàn hay được khấu trừ trong kỳ trên tờ khai thuế GTGT

Quan điểm thứ ba cho rằng, hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là một hìnhthức trốn thuế, trong đó cá nhân tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật liên quanđến thuế và hóa đơn thuế GTGT nhằm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp trong kỳhoặc tăng số tiền thuế GTGT được hoàn hoặc được khấu trừ đầu vào trong kỳ với mứcđộ vi phạm nghiêm trọng

Về cơ bản, các hình thức trên đối với hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT đềulàm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp hoặc làm tăng số thuế GTGT được hoàn hoặcđược miễn giảm, khấu trừ, từ đó đối tượng thực hiện hành vi sẽ thu lợi bất hợp pháp từnguồn chi phí của doanh nghiệp hay nguồn ngân sách nhà nước Hành vi trốn thuế cóphạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô tình và sự cố ý; hành vi gian lận thuế cóphạm vi hẹp, và là sự cố ý; trong khi đó hành vi lừa đảo thuế lại xét về phạm vi lừađảo, chiếm đoạt Như vậy, hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT vừa là hành vi lừađảo thuế, gian lận thuế cũng như là hành vi trốn thuế; và tùy vào diễn biến, mức độ sựviệc mà phân định cụ thể hành vi vi phạm

1.1.1.3 Tác động tiêu cực của hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

a) Tác động tiêu cực tới trật tự xã hội và chế độ quản lý của Nhà nước

Hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng là cấu thành của tội in, phát hành

Trang 16

mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước Đối tượng thực hiệnhành vi ngày càng nhiều tạo nên tiềm ẩn của tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức;diễn biến ngày càng tinh vi, gây hậu quả làm thất thoát hàng nghìn tỉ đồng; đồng thờilàm cho công tác quản lý nhà nước gặp trở ngại Mức độ tác động của hành vi này lênxã hội ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng tới trật tự và kỷ cương pháp luật XHCNcùng với lợi ích của Nhà nước và xã hội, làm suy giảm niềm tin xã hội và công cuộcphát triển đất nước.

b) Tác động tiêu cực tới doanh nghiệp và người nộp thuế

Hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT gây rắc rối không nhỏ đến doanh nghiệpvà người nộp thuế vô tình sử dụng tới Đầu tiên, hành vi này ảnh hưởng đến việc tuânthủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp Thứ hai, hành vi này gây mất thời gian vàthiệt hại của doanh nghiệp Khi bị thanh tra thuế phát hiện ra có sử dụng hóa đơnkhống, hóa đơn không hợp pháp, hóa đơn của các công ty ma, doanh nghiệp này sẽ tốnrất nhiều thời gian giải trình, kê khai lại thuế và tổn thất khi phải đóng bổ sung thuế vàtiền nộp phạt do nộp chậm ngân sách nhà nước

c)Tác động tiêu cực tới trật tự của nền kinh tế thị trường.

Thông qua các chính sách quản lý nhà nước đưa ra đối với lĩnh vực hóa đơn, hóađơn thuế giá trị gia tăng, mục đích đề ra là giúp cho việc quản lý được diễn ra thuận lợi.Đối với doanh nghiệp thì sự cải tiến chính sách quản lý hóa đơn thuế GTGT giúp chodoanh nghiệp tiết kiệm chi phí, quản trị doanh nghiệp ngày một hiệu quả, tạo một môitrường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức Tuy nhiên, hành vi mua bánhóa đơn thuế GTGT là hành vi vi phạm pháp luật, doanh nghiệp thực hiện hành vi nàyđược đánh giá là ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, mục đích để giảm số tiền kêkhai khấu trừ thuế, hoặc tăng số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền thuế, hoặckê khai khống chi phí nhằm trốn nghĩa vụ thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

1.1.2 Tổng quan Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trịgia tăng

1.1.2.1 Khái niệm về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn giá trị thuế giátrị gia tăng

Theo Từ điển tiếng Việt, “kiểm soát” được hiểu là “xem xét để phát hiện, ngăn

Trang 17

chặn những gì trái với quy định” hoặc “đặt trong phạm vi quyền hành của mình”.1Trong pháp luật khi thực hiện chức năng kiểm soát, người làm luật sẽ xem xét hành vivà xây dựng các tiêu chí nhận diện hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật và chủ thểcó khả năng thực hiện hành vi đó Các cá nhân, tổ chức kiểm soát hành vi thông quakhung pháp lý chung sẽ đối chiếu từ thực tế, xác định chủ thể theo điều kiện, tiêu chítrở thành đối tượng thuộc phạm vi kiểm soát, và tiến hành theo dõi hành vi của chủ thểnhằm phát hiện kịp thời dấu hiệu vi phạm Trong trường hợp chủ thể có hành vi viphạm, gây ảnh hưởng tới nguyên tắc kiểm soát đã đặt ra trước đó, tùy từng mức độ viphạm, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện kiểm soát sẽ đưa ra các chế tài xử phạt để xử lý.

Việc kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT không chỉ đơn thuần làphát hiện và ngăn chặn những hành vi trái quy định pháp luật Kiểm soát hành vi muabán hóa đơn thuế GTGT từ việc phát hiện và ngăn chặn nhằm kiểm soát sự thất thuNSNN từ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hành vitrái pháp luật, những biện pháp xử lý và thu hồi khoản thu NSNN bị thất thoát Vì vậy,để phát hiện, quản lý và ngăn chặn những hành vi này, cơ quan chức năng có thẩmquyền phải theo dõi, kiểm soát quy trình xuất hóa đơn cũng như số liệu và sự chấphành pháp luật của các đối tượng đã được khoanh phạm vi cần kiểm soát

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra kết luận chung về kiểm soát hành vi muabán hóa đơn thuế giá trị gia tăng như sau:

“Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng là tổng thể các biện

pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn của cáccá nhân, tổ chức có tham gia hoạt động kinh doanh phát sinh nghĩa vụ về thuế giá trịgia tăng, qua đó phát hiện, ngăn chặn những đối tượng lợi dụng những khoảng trốngtrong quy định pháp luật để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăngvới mục đích trốn thuế trong nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và thu lợi ích cá nhân,từ đó áp dụng các biện pháp hành chính, hình sự tùy theo mức độ vi phạm để xử phạtđối tượng có hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng và thu hồi thất thoát ngânsách nhà nước trong lĩnh vực thuế”.

Từ đó, khái niệm về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là cơ sởđể định nghĩa khái niệm về Pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT.1 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, trang 523

Trang 18

1.1.2.2 Khái niệm Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Một trong những công cụ mà Nhà nước dùng để kiểm soát hành vi mua bán hóađơn thuế GTGT, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất nhằm thiết lập trật tự xã hội, ổnđịnh nền kinh tế thị trường Việc này xuất phát từ tính ưu việt của pháp luật: do nhànước ban hành, mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhànước Trong khoa học pháp lý, pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuếGTGT là các quy định bảo đảm cho việc theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn thuếGTGT của cá nhân, tổ chức; gồm các biện pháp như đăng ký số lượng hóa đơn trongmột kỳ, báo cáo tổng hợp giao dịch xuất hóa đơn bán ra trong kỳ và hủy số lượng hóađơn không dùng khi không sử dụng hoặc hết kỳ đăng ký và là tổng thể các biện phápnhằm nâng cao công tác quản trị, phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành

vi vi phạm, giảm lượng tội phạm kinh tế, giảm tình trạng thất thu nguồn ngân sách nhànước

Qua đây, pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT từ nhận định chung về kiểm soát hành vi được định nghĩa như sau:

“Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng là tổng

thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xácđịnh, tổng hợp tình hình sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng của các tổ chức đăng kýsử dụng, qua đó phát hiện, ngăn chặn việc mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng xảyra, và áp dụng các biện pháp hành chính, hình sự để xử lý các đối tượng thực hiệnhành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng”.

Đây có thể được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc góp phần đảm bảohoạt động về lĩnh vực thuế nói chung và lĩnh vực về quản lý, kiểm soát hóa đơn thuếGTGT nói riêng được thực hiện tuân theo

1.1.2.3 Đặc điểm về pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là một công cụđược cho là hữu hiệu trong cuộc chiến kiểm soát hành vi vi phạm và phòng chống tộiphạm trong lĩnh vực thuế và xâm phạm trật tự kinh tế xã hội Một mặt, xây dựng hànhlang pháp lý cho hệ thống quản lý tình hình sử dụng, phát hành hóa đơn thuế

Trang 19

GTGT, một mặt khác thông qua hệ thống quản lý này mà phát hiện các hành vi muabán hóa đơn thuế GTGT trái phép và phòng ngừa những dấu hiệu phạm tội từ các đốitượng thực hiện hành vi này.

Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng mangnhững đặc điểm như sau:

Thứ nhất, pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT quy định vềxác định hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT trong các lĩnh vực bán hàng hóa và cungứng dịch vụ trong nội địa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoạt động vận tải quốc tế,xuất hàng hóa trong khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi như xuất khẩu

Thứ hai, đối tượng áp dụng của pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn làcác cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, cung ứngdịch và áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Thứ ba, chủ thể thực hiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuếgiá trị gia tăng là các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, kiểm soát, xử phạt tronglĩnh vực hóa đơn bao gồm: cơ quan Thuế; cơ quan công Công an, các quan nhà nướccó thẩm quyền liên quan

Thứ bốn, pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăngquy định về các biện pháp kiểm soát và hình thức xử lý hành vi vi phạm; trách nhiệmcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động kiểm soát

1.1.2.4 Vai trò của pháp luật Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Vai trò của việc áp dụng pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuếGTGT được thể hiện ở một số điểm như sau:

Thứ nhất, kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng nhằm ngănchặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Thứ hai, bảo vệ nguồn lực công cộng bằng cách ngăn chặn các hành vi vi phạm;kiểm soát hóa đơn thuế GTGT giúp bảo vệ nguồn lực công cộng và đảm bảo ngănchặn thất thu NSNN

Thứ ba, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh và giao dịchthương mại, giúp CQT có thể đối chiếu và xác minh dữ liệu thuế chính xác

Thứ tư, xây dựng niềm tin cho người dân và doanh nghiệp: việc thực hiện hiệu

Trang 20

quả các biện pháp kiểm soát giúp xây dựng niềm tin của người dân và doanh nghiệpvào hệ thống thuế nhà nước.

Mặc dù việc kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT là một trong nhiềucông cụ giúp cho cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng liên quan quản lý, nhưng khikết hợp với các yếu tố khác sẽ tạo ra hàng rào pháp lý nhằm ngăn chặn và xử lý hànhvi mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT như các quy định về hóa đơn và quản lý hóađơn, xử lý trách nhiệm những doanh nghiệp vi phạm, tăng cường rà soát các đối tượngvi phạm pháp luật, … Tuy nhiên, các quy định về kiểm soát hành

vi mua bán hóa đơn thuế GTGT hiệu quả có thể là thành phần chính trong hệ thốngphòng chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, phòng chống thấtthu ngân sách nhà nước thông qua công cụ thuế nói riêng

1.1.2.5 Phương thức kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuếgiá trị gia tăng là điều cần thiết Công cuộc này được xây dựng và đẩy mạnh tiến trình;khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành các vănbản pháp luật; chế tài xử phạt phải đủ sức răn đe, phòng ngừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏicủa công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng trong tình hìnhkinh tế - xã hội hiện nay

Thứ hai, Cơ quan Thuế thực hiện quản lý hóa đơn thuế GTGT từ khâu đăng ký,phát hành; tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn thuếGTGT Trong quá trình quản lý, việc thực hiện kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệpnhằm rà soát và phát hiện kịp thời các đối tượng thực hiện hành vi trái pháp luật Đồngthời, cơ sở vật chất hạ tầng của hệ thống lưu trữ và quản lý hóa đơn cũng góp phầnquan trọng Để công tác đăng ký và quản lý tình hình sử dụng hóa đơn thuế GTGTđược thuận lợi và hiệu quả, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác xây dựngquản lý dữ liệu hóa đơn và hệ thống liên kết thông tin giữa các cơ quan ban hành cầnđược đẩy mạnh, nhằm giúp cho việc quản lý và khai thác dữ liệu cho công tác thanhtra, kiểm tra của các cơ quan ban ngành

Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra hóa đơn chứng từ, các cơ quan có thẩmquyền thực hiện theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa

Trang 21

bàn và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh nhữngcán bộ tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụđược giao; đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác.

Thứ tư, CQT phối hợp cùng các cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm soáthành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT; điều tra, xử lý; tập trung vào các đường dây, ổnhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đẩy mạnh công tác thanh tra để phát hiện kịpthời, phòng ngừa vi phạm; đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công táckiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT

Thứ năm, chế tài được Cơ quan Thuế và cơ quan có thẩm quyền áp dụng trongcông tác kiểm soát hành vi vi phạm là điều cần thiết Hành vi này ảnh hưởng trật tựkinh tế xã hội do Nhà nước xây dựng, vậy nên chế tài được áp dụng phải thể hiện rõđược quyền lực của Nhà nước

Thứ sáu, CQT tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hóa đơn thuế GTGTvà các hậu quả của việc mua bán hóa đơn trái phép nhằm nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác nhận diện, đấu tranh các hìnhthức của hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT với những nội dung, hình thức đa dạng,phù hợp và có sức lan tỏa sâu rộng; đồng thời cũng công khai những kết quả điều tra,xử lý trên các phương tiện truyền thông nhằm răn đe, phòng ngừa chung Đồng thời,việc đào tạo cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp về các quy định pháp luật như kỹnăng kiểm tra nhận biết hóa đơn bất hợp pháp cũng được Cơ quan Thuế triển khaitrong công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT

1.2 Quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn giá trị thuế giatăng

1.2.1 Quy định pháp luật về Xác định hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trịgia tăng và đối tượng áp dụng của pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóađơn thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về hành vi mua bán hóa đơn bao gồm nhữnghành vi:

10/2013/TTLT-BTP-BCA-“- Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, khôngchính xác theo quy định;

Trang 22

- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;- Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị

sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịchvụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

- Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa

các liên của hóa đơn.”

Như vậy, doanh nghiệp thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT đồngnghĩa với việc thực hiện mua bán hóa đơn thuế GTGT bất hợp pháp, được hiểu lànhững hóa đơn không được phát hành hoặc sử dụng đúng theo quy định pháp luật Hóađơn thuế GTGT bất hợp pháp bao gồm các loại:

 Hóa đơn giả Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hoặc hết giá trị sử dụng; Hóa đơn không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

 Hóa đơn điện tử chưa có mã của CQT đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT;

 Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày CQT xác địnhbên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

 Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn trước ngày xác định bênlập hóa đơn trước ngày xác định bên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanhđã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của CQT về việcbên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thẩmquyền nhưng CQT hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác

có kết luận đó là hóa đơn không hợp pháp.2

Bên cạnh đó, trong xác định hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng,doanh nghiệp cũng là yếu tố cấu thành trong hành vi này Theo quy định tại Điều 8Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có phân loại hóa đơn, thì hóa đơn thuế giá trị gia tăngđược quy định là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương thứckhấu trừ Như vậy theo điều kiện về các tổ chức được áp dụng thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ là đối tượng cần được quản lý chặt chẽ hơn với hệ thống

2 Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Quy định về hóa đơn, chứng từ ngày 19/10/2020 của Chính Phủ

Trang 23

hóa đơn tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừthuế GTGT được áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,hóa đơn và chứng từ theo quy định pháp luật hiện hành và có các điều kiện:

 Có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Cơ sở kinh doanh mới thành lập hoặc doanh nghiệp đang áp dụng phương pháptính thuế GTGT trực tiếp có doanh thu năm trước dưới 01 tỷ có nhu cầu đăng ký tựnguyện áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Như vậy, Doanh nghiệp được xác nhận dễ vào diện có hành vi mua bán hóa đơnthuế GTGT bao gồm các loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước Việc dựa vào loạihình kinh doanh lại là việc CQT phối hợp với cơ quan chuyên trách về đăng ký thànhlập doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư Các trình tự, thủ tục, đăng ký thànhlập doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày

04/01/2021, trong đó việc đăng ký doanh nghiệp được cơ quan chuyên trách thông quavà cấp phép giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứng minh hiệu lực pháp lý Sựliên thông giữa đăng ký thành lập công ty của cơ quan chuyên trách với CQT thôngqua mã số doanh nghiệp cũng là MST, từ những thông tin trên hệ thống, CQT xác địnhđược doanh nghiệp có đủ điều kiện áp dụng phương pháp khai thuế khấu trừ và quảnlý các hoạt động của doanh nghiệp đó bao gồm cả hóa đơn thuế GTGT

1.2.2 Quy định pháp luật về Chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT đưa ra quy định vềthẩm quyền của cơ quan quản lý nhằm mục đích xác định rõ vai trò và chức năng củacơ quan quản lý trong việc thi hành pháp luật Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm vềkiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, pháp nhân thương mại đượcxây dựng theo quy định Việc quy định thẩm quyền của cơ quan quản lý hóa đơn sẽtránh được sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhànước, đảm bảo được sự độc lập của cơ quan quản lý chuyên trách của lĩnh vực đặc thù

a) Đối với Cơ quan thuế

Hiện nay quy định về bộ máy tổ chức và thi hành pháp luật về kiểm soát hành

Trang 24

vi mua bán hóa đơn thuế GTGT, trong đó bao gồm việc xử lý các hành vi về mua bánhóa đơn thuế GTGT được quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2019 Theo đó, cơquan quản lý tham gia vào quá trình thực thi pháp luật về quản lý hóa đơn là Cơ quanThuế.

Về cơ cấu tổ chức thì theo Điều 2 và Điều 4 Luật QLT năm 2019, Chính Phủquyết định và thành lập quy định về cơ quan quản lý thuế và chức năng quản lý hóađơn, chứng từ trong tổng quát nội dung quản lý thuế Trong đó thì quy định thì ChínhPhủ quy định nội dung về hóa đơn, chứng từ và Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm trướcChính Phủ về thực hiện quản lý thuế, bao gồm quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng,hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác, chứng từ Theo quy định tại Điều 15 Chương II LuậtQLT năm 2019 thì Bộ Tài Chính là cơ quan chủ trì giúp Chính Phủ thực hiện các nhiệmvụ: (i) ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn pháp luật về hóa đơn, chứng từ; (ii) tổchức việc thực hiện quản lý lĩnh vực hóa đơn, chứng từ Trực tiếp thực hiện là Tổng CụcThuế thông qua chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Tài Chính thực hiện quản lý thuế bao gồm lĩnhvực quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng theo quy định Hiện nay, cơ quan quản lý cáchoạt động liên quan đến hóa đơn, chứng từ được quy định đứng đầu là Tổng Cục Thuế.Đây là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài Chính, với chức năng tham mưu, giúp BộTài chính quản lý nhà nước về các khoản thu thuế, phí và các khoản thu khác thuộcNSNN, tổ chức thuế theo quy định của pháp luật, trong đó có hóa đơn thuế giá trị gia tăng.Cụ thể, trong nhiệm vụ tổ chức quản lý thuế theo quy định pháp luật, Tổng Cục Thuế cónghiệp vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện quy trình liên quanđến hóa đơn, chứng từ và phân cấp quản lý về các Cục thuế và Chi cục thuế tại các địaphương Bên cạnh đó, Tổng Cục Thuế được áp dụng các biện pháp để đảm bảo thực thipháp luật về thuế và hóa đơn thuế GTGT: yêu cầu người nộp thuế cung cấp tài liệu liênquan; yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp tài liệucùng phối hợp với CQT trong công tác quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng, thực hiện cácbiện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định phạt

vi phạm hành chính thuế, phối hợp với cơ quan chức năng như Bộ Công an trong những vụ việc có tính chất nghiêm trọng như mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT3,…

3“Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Thuế”, han-

va-co-cau-to-chuc-cua-tong-cuc-thue-11520983.html, truy cập ngày 10/05/2024

Trang 25

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử là công cụ chủ chốt trong công tácquản lý của CQT, bao gồm tổ chức, xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu đểphục vụ công tác quản lý thuế được quy định tại điều 93 Luật QLT năm 2019; ChínhPhủ chỉ đạo cho CQT đứng đầu là Tổng cục Thuế, cơ quan chuyên môn trực thuộc BộTài Chính Để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hình thức hóa đơn nói chung và hóađơn thuế GTGT nói riêng được chuyển đổi loại hình phù hợp sang hóa đơn điện tử.Theo lộ trình được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP của CP ban hành ngày12/09/2018, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộctriển khai sử dụng hóa đơn điện tử và hạn cuối là 01/11/2020 Từ ngày 01/07/2022theo quy định tại Thông tư số 78/2021/TT-BTC của BTC, mọi doanh nghiệp đang sửdụng hóa đơn giấy cần chuyển sang hóa đơn điện tử Đây là một bước tiến vượt bậctrong việc thực hiện pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăngvà sự hội nhập để phù hợp với thông lệ quốc tế Đặc biệt với ngành dịch vụ bán lẻthường xuất một lượng lớn hóa đơn, để quản lý, CQT đưa việc áp dụng hóa đơn khởitạo từ máy tính tiền từ ngày 15/12/2022, tiếp theo hành động triển khai theo thông tưsố 78/2021/TT-BTC.

Về chức năng xử lý các vụ việc về hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị giatăng thì theo Luật QLT năm 2019, Cơ quan quản lý thuế có quyền tiến hành kiểm tra,thanh tra thuế Chức năng này của Cơ quan Thuế đứng đầu là Tổng cục Thuế, tiếp tớilà Cục Thuế, Chi Cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Bộ Tài Chính, đượcphân cấp quản lý theo từng địa bàn

b) Đối với Cơ quan Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đối với các vụ việc có tính chất nghiêm trọng, trong Bộ Luật Hình sự năm2015 có quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu ngânsách BLHS năm 2015 tạo cơ sở cho xử lý trách nhiệm hình sự, tồn tại phân cấp xử lývụ việc liên quan đến hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.Theo đó cơ quan điều tra là cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân truy tố, Tòa ánnhân dân xét xử và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm

Các bộ, cơ quan ngang bộ khác ngoài Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp vớiCơ quan Thuế trong những vụ việc có yếu tố liên quan đến hành vi mua bán hóa đơnthuế giá trị gia tăng bao gồm kết nối, cung cấp thông tin liên quan đến doanh

Trang 26

nghiệp có hành vi vi phạm Các bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm:- Bộ Công Thương

- Bộ Thông tin và Truyền thông- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ4Cơ quan nhà nước mỗi ban ngành được phân cấp quản lý về địa bàn, chịu tráchnhiệm chính và tổ chức phối hợp trong công tác kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT

1.2.3 Quy định pháp luật về chế tài xử phạt đối với hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Trên phương diện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về xử lý hình sự, các hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT được quy định như sau:

 Về xử phạt hành chính:

Về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT thựchiện theo các quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổsung tại Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 quy định về xử phạt vi phạmhành chính về thuế, hóa đơn

Thứ nhất, đối với hành vi vi phạm sẽ xử phạt theo điều 22 Nghị định số125/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng Đi đôivới quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả là bắt buộc phải hủy hóa đơn vànộp lại số tiền bất hợp pháp có được về nguồn ngân sách nhà nước

Thứ hai, đối với hành vi sử dụng hóa đơn thuế GTGT không hợp pháp, sử dụngkhông hợp pháp hóa đơn thuế GTGT, đây là áp dụng xử phạt đối với người có hành vimua hóa đơn thuế GTGT trái phép Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định125/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Thứ ba, đối với hành vi sử dụng hóa đơn thuế GTGT không hợp pháp để hạch4 Điều 15 Luật Quản lý Thuế năm 2019, ban hành ngày 13/06/2019

Trang 27

toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng sốtiền thuế được hoàn, miễn giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra phát hiện, ngườimua chứng minh được lỗi vi phạm thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toánkế toán đầy đủ theo quy định sẽ bị xử phạt với mức 20% số tiền thuế khai thiếu hoặcsố tiền thuế đã được hoàn cao hơn so với quy định.

Thứ tư, đối với hành vi sử dụng hóa đơn thuế GTGT không hợp pháp, sử dụngkhông hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiềnthuế được hoàn, số tiền thuế được miễn giảm xác định là hành vi trốn thuế nhưng chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt với mức phạt 1 đến 3 lần số thuếtrốn Điều này còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạttăng dần theo tình tiết tăng nặng của vụ việc

 Về xử lý hình sự:

Bên cạnh hình thức xử phạt về mặt hành chính thì trong Pháp luật Việt Namđã đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng tạiđiều 203 Bộ Luật Hình sự năm 2015 Đây là cơ sở pháp lý cho việc xử lý trách nhiệmhình sự đối với các doanh nghiệp có hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT gây xâmphạm trật tự nền kinh tế thị trường, thất thu nguồn ngân sách nhà nước

Theo BLHS năm 2015: hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT bị truy cứu tráchnhiệm hình sự sẽ bị xử lý theo điều 203 về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóađơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước Xét về cơ bản, chế tài hành chính và hìnhsự đối với các hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT và sử dụng hóa đơn không hợppháp đối với phía cá nhân, doanh nghiệp mua hóa đơn được quy định cụ thể trong hệthống pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về hình sự, tất nhiên là phụthuộc vào tính chất, mức độ, quy mô của hành vi vi phạm Trong đó, đối với doanhnghiệp hay pháp nhân thương mại, đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt với 2 khung phạtchính: Phạt tiền từ 100 triệu đồng tới 1 tỷ đồng; hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệuđồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3năm hoặc cấp huy động vốn từ 1 dến 3 năm

Căn cứ theo các quy định được liệt kê, về cơ bản, các chế tài hành chính vàhình sự đối với hành vi mua bán hóa đơn thuế GTGT được quy định một cách khá

Trang 28

cụ thể và đầy đủ trong hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính và xử phạt hình sựtheo tính chất, mức độ, quy mô của hành vi vi phạm.

1.2.4 Bất cập trong quy định pháp luật và hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

1.2.4.1 Bất cập trong quy định pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

 Xác định hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Văn bản pháp luật như Luật và Nghị định không nêu cụ thể điều khoản riêngvề hành vi mua bán hóa đơn mà lồng ghép vào điều khoản về sử dụng hóa đơn bất hợppháp, hành vi trốn thuế Mặc dù chúng ta có thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC của VKSNDTC được cho là một văn bản liênngành hướng dẫn dấu hiệu của các hành vi vi phạm, trong đó có liệt kê hành vi muabán hóa đơn thuế GTGT Tuy nhiên, ngoài thông tư liên tịch kể trên, thì hiện nay chưacó một văn bản pháp luật hướng dẫn về pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóađơn thuế GTGT nói riêng trong khi các quy định liên quan có sửa đổi, bổ sung, thậmchí ban hành thay thế văn bản pháp luật không còn hiệu lực Việc này làm cho hoạtđộng thực hiện pháp luật gặp nhiều hạn chế

 Về đối tượng áp dụng của pháp luật kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế

giá trị gia tăng

Một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật thực hiện hành vi mua bánhóa đơn GTGT bất hợp pháp nhằm hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào để khấu trừ thuế,bằng cách thành lập doanh nghiệp nhằm mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, tạođiều kiện cho các đối tượng khác thực hiện hành vi vi phạm này thuận lợi hơn Lợidụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý cấp giấy phép đăngký kinh doanh chưa chặt chẽ, dẫn tới có nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không cóhoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trịgia tăng làm thu lợi bất chính, tiếp tay cho hành vi trốn thuế và chiếm đoạt tiền thungân sách của nhà nước Về thủ tục tạm dừng kinh doanh hay giải thể công ty cònnhiều lỗ hổng, giúp cho đối tượng thực hiện hành vi lách luật

 Chủ thể kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Tình trạng kiểm soát không chặt chẽ, thiếu sự phối hợp tích cực giữa các cơ

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w