1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trên địa bàn thành phố hồ chí minh

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bên cạnh đó, Điểm tín dụng được xem là dấu hiệu về lịch sử tín dụngcủa khách hàng, khi điểm tín dụng của mỗi ngân hàng có những sựkhác biệt riêng lẻ những về những quy định chung vẫn đượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG CÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦAKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàngMã số chuyên ngành: 8 34 02 01

TP Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG CÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦAKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của kháchhàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP HồChí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được trình bày trong đềtài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực Kết quả nghiên cứu của đềtài được trình bày không sao chép bất kỳ luận văn nào khác và cũng chưa đượctrình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngàytháng

năm 2024Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Cúc

Trang 4

LỜI CÁM ƠNTrước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Trường Đại học Ngânhàng Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa sau đại học đã tạo tất cả điều kiệnvà truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian được học tại Trường.

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Thị Thanh Hằng, cô đãnhiệt tình, dẫn dắt, hướng dẫn góp ý trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hết lònggiúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, là chỗ dựa tinh thần vững chắccũng như ủng hộ đồng viên để tôi có thời gian và tinh thần tốt nhất đểtập trung học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Những tỉnh cảm sâu sắc, động viên của đồng nghiệp, bạn bè đã tạođộng lực to lớn để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngàytháng

năm 2024Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Cúc

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂNTiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệptại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định, phân tích các nhân tố và đo lườngmức độ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Quân đội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giảipháp và các chiến lược khách hàng phù hợp để hạn chế những rủi ro và tình trạngxảy ra nợ xấu của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng Để thựchiện nghiên cứu đề tài, hai phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu định tính vànghiên cứu định lượng được thực hiện Phương pháp nghiên cứu định tính tậptrung vào phỏng vấn chuyên gia, xây dựng bảng câu hỏi dự kiến, phương phápnghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy BinaryLogistic với biến phụ thuộc được mã hóa dưới dạng nhị phân thông qua công cụphân tích là phần mềm SPSS 22.0 Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp chọnmẫu ngẫu nhiên 426 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại MB trên địabàn TP Hồ Chí Minh trong thời gian từ 2020 - 2023 để điều tra về khả năng trả nợcủa họ Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến khả năngtrả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân độitrên địa bàn TP Hồ Chí Minh là: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, Xếp hạng tíndụng, Tài sản đảm bảo, Mục đích sử dụng vốn vay, Số tiền vay, Lãi suất vay, Hiệuquả kinh doanh Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số hồi quy là β =6,038 Từ đó, sẽ tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị cho lãnh đạo của MB trên địabàn TP Hồ Chí Minh để nâng cao năng lực trả nợ của KHDN trong tương lai.

Từ khóa: khả năng trả nợ, trả nợ, khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng.

Trang 6

ABSTRACTTitle: Factors affecting the debt repayment capacity of corporate customersat the Military Commercial Joint Stock Bank in Ho Chi Minh City.

Summary: The objective of this study is to identify, analyze factors and measure thelevel of impact on the debt repayment capacity of corporate customers at the MilitaryCommercial Joint Stock Bank in Ho Chi Minh City, thereby proposing appropriatesolutions and customer strategies to limit risks and bad debt of enterprises in bankingcredit activities To conduct the research, two research methods, qualitative researchand quantitative research, were carried out The qualitative research method focuses oninterviewing experts, building a planned questionnaire, the quantitative research methodis carried out by Binary Logistic regression analysis with the dependent variableencoded in binary form through the analysis tool of SPSS 22.0 software Data wascollected by randomly selecting 426 corporate customers who had a loan relationshipwith MB in Ho Chi Minh City from 2020 to 2023 to investigate their debt repaymentability The research results showed that there are 5 factors that positively affect thedebt repayment ability of corporate customers at the Military Commercial Joint StockBank in Ho Chi Minh City: Business operation time, Credit rating, Collateral, Loanpurpose, Loan amount, Loan interest rate, Business efficiency Of which, the factor withthe strongest influence with a regression coefficient of β = 6.038 will be proposed to theleaders of MB in Ho Chi Minh City to improve the debt repayment ability of corporatecustomers in the future.

Keywords: debt repayment ability, debt repayment, corporate customers, bank

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN i

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1 Phương pháp định tính 5

1.5.2 Phương pháp định lượng 5

1.6 Đóng góp của nghiên cứu 5

1.7 Kết cấu của của luận văn 6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 Lý thuyết về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 7

2.1.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp 7

Trang 8

2.1.2 Nguyên tắc vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp 7

2.2 Lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp 9

2.2.1 Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp 9

2.2.2 Đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp 10

2.2.2.1 Đánh giá thông qua các chỉ số tài chính 10

2.2.2.2 Đánh giá thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm 11

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp122.2.3.1 Đặc điểm cá nhân của người đi vay 13

2.2.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp 13

2.2.2.3 Đặc điểm của khoản vay 16

2.3 Tình hình nghiên cứu 16

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 16

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 18

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 22

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 23

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 23

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 27

3.1.2.1 Thâm niên nhà quản lý 27

3.1.2.2 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 27

3.1.2.3 Trình độ quản lý 27

3.1.2.4 Giới tính quản lý 28

3.1.2.5.Xếp hạng tín dụng 28

Trang 9

3.1.2.7 Mục đích sử dụng vốn vay 29

3.1.2.8 Thời hạn vay 29

3.1.2.9 Số tiền vay 30

3.1.2.10 Lãi suất vay 30

3.1.2.11 Hiệu quả kinh doanh 31

3.2 Phương pháp nghiên cứu 31

3.2.1 Nghiên cứu định tính 32

3.2.2 Nghiên cứu định lượng 33

3.2.2.1 Quy mô mẫu 33

3.2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh và tín dụng của NHTM cổ phần Quân độitrên địa bàn TP Hồ Chí Minh 41

4.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Quân đội trên địabàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2023 41

Trang 10

4.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

cổ phần Quân đội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2023

44

4.1.2.1 Phân loại kỳ hạn tín dụng 44

4.1.2.2 Phân loại đối tượng của khách hàng doanh nghiệp 44

4.1.2.3 Chất lượng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp 45

4.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của kháchhàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trên địa bàn TP HồChí Minh 47

4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 47

4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic 52

4.2.2.1 Kết quả mô hình hồi quy Logic 52

4.2.2.2 Kiểm độ mức độ phù hợp của mô hình 53

4.2.2.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 54

4.2.2.4 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình 55

4.2.2.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 55

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Hàm ý quản trị 61

5.2.1 Đối với tài sản đảm bảo 62

5.2.2 Đối với mục đích sử dụng vốn vay 62

5.2.3 Đối với số tiền vay 62

5.2.4 Đối với xếp hạng tín dụng 63

Trang 11

5.2.5 Đối với lãi suất vay 63

5.2.6 Đối với hiệu quả kinh doanh 64

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 64

5.3.1 Hạn chế nghiên cứu 65

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ SPSS 22.0 iv

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt

TCTDNHTMKNTNMBKHCNKHDNNHDNNVV

Cụm từ tiếng việtTổ chức tín dụngNgân hàng Thương mạiKhả năng trả nợ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân độiKhách hàng cá nhân

Khách hàng doanh nghiệpNgân hàng

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Phân biệt điểm khác nhau giữa tín dụng với KHCN và KHDN8

Bảng 2.2: Phân loại khả năng trả nợ của KHDN 9

Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan 19

Bảng 3.1: Các biến số được đề xuất trong mô hình nghiên cứu 25

Bảng 3.2: Bảng mô tả và đo lường mã hoá các biến độc lập trong mô hình nghiêncứu đề xuất 35

Bảng 4.1: Tình hình chung các chỉ tiêu kinh doanh của MB trên địa bàn TP Hồ ChíMinh giai đoạn 2021 – 2023 42

Bảng 4.2: Phân loại kỳ hạn cấp tín dụng tại MB trên địa bàn TP Hồ Chí Minh từ2021 – 2023 44

Bảng 4.3: Phân loại cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB trên địa bànTP Hồ Chí Minh từ 2021 – 2023 45

Bảng 4.4: Tình trạng các nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp tại MB trên địa bànTP Hồ Chí Minh từ 2021 – 2023 46

Bảng 4.5: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 48

Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy Logit 52

Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy Logit sau khi loại biến 53

Bảng 4.8: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 54

Bảng 4.9: Kiểm định độ giải thích của mô hình 54

Bảng 4.10: Kiểm định mức độ dự báo 55

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 55

Trang 14

DANH MỤC HÌNHHình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 26Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 31

Hình 4.1: Tỷ trọng các nhóm nợ của KHDN tại MB trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

từ 2021 – 2023 46

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI1.1. Lý do chọn đề tài

Dưới sự khuyến khích của đối với của Đảng và nhà nước trong chính sách, cải cáchhành chính, đơn giản hóa thủ tục, đã tạo điều kiện tăng số lượng doanh nghiệp thành lậpmột cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn, chủ yếu là các doanh nghiệp quy mônhỏ và vừa Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả các doanhnghiệp nhỏ và vừa đã có bước chuyển đáng kể trong việc thúc đẩy và luân chuyển hànghoá, phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy các nguồn lực vào phát triển kinh tế -xã hội, góp phần quyết định vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuấtkhẩu, tạo công ăn việc làm Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa này do có sựthuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn mà chủ yếu là các nguồn vốn vay của cácngân hàng thương mại (NHTM) Tuy nhiên, khi tiếp cận các nguồn vốn vay của NHTM,các doanh nghiệp vẫn vướng phải những hạn chế nhất định, chẳng hạn như nhữngnguyên nhân khách quan từ môi trường vĩ mô không ổn định, khung pháp lý chưa hoànthiện… Ngoài ra, khó khăn trên còn xuất phát từ phía các NHTM hoặc chính bản thân cáckhách hàng doanh nghiệp.

Về phía ngân hàng, khi quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thì cần phải cóquy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ, cũng như tuân thủ các quy định do ngân hàngNhà nước ban hành Do đó, quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhằm đápứng tốt nhất nhu cầu vốn của họ chủ yếu dựa trên các thông tin mà doanh nghiệpcung cấp cho ngân hàng, các thông tin mà ngân hàng tự thu thập hoặc thông qua sựtrao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau hoặc tra cứu lịch sử tín dụng củakhách hàng tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) Tuy nhiên, dựa vào cácthông tin thu thập sẵn có từ các nguồn thì NHTM cần phải có sự sàng lọc và thẩmđịnh trước khi sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định cấp tín dụng chokhách hàng vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của kháchhàng Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả nợ đúng thì nợ xấu sẽ phát sinhvà điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho NHTM.

Trong những năm gần đây, nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín

dụng (TCTD) 1

Trang 16

là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của lĩnh vực tài chính ngân hàng.Trong tháng 2/2021, tổ chức Moody’s cho rằng nợ xấu của các Ngân hàngthương mại Việt Nam phải chiếm ít nhất 15% tổng tài sản Nợ xấu cao là nỗi locủa Chính phủ, các chuyên gia, các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng nhưtoàn thể dân chúng bởi nó tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm tắc nghẽndòng vốn và đe dọa an toàn tài chính quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến sự pháttriển bền vững về kinh tế Theo Yesin (2013), các tác động của nợ xấu cũng nhưviệc giải quyết nợ xấu tới nền kinh tế có thể nhắc tới như:

Một là, nợ xấu tăng tạo ra gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu Con số nàylớn đến mức các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý, nên việc xử lý có thể trông cậyvào ngân sách nhà nước Mặc dù, nguồn vốn để xử lý nợ xấu chủ yếu từ quỹ dự phòngrủi ro của các TCTD và con số cụ thể về kinh phí xử lý từ ngân sách Nhà nước chưađược đưa ra, nhưng nhìn vào dư nợ xấu cũng có thể ước đoán có sự ảnh hưởng lớnđến ngân sách nhà nước Về dài hạn, nếu việc xử lý nợ xấu gây ra bội chi ngân sách sẽtiềm ẩn rủi ro lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế Có thể nói, chính những biện pháp sửdụng ngân sách, nới lỏng tín dụng vào những năm 2008 để thúc đẩy nền kinh tế đã làmột nhân tố gây ra lạm phát cao trong những năm sau đó.

Hai là, nợ xấu tăng sẽ gây đình trệ nền kinh tế Khi nợ xấu tăng, ngân hàng phảitrích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế Nếu nợxấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay, đồng nghĩa với dònghuyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế(doanh nghiệp, hộ sản xuất…) cũng không thể tiếp tục kinh doanh Điều này sẽgây ra những tác động xã hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội…

Ba là, nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng: nếu nợ xấukhông được xử lý kịp thời, có thể gây ra đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, khiđó nó có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tincủa người dân, của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế Nghiêmtrọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia.

Từ những nguyên nhân trên, đứng trên góc độ NHTM, việc nhận diện và đánh giá

Trang 17

được khả năng trả nợ của khách hàng sẽ giúp NHTM có chiến lược, thái độ xử lý phùhợp, góp phần giảm thiểu nợ xấu và những tác động của nợ xấu Các nghiên cứu thựcnghiệm khác đã được thực hiện tại Việt Nam chủ yếu đánh giá khả năng trả nợ vay ngânhàng của khách hàng cá nhân hoặc nông hộ kinh doanh Hầu như rất ít đề tài nghiên cứuvề đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong khi đây là đối tượng có tiềm năng vay nợlớn hơn rất nhiều so với cá nhân, đồng thời dư nợ vay cũng đang chiếm tỷ trọng rất lớntrong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trong nước.

NHTM cổ phần Quân đội (MB) là một trong những NHTM lớn và lâu đời hoạt động tạiViệt Nam Tính đến thời điểm gần đây tổng nợ xấu của MB trong giai đoạn từ năm2020 đến 2022 gia tăng mạnh từ 3.248 tỷ đồng trong năm 2020, đi ngang trong năm2021 sau đó đột biến tăng lên ngưỡng 5.031 tỷ đồng Tương ứng với việc nợ xấunăm 2022 tăng đến 1.764 tỷ đồng chỉ trong 1 năm (tỷ lệ tăng là 54%) Trong 3 nhómnợ xấu, nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ liên tục gia tăng "bền vững" mỗi năm (tăng từ668 tỷ đồng trong năm 2017 lên 1.221 tỷ đồng trong năm 2022) Đây là nhóm nợ cóđộ rủi ro chỉ sau Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Bên cạnh đó, nhóm có rủi ro mấtvốn cao nhất nợ xấu nhóm 5, tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng chỉ trong năm2022 vừa qua lại tăng đột biến từ 819 tỷ đồng lên 2.293 tỷ đồng Điều này đồngnghĩa, về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nhóm 5 đã tăng tới 2,8 lần chỉ trong 1 năm (TrầnMạnh Quân và Nguyễn Bích Ngọc, 2023) Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng ngàycàng trở nên thực tiễn khá bức thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó,tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàngdoanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trên địa bàn TP Hồ ChíMinh” làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quátNghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnhhưởng đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh Từ đó đề xuất hàm ýquản trị cho MB nhằm gia tăng KNTN cho KHDN tại ngân hàng trong tương lai.

Trang 18

1.2.2 Mục tiêu cụ thểMục tiêu tổng quát được cụ thể hóa với các mục tiêu như sau:Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MBtrên địa bàn Hồ Chí Minh.

Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh.

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị mang tính khả thi cho MB để có chiến lược gia tăng KNTN cho KHDN tại ngân hàng trong tương lai.

1.3. Câu hỏi nghiên cứuĐể hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu thì các câu hỏi sau cần được giải đáp:

Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MB trênđịa bàn Hồ Chí Minh?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh như thế nào ?

Thứ ba, các hàm ý quản trị nào mang tính khả thi được đề xuất cho MB đểcó chiến lược gia tăng KNTN cho KHDN tại ngân hàng trong tương lai?1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu:Về không gian: MB trên địa bàn Hồ Chí Minh.Về thời gian: KHDN được lựa chọn để đánh giá có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng trong giai đoạn từ 01/2022 – 12/2023.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:

Trang 19

1.5.1 Phương pháp định tính

Được thực hiện bằng việc tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nướcđể làm nền tảng cơ sở lý thuyết Sau đó sẽ thực hiện phương pháp phỏng vấnchuyên gia để thống nhất các nhân tố để đưa ra tiêu chí đánh giá, đưa ra môhình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo.

1.5.2 Phương pháp định lượngPhương pháp thống kê, so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báocáo, thống kê của MB trên địa bàn Hồ Chí Minh và cho phép phân tích,so sánh đưa ra các nhận xét và đề xuất phương án phù hợp.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để ước lượng các mối quanhệ giữa các biến số đến khả năng trả nợ của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ ChíMinh trong mô hình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xâydựng, phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu, có minh họa qua sốliệu, luận văn sẽ tính toán dựa trên các số liệu đó để phân tích Để đo lường khảnăng trả nợ vay đúng hạn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích địnhlượng, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với biến đolường Y là biến giả (biến nhị phân) Cụ thể Y nhận giá trị 1 nếu trong năm doanhnghiệp trả nợ vay đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu có phát sinh trả nợ vay khôngđúng hạn Với phương pháp này, ta sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Logisticđể kiểm tra giả thiết nghiên cứu đặt ra.

1.6. Đóng góp của nghiên cứu

Thông qua việc thu thập số liệu và xử lý kết quả cho ra mô hình hồi quy đabiến đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ của KHDN tại MB trên địa bàn Hồ Chí Minh Từ kết quả nghiêncứu đó sẽ đề xuất các hàm ý quản trị mang tính khả thi cho các bộ phận liênquan nhằm nâng cao được khả năng trả nợ của KHDN tại ngân hàng và làmbài học kinh nghiệm cho các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trang 20

1.7. Kết cấu của của luận văn

Luận văn có kết cấu 5 chương, bao gồm:Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứuChương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứuChương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luậnChương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

TÓM TẮT CHƯƠNG 1Chương này tập trung vào việc trình bày lý do chọn đề tài, xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Đồng thời xác định phạm vi và đối tượngnghiên cứu, từ đó đề xuất phương pháp nghiên cứu tương ứng Ngoài ra,chương 1 cũng trình bày sự đóng góp của đề tài và kết cấu của luận văn.

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU2.1. Cơ sở lý luận về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp

Tín dụng doanh nghiệp hay hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệplà một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạnnhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thời hạn cho vay là khoảngthời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểmtrả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữatổ chức tín dụng và doanh nghiệp (Phan Thị Thu Hà, 2013).

2.1.2 Nguyên tắc vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp

Việc sử dụng vay vốn ngắn hạn là nhu cầu tự nguyện của doanh nghiệp và làcơ hội để Ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động Tuy nhiên,cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nênphải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Nóichung, doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc:

Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụngVề phía Ngân hàng: Trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của doanhnghiệp, đồng thời phải kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng như mụcđích đã cam kết hay không Điều này rất quan trong vì việc sử dụng vốn vay đúng mụcđích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này.

Về phía doanh nghiệp: Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàntrả nợ cho Ngân hàng Từ đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với ngânhàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa doanh nghiệp và ngân hàng sau này.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Trang 22

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạtđộng cho vay Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốnmà ngân hàng sử dụng để cho vay Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhànrỗi của nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cho vay Đại đa số nguồn vốn màNgân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền Do đó,sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trảlại cho Ngân hàng để Ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền Bản chấtcủa quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốnvay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi.

Bảng 2.1: Phân biệt điểm khác nhau giữa tín dụng với KHCN và KHDN

Mục đích Nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá Mua sắm tài sản cố định, máy móc,

nhân hoặc sản xuất, kinh doanh nhỏ phương tiện sản xuất, mở rộng quy

lẻ, cá nhân, hộ gia đình.lưu động, mua sắm hàng hóa…Nguồn trả Từ nguồn lương, nguồn thu nhập tự Từ lợi nhuận từ hoạt động kinh

Thủ tục, giấy tờ, yêu cầu để thẩm Thủ tục, giấy tờ, yêu cầu để thẩmThủ tục định khoản vay đơn giản, hoàn tất định khoản vay phức tạp hơn, tiêucho vaytrong thời gian ngắn.tốn nhiều thời gian hơn.

Mức độ rủi ro lớn (nguồn tài chính trảnợ vay thường thay đổi nhanh chóngRủi rotùy theo tình trạng công việc, sức Mức độ rủi ro thấp hơn (trình độ

khỏe của cá nhân, trình độ quản lý, quản lý, kinh doanh tốt hơn).kinh doanh thường yếu hơn so với

doanh nghiệp).Lãi suất Lãi suất vay cao (do quy mô khoản Lãi suất vay thấp hơn (quy mô

vayvay nhỏ nên chi phí thẩm định, hành khoản vay lớn nên chi phí tính trên

Trang 23

Đặc tínhTín dụng KHCN

chính, quản lý tín dụng trên mỗi đơnvị cho vay cao)

Tín dụng KHDNđơn vị thấp hơn)

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN

2.2. Cơ sở lý luận về khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp

2.2.1 Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp

Khả năng trả nợ của khách hàng là việc khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủvới bên cho vay hay không Hiện tại vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về kháiniệm “khả năng trả nợ” mà chỉ có những dấu hiệu về việc khách hàng “không cókhả năng trả nợ”, đó là: Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụthanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếucó) để hoàn trả; Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90ngày Trong đó, những khoản thấu chi được xem là quá hạn khi khách hàngvượt hạn mức hoặc được thông báo một hạn mức nhỏ hơn dư nợ hiện tại TạiViệt Nam, các tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm theo quy định tạiThông tư 02/2013/TT-NHNN Từ năm 2005 đến năm 2015, NHNN đã sửa đổi bổsung bốn lần về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Văn bản cập nhật mớinhất là thông tư số 22/VBHNNHNN về ngày 04 tháng 6 năm 2014 với một sửa đổimới nhất của phân loại nợ, được tóm tắt như sau (Nguyễn Minh Kiều, 2012):

Bảng 2.2: Phân loại khả năng trả nợ của KHDNLoại khách hàngKhả năng thanh toánPhân loại nợCó khả năng trả nợ- Không có nợ quá hạn Nhóm 1-2

Trang 24

Loại khách hàngKhả năng thanh toán Phân loại nợ

-Nợ quá hạn ≤ 90 ngày

-Nợ quá hạn > 90 ngàyKhông có khả năng trả nợ -Nợ gia hạnNhóm 3-5

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNNBảng 2.2 cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng thuộc các nhóm nợ1 – 2; trong khi các khách hàng được phân loại nhóm nợ 3 – 5 là cáckhách hàng không có khả năng trả nợ.

Xét trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng, “khả năng trả nợ của khách hàng” làviệc đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho bên cấptín dụng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gianxác định hay không Phương pháp xác định khả năng trả nợ của khách hàng thườngđược dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định do ngân hàng lựa chọn như đặc điểmcủa khách hàng như năng lực tài chính, thiện chí trả nợ của khách hàng khi chưaphát sinh nghĩa vụ nợ hoặc/và dựa trên đặc điểm của khoản nợ như lịch sử thanhtoán nợ, tình trạng trả nợ thực tế của khách hàng Kết quả đánh giá khả năng trả nợcủa khách hàng luôn thay đổi trong suốt thời gian quan hệ tín dụng, nên mô hình đolường khả năng trả nợ thường được giới hạn dự báo kết quả trong ngắn hạn (trong1 năm) (Đoàn Thị Xuân Duyên, 2013).

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp là việc đánh giá được kháchhàng có thực hiện đựơc đúng hạn nghĩa vụ trả nợ cho bên cấp tíndụng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảngthời gian xác định hay không (Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016).

2.2.2 Đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp2.2.2.1. Đánh giá thông qua các chỉ số tài chính

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của

Trang 25

doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩyhoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, phân tích tìnhhình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đốitượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp Riêng đối với ngườicho vay, mối quan tâm của họ là hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Quaviệc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới lượng tiềnvà các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng để từ đó có thể so sánhđược và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Đồng thời họcũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việchoàn trả vốn và lãi vay (Lochner, 2015; Robert, 2015) Một số chỉ tiêu thường đượcsử dụng như Chỉ số thanh toán, Chỉ số thanh toán nhanh, Tỷ số dòng tiền, Chỉ sốtiền mặt trên tài sản lưu động, Chỉ số tiền mặt trên nợ ngắn hạn, Tỷ lệ thu nhập trênchi phí cố định, Thu nhập đảm bảo nợ vay…

2.2.2.2. Đánh giá thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm

Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá khả năng trả nợ hay gọichung là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp Hiện nay, hầu hếtcác ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại để lượng hóa rủiro tín dụng Mô hình điểm số Z; Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng; Mô hình địnhmức tín nhiệm của Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings.Mô hình chuyên gia: Hệ thống Chuyên gia là phương pháp truyền thống được sử dụngnhiều nhất để đánh giá rủi ro tín dụng Khi các ngân hàng thương mại nhận đơn xin vayvốn liên quan đến một dự án cụ thể, các ngân hàng có thể tổ chức một hội đồng gồm cácchuyên gia để đưa ra quyết định dựa trên thông tin định tính và định lượng Điều này cónghĩa chuyên môn của chuyên gia và đánh giá chủ quan đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình ra quyết định Hệ thống chuyên gia phổ biến nhất là hệ thống "5 Cs" doSinkey (2007) chỉ ra, trích dẫn ở tài liệu Heffernan (2005) Các chuyên gia phân tích nămyếu tố và đưa ra quyết định dựa trên sự cân bằng chủ quan giữa 5C: Tư cách người vay(Character) Thu nhập của người vay (Cashflow); Vốn (Capital); Bảo đảm tiền vay(Collateral) và Các điều kiện (Conditions) Hoặc

Trang 26

mô hình 6Cs với trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay cóthiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không.

Mô hình Z – Score: Mô hình do Altman (1968) xây dựng dùng để cho điểm tíndụng đối với các doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z được sử dụng làmthước đo tổng hợp phân loại RRTD đối với khách hàng và phụ thuộc vào trịsố của các chỉ số tài chính của nkhách hàng Tầm quan trọng của các chỉ sốnày trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Mô hình Var: Mô hình được công bố lần đầu tiên và rộng rãi bởi Morgan(1997) dựa trên phân tích di chuyển tín dụng, nghĩa là xác suất chuyển từchất lượng tín dụng này sang chất lượng tín dụng khác, bao gồm vỡ nợ(default), trong một chuỗi thời hạn nhất định, thường là một năm Mô hìnhnày có thể xem là có nguồn gốc từ mô hình Merton, tuy nhiên có một điểmkhác biệt cơ bản giữa mô hình này với mô hình KMV-Merton là ngưỡng phásản trong mô hình CreditMetrics được xác định từ xếp hạng tín dụng (có thểxếp hạng bên ngoài hoặc nội bộ) chứ không phải từ các khoản nợ Do đó, môhình này cho phép xác định cả xác suất vỡ nợ và xác suất suy giảm tín dụng.

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp

Atsmegiorgis (2013) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàngdoanh nghiệp chia thành 4 nhóm chính liên quan đến cá nhân (người đi vay); doanhnghiệp, khoản vay và người/tổ chức cho vay (Nawai và Shaiff, 2010) Nhưng Roslanvà Karim (2009) thì lại chia thành 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trảcủa khách hàng đó là đặc điểm người đi vay (người đứng đầu quản lý), doanhnghiệp và thuộc tính của khoản vay này Mặt khác, Derban và cộng sự (2005) lại chorằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng lại thuộc 3 nhómyếu tố liên quan đến (1) đặc điểm người vay và tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp; (2) đặc điểm của tổ chức và sự phù hợp của khoản vay khiến khoảnvay khó hoàn trả; (3) rủi ro hệ thống của vĩ mô nền kinh tế.

Tuy nhiên, tại luận văn này thì tác giả lựa chọn kế thừa các yếu tố của Roslan vàKarim (2009) và Nawai và Shaiff (2010), nhưng sẽ gom thành các nhóm yếu tố chính

Trang 27

như sau:2.2.3.1. Đặc điểm cá nhân của người đi vay

Các đặc điểm cá nhân của người đi vay bao gồm giới tính, học vấn, kinh nghiệm quản lý,kinh nghiệm vay; thu nhập; thu nhập phi kinh doanh; loại hình kinh doanh hay số tiềnđầu tư kinh doanh (Nawai và Shaiff, 2010) Đồng thời, Nawai và Shaiff (2013) cũng chỉ rarằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì các yếu tố liênquan đến kinh doanh và thái độ của người đi vay, kinh nghiệm kinh doanh, hình thức họkinh doanh và lịch sử thân nhân rất quan trọng Vì những vấn đề này được cá nhân tíchlũy qua thời gian, nó sẽ giúp cho khách hàng có khả năng hứng chịu rủi ro và thái độchấp nhận gánh nặng cũng như trách nhiệm hoàn trả với ngân hàng Do đó, các đặcđiểm cá nhân này là những công cụ giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốnvay tại ngân hàng, cũng như cơ sở để các ngân hàng chủ quan đánh giá tư cách củakhách hàng vay (Nanayakkara và Stewart, 2015).

Mặt khác, đặc điểm cá nhân đi vay còn đề cập đến vấn đề sở hữu tài sản, nếu làcác khách hàng doanh nghiệp thì liên quan đến các TSĐB được đầu tư trong quátrình vận hành doanh nghiệp, đây là cơ sở đảm bảo cho sự an toàn cấp tín dụngcủa ngân hàng và tấm đệm tài chính cho khách hàng (Nanayakkara và Stewart,2015) Do đó, việc các NHTM năm bắt được các thông tin liên quan đến cá nhâncủa người đi vay, cụ thể tại các doanh nghiệp thì các cá nhân là quản lý và cóthẩm quyền quyết định, sẽ rất quan trọng ảnh hưởng đến khoản cấp tín dụng cóan toàn và khả năng hoàn trả đúng hạn trong tương lai.

2.2.3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp

Đặc điểm liên quan đến doanh nghiệp chủ yếu được đánh giá qua các yếu tố đặc thù nhưcấu trúc sở hữu, loại hình, các chỉ số tài chính như lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, điểm tíndụng… hay các yếu tố liên quan đến địa điểm tọa lạc của doanh nghiệp (Nawai và Shaiff,2010) Trong đó, Nanayakkara và Stewart (2015) các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu ổnđịnh và loại hình kinh doanh rõ ràng thì hoạt động kinh doanh càng cụ thể, nguồn trả nợcàng chắc chắn nên khả năng được vay và trả nợ của khách hàng rất cao Mặt khác, cácdoanh nghiệp có đòn bẩy tài chính phù hợp giữa vốn chủ

Trang 28

sở hữu và nợ phải trả sẽ tạo sự cân bằng trong khả năng thanh toánnợ vay cho ngân hàng.

Đối với đòn bẩy tài chính thì đây được xem là việc các khách hàng sử dụngcân đối giữa các khoản nợ và nguồn VCSH của mình Khi các khách hàng sửdụng nợ càng nhiều, đặc biệt từ nhiều nguồn khác nhau thì áp lực thanh toáncho các bên cũng sẽ rất nhiều Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợcho ngân hàng Khi doanh nghiệp có nguồn VCSH dồi dào thì khả năng tựchủ tài chính sẽ tốt hơn, các áp lực thanh toán sẽ được giảm tải, từ đó khảnăng trả nợ cho ngân hàng cũng sẽ thuận lợi hơn.

Hai chỉ số ROA, ROE là những hệ số để phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụnghiệu quả các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận Việc tạo ra lợi nhuận này cũng sẽcân đối với mức chi phí lãi vay lẫn nợ gốc mà doanh nghiệp vay cua rngân hàng.Khi các chỉ số này càng cao, thì dấu hiệu hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp có phần tăng trưởng nên khả năng trả nợ vẫn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, Điểm tín dụng được xem là dấu hiệu về lịch sử tín dụngcủa khách hàng, khi điểm tín dụng của mỗi ngân hàng có những sựkhác biệt riêng lẻ những về những quy định chung vẫn được đảm bảo.Nhưng các ngân hàng vẫn sẽ cân nhắc với các khách hàng có điểm tíndụng vào khoảng an toàn để đảm bảo năng lực trả nợ trong tương lai

Ochung (2013) cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp có các chỉ số tài chính thuậnlợi như ROA, ROE hay các tỷ số thanh toán ổn định thì tạo được niệm tin rất lớncho NHTM, cũng như thể hiện dòng thu nhập tốt để trả nợ đúng hạn cho ngânhàng hay khả năng trả nợ và tái cấp tín dụng rất cao Mặt khác, tác giả cũng nhấnmạnh rằng điểm tín dụng của khách hàng rất quan trọng, ngay từ khu bắt đầuvay nó là cơ sở để quyết định cấp tín dụng của ngân hàng, nhưng trong quátrình vay thì nó là bước để ngân hàng tầm soát công tác tái cấp hoặc tình hìnhchung của khoản vay hiện tại khách hàng có khả năng hoàn trả như thế nào ?Mặc dù điểm tín dụng là quan điểm chủ quan của khách hàng dựa trên thông sốđánh giá nhưng là bước chuẩn bị cho kế hoạch dự phòng rủi ro của ngân hàng.

Trang 29

Trong nghiên cứu Mai Văn Nam và Vương Quốc Duy (2016) cũng nhấn mạnh nhân tốsố năm hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ củakhách hàng Doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu dài, khả năng tài chínhcàng ổn định vì đã xây dựng được một thị trường vững chắc với một thị phần ổnđịnh Về lâu dài, điều này giúp doanh nghiệp có một dòng tiền và doanh thu ổn địnhvới một bức tranh tài chính tốt để trang trải các chi phí hoạt động và chi phí lãi vay.Hay nếu có sự bất ổn định thì doanh nghiệp vẫn nghiệp vẫn có thể duy trì vì doanhnghiệp đã xây dựng được một tiềm lực đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường.Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyên Văn Thép và Tạ Quang Dũng (2018) đề cập đếnnhân tố Tỷ suất sinh lời tài sản, có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của kháchhàng doanh nghiệp Điều này cũng cho thấy, khi ROA càng tăng thì hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên có hiệu quả, phản ảnh được mứclợi nhuận thu được từ khả năng sinh lời của tổng tài sản khi đầu tư vào hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Trong một thời gian dài, chỉ số ROA càng cao và duytrì ổn định, cho thấy được công ty đã tận dụng được tối ưu nguồn lực và tài sản mộtcách hiệu quả nhất Trong khi đó, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và tỷ số nợ tươngquan nghịch với khả năng trả nợ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng tăng thìkhả năng trả nợ càng giảm, điều này tác giả cho rằng khi các doanh nghiệp thườngcó xu hướng sử dụng nhiều nợ khi có khả năng sinh lời lớn, bởi có doanh nghiệpcho rằng lãi vay là một lá chắn thuế tốt Vì vậy, đã không ít doanh nghiệp tận dụngnguồn lực nhưng sử dụng chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp dẫn đến giảm khả năng trả nợ Bên cạnh đó, tỷ số nợ cũng tácđộng tiêu cực đến khả năng trả nợ, khi tỷ số nợ càng cao doanh nghiệp càng sửdụng nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, nợđược xem là lá chắn thuế hiệu quả nhưng nếu sử dụng không tối ưu và lạm dụngquá mức dẫn đến tài chính doanh nghiệp bị mất cân đối sẽ tác động làm giảm khảnăng trả nợ của doanh nghiệp.

Quy mô của doanh nghiệp được đề cập trong nghiên cứu Lâm Thị Mỹ Lan (2024) cũng làmột yếu tố được quan tâm trong đặc điểm của doanh nghiệp Nghiên cứu cho

Trang 30

rằng những doanh nghiệp có quy mô vừa thì có khả năng trả nợ cao hơn cácdoanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ Những doanh nghiệp vừa có đủtiềm lực sức mạnh tài chính và quy mô kinh doanh đủ mạnh để có thể cạnhtranh trên thị trường khốc liệt so với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Yếu tố Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trảnợ của khách hàng doanh nghiệp Khi đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh sẽ giảmthiểu hay phân tán rủi ro kinh doanh, tránh “Bỏ trứng vào một rổ” Khi đa dạng hóadanh mục đầu tư, sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh, tối ưu được chi phí vàlợi nhuận, làm tăng khả năng trả nợ của công ty (Trương Đông Lộc, 2014).

2.2.2.3. Đặc điểm của khoản vay

Khoản vay có các đặc điểm chủ yếu tập trung ở quy mô khoản vay, thời hạn hoàn trả nợvay, tài sản thế chấp, các chi phí cho khoản vay (Nawai và Shaiff, 2010) Atmesgioris(2013) đã chỉ ra rằng quy mô khoản vay càng lớn nhưng mục đích sử dụng vốn khônghiệu quả hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn thì khả năng trả nợ rất thấp.Hay tài sản thế chấp có mức định giá cao hơn so với mức giải ngân thì khách hàng cóthể chủ quan hay cho rằng lấy tài sản làm tấm đệm để trì hoãn sự trả nợ với ngân hàng,thời hạn càng dài thì rủi ro đối với khách hàng càng lớn trong hoạt động kinh doanh vàkhả năng hoàn trả cũng kém đi Mặt khác, lãi suất cho vay càng cao hay có tính thả nổilớn thì các doanh nghiệp lại chịu áp lực quá lớn với thanh toán thì sẽ ảnh hưởng đến khảnăng hoàn trả đủ và đúng hạn cho ngân hàng.

2.3.Tình hình nghiên cứu

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoàiSalifu và cộng sự (2018) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trả nợcủa các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các NHTM tại nông thôn Ghana, nhóm tác giả đãtập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, mã hóa số liệu và chạy mô hình theophương pháp hồi quy Binary Logistics để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy phíđăng kí khoản vay, quy mô khoản vay, lãi suất vay có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năngtrả nợ của các doanh nghiệp Nhưng trình độ học vấn của người quản

Trang 31

lý càng cao như đại học trở lên thì có quan hệ tích cực đến khả năngtrả nợ của doanh nghiệp hơn là các quản lý có trình độ thấp hơn.

Dire (2018) trong nghiên cứu về xem xét sự ảnh hưởng của các đặc điểm cánhân, khoản vay và đặc thù doanh nghiệp đến việc hoàn trả các khoản nợ choNHTM của các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại Ethiopia, tác giả đã sử dụng sốliệu thứ cấp của 341 doanh nghiệp và mã hóa chúng, sau đó sử dụng kỹ thuậthồi quy theo phương pháp Logistics nhị phân để kết luận Kết quả nghiên cứuđã chỉ ra giới tính, kinh nghiệm của người được khảo sát (quản lý doanh nghiệp)ảnh hưởng tích cực đến khả năng hoàn trả Trong khi đó thời gian vay vốn, saisót trong lập kế hoạch tài chính, thiếu kỹ năng tiếp thị, sai sót giám sát ảnhhưởng suy giảm đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.

Muhammad và cộng sự (2021) trong nghiên cứu về đặc điểm khoản vay, khảnăng trả nợ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Kano Metropolitan, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu khảo sát của 108khách hàng, đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình cấu trúctuyến tính SEM để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô khoản vay,thời hạn khoản vay ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp, đồng thời chính sự hiệu quả trong hoạt động đó ảnh hưởngtích cực đến khả năng trả nợ Hay nói cách khác hiệu quả hoạt động là trunggian giữa đặc điểm khoản vay đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Endris (2022) trong nghiên cứu hiệu quả trả nợ cho ngân hàng của các doanhnghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại Bắc Ethiopia, tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp của336 doanh nghiệp trong đó có 181 doanh nghiệp không vỡ nợ và 155 doanhnghiệp vỡ nợ, đồng thời tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logisticsđể kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của quản lý, tài sảnthế chấp, hàng quý hiếm, sử dụng khoản vay, khoảng cách đến ngân hàng, hiểubiết về tài chính ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Kiros (2022) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cácdoanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại bang Somali, Ethiopia tác giả đã sử dụng số liệu

Trang 32

thứ cấp của 175 doanh nghiệp sau đó thiết kế dưới dạng bảng khảo sát để xử lý sốliệu, đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistics để kết luận Kết quảnghiên cứu cho thấy thời gian ân hạn dài, thời gian vay ngắn, thời gian thu nợ ngắncó ảnh hưởng tích cực đến việc trả nợ của các doanh nghiệp Nhưng quy mô khoảnvay lại không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Kiros (2023) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cácdoanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại bang Dire Dawa, Ethiopia tác giả đã sử dụng sốliệu thứ cấp của 175 doanh nghiệp sau đó thiết kế dưới dạng bảng khảo sát để xử lýsố liệu, đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistics để kết luận Kếtquả nghiên cứu cho thấy thời gian ân hạn dài, thời gian vay ngắn, thời gian thu nợngắn có ảnh hưởng tích cực đến việc trả nợ của các doanh nghiệp Nhưng quy môkhoản vay lại không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Ahmad (2023) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cácdoanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại bang Kano-Nigeria, tác giả đã sử dụng số liệu thứcấp của 200 doanh nghiệp sau đó thiết kế dưới dạng bảng khảo sát để xử lý số liệu.Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô khoản vay, thời hạn cho vay và lãi suất, thái độcủa người đi vay ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Mai Văn Nam và Vương Quốc Duy (2016) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả trả nợ của các khách hàng DNNVV cho ngân hàng tại vùng nông thônMekong của Việt Nam, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp của 325 khách hàngDNNVV để mã hóa và xử lý theo phương pháp Probit nhị phân Kết quả nghiên cứucho thấy quy mô khoản vay, giới tính, lãi suất cho vay ảnh hưởng tiêu cực đến khảnăng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, số năm hoạt động, tình trạng hôn nhân, giátrị xây dựng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nguyễn Văn Thép và Tạ Quang Dũng (2018) trong nghiên cứu về các nhân tố ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của 35 khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh bấtđộng sản niêm yết tại sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, nhóm tác giả sử dụng dữ liệucủa các doanh nghiệp có vay vốn các NHTM từ 2011 – 2015, đồng thời nghiên cứu

Trang 33

với phương pháp hồi quy Logistics ngẫu nhiên để kết luận Kết quả nghiên cứu chỉra rằng, tỷ suất sinh lời, tỷ số nợ và tình hình lạm phát nền kinh tế có ảnh hưởng tiêucực đến khả năng trả nợ của khách hàng Đồng thời, nhóm tác giả cũng nhấn mạnhkhả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của họ.

Lâm Thị Mỹ Lan (2024) trong nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm khoản vay đếnkhả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, tác giả sử dụng dữ liệu chính thứccủa 140 khách hàng được mã hóa để xử lý theo phương pháp Binary Logistics đểkết luận Kết quả nghiên cứu cho điểm tín dụng, kiểm tra giám sát, ROA ảnh hưởngtích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng Nhưng quy mô khoản vay, quy môdoanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu liên quanTác giả/năm Phương pháp nghiên cứu

Salifu vàNghiên cứu định lượng với

cộng sựphương pháp hồi quy(2018)Binary Logistics.

Nghiên cứu định lượng với Dire (2018) phương pháp hồi quy

Giới tính, kinh nghiệm của người được khảosát (quản lý doanh nghiệp) ảnh hưởng tíchcực (+) đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Thời gian vay vốn, sai sót trong lập kếhoạch tài chính, thiếu kỹ năng tiếp thị, saisót giám sát ảnh hưởng tiêu cực (-) đếnkhả năng trả nợ của khách hàng.

Trình độ học vấn của quản lý, tài sản thếchấp và hiểu biết về tài chính ảnh hưởng tíchcực (+) đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Trang 34

Tác giả/năm Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng vớiKiros (2022) phương pháp hồi quy

Binary Logistics.Nghiên cứu định lượng vớiKiros (2023) phương pháp hồi quy

Binary Logistics.AhmadNghiên cứu định lượng với

(2023)phương pháp hồi quy

Duy (2016)

Nguyễn Văn Nghiên cứu định lượng vớiThép và Tạ phương pháp LogisticsQuang Dũng

ngẫu nhiên (2018)

Lâm Thị Mỹ Nghiên cứu định lượng với

phương pháp hồi quyLan (2024) Binary Logistics.

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu Thời gianân hạn dài, thời gian vay ngắn, thời gianthu nợ ngắn ảnh hưởng tích cực (+) đếnkhả năng trả nợ của khách hàng.

Thời gian ân hạn dài, thời gian vay ngắn,thời gian thu nợ ngắn ảnh hưởng tích cực(+) đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Quy mô khoản vay, thời hạn cho vay và lãisuất, thái độ của người đi vay ảnh hưởng tiêucực (-) đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Số năm hoạt động, tình trạng hôn nhân,giá trị xây dựng ảnh hưởng tích cực (+)đến khả năng trả nợ của khách hàng.Quy mô khoản vay, giới tính, lãi suất chovay ảnh hưởng tiêu cực (-) đến khả năngtrả nợ của khách hàng.

Tỷ suất sinh lời, tỷ số nợ và tình hình lạmphát ảnh hưởng tiêu cực (-) đến khả năngtrả nợ của khách hàng.

Điểm tín dụng, kiểm tra giám sát, ROA ảnhhưởng tích cực (+) đến khả năng trả nợ củakhách hàng Quy mô khoản vay, quy môdoanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực (-) đếnkhả năng trả nợ của khách hàng.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dựa trên việc tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khả năng trả nợ của đối tượng khách hàng này với ngân hàng, đồng

Trang 35

thời thông qua lược khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài trong giaiđoạn gần đây thì tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, hiện nay tại Việt Nam thì các nghiên cứu về vấn đề này vẫn có nhưngchưa được tập trung nhiều, đặc biệt các nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều vào đốitượng khách hàng cá nhân hoặc các hộ kinh doanh hay hộ nông dân Hơn nữa, cácnghiên cứu chủ yếu tập trung tại một ngân hàng hay một chi nhánh cụ thể chưađược nghiên cứu rộng tại một địa bàn nhất định, đặc biệt là đối tượng khách hàngdoanh nghiệp trên địa bàn Hồ Chí Minh vẫn chưa được phân tích nhiều Đây đượcxem là khoảng trống nghiên cứu thứ nhất về mặt không gian và thời gian.

Thứ hai, các nghiên cứu cũng đã tập trung vào các khía cạnh về đặc điểm khoảnvay, đặc điểm doanh nghiệp và đặc biệt là đặc điểm của người đứng đầu doanhnghiệp Tuy nhiên, đối với vai trò quản lý thì kinh nghiệm của người này trongviệc điều hành và nắm bắt hoạt động kinh doanh của tổ chức rất quan trọng, vìnó ảnh hưởng tới việc đưa ra chiến lược hay đưa hoạt động kinh doanh hiệuquả nhằm tạo ra dòng tiền trả nợ, do đó về mặt chủ quan thì nếu kinh nghiệmcủa quản lý càng dài thì sự nắm bắt và hiểu được bản chất ngành nghề càngtăng có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Dire, 2018).Nhưng các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa tập trung nhiều vào vấn đề này, do đóđây được xem là khoảng trống nghiên cứu thứ hai được xác định.

Thứ ba, số năm hoạt động của đơn vị kinh doanh là một trong những tiêu chí haybằng chứng xác minh việc trụ vững trong thị trường của đơn vị, nó phần nào thểhiện cho ngân hàng có thể tin tưởng được về hoạt động của đơn vị này Ngoài ra, sốnăm hoạt động càng tăng thì chứng tỏ uy tín, thương hiệu của đơn vị được phầnnào đảm bảo nên việc kinh doanh cũng có xu hướng được đánh giá là ổn định vàtạo điều kiện cho khả năng trả nợ (Kassegn và Endris, 2021; Mai Văn Nam và VươngQuốc Duy, 2016) Nhưng các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa tập trung nhiều vào vấnđề này, do đó đây được xem là khoảng trống nghiên cứu thứ ba được xác định.Cuối cùng, Ochung (2013) cho rằng điểm tín dụng được xem là cơ sở đánh giá tưcách tín dụng của khách hàng đối với ngân hàng Điểm tín dụng này được đánh giá

Trang 36

xuyên suốt từ đầu cho đến quá trình vay nợ của khách hàng, do đó điểm tíndụng phần nào phản ánh được khả năng trả nợ của khách hàng trong tươnglai hay việc ngân hàng có tái cấp tín dụng hay không ? Tuy nhiên các nghiêncứu vẫn chưa tập trung phân tích đặc điểm này của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này đã tổng hợp các lý luận liên quan đến hoạt động tín dụngđối với khách hàng doanh nghiệp, khả năng trả nợ của nhóm khách hàng nàyvà các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Đồng thời, lược khảo cácnghiên cứu liên quan để xác định các khoảng trống nghiên cứu nhằm tạo cơsở để đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho chương tiếp theo.

Trang 37

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sau quá trình tổng hợp khung lý thuyết nền tảng liên quan đến hoạt động tíndụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khả năng trả nợ của nhóm khách hàngnày và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Đồng thời, lược khảo cácnghiên cứu liên quan để xác định các khoảng trống nghiên cứu thì tác giả quyếtđịnh lựa chọn nghiên cứu của Salifu và cộng sự (2018) làm mô hình gốc để kếthừa phát triển cho bối cảnh của Việt Nam Nguyên nhân tác giả lựa chọn nghiêncứu này làm gốc để phát triển vì đối tượng khảo sát nhóm tác giả này tập trunglà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ghana, điều này phù hợp với bối cảnh kinh tếViệt Nam đặc biệt trên địa bàn Hồ Chí Minh thì số lượng doanh nghiệp quy mônày đang chiếm đa số, đồng thời mô hình nghiên cứu đáp ứng được cơ bảnnhững nhân tố tại lý luận nền tảng như trình độ học vấn của người quản lý; quymô khoản vay, lãi suất vay, chi tiết về các biến số như sau:

- Thâm niên quản lý: là số năm làm việc tại doanh nghiệp của nhà quản lý,được đo lường bởi năm Theo thông thường thì nhà quản lý có nhiều năm làmviệc tại doanh nghiệp sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hiểu biết về tài chínhcó thể đưa ra những quyết định tốt đúng đắn trong việc sử dụng vốn và quản lýnợ Ngoài ra, nhờ kinh nghiệm nhiều năm do trải qua các giai đoạn phát triển củakinh tế nên sẽ đưa ra những dự đoán kinh doanh, giảm thiểu rủi ro.

- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: là số năm hoạt động của doanhnghiệp trên thị trường, được đo lường bởi năm Thâm niên của doanh nghiệpcàng lâu thường có lịch sử tín dụng tốt hơn Doanh nghiệp hoạt động càng lâudài thường có thể tích lũy được nhiều vốn và quản lý tài chính có hiệu quả hơn,điều này giúp cho việc nâng cao khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

- Trình độ quản lý: là trình độ học vấn của nhà quản lý Nếu chủ doanh nghiệp cótrình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ cao sẽ có kỹ năng quản lý thông minh, tối

Trang 38

ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, quản lý được dòng tiền, nợ và vốn một cách tối ưu nhất sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng không có khả năng trả nợ.- Giới tính quản lý: đề cập đến giới tính của nhà quản lý Thông thường thì nhữngnữ quản lý thường thận trọng trong các quyết định chiến lược kinh doanh hơn cácnam quản lý Các quản lý nam thường thích rủi ro, mạo hiểm hiểm hơn Chính vì vậycũng có nhiều sự tiềm ẩn rủi ro đến khả năng hoàn trả các khoản vay ngân hàng.

- Xếp hạng tín dụng: là điểm tín dụng được đánh giá bởi ngân hàng có thấyđược độ tín nhiệm của doanh nghiệp Khi một doanh nghiệp có điểm tín dụngcàng cao thì độ uy tín càng tốt, càng tăng khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Tài sản đảm bảo: yếu tố đề cập đến giá trị của TSĐB đem thế chấp tại Ngân hàngcủa doanh nghiệp Tài sản đảm bảo phản ánh năng lực của doanh nghiệp khi đápứng các khoản nợ phải trả Tài sản của doanh nghiệp có giá trị tỷ lệ càng lớn so vớikhoản vay thì sẽ tạo động lực càng lớn để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.- Mục đích sử dụng vốn vay: nhân tố này đề cập đến nguồn vốn vay của doanhnghiệp sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh nào Tùy vào mục đích sửdụng vốn mà xác định đươc nguồn thu nhập để trả nợ Nếu mục đích vay đúng theophương án kinh doanh kỳ kế hoạch đã thiết lập thì khả năng trả nợ càng cao.

- Thời hạn vay: là thời hạn vay của doanh nghiệp Thường trong thời gianđầu vay vốn, khách hàng thường thực hiện đúng nghãi vụ trả nợ, nhưng vềlâu dài có những rủi ro không lường tới trong tương lai làm suy giảm hiệuquả hoạt động kinh doanh , làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

- Số tiền vay: là số tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay quy mô khoảnvay Quy mô khoản vay càng lớn, chi phí lãi càng cao áp lực thanh toán cànglớn Vì vậy, khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng nếu dư nợ vay càng lớn.

- Lãi suất vay: là lãi suất mà doanh nghiệp kí hợp đồng vay với ngân hàng Lãisuất vay ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí lãi của doanh nghiệp, chi phí tăng, lợinhuận sẽ giảm làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Hiệu quả kinh doanh: đề cập đến mức lợi nhuận được ghi nhận trên báo cáo tài

Trang 39

chính của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp thuđược từ tài sản của mình càng cao, cho thấy doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vàcó khả năng sinh lời càng cao, thì nguồn trả nợ trong tương lai càng được đảm bảo.

Bảng 3.1: Các biến số được đề xuất trong mô hình nghiên cứu

Thâm niên nhàNhân tố này đề cập đến số năm làm việc Dire (2018).quản lýtại doanh nghiệp của nhà quản lý

Thời gian hoạtNhân tố này đề cập đến số năm hoạt Mai Văn Nam và Vương Quốc Duyđộng của doanh

động của doanh nghiệp trên thị trường (2016).nghiệp

Trình độ ngườiNhân tố này đề cập đến trình độ học vấn Salifu và cộng sự (2018); Endris

Giới tính quản lý Nhân tố này đề cập đến giới tính của nhà Dire (2018); Lâm Thị Mỹ Lan

Xếp hạng tínNhân tố này đề cập đến điểm tín dụng Ochung (2013); Lâm Thị Mỹ Landụngđược đánh giá bởi ngân hàng với doanh (2024).

nghiệp.Nhân tố này đề cập đến giá trị của TSĐB Kassegn và Endris (2021); EndrisTài sản đảm bảo đem thế chấp tại ngân hàng của doanh (2022); Mai Văn Nam và Vương

Nhân tố này đề cập đến nguồn vốn vayMục đích sử dụng của doanh nghiệp sẽ được sử dụng vào Kassegn và Endris (2021); Endris

vốn vaycác hoạt động nào liên quan đến kinh (2022).

doanh.Thời hạn vayNhân tố này đề cập đến thời hạn vay Dire (2018); Kiros (2022); Kiros

ngắn/trung/dài hạn của doanh nghiệp (2023); Ahmad (2023).Nhân tố này đề cập đến số tiền mà doanh Salifua và cộng sự (2018); AhmadSố tiền vaynghiệp vay của ngân hàng hay còn được (2023); Mai Văn Nam và Vương

gọi quy mô khoản vay.Quốc Duy (2016).

Trang 40

Biến sốMô tảNguồn

Nhân tô này đề cập đến lãi suất vay mà Salifua và cộng sự (2018); Mai VănLãi suất vaydoanh nghiệp kí hợp đồng với ngân Nam và Vương Quốc Duy (2016).

hàng.Hiệu quả kinhNhân tố này đề cập đến mức lợi nhuận Muhammad và cộng sự (2021);

được ghi nhận trên báo cáo kinh doanh Nguyễn Văn Thép và Tạ Quangdoanh

của doanh nghiệp.Dũng (2018).

Nguồn: Tổng hợp của tác giảTừ các biến số được đề xuất thì mô hình nghiên cứu tương ứng được xây dựng như hình sau:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN