1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn pháp luật về chủ thể kinh doanh bài tập tình huống

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Tình Huống
Tác giả Trần Khỏnh Băng, Nguyễn Mỹ Hiền, Phạm Hồ Mỹ Hoa, Lờ Đức Duy, Trần Đức Thỏi Minh
Người hướng dẫn TS. Trần Hoàng Nga
Trường học Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

1 b Sau một thời gian hoạt động, gia sử công ty Roska muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho ông Hòa thì hậu quá pháp lý của việc chuyên nhượng này đối với CÔng ty ra §A0-+:ttn

Trang 1

MÔN PHÁP LUẬT VẺ CHỦ THẺ KINH DOANH

BAI TAP TINH HUONG Giảng viên hướng dan: TS Tran Hoang Nga

AUF47 - NHÓM 4

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

AUE47 — NHÓM 4

Trang 3

MỤC LỤC

a) Tư vấn cho ông Hòa và công ty Roska về việc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh

phù hợp tại Việt Nam ốố= 1

b) Sau một thời gian hoạt động, gia sử công ty Roska muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho ông Hòa thì hậu quá pháp lý của việc chuyên nhượng này đối với

CÔng ty ra §A0-+:ttnthhnhhhnhnhhhnhthtthtthhhhhH HH HH HH HH HH HH ghe 1

c) Nếu sau khi doanh nghiệp sản xuất và ché biến thực phẩm đi vào hoạt động, ông Hòa muốn sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh nghiệp mà ông dự định thành

lập thì việc sáp nhập đó có phủ hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? : : -: 2

a) Thành viên A muốn chuyên nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác và A cho rằng nếu được Hội đồng thành viên Công ty họp và thông qua quyết định đồng ý được quyển chuyển nhượng Ý kiến của A đúng không? Vì sao2 : :3 b) Hội đồng thành viên công ty hợp danh X họp và quyết định bố nhiệm G làm giám đốc công ty Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì Sao2 - 3 e) Thành viên D đã ký kết hai hợp đồng, cụ thể: một hợp đồng ký nhân danh công ty

với giá trị là I tỷ đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân của thành viên D với giá

trị 500 triệu đồng Hãy cho biết thành viên D có được ký kết các hợp đồng trên hay không? Hệ quá pháp lý của hai hợp đồng 3

d) Tháng 3/2021, Công ty X bị Tòa án tuyên bố phá sản Các thành viên hợp danh yêu cầu F, là một thành viên hợp danh cũ của công ty đã bị khai trừ khỏi công ty vào năm

2019 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty

Yêu cầu này có phủ hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? -:-:: ::+::++::++:+++-++ 4

a) LDN 2014 va LDN 2020 (sửa đổi, bố sung năm 2022) có cho phép Điều lệ của công

ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ khác (thấp hơn hoặc cao hơn) với tỷ lệ theo LDN để thông qua nghị quyết, quyết định HĐTV hay không? -: -+-++-*++: 6

b) Hãy nhận xét về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tp HCM và Tòa án nhân

dân cấp cao tai Tp HCM trong vu vide noi tren? cee 7

Trang 4

CHUONG 1 VA 2 @ Tinh huống 1:

a) Tư vẫn cho ông Hòa và công ty Roska về việc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp tại Việt Nam

CSPL: khoản 3 Điều 188 LDN 2020

Hiện nay, theo cách phân loại theo hình thức tô chức quản lý tại Việt Nam gồm có bốn loại hình doanh nghiệp khác nhau, được quy định cụ thê trong LDN 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan:

- Công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên);

- Công ty cô phan; - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân; Xét về số lượng thành viên, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân

làm chủ và dùng tài sản của mình đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

không có sự liên kết và chia sẻ với bất kỳ ai khác còn công ty cô phân là loại hình công ty cần có số lượng cô đông tối thiêu là 3 cô đông Như vậy, hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty cô phần không phải là hình thức phù hợp cho ông Hòa và công ty Roska

Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là thành viên hợp danh theo khoan 3 Diéu 188 LDN 2020 Do vậy, công ty hợp danh cũng không phải là hình thức doanh nghiệp mà ông Hòa được phép thành lập cùng công ty Roska

Như vậy, hình thức tô chức kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật và tối ưu nhất

cho ông Hòa và công ty Roska là hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên do từ 2 đến 50 thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phân vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã gop

b) Sau một thời gian hoạt động, giả sử công ty Roska muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho ông Hòa thì hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng này đối với công ty ra sao?

CSPL: khoản 3 Điều 52 LDN 2020

Việc chuyền nhượng toàn bộ phần vốn góp của công Roska cho ông Hòa sẽ gây ra hậu quả pháp lý là dẫn đến công ty chỉ còn một thành viên Theo đó, công ty cần phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, lập điều lệ mới và thực hiện đăng ký thay đối nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kê

từ ngày hoàn thành việc chuyên nhượng theo quy định tại khoản 3 Điều 52 LDN 2020.

Trang 5

c) Nếu sau khi doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đi vào hoạt động, ông Hòa muốn sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh nghiệp mà ông dự định thành lập thì việc sắp nhập đó có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vi sao?

CSPL: khoan 1 Diéu 201 LDN 2020

Ông Hòa sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh nghiệp mà ông dự định

thành lập là không phù hợp với quy định pháp luật Theo khoản I Điều 201 LDN 2020

quy định về sáp nhập công ty: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm đứt sự tôn tại của công ty bị sáp nhập ” Do doanh nghiệp tư nhân

không phải là công ty nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 201 LDN 2020 Mặt

khác, LDN cũng không có bất kỳ quy định nào khác cho phép sáp nhập doanh nghiệp tư nhân

Như vậy, ông Hòa không thể sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh

nghiệp mà ông Hòa dự định thành lập Mặc dù vậy, ông Hòa vẫn có thê chuyển đổi doanh

nghiệp tư nhân của mình thành công ty TNHH, theo đó, sau khi đã hoàn thành chuyên đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH thì ông Hòa có thể sáp nhập công ty TNHH 6ó vào doanh nghiệp mà ông định thành lập theo khoản 1 Điều 201 LDN 2020

Trang 6

CSPL: khoản 1 Điều 182 & khoản 3 Điều 180 LDN 2020

Theo nhóm, ý kiến của A không đúng Vì theo quy định tại khoản I Điều 182 LDN 2020: “Hội đồng thành viên bao gồm tat cả thành viên”, tức là Hội đồng thành viên gồm có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Nhưng căn cứ vào khoản 3 Điều 180 LDN 2020 quy dinh: “Thanh vién hop danh khéng được chuyển mot phân hoặc toàn bộ phan von gop cua mình tại công ty cho tô chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp

thuận của các thành viên hợp danh còn lại” Như vậy, trong tình huỗng trên, nêu A

muốn chuyền nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác, thì phải có được sự chấp thuận của bốn thành viên hợp danh còn lại là B, C, D, E

b) Hội đồng thành viên công ty hợp danh X họp và quyết định bố nhiệm G làm giám đốc công ty Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì Sao?

CSPL: khoản 3 25 Điều 4, khoản 1 Điều 182 & điểm b khoản 2 Điều 187 LDN 2020

“Điều 4 Giải thích từ ngũ:

24 Người quản lý doanh nghiệp là người quản ly doanh nghiệp tư nhân và người quản ly công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

“Điều 182 Hội đồng thành viên

1 Hội đồng thành viên bao gồm tat cả thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đông thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác ”

“Điều 187 Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vẫn 1 Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiễn hành công việc kinh doanh nhân danh công ty; ”

Căn cứ quy định trên, thì Giảm đốc của công ty hợp danh phải là thành viên hợp danh; mặt khác G là thành viên góp vốn của công ty nên G không được tham gia quản lý công

Trang 7

ty Do đó, việc HĐTV hợp và quyết định bô nhiệm G làm giám đốc công ty là không phù

hợp với quy định của pháp luật

c) Thành viên D đã ký kết hai hợp đồng, cụ thể: một hợp đồng ký nhân danh công

ty với giá trị là 1 tỷ đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân của thành viên D

với giá trị 500 triệu đồng Hãy cho biết thành viên D có được ký kết các hợp đồng

trên hay không? Hệ quả pháp lý của hai hợp đồng trên? » Đối với hợp đồng D ký nhân danh công ty:

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 181 LDN 2020

“Điều 181 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh 1 Thành viên hợp danh có quyền sau đây:

b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; ”

Căn cứ quy định trên, D là thành viên hợp danh của công ty nên D có quyền nhân danh công ty ký kết hợp đồng mà D cho là có lợi với công ty Do đó, D có quyền ký kết

hợp đồng với gia tri la 1 ty đồng

Hệ quả pháp lý: Hợp đồng có hiệu lực > Đối với hợp đồng D nhân danh cá nhân:

Trường hợp 1: D kí hợp đồng kinh doanh cùng thời điểm và đối tượng giao dịch với

hợp đồng nhân danh công ty

CCPL: khoan 2 Diéu 180 LDN 2020

“ Điều 180 Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh 2 Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đề tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của

tô chức, cá nhân khác ”

Căn cứ quy định trên, D không được nhân danh cá nhân ký kết hợp đồng kinh doanh

cùng ngành, nghề với công ty đề tư lợi cá nhân Do đó, D không được ký kết hợp đồng

với giá frị 500 triệu

Hệ quả pháp lý: Hợp đồng vô hiệu Căn cứ Điều 131 BLDS 2015, D và bên kí kết hợp

đồng sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, hai bên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa

vu nao

Trường hợp 2: D kí hợp đồng khác thời điểm và khác đối tượng (khác ngành, nghề

kinh doanh với công ty)

CCPL: Điều 180 và Điều 181 LDN 2020

Ngoại trừ các quy định trên, thì D kí kết hợp đồng trị giá 500 triệu bằng tiền của mình, khác với ngành, nghề kinh doanh của công ty thì Pháp luật không cắm D ký kết hợp đồng

Trang 8

này với mục đích khác như mua nhà, mua đất Hệ quá pháp lý: Hợp đồng có hiệu lực d) Tháng 3/2021, Công ty X bị Tòa án tuyên bố phá sản Các thành viên hợp danh yêu cầu F, là một thành viên hợp danh cũ của công ty đã bị khai trừ khỏi công ty vào năm 2019 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?

CSPL: khoản 5 Điều 185 LDN 2020

Theo nhóm, căn cứ vào khoản 5 Điều 185 LDN 2020 quy dinh: “ Trong thoi han 02 năm kề từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điềm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm đứt tư cách thành viên” Như vậy, trong tình huồng trên, ta có:

Trường hợp l: F đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh công ty X vào tháng 3/2019 và đến tháng 3/2021 vẫn còn trong thời hạn 2 năm Do đó, F vẫn phải liên đới

chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty nhưng chỉ là các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đã phát sinh từ trước ngày chấm dứt tư cách thành viên (các khoản trước tháng 3/ 2019) Như vậy, trong trường hợp này yêu cầu trên phù hợp với quy định của pháp luật

Trường hợp 2: F đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh công ty X sau tháng

3/2019 và đến thang 3/2021 Và việc chấm dứt tư cách thành viên của F đã vượt quá thời hạn 2 năm, nên đối với các khoán nợ, nghĩa vụ tài chính phát sinh sau tháng 3/2019 đến

tháng 3/2021 thì F không phải liên đới chịu trách nhiệm Do đó, yêu cầu trên không phù hợp với quy định của pháp luật

Ngày 3/9/2019, Công ty Bay Water tổ chức họp HĐTV va ban hành Nghị quyết số

05/2019 có nội dung sửa đối Điều lệ công ty, cụ thể tại khoản 3 Điều 23 của Điều lệ cũ,

Trang 9

tuy nhiên chỉ có thành viên đại điện cho 90% vốn điều lệ biêu quyết tán thành (tức chỉ có Công ty Sun Wah đồng ý, còn Công ty SATO phản đổi)

Công ty SATO đã gửi đơn tới Tòa án nhân dân Tp HCM yêu cầu hủy Nghị quyết

05/2019 của HĐTV Công ty Bay Water, va cho rang: khéng có quy định nào cho phép Công ty Bay Water thông qua nghị quyết HĐTV mà không có sự đồng ý của công ty SATO

Tòa án nhân dân Tp HCM ban hành Quyết định sơ thẩm số 1257 có nội dung “hủy

nghị quyết 05/2019 của HĐTV Công ty Bay Water” theo điểm c khoản 3 Điều 60 LDN 2014 và Điều lệ Công ty Bay Water năm 2016

Tòa án nhân dân cấp cao đã ra ban hành quyết định phúc thâm số 03 với nội dung “sửa quyết định sơ thấm số 2157 của Tòa án nhân dân Tp HCM, bác yêu cầu của Công ty SATO”

Ngày 28/3/2022, Viện kiểm sát nhân dân tôi cao đã kháng nghị quyết định phúc

thấm, quyết định giảm đốc thấm tuyên hủy quyết định phúc thâm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp HCM và giữ nguyên quyết định sơ thâm của Tòa án nhân dân Tp HCM a) LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đổi, bỗ sung năm 2022) có cho phép Điều lệ của công ty TNHH bai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ khác (thấp hơn hoặc cao

hơn) với tỷ lệ theo LDN để thông qua nghị quyết, quyết định HĐTV hay không?

CSPL: Điểm b khoản 3 Điều 60 LDN 2014 & điểm b khoản 3 Điều 59 LDN 2020 Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 60 LDN 2014 có quy định:

“3 Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:

b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghỉ trong báo cáo tài chính gân nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Diễu lệ công ty; sửa đối, bô sung Diễu lệ công ty; tô chức lại, giải thé cong ty.”

Tương tự tại điểm b khoản 3 Điều 59 LDN 2020 cũng có quy định:

“3 Truong hop Diéu lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội động thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghỉ trong báo cáo tài chính gân nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Diễu lệ công ty; sửa đối, bố sung Điều lệ công ty; tô chức lại, giải thê công ty.”

Trang 10

Trước hết, trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì vẫn đề sửa

đôi, bồ sung điều lệ phải được thảo luận và biểu quyết tại các cuộc họp HĐTV, điều kiện

biểu quyết thông qua các hình thức khác cũng được quy định ở mức độ khác nhau Cụ thé, LDN 2014 quy định “Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các

thành viên dự họp tản thành” va LDN 2020 quy định “Được các thành viên dự họp sở

hiữu từ 75 tổng số vốn góp của tất cá thành viên dự họp trỏ lên tán thành”

Tuy nhiên, với tiền đề nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự quyết định phù hợp

với hoàn cảnh cụ thê của từng doanh nghiệp, LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đối, bỗ sung

năm 2022) cho phép Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác với con sô 75% Như vậy,

LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đổi, bỗ sung năm 2022) cho phép Điều lệ của công ty

TNHH hai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ khác (thấp hơn hoặc cao hơn) với tỷ lệ theo LDN để thông qua nghị quyết, quyết định HĐTV

b) Hãy nhận xét về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tp HCM và Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp HCM trong vụ việc nói trên?

Theo khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 và khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đối, bố sung 2022), pháp luật đều ưu tiên áp dụng quy định trong Điều

lệ công ty Cả hai Điều luật của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2022 đều

quy định “ường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác”, “trường hợp Điễu lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác”

Trong Điều lệ công ty được thông qua vào năm 2016, Điều lệ ghi nhận rằng cần có sự chấp thuận của tất cả thành viên hội đồng trong các vẫn đề như vay vốn, tăng vốn điều

lệ, thế chấp: bất kỳ sửa đổi nào đối với điều lệ Theo đúng quy định của pháp luật, cần

phải áp dụng Điều lệ công ty trước, nên việc TAND TP Hồ Chí Minh hủy Nghị quyết 05/2019 của công ty Bay Water là thuyết phục

Đối với hướng giải quyết của TAND cấp cao TP Hồ Chí Minh, Tòa cho rằng phía bên công ty Sun Wah có thể sử dụng quyền yêu cầu mua lại phần vốn góp của công ty SATO trong trường hợp công ty SATO phản đối thông qua Nghị quyết (theo khoán 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014) Tuy nhiên, mặc đù khoản I Điều 52 tương ứng với

khoản I Điều 10 Điều lệ công ty quy định khác với khoản 3 Điều 23 của Điều lệ, nhưng

ở đây trước hết cần phái tuân thủ theo Điều 23 của Điều lệ, vì đây là điều kiện để Nghị

quyết được thông qua Nếu như Nghị quyết chưa được thông qua, khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014 (hay khoản I Điều 10 Điều lệ công ty) cũng sẽ không được áp dụng, do khoản I Điều 52 có quy định “Yêu cẩu mua lại phân vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kê từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.” Như vậy, hướng giải quyết của TAND cấp cao TP Hồ Chí Minh là chưa thuyết phục

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:17