Nước thải từ hoạt động của cơ sở được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận... Trong tương lai, khi hệ thống XLNT của C
THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
CÔNG TY TNHH MTV PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC
- Địa chỉ văn phòng: Đường 1 tháng 5, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ông Nguyễn Nam Bình
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: 6300043647 do UBND tỉnh Hậu Giang chứng nhận thay đổi lần 10 ngày 01/06/2022.
Tên cơ sở
XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC 20.000 TẤN/NĂM
- Địa điểm cơ sở: Đường 1 tháng 5, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: số 2092/QĐ- UBND ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang;
+ Văn bản số 1241/UBND-KTN ngày 12 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v chấp thuận thay đổi một số nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất phân bón hữu cơ đậm đặc 20.000 tấn/năm” thuộc Công ty TNHH MTV Phân bón hữu cơ đậm đặc;
+ Giấy xác nhận hoàn thành số 02/GXN-STNMT ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường
+ Giấy phép xả thải: số 23/GP- UBND ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
- Quy mô của cơ sở:
Tổng diện tích mặt bằng của cơ sở là 65.550 m 2 , bao gồm các hạng mục như sau: các công trình phục vụ sản xuất; sân bãi và đường nội bộ; nền hè; cây xanh, thảm cỏ
Loại hình sản xuất của nhà máy là sản xuất phân bón hữu cơ do đó không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Các hạng mục, công trình của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1 Các hạng mục, công trình của cơ sở
STT Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
1 Các công trình phục vụ sản xuất 26.062 37,26
2 Sân bãi và đường nội bộ 14.880 21,27
Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 119.102.864.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười chín tỷ một trăm lẻ hai triệu tám trăm sáu mươi bốn nghìn đồng) Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án thuộc nhóm B theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư công (tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng) Vì vậy, dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
Công suất thiết kế của cơ sở là 20.000 tấn/năm Hiện tại, do nhu cầu của thị trường, cơ sở chỉ hoạt động với công suất trung bình khoảng 2.000 tấn/năm (bằng 10% công suất thiết kế)
3.2 Công nghệ sản xuất: a Công nghệ sản xuất theo ĐTM được phê duyệt:
Theo ĐTM được phê duyệt và văn bản số 1241/UBND-KTN, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ đậm đặc tại cơ sở gồm 2 giai đoạn thực hiện liên tục (thực hiện giai đoạn làm phân hữu cơ xong mới chuyển qua thực hiện giai đoạn làm phân hữu cơ đậm đặc), cụ thể:
- Giai đoạn 1: làm phân hữu cơ
Quá trình sản xuất phân hữu cơ bao gồm giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu: xác mía được nghiền nhỏ, Định lượng nguyên liệu theo tỷ lệ thành phần phối trộn Trong quá trình nghiền, bụi phát sinh sẽ được thu gom trong buồng lắng bụi chùm 06 ống, khí độc và hạt bụi nhẹ được thu bằng cyclone ướt Hỗn hợp này được trộn với vi sinh để phân hủy nhanh chất hữu cơ thành phân ủ Sản phẩm của giai đoạn này là phân hữu cơ.
+ Ủ phân hủy nguyên liệu: Hỗn hợp nguyên liệu phối trộn theo đúng tỉ lệ được đánh thành luống tại bãi ủ Tại đây, chúng được bổ sung nấm Trichoderma và các vi sinh có ích Sau đó, luống được phủ bạt che lại Trong giai đoạn này, thiết bị đảo trộn sẽ được sử dụng theo định kỳ 7 ngày/lần để đảo trộn đều luống ủ Thời gian ủ phân hủy là 45 ngày, quá trình đảo trộn được kết hợp với gia tăng độ ẩm và cung cấp oxy giúp các sinh vật hiếu khí phân hủy đống ủ mạnh hơn
- Giai đoạn 2: làm phân hữu cơ đậm đặc
+ Phối trộn: Hỗn hợp phân ủ hoai được đưa đến thiết bị Doppstadt SM414 để loại bỏ tạp chất Lúc này đống ủ có độ ẩm khá cao 60 – 70% được chuyển đến thiết bị sấy hạ độ ẩm còn khoảng 38 – 42% Sau đó, bán thành phẩm này sẽ được phối trộn các chất làm tăng chất lượng phân như: CaO, Zn, Mg, K2O5, P2O4 và các khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng Đến giai đoạn này, hỗn hợp hoàn toàn biến thành thành phẩm nhưng sản phẩm vẫn còn ở dạng bột
+ Ép viên và đóng bao: Thành phẩm được đưa tiếp vào thiết bị ép viên Sau giai đoạn này thành phẩm có dạng viên hình trụ tròn Do độ ẩm còn cao nên được sấy tiếp tục để hạ độ ẩm còn 12 – 15% Sau khi làm nguội thành phẩm được đóng vào bao nhập kho
Quy trình công nghệ sản xuất được tóm tắt như sau:
Hình 1 Sơ đồ công nghệ giai đoạn làm phân hữu cơ theo ĐTM được phê duyệt và văn bản số 1241/UBND-KTN
Xác mía nghiền nhỏ Định lượng
Luống ủ ẩm độ 75% Đảo trộn đánh luống 7 ngày/lần Ủ và trộn (Ẩm độ 66 – 75%) Nước
Dung dịch nấm Trochoderma Định lượng
Nước Bã bùn mía (ẩm độ 66 – 75%)
Hình 2 Sơ đồ công nghệ làm phân hữu cơ đậm đặc theo ĐTM được phê duyệt và văn bản số 1241/UBND-KTN
Hạ độ ẩm 40 – 45% Đánh tơi
Bán thành phẩm Định lượng
Thành phẩm nhập kho Bán thành phẩm
Nước thải b Công nghệ sản xuất hiện tại:
Hiện tại, bên cạnh việc sử dụng bã bùn mía và xác mía làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở còn sử dụng than bùn, đá vôi và tro trấu Ngoài ra, tại giai đoạn ủ phân dưới mái che, cơ sở không thực hiện công đoạn sấy và làm nguội
Quy trình sản xuất của hiện tại của cơ sở được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Hình 3 Sơ đồ công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hiện tại
Nguyên liệu bã bùn mía, xác mía, than bùn … tập kết tại bãi ủ
Phối trộn thành luống ủ, xới trộn từ 1, 2 lần/tuần (thời gian ủ khoảng 6-7 tuần)
Nấm và các vi sinh vật
Máy trộn trục quay cánh đảo
Vi sinh vật hữu ích Thành phẩm dạng bột
Kiểm tra chất lượng Đóng gói thành phẩm dạng hạt
Bunke thành phẩm Đạt độ hoai mục
Sản phẩm đầu ra của cơ sở là phân hữu cơ đậm đặc dạng bột Sản lượng tối đa theo thiết kế là 20.000 tấn/năm
Bảng 2 Chỉ tiêu chất lượng phân bón
STT Chỉ tiêu Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật
II Phân hữu cơ đậm đặc
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất a Nguyên liệu:
Nhu cầu nguyên liệu của cơ sở gồm: bã bùn mía, xác mía, than bùn, bột đá vôi, tro trấu, nấm Tricoderma và một số loại nguyên liệu phụ trợ khác Nhu cầu nguyên liệu tối đa theo thiết kế của cơ sở như sau:
Bảng 3 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu theo công suất thiết kế
STT Loại nguyên liệu Đơn vị Số lượng Nguồn cung cấp
1 Than bùn tấn/năm 18.200 Trong nước
2 Bột đá vôi tấn/năm 1.555 Trong nước
3 Bã mía tấn/năm 39.600 Trong nước
4 Xác mía tấn/năm 6.420 Trong nước
5 Tro trấu tấn/năm 5.916 Trong nước
6 Nấm Tricoderma tấn/năm 24 Đại học Cần Thơ
7 Phân Ure tấn/năm 1.400 Trong nước
8 KCl tấn/năm 600 Nhập khẩu
Bên cạnh các nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong quá trình sản xuất còn sử dụng các vật liệu như bao bì và chỉ Nhu cầu các vật liệu này như sau:
Bảng 4 Nhu cầu sử dụng vật liệu theo công suất thiết kế
STT Loại vật liệu Đơn vị Nhu cầu
2 Chỉ Kg/năm 600 b Nhiên liệu:
Nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của cơ sở là dầu DO, được sử dụng cho các phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất và vận chuyển Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của cơ sở như sau:
Bảng 5 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Số lượng Định mức (lít/giờ)
Thời gian làm việc/ca
Ngoài các loại hóa chất dùng trong sản xuất, cơ sở còn sử dụng các loại hóa chất trong xử lý nước thải, bao gồm: Clorine 70%, Soda 90%, Vôi cục 85%, chế phẩm vi sinh BIO – EM Nhu cầu sử dụng các loại hóa chất này như sau:
Bảng 6 Nhu cầu sử dụng hóa chất trong xử lý nước thải
STT Hóa chất/chế phẩm vi sinh
Lượng sử dụng (kg/tháng) Công đoạn sử dụng
1 Clorine 70% Ca(ClO)2 18,25 Bể khử trùng
2 Soda 90% Na2CO3 30,42 Bể điều hòa
3 Vôi cục 85% CaO 152 Bể điều hòa
BIO - EM - 5 Bể vi sinh hiếu khí/ lắng kết hợp
4.2 Nhu cầu cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của cơ sở là điện lưới quốc gia bởi Điện lực thành phố Ngã Bảy Hiện tại, cơ sở đang hoạt động với công suất khoảng 2.000 tấn/năm, với nhu cầu sử dụng điện khoảng 4.000 kWh/tháng Ước tính, khi cơ sở hoạt động hết công suất, nhu cầu sử dụng điện của cơ sở khoảng 40.000 kWh/tháng
4.3 Nhu cầu cung cấp nước
Cơ sở đang sử dụng nguồn nước thủy cục cho cả mục đích sản xuất và sinh hoạt Hiện tại, công suất hoạt động thực tế chỉ đạt khoảng 10% so với công suất thiết kế Mức tiêu thụ nước bình quân là 3,78 m3/ngày đêm, trong đó nước dành cho sinh hoạt chiếm khoảng 3 m3/ngày đêm và nước phục vụ sản xuất là 0,78 m3/ngày đêm.
Khi cơ sở hoạt động hết công suất, ước tính nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở khoảng 15,4 m 3 /ngày đêm Trong đó: nước phục vụ cho sinh hoạt khoảng 6,75 m 3 /ngày đêm; nước cấp cho nhà ăn khoảng 3,75 m 3 /ngày đêm và nước cấp cho sản xuất khoảng 7,86 m 3 /ngày đêm
Chi tiết về nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau:
(i) Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt:
Hiện tại, nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt tại cơ sở khoảng 3 m 3 /ngày đêm
Dự kiến nhu cầu lao động khi cơ sở hoạt động với công suất tối đa là 150 người (chia làm 2 ca) Theo TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 25 – 45 lít/người/ca tùy loại phân xưởng Trong điều kiện của cơ sở, chọn định mức sử dụng nước sinh hoạt là 25 lít/người/ca Vậy, ước tính tổng nhu cầu nước sinh hoạt của cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa khoảng 3,75 m 3 /ngày đêm
(ii) Nhu cầu nước phục vụ sản xuất:
- Nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ dạng bột: Theo thực tế sản xuất tại cơ sở, lượng nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ dạng bột khoảng 200 lít nước/tấn thành tấn/ca sản xuất Lượng nước cần thiết để sản xuất phân hữu cơ dạng bột trong 2 ca sản xuất/ngày hiện tại là 0,48 m 3 /ngày đêm (hiện tại cơ sở hoạt động khoảng 10% công suất thiết kế, tương đương 1,2 tấn/ca) Ước tính, lượng nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ dạng bột khi cơ sở hoạt động với công suất tối đa là 4,8 m 3 /ngày đêm (lượng nước này được giữ lại để tạo độ ẩm cho sản phẩm, không có nước thải ra bên ngoài)
- Nước ủ nguyên liệu: Lượng nước cần để bổ sung cho quá trình ủ 1 tấn nguyên liệu là 50 lít Theo công suất thiết kế, lượng nguyên liệu được ủ trong 7 tuần cho
Hiện tại, cơ sở đang hoạt động với khoảng 10% công suất thiết kế, tương ứng với 300 tấn nguyên liệu Với công suất này, lượng nước cần cung cấp cho các luống ủ là 0,3 m³/ngày đêm Khi hoạt động ở công suất tối đa là 3.000 tấn nguyên liệu, lượng nước cần cung cấp sẽ tăng lên 3,06 m³/ngày đêm.
(iii) Nhu cầu nước phục vụ nhà ăn:
Hiện tại, nhà ăn không hoạt động và không phục vụ bữa ăn cho công nhân Tuy nhiên, khi cơ sở hoạt động hết công suất với khoảng 150 công nhân, công ty sẽ cung cấp 1 bữa ăn/ngày cho công nhân Theo quy chuẩn TCVN 4513:1998, tiêu chuẩn nước cấp cho nhà ăn là 18 - 25 lít/người/bữa ăn Dựa vào đó, khi cơ sở hoạt động hết công suất, nhu cầu nước của nhà ăn có thể ước tính khoảng 3,75 m3/ngày đêm.
Bảng 7 Tổng hợp nhu cầu dùng nước của cơ sở
STT Mục đích sử dụng
Hiện tại Khi hoạt động hết công suất
2 Nước phục vụ nhà ăn 0 3,75
Sản xuất phân hữu cơ dạng bột 0,48 4,8
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Cơ sở đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2007
Hiện trạng sử dụng đất của cơ sở là đất phi nông nghiệp Vì vậy hoạt động của cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Ngã Bảy và tỉnh Hậu Giang, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất phân bón phát triển, đồng thời giải quyết công ăn việc làm ổn định cho lao động tại địa phương, góp phần với chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải từ hoạt động của cơ sở được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Hiện tại, nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A và xả thải vào kênh xáng Búng Tàu với lưu lượng lớn nhất là 50 m 3 /ngày đêm
Nước thải sau xử lý của cơ sở đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT là hoàn toàn phù hợp với quy định về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 và Quyết định số 2196/QĐ- UBND ngày 07/11/2017 của UBND tỉnh Hậu Giang).
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa sạch được xây dựng độc lập với hệ thống thoát nước thải và nước mưa nhiễm bẩn Hệ thống thoát nước mưa sạch bao gồm các ống thu nước trên mái, hố thu nước tràn, tập trung vào các mương hở xây xung quanh nhà xưởng, nhà làm việc để thu nước mưa về bể chứa lắng sơ bộ trước khi thải ra kênh xáng Búng Tàu Tổng chiều dài các mương thoát nước mưa khoảng 816m, được xây bằng bê tông với chiều rộng 0,4m và chiều sâu từ 0,2 đến 1m.
Tọa độ vị trí điểm xả thải nước mưa (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0 ) như sau: X = 1083937,321; Y = 589774,989
1.2 Thu gom, thoát nước thải: a Công trình thu gom nước thải:
Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại cơ sở này gồm có nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt (từ khu vệ sinh và bếp) và nước mưa chảy tràn qua khu vực nhiễm bẩn (bãi ủ số 1) Để xử lý hiệu quả nguồn nước thải này, cơ sở đã xây dựng một hệ thống thu gom nước thải có sơ đồ như sau:
Hình 4 Quy trình thu gom nước nhiễm bẩn tại cơ sở
Chi tiết về các tuyến thu gom nước thải tại cơ sở như sau:
- Nước thải từ khu vực nhà bếp được tách riêng bằng đường cống thoát độc lập
Nguồn nước thải này được thu gom về hệ thống XLNT bằng tuyến mương hở rộng 0,4 m, sâu 0,2 – 0,5 m
- Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh được thu gom về bể tự hoại, sau đó được dẫn về hệ thống XLNT bằng tuyến mương hở rộng 0,4 m, sâu 0,2 – 0,5 m
Nước rỉ và nước mưa chảy tràn tại bãi ủ số
1 Nước thải từ nhà ăn Nước thải từ các nhà vệ sinh Mương hở thoát nước
Hệ thống XLNT Hầm tự hoại
- Nước thải sản xuất (nước rỉ từ các luống ủ) và nước mưa nhiễm bẩn tại bãi ủ số 1: được thu gom vào mương thoát nước bao quanh bãi ủ số 1, sau đó được dẫn về hệ thống XLNT bằng tuyến mương hở rộng 0,4 m, sâu 0,2 – 0,5 m
Các mương hở thu gom nước thải được xây kiên cố bằng bê tông chống thấm
Tổng chiều dài các tuyến thu gom nước thải khoảng 900 m b Công trình thoát nước thải:
Hiện tại, nước thải sau xử lý được thoát ra mương hở thông qua đường ống PVC ỉ90 rồi theo mương thoỏt nước xả ra nguồn tiếp nhận là kờnh xỏng Bỳng Tàu hoặc tỏi sử dụng với lưu lượng chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng xả thải để tưới luống ủ (chỉ vào thời điểm nắng nóng) bằng hình thức tự chảy Nước thải sau xử lý được tái sử dụng bằng cách xả nước thải sau bể khử trùng ra tuyến mương hở nằm giữa hệ thống XLNT và bói ủ bằng ống nhựa PVC ỉ60 Nước trong mương hở được bơm lờn phun vào cỏc luống ủ
Hệ thống xử lý nước thải tại Khu công nghiệp TTCN Ngã Bảy sẽ được kết nối với hệ thống xử lý nước thải của Cụm công nghiệp thông qua đường ống PVC ỉ90 ngầm Nước thải sau xử lý sẽ được tái sử dụng tương tự phương pháp hiện tại.
Hiện tại, nước thải sau xử lý của cơ sở đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT, được chảy ra rónh dẫn nước bằng ống nhựa PVC ỉ90 rồi theo rónh dẫn nước bờ tụng (dài 30 m, rộng 0,4 m, sâu 1,5 m) xả thải vào kênh xáng Búng Tàu Đặc điểm điểm xả thải này như sau:
+ Tọa độ vị trí xả thải (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0 ):
+ Thông số kỹ thuật: cống xả bằng bê tông cốt thép, rộng 0,4m, sâu 1,5m
Trong tương lai, khi hệ thống XLNT của CNN – TTCN thành phố Ngã Bảy đi vào hoạt động, nước thải sau xử lý của cơ sở sẽ được đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp Vị trí điểm đấu nối nước thải sẽ theo thỏa thuận đấu nối với đơn vị vận hành hệ thống hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp d Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải:
Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của nhà máy được thể thiện trong phần phụ lục
Nguồn phát sinh nước thài từ hoạt động của cơ sở bao gồm: nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh, nước thải từ bếp ăn, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn tại bãi ủ số 1 Khi cơ sở hoạt động với công suất tối đa 20.000 tấn/năm, lưu lượng của các nguồn thải này như sau:
- Nước thải sinh hoạt: nhu cầu nước sinh hoạt của cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa khoảng 3,75 m 3 /ngày đêm Ước tính lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp sinh hoạt, tương đương 3,75 m 3 /ngày đêm
- Nước thải từ bếp ăn: nhu cầu nước của nhà ăn là 3,75 m 3 /ngày đêm Ước tính lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp, tương đương 3,75 m 3 /ngày đêm
Nước thải sản xuất trong quá trình sản xuất phân hữu cơ mainly từ quá trình ủ nguyên liệu Phần lớn nước được cung cấp cho nguyên liệu ủ sẽ được giữ lại trong các luống ủ (khoảng 90-95%), còn lượng nước rò chỉ khoảng 5-10%, tương ứng khoảng 0,31 m3/ngày đêm.
- Nước mưa chảy tràn tại bãi ủ số 1: Theo TCVN 7957:2008, lưu lượng nước mưa chảy tràn tại bãi ủ số 1 được tính toán theo công thức sau: Q = q x C x F
+ C: hệ số dòng chảy, lấy bằng 1
+ F: diện tích bãi ủ số 1 (ha) = 1,8 ha
+ P: Chu kỳ lặp lại của mưa (P = 2 năm)
+ q: cường độ mưa tính toán (l/s.ha), q = A(1+ClgP)/(t+b) n = 2,05 l/s.ha
Trong đó: A, C, b, n là hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của địa phương A = 9210; C = 0,48; b = 25; n = 0,92 (chọn theo bảng B1, phụ lục B, TCVN 7957:2008)
Chi tiết về lưu lượng của từng nguồn phát sinh nước thải như sau:
Bảng 8 Các nguồn phát sinh nước thải tại cơ sở
STT Nguồn nước thải Thành phần, tính chất ô nhiễm
1 Sinh hoạt Hàm lượng BOD, TSS, dầu mỡ ĐTV, Coliform cao 3,75
2 Nhà ăn Hàm lượng BOD, TSS, dầu mỡ ĐTV, Coliform cao 3,75
3 Sản xuất Hàm lượng BOD, N, P cao 0,31
4 Nước mưa nhiễm bẩn (không thường xuyên) Hàm lượng BOD, TSS, N, P cao 39,90
Ghi chú: lượng mưa tối đa trong ngày được tính bằng 3 giờ mưa liên tục
Các công trình, biện pháp xử lý nước thải tại cơ sở như sau: a Hầm tự hoại:
Nước thải sinh hoạt tại cơ sở được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý cùng với nước thải sản xuất và nước thải từ nhà ăn
Cơ sở đã xây dựng 02 bể tự hoại tại các khu nhà vệ sinh để thu gom và xử lý sơ bộ nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân của người lao động
Bể tự hoại có kích thước D x R x C: 3,30m x 2,95m x 1,42m, thể tích 13,8 m 3 /bể
Tổng thể tích các bể tự hoại là 27,6 m 3 , đảm bảo thu gom và xử lý hết lượng nước thải sinh hoạt của người lao động b Hệ thống xử lý nước thải:
Lưu lượng nước thải nhiễm bẩn lớn nhất cần được xử lý là tại cơ sở là 47,71 m 3 /ngày đêm, bao gồm các nguồn nước thải: nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại, nước thải nhà ăn; nước thải sản xuất; nước mưa chảy tràn tại bãi ủ số 1
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Trong quá trình hoạt động sản xuất của cơ sở, bụi phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy nghiền Để giảm thiểu bụi phát sinh, thiết bị xử lý bụi đã được lắp đặt đồng bộ cùng với máy nghiền Chi tiết về công trình thu gom, xử lý bụi tại máy nghiền như sau:
2.1 Công trình thu gom bụi, khí thải trước khi được xử lý:
Công trình thu gom bụi bao gồm: quạt hút; hệ thống ống dẫn thu gom bụi vào thiết bị xử lý bụi
2.2 Công trình xử lý bụi, khí thải: a Quy trình công nghệ:
Bụi từ quá trình nghiền sẽ được dẫn qua hệ thống lọc bụi túi vải lắp đặt đồng bộ với máy nghiền Thiết bị được thiết kế bao gồm nhiều ngăn, có thể hoạt động liên tục, thiết bị này có hiệu suất xử lý bụi rất cao có thể đạt trên 99% Sau khi ra khỏi bộ lọc túi vải khí thải được phát tán qua ống xả bằng thép cao 5,5 m
Hoạt động của hệ thống lọc bụi túi vải được mô tả chi tiết như sau:
Bảng 12 Nguyên lý hoạt động của một ngăn lọc túi vải
Bụi và khí thải được dẫn vào hệ thống lọc túi qua cửa vào, hướng từ ngoài vào trong mỗi túi vải, bụi sẽ được giữ lại bên ngoài Sau một thời gian do bụi bám đầy trên bề mặt túi vải, áp lực không khí qua bề mặt túi vải sẽ tăng lên Khung căng túi lọc giúp cố định và định hình túi vải trong quá trình lọc Khí sạch từ trong túi vải sẽ theo cửa ra và được dẫn ra ngoài ống khói theo quạt hút Để giảm sự tăng áp lực bề mặt túi vải, cũng như duy trì sự ổn định quá trình lọc, hệ thống khí nén được thổi vào mỗi túi để giũ bụi ra khỏi túi vải, bụi được thu ở cửa xả bụi của ngăn
Túi vải lắp trong hệ thống lọc túi là loại chịu nhiệt, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện nhiệt độ khói nhỏ hơn 180 0 C, chịu được nhiệt độ khói tức thời lên đến 200 0 C
Nhiệt độ khói được theo dõi thường xuyên bằng hệ thống cọc dò nhiệt độ, đảm bảo theo dõi tối đa nhiệt độ khói thải trước khi vào bộ lọc túi, tránh trường hợp nhiệt độ quá cao gây hư hại cho túi lọc b Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi:
Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi được thể hiện trong bảng bên dưới
Bảng 13 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi
STT Công trình, thiết bị Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Quạt hút Công suất 3,7 kWh
2 Hệ lọc bụi túi vải 3 x 2,2 x 1,5 m 01
SUS304 dày 3 mm 01 c Định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng:
- Định mức tiêu hao điện năng: khoảng 3,7 kWh/giờ
- Định mức sử dụng hóa chất: hệ thống xử bụi không sử dụng hóa chất khi vận hành.
Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1 Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
Số lượng lao động tại cơ sở là 20 người, với thời gian làm việc 1 ca/ngày Trung bình mỗi ngày cơ sở phát sinh khoảng 3,5 kg chất thải rắn sinh hoạt Chất thải này được phân loại thành 2 loại và chứa trong các thùng chuyên dụng.
Chất thải vô cơ được gom vào thùng chứa đặt trước cổng nhà máy, sau đó được thu gom và xử lý hàng ngày bởi một đơn vị được chỉ định Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Hậu Giang để thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý loại chất thải này.
- Chất thải hữu cơ: được thu gom và tái sử dụng làm nguyên liệu ủ phân
3.2 Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của cơ sở chủ yếu là bùn thải, phát sinh từ quá trình nạo vét hệ thống thoát nước mưa, nước thải và từ hệ thống xử lý nước thải Khối lượng phát sinh và công trình, biện pháp xử lý các loại chất thải này như sau:
- Bùn thải từ bùn từ quá trình nạo vét hệ thống thoát nước mưa, nước thải: công tác nạo vét được thực hiện khoảng 4 tháng/lần Khối lượng phát sinh trong 1 lần nạo vét khoảng 500 kg Toàn bộ lượng bùn này được sử dụng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước: khối lượng phát sinh bình quân khoảng 500 kg/tháng Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không thải ra môi trường mà sẽ được thu gom và đưa vào sản xuất phân hữu cơ đậm đặc Loại bùn này (sau khi được tách hết nước trên sân phơi bùn) thường ở dạng tấm mỏng nên có thể phơi khô dùng làm nguyên liệu bổ sung hoặc phối hợp cùng các nguồn nguyên liệu khác đưa vào sản xuất phân hữu cơ.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Các loại chất thải nguy hại phổ biến phát sinh từ hoạt động của cơ sở sản xuất yếu bao gồm: bóng đèn huỳnh quang và thủy tinh hoạt tính thải, hộp mực in thải, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, chất thải lẫn dầu, đất sét dính dầu và mỡ, bao bì nhựa thải (bao gồm thùng chứa hóa chất phòng thí nghiệm và thùng sơn), và bình ắc quy Khối lượng cụ thể của từng loại chất thải nguy hại phát sinh khi công ty hoạt động hết công suất được trình bày chi tiết trong bảng bên dưới.
Tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở được thu gom, phân loại, chứa trong bao bì, thiết bị lưu chứa riêng cho từng loại và lưu giữ trong kho chứa chất thải nguy hại Nhà kho lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích khoảng 12m 2 , chiều cao 3,4 m Kho được xây dựng đáp ứng các yêu cầu của thông tư 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau: mặt sàn trong kho được láng xi măng bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che bằng tole kín nắng, mưa; tường có kết cấu bằng tường gạch hạn chế gió trực tiếp vào bên trong Mỗi loại chất thải nguy hại đều được chứa trong các thùng chứa bằng nhựa riêng biệt (dung tích 50 lít/thùng)
Công ty đã hợp đồng với Công ty CP Công nghệ môi trường Trái Đất Xanh, định kỳ 2 năm/lần đến thu gom và xử lý toàn bộ lượng chất thải nguy hại lưu trữ tại nhà kho giữ chất thải nguy hại
Bảng 14 Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại
STT Tên chất thải Mã chất thải Khối lượng
1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 24
2 Hộp chứa mực in thải 08 02 04 40
3 Giẻ lau dính dầu mỡ 18 02 01 50
4 Chất thải lẫn dầu; đất sét dính dầu, nhớt 19 07 01 150
5 Bao bì cứng thải bằng nhựa thải (bao bì đựng hóa chất phòng thí nghiệm, thùng sơn) 18 01 04 20
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
5.1 Phòng ngừa sự cố cháy nổ, chập điện a Biện pháp phòng ngừa:
Trong thời gian qua, công ty đã thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ như sau:
- Luôn luôn nâng cao ý thức của công nhân viên về các khả năng gây cháy nổ và các ảnh hưởng khi xảy ra sự cố cháy nổ;
- Thực hiện đầy đủ bảng nội quy tiêu lệnh PCCC, không cho mang các thành phần dễ phát sinh cháy nổ vào kho chứa như cấm lửa, cấm hút thuốc
- Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy như: lắp đặt hệ thống báo cháy, đèn tín hiệu, hệ thống chống sét, còi cứu hỏa hoạt động bằng đầu cảm biến điện tử, các phương tiện và thiết bị chữa cháy (bình cứu hỏa, vòi nước chữa cháy, bơm nước, ) tại chỗ để sẵn sàng sử dụng khi có sự cố xảy ra
- Trong từng hạng mục công trình của cơ sở, công ty luôn trang bị chu đáo các thiết bị phòng cháy, chữa cháy nhằm ứng phó kịp thời khi sự cố cháy nổ xảy ra
- Thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng để tập huấn về công tác PCCC cho cán bộ, công nhân viên
- Phối hợp chặt chẽ khi chữa cháy với lực lượng chuyên nghiệp
- Khoảng cách giữa các công trình được bố trí phù hợp, hệ thống đường giao thông nội bộ đảm bảo cho xe chữa cháy có thể chạy tới tất cả các hạng mục công trình khi cần thiết; b Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ:
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
- Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô)
- Cắt điện khu vực cháy
- Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy
- Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy
- Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất
- Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi
- Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy
- Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy
5.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
- Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn
- Định kỳ bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp
- Thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu nước sau xử lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý
- Trong trường hợp xảy ra sự cố như nghẹt bơm, vỡ đường ống, làm nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn cho phép, công ty sẽ dừng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải và dừng các hoạt động có phát sinh nước thải, tiến hành kiểm tra khắc phục sự cố Trong thời gian khắc phục sự cố (khoảng 1 – 2 ngày), nếu có phát sinh nước thải thì nước thải sẽ được chứa tạm tại các mương hở xung quanh bãi ủ số 1 và các bể: bể tách mỡ/lắng cặn, hố thu và bể điều hòa (tổng thể tích của các mương hở xung quan bãi ủ số 1 là 315 m 3 ; thể tích của các bể tách mỡ/lắng cặn, hố thu và điều hòa là 112,6 m 3 , hoàn toàn có khả năng lưu chứa nước thải trong thời gian khắc phục sự cố) Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải sẽ được đưa trở lại quy trình xử lý để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Công ty sẽ điều chỉnh lưu lượng nước thải đưa vào hệ thống đảm báo hệ thống không bị quá tải khi vận hành lại
5.3 Phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải
Khi phát hiện sự cố từ hệ thống xử lý khí thải, việc thực hiện ứng cứu theo quy trình sau:
- Ngưng hoạt động của hệ thống bị hỏng
- Tiến hành các biện pháp sửa chữa kịp thời và chỉ hoạt động trở lại sau khi sự cố đã được khắc phục
- Có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải
Yêu cầu đối với cán bộ vận hành trường hợp sự cố thường gặp:
- Phải lập tức báo cáo cấp trên khi có các sự cố xảy ra và tiến hành giải quyết các sự cố Nếu có sự cố không tự khắc phục được tại chỗ thì tìm cách báo cấp trên để nhận sự chỉ đạo trực tiếp
- Nếu đã thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà chưa thể khắc phục sự cố thì được phép xử lý theo hướng ưu tiên: 1- Bảo đảm an toàn về con người, 2- An toàn tài sản, 3-An toàn công việc
- Viết báo cáo sự cố và lưu hồ sơ
5.4 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động Để hạn chế các ảnh hưởng do quá trình sản xuất đến sức khỏe của công nhân làm việc, công ty đã thực hiện các biện pháp sau:
- Tuân thủ triệt để các điều khoản về vệ sinh an toàn lao động đối với người lao động
- Xây dựng các nội quy an toàn lao động trong sản xuất Trang bị các thiết bị cấp cứu tại chỗ, tủ thuốc với bảng chỉ dẫn sử dụng…
- Thiết lập bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu như nhập, xuất, trữ, đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động cho công nhân
- Trang bị và bắt buộc đeo găng tay khi làm việc nguy hiểm đến bàn tay, ngón tay
- Bố trí các quạt thông gió, đèn chiếu sáng hợp lý
- Đảm bảo môi trường lao động an toàn và hợp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho công nhân
- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế bệnh nghề nghiệp và các chế độ nghỉ ngơi, điều dưỡng thích hợp.
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các phương án xây dựng và vận hành của cơ sở đều căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của cở sở, chủ cơ sở có một số điều chỉnh liên quan đến công nghệ sản xuất và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo môi trường ít bị ảnh hưởng nhất, đồng thời giúp cho hoạt động của cơ sở được thuận lợi và ổn định
Các nội dung thay đổi, điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 15 Các thay đổi so với quyết định phê duyệt cáo cáo ĐTM
Các nội dung/Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương đề xuất trong báo cáo ĐTM Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện
1 Công trình xử lý nước thải
Nước thải → Bể điều hòa → Bể sục khí →
Bể lắng → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (kênh Búng Tàu)
Nước thải → Bể lắng cặn, tách mỡ → Hố thu Bể điều hòa → Bể vi sinh/lắng kết hợp → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (kênh Búng Tàu)
2 Công trình xử lý cục bộ nước mưa nhiễm dầu
Xây dựng bể tách dầu – lắng cặn Không xây dựng
3 Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Xây dựng hầm tự hoại 3 ngăn có hệ thống cấp khí
Xây dựng hầm tự hoại 3 ngăn không có hệ thống cấp khí
4 Công trình xử lý mùi
Xây dựng hệ thống xử lý mùi bằng phương pháp lọc mùi sinh học
Sử dụng nguyên liệu là phân chuồng, bã bùn mía, xác mía
Không sử dụng phân chuồng Sử dụng than bùn, bột đá vôi và tro trấu làm nguyên liệu sản xuất bên cạnh bã mía và xác mía
6 Giai đoạn ủ trộn dưới mái che
Bán thành phẩm sau khi ép viên được đưa qua công đoạn sấy và làm nguội
Bỏ qua công đoạn sấy và làm nguội
Ngoại trừ việc sử dụng than bùn, bột đá vôi, tro trấu làm nguyên liệu sản xuất tại công đoạn ủ ngoài trời và bỏ qua công đoạn sấy tại công đoạn ủ dưới mái che, các thay đổi được liệt kê trong bảng trên đã được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận tại văn bản số 1241/UBND-KTN ngày 12/8/2015 và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận tại Giấy xác nhận hoàn thành số 02/GXN-STNMT ngày 07/3/2016 Lý do của các thay đổi này như sau:
[1] Nước thải sau xử lý của cơ sở phải đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận Tuy nhiên, theo phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM thì nước thải không đảm bảo đạt quy chuẩn, do đó cần phải điều chỉnh quy trình xử lý nước thải Vì vậy, công ty đã bổ sung thêm bể vi sinh hiếu khí/lắng kết hợp (phía sau bể điều hòa), đồng thời bổ sung Clo tại bể khử trùng để đảm bảo xử lý nước thải đạt cột A trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng cho quá trình ủ nguyên liệu ngoài trời Mặt khác, do nước thải sinh hoạt của cơ sở (nước thải sau hầm tự hoại, nước thải nhà ăn) được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý cùng với nước thải sản xuất do đó cần phải có công đoạn lắng cặn và tách mỡ trước khi đưa qua các công đoạn xử lý phía sau Do đó, công ty đã bố trí thêm bể lắng cặn, tách mỡ và hố thu trước bể điều hòa
[2] Không xây dựng bể tách dầu do cơ sở khi hoạt động không sử dụng lò đốt nguyên liệu dầu Mặt khác, các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất đều được đặt bên trong nhà xưởng có máy che
[3] Nước thải từ các khu nhà vệ sinh sau khi được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý do đó không cần có hệ thống cấp khí
[4] Nhà xưởng của cơ cở được xây dựng cao ráo, thông thoáng nên tránh được sự tích tụ mùi trong nhà xưởng Do đó, không cần xây dựng hệ thống xử lý mùi và các quạt thông gió
[5] Qua thực tế sản xuất thì phân chuồng có mùi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Do đó, công ty không sử dụng loại nguyên liệu này nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường Mặt khác, việc sử dụng thêm nguồn liệu là than bùn, bột đá vôi và tro trấu là do nhu cầu sản xuất thực tế của cơ sở
[6] Công đoạn sấy chỉ được thực hiện khi sản xuất phân bón dạng viên Tuy nhiên, hiện tại cơ sở chỉ sản xuất phân bón dạng bột nên trong quá trình sản xuất, bán thành phẩm không cần qua công đoạn sấy.
Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
7.1 Đánh giá tác động đối với việc điều chỉnh, thay đổi đối với công trình xử lý nước thải:
Việc xây dựng thêm các bể lắng cặn, tách mỡ, hố thu và bể vi sinh giúp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT, đảm bảo vận hành đồng bộ Điều chỉnh công nghệ xử lý nước thải tác động tích cực đến môi trường khi nồng độ chất ô nhiễm giảm, đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, giúp giảm tải lượng ô nhiễm xả vào nguồn tiếp nhận.
Mặt khác, việc không xây dựng bể tách dầu do cơ sở không sử dụng lò đốt nguyên liệu dầu là phù hợp với thực tế và không làm tăng khả năng tác động đối với môi trường xung quanh Bên cạnh đó, việc không bố trí hệ thống cấp khí đối với bể tự hoại không làm tăng mức độ tác động đối với môi trường xung quanh, do nước thải sau hầm tự hoại được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
7.2 Đánh giá tác động đối với việc không lắp đặt công trình xử lý mùi:
Nhà xưởng của cơ cở được xây dựng cao ráo, thông thoáng nên tránh được sự tích tụ mùi trong nhà xưởng Mặt khác, nguyên liệu sau khi được ủ hoai mục thì không còn mùi hôi như ban đầu, mặc dù còn phát sinh mùi nhưng không đáng kể Do đó, việc không lắp đặt công trình xử lý mùi trong nhà xưởng không tác động đáng kể đến sức khỏe của công nhân tại cơ sở và các hộ dân xung quanh
7.3 Đánh giá tác động đối với việc thay đổi nguyên liệu sản xuất và điều chỉnh quy trình công nghệ sản xuất:
Việc loại bỏ phân chuồng giúp giảm thiểu ô nhiễm mùi trong quá trình ủ phân
Vì vậy, việc loại bỏ phân chuồng có tác động tích cực đối với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng xung quanh và người lao động tại cơ sở Đối với việc sử dụng bột đá vôi và tro trấu làm nguyên liệu sản xuất có thể làm gia tăng mức độ ô nhiễm đối với môi trường xung quanh Do 02 loại nguyên liệu này dễ phát sinh bụi trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, bụi phát sinh từ 02 loại nguyên liệu này có phạm vi tác động không lớn, chủ yếu tại khu vực sản xuất Đối tượng bị tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất Bên cạnh đó, cơ sở đã thực hiện các biện pháp hạn chế khả năng phát tán bụi trong quá trình sản xuất như: tro được lưu chứa trong các bao, phun nước tạo độ ẩm trong quá trình phối trộn nguyên liệu… Do đó, tác động do bụi phát sinh do việc sử dụng 02 loại nguyên liệu này là không đáng kể
Mặt khác, việc bỏ qua công đoạn sấy làm giảm tác động đối với môi trường xung quanh do không phát sinh khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu tại lò sấy Vì vậy, việc loại bỏ công đoạn sấy có tác động tích cực đối với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng xung quanh và người lao động tại cơ sở.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh và nhà ăn, có lưu lượng 7,5 m 3 /ngày đêm;
- Nguồn số 02: Nước thải sản xuất, có lưu lượng 0,31 m 3 /ngày đêm;
- Nguồn số 03: Nước mưa chảy tràn tại bãi ủ số 1, có lưu lượng 39,9 m 3 /ngày đêm;
- Tổng lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 50 m 3 /ngày đêm (theo công suất thiết kế của hệ thống XLNT)
1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải: a Khi hệ thống XLNT của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy chưa đi vào hoạt động:
- Dòng nước thải: số lượng 01 Nước thải sau xử lý được xả thải vào kênh Búng Tàu thông qua rãnh thoát nước hở bằng bê tông dài khoảng 30 m
- Nguồn tiếp nhận nước thải: kênh xáng Búng Tàu, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Vị trí xả thải: kênh xáng Búng Tàu, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Tọa độ xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0 ): cống xả thải trên kênh xáng Búng Tàu: X = 1083754,931; Y = 589707,108
- Phương thức xả thải: tự chảy
- Hình thức xả: xả mặt
- Chế độ xả thải: liên tục (24 giờ)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, kq = 1, kf = 1,2, cụ thể như sau:
STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
7 Coliforms MPN/100ml 3.000 b Khi hệ thống XLNT của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy đi vào hoạt động:
- Dòng nước thải: số lượng 01 Nước thải sau xử lý được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy
- Vị trí điểm đấu nối và tọa độ điểm đấu nối: theo thỏa thuận đấu nối nước thải với đơn vị vận hành hệ thống XLNT Cụm công nghiệp
- Phương thức xả thải: tự chảy
- Hình thức xả: xả ngầm
- Chế độ xả thải: liên tục (24 giờ)
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải phải tuân theo các yêu cầu bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT), cột B Trong trường hợp có thỏa thuận đấu nối với đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải của cụm công nghiệp, có thể áp dụng các giá trị giới hạn theo thỏa thuận này.
STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
- Nguồn phát sinh khí thải: bụi từ máy nghiền, lưu lượng 6.000 m 3 /giờ
- Dòng khí thải: số lượng 01 Khí thải sau ống xả của máy nghiền
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, kp
= 0,8, kx = 1, cụ thể như sau:
Bảng 16 Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
- Tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1083791,211; Y = 589938,647
- Phương thức xả thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống xả, xả gián đoạn (16 giờ/ngày).
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của cơ sở là không đáng kể, do dó công ty không đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn.
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Việc quan trắc định kỳ nước thải tại cơ sở được thực hiện theo tần suất 03 tháng/lần (4 lần/năm) tại 02 điểm: 01 điểm tại vị trí đầu vào hệ thống xử lý nước thải (bể điều hòa) và 01 điểm tại vị trí đầu ra của hệ thống xử lý nước thải
Các thông số quan trắc bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, Tổng N, Tổng P và Coliform
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (kq = 1, kf = 1,2)
Kết quả quan trắc nước thải trong 02 năm gần nhất (năm 2021 – 2022) tại cơ sở như sau:
1.1 Kết quả quan trắc nước thải trước xử lý:
Bảng 17 Kết quả quan trắc nước thải trước xử lý trong 02 năm gần nhất
STT Thông số Đơn vị Kết quả Giá trị quy chuẩn Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Thời điểm quan trắc trong năm 2021: Đợt 1: ngày 26/03/2021; Đợt 2: ngày 01/07/2021; Đợt 3: ngày 29/10/2021; Đợt 4: ngày 16/12/2021;
Thời điểm quan trắc trong năm 2022: Đợt 1: ngày 07/03/2022; Đợt 2: ngày 29/06/2022;
Trong 02 năm gần nhất (2021 – 2022), có 06 thông số vượt quy chuẩn Riêng trong mỗi đợt quan trắc có từ 1 đến 5 thông số vượt quy chuẩn Các thông số vượt quy chuẩn bao gồm: BOD (đợt 1, 2/2021 và đợt 2, 3/2022), COD (đợt 1, 2/2021 và đợt 2, 3/2022), TSS (đợt 2, 3/2022), Tổng N (đợt 1/2021 và đợt 2, 3/2022), Tổng P (đợt 1/2021), Coliform (đợt 1, 2, 3/2021 và đợt 1, 2, 3/2022) Trong đợt 4/2021, tất cả các thông số đều đạt quy chuẩn
Nhìn chung, nước thải trước xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm tương đối cao, do đó cần được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
1.2 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý:
Bảng 18 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý trong 02 năm gần nhất
STT Thông số Đơn vị Kết quả Giá trị quy chuẩn Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Thời điểm quan trắc trong năm 2021: Đợt 1: ngày 26/03/2021; Đợt 2: ngày 01/07/2021; Đợt 3: ngày 29/10/2021; Đợt 4: ngày 16/12/2021;
Thời điểm quan trắc trong năm 2022: Đợt 1: ngày 07/03/2022; Đợt 2: ngày 29/06/2022;
Trong năm 2021, có 02 đợt quan trắc có chất lượng nước thải không đạt quy chuẩn là đợt 1 và đợt 4 Trong đó: đợt 1 có 01 thông số vượt chuẩn là Coliform; đợt 4 có 03 thông số vượt chuẩn là BOD, TSS và Coliform Trong 02 đợt quan trắc còn lại của năm 2021 (đợt 2, 3) và cả 3 đợt quan trắc trong năm 2022, tất cả các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn.
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải
Cơ sở không thực hiện quan trắc định kỳ đối với khí thải Đối với khí thải sau ống xả của máy nghiền, do thời gian qua cơ sở không sử dụng xác mía làm nguyên liệu sản xuất nên không sử dụng máy nghiền Vì vậy, trong quá trình lập báo cáo này không thể thu mẫu quan trắc đối với khí thải sau máy nghiền.
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
1.1 Công trình xử lý nước thải:
Cơ sở đã được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước (Giấy phép số 23/GP- UBND ngày 06/10/2017 của UBND tỉnh Hậu Giang) và giấy xác nhận hoàn thành (Giấy xác nhận số 02/GXN-STNMT ngày 07/03/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường), do đó theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ sở không thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải
1.2 Công trình xử lý khí thải: a Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền như sau:
- Công suất dự kiến : 6.000 m 3 /giờ b Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý bụi:
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Stt Đợt thu mẫu Thời gian thu mẫu Vị trí lấy mẫu
Lần 1 03/04/2023 Ống xả khí sau xử lý
- Các thông số quan trắc: lưu lượng, bụi tổng
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, kp = 0,8, kv = 1.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc nước thải:
Lưu lượng nước thải tối đa của cơ sở là 50 m 3 /ngày đêm, do đó cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc tự động liên tục theo quy định tại Điều 97, Nghị định 08/2022/NĐ-CP
2.2 Chương trình quan trắc khí thải:
Lưu lượng khí thải tối đa của cơ sở là 6.000 m 3 /giờ, do đó cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ, quan trắc tự động liên tục theo quy định tại Điều 98, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Ngày 14/09/2022, Đoàn giám sát theo Quyết định 365/QĐ-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang đã kiểm tra thực hiện các quy định bảo vệ môi trường, bao gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất của cơ sở.
Trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở đã triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường như công trình xử lý nước thải, lưu giữ và xử lý chất thải thông thường, nguy hại Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đoàn giám sát yêu cầu đơn vị khắc phục những vấn đề này.
- Thực hiện che đậy nguyên liệu ở luống ủ số 2 đảm bảo tránh nước mưa chảy tràn qua luống ủ (nước mưa nhiễm bẩn) chảy ra môi trường
- Thường xuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
- Tiếp tục thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định
- Thực hiện đấu nối nước thải sau xử lý về hệ thống xử lý nước thải tập trung của
CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy Trường hợp không đấu nối, chủ dự án phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đối với nước thải theo quy định
- Tăng cường phun chế phẩm khử mùi trong quá trình đảo, trộn các luống ủ để giảm thiểu mùi
- Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Hiện tại, chủ cơ sở đã thực hiện hầu hết các yêu cầu của đoàn giám sát Tuy nhiên, việc đấu nối nước thải sau xử lý về hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN - TTCN thành phố Ngã Bảy vẫn chưa thực hiện được Lý do là hệ thống này chưa đi vào hoạt động, nên chưa thể tiếp nhận nước thải từ cơ sở Chủ cơ sở sẽ tiến hành đấu nối ngay khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN - TTCN thành phố Ngã Bảy hoạt động.
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Chúng tôi cam kết những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Chúng tôi cam kết xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan Cụ thể:
Trong giai đoạn hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty Cổ phần Cấp nước – Thoát nước Thành phố Ngã Bảy chưa đi vào vận hành, nước thải từ các hoạt động của cơ sở được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (kq = 1, kf = 1,2) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là kênh xáng Búng Tàu.
- Khi hệ thống XLNT của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy đi vào hoạt động, chủ cơ sở sẽ thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp
Chất lượng nước thải sau xử lý của cơ sở đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp hoặc theo thỏa thuận đấu nối với đơn vị vận hành hệ thống XLNT của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy
- Xử lý khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B trước khi xả thải vào môi trường tiếp nhận
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải, giấy xác nhận hoàn thành của cơ sở;
- Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước thải;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở;
- Bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa, nước thải
A50 sO KÉ HOACH VÀ ÅU TU TINH HAU GIANG PHONG DÄNG KÝ KINH DOANH
CONG HOA X HOI CHn NGH*A VIT NAM
Doe lap-Ty do - Hanh phúc
GIÁY CHÚNG NHAN DÄNG KÝ DOANH NGHIP cONG TY TRÁCH NHIEM HĩU HAN MOT THÀNH VIấN
M sô doanh nghiÇp: 6300043647 Dng ký lán dáu: ngày 12 tháng 12 nm 2007 Dang ký thay úi làn thi: 10, ngày 0I thỏng 06 nọm 2022
Tên công ty viét bàng tiéng ViÇt: CÔNG TY TNHH MOT THÅNH VIEN PHAN BON HUU CO AM C
Tên công ty viêt bng tiêng nuóc ngoài:
Tên công ty viêt tt:
2 Dia chi tru sử chớnh
Duong 1 tháng 5, Phrong Hiep Thành, Thành phô Ng Báy, Tinh Hâu Giang, Viet Nam
Bàng chã: Sáu muoi tý chín trm sáu muoi mot triÇu mÙt trm ba mroi bôn nghin hai trám sáu muoi dong
4 Thụng tin vờ chỹ so hùu
Tên to chúc: CÔNG TY cO PHAN PHÂN BÓN VÅ HÓA CHÁT CÂN THO
Mã sô doanh nghiÇp/Quyêt dinh thành l-p sô: 1800155438
Noi cõp: Phong KKD Phong KKD Sò Kờ hoach và
Dau tu thành phð Can Tho Ngày câp: 28/02/2005
Dja chi tru sò chinh: Khu CN Trà Núc 1, Phuong Trà Núc, Quỏn Binh Thuý, Thành pho Can Tho, ViÇt Nam
5 Nguoi dai diần theo phỏp lu-t cỗa cong ty
Ho và tờn: NGUYẫN NAM BẻNH Giúi tinh: Nam
Chuc danh: Chù tich công ty Sinh ngày: 15/02/1972 Loai giõy tí phỏp lý cỗa cỏ nhõn: The cn cuúc cong dõn
So giay tò pháp lý cüa cá nhân: 034072016055 Ngày cap: 22/11/2021
Dia chi thuong trú: U5, Khu A Mâu Than, Phuong Xuân Khánh, Quân Ninh Kieu, Thành phó Cân Tho, ViÇt Nam
Dja chi liên lac: U5, Khu A M-u Thân, Phrong Xuân Khánh, Quân Ninh Kiéu, Thành pho Cân Tho, Viêt Nam
Dân tÙc: Kinh Quoc tich: ViÇt Nam
Noi câp: Cuc cành sát QLHC ve TTXH
TINH HAU GIANG cONG HOA X HQOI CHÚ NGHIA VIET NAM|
DÙc l-p-Ty do-Hanh phúc|
GIAY CHÚNG NHAN ÅU TU'DIÉU CHINH
S6: 641041000001 Chimg nhán lán dáu, ngày 12 tháng 12 nm 2007 Chiing nhân thay doi lân thit 5, ngày 05 tháng 10 nm 2012
Cn cr Lu-t Tô chée HND và UBND ngày 26 tháng 11 nm 2003;
Cn cr Lu-t âu tu ngày 29 tháng 11 nm 2005;
Cọn cỳ Lu-t Doanh nghiầp ngày 29 thỏng 11 nm 2005;
Cn c Nghậ dậnh sụ 108/2006/Né-CP ngày 22 thỏng 9 nm 2006 cỗa
Chinh phự quy inh chi tiờt và huúng dõn thi hành mÙt sụ diờu cỗa Lu-t õu tu;
Cn cu Nghậ ậnh 43/2010/Né-CP ngày 15 thỏng 4 nm 2010 cỗa Chớnh phú vê ng ký doanh nghiÇp;
Can c Giây chúng nhân dâu tu sô: 641041000001 do Uy ban nhân dân tinh H-u Giang cõp lọn õu ngày 12 thỏng 12 nm 2007 (Chng nh-n thay ụi lân thér 4, ngày 17 tháng 11 inm 2011)
Xột dờ nghậ cỗa Giỏm oc So Kộ hoch và õu tu H-u Giang vờ viầc cõp Giay chúng nhân âu tu diêu chinh cho Công ty Cô phân Phân bón và Hóa chât
Cân Tho, t¡i To trinh sô: 375/TTr.SKHÐT ngày 27 tháng 9 nm 2012 và b£n Á nghậ cõp giõy chộng nh-n õu tu dieu chinh cỗa Cụng ty Cụ phõn Phõn bún và
Hóa chât Cân Tho ngày 14 tháng 9 nm 2012
Chung nh-n: Công ty Cô phân Phân bón và Hóa chât Cân Tho
,+Giay chtmg nhọn dồng ký kinh doanh sÙ: 5703000174 do Phũng Dng ký kinh doanh So Kê ho¡ch và â1 tu thành phô Cân Tho câp lân dâu ngày 28 tháng 12 nm 2005
+Dai diần boi: ệng Nguyen Vn Hào; Giúi tớnh: Nam;
- Sinh ngày: 01/3/1959; Dân tức: kinh; quôc tẹch: Viđêt Nam;
- Chung minh nhân dân sô: 360032684; do công an Cân Tho câp ngày:
- Chỳc yu: Cho tậch HÙi ụng quồn trậ kiờm Giỏm ục
- HÙ khâu thuròng trú: Sô 166, duong Nguyên ThË Minh Khai, TP Cân Tho
- Cho o hiÇn tai: Sô 48A2, Trung tâm Thuomg m¡i Cái Khê, phuong Cái
Khe, qu-n Ninh Kiêu, thành phô Cân Tho
Dng ký thành l-p doanh nghiầp và thồrc hiần dồ ỏn õu tur vúi nÙi dung sau:
Diêu 1: NÙi dung dng ký kinh doanh:
Cụng ty TNHH MÙt thõnh viờn Phõn bún Hùu co -m dãc
2 3 Loai hinh doanh nghiầp: Cửng ty TNHH MÙt thành viởn
Dia chi trs sò chớnh: Cum Cụng nghiầp - Tiộu thỳ Cụng nghiầp, thậ xõ Ng Bày, tinh H-u Giang
4 Ngành, nghà kinh doanh: Sn xuõt và kinh doanh phõn bún hùu co dam dãc, sồn xuõt và kinh doanh phõn bún cỏc loai; kinh dửanh bÙot.giọt, mua bỏn thỳc n cho chn nuụi; võn tài hàng húa bng durửng thựy và durong bÙ:
(Ghi chu: Doi vÛi ngành nghờ kinh doanh cú diởu kien, doanh nghiộp phồi dỏpP teng ai các iêu 5 Vôn dieu kiÇn theo qui ajnh thì mói ugc hogt dóng) lÇ: 11.145.441.000 ông (VNÐ)
6 Nguroi Ăi diần theo phỏp lu-t cỗa doanh nghiầp:
Ong Huynh Nguyên ng Khoa; Giói tính: Nam, Sinh ngày 29/02/1976, Dân tÙc: Kinh, Quôc tjch: Viet Nam;
Chung minh nhân dân so: 361769537, do Công an Cân Tho câp ngày 30 tháng 9 nm 2010;
Noi dng ký hÙ khâu thuong trú: Só 54/7/5, phuòng Trà An, quân Binh Thùy, thành phô Cân Tho;
Chô & hiÇn t¡i: Sô 54/7/5, phuong Trà An, qu-n Binh Thüy, thành phô Càn Tho
Diêu 2: NÙi dung dy án âu tur:
1.Tờn du ỏn õu tu: Xớ nghiầp sỏn xuõt phõn hùu co dõm ãc
2 Mồc tiờu và quy mo cua dr ỏn:
+Mồc - Quy mo: 20.000 tõn /nm tiờu, ngành nghờ: Sồn xỹõt và kinh doanh phõn bún' hùu co õm Ăc
3 Dia diờm thồc hiần du ỏn: Cum Cụng nghiầp- Tiờu thỗ Cụng nghiầp, thË xã Ngã Bày, tinh H-u Giang;"
Dien tích ât du kiên su dung: 66.039,5 m
4 Tông vôn âu tu: 61.804.638.666 dông (VNED) rong ó vôn góp ê thrc hiÇn dy án: 61.804.638.666 dông (VNÐ)
5 Thoi hĂn hoĂt Ùng cỗa dir ỏn là 50 nm, kờ tởr ngày' diuoc cõp Giõy chúng nhân âu tu
6 Tiờn Ù thồc hiần dồ ỏn là: Hoàn thành và i vào hoĂt Ùng thỏng
Diờu 3: Cỏc uu ọi dụi vúi dồ ỏn:
- ugc huong cỏc chớnh sỏch uu ói vờ thuÃ, õt ai vọ cỏc ini ói khỏc theo qui Ënh hiÇn hành
Giây chúng nh-n âu tu diêu chinh này thay thà Giay chéng nh-n âu tu so: 641041000001 do Uy ban nhân dân tinh Hâu Giang câp lân âu ngày 12 thỏng 12 Diờu nm 4: 2007 Giao (Chỳng Giỏm ục: nhõn thay, Sử Kờ ụi lõn thỳ hoĂch và õu 4, ngày tu, Sử 17 Cụng thỏng thuong, 11 nm 2011) So Tài nguyờn và Mụi truong; Cồc trrong Cuc thuờ tinh, UBND thậ xọ Ng Bày và cỏc co quan Diờu cú liờn 5: quan triờn khai thồc hiần thieo dỳng quy ậnh
Giõy chumg nh-n õu tr ugc l-p thành 07 (bày) bồn; Vọn phũng
UBND tinh H-u Giang 01 bỏn gục; Sò Kờ hoĂch và õu tu 01 bàn gục; nhà dõu tu 01 bàn gục và cỏc So, ngồnh cú liờn quan mÙt bàn sao /
TM ÚY BAN NHÂN DÄN
KT CHÚ TICH PHO CHU TICH
BO NễNG NGHIặP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN cONG HÒA X HOI CHn NGHIA VIFT NAM
Doc lap-Ty do -Hanh phúe
PHAN BểN HjU CO VÅ PHÂN BệN KHÁC License for organic and other fertilizer production) CUC
NANG GIE V Mã so Giáy phép (license code): 0711.44.0516 do Cuc Trong trot cáp-issued by Department of Crop Production) Cáp lán dau Gfirst issue): ngày (date) 26 tháng (month) 5 nm (year) 2016
1 Tờn co so sọn xuõt (name of organization/individual)
Tờn bồng tiờng Viầt (in Vietnamese): CễNG TY TRÅCH NHIặM HjU HAN MOT
THÀNH VIấN PHÂN BểN HĩU CO ÅM C
Tên bang tiêng nuóc ngoài (in foreign language):
Tên viêt tt (Name in abbriviation):
M sô doanh nghiÇp-company code (nêu có-if having ): 6300043647
2 Nguroi Ăi diần theo phỏp lu-t cựa co sò sỏn xuõt (legal representative organization/individual)
Chúc danh (Title): Giám dôc Ho và tên (Full name): Huynh Nguyên Dng Khoa Giói tính (Male/female): Nam
Dân tÙc (Ethnic group): Kinh Sinh ngày (Date of birth): 29/02/1976
Quoc tich (Nationality): ViÇt Nam Loai giây chéng thuc cá nhân (ID card): Chúng minh nhân dân
Ngày cap (Date of issue): 21/09/2013
Noi câp (Place of issue): Công an thành phô Cân Tho
Noi dng ký hÙ khâu thudng trú (Permanent place of residence): 54/7/5 duong
Công Binh, phuòng Trà An, quân Binh Thuý, thành phó Cân Tho Cho o hien t¡i (Present residence): 54/7/5 duonmg Công Binh, phrÝng Trà An, quân
Binh Thùy, thành phô Cân Tho
3 Dia chi trs so chính (head quarter)
Dja chi (Address): Cyum Công nghiÇp, tiêu thù công nghiÇp, thË xã Ng Bày, tinh
4 Danh mye phân bón duroe phép san xuât (List of permited fertilizer produce)
Dja diem san xuât (Address): Cym Công nghiÇp, tiêu tho công nghiÇp, thË x Ng
Bày, tinh H-u Giang Danh mồc phõn bún ọng ký sồn xuõt
Phuong thrc Màu sc Canh báo
Loai Tiêu chuan công bó áp dồng (thành phõn- substance, hàm lugng- an toàn-
(Kind of san xuât applied method (re-for root/lá- bón (form) forlia)
(tân/nm) (odour), dang phân fertilizer) fertilizer) content) if having)
5,6%; MgO: 0,2%; ZZn nhiên; moi 0,01%; Mn 0,05%; Ù
- Dùng gng tay khi su Xám, den
Vi Sinh cOBAY nâu tu
10.000 Bón re dyng âm: 30%; B: 120ppm;|- ê xa
Cfulg mat rl; dang bÙt tâm tay tré em
B: 120 ppm; Cu: 40 ppm; Co: 30 ppm
- Dung gng tay khi su Hùu co dõm dãc
Around 10,000 births are premature; girls reach puberty earlier than boys; tolerance is an essential component of children's mental health and development The responsibility for providing these conditions lies with society and individuals.
Cụng hiần dõy ty Trỏch dỗ trỏch nhiầm nhiầm hùu duoc hĂn quy MÙt ậnh thành viờn tĂi Nghậ Phõn ậnh bún sụ Hùhu 202/2013/ND co õm ãc CP phài ngày thồc 27 thỏng 11 nm 2013 cỗa Chớnh phỗ vờ quàn lý phõn bún; Thụng tu sụ 41/2014/TT BNNPTNT ngày 13 thỏng 11 nm 2014 cỗa BÙ truong BÙ Nụng nghiầp và Phỏt triờn nụng thụn vờ huúng dõn mÙt sụ iờu cỗa Nghậ dậnh sụ 202/2013/ND-CP ngày 27/11/2013 cỗa Chớnh phự vờ quồn lý phõn bún thuÙc trỏch nhiầm quọn lý nhà nuúc cỗa BÙ Nụng nghiầp và Phỏt triờn nụng thụn và cỏc quy dậnh phỏp luõt khỏc cú liờn quan (must take responsibility stipulated in Decree No 202/NÐ-CP on 27/11/2013 of Government on fertilizer control; in Regulation No 41/2014/TT-BNNPTNT guiline fortsEtANkKA8AUNEAASANGANHated regulation issue)./
Sochíag thuc:.haaas Quyen so.SCTRS Ngày 30 thỏng S,nm 2M CUC TRUệNG
CHU TICHUBND PHUONG NGA Y KCN TNirector) cyC TRONO TRQT|
03ANNHAN DAN TENH HÄU GIANG
CONG HOA XA HOÍ CHn NGHÍA VIET NAM
DÙc lap- Ty do - Hanh phúc
$6:2092 /QD-UBND i Thanh, ngày 30 tháng ii nn 2007
QUYET DINH Viv phê duyÇt báo cáo ánh giá tác dÙng môi tru*ng dur án:
Dồ tar xay durng xuong sỏn xuõt phõn hớru co -m ãc 20.000 an/nm, tlh/ xọ Ngọ Bay, tinh H-u Giang
CHU TICH ÚY BAN NHÄN DÄN TINH HAU GIANG
Cọri cr Liat To chỳc HéND và UBND ngày 26 thỏng 11 nm 2003; n cở Lu-t Bao vầ mụi truong ngày 29 thỏng 1i nm 2005;
Can cu Nghậ ậnh sụ 80/2006/Né-CP ngày 09 thỏng 8 nm 2006 cỗa hinh phự Vv quy inh chi tiờt và huÛng dõn thi hành mÙt sụ iÃu cỗa Lu-t v e moi truong;
To triah sụ 546/TTr-STN&MT ngày 21 thỏng 11 nm 2007 ciỗa Giỏm dôc St Tai nguyên và Môi truong
Diêu 1 Nay, phê duyÇt nÙi dung báo cáo ánh giá tác Ùng môi truong d ỏn: Dau tu xõy cdyng xuong sồn xuõt phõn hùu co -m ãc 20.000 tõn/r n, thậ ó Ngọ Bày, tinh Hõu Giang cựa Cụng ty Cụ phõn Phõn bún và Húa chõt Can Tho (dinh kèm báo cáo)