1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn học dinh dưỡng thực phẩm và sức khỏe chủ đề chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Độ Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Suy Tim
Tác giả Lê Phương Thảo, Lê Thị Mỹ Thuận, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hồ Thị Bách Hợp, Văn Nhật Vương, Đinh Gia Thuần, Phan Yến Nhi
Người hướng dẫn ThS Huỳnh Kim Phụng
Trường học Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Dinh Dưỡng Thực Phẩm Và Sức Khỏe
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Chương 1: Giới thiệu các loại bệnh Suy tim là khi hoạt động bơm máu của tim suy yếu, lượng máu tim bơm đi không đủ cho nhu cầu của cơ thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở,mệt

Trang 1

BÁO CÁO MÔN HỌCDINH DƯỠNG THỰC PHẨM VÀ SỨC

KHỎECHỦ ĐỀ: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Giáo viên hướng dẫn: ThS Huỳnh Kim Phụng

Sinh viên thực hiện MSSV LớpLê Phương Thảo 2288600245 22DTQA5Lê Thị Mỹ Thuận 2288600260 22DTQA5Nguyễn Thị Bích

Ngọc

2288600173 22DTQA5Hồ Thị Bách Hợp 2288600077 22DTQA5Văn Nhật Vương 2288500876 22DLQC2Đinh Gia Thuần 2280603142 22DSHA1Phan Yến Nhi 2288600184 22DTQA5

Tháng 12, năm 2023

Trang 2

Tiêu chí đánh giáCác thành viên tham

gia

Tham giađầy đủ các

buổi họpnhóm vàđi đúnggiờ(2đ)

Luôn lắngnghe, đặtcâu hỏi vàđóng góptích cựctrong cáccuộc thảoluận nhóm(2đ)

Hoànthànhcông việcđược phâncông đúnghạn (2đ)

Chủ độngtìm kiếmtài liệu vàđưa ra cácý tưởngcho bài tậpnhóm (2đ)

Luôn thểhiện tháiđộ hợp tácvà ủng hộ(2đ)

T

1.Lê Phương Thảo 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 12.Lê Thị Mỹ Thuận 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 13.Nguyễn Thị Bích

Ngọc

4.Hồ Thị Bách Hợp 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 15.Văn Nhật Vương 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 16.Đinh Gia Thuần 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 17.Phan Yến Nhi 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản Trị Kinh Doanh, TrườngĐại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôicó cơ hội được học tập cùng ThS Huỳnh Kim Phụng Đặc biệt, tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Huỳnh Kim Phụng đã dàycông truyền đạt kiến thức Dinh dưỡng, thực phẩm và sức khỏe, đưa ra nhữnglời góp ý và hướng dẫn cách làm bài tập sao cho phù hợp Nhờ vậy, tôi hoànthiện được bài báo cáo này

Tôi đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua đểhoàn thành bài tập Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinhnghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứuvà trình bày Rất kính mong sự góp ý của quý thầy cô để bài tập tôi được hoànthiện hơn

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy đãgiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bài tập này

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

"Dinh dưỡng thực phẩm và sức khoẻ" Trong xã hội hiện đại ngày nay,chúng ta đều đồng ý rằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng và không thể thiếutrong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh Chế độ ăn uống tổng thể của chúng tacó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của chúng ta

Chúng ta biết rằng việc chăm sóc sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng đốivới bất kỳ ai, nhưng đối với những người mắc bệnh suy tim, đây là một việc không thể bỏ qua Chế độ dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và quản lý tình trạng sức khỏe của quý vị

Việc ăn một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng và hạn chế các chất gây hại sẽ giúp cải thiện chức năng tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến suy tim Chế độ dinh dưỡng đúng cách không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể

Trang 5

2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh suy tim: 8

2.2 Nhu cầu năng lượng dành cho người suy tim 10

2.2.1 Suy tim giai đoạn 1-2 10

2.2.2 Suy tim giai đoạn 3 10

2.2.3 Suy tim giai đoạn 4 10

Chương 3: Đề xuất 1 thực đơn/ ngày cho một đối tượng có bệnh cụ thể 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 6

Chương 1: Giới thiệu các loại bệnh

Suy tim là khi hoạt động bơm máu của tim suy yếu, lượng máu tim bơm đi không đủ cho nhu cầu của cơ thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở,mệt mỏi, hụt hơi mỗi khi vận động (vinmec.com)

1.1 Phân loại

Suy tim có rất nhiều cách phân loại khác nhau, bao gồm:

Phân loại theo vị trí của buồng tim: suy tim trái, suy tim phải và suy

tim toàn bộ

Phân loại theo chức năng sinh lý: suy tim tâm thu và suy tim tâm

trương

Phân loại theo cung lượng tim: cung lượng thấp (còn gọi là suy tim ứ

huyết) và cung lượng cao

Theo mức độ tiến triển: suy tim cấp tính và suy tim mạn tính.

(Vinmec.com)

1.2 Nguyên nhân

Bệnh động mạch vành: là sự dày lên của lớp áo trong thành động

mạch, gọi là mảng xơ vữa (fibroliquid plaque) Khi ĐMV bị tắc hẹp do mảng xơ vữa sẽ gây mất cân bằng giữa tưới máu và nhu cầu oxy của cơtim dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, hậu quả thường dẫn đến nhồi máucơ tim (Nguyệt và cs, 2021)

Bệnh tim do tăng huyết áp:không được kiểm soát tốt, gây dày thất trái, làm giảm sức co bóp và giãn nở của buồng tim

(nhathuockimtuan.com)

Rối loạn chức năng tâm trương: xảy ra khi độ đàn hồi của tim suy

giảm, suy yếu sự đổ đầy tâm thất trái Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng tăng sự xơ cứng và dày của cơ tim khiến tâm thất trái khó giãn rộng Các buồng tim bị giảm thư giãn không thể chứa đủ lượng máu cần thiết Có thể nói, đây là những tổn thương đầu tiên báo hiệu cho chứng suy tim (Vinmec.com)

Rối loạn chức năng tâm thu: chức năng tâm thu thất trái giảm có tỷ lệ

rối loạn rất cao, trong đó cả rối loạn nhịp thất và rối loạn nhịp trên thất là khoảng 80% Suy tim EF càng giảm, đường kính thất trái càng lớn càng làm tăng tỷ lệ rối loạn nhịp tim (Đức và cs, 2018)

Bệnh van tim: Khi van tim bị tổn thương, tim phải làm việc nhiều hơn

để bơm đủ số lượng máu mà cơ thể cần Khi đó, cơ tim có thể dày lên hoặc giãn ra làm cho tim to ra Điều này kéo dài lâu ngày làm giảm khảnăng co bóp của tim và dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim

(tamanhhospital.vn)

Bệnh cơ tim dãn nở: Bệnh cơ tim giãn nở đặc trưng bởi sự giãn ra của

các buồng tim và giảm khả năng co bóp của cơ tim (đặc biệt là tâm thấttrái) Việc bơm máu của tim vào các động mạch cũng giảm theo, gây nên tình trạng suy tim (fvhospital.com)

Trang 7

Bệnh cơ tim phì đại: là tình trạng khi các cơ tim bị phình to, gây ra

căng và yếu cơ tim Khi tim bị căng và yếu, nó không thể bơm máu mộtcách hiệu quả dân đến suy tim (msdmanuals.com)

Bệnh cơ tim hạn chế: Bệnh cơ tim hạn chế được đặc trưng bởi thành

thất trái bị hạn chế khả năng đổ đầy thì tâm trương; một (hầu hết là bên trái) hoặc cả hai tâm thất trái đều có thể bị ảnh hưởng

(msdmanuals.com)

Viêm màng ngoài tim co thắt: làm cho màng trở nên dày và cứng, hạn

chế khả năng giãn của buồng tim, làm tăng áp lực tim mạch ngoại vi vàgây suy giảm chức năng của trái tim (Vinmec.com)

Suy tim cung lượng cao: khi cung lượng tim tăng, tim phải đẩy máu

nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể Điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động của tim (msdmanuals.com)

Cường giáp: Tăng hormon tuyến giáp làm tim co bóp mạnh và nhanh,

hoạt động này cần các tế bào cơ tim khỏe mạnh và được nuôi dưỡng cung cấp đủ ôxy Nếu tình trạng này kéo dài hoặc khi dự trữ cơ tim không đảm bảo cho tim đáp ứng được nhu cầu tăng cung lượng tim xảyra trong cường giáp thì sẽ dẫn đến suy tim, lúc đầu là suy tim trái nhưng về sau thường là suy tim toàn bộ (bvnguyentriphuong.com.vn)

Bệnh tim bẩm sinh: là những dị tật của cơ tim, van tim, buồng tim xảy

ra ngay từ lúc còn trong bào thai và tồn tại sau sinh Lúc này, một vài cấu trúc tim sẽ bị khiếm khuyết dẫn đến các hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng (tamanhhospital.vn)

Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương cơ tim

và các mạch máu quanh tim, gây suy tim (nhathuockimtuan.com)

1.3 Hậu quả

Nếu không được phát hiện sớm, suy tim phải có thể tiến triển nặng và gây những biến chứng nguy hiểm như:

Rung nhĩ: Là tình trạng nhịp tim không đều Rung nhĩ nếu không được

điều trị có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến nhồimáu cơ tim, đột quỵ não

Giảm cân không kiểm soát: Người bệnh bị suy tim phải có thể giảm

cân nhanh chóng, từ 7,5% trọng lượng bình thường hoặc hơn trong vòng 6 tháng Nếu không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng

Các vấn đề về van tim: Suy tim phải có thể khiến máu khó có thể lưu

thông thuận lợi trong tim, gây ảnh hưởng đến khả năng đóng – mở tự nhiên của các van tim

Tổn thương gan: Tình trạng máu ứ lại tại tim có thể gây áp lực lên

gan sinh ra sẹo, khiến gan khó hoạt động bình thường.( Trang, 2023)

Phù phổi cấp: Tình trạng này làm ứ đọng lượng dịch lớn trong phổi,

làm cản trở quá trình hô hấp, khiến người bệnh ho khan, khó thở Một số người bệnh có thể nặng hơn với biểu hiện ứ trệ nghiêm trọng dẫn tớiphù phổi cấp hay chết đuối trên cạn với các dấu hiệu khó thở đột ngột, ho ra bọt màu hồng

Trang 8

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình

trạng tử vong ở người bệnh Máu ứ trệ trong tim dài ngày, kết dính với nhau và tạo thành cục máu đông Huyết khối này có thể gây bít tắc động mạch vành, động mạch não, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não

Đột tử do rối loạn nhịp tim: Tình trạng này thường khiến cho nhịp tim

nhanh thất hoặc rung thất

Suy thận: Biến chứng suy thận cũng có thể xảy ra do suy tim làm giảm

lưu lượng máu tới thận Người bệnh cần lọc máu cũng như áp dụng cácphương pháp điều trị chuyên biệt cho trường hợp này (Vinmec.com)

1.4 Biện pháp phòng ngừa

 Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoạc 1 năm/lần giúp phát triển sớm các dấu hiệu tiềm ẩn cũng như các bệnh lý có thể dẫn đến suy tim, thăm khám sơms khi thấy có dấu hiệu bất thường như khó thở, ho, phù

 Chế đô ‰ ăn nên đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hoá, thực phẩm giàu kali tốt cho tim mạch chuối, cam, dưa hấu, các loại sữa giàu vitamin D, canxi sữa đâ ‰u nành, sữa chua,… hạn chế muối, thườngdưới 2 gram muối 1 ngày

 Nên ngưng dùng thuốc lá, rượu – bia

 Tâ ‰p luyê ‰n thể dục thường xuyên vừa phải, tăng dần cường đô ‰, tránh cáchoạt đô ‰ng thể lực mạnh, đối kháng

 Đối với người bệnh suy tim nên tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám ngay khi tình trạng bê ‰nh không giảm sau khi dùng thuốc, nghỉ ngơi hoă ‰c khi điều trị hết thuốc.(viettiephospital.vn)

 Phòng và điều trị tăng huyết áp có hiệu quả.(bvnguyentriphuong.com.vn)

Chương 2: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho nhóm đối tượng đó.

2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh suy tim:

 Nhu cầu dinh dưỡng chế độ ăn cho người suy tim sẽ thay đổi tùy theo mức độ suy tim nhằm làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù… và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh

 Theo đó, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau: - Hạn chế tối đa muối và các thực phẩm giàu Natri Natri là một khoáng

chất có mặt nhiều trong muối và các loại thực phẩm như sò, trứng, sữa… Ăn quá nhiều muối và các thực phẩm giàu Natri sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim Một chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp, tránh phù nề và cải thiện tình trạng khó thở Lượng Natri được khuyến cáo là không quá 2.000 mg (2 gam) mỗi ngày và ít hơn 1.500 mg là lý tưởng Nếu bạn bị suy tim nặng (suy tim giai đoạn cuối, cần phải ăn nhạt hoàn toàn)

Trang 9

- Người bệnh suy tim tăng cường thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ có trong các loại rau, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần kiểm soát tốt lượng đường cũng như cholesterol trong máu Thực phẩm giàu chất xơ cũng bao gồm chất chống oxy hóa tự nhiên vì thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch Mục tiêu chất xơ trong khẩu phần ăn là 25-35g mỗi ngày Tuy nhiên, không dùng các loại rau sống gây chướng bụng như rau cải, đậu đỗ, các thức ăn lên men (Khi trướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim)

- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt Các loại ngũ cốc nguyên hạt được xem là những loại thực phẩm vàng cho hệ tim mạch Bởi chúng chứa lượng chất xơ dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung Đồng thời chúng cũng có tác dụng làm giảm lượng mỡ có trong máu Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn cho người bệnh tim bằngcách dùng chúng để thay thế cho ngũ cốc đã qua tinh chế Với các loại ngũ cốc nên lựa chọn là bột mì nguyên cám, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch và kiều mạch, bột yến mạch

- Giảm thiểu chất béo xấu trong chế độ ăn của người suy tim Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụthể hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các mónăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…

- Uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ tốt cho người bệnh suy tim Khi suy tim, sức bơm của tim bị yếu đi nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể và dễ gây phù Nếu bạn gặp các triệu chứng như phù hay khó thở, nên giảm bớt lượng nước đang uống Các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho người bệnhsuy tim đó là không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng nước có trong thực phẩm) và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng Tốt nhất chỉ uống nước khi bạn cảm thấy khát Tuy nhiên, nếu thấy nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước đến khi nước tiểu trong trở lại

- Chú ý lượng Kali trong khẩu phần ăn Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu có thể khiến lượng kali giảm đáng kể, vì thế bạn nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ…

- Giảm số lượng protein (chất đạm) trong mỗi bữa ăn Mặc dù việc cung cấp chất đam cho cơ thể thông qua chế độ ăn rất quan trọng với người ốm bệnh, để nuôi dưỡng cơ thể và giúp cơ thể tự chữa lành bệnh tật, nhưng với người bị suy tim, ăn quá nhiều chất đạm trong mỗi bữa ăn hoặc lựa chọn chất đạm không phù hợp sẽ làm tăng gánh cho tim và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh bị mệt hơn Đó là do suy tim làm giảm lưu lượng máu đến ruột non hấp thu dinh dưỡng, khiến người bệnh bị đầy trướng bụng, khó tiêu, chậm tiêu Đó là chưa kể đến tim phải làm việc nhiều hơn để máu có thể đến được ruột non đúng tiến độ ( Trung tâm tim mạch -BVĐK tỉnh lào cai 9/7/2021 )

Trang 10

2.2 Nhu cầu năng lượng dành cho người suy tim.2.2.1 Suy tim giai đoạn 1-2

Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày Chất đạm: 1 - 1,2g/kg cân nặng lý tưởng/ngày Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng Hạn chế Natri: <2000mg Na/ngày (<5g muối/ngày) Tăng kali: 4000 - 5000g/ngày, tăng Magie Hạn chế lao động nặng, hoạt động gắng sức Đủ vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B

2.2.2 Suy tim giai đoạn 3

Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày Chất đạm: 1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng Giảm Natri: <1600mg Na/ngày (<4g muối/ngày) Tăng kali: 4000-5000mg/ngày, tăng Magie Hạn chếlao động nặng, hoạt động gắng sức Nghỉ ngơi hợp lý sau ăn Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B Khi có phù: Hạn chế lượng nước uống vào theo công thức Lượng nước uống vào = Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + Lượng dịch mất bất thường do (sốt, nôn, ỉa chảy, ) + 300 đến 500 ml (Tùy theo mùa)

2.2.3 Suy tim giai đoạn 4

Năng lượng: 25 - 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày Chất đạm: 0,8 - 1g/kg cânnặng lý tưởng/ngày Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng Giảm Natri: <1200mg Na/ngày (<3g muối/ngày) Tăng kali: 4000 - 5000mg/ngày (chọn rauquả nhiều Kali) Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày Nghỉ ngơi hợp lýsau ăn Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B Khi có phù: Hạn chế lượng nước uống vào theo công thức Lượng nước uống vào = Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + Lượng dịch mất bất thường do (sốt, nôn, ỉa chảy, ) + 300 đến 500 ml (Tùy theo mùa), kết hợp với ăn nhạt tuyệt đối (Nếu điện giải đồ bình thường) (Vinmec.com)

Chương 3: Đề xuất 1 thực đơn/ ngày cho một đối tượng có bệnh cụ thể

Sáng(6H)

Cháo yến mạch + chuối

Nguyênliệu

Khốilượng(g)

KcalGlucid

(g)Protein

(g)Lipid

(g)

Hạt ócchó

10 65.4 1.37 1.52 6.52Chuối

già75 75 17.25 1.13 0.15Sữa

táchbéovitamin

180 89.1 7.56 5.4 4.14

Cháoyếnmạch

200 778 0 24 3465 1016.5 26.18 32.05 13.81

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN