1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố đà nẵng

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng... TÓM TẮT Tên đề tài: Nghiên cứu c

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – MÔI TRƯỜNG

CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn: TS Phạm Phú Song Toàn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Ý

Mã sinh viên: 1911507210118 Lớp: 19MT1

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG

CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn: TS Phạm Phú Song Toàn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Ý

Mã sinh viên: 1911507210118 Lớp: 19MT1

Đà Nẵng, Tháng 1/2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(Dành cho người hướng dẫn)

I Thông tin chung:

1 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Như Ý

3 Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

II Nhận xét, đánh giá đồ án tốt nghiệp:

1 Về tính cấp thiết, tính mới, mục tiêu của đề tài: (điểm tối đa là 1đ) ……… ……… 2 Về kết quả giải quyết các nội dung nhiệm vụ yêu cầu của đồ án: (điểm tối đa là 4đ)

……… ……… 3 Về hình thức, cấu trúc, bố cục của đồ án tốt nghiệp: (điểm tối đa là 2đ)

……… ……… 4 Kết quả đạt được, giá trị khoa học, khả năng ứng dụng của đề tài: (điểm tối đa là 1đ)

……… ……… 5 Các tồn tại, thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa:

……… ………

III Tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: (điểm tối đa 2đ)

………

IV Đánh giá:

1 Điểm đánh giá: …… / 10 (lấy đến 1 số lẻ thập phân)

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 01 năm 2024

Người hướng dẫn

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(Dành cho người phản biện)

I Thông tin chung:

1 Họ và tên sinh viên: ……….………

1a - Tính cấp thiết, tính mới (nội dung chính của ĐATN có

những phần mới so với các ĐATN trước đây); - Đề tài có giá trị khoa học, công nghệ; giá trị ứng dụng thực

tiễn;

1,0

Trang 5

1b - Kỹ năng giải quyết vấn đề; hiểu, vận dụng được kiến thức

cơ bản, cơ sở, chuyên ngành trong vấn đề nghiên cứu; - Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá; - Khả năng thiết kế, chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc

quy trình đáp ứng yêu cầu đặt ra;

3,0

1d - Có kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng trong vấn đề

nghiên cứu (thể hiện qua kết quả tính toán bằng phần mềm);

- Có kỹ năng sử dụng tài liệu liên quan vấn đề nghiên cứu (thể hiện qua các tài liệu tham khảo)

1,0

- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ: ………

Trang 6

TÓM TẮT

Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử

dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Ý

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” được thực hiện bằng cách khảo sát ngẫu nhiên 253 hộ gia đình Qua kết quả phân tích ta thu được thực trạng về rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng từ đó dựa trên kết quả phân tích hồi quy tuyến tính xác định được những yếu tố ảnh hưởng tới ý định giảm sử dụng nhựa một lần như sau: “thái độ về giảm nhựa một lần”, “những tác động ảnh hưởng tới việc giảm sử dụng nhựa một lần”, “nhận thức về kiểm soát hành vi”, “Nhận thức về nhựa một lần”, “Hành vi trong năm qua”, “Tính tiện lợi” và “Tác động ngoại cảnh” Trong đó “những tác động ảnh hưởng tới việc giảm sử dụng nhựa một lần” được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần tại khu vực nghiên cứu Từ những kết quả nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của các nhận định mà đưa ra những phương pháp thúc đẩy giảm sử dụng nhựa một lần của người dân

Thuyết minh gồm 4 chương Chương 1, Tổng quan về rác thải nhựa và nhựa dùng một lần bao gồm rác thải nhựa và vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam , Nhựa dùng một lần và tác hại của nhựa dùng một lần đến sức khỏe và môi trường và Quy định, thể chế, chính sách và các vấn đề liên quan đến quản lý rác thải nhựa Chương 2 bao gồm đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm các đồ dùng nhựa dùng một lần và hoạt động sử dụng và phát sinh rác thải nhựa tại cộng đồng Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp khảo sát xã hội và phương pháp mô hình Chương 3 nêu được hiện trạng sử dụng nhựa một lần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giảm sử dụng vật dụng từ nhựa một lần tại cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy giảm sử dụng vật dụng nhựa một lần tại thành phố Đà Nẵng Chương 4 gồm kết luận và kiến nghị

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Phú Song Toàn

1 Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:

- Luật và các văn bản dưới luật về vấn đề phân loại rác hiện nay

- Phương pháp phân tích thống kê bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

3 Nội dung chính của đồ án:

Chương 1 Tổng quan về rác thải nhựa và nhựa dùng một lần 1.1 Rác thải nhựa và vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa

1.2 Nhựa dùng một lần và tác hại của nhựa dùng một lần đến sức khỏe và môi trường

1.3 Quy định, thể chế, chính sách và các vấn đề liên quan đến quản lý rác thải nhựa Chương 2 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Các đồ dùng nhựa dùng một lần

2.1.2 Hoạt động sử dụng và phát sinh rác thải nhựa tại cộng đồng 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực tế 2.2.2 Phương pháp khảo sát xã hội 2.2.3 Phương pháp mô hình

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Hiện trạng sử dụng nhựa một lần trên địa bàn thành phố

Trang 8

3.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giảm sử dụng vật dụng nhựa dùng một lần của người dân bằng mô hình công thức cấu trúc (SEM)

3.3 Phân tích các yếu tố nội hàm trong mô hình SEM

3.4 Đề xuất giải pháp thúc đẩy giảm sử dụng vật dụng nhựa một lần tại tp Đà Nẵng Chương 4 Kết luận và kiến nghị

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 01 năm 2024

TS Phạm Phú Song Toàn

Trang 9

LỜI CÁM ƠN

Để có thể đi được đến ngày hôm nay và hoàn thành đồ án tốt nghiêp, em đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân Với tình cảm sâu sắc, chân thành của mình, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Trước hết em xin gửi tới các thầy cô khoa Công nghệ Hoá học – Môi trường Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất Trong quá trình học tập và nghiên cứu đồ án với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thể hoàn thành đồ án của mình Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS Phạm Phú Song Toàn đã quan tâm giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án này trong thời gian qua

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên đồ án này không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đồ án tốt nghiệp tài " Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng." là kết quả của công trình nghiên cứu của bản thân mình và sự

giúp đỡ của thầy TS Phạm Phú Song Toàn Những phần có sử dụng tài liệu tham khảo có trong đồ án đã được liệt kê và nêu rõ ra tại phần tài liệu tham khảo Đồng thời những số liệu hay kết quả trình bày trong đồ án đều mang tính chất trung thực, không sao chép, đạo nhái

Nếu có mọi sai sót tôi xin hoàn toàn chiệu tránh nhiệm và tất cả những kỷ luật mà khoa và nhà trường đề ra

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Ý

Trang 11

MỤC LỤC

Nhận xét của người hướng dẫn Nhận xét của người phản biện Tóm tắt

Nhiệm vụ đồ án

Lời nói đầu i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh sách các bảng, hình vẽ v

Danh sách các ký hiệu, chữ viết tắt vi

Trang MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu đề tài 2

3 Kết quả đạt được 2

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ RÁC THẢI NHỰA 3

1.1 Rác thải nhựa và vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa 3

1.1.1 Rác thải nhựa 3

1.1.2 Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay 5

1.2 Nhựa dùng một lần và tác hại của nhựa dùng một lần đến sức khỏe và môi trường 9

1.2.1.Nhựa một lần 9

1.2.2.Tác hại của nhựa một lần 12

1.2 Quy định, thể chế, chính sách và các vấn đề liên quan đến quản lý rác thải nhựa 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng nhựa một lần 21

2.1.2 Hoạt động sử dụng và phát sinh rác thải nhựa tại cộng đồng 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

Trang 12

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực tế 24

2.2.2 Phương pháp khảo sát xã hội 25

2.2.3 Phương pháp mô hình 26

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1 Hiện trạng sử dụng nhựa một lần tại thành phố Đà Nẵng 34

3.2.1 Đánh giá mô hình đo lường 37

3.2.2 Đánh giá mô hình cấu trúc 39

3.3 Phân tích yếu tố nội hàm trong mô hình SEM 40

3.3.1 Lý thuyết 40

3.3.2 Ý nghĩa thực tế của các yếu tố nội hàm đến ý định giảm sử dụng nhựa một lần 42

3.4 Đề xuất giải pháp thúc đẩy giảm sử dụng vật dụng nhựa một lần tại Thành phố Đà Nẵng… 45

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 1 Rác thải nhựa 3

Hình 1 2 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa 4

Hình 1 3 Top 12 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới 6

Hình 1 4 Tình trạng phế liệu nhựa được nhập khẩu vào Việt Nam 7

Hình 1 5 Sản phẩm nhựa dùng một lần 10

Hình 1 6 Cá voi chết vì ăn phải nhựa 14

Hình 1 7 Chúng ta có thể đang ăn, uống và hít thở vi nhựa bị ô nhiễm trong môi trường 17

Hình 3 1 Biểu đồ tần suất sử dụng nhựa một lần trong tuần của người dân…………34

Hình 3 2 Biểu đồ thể hiện tỉ nhựa sau khi sử dụng 35

Hình 3 3 Biểu đồ thể hiện sự sẵn sàn giảm hoặc ngừng sử dụng nhựa một lần 36

Hình 3 4 Kết quả ước lượng mô hình đường dẫn PLS 37

DANH SÁCH CÁC HÌNH BẢNG Bảng 1 1 Thời gian phân huỷ của nhựa một lần 13

Bảng 2 1 So sánh CB SEM và PLS SEM……….27

Bảng 2 2 Đánh giá bằng thang đang Likert 7 30

Bảng 3 1 Thông tin người được khảo sát 31

Bảng 3 2 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến chỉ báo 32

Bảng 3 3 Kết quả đánh giá mô hình đo lường 38

Bảng 3 4 Tỷ số HTMT 39

Bảng 3 5 Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc 40

Bảng 3 6 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 40

Trang 14

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT:

Trang 15

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới Còn tại Đà Nẵng, con số này rơi vào khoảng 80.000 tấn/năm Theo thống kê cho thấy, các sản phẩm nhự sử dụng 1 lần chiếm gần 70% tổng lượng phát thải rác thải nhựa Đây là loại rác đa phần chỉ sử dụng được một lần, một số loại như chai nhựa PET, bao nilong, ống hút, hộp nhựa,… có thể tái chế, tái sử dụng nhưng tỷ lệ này còn khá thấp [1]

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương Từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm Sau ngày 31/12/2030, Chính phủ yêu cầu dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa

Việc sử dụng nhựa dùng 1 lần tiện lợi vừa tiết kiệm (ly, ống hút nhựa trong dịch vụ ăn uống, túi nilon đựng thực phẩm,…) Nhưng với bản chất khó phân hủy của nhựa dùng 1 lần bởi chúng có thể tồn tại hàng trăm năm và thậm chí cả hàng nghìn năm khi đã được chôn lấp vào đất, có thể làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đất nghèo dinh dưỡng và thậm chí có thể dẫn đến một số hiện tượng ô nhiễm môi trường Đặc biệt nếu không được xử lý đúng cách sẽ là một mối nguy hại lớn cho môi trường, sinh vật và sức khỏe của con người chúng ta Trong đó nhựa một lần (SUP) chiếm khoảng 6-8% tổng chất thải rắn của bãi chôn lấp Tại các trường học, các chợ phổ biến là các loại túi nilong, các chai nhựa, ống hút, cốc/ly nhựa,….Lượng nhựa này đóng góp đáng kể vào tổng lượng phát thải chung của xã hội, tác động đến môi trường, sức khoẻ và đại dương Việc tiêu dùng SUP liên quan tới kiến thức, hành vi của môi các nhân, bên cạnh việc thống kê khảo sát tần suất sử dụng, lượng nhựa phát thải, các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng và những yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng nhựa một lần Vì vậy, việc nghiên cứu ý định giảm sử dụng các vật dụng nhựa một lần của người dân thành

phố Đà Nẵng là cần thiết Nên tôi đã nghiên cứ và thực hiện đề tài “Nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

Trang 16

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 17

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ RÁC THẢI NHỰA 1.1 Rác thải nhựa và vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa

1.1.1 Rác thải nhựa

Nhựa hay nhựa tổng hợp là sản phẩm không tồn tại trong tự nhiên mà được con người tạo ra Thời gian phân hủy của chúng rất dài, thậm chí có thể hàng trăm, hàng nghìn năm (chai nhựa phải mất tới 450 - 1000 năm để phân hủy, ống hút nhựa và túi nilon mất tới 100 - 500 năm ) Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa đã được sử dụng và thải ra môi trường như: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, nhựa tổng hợp [2]

[3] Hình 1 1 Rác thải nhựa

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc mỗi năm cả thế giới có khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa (trong đó, Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn) đến từ nhiều nguồn khác nhau như:

ngày của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa,… Đặc biệt, đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện địa hoá hiện nay, đời sống người dân càng nagyf càng phát trễn và như cầu sử dụng ngày càng tăng cao

nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… trong quá trình làm việc, sinh hoạt của nhân viên cũng như hoạt động của doanh nghiệp

giải trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác thải nhựa

Trang 18

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định nghiêm ngặt về an toàn nên lượng rác thải nhựa từ y tế là rất lớn Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon, bao gói vật tư thiết bị y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm, găng tay, chai, lọ, thuốc…

là nhu cầu mua hàng từ Trung Quốc tăng cao thì lượng rác thải nhựa từ các túi, hộp nhựa đựng đồ tăng lên rất nhanh

Hình 1 2 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa ❖ Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa

Ý thức của mỗi cá nhân: Vấn đề nhận thức và hành vi chưa tốt của nhiều cá nhân trong việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa chính là nguyên nhân đầu tiên khiến tình trạng ô

nhiễm rác thải nhựa xảy ra Cụ thể là:

Thói quen lạm dụng đồ nhựa dùng một lần: Đặc điểm của đồ nhựa dùng một lần là

có giá rất rẻ, dễ tìm mua và vô cùng tiện lợi Chính vì vậy mà nhiều người đã lựa chọn chúng thay cho những loại đồ có thể dùng nhiều lần nhưng cần rửa sạch sau mỗi lần sử

dụng Điều này đã khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân

Khu dân cư, khách du lịch

Cơ quan trương học

Nhà hàng, khách sạn

Rác thải nhựa

Công nhân công trình

Khu vực y tế, bệnh viện

Nhà máy, xí nghiệp

Trang 19

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Vức rác bừa bãi: Nhiều người hiện nay vẫn có thói quen tiện tay vất rác ở bất cứ đâu mà mình đứng hoặc đi qua thay vì đem đến các thùng rác công cộng Việc này đã khiến cho lượng rác thải rải rác tràn lan, khó thu gom và xử lý Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn là nguyên nhân khiến đường ống dẫn nước bị tắc nghẽn, gây ngập lụt đường phố

Thiếu ý thức phân loại rác: Phần lớn người dân tại Việt Nam hiện nay chưa có ý thức trong việc phân loại rác khiến cho quá trình phân loại, xử lý trở nên khó khăn

Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa: Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả… cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa xả ra môi trường tăng lên nhanh chóng Hiện nay, hạ tầng tiếp nhận và xử lý rác tại nước ta còn nhỏ lẻ, tự phát Điều này đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, chỉ có khoảng 20% lượng rác được mang đi tái chế còn 80% còn lại được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt

Sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương: Ngoài 2 nguyên nhân trên thì sự thờ ơ của chính quyền địa phương với vấn đề phân loại, xử lý rác thải nhựa cũng là lý do khiến cho lượng rác này không được xử lý triệt để

1.1.2 Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay

Về lượng rác thải thải ra môi trường: Thế giới đến nay đã sản xuất ra 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa Trung bình mỗi năm có khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có khoảng 8 triệu tấn thải ra biển Tổ chức Bảo tồn Đại dương cũng dự đoán đến năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa [4]

Những con số khổng lồ này chắc hẳn sẽ khiến chúng ta phải giật mình Chỉ vì thói quen và sự tiện dụng của đồ nhựa mà mỗi người sử dụng hằng ngày lại đã và đang góp phần gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống của chính chúng ta Đồ dùng

Trang 20

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

nhựa càng được ưa chuộng thì thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay sẽ không thể dừng lại Đặc biệt là khi mà rác thải nhựa là loại rác thải khó phân hủy, vì thế chúng đang là sức ép không hề nhỏ đối với việc xử lý rác của các quốc gia trên thế giới

Hiện chưa có thống kê nào về tổng số lượng rác thải nhựa mỗi quốc gia thải ra môi trường Tuy nhiên một báo cáo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã thống kế được số lượng rác thải nhựa mỗi quốc gia thải ra biển như sau:

[4] Hình 1 3 Top 12 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới Cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia xả lượng rác thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 với 1.8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường

b Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam

Như trong phần phân tích về thực trạng rác thải nhựa trên thế giới ở trên, chúng ta biết rằng Việt Nam hiện nằm trong 4 quốc gia có lượng phế phẩm nhựa thải ra môi trường nhiều nhất thế giới

Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu triệu/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam Lượng chất thải nhựa và túi ni-lông của cả nước chiếm khoảng 10-12% chất thải rắn sinh hoạt Riêng hai thành phố lớn là TP Hà Nội và TP HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.[5]

Trang 21

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Đặc biệt, trong lĩnh vực y học, các quy trình nghiên cứu, điều trị y tế và các hoạt động thường ngày như hoạt động thường ngày của điều dưỡng, bệnh nhân và gia đình họ cũng như chuyên môn về hoạt động y tế của người sử dụng dịch vụ y tế như đóng gói, đóng gói nguyên vật liệu trong đó có chứa thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu, vật tư y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, thương mại thuốc, nguyên liệu thuốc, hóa chất cũng phát sinh rác thải nhựa ra môi trường Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, khoảng 5% rác thải y tế là rác thải nhựa Khoảng 22 tấn rác thải nhựa được tạo ra mỗi ngày từ hoạt động dược phẩm Chất thải nguy hại (thuốc, hóa chất ) được trộn lẫn với chúng Việc thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường Cùng với sự tăng lên của rác thải nhựa từ trong nước, lượng phế liệu nhựa từ các quốc gia trên thế giới đổ vào Việt Nam cũng đang ở mức đáng báo động Chúng ta có thể thấy rõ lượng phế liệu nhựa được nhập

Hình 1 4 Tình trạng phế liệu nhựa được nhập khẩu vào Việt Nam Nguyên nhân của tình trạng này là do nguyên liệu trong nước hiện không đủ cung cấp cho ngành nhựa Việt Nam nên hàng năm các công ty phải nhập một lượng lớn phế liệu nhựa về trộn với nhựa nguyên sinh nhằm giảm giá thành sản xuất Tuy nhiên, các quy định hiện hành về nhập khẩu rác thải nhựa vào Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập Theo quy định của pháp luật, các loại chip nhập khẩu được quy định phải rất sạch Nhưng trên thực tế, không có loại rác thải nhựa nào được phân hủy triệt để như vậy, bởi phần lớn chúng bị ô nhiễm trong quá trình sử dụng Lợi dụng kẽ hở này, một số nước tìm cách nhập số lượng lớn rác thải nhựa kém chất lượng vào Việt Nam Mặc dù hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa của người dân còn cao nhưng khả năng phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam vẫn rất hạn chế, chỉ khoảng 27% nhựa

[6]

Trang 22

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

phế thải được tái chế đúng cách và hiệu quả Một phần là do lĩnh vực xử lý và tái chế nhựa ở Việt Nam chưa phát triển, nên đa số rác thải được chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường

Việc phân loại, thu gom chất thải nhựa và túi ni-lông có thể tái chế thường mang tính chất tự phát ở quy mô hộ gia đình, người thu gom rác và nhặt phế liệu tự do; chất thải nhựa không có giá trị hoặc có giá trị tái chế thấp (ví dụ như hộp xốp các loại, ống hút nhựa và đặc biệt là túi ni-lông mỏng) bị thải ra môi trường hoặc đưa vào bãi rác, lò đốt Rác thải nhựa được chôn lấpchiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ chất thải bao bì, túi ni-lông trung bình tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chiếm 6-8%

Tại các bãi rác ở một số đô thị lớn (Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và Bắc Ninh), tỷ lệ rác thải nhựa dao động từ 12% đến 16%, đứng thứ 2 sau rác thải hữu cơ Chỉ riêng đối với chất thải nhựa và túi ni-lông từ hoạt động công nghiệp hầu hết đều được các cơ sở sản xuất phân loại, thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế

Qua phân tích thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy nguy cơ rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng Nếu rác thải nhựa không được kiểm soát đúng cách sẽ đe dọa sự sống của các loài thủy, hải sản, gây ô nhiễm môi trường và tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội như du lịch, giao thông, nông nghiệp Vì vậy, Việt Nam cần phải vào cuộc đưa ra các giải pháp hữu hiệu để quản lý tốt hơn lượng rác thải này một cách hợp lý

c.Ô nhiễm rác thải nhựa tại Đà Nẵng

Với mục tiêu xây dựng thành phố môi trường, nhiều năm qua, Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để thu gom rác thải, xử lý những điểm nóng ô nhiễm kéo dài Thế nhưng, tại nhiều khu dân cư, bãi biển, tình trạng rác thải nhựa, túi nilon vứt bỏ khắp nơi gây nhiễm môi trường

Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là nơi neo đậu tàu thuyền và cảng cá lớn nhất khu vực miền Trung lâu nay luôn nóng về tình trạng ô nhiễm môi trường Bình quân mỗi ngày, hàng trăm lượt tàu thuyền ra vào neo đậu, những ngày mưa bão lên hơn cả ngàn phương tiện Cùng với đó, hàng nghìn lao động, người buôn bán, dịch vụ nghề cá hoạt động tại đây

Nguồn thải từ Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang, từ chợ cá và phương tiện đánh bắt đã biến âu thuyền Thọ Quang thành nơi chứa rác thải Các loại chai nhựa, túi ni lông,

Trang 23

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

thùng xốp, hộp đựng thức ăn, cả những ngư cụ hỏng đều xả bừa bãi xuống đây, dày đặc âu thuyền Thọ Quang

Mỗi ngày, thành phố Đà Nẵng thu gom khoảng 1000 tấn rác thải, trong đó 8% đến 10% là túi ni lông và chai nhựa Các loại chai nhựa có thể thu gom phân loại để tái chế còn lại túi ni lông chủ yếu chôn lấp, khó phân hủy

Ông Trần Văn Tiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường và Đô thị Đà Nẵng cho biết, nhiều năm nay, chính quyền thành phố nghiêm cấm người dân, du khách đem thức ăn xuống bãi biển, từ đó hạn chế túi ni lông, chai nhựa xả tràn ra bãi biển Đáng lo ngại là, hầu hết nguồn thải từ nước mưa đều xả ra biển, sông hoặc ao hồ

Ở một số bãi biển du lịch như Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, các cống xả có sử dụng lưới ngăn rác, còn lại là cống hở Cứ sau mỗi trận mưa, một lượng lớn rác thải theo đường cống thoát tràn ra bờ biển

Với mục tiêu xây dựng thành phố môi trường, thời gian qua Đà Nẵng thực hiện nhiều giải pháp thu gom xử rác thải, khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm môi trường Sở Công thương thành phố phát động “nói không với túi ni lông”; vận động các siêu thị, trung tâm thương mại, tiểu thương các chợ hạn chế sử dụng túi nilông

UBND quận Thanh Khê cũng triển khai thí điểm sử dụng túi ni lông sinh học tự hủy thân thiện với môi trường tại một số chợ Thế nhưng, giá của túi ni lông sinh học tự hủy khá cao nên người dân quay lại sử dụng túi nilông thông thường

Hai năm qua, thành phố Đà Nẵng cũng triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nhà ở 2 phường Thuận Phước và Thạch Thang, quận Hải Châu Tại mỗi tổ dân phố, khu dân cư đều được đặt thùng xe rác di động thu gom vỏ chai nhựa, lon bia, bìa giấy sách báo để bán phế liệu gây quỹ từ thiện

1.2 Nhựa dùng một lần và tác hại của nhựa dùng một lần đến sức khỏe và môi trường

1.2.1.Nhựa một lần

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì sản phẩm nhựa sử dụng một lần được hiểu như sau:

Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường."

Trang 24

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Việc sử dụng rác thải nhựa một lần là thói quen khó bỏ của người dân bởi độ tiện ích cũng như giá thành rẻ của nó Theo ghi nhận tại các cửa hàng, chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn TP Đà Nẵng hầu hết các mặt hàng vẫn được đựng trong các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như túi ni lông, ly nhựa, hộp nhựa Đây là những sản phẩm được sử dụng nhiều vì giá thành rẻ và dễ mua

Một trong những rác thải nhựa hàng đầu phải kể đến túi nilon Nếu mua với số lượng lớn, các loại đồ này chỉ có giá từ 200 - 500 đồng/cái Cùng với đó, việc sử dụng các sản phẩm này đã trở thành thói quen tiêu dùng của nhiều người dân trong nhiều năm trở lại đây Khi đi ngoài đường hay quán án, quán nước, mọi nơi trong thành phố bạn đều dễ dàng bắt gặp được những túi nilon dùng để đựng thức ăn, nước uống, rau quả, … Bởi độ tiện ích cộng thêm giá thành lại cực rẻ nên túi nilon là vật dụng chứa đồ mà đối với

Trang 25

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

người dân chính là sự lựa chọn hàng đầu Tại tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” diễn ra mới đây, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, cảnh báo: “Ở Việt Nam, hiện nay, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần Những con số này cho thấy được túi nilon chính là đồ dùng nhựa một lần được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Đồ dùng nhựa một lần đứng thứ hai phải kể đến là hộp xốp Với nhu cầu hiện này, việc đăt đồ ăn online là việc diễn ra hằng ngày và rất được ưa chuộng hiện nay Thay vì xách giỏ ra cửa hàng, quán ăn hoặc ghé chợ mua nhiều thứ cùng lúc thì người tiêu dùng hiện nay chỉ cần lên mạng đặt hàng bất kể sáng trưa, chiều tối mà lại tiết kiệm thời gian đi lại Không chỉ có đồ ăn thức uống, mọi nhu yếu phẩm khác cũng được giao đến tận cửa Thói quen mua hàng lẻ tẻ, mỗi đơn hàng chỉ có một món và cách đóng gói kỹ càng của người bán lại gây ra lãng phí hộp đựng và túi đựng không thể tái sử dụng.Với mỗi suất thực phẩm/bữa ăn, các chủ nhà hàng sẽ đựng trong các hộp nhựa dày, bên ngoài bọc một lớp nilon nữa Với một suất cơm bình dân nếu không tính dụng cụ ăn uống như muỗng nhựa, đũa cũng phải thải ra ít nhất 3-4 thứ gồm khay hoặc hộp nhựa đựng cơm, thức ăn, 1 túi nhựa, 1 túi đựng gia vị, 1 túi đựng canh và 1 túi lớn bọc ngoài Các hộp xốp đựng thức ăn cứ thế tràn lan khắp nơi và gây nên việc ô nhiễm chất thải nhựa trong môi trường

Thứ ba phải kể đến ly nhựa, muỗng nhựa, dĩa nhựa dùng trong cuộc sống hằng ngày nhất là trong các quán ăn hay mua mang về Trong cuyoojc sống hiện nay, việc các quán ăn mọc lên rất nhiều nên việc sử dụng ly nhựa, chén nhựa, dĩa nhựa,… sử dụng một lần được ưu tiên sử dụng bởi nó có giá thành rẻ, tiện lợi, dễ sử dụng, lại sạch sẽ vì sử dụng xong một lần vứt, giúp quán tiết kiện thời gian, chi phí Cứ mỗi lần mua thức ăn về nhà, sẽ kèm theo một cái muỗng nhựa hay một cái dĩa nhựa kèm theo cho khách Không chỉ giúp quán đối với những người đi làm mua thức ăn trưa tại nơi làm việc, hay những người đang bận việc sử dụng ly nhựa, dĩa nhựa, muỗng nhựa đi kèm rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian

Bên cạnh túi ni lông, vỏ chai nhựa thì ống hút nhựa là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, ống hút nhựa xếp thứ 6 trong top các loại rác khó có thể phân hủy và nằm trong top 10 loại rác thải được tìm thấy nhiều nhất khi nhắc đến vấn đề chất thải đại dương Với vô vàng hang nước hiện nay, mỗi hãnh lại có một loại chai nhựa, cứ thế nhu cầu sử dụng chai nhựa tăng cao, đi kèm theo đó là việc sử dụng ống hút cũng tràn lan Chai nhựa vừa tiện lợi, dễ sử dụng lại giá thành rẻ, đâu đâu cũng bắt gặp những chai nước nhựa đi kèm theo đó là những chiếc ống hút bên trong

Trang 26

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bên cạnh đó còn các đồ dùng nhựa sử dụng một lần khác như màng bọc thực phẩm, khay, bong bóng,…

Các đồ dùng nhựa sử dụng một lần chiếm vị trí rất lớn trong đồ dùng của cuộc sống con người hiện nay, đặc biệt trong thị trường ẩm thực, nhất là đối với những loại đồ ăn thức uống thường được mua mang đi bởi tính tiện lợi, lại rẻ dễ sử dụng của nó, cũng như sự đa dạng về mẫu mã giá tahfh rẻ nên các đồ nhựa một lần đang được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện nay

1.2.2.Tác hại của nhựa một lần

a Đối với môi trường

Khi thải các chai nhựa, túi nilon ra môi trường sẽ bị phân hủy thành những hạt microplastic và phân tán vào đất, vào nguồn nước và sẽ hấp thụ những hạt nhựa micromet trong rau, củ quả, động vật hoặc gia súc, hải sản, chúng ăn vào cũng bị nhiễm Vì những nguy cơ này, chúng ta nên loại bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đồng thời sử dụng các vật dụng từ các vật liệu khác như thủy tinh, gốm, sứ…

Ngay trong chính môi trường, rác thải nhựa cũng gây ra vô số những rắc rối như: - Khó phân hủy, gây cản trở quá trình phát triển của cây cối, thực vật

- Rác thải nhựa lẫn trong thức ăn của các loài động vật dẫn đến tình trạng động vật bị chết hoặc bị thương do ăn nhầm

- Rác thải trôi nổi trên các bề mặt nước gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, khiến các động vật dưới nước bị mắc phải (túi nilon, vòng nhựa, chai lọ ) và bị chết do ngạt khí

- Rác thải nhựa khi chôn trong đất cũng khiến cho các vi sinh vật tốt trong đất bị chết và không thể sinh trưởng

Với tình trạng rác thải nhựa đáng báo động như vậy, việc chú ý đến thời gian phân hủy của nhựa là rất quan trọng để hiểu cách quản lý việc sử dụng nó Mỗi sản phẩm làm từ nhựa đều có thời gian hỏng hóc khác nhau, vì nó phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu làm ra từng sản phẩm Một số sản phẩm nhựa thông dụng trong đời sống và thời gian phân hủy của chúng được thể hiện trong bảng sau:

Sản phẩm nhựa từ nguyên liệu truyền thống

Thời gian phân huỷ

phân huỷ Túi nilong hay bao nhựa

mỏng loại thường

tháng

Trang 27

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

sinh học an toàn

Từ 6-12 tháng

Bảng 1 1 Thời gian phân huỷ của nhựa một lần [7] Từ thông tin trong bảng trên, chúng ta biết rằng thời gian phân hủy của rác thải nhựa quả thực rất dài, lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm Vì vậy, chắc chắn rằng nhựa là loại rác thải gây ra hậu quả lâu dài nhất vì khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất Tuổi thọ của loại rác này dài hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta Một ví dụ điển hình là những chai nước bằng nhựa bạn uống hàng ngày, chúng có thể tồn tại tới 10 thế kỷ Khi chúng phân hủy không có nghĩa là chúng bị xóa sổ hoàn toàn, mà chỉ có nghĩa là từ một mảnh lớn giờ đây chúng phân tách thành nhiều mảnh nhỏ hơn, tiếp tục tàn phá môi trường từng chút một Tác động có hại của chúng đối với sức khỏe, môi trường và nền kinh tế là rất nhiều và khó đo lường.Kể từ khi được sản xuất thương mại đầu tiên vào những năm 1950, sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng theo cấp số nhân và đạt 359 triệu tấn vào năm 2018 Việc sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm từ nhựa, cùng với công tác quản lý rác thải chưa thật sự hiệu quả đã gây ra thực trạng ô nhiễm rác nhựa đáng báo động trên các đại dương hiện nay

Chất thải nhựa xâm nhập vào đại dương từ cả nguồn biển và đất liền Ước tính 80% rác thải nhựa đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền, 20% còn lại đến từ các hoạt động hàng hải như đánh bắt cá, giải trí, tàu du lịch và vận tải biển Điều đáng chú ý là phải mất hàng trăm đến hàng nghìn năm để phân hủy các thành phần nhựa và vi nhựa Hạt vi nhựa được tìm thấy trong nước bề mặt và trầm tích đáy ở đại dương, sông, hồ và hồ chứa Vi nhựa có thể là những hạt nhỏ được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa rửa mặt, kem đánh răng hoặc chúng có thể được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong ngành nhựa Hạt vi nhựa cũng có thể được hình thành do sự phân hủy của các mảnh nhựa lớn hơn do các tác nhân lão hóa như bức xạ tia cực tím hoặc hao mòn cơ học và tác động sinh học Ngoài ra, hạt vi nhựa cũng có thể là sợi được tạo ra do sự hao mòn của sợi tổng hợp

Trang 28

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Qua đó có thể thấy rằng rác thải nhựa đã và đang tác động xấu đến các loại sinh vật khác trên trái đất, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phải kể đến là các loại sinh vật biển là điều không thể tránh khỏi Bởi khi rác thải đổ ra đất, biển sẽ phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, chúng sẽ làm chết các loại sinh vật biển nếu như chúng không may mắc hoặc ăn phải Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính đã có khoảng hơn 100 triệu động vật biển đã chết bởi vì rác thải nhựa Trong đó, hơn 260 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả cá voi

Hình 1 6 Cá voi chết vì ăn phải nhựa[8] Ở Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, rác thải nhựa chiếm khoảng từ 50% đến 80% lượng rác thải biển Nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ dẫn đến việc sinh cảnh bị phá hủy Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó, có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt cả số lượng và chất lượng Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay[9] Kích thước trung bình và độ đa dạng loài của các loài cá cũng giảm đáng kể Một trong những hậu quả đau lòng nhất của tình trạng ô nhiễm là sự mất mát của quần thể rùa biển trong nước Việt Nam là nơi sinh sống của 5 trong số 7 loài rùa biển trên thế giới Đó là rùa cạn, rùa cạn, rùa cạn, rùa cạn và hiện tại cả 5

Trang 29

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

loài đều có tên trong Sách đỏ Việt Nam Nhiều loài gần như tuyệt chủng Trước đây, rùa biển phân bố với mật độ cao ở hầu hết các vùng biển nước ta Hiện nay, quần thể của cả 5 loài rùa biển ở Việt Nam đều đang suy giảm đáng kể Từ năm 2008 đến năm 2013, chỉ có 1 con rùa da được ghi nhận sinh con tại bãi biển Cát Dài thuộc huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) và Làng Lang (tỉnh Quảng Trị) vào năm 2013 Ở những nơi khác, rùa da đã lên bờ Đẻ trứng ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên Hoàn toàn không có dấu vết rùa da lên bờ đẻ trứng.Sự có mặt của một lượng lớn vi nhựa trong các hệ sinh thái thủy sinh có tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh vật thủy sinh Động vật phù du hoặc động vật ở các bậc dinh dưỡng thấp có thể ăn vi nhựa do kích thước của các hạt vi nhựa nhỏ, sẽ để lại những hậu quả chưa xác định được đối với sức khỏe của sinh vật Ví dụ, việc ăn phải các hạt polystyrene (~ 100 nm) của nhóm sinh vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng lên đáng kể khi chúng được tìm thấy ở các vùng có keo tụ vi nhựa trong nước biển tự nhiên Sự hình thành các mảng keo tụ là một quá trình quan trọng để truyền năng lượng giữa môi trường sống của sinh vật nổi và sinh vật đáy, khi chúng chìm trên các lớp trầm tích Các sinh vật sống trong trầm tích, ví dụ như giun đũa, có khả năng xáo trộn sinh học Do đó, vi nhựa đã lắng đọng trong lớp trầm tích đáy có thể bị xáo trộn trong các lớp trầm tích, từ đó chúng có thể tiêu thụ bởi hệ động vật

Các động vật thủy sinh như tôm, cá, trai, trai và hàu có thể nhầm hạt vi nhựa với thức ăn của chúng và vô tình nuốt phải chúng Trên thực tế, vi nhựa có mặt trong nhiều cơ quan khác nhau của sinh vật, trong đó cơ quan tiêu hóa và mang là nơi tích tụ hầu hết vi nhựa Sự tích tụ của vi hạt nhựa trong sinh vật có thể dẫn đến những rủi ro về sức khỏe như giảm tiêu thụ thực phẩm, tăng căng thẳng oxy hóa và tổn thương cơ quan tiêu hóa Ngoài ra, sinh vật có thể bị nhiễm độc bởi các chất phụ gia được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa hoặc các chất độc hại khác, bao gồm các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và kim loại nặng, bị hấp phụ trên bề mặt vi nhựa trong quá trình chúng hiện diện và khuếch tán trong môi trường Điều này có thể dẫn đến sự khuếch tán và tích tụ các hạt vi nhựa và các chất ô nhiễm khác từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao và thậm chí cả cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn

Trang 30

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

b Đối với sức khoẻ con người

Tác hại của việc sử dụng rác thải nhựa là rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta Bởi, đa phần chúng chỉ được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc bị bỏ và thải ra môi trường, thậm chí đốt sẽ để lại vô vàn nguy hại cho cuộc sống nhân loại

Qua phần phân tích về hậu quả mà rác thải nhựa đã tác động đến các sinh vật biển ở Việt Nam cũng đã phản ánh phần nào sự ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người

Tại Việt Nam, nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa trong sinh vật thủy sinh đã được thực hiện ở loài vẹm xanh châu Á ở vùng nước lợ tỉnh Thanh Hóa và các loài cá, tôm tự nhiên trên sông Lòng Tàu - hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai Mật độ vi nhựa ở vẹm xanh châu Á là 0,29 (± 0,14) vi nhựa trên 1 gam trọng lượng ướt của mô mềm và 2,60 (± 1,14) vi nhựa trên mỗi cá thể Trong đó, loại vi nhựa chủ yếu là Polypropylene (PP) có thể có nguồn gốc từ các sản phẩm nhựa dung một lần như bao bì và Polyester có nguồn gốc từ vải sợi tổng hợp Ở các loài tôm và cá tự nhiên như: tôm đất, tôm bạc, cá lưỡi trâu, cá lù đù, cá phèn, cá kèo, cá cơm và cá bống cát, vi nhựa có trong tất cả các loài và vi nhựa dạng sợi chiếm đa số Cụ thể hơn, mật độ sợi vi nhựa trung bình trong cá, tôm nằm trong khoảng từ 0,33 đến 1,41 sợi trên một gam trọng lượng ướt của sinh vật, với mật độ thấp nhất và cao nhất là ở cá kèo và tôm bạc Bên cạnh đó, mật độ sợi vi nhựa trên mỗi cá thể dao động từ 1,33 đến 9,33 sợi với mật độ thấp nhất và cao nhất là trong cá phèn và cá cơm.[10]

Kết quả trên cho thấy thủy sinh vật Việt Nam có mức độ ô nhiễm vi nhựa cao hơn loài hai mảnh vỏ ở châu Âu hay một số loài cá ở Địa Trung Hải và các loài cá hoang dã khác ở cửa sông Châu Giang, Trung Quốc Hơn nữa, tác động của các hoạt động địa phương như áp lực dân số cao, hoạt động sản xuất công nghiệp và quy trình xử lý nước thải dẫn đến sự tích tụ vi nhựa ở dạng sợi lớn hơn đáng kể so với ở dạng mảnh Cần lưu ý rằng trai và các loại tôm, cá khác trong các nghiên cứu này có kích thước nhỏ và thường được người dân địa phương ăn "nguyên con" mà không loại bỏ cơ quan tiêu hóa trước khi chế biến Vì vậy, khi chúng ta tiêu thụ những loài này trong bữa ăn hàng ngày cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang đưa hạt vi nhựa trực tiếp vào cơ thể, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe do hạt vi nhựa và chất gây ô nhiễm bám trên bề mặt nhựa

Trang 31

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hình 1 7 Chúng ta có thể đang ăn, uống và hít thở vi nhựa bị ô nhiễm trong môi

trường[11] Ngoài ra, hạt vi nhựa rất dai và khó phân hủy nên không thể thu gom và tái chế như các loại nhựa rời khác, dẫn đến tích tụ trong môi trường Hạt vi nhựa cũng có thể xâm nhập vào nước ngầm Nghiên cứu khoa học cho thấy mọi sinh vật trong đại dương đều có thể bị ô nhiễm bởi hạt vi nhựa, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những hạt vi nhựa này trong thực phẩm, nước uống, không khí, muối… cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn của hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người Hạt vi nhựa cũng được tìm thấy trong bụi hô hấp khi con người hít phải Vì hạt vi nhựa có đường kính lớn hơn 10 micron nên chúng thường bị hệ thống chất nhầy và lông mao của đường hô hấp trên bắt giữ và loại bỏ thông qua việc hắt hơi, ho, xì mũi, ho ra chất nhầy, v.v Nếu hạt vi nhựa nhỏ hơn hạt nhựa kích thước lớn, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phế nang, khó làm sạch Hạt vi nhựa cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua việc uống nước đóng chai hoặc ăn cá từ các đại dương bị nhiễm hạt vi nhựa Mới đây, một nghiên cứu do Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) công bố cho thấy trung bình mỗi người trên thế giới có thể nuốt phải ít nhất 5 gam hạt vi nhựa mỗi tuần, tương đương với trọng lượng của thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM của một người Còn đối với rác thải nhựa, sau khi đốt, rác thải không còn tồn tại trong tự nhiên mà biến thành khí và sinh ra các độc tố, trong đó có: dioxin, khí furan Khi con người hít phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe Về lâu dài còn sẽ gây ra các bệnh không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư

Bên cạnh đó, một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng

Trang 32

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường, ung thư…

Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa rất độc và gây hại cho cơ thể con người Các hóa chất trong nhựa như chì, cadmium và thủy ngân có thể tiếp xúc trực tiếp với con người Những chất độc này có thể gây ung thư, khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề về hệ thống miễn dịch và các vấn đề về phát triển ngay từ nhỏ

Các chất độc khác như BPA hoặc health-bisphenol-A được tìm thấy trong chai nhựa và vật liệu đóng gói thực phẩm Khi các chuỗi polyme của BPA bị phá vỡ và xâm nhập vào cơ thể con người qua nguồn nước hoặc cá bị ô nhiễm, nó có thể dẫn đến một số tổn thương gây tử vong cho cơ thể chúng ta BPA có thể làm giảm thụ thể hormone tuyến giáp, dẫn đến suy giáp

Ngoài những tác động nghiêm trọng này, con người cũng có thể phát triển một số tình trạng sức khỏe do nhựa Dưới đây là một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do nhựa gây ra: Bệnh hen suyễn, ung thư phổi do hít phải khí độc, tổn thương gan,tổn thương dây thần kinh và não, bệnh thận

Tốt nhất là nên tránh và cố gắng loại bỏ dần nhựa sử dụng một lần, bao bì chứa BPA và hộp đựng mang đi do những hậu quả tiêu cực của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người

Nhựa PVC được xem là độc hại khi xem xét đến thành phần monomer, nhựa PP, PE và PVA được đánh giá là ít nguy hiểm nhất Ngoài các monomer, các thành phần khác cũng có thể tồn tại trong nhựa như dung môi hữu cơ (metanol, cyclohexan và heptan), các chất khơi mào (kali persulfate và benzoyl peroxide), chất xúc tác và các chất phụ gia khác vẫn có thể được tìm thấy trong thành phần của nhựa Đây là những chất độc hại cho cơ thể Phụ thuộc vào nhà sản xuất và quy trình sản xuất mà những chất này có nhiều hay ít trong nhựa

Các monomer chưa tham gia phản ứng và các oligomer nhỏ vẫn có thể được tìm thấy trong vật liệu vì phản ứng trùng hợp tạo polymer thường không hoàn toàn Hàm lượng của chúng trong các sản phẩm có thể thay đổi từ vài phần triệu đến vài phần trăm tùy thuộc vào loại polymer và quy trình sản xuất Các monomer độc hại với sức khỏe của con người

Microplastic là những hạt nhựa nhỏ, chúng có thể tồn tại trong các chai nhựa PET dùng để đựng nước uống, hoặc trong các hộp nhựa dùng một lần do quá trình phân hủy

Trang 33

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

nhựa trong thời gian sản xuất hoặc nhựa để lâu ngày Do đó, khi chúng ta sử dụng đồ nhựa dùng một lần để đựng thực phẩm thì các hạt microplastic sẽ xâm nhập vào cơ thể

1.2 Quy định, thể chế, chính sách và các vấn đề liên quan đến quản lý rác thải nhựa

Theo điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, sản phẩm nhựa sử dụng một lần sẽ có lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu, cụ thể như sau:

Điều 64 Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa

1 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 μm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường

2 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định này

3 Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường

4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn."

Theo Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quy định như sau:

Trang 34

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Điều 73 Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

1 Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương

2 Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý

3 Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật

4 Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển

5 Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa

6 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái

7 Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.[12]

Trang 35

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thực hiện giảm sử dụng nhựa một lần

Dựa trên bản hỏi về ý định giảm sử dụng nhựa một lần và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng nhựa một lần của người dân ta phân tích các yếu tố sau:

Nhận thức về sử dụng nhựa một là thái độ quan tâm về tầm quang trọng của việc gảim

nhựa một lần còn là mức độ e ngại, tin cậy và thái độ của một cá nhân về môi trường(Ariffin, Yusof, Putit & Shah, 2016) Các nghiên cứu đã chấp nhận rằng thông qua các hoạt động mua sắm, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm xanh,các sản phẩm có bao bì tái chế được (Kianpour, Anvari, Jusoh, & Othman, 2014) đưa ra kết luận người tiêu dùng có sự quan tâm đến môi trường và an sinh xã hội có sức mạnh thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường bằng cách tìm ra các phương pháp bảo vệ, đổi mới và tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu đưa ra để giữ gìn trong sạch cho môitrường Và điều này hoàn toàn khả thi khi chính họ trở thành một phần của chiến lược bảo vệ môi trường trong việc tiêu dùng sản phẩm xanh, thực phẩm hữu cơ, các sản phẩm khác Thái độ về giảm nhựa một lần: Nói lên thái độ của người sử dụng các sản phẩm nhựa một lần cũng như thái độ của họ về việc giảm sử dụng SUP Khi họ giảm SUP họ có cảm thấy hài lòng, thấy vui, khi giảm nhựa thì có tiện lợi hay không mà từ đó có hành động để giảm sử dụng nhựa dùng một lần

Những tác động ảnh hưởng tới giảm sử dụng nhựa một lần: Mức độ ảnh hưởng của mọi người xung quanh đến ý định giảm sử dụng SUP, việc tác động của các tác nhân bên ngoài như bạn bè, người thân, đồng nghiệp khi họ có nghĩ bản thân người được hỏi có giảm SUP và từ những người đó hình thành nên một thói quen trong cộng đồng mà góp phần ảnh hưởng lên ý định lẫn nhau

Ý định về giảm sử dụng nhựa một lần: Ý định là suy nghĩ của một người về vấn đề chưa xảy ra và họ suy nghĩ là có thể làm nó trong tương lai Cũng như việc bản thân họ sẽ giảm SUP trong tháng tới, họ giảm sử dụng nhựa một lần bằng cách dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường

Hành vi trong năm qua: Hành vi trong năm qua ói lên hành vi giảm sử dụng nhựa một lần của họ trương khoảng thời gian trước đó Họ có thể sử dụng các sản phẩm dùng

Trang 36

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

nhiều lần, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc hơn là không sử dụng nhựa một lần khi không cần thiết để gớp phần giảm thiểu việc sử dụng SUP

Tính tiện lợi: Tính tiện lợi của sản phẩm nhựa một lần là một phần quan trọng trong việc quyết định đến hành vi giảm sử dụng nhựa một lần vì nó có tính tiện lợi cao, chi phí bỏ ra rất rẻ và sau khi sử dụng sẽ được thải bỏ ra môi trường và không tốn nhiều thời gian cho việc dọn dẹp sau khi sử dụng

Tác động ngoại cảnh: Tác động ngoại cảnh là những vấn đến liên quan tới công tác quản lý về giảm sử dụng nhựa một lần Hành vi giảm sử dụng sẽ được thực hiện khi có các quy định từ các cơ quan nhà nước

2.1.2 Hoạt động sử dụng và phát sinh rác thải nhựa tại cộng đồng

Theo báo lao động cơ quan của Tống Liên Đoàn lao động Việt Nam ngày 11/02/2023 trên toàn thế giới lượng rác thải nhựa tăng nhanh đến một cách chóng mặt Theo báo cáo "Chỉ số các nhà sản xuất chất thải nhựa" lần hai của Quỹ từ thiện Minderoo, thế giới đã thải ra 139 triệu tấn chất thải nhựa sử dụng một lần vào năm 2021, cao hơn 6 triệu tấn so với năm 2019, khi chỉ số này được công bố lần đầu tiên.Báo cáo cho thấy, lượng rác thải nhựa bổ sung được tạo ra trong hai năm đó tương đương với mỗi người trên hành tinh tăng thêm gần 1kg [13]

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ nhựa trong cuộc sống hằng ngày cao hàng đầu thế giới Báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết vào năm 2015, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ đến 5 triệu tấn nhựa Con số tiêu thụ này đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 1990 – 2018, nếu như năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm thì đến năm 2018 con số này đã lên đến 41,3 kg nhựa/năm

Trong đó phải kể đến Thành phố Đà Nẵng, được mệnh danh là thành phố đáng sống, nên người dân đổ về đây mỗi năm lại tăng, dẫn đến nhu cầu sử dụng nhựa một lần ngày càng nhiều Theo kết quả điều tra, mỗi năm, Đà Nẵng thải ra môi trường trung bình 80.000 tấn rác thải nhựa Các hộ gia đình ở căn hộ riêng, chung cư xả thải túi nilon đến 11.198 tấn/năm, màng chất dẻo các loại là 4.587 tấn/năm, chai nhựa đựng đồ uống khoảng 800 tấn/năm, xốp nhựa khoảng 700 tấn/năm Rác thải nhựa dùng một lần phát sinh từ dịch vụ ăn uống khoảng 500 tấn/năm

Trong khi đó, hoạt động từ các văn phòng, vận chuyển, kho bãi, dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán lẻ, bán buôn và các dịch vụ khác phát thải khối lượng túi nilon lên đến 20.019 tấn/năm, màng chất dẻo các loại khoảng 7.525 tấn/năm, chai nhựa đựng đồ uống khoảng 2.000 tấn/năm, xốp nhựa khoảng 1.800 tấn/năm và rác thải nhựa dùng một lần phát sinh từ dịch vụ ăn uống khoảng 4.500 tấn/năm…

Trang 37

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Mặc dù thành phố đã nỗ lực thu gom chất thải sinh hoạt, nhưng khối lượng chất thải nhựa xả bừa bãi ra môi trường khoảng 3.218 tấn/năm, trong số đó có khoảng 8% chất thải nhựa không được kiểm soát trong môi trường, có khả năng sẽ gây ra thiệt hại cho môi trường và hệ sinh thái

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê vào năm 2022, dân số Đà Nẵng khoảng 1.220.190 người Với mật độ dân số là khoảng 950 người/km2 Với số dân như thế dẫn đến rất nhiều hoạt động sử dụng và phát sinh rác thải nhựa.[14]

Đầu tiên phải kể đến nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống, hoạt động ăn uống dẫn đến rất nhiều rác thải nhựa như các túi nilon đựng thức ăn, những hộp xốp, chai nước nhựa,… Với xu hướng gọi thức ăn trực tuyến hiện nay, nhìn thì tiện 1 phút nhưng hại nghìn năm Với mỗi hoạt động ăn uống đặt online, các chủ nhà hàng sẽ đựng trong các bao bì, các hộp dày có thêm túi bọc nilon ở ngoài để chắc chắn đồ ăn không rơi,… Cứ mỗi suất đặt online là có rất nhiều rác thải nhựa, ước tính thành phố cứ mỗi người đặt 1 suất thì một ngày có bao nhiêu rác thải nhựa được thải ra môi trường với hoạt động ăn uống này

Hoạt động thả rác thải nhựa ra môi trường thứ hai phải kể đến đó là chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hóa, trường học,… Ở những nơi tập trung động dân cư sinh hoạt như này, nhu cầu sử dụng nhựa một lần rất cao Ở những nơi tụ điểm này từ túi nilon, hộp xốp đựng thức ăn hay túi đựng đồ, ly nhựa, dĩa nhựa,… được sử dụng phổ biến Hầu như vật dụng gì cũng được đựng trong túi nil on dù là nhỏ nhất như vài trái ớt hay con cá, miếng thịt,… Nơi càng tập trung đông dân cư thì nhu cầu sử dụng và phát sinh nhựa sử dụng một lần đều rất cao

Thứ ba là chất thải nhựa từ hoạt động công nghiệp, là rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, thi công của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp Nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cũng là một trong những nơi tập trung đông đúc dân cư, ở đây rác thải nhựa chủ yếu là bao bì đựng vật liệu, các vật liệu nhựa còn thừa không sử dụng được, hay là các ly nhựa, dĩa nhựa,…

Thứ tư là rác thải nhựa từ các hoạt động y tế, vì đặc thù ngành y tế cần sử dụng rất nhiều đồ dùng một lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn trong khám chữa bệnh như: túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, kim tiêm,… Hoạt động này gây phát sinh nhiều nhu cầu sử dụng nhựa một lần nên là một trong những nơi cung cấp nguồn rác thải nhựa một lần lớn nhất thành phố nói riêng, Việt Nam nói chung

Trang 38

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Ngoài ra hoạt động du lịch cũng đóng góp một phần vào việc sử dụng và phát sinh nguồn rác thải nhựa một lần Vì Đà Nẵng là một trong những điểm đến du lịch thú vị, nổi tiếng trong nước và ngoài nước Nên lượng khách du lịch hằng năm đến với thành phố rất cao Chính vì thế mà lượng rác chất thải nhựa sử dụng một lần cũng rất cao

Trên đây là một số hoạt động sử dụng và phát sinh rác thải nhựa một lần nhiều nhất ở đà nẵng Là những nguyên nhân chính dẫn đến việc rác thải nhựa không thể kiểm soát được trong môi trường và gây ra rất nhiều hiện tượng ô nhiễm môi trường

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực tế

Phương pháp khảo sát (survey) là một phương pháp thu thập thông tin thị trường bằng cách sử dụng các bảng khảo sát gửi đến những người tham gia để nhận được câu trả lời của họ Dữ liệu từ những câu trả lời của khách hàng sẽ được thống kê và phân tích để tìm ra những thông tin hữu ích, đưa ra kết luận nghiên cứu có ý nghĩa.[15]

Phương pháp khảo sát là một phương pháp định lượng để thu thập thông tin từ một nhóm người tham gia (nhóm mẫu) bằng cách đặt nhiều câu hỏi khảo sát Do đó dữ liệu thu được từ khảo sát là dữ liệu định lượng

Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu trực tiếp gặp mặt và hỏi người tiêu dùng dựa trên các câu hỏi khảo sát Cách này đem lại thông tin tối ưu với chất lượng tốt nhất, có thể dùng cho cả những tình huống phức tạp

Tuy nhiên nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều chi phí và công sức Bởi vì mẫu khảo sát là tương đối lớn nên việc gặp mặt từng người sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian Hơn nữa sau khi phỏng vấn khách hàng trực tiếp thì thường sẽ có những món quà để thuyết phục họ tham gia phỏng vấn, cũng là lời cảm ơn

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: đây là phương pháp mà mỗi đối tượng trong tổng thể được gán một con số, sau đó các con số được lựa chọn một cách ngẫu nhiên Thông thường các nhà nghiên cứu có thể dùng bảng ngẫu nhiên để chọn phần tử cho mẫu

Phương pháp chọn mẫu theo khu vực: trong trường hợp mà các nhóm nghiên cứu không có khả năng di chuyển quá nhiều để phỏng vấn đối tượng, họ có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu theo khu vực Phương pháp này không lựa chọn các đối tượng mà lựa chọn một cách ngẫu nhiên khu vực, sau đó phỏng vấn toàn bộ đối tượng trong khu vực

Các loại khảo sát dựa trên phương pháp triển khai:

Trang 39

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Khảo sát trực tuyến: một trong những loại phổ biến nhất là khảo sát trực tuyến Với công nghệ tiến bộ gấp nhiều lần mỗi ngày, một cuộc khảo sát trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn Khảo sát này bao gồm các câu hỏi khảo sát có thể dễ dàng triển khai trực tuyến cho người trả lời qua email hoặc họ có thể truy cập khảo sát nếu có kết nối Internet Những cuộc khảo sát này rất dễ thiết kế và triển khai đơn giản Người trả lời được dành nhiều thời gian và không gian để trả lời các cuộc khảo sát này, vì vậy các nhà nghiên cứu có thể mong đợi những phản hồi khách quan Chúng ít tốn kém hơn và dữ liệu có thể được thu thập và phân tích nhanh chóng

Khảo sát trên giấy: đúng như tên gọi, cuộc khảo sát này sử dụng phương pháp tiếp cận bằng giấy và bút chì truyền thống Nhiều người sẽ tin rằng các cuộc khảo sát trên giấy đã là chuyện quá khứ Tuy nhiên, chúng khá tiện dụng khi nghiên cứu thực địa và thu thập dữ liệu Những cuộc khảo sát này có thể đến những nơi mà máy tính, máy tính xách tay hoặc các thiết bị cầm tay khác không thể tới được Nó cũng có mặt trái của nó Loại khảo sát này là phương pháp thu thập dữ liệu tốn kém nhất Nó bao gồm việc triển khai một số lượng lớn nguồn nhân lực, cùng với thời gian và tiền bạc

2.2.2 Phương pháp khảo sát xã hội

Khảo sát xã hội được sử dụng phổ biến nhất để mô tả nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng xã hội hoặc phần mềm khảo sát dựa trên việc thu thập dữ liệu mẫu thông qua bảng câu hỏi có hệ thống hoặc phỏng vấn Dữ liệu này sau đó được phân tích bằng số và thông tin được thu thập.[16]

Khảo sát xã hội giúp nghiên cứu các vấn đề và tình huống xã hội hoặc công cộng vì nó coi các cá nhân là thành viên của xã hội Ngoài ra, các cuộc khảo sát xã hội còn dẫn đến việc kiểm tra các lý thuyết xã hội, như các vấn đề của tầng lớp thấp hơn bao gồm nghèo đói, vệ sinh, mù chữ, tội phạm, mại dâm, thất nghiệp, v.v Các cuộc khảo sát xã hội này được thực hiện với quan điểm rất hữu ích bao gồm việc học tập và đề xuất các giải pháp cho những vấn đề này Cuộc khảo sát này thu thập thông tin liên quan đến năng lượng được sử dụng trong một hộ gia đình cụ thể để đo lường tác động tổng thể của nó đối với môi trường Kết quả từ cuộc khảo sát này sẽ rất có lợi cho việc hoạch định chính sách môi trường cho sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, những chi tiết này cũng có thể được sử dụng cho một số mục đích khảo sát và nghiên cứu

Các cuộc khảo sát xã hội được chuẩn bị trước một cách có hệ thống giống như dưới dạng bảng câu hỏi Các cuộc khảo sát xã hội được phân loại dựa trên chủ đề và loại câu hỏi:

Khảo sát chung hoặc khảo sát cụ thể: Loại khảo sát này không có bất kỳ mục tiêu hay lý thuyết nào và được thực hiện bằng cách thu thập thông tin liên quan đến dân số và

Trang 40

của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

các vấn đề chung khác Tuy nhiên, một cuộc khảo sát cụ thể được thực hiện để giải quyết một số vấn đề hoặc vấn đề nhất định

Các cuộc khảo sát thường xuyên hoặc đặc biệt: Như tên đã nói, các cuộc khảo sát được tiến hành thường xuyên sau những khoảng thời gian cụ thể là Khảo sát thường xuyên Những cuộc điều tra đó được thực hiện một lần, là những cuộc khảo sát đặc biệt Nếu phạm vi khảo sát lớn, việc khảo sát có thể được thực hiện theo từng khoảng thời gian và hoàn thành thành hai đợt hoặc nhiều đợt

Khảo sát sơ bộ và cuối cùng: Khảo sát sơ bộ được coi là được thực hiện trước khảo sát cuối cùng và thường được gọi là Nghiên cứu thí điểm Cuộc khảo sát này thu thập kiến thức trực tiếp cho cuộc khảo sát cuối cùng sẽ được thực hiện Mặt khác, khảo sát cuối cùng được thực hiện sau Khảo sát sơ bộ hoặc sơ bộ

Điều tra dân số và khảo sát mẫu: Khi mọi người được liên hệ và thu thập thông tin từ họ, việc này được gọi là Khảo sát điều tra dân số Khi một bộ phận nhỏ được coi là đại diện và thông tin được thu thập từ chúng và có thể áp dụng cho

Bảng câu hỏi được mã hóa trước hoặc câu hỏi đóng: Trong loại bảng câu hỏi này, bạn cần trả lời trong phạm vi giới hạn được cung cấp, chẳng hạn như bảng câu hỏi Có/Không Ngoài bảng câu hỏi Có hoặc Không, loại còn lại là bảng câu hỏi chia tỷ lệ, trong đó người phỏng vấn chỉ đồng ý hoặc không đồng ý với nhận định Loại bảng câu hỏi chia tỷ lệ này được gọi là ‘thang đo Likert’

Loại bảng câu hỏi này không được tổ chức dưới dạng bảng câu hỏi được mã hóa trước nhưng vẫn có các câu hỏi đặt ra hơn là đặt câu trả lời Nó cho phép người được phỏng vấn viết câu trả lời hoặc thậm chí đọc chính tả chúng

2.2.3 Phương pháp mô hình

Mô hình cấu trúc tuyến tính hay còn gọi là SEM (Structural Equation Modeling) là

một kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ thứ hai được phát triển để phân tích mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình (Haenlein & Kaplan, 2004) Đa quan hệ giữa các biến có thể được biểu diễn trong một loạt các phương trình hồi quy đơn và bội Kỹ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng và các giả định tương quan (nguyên nhân - kết quả) vào mô hình Với SEM, các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra trực quan các mối quan hệ tồn tại giữa các biến quan tâm để ưu tiên các nguồn lực để phục vụ khách hàng tốt hơn Thực tế là các biến tiềm ẩn khó đo lường có thể được sử dụng trong SEM làm cho nó lý tưởng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu kinh doanh SEM là một kỹ thuật thống kê mạnh mẽ hơn để giải quyết các yêu cầu sau:[17]

Ngày đăng: 18/09/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w