-Vai trò của giao thông đường sắt trong vận chuyển hành khách +Giao thông đường sắt cũng là phương thức vận chuyển hành khách quan trọng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, đồng
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Khái niệm về vận tải đường sắt
Đường sắt (vận tải đường sắt) là loại hình vận chuyển/ vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray Đường ray bao gồm hai thanh thép chạy song song với nhau được đặt cố định xuống nền là các thành chịu lực bằng gỗ, bê tông, hay sắt thép và khoảng cách giữa hai đường ray được duy trì cố định Các thanh ray và tà vẹt đặt trên nền đã được cải tạo có khả năng chịu lực nén lớn như nền rải đá, nền bê tông Chạy trên đường ray là đoàn tàu – một chuỗi các phương tiện tự vận hành – là đầu tàu, hoặc không tự vận hành – là toa tàu nối với nhau Tiếp xúc với đường ray là bánh thép Các toa tàu di chuyển trên đường ray với lực ma sát ít hơn rất nhiều so với các phương tiện dùng bánh cao su trên đường thông thường và do đó đầu tàu dùng kéo các toa tàu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn Tổng chiều dài đường sắt trên thế giới khoảng 1,2 triệu km.Các toa tàu ngày càng tiện nghi phát triển ngày càng đa dạng,tốc đọ tàu chạy tiến tân nhất lên tới 250-300km/h Tàu chạy trên đệm từ có thể đặt đến 500km/h.
Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
+Đường sắt quốc gia:Là đường sắt phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa chung của cả nước, từng vùng kinh tế và đường sắt liên vận Quốc gia.
Đường sắt đô thị là hệ thống phương tiện vận tải công cộng phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của cư dân tại các thành phố và vùng lân cận Hệ thống này bao gồm các loại hình như xe điện bánh sắt, tàu cao tốc, đường một ray tự động dẫn hướng, tàu điện chạy nổi và ngầm Đường sắt đô thị có thể được xây dựng theo hình thức chạy trên cao, chạy ngầm hoặc chạy cùng mặt bằng với đường bộ, đôi khi cũng có thể giao cắt với đường bộ.
+ Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân Đường sắt chuyên dùng có thể kết nối hoặc không kết nối với đường sắt Quốc gia.
Theo đó, đường sắt Quốc gia được chia thành nhiều tuyến đường sắt qua nhiều ga khác nhau (là đường sắt đi từ ga đầu tiên đến ga cuối cùng của một hành trình) Trên đường sắt Quốc gia có tàu khách, tàu hàng được lập bởi một hay nhiều đầu máy, toa xe không tự vận hành, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt Đường sắt chuyên dùng có thể kết nối hoặc không kết nối với đường sắt Quốc gia.
1.3)Vai trò vận tải đường sắt.
Giao thông đường sắt có những vai trò sau:
Khả năng kết nối giữa các phương tiện vận tải khác nhau để hình thành nên vận tải đa phương thức.
-Vận chuyển hàng hóa: giao thông đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
-Vận chuyển hành khách: Giao thông đường sắt cũng là phương thức vận chuyển hành khách quan trọng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Giao thông đường sắt đóng góp thiết yếu vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Đường sắt tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, nhờ đó kích thích phát triển kinh tế và cải thiện đời sống xã hội cho người dân.
-Vai trò của giao thông đường sắt trong vận chuyển hàng hóa
Giao thông đường sắt có thể vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn, khối lượng lớn, như than đá, quặng sắt, xi măng, vật liệu xây dựng, với chi phí thấp hơn so với các loại hình vận tải khác Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, giao thông đường sắt còn có thể vận chuyển các loại hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng, như thực phẩm, rau củ quả, mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
-Vai trò của giao thông đường sắt trong vận chuyển hành khách
+Giao thông đường sắt cũng là phương thức vận chuyển hành khách quan trọng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, đồng thời là phương tiện vận chuyển liên quốc gia thuận lợi, an toàn và hiệu quả,giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
+Ngoài ra, giao thông đường sắt còn có thể vận chuyển hành khách đi du lịch, khám phá các vùng miền của đất nước.
-Vai trò của giao thông đường sắt trong phát triển kinh tế - xã hội
+Giao thông đường sắt góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng miền.
+Giao thông đường sắt giúp kết nối các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các địa phương Điều này góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nâng cao đời sống của người dân.
Ngoài ra, giao thông đường sắt còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
+Giao thông đường sắt là loại hình vận tải có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Để phát huy tối đa vai trò của giao thông đường sắt, cần có những giải pháp đầu tư, phát triển đồng bộ, phù hợp với nhu cầu thực tế.
HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Lịch sử hình thành
-Năm 1881 Được xây dựng: tuyến đầu tiên dài 71Km Sài Gòn - Mỹ Tho -Năm 1901 Hoạt động đường sắt : tuyến Sài Gòn - Nha Trang;
-Năm 1936 Hoàn thành xây dựng mạng lưới tuyến năm: 2.600Km;
Mạng lưới đường sắt Quốc Gia trước đây bị phá huỷ nhiều bởi chiến tranh và xuống cấp do không được quan tâm bảo trì thời kỳ đó.
-Từ năm 1986, Chính phủ tiến hành khôi phục lại các tuyến đường sắt chính và các ga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc Nam.
Kết cấu hạ tầng đường sắt Việt Nam
- Tổng số Km: 3.146,638 Km: Đường lồng: 292,183 Km (Đi chung khổ đường 1.000mm và 1.435mm) Đường 1.000: 2.632,249 Km Đường 1.435: 222,206 Km
- Đường chính: 2669,708 Km Đường lồng: 219,66 Km Đường 1.000: 2.261,06 Km Đường 1.435: 188,988 Km
- Đường ga, nhánh: 476,93 Km Đường lồng: 72,523 Km Đường 1.000: 371,188 Km Đường 1.435: 33,218 Km
- Sử dụng nhiều loại ray : ray 24kg, ray 25kg , ray 30kg , ray 38kg , ray 43kg và một số ít ray 50kg, tất cả đều là loại ray ngắn không hàn liền
- Bệnh hại của ray đang sử dụng trên đường ngày càng phát triển : Ray mòn , đầu mối ray bị gục v v Theo số liệu thống kê hiện nay số lượng ray mòn cần phải thay thế:
+ Trên đường chính: 41.359 thanh ray mòn tật, trong đó 4.896 thanh nguy hiểm cần phải thay ngay
+ Trên đường ga: 13.930 thanh ray mòn tật, trong đó 978 thanh nguy hiểm cần phải thay ngay
Có tất cả 1.790 cầu đường sắt với chiều dài 45.368 mét và 31 cầu chung đường sắt
- đường bộ dài 11.753 mét, trong đó tổng chiều dài cầu trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 36.056 mét, chiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài cầu trên đường sắt Tổng chiều dài các cầu bê tông là 13.274 mét trong đó 9.179 mét trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
+Có 5.128 cống với chiều dài 80.850 mét trên Đường sắt.
-Ga Đường sắt Việt Nam có 250 ga chia làm các ga lo i 1 (lớn nhất), lo i 2 (trung ҥ ҥ bình) và loại 3 (nhỏ nhất) 17 e H th ng tín hi uӋ ӕ Ӌ
-Hệ thống thống tin tín hiệu
Hệ thống đóng đường điện với đèn định vị được lắp đặt phổ biến trên các tuyến đường sắt phía Bắc Trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đóng đường bán tự động đã được đưa vào sử dụng.
Về hệ thống thông tin, đường sắt Việt Nam sử dụng hầu hết máy tải ba 1 kênh, 3 kênh, 12 kênh được sản xuất tại Hungary giữa những năm 1972 và 1979 Hệ thống radio tần số cao được dùng cho hệ thống dự trữ khẩn cấp ở một số khu vực của mạng lưới đường sắt.
Hệ thống dây trần được sử dụng nhiều trong việc truyền tải thông tin đuờng dài Loại cáp đôi đồng được sử dụng cho thông tin tín hiệu địa phương.
-Một số hệ thống khác:
- Hệ thống thông tin phục vụ hành khách:
+ hệ thống loa phóng thanh trong ga: được trang bị ở hầu hết các ga trên các tuyến ĐS, phục vụ thông báo các thông tin cần thiết cho hành khách và một số tác nghiệp trong ga
+ hệ thống thông báo tự động qua điện thoại: đây là loại hình mới được triển khai lắp đặt thử nghiệm ở một số ga lớn như Hà nội, Đà nẵng , Sài gòn, Huế, Vinh
Hệ thống cho phép hành khách qua mạng điện thoại nội hạt ĐS hoặc điện thoại bưu điện khu vực quay số đến trung tâm dữ liệu để lấy các thông tin về giờ tầu, giá vé
- Mạng máy tính đặt chỗ bán vé: được triển khai xây dựng năm 2001 tại 10 điểm:
Hà nội, Nam định, Thanh hoá, Vinh, Đồng hới, Huế, Đà nẵng, Diêu trì, Nha trang, Sài gòn Toàn bộ thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm do Trung quốc cung cấp, sử dụng các đường 64 Kbps thuê của Bưu chính viễn thông quốc gia.
Tình trạng chung của hạ tầng của đường sắt chỉ ở mức độ kém đến trung bình, hầu hết tuyến đường cần được cải tạo và nâng cấp Ngành đường sắt Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đầu tư kinh niên, chỉ 3% tổng ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng được phân bổ cho đường sắt so với con số 90% đầu tư cho đường bộ. Tốc độ chạy tàu trên các tuyến đang khai thác lớn nhất đạt 100 km/h, nhỏ nhất là
20 km/h (vận tốc tàu hàng khoảng 50-60km/giờ và tàu khách 80-90km/giờ) Hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới, vận tốc trung bình đối với vận chuyển hành khách vào khoảng 150-200km/giờ, đường sắt cao tốc trên 300km/giờ và hiện đã có những tuyến siêu cao tốc đang được thử nghiệm lên đến hơn 500km/giờ. Đường sắt Việt Nam vẫn đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, đó là công nghệ diezen (công nghệ đầu tiên là đầu máy hơi nước), trong khi đó các nước phát triển đang sử dụng công nghệ thứ 3 – công nghệ điện khí hóa và công nghệ thứ tư – điện từ Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt Việt Nam chưa có được sự kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác nhau như cảng hàng không, cảng biển lớn và chưa có kết nối liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Mạng lưới đường sắt Việt Nam
Mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện nay phát triển và phân bổ theo 7 trục chính với tổng chiều dài hơn 3,16 nghìn km; trong đó có 2,7 nghìn km đường chính tuyến, 459,7 km đường nhánh và đường ga Phần lớn hạ tầng giao thông đường sắt Việt Nam là khổ đường đơn (1.000 mm) chiếm đa số với 84% tổng chiều dài đường chính tuyến và đường ga; chỉ có 6% là khổ đường 1.435 mm và 9% là khổ đường lồng (1.435 mm và 1.000 mm).
Tuy nhiên, với tuổi đời cả trăm năm, hạ tầng đường sắt nhiều nơi đã xuống cấp thiếu an toàn, nhiều đoạn đường cong bán kính quá nhỏ, độ dốc lớn, tải trọng hạn chế; cầu, hầm đã qua gần 100 năm khai thác, bị phong hóa rò rỉ nước Đặc biệt đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp trên 4.000 đường dân sinh tự mở, trung bình 2,15km/1 đường ngang) đó là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tốc độ chạy tàu và đe dọa an toàn giao thông đường sắt.
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CHÍNH Tuyến chính Chiều dài Khổ đuờng
Hà Nội - TP Hồ Chí
Hà Nội - Hải Phòng 102 1.000 mm
Hà Nội - Lào Cai 296 1.000 mm
Hà Nội - Đồng Đăng 162 Đường lồng (1.435 &1.000 mm)
Hà Nội - Quán Triều 75 Đường lồng (1.435 &1.000 mm) Kép - Uông Bí - Hạ
MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT NHÁNH
2.4 Đánh giá hệ thống đường sắt Việt Nam. Ưu điểm:
+ Lịch sử lâu đời: Hệ thống đường sắt Việt Nam có lịch sử hơn 130 năm, là một trong những hệ thống đường sắt sớm nhất khu vực Đông Nam Á.
+Mạng lưới rộng khắp:Hệ thống đường sắt Việt Nam trải dài trên 3.143 km, kết nối 34 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam.
+Vai trò quan trọngĐường sắt đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng
- an ninh của đất nước.
+Giá cả hợp lý: Giá vé tàu hỏa tương đối rẻ so với các phương tiện giao thông khác như máy bay.
+An toàn: Tỷ lệ tai nạn đường sắt thấp.
+Hạ tầng còn hạn chế: Hệ thống đường sắt Việt Nam chủ yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, hiện trạng xuống cấp, tốc độ khai thác thấp.
+Chất lượng dịch vụ chưa cao: Nhiều ga tàu xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ngành đường sắt Việt Nam hiện đang nằm trong tay độc quyền của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tình trạng này dẫn đến thiếu cạnh tranh, làm cản trở sự cải thiện trong chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân.
+Mất cân bằng vận tải: Vận tải hành khách chiếm tỷ trọng lớn, trong khi vận tải hàng hóa chưa phát triển tương xứng.
→ Nhìn chung còn nhiều hạn chế dựa trên xuất phát từ kế cấu hạ tầng lạc hậu, công nghệ dầu máy toa xe còn nhiều bất cập, thiếu vốn đầu tư cho hạ tầng và phương tiện, chưa có sự phát triển hài hoà với các phương thức giao thông như đường bộ, đường song, đường biển và đường không.
Cách thức vận chuyển hàng hóa,hành khách bằng đường sắt
BƯỚC 1: TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG
Sau khi Anh Minh Transport nhận được thông tin yêu cầu dịch vụ, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp qua điện thoại để tư vấn và báo giá chi tiết về dịch vụ Trong quá trình trao đổi, chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin đơn hàng và hướng dẫn khách hàng về các thủ tục tiếp theo.
Trên thông tin gửi đến yêu cầu vận chuyển cần ghi rõ:
+ Loại hàng hóa; số lượng, khối lượng hàng hóa
+ Địa điểm cần vận chuyển: Điểm nhận hàng; điểm giao hang
+ Yêu cầu về đóng gói; bốc xếp hàng hóa…
+ Tư vấn khách hàng sử dụng hình thức vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường thủy).
+ Báo giá cước vận chuyển.
BƯỚC 2: KHẢO SÁT LƯỢNG HÀNG CẦN VẬN CHUYỂN
Trong trường hợp hàng hóa cồng kềnh, khối lượng hàng hớn, hoặc khách hàng gặp khó khăn trong việc xác định khối lượng trọng lượng hàng hóa, công ty sẽ tư vấn miễn phí hoặc cử nhân viên đến trực tiếp để khảo sát hàng hóa cần vận chuyển và lên phương án vận chuyển tối ưu nhất.
BƯỚC 3: BÁO GIÁ VẬN CHUYỂN THỐNG NHẤT PHƯƠNG THỨC VÀ TIẾN HÀNH KÝ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
Sau khi tiếp nhận thông tin( khảo sát) và thỏa thuận về giá cước vận chuyển công ty sẽ chuyển đến cho Quý khách hàng bản hợp đồng sơ bộ để khách hàng xem xét Thông qua trao đổi, chỉnh sửa, bổ sung sẽ tiến tới ký kết hợp đồng chính thức Hợp đồng là cơ sở pháp lý để hai bên căn cứ thực hiện công việc.
Trên hợp đồng được thể hiện rõ:
Đối tượng vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển
Thời gian, địa điểm giao và nhận hàng hóa
Phương tiện vận chuyển hàng hóa
Phương thức thanh toán phí vận chuyển
Giấy tờ cần cung cấp trong quá trình vận chuyển
Phương thức giao nhận hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa trong quá trình chuyển
Giải quyết thiếu hụt hàng hóa xảy ra trong quá trình chuyển
Quyền lợi trách nhiệm nghĩa vụ của 2 bên
BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH TIỀN ĐỘ GIAO HÀNG BỐC XẾP HÀNG HÓA TỪ KHO ĐẾN TÀU
– Đồ dễ vỡ sẽ được bọc giấy gói rồi cho vào thùng carton để vận chuyển (có ký hiệu hàng dễ vỡ).
– Hàng điện tử được đóng gói bằng vật liệu xốp, đựng trong thùng carton (có ký hiệu hàng quan trọng).
– Đồ gỗ được tháo dỡ, đóng gói, bọc lót bằng màng nilông.
Toàn bộ thùng carton được tiến hành niêm phong cẩn thận ngay từ lúc đóng gói Thùng hàng sẽ được giám sát chặt chẽ cho đến khi được tháo dỡ Quá trình này được thực hiện ngay trước mắt khách hàng, đảm bảo tuyệt đối sự an toàn và bảo mật của hàng hóa.
– Tất cả hàng hoá, thiết bị được bốc xếp, vận chuyển bằng ô tô với trọng tải phù hợp đến ga tàu
BƯỚC 5: HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN ĐẾN ĐỊA ĐIỂM YÊU CẦU
Trước khi vận chuyển, bên giao và bên nhận sẽ tiến hành giao nhận hàng để đảm bảo hàng không bị mất mát Trong quá trình vận chuyển, bên thuê có quyền cử người áp tải hàng hóa nếu thấy cần thiết.
Nếu quá trình vận chuyển phát sinh tình trạng thất thoát, đổ vỡ hoặc hư hỏng hàng hóa, công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của khách hàng.
Trước khi vận chuyển hàng Qúy khách cần chuẩn bị những giấy tờ sau: hóa đơn GTGT, tem nhãn hàng hóa, phiếu xuất kho Trong trường hợp hàng hóa của Qúy khách là hàng chưa thành phẩm hoặc hàng chuyển cho chi nhánh chưa có hóa đơn thì Qúy khách phải có Phiếu Xuất Kho Kiêm Vận Chuyển Nội Bộ đi kèm.
Nếu hàng của Qúy khách là hàng Nhập Khẩu, hàng tạm nhập tái xuất thì phải có: Tờ khai Hải Quan, Hóa Đơn GTGT, Tem nhãn phụ hàng hóa ( bằng Tiếng Việt).
Trường hợp hóa đơn, giấy tờ đi kèm có giá trị cao, dễ mất mát, Qúy khách có thể photo và đóng dấu treo gửi kèm theo hàng hóa, tuy nhiên hình thức này hiện tại chỉ một số cơ quan quản lý thị trường chấp nhận, còn lại vẫn phải làm đúng thủ tục hành chính khi vận chuyển hàng.
– Chúng tôi tiến hành đóng dấu, niêm phong, chụp ảnh lại cách thức hàng hóa đã được đóng gói niêm phong và gửi cho người mua hàng để tiện kiểm tra khi nhận hàng dễ dàng cho Quý khách hàng có thể kiểm tra và chứng minh rằng hàng không bị thay đổi nội dung khi vận chuyển, đồng thời thông báo cho người mua thời gian dự kiến hàng sẽ tới nơi vận chuyển theo yêu cầu, như vậy người nhận hàng sẽ yên tâm rằng hàng hoá đã được giao và chuẩn bị, thu xếp nhận hàng sớm Sau khi nhận hàng hóa và bốc xếp lên các phương tiện vận chuyển phù hợp và công ty vận chuyển tiến hành di chuyển hàng hóa tới nơi nhận theo yêu cầu của khách Thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ phụ thuộc vào cung đường tới địa điểm nhận, tập kết mà khách hàng yêu cầu
Giao hàng tới nơi được yêu cầu: Đây là bước cuối cùng trong quy trình giao nhận hàng hóa Sau khi vận chuyển hàng đến địa chỉ nhận theo yêu cầu của khách hàng, đơn vị vận chuyển sẽ cho công nhân bốc dỡ hàng hóa trên xe xuống và vận chuyển vào địa điểm tập kết theo yêu cầu của khách hàng, đây là dịch vụ đi kèm.
– Khi nhận hàng quý khách vui lòng trực tiếp kiểm tra kỹ hàng hoá ngay khi nhận hàng từ người chuyển phát hàng hoá, nếu có vấn đề liên quan tới việc chúng loại, chất lượng, số lượng hàng hoá không đúng như trong đơn đặt hàng, niêm phong đã bị thay đổi, thì Quý khách hãy lập biên bản ngay khi nhận hàng với nhân viên giao nhận và tiến hành xác nhận hàng hóa bị thiếu, hư hỏng thiệt hại Chú ý: Trong trường hợp giao hàng quý khách không kiểm tra hoặc kiểm tra không kỹ dẫn đến thiếu thiết bị linh kiện thì khách hàng chịu
BƯỚC 6: TIẾN HÀNH NGHIỆM THU THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Sau khi giao nhận hàng hóa khách hàng kiểm đếm không có vấn đề gì thì 2 bên tiến thanh toán toán và thanh lý hợp đồng vận chuyển kết thúc quá trình vận chuyển hàng hóa
+Vận chuyển hàng nguyên toa: dành cho các lô hàng lớn.
+Vận chuyển hàng ghép: dành cho các lô hàng nhỏ.
+Vận chuyển hàng container: dành cho các lô hàng cần bảo quản đặc biệt.
+ Vận chuyển được lượng hàng hóa lớn
+ Giá thành vận chuyển rẻ hơn so với vận tải đường bộ.
+ An toàn và ít ảnh hưởng bởi thời tiết.
+Tính linh hoạt thấp hơn so với vận tải đường bộ.
+Thời gian vận chuyển có thể lâu hơn so với vận tải đường bộ Vận chuyển hành khách:
1 Khách hàng mua vé tại ga hoặc qua website của công ty đường
2 Khách hàng đến ga và làm thủ tục check-in.
3 Khách hàng lên tàu và di chuyển đến ga đến.
4 Khách hàng xuống tàu tại ga đến.
+Tàu hỏa nhanh: dành cho những hành khách muốn di chuyển nhanh chóng.
+Tàu hỏa chậm: dành cho những hành khách muốn tiết kiệm chi phí. +Tàu hỏa du lịch: dành cho những hành khách muốn trải nghiệm du lịch bằng đường sắt.
+An toàn và tiện nghi.
+Giá thành vận chuyển hợp lý.
+Có thể di chuyển được quãng đường dài.
+Tính linh hoạt thấp hơn so với vận tải đường bộ.a
+Thời gian di chuyển có thể lâu hơn so với vận tải đường bộ.
Thực trạng vận tải đường sắt 2022-2023
Số liệu thực trạng về tuyến đường sắt Việt Nam
Số liệu thực trạng tuyến đường sắt hiện nay tại Việt Nam (Tính đến 31/03/2024):
Tổng chiều dài: Đường sắt quốc gia: 3.160,8 km Đường sắt công nghiệp: 1.285,4 km
=>Xếp thứ 58/141 về mật độ mạng lưới (Bộ Công Thương, 2021)
Tình trạng:Hầu hết các tuyến đường sắt được xây dựng từ lâu, cần được nâng cấp và cải tạo.
Hệ thống đường sắt còn nhiều hạn chế về tốc độ, năng lực vận tải và chất lượng dịch vụ.
=>Chiếm 0,2% tổng số lượt khách và 1% tổng luân chuyển khách.km (2019)
=>Tăng 10% so với 2020.Chiếm 0,3% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển
(2021) Đầu tư:Chính phủ đang đầu tư vào một số dự án nâng cấp và cải tạo đường sắt, bao gồm:Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam,dự án cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng,dự án cải tạo tuyến đường sắt Sài Gòn - Long Khánh
Số liệu thực trạng về phương tiện đường sắt
-Phân loại: Đầu máy diesel: 353 đầu máy Đầu máy điện: 68 đầu máy
Toa xe khách: 2.754 toa xe
Toa xe hàng: 11.770 toa xe
Hệ thống đường sắt hiện tại đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt trang thiết bị trầm trọng Nhiều đầu máy xe lửa và toa xe đã cũ, cần được thay thế và nâng cấp để đảm bảo an toàn vận hành Ngoài ra, số lượng đầu máy và toa xe hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, dẫn đến việc thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, chậm trễ và khó khăn trong việc đặt vé.
+Hầu hết các đoàn tàu đã được sử dụng lâu năm, cần được thay thế và nâng cấp.
+Một số đoàn tàu mới được nhập khẩu và đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao
+Chất lượng dịch vụ đã được cải thiện trong những năm gần đây:
+Hệ thống điều hòa được trang bị trên hầu hết các đoàn tàu khách,
+Các dịch vụ tiện ích như wifi, TV, ổ cắm điện được cung cấp trên một số đoàn tàu.
+Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế một số đoàn tàu cũ, xuống cấp, chưa được trang bị đầy đủ tiện nghi.Chất lượng vệ sinh trên một số đoàn tàu chưa được đảm bảo.
-Đầu tư:Chính phủ đang đầu tư vào một số dự án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn đường sắt: Dự án mua sắm tàu khách mới
Dự án nâng cấp hệ thống tín hiệu
Dự án cải tạo tuyến đường sắt
Số liệu thực trạng về những tổ chức liên quan đến đường sắt Việt Nam
1.Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRCC):Tập đoàn lớn nhất thế giới về xây dựng và vận hành đường sắt.Tham gia vào nhiều dự án đường sắt lớn tại Việt Nam như:
+Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2 Cát Linh - Hà Đông (tổng giá trị hợp đồng EPC 640 triệu USD).
+Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
+Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
2 Tổng công ty Xây dựng cảng Trung Quốc (CHEC):Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng.Tham gia vào dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 17.000 tỷ đồng.
3 Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC):Một trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất thế giới.Tham gia vào dự án đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ với tổng mức đầu tư 20.000 tỷ đồng.
4 Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản):Tham gia vào dự án đường sắt đô thị TP Hồ
Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (tổng giá trị hợp đồng EPC 2,4 tỷ USD).
5 Tập đoàn Aecom (Mỹ):Tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với vai trò tư vấn kỹ thuật.
Ngoài ra, còn có một số tập đoàn khác đang quan tâm đầu tư vào đường sắt Việt Nam như: +Tập đoàn Siemens (Tây Đức)
+Tập đoàn Hitachi (Nhật Bản)
Việt Nam đang kêu gọi đầu tư vào các dự án đường sắt nhằm phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.
3.4 Số liệu thực trạng về vận tải đường sắt Việt Nam.
-Số liệu luân chuyển hành khách giai đoạn 2010-2023
Trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng hành khách đường sắt là 5,3%/năm Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2019, tốc độ tăng trưởng này giảm xuống còn 3,2%/năm Từ năm 2019, ngành vận tải hành khách đường sắt phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng âm 3,5%/năm Sự sụt giảm này ảnh hưởng tương tự đến sản lượng luân chuyển hành khách, với tốc độ tăng trưởng giảm từ 1,3%/năm trong giai đoạn 2001-2010 xuống -3,6%/năm trong giai đoạn 2011-2019.
Năm 2020, sản lượng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm 54% so vớinăm trước; năm 2021 giảm 62,6%; sản lượng luân chuyển lần lượt giảm 52,2% và 57,6%.
Năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động vận tải hành khách đường sắt đã có sự phục hồi (gấp 3,2 lần về sản lượng vận chuyển và gấp 2,5 lần về luân chuyển so với năm trước) nhưng mới chỉ bằng 55% về vận chuyển và bằng 51% về luân chuyển so với năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
-6 tháng đầu năm 2023 sản lượng tăng 75,7% về vận chuyển và tăng 81% về luân chuyển những vẫn chỉ bằng 73% và bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019.Tính chung 9 tháng năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 3.406 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 49%) và luân chuyển đạt 184 tỷ lượt khách.km, tăng 27,9% (cùng kỳ năm trước tăng 73,7%).
-Số lượng luân chuyển hàng hóa giai đoạn 2010-2023
Vận tải hàng hóa đường sắt mặc dù đạt được một số kết quả tích cực hơn nhưng có xu hướng ngày càng sụt giảm Sản lượng vận chuyển hàng hóa của ngành đường sắt bình quân mỗi năm giai đoạn 1991-2000 tăng 10,3%/năm, giai đoạn 2001-2010 chỉ tăng 2,3%/năm và giai đoạn 2011-2019 giảm 4,7%/năm; sản lượng luân chuyển hành khách bình quân mỗi năm các giai đoạn tương ứng lần lượt là tăng 8,7%/năm,tăng 7,3%/năm và giảm 0,6%/năm Trong 2 năm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,lưu thông hàng hóa khó khăn, đường sắt Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để tổ chức thành công các chuyến tàu chuyên container đi quốc tế Năm 2020,sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tăng nhẹ 0,2% so với năm trước; năm 2021 tăng 8,5% và năm 2022 tăng 0,6%; sản lượng luân chuyển lần lượt tăng 2,1%; 7,4% và 10,9% Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hàng hóa đường sắt giảm mạnh 26,4% về vận chuyển và giảm 23,9% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước do các đơn hàng xuất, nhập khẩu giảm và phải cạnh tranh với vận tải đường thủy khi chi phí cao hơn.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Giải pháp nâng cao hiệu quả vận tải đường sắt
- Giải pháp về mặt cơ cấu tổ chức: Tổ chức bộ máy tinh gọn, gọn nhẹ và phù hợp với mô hình sản xuất hiện tại, sau đó tiếp tục rà soát, nghiên cứu cơ chế hoạt động để hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với xu thế phát triển lâu dài, bền vững của toàn ngành Đường sắt trong tương lai.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ trong vận chuyển hành khách: Tập trung tổ chức khai thác để tăng thị phần vận tải, tăng sản lượng, doanh thu; sử dụng tốt số toa xe khách hiện có, đầu tư nâng cấp và cải tạo toa xe; tăng cường tổ chức chạy tàu khách hợp lý trên tuyến; nâng cao và tổ chức quay nhanh các đôi tàu khách trên tuyến Thống Nhất; tổ chức chạy ổn định các tàu địa phương; tổ chức khai thác tốt các tàu khách khu đoạn; tập trung nghiên cứu để tăng hệ số sử dụng chỗ trên toa xe; xây dựng giá cước linh hoạt; tổ chức kết nối tour du lịch bằng tàu hỏa, liên kết với nhiều phương thức vận tải khác, đặc biệt với vận tải ô tô; triển khai mở rộng các tiện ích của hệ thống bán vé điện tử; chấm dứt hiện tượng bao khách, bao hàng trên các đoàn tàu khách; thực hiện việc kiểm soát vé tự động tại các ga hành khách lớn; tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hàng; tổ chức tốt công tác truyền thông, quảng cáo.
- Giải pháp về giữ vững an toàn trong khai thác kinh doanh: Không cắt xén, chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm; không đưa những đối tượng không nắm vững về quy trình, quy phạm tham gia vào công tác kinh doanh phục vụ vận chuyển hành khách; phối hợp khẩn trương với các bộ phân liên quan để giải quyết nhanh chóng hậu quả TNGT.
- Giải pháp về đầu tư phương tiện vận tải và hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển:
+ Giải pháp về đầu tư phương tiện vận tải: Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư toa xe; đưa lên sàn giao dịch chứng khoán để thu hút vốn đầu tư; cải tạo và nâng cấp các toa xe để chạy tàu Thống Nhất; tổ chức tốt các đoàn tàu khách 5 sao chạy trên tuyến
+ Giải pháp về đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho công tác vận chuyển hành khách: Cải tạo mô £t bước chất lượng cầu đường trên các tuyến để nâng cao tốc đô £ chạy tàu; cần đầu tư thiết bị đóng đường bán tự đô £ng thay cho hê £ thống đóng đường bằng máy thẻ đường; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt…
- Giải pháp về xây dựng chính sách sản phẩm: Kiến nghị với Nhà nước bù lỗ cho các đoàn tàu công ích thu không đủ chi; nâng cao hiệu suất sử dụng toa xe, cắt dỡ bớt toa xe lúc vắng khách; giảm giá vé vào các ngày thấp điểm, vắng khách; nâng cao chất lượng phục vụ hành khách ở mọi khâu; đóng mới nhiều đoàn xe chất lượng cao; nâng cao khả năng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về ngành Đường sắt.
Để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới hiệu quả trong ngành vận chuyển hành khách, cần tập trung nâng cao tiện ích bán vé điện tử, nhập đoàn tàu chất lượng cao phục vụ du lịch, nâng cấp toa xe cho hành khách thu nhập cao Bên cạnh đó, tăng số lượng đoàn tàu khách trên các tuyến, liên kết kết nối với các phương tiện, doanh nghiệp khác để bán vé, vận chuyển liên tuyến Đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc khách hàng để nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của hành khách.
- Giải pháp về khoa học công nghệ: Đưa công nghệ thích hợp vào sử dụng; xây dựng hệ thống thông tin hiện đại.
+ Đầu tư nâng cấp và phát triển mạng lưới đường sắt.
+ Nâng cấp tuyến đường hiện có để tăng tốc độ và tải trọng.
+ Xây dựng tuyến đường mới kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm. + Phát triển hệ thống đường sắt đô thị để giảm tải giao thông cho các thành phố lớn.
+ Hiện đại hóa hệ thống ga, bến: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại ga, bến Ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các quy trình Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành:
+ Hệ thống quản lý thông tin hành khách, hàng hóa.
+ Hệ thống điều hành tàu chạy, giám sát hành trình.
+ Hệ thống thanh toán điện tử.
+ Hệ thống tự động hóa ga, bến.
+ Hệ thống giám sát an ninh.
+ Hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.
- Nhân lực: Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc Thu hút nhân tài, trẻ hóa đội ngũ cán bộ: Có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đường sắt.
+ Tham gia các dự án kết nối đường sắt khu vực và quốc tế.
+ Ngoài ra, cần chú trọng:
+Nâng cao chất lượng dịch vụ:
+ Cải thiện thái độ phục vụ khách hàng.
+ Đảm bảo an toàn, an ninh cho hành khách và hàng hóa.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh vận chuyển hành khách của tuyến đường sắt Hà Nội - Sài Gòn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động sản xuất của toàn ngành Đường sắt nói chung và hoạt động sản xuất trên tuyến Hà Nội - Sài Gòn nói riêng Một mặt, nó góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, mặt khác góp phần phục vụ cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, của Ngành Giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải phân tích, đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hành khách của tuyến đường sắt Hà Nội - Sài Gòn, phân tích rõ được các nguyên nhân gây ra làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, từ đó để có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế và khắc phục những nguyên nhân đó Để mang lại hiệu quả, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh vận chuyển hành khách của tuyến đường sắt Hà Nội - Sài Gòn.
Quan điểm,mục tiêu quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kì 2021-2030
Đường sắt là chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài Tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn.
Theo chiến lược phát triển, Việt Nam sẽ đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bao gồm: nguồn lực nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng đường sắt, huy động nguồn lực địa phương, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, phương tiện và kinh doanh đường sắt.
- Xây dựng nền tảng để phát triển công nghiệp đường sắt theo hướng hiện đại,đồng bộ với các ngành công nghiệp khác; từng bước tự chủ trong bảo trì, sản xuất một số loại vật tư, trang thiết bị cho lĩnh vực đường sắt; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chủ động, tích cực liên doanh, chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp đường sắt Bảo đảm phát triển đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng với công nghiệp đường sắt, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực trong nước.
Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt đã và đang mang lại những lợi ích to lớn Các giải pháp công nghệ tiên tiến giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, với một số mục tiêu cụ thể:
- Về vận tải, khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần 1,38%; khối lượng luân chuyển hành khách đạt 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần 3,55% Trong đó đường sắt quốc gia đóng góp 21,5 triệu hành khách, chiếm 1,87% thị phần khối lượng vận chuyển hành khách và 8,54 tỷ khách.km, chiếm 2,22% thị phần khối lượng luân chuyển hành khách.
- Về kết cấu hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
4.3.3 Tầm nhìn đến năm 2050. b) Tầm nhìn đến năm 2050
Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ ChíMinh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế Duy trì, cải tạo,nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kì 2021-2030
4.4.1 Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030.
+Các tuyến đường sắt hiện có gồm 07 tuyến, tổng chiều dài khoảng 2.440 km:
- Tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn: đường đơn, khổ 1.000 mm, chiều dài 1.726 km.
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai có tuyến chính từ ga Yên Viên (Hà Nội) đến ga Lào Cai (Lào Cai), với chiều dài 296 km, sử dụng khổ đường đơn 1.000 mm Ngoài ra, để kết nối với hệ thống đường sắt Trung Quốc, một đoạn đấu nối ray đơn khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm đã được xây dựng, nối ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), với chiều dài khoảng 4,8 km.
- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng: đường đơn, khổ 1.000 mm, chiều dài 102 km.
- Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên từ ga Đông Anh đến ga Quán Triều: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 55 km.
- Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 167 km.
- Tuyến Kép - Chí Linh từ ga Kép đến ga Chí Linh: đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 38 km.
- Tuyến Kép - Lưu Xá từ ga Kép đến ga Lưu Xá: đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 56 km.
- Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả các tuyến nhánh hiện có: Bắc Hồng - Văn Điển, Phố Lu - Xuân Giao, Mai Pha - Na Dương, Diêu Trì - Quy Nhơn, Bình Thuận - Phan Thiết.
4.4.2 Quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới
- Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm: đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545 km.
- Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 129 km.
- Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng: đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông.
- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 102 km.
- Tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam - Lào (đèo Mụ Giạ): đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 103 km.
- Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn.
- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 174 km.|
- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư): khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng
128 km; trong đó, đoạn Dĩ An - Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành - Lộc Ninh đường đơn.
- Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 38 km.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Vai Trò
+Cùng với những hình thức khác khi kết hợp để trở thành vận tải đa phương thức, vận tải đường bộ đã giải quyết được nhu cầu thương mại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và những nhu cầu cơ bản của khách hàng cũng như người sử dụng nói riêng.
+Đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ đi theo được phát triển tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động.
+Sự phát triển của vận tải hàng hoá bằng đường bộ cũng là sự huy động nguồn vốn về đầu tư trong xã hội rất lớn
+Đóng góp của ngành vận tải hàng hoá đường bộ vào quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hệ thống đường bộ Việt Nam
Kết cấu hạ tầng đường bộ
-Hệ thống đường bộ Việt Nam hiện có tổng chiều dài 570.448 km, trong đó quốc lộ chiếm 24.136 km; đường cao tốc chiếm gần 1500 km; đường tỉnh chiếm 25.741 km; đường huyện chiếm 58.347 km; đường đô thị 26,953 km; đường xã 144.670 km; đường thôn xóm 181.188 km; và đường nội đồng 108.597 km Vận tải đường bộ được coi là xương sống của ngành vận tải và chuỗi cung ứng (logistics) của đất nước Mạng lưới đường giao thông hiện nay tương đối phát triển; tuy nhiên, do tình trạng ùn tắc và thiếu an toàn, tốc độ trung bình trên các tuyến quốc lộ chỉ đạt
-Phương tiện đi lại phổ biến nhất của người Việt Nam là xe máy, chiếm 85% tổng số phương tiện giao thông trên khắp đất nước Năm 2019, cả nước có 61,3 triệu xe máy, đưa Việt Nam trở thành thị trường xe máy lớn thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và IndonesiaÔ tô cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố; tính đến năm 2021, có 4,5 triệu xe ô tô đang lưu hành Theo Nikkei Asia, năm 2021, Việt Nam nằm trong nhóm 4 quốc gia đứng đầu về doanh số bán ô tô tại khu vực Đông Nam Á
-Bên cạnh phương tiện cá nhân, mạng lưới dịch vụ xe buýt trợ giá được phủ rộng khắp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội để phục vụ hành khách trong nội thành Ở tất cả các thành phố lớn, các dịch vụ xe ô tô tư nhân, xe máy ôm rất phổ biến dưới hình thức hoạt động truyền thống hoặc công nghệ (ví dụ: Grab, Gojek, Be) Ngoài ra, sau hơn 10 năm xây dựng, Việt Nam đã khai trương tuyến tàu điện cao tốc đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2021 và tuyến tàu điện đầu tiên của TP.HCM dự kiến khai trương vào năm 2023 Theo kế hoạch sẽ có 8 tuyến tàu điện tại TP.HCM và 6 tuyến tại Hà Nội Vốn ODA và sự quản lý kém hiệu là hai nguyên nhân hàng đầu gây ra sự chậm trễ trong xây dựng và vận hành các tuyến metro ở cả hai thành phố.
Mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam
-Mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay là một mạng lưới rộng lớn và phức tạp bao gồm đường cao tốc, đường cao tốc, đường phố và đường mòn Nó cho phép mọi người di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng ô tô, xe tải , xe máy và xe đạp. -Mạng lưới đường bộ được chia thành hai loại chính: đường công cộng và đường tư nhân Đường công cộng thuộc sở hữu và được bảo trì bởi chính phủ, trong khi đường tư nhân thuộc sở hữu và được bảo trì bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp. -Mạng lưới đường bộ được tài trợ bởi một loạt các nguồn, bao gồm thuế xăng, phí đăng ký phương tiện và phí cầu đường.
-Mạng lưới đường bộ rất quan trọng đối với nền kinh tế Nó cho phép vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời giúp mọi người đi làm và đi học.
*Tương lai của mạng lưới giao thông đường bộ
-Mạng lưới giao thông đường bộ đang phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm:
-Giao thông: Giao thông là một vấn đề lớn ở nhiều thành phố và thị trấn Nó có thể khiến mọi người mất thời gian để đi làm và đi học, đồng thời cũng có thể làm tăng mức độ ô nhiễm.
-Tính bền vững:Mạng lưới đường bộ là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn Cần phải tìm cách làm cho mạng lưới đường bộ bền vững hơn.
-An toàn: Mạng lưới đường bộ có thể nguy hiểm Cần phải tìm cách làm cho mạng lưới đường bộ an toàn hơn cho người lái xe, người đi xe đạp và người đi bộ.
Có một số cách để giải quyết những thách thức này, bao gồm:
-Giao thông công cộng:Giao thông công cộng có thể giúp giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm.
-Xe tự lái: Xe tự lái có thể giúp giảm tắc nghẽn giao thông và tai nạn.
-Xe điện: Xe điện có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính.
Hạ tầng dành cho xe đạp và người đi bộ góp phần làm cho mạng lưới đường bộ an toàn hơn cho những đối tượng này.
-Mạng lưới đường bộ là một phần thiết yếu của nền kinh tế Bằng cách giải quyết những thách thức mà mạng lưới đường bộ đang phải đối mặt, chúng ta có thể đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta trong nhiều năm tới.
Các tuyến quốc lộ chính ở Việt Nam
Tuyến quốc lộ Tuyến đường
Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh - Hà Tĩnh - Đồng Hới - Đông Hà - Huế - Đà Nẵng
- Tam Kỳ - Quảng Ngãi - Qui Nhơn - Tuy Hòa - Ninh Hòa - Nha Trang - Cam Ranh - Phan Rang - Phan Thiết - Biên Hoà - Tp Hồ Chí Minh - Tân An - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Năm Căn
1B Thái Nguyên - Đình Cả - Bắc Sơn - Đồng Đăng (Lạng Sơn)
2 Phù Lỗ (Hà Nội) - Phúc Yên - Vĩnh Yên - Việt Trì - Tuyên Quang -
3 Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Quảng Yên - Tà Lùng 4A Lạng Sơn - Na Sầm - Thất Khê - Đông Khê - Cao Bằng
4B Lạng Sơn - Đình Lập - Tiên Yên (Quảng Ninh)
4C Hà Giang - Tam Sơn (Quản Bạ) - Yên Minh - Đồng Văn
4D Mường Lay - Phong Thổ - Lai Châu - Tam Đường - Sa Pa - Lào Cai -
5 Hà Nội - Mỹ Hào (Hưng Yên) - Hải Dương - Hải Phòng
6 Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình - Mai Châu - Mộc Châu - Sơn La - Tuần Giáo (Điện Biên)
7 Diễn Châu - Đô Lương - Anh Sơn - Con Cuông - Hòa Bình - Mường Xén - Cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An)
8 Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cửa khẩu Kẹo Nưa (Hà Tĩnh)
10 Yên Hưng (Quảng Ninh) - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Phát Diệm - Nga Sơn - Hậu Lộc - Hoằng Hóa (Thanh Hóa)
12 Điện Biên Phủ - Phong Thổ (Lai Châu)
13 Tp Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Mỹ Phước - Bình Long - Lộc Ninh (Bình Phước)
14 Đa Krông (Quảng Trị) - A Lưới (Huế) - Prao - Thạnh Mỹ - Khâm Đức (Quảng Nam) - Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Bình Phước
14B Đà Nẵng - Thạnh Mỹ (Quảng Nam)
14C Plei Kần (Kon Tum) - Sa Thầy - Đức Cơ - Chư Prông (Gia Lai) - Ea Súp - Buôn Đôn (Đắk Lắk) - Đắk Mil (Đắk Nông)
Mai Châu (Hòa Bình) - Quan Hóa - Lang Chánh - Yên Cát (Thanh Hóa) - Thái Hòa - Tân Kỳ - Đô Lương - Nam Đàn (Nghệ An) - Hương Khê (Hà Tĩnh) - Lệ Thủy (Quảng Bình) - Cam Lộ (Quảng Trị)
18 Bắc Ninh - Chí Linh - Uông Bí - Hạ Long
20 Đà Lạt - Di Linh - Bảo Lộc - Định Quán - Thống Nhất (Đồng Nai)
21 Sơn Tây (Hà Tây) - Lạc Thủy (Hòa Bình) - Phủ Lý - Nam Định
22 Tp Hồ Chí Minh - Thị trấn Củ Chi - Trảng Bàng - Gò Dầu - Cửa khẩu Mộc Bài
23 Đông Anh (Hà Nội) - Mê Linh (Vĩnh Phúc)
24 Đức Phổ (Quảng Ngãi) - Kon Tum
25 Tuy Hòa (Phú Yên) - Chư Sê (Gia Lai)
26 Ninh Hòa (Khánh Hòa) - Buôn Ma Thuột
27 Phan Rang Tháp Chàm - Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà (Lâm Đồng) - Lắk - Buôn Ma Thuột
28 Gia Nghĩa - Di Linh - Phan Thiết
30 Cái Bè (Tiền Giang) - H.Cao Lãnh - TX.Cao Lãnh (Đồng Tháp)
31 Lục Nam (Bắc Giang) - Đình Lập (Lạng Sơn)
32 Hà Nội - Sơn Tây - Phú Thọ - Nghĩa Lộ - Mù Căng Chải - Than Uyên
37 Yên Bái - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang) - Sao Đỏ, Chí Linh (Hải Dương)
38 Bắc Ninh - Kẻ Sặt (Hải Dương) - Hưng Yên - Đồng Văn (Hà Nam)
39 Hưng Yên - Đông Hưng (Thái Bình)
45 Nho Quan (Ninh Bình) - Thanh Hóa
46 Đô Lương - Thanh Chương - Nam Đàn - Hưng Nguyên - Vinh (Nghệ An)
47 Sầm Sơn - Thanh Hóa - Triệu Sơn - Xã Xuân Phú (H.Thọ Xuân)
48 Kim Sơn - Quỳ Châu - Thái Hòa - Diễn Châu (Nghệ An)
49 A Lưới - Thuận An (Thừa Thiên Huế)
50 Hồ Chí Minh - Cần Đước (Long An) - Mỹ Tho
53 Vĩnh Long - Vũng Liêm - Càng Long (Trà Vinh)
54 Trà Vinh - Trà Ôn, Bình Minh (Vĩnh Long) - Lai Vung (Đồng Tháp)
55 Bà Rịa - Hàm Tân (Bình Thuận)
56 Bà Rịa - Long Khánh (Đồng Nai)
57 Long Hổ (Vĩnh Long) - Chợ Lách (Bến Tre) - Mỏ Cầy - Thạnh Phú
60 Mỹ Tho - Bến Tre - Châu Thành, Tiểu Cần (Trà Vinh)
61 Chơn Thành (Kiên Giang) - Vị Thanh (Hậu Giang)
62 Tân An - Thạnh Hóa - Tân Thạnh - Mộc Hóa - Vĩnh Hưng (Long An)
63 Cà Mau - Vĩnh Thuận - An Biên - Châu Thành - Rạch Giá
70 Phố Ràng (Lào Cai) - Yên Bình (Yên Bái) - Đoan Hùng (Phú Thọ)
80 Vĩnh Long - Sa Đéc - Thốt Nốt - Rạch Giá
91 Cần Thơ - Long Xuyên - TX Châu Đốc - Tịnh Biên
Đánh giá hệ thống đường bộ Việt Nam
+Mạng lưới rộng khắp: Hệ thống đường bộ Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, với tổng chiều dài hơn 570.000 km, bao gồm đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã và đường nội đồng Mạng lưới này kết nối hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải và phát triển kinh tế - xã hội.
+Chính phủ Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ vào phát triển hệ thống đường bộ, với nhiều dự án nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới đường cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ được triển khai Nhờ vậy, chất lượng đường bộ ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân.
+Hệ thống đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam Hệ thống này giúp vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, kết nối các khu vực sản xuất, tiêu thụ, góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và thu hút đầu tư.
+Tình trạng Tắc nghẽn giao thông là vấn đề phổ biến ở nhiều thành phố lớn như
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực tập trung dân cư đông đúc Tình trạng này gây lãng phí thời gian, tăng chi phí vận tải và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
+Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam, với số người chết và bị thương cao Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức người tham gia giao thông chưa cao, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu, và công tác quản lý còn lỏng lẻo.
Chất lượng đường bộ giữa các khu vực vẫn còn rất khác biệt, với các tuyến đường tại trung tâm thành phố được đầu tư tốt hơn đáng kể so với các tuyến đường tại vùng nông thôn và miền núi.
+ Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao do tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế Hệ thống đường bộ hiện tại đang dần quá tải, đặc biệt là ở các khu vực thành phố lớn.
+Tiếp đến là biến đổi khí hậu đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đường bộ, như sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp thích ứng và nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống đường bộ.
+Vấn đề kế tiếp là Nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống đường bộ còn hạn chế so với nhu cầu thực tế Cần phải huy động thêm các nguồn vốn từ xã hội hóa và hợp tác quốc tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho hệ thống đường bộ.
Những thách thức giao thông này đòi hỏi sự vào cuộc của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng Sự chung tay, hợp tác giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề nêu trên Bên cạnh đó, đầu tư vào hệ thống giao thông nhanh, nâng cao nhận thức cộng đồng và tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo là những bước tiến quan trọng đưa chúng ta đến tương lai giao thông bền vững.
+ Tăng cường đầu tư vào phát triển hệ thống đường bộ, tập trung vào các khu vực có nhu cầu cao và các tuyến đường trọng điểm.
+Cải thiện công tác quản lý giao thông, tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người tham gia giao thông, xử lý nghiêm các vi phạm.
+Áp dụng khoa học công nghệ vào xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống đường bộ, như hệ thống thông tin giao thông, hệ thống giám sát giao thông.
+Phát triển giao thông công cộng để giảm tải cho hệ thống đường bộ, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng
Thực trạng của vận tải đường bộ năm 2022-2023
Vận tải bằng đường bộ có những ưu điểm,nhược điểm gì so với hình thức vận tải khác
+Khả năng vận chuyển hàng hóa đến mọi địa điểm, kể cả những nơi hẻo lánh, khó tiếp cận bằng các phương tiện khác.
+Dễ dàng điều chỉnh lịch trình và tuyến đường vận chuyển theo nhu cầu khách hàng.
+ Phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ hàng hóa nhỏ lẻ đến hàng hóa cồng kềnh, nguy hiểm.
+Thời gian vận chuyển nhanh chóng, đặc biệt là trong cự ly ngắn
Chi phí vận chuyển tương đối thấp so với các phương tiện khác, đặc biệt là khi vận chuyển hàng hóa số lượng lớn.
+Ít rủi ro hư hỏng hàng hóa do được vận chuyển trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đến.
+Thủ tục đơn giản, dễ dàng.
+Có thể theo dõi và giám sát hành trình vận chuyển dễ dàng.
+Dễ dàng kết hợp với các phương tiện vận tải khác để tạo thành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
+Ngoài ra, vận tải đường bộ còn có một số lợi thế khác như:
+Hạ tầng giao thông phát triển: Mạng lưới giao thông đường bộ ngày càng được phát triển và mở rộng, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
+Ngành công nghiệp xe tải phát triển: Ngành công nghiệp xe tải ngày càng phát triển với nhiều loại xe tải khác nhau, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.
+Nhân lực dồi dào:Nguồn nhân lực cho vận tải đường bộ tương đối dồi dào và dễ tìm kiếm.
Tuy nhiên, vận tải đường bộ cũng có một số nhược điểm như:
Gây ô nhiễm môi trường: Xe tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính và bụi mịn chính.
Gây tắc nghẽn giao thông: Việc gia tăng số lượng xe tải trên đường phố có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Tai nạn giao thông:Vận tải đường bộ có tỷ lệ tai nạn giao thông cao hơn so với các phương tiện vận tải khác.
Cách thức vận chuyển hàng hóa,hành khách bằng đường bộ
+Cách thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình vận chuyển hàng hóa là một chuỗi các bước và hoạt động để giao hàng từ nơi sản xuất đến điểm đến do khách hàng yêu cầu Quy trình này bao gồm vận chuyển, đóng gói, xử lý và quản lý thông tin liên quan đến lô hàng Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo hàng hóa được giao đúng người, đúng thời điểm và trong tình trạng hoàn chỉnh.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là lựa chọn phổ biến, đặc biệt là đối với hàng hóa trong nước Phương thức này sử dụng xe tải, xe container để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến thông qua các tuyến đường bộ Vận chuyển đường bộ linh hoạt, có thể vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, trọng lượng cao đến cả những khu vực khó tiếp cận Tuy nhiên, tốc độ vận chuyển có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng đường sá và thời tiết.
-Để quản lý tốt các khâu trong quy trình giao nhận vận chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về công việc của từng giai đoạn để đo lường và kiểm soát cho tốt, bao gồm:
-Bước 1: Đặt hàng vận chuyển:
+ Doanh nghiệp liên hệ với đơn vị vận chuyển để đặt hàng.
+ Cung cấp thông tin về hàng hóa, địa chỉ gửi và nhận hàng hoá.
-Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa:
+ Doanh nghiệp đóng gói hàng hóa đúng quy cách với từng hình thức vận chuyển. + Lập hồ sơ hải quan (nếu cần).
-Bước 3: Giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển:
+ Doanh nghiệp tiến hành giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển.
+ Kiểm tra lại thông tin vận chuyển trên bill vận chuyển hoặc hệ thống.
-Bước 4: Vận chuyển hàng hóa: Đơn vị vận chuyển vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận
-Bước 5: Giao hàng hóa cho người nhận: Người nhận nhận hàng hóa và thanh toán cước vận chuyển
Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa
-Đóng gói hàng hóa cẩn thận: Trước khi hàng hóa được vận chuyển, doanh nghiệp nên đảm bảo hàng hóa đã được đóng gói kỹ càng và đúng cách, nhằm hạn chế tình trạng hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Đối với những lô hàng có giá trị cao và dễ hư hỏng, việc mua bảo hiểm hàng hóa là điều vô cùng quan trọng Bảo hiểm này giúp doanh nghiệp bảo vệ tối đa quyền lợi của mình trong quá trình vận chuyển Bởi nếu xảy ra sự cố, doanh nghiệp sẽ được đền bù, tránh những tổn thất đáng tiếc.
-Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín: Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín không những sẽ đảm bảo hàng hóa đến địa điểm nhận hàng theo đúng thời gian đã hẹn mà còn tránh được những sự cố không đáng có.
Cách thức hoạt động của vận chuyển của hàng khách bằng đường bộ:
Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
-Vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
Vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng cố định và hoạt động theo biểu đồ thời gian đã định sẵn, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên các tuyến đường cố định Ngược lại, vận tải hành khách bằng xe taxi mang tính linh hoạt cao hơn khi hành khách có thể yêu cầu lịch trình và hành trình cụ thể Phương thức này sử dụng đồng hồ tính tiền để xác định cước phí dựa trên thời gian và quãng đường di chuyển.
-Vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
-Vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
THỰC TRẠNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Số liệu thực trạng về phương tiện
Ngày 19-9, Sở Giao thông vận tải TP.HCM và Trường đại học Bách khoa TP.HCM đã tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp thu thập và phân tích dữ liệu lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có hệ thống giao thông thông minh
Hội nghị có sự tham gia của các cục, vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải, các trường đại học và sở giao thông vận tải các địa phương như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Hà Nội Ông Đoàn Văn Tấn - giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP
- cho hay hiện TP đang quản lý 9 triệu phương tiện gồm 7,8 triệu xe máy và 865.000 ô tô Dân số cùng lượng xe đang tăng tạo áp lực cho giao thông rất lớn Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mỗi năm Thủ đô tăng 390.000 phương tiện; mỗi tháng tăng 32.750 phương tiện; mỗi ngày tăng 1.100 phương tiện các loại… Hiện nay, Hà Nội có trên 7.860 nghìn phương tiện các loại Trong đó, ô tô là trên 1.073.000; xe máy, mô tô các loại 6.602.000; xe máy điện 184/471 phương tiện. Qua theo dõi cho thấy, mỗi năm Hà Nội tăng 390.000 phương tiện; mỗi tháng tăng 32.750 phương tiện; mỗi ngày tăng 1.100 phương tiện các loại.
Tính đến năm 2023 tổng cả nước Ô tô:Tổng số: 4,8 triệu Ô tô con: 2,5 triệu
Xe máy:Tổng số: hơn 70 triệu
Xe buýt:Tổng số: hơn 150.000
Xe khách:Tổng số: hơn 150.000
Số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh:Trung bình 10-15%/năm
Gây áp lực lên hạ tầng giao thông và môi trường.
Chất lượng phương tiện:Nhiều phương tiện đã cũ, xuống cấp
Gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông.
Tình trạng an toàn giao thông:Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Việt Nam
Hơn 10.000 người chết mỗi năm do tai nạn giao thông.
Phát triển giao thông công cộng:Tăng cường đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng
Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.
Kiểm soát số lượng phương tiện cá nhân:Áp dụng các biện pháp thu phí, hạn chế đăng ký xe mới
Khuyến khích sử dụng xe điện, xe tiết kiệm nhiên liệu.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông:Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông Xử lý nghiêm các vi phạm luật giao thông.
Số liệu thực trạng về những tổ chức có liên quan
-1 Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
Tổng chiều dài đường bộ: hơn 222.000 km
Mật độ đường bộ: 2,8 km/1.000 km²
Số lượng phương tiện giao thông:Ô tô: 4,8 triệu
Tình trạng tai nạn giao thông:Hơn 10.000 người chết mỗi năm
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất thế giới: 23,7 người chết/100.000 người
Tài trợ cho các dự án phát triển giao thông tại Việt Nam:Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A: 600 triệu USD
Dự án phát triển giao thông nông thôn: 200 triệu USD
-3 Tổ chức Y tế Thế giới:
Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em và thanh thiếu niên: 15-29 tuổi
Khuyến cáo các biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông:Sử dụng mũ bảo hiểm Tuân thủ luật giao thông
Không lái xe khi đã sử dụng rượu bia
-4 Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA):
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay bận rộn nhất Việt Nam: hơn 40 triệu hành khách mỗi năm
Dự báo lượng hành khách qua các sân bay Việt Nam sẽ tăng gấp đôi vào năm
-5 Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA):
Doanh số bán ô tô tại Việt Nam năm 2023: 400.000 xe
Dự báo doanh số bán ô tô tại Việt Nam năm 2024: 450.000 xe|
Năm 2023, Cục Đường bộ Việt Nam được giao gần 12.000 tỷ đồng để thực hiện công tác bảo trì quốc lộ Đến ngày 19/12, nghiệm thu hoàn thành gần 9.600 tỷ đồng, đạt hơn 79%, giải ngân hơn 10.100 tỷ đồng, đạt 84%, đảm bảo giải ngân 100% dự toán chi năm 2023.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Những vấn đề thực tế liên quan đến vận tải đường bộ tại Việt Nam
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là một trong những mắc xích quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động lưu thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đưa sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng
+1 Hạ tầng giao thông: Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội:Hệ thống đường bộ còn nhiều tuyến đường xuống cấp, quá tải Mật độ đường bộ thấp so với các nước trong khu vực Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng Đặc biệt là ở các thành phố lớn Gây lãng phí thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến môi trường.
+2 Vấn đề an toàn giao thông: Tình trạng tai nạn giao thông đường bộ còn cao:Hơn 10.000 người chết mỗi năm Nguyên nhân chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông, chất lượng phương tiện và hạ tầng giao thông.
+3 Vấn đề môi trường: Ngành vận tải đường bộ là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất:Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+4 Vấn đề quản lý: Công tác quản lý vận tải đường bộ còn nhiều bất cập:Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm minh Hệ thống thống kê, giám sát chưa đầy đủ.+5 Vấn đề cạnh tranh: Ngành vận tải đường bộ có sự cạnh tranh không lành mạnh:Cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành.
+6 Chi phí hoạt động Các công ty vận tải đường bộ có thể phải đối mặt với những thách thức tài chính do chi phí vận hành tăng cao, chẳng hạn như giá nhiên liệu và phí bảo hiểm, cũng như giá cước vận chuyển giảm và cạnh tranh gia tăng Chi phí hoạt động cao hơn có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận, trong khi tỷ lệ giảm có thể khiến các công ty khó kiếm đủ doanh thu để trang trải chi phí Sự cạnh tranh từ các hãng vận tải đường bộ khác cũng có thể gây khó khăn cho các công ty trong việc kinh doanh và duy trì lợi nhuận.
+7 Hiện trạng nền kinh tế và khủng hoảng chuỗi cung ứng Kể từ đại dịch, nhiều ngành công nghiệp đã phải đối mặt với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và khả năng xảy ra suy thoái sắp xảy ra Một số vấn đề cụ thể mà ngành vận tải đường bộ đã và sẽ tiếp tục giải quyết bao gồm giá dầu diesel cao kỷ lục, tình trạng thiếu thiết bị và phụ tùng cũng như áp lực lương do lạm phát Mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ kéo dài đến năm 2024 và ảnh hưởng đến ngành vận tải đường bộ.
+8 Bãi đậu xe tải an toàn Mặc dù đối với công chúng, đây có vẻ chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng việc thiếu chỗ đậu xe đã là một vấn đề nhất quán trong ngành Nếu người lái xe không tìm được chỗ đậu xe, họ có nguy cơ vi phạm quy định về giờ ngừng nghỉ Dừng đỗ các bến đỗ không an toàn dẫn đến nguy hiểm như mất an toàn giao thông cũng như rủi ro về mất cắp hàng hóa.
+9 Giữ chân tài xế Ngành vận tải đường bộ đã phải đối mặt với tình trạng thiếu tài xế trong nhiều năm nhưng một vấn đề khác ngày càng phổ biến là giữ chân tài xế. Việc thiếu lương và phúc lợi hấp dẫn, ca làm việc dài và lái xe xa hơn đang khiến những người lái xe hiện tại phải tìm việc làm mới Các công ty vận tải đường bộ có thể gặp khó khăn trong việc thuê và giữ chân tài xế do những yếu tố này.
+10.Bảo trì thiết bị Các công ty vận tải đường bộ sẽ luôn phải đối mặt với những thách thức về bảo trì như sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng Nhưng việc thiếu kỹ thuật viên hoặc khó tìm được các bộ phận cần thiết đã khiến việc này trở nên khó khăn hơn Các công ty vận tải đường bộ không còn khả năng bảo trì một thiết bị nào đó có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc tìm nguồn cung ứng thiết bị mới, chẳng hạn như xe tải và xe moóc, do sự chậm trễ trong sản xuất và gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và những thách thức kinh tế hiện tại gây ra.
+11 An toàn/Tránh rủi ro cho người lái xe Mặc dù tài xế xe tải có thể kiếm được nhiều tiền hơn mức trung bình toàn quốc nhưng mức lương có thể không bù đắp được cho nhiều yếu tố khác mà công việc đòi hỏi Tài xế xe tải phải làm việc nhiều giờ, xa nhà nhiều đêm; một lối sống có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng gia tăng Ngoài những thách thức về thể chất, việc dành nhiều giờ lái xe, họ thường tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm trên đường , Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động 2012 thời gian làm việc lái xe mới đã giúp giảm thiểu một số vấn đề mà tài xế xe tải gặp phải trong quá khứ Thời gian nghỉ giải lao mới 30 phút và cung cấp giường ngủ đã giúp nâng cao độ an toàn cho người lái xe Các doanh nghiệp vận tải phải thường xuyên tổ chức đào tạo hướng dẫn cách lái xe an toàn cách xử lý tình huống cho lái xe trên đường, cũng như các phương án giao nhận hàng hóa đảm bảo an toàn trách rủi ro hàng hóa.
+12 Xây dựng thương hiệu Với sự cạnh tranh ngày càng tăng và áp lực kinh tế bên ngoài, các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể sẽ trở nên cụ thể hơn khi lựa chọn hợp tác hoặc mua hàng từ ai Nếu không có thương hiệu chiến lược và nhất quán, nhiều công ty vận tải đường bộ sẽ thấy rằng người tiêu dùng cuối cùng sẽ ít trung thành hơn Những công ty nỗ lực đưa ra câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp công ty của họ nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
+13 Tuân thủ các quy định an toàn Các công ty vận tải đường bộ có thể phải điều chỉnh các quy định mới hoặc thay đổi, chẳng hạn như các quy định liên quan đến khí thải, giờ phục vụ và các tiêu chuẩn an toàn khác Các quy định này có thể phức tạp và có thể yêu cầu các công ty thực hiện các thay đổi trong hoạt động hoặc thiết bị của họ để tuân thủ Việc không tuân thủ các quy định có thể bị phạt tiền hoặc các hình phạt khác, vì vậy điều quan trọng là các công ty phải nhận thức và tuân thủ các quy định này.
Hệ thống phát triển hệ thống đường bộ Việt Nam
+Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức vận tải đường bộ
Nhằm nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ, báo cáo đề xuất xây dựng các trung tâm giao nhận đô thị tại Hà Nội và TP HCM để giao nhận và vận chuyển hàng hóa; lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và vận chuyển đa phương thức để phân chia luồng vận tải hành khách và hàng hóa Để tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí logistics, cần nghiên cứu sáp nhập các công ty kinh doanh vận tải quy mô nhỏ thành DN lớn hơn; sử dụng xe có trọng tải phù hợp cho từng tuyến vận tải cụ thể; giảm các chi phí không chính thức… Đầu tư vào cơ sở hạ tầng có chất lượng và mạng đa phương thức
Do khả năng kết nối đường bộ tương đối thấp, 50 đến 60% lượng xe tải phục vụ các cảng chính của Việt Nam có quy mô nhỏ hoặc trung bình Điều này đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn xe tải để vận chuyển hàng hóa, gây tắc nghẽn giao thông và chậm trễ Trong khi đó, tiềm năng của vận tải biển và đường thủy nội địa vẫn chưa được khai thác đúng mức, mặc dù Việt Nam tự hào có đường bờ biển dài khoảng 3.200 km và 19.000 km đường thủy nội địa Các phương án chính sách được đề xuất bao gồm:
Giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực xung quanh cảng bằng cách nâng năng lực vận tải của mạng lưới đường tiếp cận vào cảng
Tăng cường cơ sở hạ tầng và dịch vụ đường thủy nội địa Các tàu phổ biến hiện đang hoạt động tại Việt Nam chỉ có tải trọng từ 100 đến 300 tấn Khi tăng công suất, các tuyến đường thủy nội địa của Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn các xà lan vài nghìn tấn và vận tải một tỷ lệ vận chuyển hàng hóa lớn hơn nhiều
Thúc đẩy vận tải ven biển trên tuyến đường Bắc-Nam, mà hiện vẫn do xe tải chi phối
Phát triển các trung tâm logistics tích hợp hơn, và trung tâm tập kết hàng hoá nội đô gần các khu vực đô thị lớn, nhờ đó giảm tình trạng xe tải bỏ qua các điểm tập kết hàng hoá do thiếu dịch vụ giá trị gia tăng thuận tiện
Nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ trên các tuyến đường vận tải liên tỉnh quan trọng như được xác định trong báo cáo.
Từ những con đường gập ghềnh đến những chuyến đi suôn sẻ
Hầu hết các tài xế xe tải chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề như tai nạn, dừng xe không cần thiết và tắc nghẽn Nhiều người tránh những tuyến đường thu phí để không phải chờ đợi lâu tại các trạm thu phí thủ công Các phương án chính sách bao gồm:
Ra mắt một ứng dụng di động giúp lái xe báo cáo và giải quyết các vấn đề theo thời gian thực
Triển khai hệ thống thu phí tự động dọc theo các tuyến đường chính, giúp loại bỏ các điểm dừng không cần thiết và tiết kiệm tới 160 triệu đô la mỗi năm
Việc kết hợp các can thiệp này có tiềm năng thúc đẩy dịch vụ logistics của Việt Nam rẻ hơn, xanh hơn, hiệu quả hơn, qua đó củng cố chuỗi cung ứng và hỗ trợ tăng trưởng thương mại Mục tiêu cốt lõi không chỉ là tính bền vững của ngành vận tải mà còn giúp Việt Nam khai thác tối đa tiềm năng kinh tế, tạo nền tảng cho sự thành công lâu dài trong tương lai.
=> giải pháp ttính hiệu quảt khó khăn nào khi thực hiện tkhắc phục khó khăn đót lợi ích từ những mục đích li
+Dự thảo quy hoạch và mạng lưới đường bộ thời kì 2021-2030
Tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng đường quốc lộ, đường cao tốc (bao gồm các đường cao tốc vành đai đô thị), có xét đến định hướng phát triển đồng bộ với giao thông địa phương; được lập cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các yêu cầu nội dung quy hoạch bao gồm:
1 Phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới đường bộ.
2 Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới đường bộ.
3 Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới đường bộ: Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa mạng lưới đường bộ trong nước và quốc tế; Đánh giá sự liên kết giữa mạng lưới đường bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi vùng lãnh thổ; Đánh giá về liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh trong phát triển mạng lưới đường bộ.
4 X ác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với việc phát triển mạng lưới đường bộ trong kỳ quy hoạch, những cơ hội và thách thức: Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành đường bộ, gồm nhu cầu vận tải, phương thức vận tải, ứng dụng công nghệ và phương tiện mới trong lĩnh vực đường bộ; Phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức phát triển mạng lưới đường bộ trong thời kỳ quy hoạch; Phân tích, đánh giá cơ hội, thách thức phát triển mạng lưới đường bộ.
5 Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới đường bộ.
6 Phương án phát triển mạng lưới đường bộ: Định hướng phân bố không gian phát triển mạng lưới đường bộ xác định quy mô, mạng lưới đường, định hướng kết nối tới các lĩnh vực GTVT khác, đến các đầu mối giao thông quan trọng (cảng hàng không, ga đường sắt, cảng biển, cảng đường thủy nội địa ; Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng và các chi tiêu kinh tế, kỹ thuật,công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các tuyến đường quan trọng trong mạng lưới đường bộ; Định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới đường bộ trong nước và quốc tế, kết nối với hệ thống đô thị và nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác; Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí hậu.
7 Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8 Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện: Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ trong thời kỳ quy hoạch; Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9 Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch: Giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ; Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển; Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền; Giải pháp về hợp tác quốc tế; Giải pháp về huy động và phân bố vốn đầu tư; Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động; Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10 Yêu cầu về hồ sơ quy hoạch: Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đồng thời, Quyết định này quy định cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Giao thông vận tải; Cơ quan lập quy hoạch: Do Bộ Giao thông vận tải quyết định; Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: Lựa chọn theo quy định của pháp luật.