TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT SẤY
Khái niệm về sấy
Hạt và các sản phẩm nông nghiệp trước khi nhập kho bảo quản đều phải có độ ẩm ở mức độ an toàn Điều kiện thích hợp của độ ẩm để bảo quản hạt là ở giới hạn từ 12%-14% Phần lớn hạt thu hoạch về có độ ẩm cao hơn, trong điều kiện những mùa mưa độ ẩm của khí quyển cao nên sự thoát hơi nước tự nhiên của hạt chậm lại Với độ ẩm của hạt lớn hơn 14% thì hoạt động sống tăng, hô hấp mạnh, lô hạt bị ẩm và nóng thêm Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng, lô hạt tự bốc nóng và làm cho hạt bị hỏng Để tránh hiện tượng trên ta phải đảm bảo độ ẩm của hạt xuống khoảng 14% Do đó, đối với một nước nông nghiệp nhiệt đới khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như nước ta thì sấy là một phương pháp rất quan trọng.
Hạt ẩm ảnh hưởng không tốt đến kĩ thuật xay xát Sản lượng bột giảm, chi phí năng lượng tăng lên, bột dính vào máy chế biến và làm máy nhanh bị hỏng; hạt thu được và sản phẩm chế biến từ hạt sẽ bảo quản khó và chỉ tiêu phẩm chất sẽ thấp Ở những hạt đã sấy hay phơi khô thì quá trình thủy phân chất béo thực hiện chậm, hiện tượng đắng của hạt và sản phẩm chế biến giảm, côn trùng sâu mọt sẽ bị tiêu diệt.
Việc sấy khô hạt nông sản giúp phục hồi tính chất kỹ thuật của hạt bị bốc nóng ban đầu do quá trình phơi giúp hạt trở lại trạng thái bình thường Đối với hạt tươi chưa chín hoàn toàn, quá trình sấy giúp rút ngắn thời gian chín sinh lý, cải thiện các tính chất kỹ thuật cần thiết Tuy nhiên, sấy khô là một công đoạn phức tạp, đòi hỏi phải đảm bảo giữ nguyên bản chất của sản phẩm, duy trì chất lượng và giữ cho sản phẩm ở trạng thái tốt nhất.
Quá trình sấy là quá trình làm khô một vật thẻ bằng phương pháp bay hơi. Đối tượng của quá trình sấy là các vật ẩm là những vật thể có chứa một lượng chất lỏng nhất định Chất lỏng chứa trong vật ẩm thường là nước Một số ít vật ẩm chứa chất lỏng khác là dung môi hữu cơ, ví dụ: sơn vecni,… Qua định nghĩa ta thấy quá trình sấy yêu cầu tác động cơ bản đến vật ẩm là:
- Cấp nhiệt cho vật ẩm làm cho ẩm trong vật tỏa hơi.
- Lấy hơi ẩm ra khỏi vật và thải vào môi trường. Ở đây quá trình hóa hơi ẩm lỏng trong vật là bay hơi nên có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Bản chất đặc trưng của quá trình sấy
Sấy là một quá trình tách ẩm ra khỏi sản phẩm (hoặc chuyển nước trong sản phẩm sang thể hơi) Quá trình này được thực hiện do sự chênh lệch áp suất của hơi nước ở môi trường xung quanh (Pxq) và trên bề mặt sản phẩm (Psp) Để làm cho lượng ẩm trên bề mặt sản phẩm bay hơi cần có điều kiện Psp>Pxq=∆P Trị số ∆P càng lớn thì độ ẩm chuyển ra môi trường xung quanh càng mạnh Psp phụ thuộc vào nhiệt độ sấy, độ ẩm ban đầu của vật liệu sấy và phụ thuộc vào tính chất liên kết của nước với sản phẩm.
Độ thoát ẩm trên bề mặt gia tăng khi nhiệt độ, tốc độ luồng không khí tăng; độ ẩm tương đối, áp suất không khí giảm Độ ẩm thoát ra trên bề mặt dẫn đến hiện tượng khuếch tán bên trong Đây là hệ quả của sự mất cân bằng nội tại sản phẩm do sự thay đổi nhiệt độ, phân bố nước không đều Trong sản phẩm, hạt, nước vận chuyển từ nơi ẩm cao đến ẩm thấp Sự chênh lệch độ ẩm giữa các phần tử trong hạt gây ra hiện tượng khuếch tán bên trong trong quá trình sấy Sự phân bố nhiệt độ không đồng đều giữa các điểm hạt thúc đẩy sự vận chuyển ẩm từ vị trí nhiệt độ cao đến vị trí nhiệt độ thấp.
Quá trình sấy có thể được xúc tiến nhanh hơn nhờ sự tăng nhiệt độ không khí hoặc nhiệt độ của hỗn hợp không khí và khói lò (t), giảm độ ẩm tương đối của không khí ( φ), tăng vận tốc không khí (v) và nhờ sự giảm áp suất không khí trong môi trường (B) Trong quá trình sấy, càng về sau hơi nước của môi trường xung quanh càng nhiều, tức là áp suất Pxq cành tăng và độ ẩm của sản phẩm càng giảm đến một lúc nào đó sẽ đạt được trị số cân bằng Khi đó Pxq=Psp và độ ẩm đó được gọi là độ ẩm cân bằng Tại độ ẩm cân bằng thì ∆P=0, quá trình sấy ngừng lại. Đối với thóc, ẩm hiện diện ở hai nơi: ở bề mặt hạt (ẩm bề mặt) và ở nhân hạt (ẩm bên trong) Ẩm bề mặt sẽ nhanh chóng bay hơi khi hạt được tiếp xúc với không khí nóng thổi qua nó, còn ẩm bên trong nhân hạt sẽ bay hơi chậm hơn bởi vì đầu tiên nó phải di chuyển từ nhân hạt ra bề mặt hạt và kết quả là ẩm bề mặt và ẩm bên trong sẽ bay hơi với tốc độ khác nhau Kết quả của sự chênh lệch này là tốc độ sấy và hàm lượng ẩm được lấy đi sẽ giảm trong quá trình sấy Đối với hầu hết các loại máy sấy hạt,tốc độ sấy thường nằm trong khoảng 0.5%/h -1%/h Hàm lượng ẩm của hạt sau mỗi lần qua máy sấy có thể giảm từ 2-4% phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu của hạt, nhiệt độ sấy và tốc độ tác nhân sấy.
VẬT LIỆU SẤY VÀ TÁC NHÂN SẤY
Cấu tạo hạt lúa
- Mày lúa: trong quá trình sấy và bảo quản, mày lúa rụng ra làm tăng lượng tạp chất và bụi trong khối hạt.
- Vỏ trấu: bảo vệ hạt gạo, chống các ảnh hưởng của môi trường và sự phá hoại của sinh vật, nấm mốc.
- Vỏ hạt: bao bọc nội nhũ, thành phần cấu tạo chủ yếu là lipit và protein.
- Vội nhũ: là thành phần chính của hạt lúa, chứa 90% là gluxit.
- Phôi: nằm ở góc dưới nội nhũ, có nhiệm vụ biến các chất dinh dưỡng trong nội nhũ để nuôi mầm khi hạt lúa nảy mầm
Hình 2-1: Cấu tạo của hạt lúa
Hình 2-2: Hình ảnh minh hoạ
Thành phần hóa học của hạt thóc gồm chủ yếu là tinh bột, protein, xenlulose.
Ngoài ra trong hạt lúa còn chứa một số chất khác với hàm lượng ít hơn so với 3 thành phần kể trên như: đường, tro, chất béo, sinh tố Thành phần hóa học của hạt lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, đất đai trồng trọt, khí hậu và chế độ chăm sóc.
Cùng chung điều kiện trồng trọt và sinh trưởng.
Bảng 2-1: Các thành phần hóa học của hạt lúa:
Nước Gluxit Protit Lipit Xenlulo Tro Vitamin B1
13% 64,03% 6,69% 2,1% 8,78% 5,36% 5,36% Ở Việt Nam, lúa gạo là nguồn lương thực chính không thể thiếu trong đời sống con người Lúa còn là nguyên liệu để sản xuất tinh bột, sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm Lúa cũng được dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về lương gạo xuất khẩu trên thế giới, và tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới Đây là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước.
Các đặc tính chung của khối thóc
a Tính tan rời: là đặc tính khi đổ thóc từ trên độ cao (h) xuống mặt phẳng nằm ngang, lúa tự dịch chuyển để tạo thành khối có dạng chóp nón Góc tạo thành bởi đường sinh với mặt phẳng đáy nằm ngang của hình chóp gọi là góc nghỉ hay góc nghiêng tự nhiên của khối hạt Về trị số thì góc nghỉ tự nhiên bằng góc ma sát giữa hạt với hạt nên còn gọi là góc ma sát trong, kí hiệu (φ1) Dựa vào độ tan rời này để xác định sơ bộ chất lượng và sự thay đổi chất lượng lúa trong quá trình sấy và bảo quản. Đối với thóc, góc nghỉ khoảng từ 32-40 o Nếu ta để hạt trên một mặt phẳng và bắt đầu nghiêng mặt phẳng này cho tới khi hạt bắt đầu trượt thì góc giới hạn giữa mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng trượt gọi là góc trượt (góc ma sát ngoài), kí hiệu (φ2) Trường hợp không phải là một hạt mà là một khối hạt thì góc trượt có liên quan và phụ thuộc vào góc nghiêng tự nhiên.
Góc nghỉ và góc trượt càng lớn thì độ rời càng nhỏ, ngược lại góc nhỏ thì khả năng dịch chuyển lớn, nghĩa là độ rời lớn. Độ rời của khối hạt dao động trong khoảng khá rộng tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước, hình dạng hạt và trạng thái bề mặt hạt, độ ẩm của hạt, số lượng và loại tạp chất trong khối hạt Đối với góc trượt còn thêm một yếu tố quan trọng nữa là loại vật liệu và trạng thái bề mặt vật liệu trượt Bề mặt hạt thóc xù xì thì góc nghỉ và góc trượt lớn. Độ ẩm tạp chất của khối hạt càng cao đặc biệt là nhiêu tạp chất rác thì độ rời càng nhỏ Độ ẩm của khối hạt càng cao thì độ rời càng giảm.
Trong bảo quản, độ rời của khối hạt có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện bảo quản Nếu bảo quản quá lâu hay đã xảy ra quá trình tự bốc nóng làm cho khối hạt bị nén chặt, độ rời giảm hay thậm chí có khi mất hẳn độ rời. b Tính tự phân loại: Khối hạt có cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau (hạt chắc, hạt lép, tạp chất…), không đồng chất (khác nhau về hình dạng, kích thước, tỉ trọng…), do đó trong quá trình di chuyển chúng tạo nên những vùng khác nhau về chất lượng gọi là tính tự phân của khối hạt Hiện tượng tự phân loại ảnh hưởng xấu đến việc làm khô và bảo quản hạt Những vùng nhiều hạt lép và tạp chất sẽ dễ bị hút ẩm Dễ bị cuốn theo tác nhân sấy trong quá trình sấy. c Độ xốp của khối hạt: độ xốp của vật liệu (ε) là thành phần thể tích bị chiếm chỗ) là thành phần thể tích bị chiếm chỗ do khoảng không gian giữa các hạt Giá trị của độ xốp phụ thuộc vào hình dạng hạt, cách mà chúng sắp xếp trong khối hạt (những hạt nhỏ có thể lấp đầy các khoảng trống giữa các hạt lớn) Trong quá trình sấy, khối hạt cần có độ xốp (lỗ hổng) cần thiết cho quá trình truyền nhiệt với tác nhân sấy được dễ dàng.
Trong đó: v : mật độ khối hạt chứa trong đơn vị thể tích đó( khối lượng thể tích)
h : khối lượng riêng của hạt chứa trong đơn vị thể tích đó. d Tính dẫn nhiệt và tính truyền nhiệt: quá trình dẫn nhiệt và truyền nhiệt trong khối hạt luôn tiến hành theo hai phương pháp song song đó là dẫn nhiệt và đối lưu Đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của lúa là hệ số dẫn nhiệt (λ= 0.12-0.2 kCal/m.h.độ). e Tính hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm trong quá trình sấy: thường là hiện tượng ở bề mặt Vì vậy, trong quá trình sấy luôn xảy ra nhiều giai đoạn: sấy => ủ => sấy => ủ… Để giúp độ ẩm trong nhân hạt có thời gian di chuyển ra bề mặt hạt, làm cho lúa được khô đều và ít bị nứt gãy khi xay xát.
Nhiệm vụ của tác nhân sấy
Tác nhân sấy có nhiệm vụ sau:
I) Gia nhiệt cho vật sấy 2) Tài ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật vào môi trường.
3) Bảo vệ vật sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.
Tuỳ theo phương pháp sấy, tác nhân sấy có thể thực hiện một hoặc hai trong ba nhiệm vụ nói trên.
Khi sấy đối lưu Tác nhân sấy làm hai nhiệm vụ gia nhiệt và tại ẩm.
Khi sảy bức xạ, tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm và bảo vệ vật sấy.
Khi sảy tiếp xúc tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm.
Khi sấy bằng diện trường tần số cao, tác nhân sấy làm nhiệm vụ tái ẩm
Khi sảy chân không chỉ có thể cấp nhiệt bằng bức xạ hay dẫn nhiệt hoặc kết hợp cả hai cách cấp nhiệt này Việc thoát ẩm dùng bơm chân không hay kết hợp bơm chân không và thiết bị ngưng kết ẩm (sấy thăng hoa), vì vậy phương pháp sảy chân không không cần tác nhân sấy.
Tác nhân sấy không khí ẩm
Không khí ẩm là loại tác nhân sấy thông dụng nhất Dùng không khí ẩm có nhiều ưu điểm: không khí có sẵn trong tự nhiên, không độc, không làm ô nhiễm sản phẩm và rẻ tiền thường có sẵn trong tự nhiên Thành phần không khí gồm hỗn hợp nhiều chất khí khác nhau như: N2, O2, CO2và một số khí khác Khi nghiên cứu về không khí ẩm, ta xem nó là một thành phần đồng nhất và khi sấy không khí thường ở áp suất khí quyển, nhiệt độ trong phạm vi từ vài chục đến vài trăm độ C Khi tính toán,ta xem không khí là khí lý tưởng.
Phân loại không khí ẩm
Căn cứ vào lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm hay khả năng nhận thêm hơi nước, hay khả năng sấy, người ta chia không khí ẩm làm ba loại: Không khí ẩm chưa bão hòa, không khí ẩm bão hòa và không khí ấm quá bão hòa.
Không khí ẩm chưa bão hòa là không khí ẩm mà lượng hơi nước chứa trong đó chưa đạt đến giá trị cực đại (Gh < Ghmax) và hơi nước trong đó là hơi nước quá nhiệt.
Khi độ ẩm của không khí ẩm (Gh) nhỏ hơn độ ẩm bão hòa (Ghmax), không khí ẩm chưa bão hòa (ph < ph); không khí ẩm bão hòa khi độ ẩm đạt cực đại (Gh = Ghmax) và chứa hơi nước bão hòa khô (ph = ph) Trong không khí ẩm quá bão hòa, một phần là không khí ẩm bão hòa và một phần hơi nước ngưng tụ thành giọt nước Chỉ không khí ẩm chưa bão hòa mới tiếp nhận thêm hơi nước và trở thành tác nhân ngưng tụ (TNS).
Không khí bao quanh chúng ta phổ biến là không khí ẩm chưa bão hòa Tuy nhiên, những hôm trời nằm trên mặt gương hoặc kính xuất hiện một lớp sương mờ,không khí ẩm lúc đó là không khí ẩm bão hòa Khi trên mặt gương, kính hay thậm chí trên nền nhà xuất hiện các giọt nước thì không khí ẩm.
Các yêu cầu đặc trưng của hạt sấy
Thóc sau khi sấy có thể được dùng làm lương thực hoặc để làm giống, dự trữ Vì vậy, lúa sau khi sấy cần đảm bả được các yêu cầu sau:
- Hạt thóc còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo.
- Hạt thóc còn giữ nguyên hình dạng, kích thước và màu sắc.
- Có mùi vị đặc trưng của hạt thóc và không có mùi vị khác (mùi tác nhân sấy) - Hạt thóc không bị rạn nứt, gãy vụn và đặc biệt là lúa giống phải đảm bảo khả năng nảy mầm của hật sau khi sấy.
- Sau khi sấy, thóc phải đạt độ ẩm bảo quản, nếu không sẽ là môi trường tốt cho mối, mọt phá hoại.
Công nghệ sấy thóc
Thóc là đối tượng cần xử lý nhiệt nhiều hơn bất cứ loại hạt ngũ cốc nào khác.
Sấy làm giảm độ ẩm của thóc vừa thu hoạch đến mức an toàn (13-14%) để bảo quản và xay xát Yêu cầu cơ bản của quá trình sấy là nâng cao tốc độ sấy, giảm thiểu thời gian sấy và năng lượng tiêu hao mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm sấy Trong sấy thóc đối lưu thời gian sấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các thông số chế độ sấy(nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ khí sấy, chiều dầy lớp hạt), phương pháp sấy (sấy liên tục và gián đoạn, sấy có đảo hạt, đảo gió, làm dịu sau sấy ) và vật liệu sấy (loại thóc, kích thước hạt, độ chín khi thu hoạch, độ ẩm ban đầu và độ ẩm cuối quá trình sấy của thóc.
CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ SƠ LƯỢC VỀ VÀI HỆ THỐNG SẤY NHÂN TẠO
Các phương pháp sấy
Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng nhiệt để biến đổi trạng thái pha của lỏng trong vật liệu thành hơi Cơ chế của quá trình được diễn tả bởi 4 quá trình cơ bản sau:
Cấp nhiệt cho bề mặt vật liệu.
Dòng nhiệt dẫn từ bề mặt vào vật liệu.
Khi nhận được lượng nhiệt, dòng ẩm di chuyển từ vật liệu ra bề mặt.
Dòng ẩm từ bề mặt vật liệu tách vào môi trường xung quanh.
Bốn quá trình này được thể hiện bằng sự truyền vận bên trong vật liệu và sự trao đổi nhiệt ẩm bên ngoài giữa bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.
Dựa vào phương thức cung cấp nhiệt cho vật liệu người ta chia thiết bị sấy ra ba nhóm chính: sau:
Sấy bức xạ, chân không hoặc thăng hoa
Theo kết cấu nhóm thiết bị sấy đối lưu có thể gặp các dạng thiết bị
Các hệ thống sấy nhân tạo - các dạng máy sấy thóc
3.2.1 Cấu tạo hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang
Máy sấy tĩnh vỉ ngang có cấu tạo đơn giản, phù hợp với sản xuất phân tán và giá thành chấp nhận được.
Máy sấy tĩnh vỉ ngang có cấu tạo bao gồm 4 bộ phận chính: quạt, lò đốt, buồng sấy và nhà che Được chia làm 2 loại là loại không có đảo gió và loại có đảo gió.
Máy sấy tĩnh vỉ ngang loại không đảo gió.
Quá trình sấy được thực hiện như sau: thóc được đổ trên mặt sàn lưới lỗ với lớp dày khoảng 0.2-0.5m Không khí nóng tạo nên bởi lò đốt, được quạt sấy hút và thổi vào gió hông, sau khi đã hòa trộn với không khí môi trường đạt đến nhiệt độ khí sấy cần thiết Sau đó từ ống gió hông, khí sấy chuyển hướng qua buồng gió chính (buồng sấy) nằm phía dưới sàn lỗ và đi hướng lên xuyên qua lớp hạt mang ẩm thoát ra ngoài Quá trình sấy tiếp diễn cho đến khi cả lớp hạt dưới và trên đạt được độ ẩm cần thiết.
Loại máy sấy không có đảo gió có nhược điểm là tốn diện tích sử dụng, dẫn đến năng suất thấp khi tính trên đơn vị diện tích Ngoài ra, để đảm bảo độ ẩm hạt đồng đều sau khi sấy, cần phải đảo trộn thủ công, điều này gây khó khăn cho yêu cầu cơ giới hóa của quá trình sấy.
Máy sấy tĩnh vỉ ngang loại có đảo chiều không khí sấy. Để khắc phục nhược điểm của loại sấy không đảo gió Máy sấy vỉ ngang loại có đảo chiều không khí sấy có những ưu điểm mới là kết cấu nhỏ gọn, so với các máy sáy tĩnh với cựng năng suất, nú chỉ chiếm ẵ diện tớch mặt bằng lắp đặt, do sấy lớp hạt dầy hơn (50-60cm) Không còn tốn công lao động cào đảo, vẫn đảm bảo độ đồng đều ẩm độ hạt sau khi sấy Giải quyết được bài toán đồng đều ẩm độ hạt sau khi sấy, vì về nguyên tắc, luồng khí đi lên hoặc đi xuống theo phương thẳng đứng thì đồng đều nhất.
Ngoài ra, lớp hạt nằm ngang ít chịu nén, có khả năng tự điều chỉnh cục bộ khối vật liệu sấy do co rút khi vật liệu sấy khô dần, ít tác động xấu đến độ phân bố gió đã được thiết lập, do đó tăng được khả năng đồng đều về ẩm độ sau cùng của sản phẩm Điều này khó đạt được nếu đảo chiều với lớp hạt thẳng đứng.
Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và đặc điểm.
Hệ thống máy sấy gồm caloriphe hoặc cấp nhiệt trực tiếp từ buồng đốt hòa trộn với không khí, hệ thống quạt và các thiết bị phụ trợ khác.
Tháp sấy là một không gian hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và chiều dài Trong tháp sấy người ta bố trí các hệ thống kênh dẫn và thải tác nhân xen kẽ nhau ngay trong lớp vật liệu sấy Tác nhân sấy từ kênh dẫn gió nóng luồng lách qua lớp vật liệu thực hiện quá trình trao đổi nhiệt sấy và nhận thêm ẩm đi vào các kênh thải ra ngoài Vật liệu sấy chuyển động từ trên xuống dưới từ tính tự chảy do trọng lượng bản thân của chúng Tháp sấy nhận nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giũa dòng tác nhân chuyển động vừa ngược chiều vừa cắt ngang và do dẫn nhiệt từ bề mặt kênh dẫn và kênh thải qua lớp vật liệu nằm trên các bề mặt đó Vì vậy trong thiết bị sấy tháp, nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được gồm 2 thành phần: thành phần đối lưu giũa tác nhân sấy với khối lượng hạt và thành phần dẫn nhiệt giữa bề mặt các kênh gió nóng, kênh thải ẩm với chính lớp vật liệu nằm trên đó.
Khi sấy hạt di chuyển từ trên cao (do gầu tải hoặc vít tải đưa lên) xuống mặt đất theo chuyển động thẳng đứng hoặc dzích dzắc trong tháp sấy Tùy theo cách bố trí của dòng hạt di chuyển qua tháp sấy có thể lien tục hoặc tuần hoàn - theo mẻ. a) Sấy tháp liên tục:
Sau khi sấy qua tháp lần đầu, hạt được chuyển vào bin ủ để nghỉ trong thời gian nhất định (tùy loại hạt và chế độ sấy) Quá trình ủ giúp độ ẩm từ trung tâm hạt thẩm thấu ra bề mặt, tạo điều kiện cho hơi ẩm bốc hơi dễ dàng hơn Khi chênh lệch độ ẩm giữa bên trong và bên ngoài hạt quá lớn, hạt sẽ bị ứng suất và dễ vỡ, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm gạo.
Không khí vào từ những máng úp ngược, và thoát ra ở những máng song song nằm so le phía trên và phía dưới. b) Sấy tháp tuần hoàn
Hạt được đưa trở lại tháp sấy bằng gầu tải sau khi đi qua tháp sấy Thời gian "ủ" thực chất chỉ là thời gian hạt dừng trong gầu tải và trong thùng chứa phía trên buồng sấy, khá ngắn, chỉ khoảng 30 phút Hạt chảy xuống giữa hai vách lưới lỗ song song cách nhau 15-23cm.
Không khí từ buồng giữa thổi xuyên qua lớp hạt, lớp hạt trong và lớp hạt ngoài cứ đi xuống song song, không trộn lẫn nhau nên có sự chênh lệch độ ẩm cuối.
So với máy sấy tĩnh, các loại máy sấy tháp hiện chưa được sử dụng nhiều đặc biệt là sấy lúa vì các loại máy này chỉ hoạt động hiệu quả với lúa có độ ẩm