Với đề tài này, chúng em đã tiến hành đánh giá và khảo sát nguyên liệu và tìm hiểu về quá trình sấy cũng như thiết bị sấy sử dụng trong phương pháp sấy khí thổi để tạo ra được sản phẩm m
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THỰC PHẨM THIẾT KẾ MÁY SẤY KHÍ THỔI MUỐI BỘT NĂNG SUẤT
510KG/MẺ
GVHD: Phan Thế DuySVTH: Nhóm 16
Nguyễn Văn Qúi MSSV: 2005200265
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THỰC PHẨM THIẾT KẾ MÁY SẤY KHÍ THỔI MUỐI BỘT NĂNG SUẤT
510KG/MẺ
GVHD: Phan Thế DuySVTH: Nhóm 16
TP HỒ CHÍ MINH, 2022
Trang 3Tổng quan về nguyên liệu 1
1.1.1 Sơ lược muối ăn 1
1.1.2 Thực trạng 1
1.1.3 Tính chất 2
1.1.4 Công dụng của muối 3
1.1.5 Tiêu chuẩn của muối bột 3
Tổng quan về sấy 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Động lực của quá trình sấy 6
1.2.3 Phân loại 6
1.2.4 Lựa chọn phương pháp và chế độ sấy 7
1.2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy 8
Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ 23
PHẦN 3 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 25
4.1.2 Chiều dài của ống 33
Tính toán cơ khí cho thiết bị chính 35
4.2.1 Tính chiều dày ống 35
Trang 4Tính hệ số cấp nhiệt phía không khí ngoài ống: 44
5.3.1 Các thông số của không khí ngoài ống: 44
Trang 5iii
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Muối 1
Hình 1-2: Sản xuất muối ăn 2
Hình 1-3: Công dụng của muối 3
Hình 1-4: Sơ đồ thiết bị sấy 10
Hình 1-5: Hệ thống sấy khí thổi 11
Hình 1-6: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy khí thổi 12
Hình 1-7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy khí thổi có hồi lưu hạt 12
Hình 1-8: Cấu tạo thiết bị sấy khi thổi 13
Hình 1-9: Sơ đồ nguyên lí thiết bị sấy khí thổi 13
Hình 1-10: Thiết bị sấy khí thổi 14
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình công nghệ 15
Hình 2-2: Thiết bị nghiền rửa muối trong nước chạt bão hòa 18
Hình 2-3: Bộ dao nghiền 18
Hình 2-4: Máy rửa muối cánh khuấy 19
Hình 2-5: Máng rửa muối hai đáy có vít xoắn vô tận nước muối đi ngược chiều 20
Hình 2-6: Nhà máy sấy khí thổi muối bột 21
Hình 2-7: Thiết bị sấy khí thổi 21
Trang 6iv
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Yêu cầu kĩ thuật đối với muối tinh 4
Bảng 1-2: Yêu cầu kỹ thuật đối với muối thực phẩm 4
Bảng 1-3: Quy định về chất lượng muối thô của VN 5
Bảng 2-1: Qui định về chất lượng muối thô của VN 16
Bảng 3-1: Các thông số của quá trình sấy lí thuyết 27
Bảng 3-2: Các thông số của quá trình sấy thực 30
Bảng 5-1: Các thông số của các tác nhân qua calorifer 42
Bảng 5-2: Một số kích thước của calorifer 42
Bảng 5-3: Các thông số của không khí di chuyển ngoài ống 44
Bảng 5-4: Các thông số hơi nước bão hòa ngưng tụ trong ống 47
Bảng 5-5: Giá trị hệ số C [13] 51
Bảng 5-6: Kết quả trở lực ma sát trên đường ống 55
Bảng 5-7: Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ do đột mở 56
Bảng 5-8: Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ do uốn cong 57
Bảng 5-9: Các kích thước của U9-57,N°5 58
Bảng 5-10: Tai treo thiết bị thẳng đứng 60
Trang 7v
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em cam đoan rằng báo cáo đồ án này do chính chúng em thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Phan Thế Duy Các số liệu và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, được lấy từ các nguồn đáng tin cậy trong giáo trình cũng như các bài báo khoa học đã được công nhận
TP.HCM, tháng 10 năm 2022 SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 8vi
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Mục đích của bài báo cáo này là tìm hiểu và thiết kế máy sấy thổi khí dùng để sấy muối bột với năng suất 510 kg/mẻ tính theo vật liệu sấy Từ đó làm rõ các vấn đề liên quan đến quá trình và thiết bị và lựa chọn loại thiết bị và phương pháp hợp lý
Với đề tài này, chúng em đã tiến hành đánh giá và khảo sát nguyên liệu và tìm hiểu về quá trình sấy cũng như thiết bị sấy sử dụng trong phương pháp sấy khí thổi để tạo ra được sản phẩm muối bột được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm cũng như nhiều ngành khác
Qua quá trình nghiên cứu và tìm tòi để hoàn thành đồ án đã giúp chúng em hiểu về sơ đồ hệ thống, các thiết bị, nguyên liệu cũng như tính toán cân bằng vật chất để đưa vào ứng dụng sản xuất sản phẩm đạt năng suất theo yêu cầu
Từ tìm hiểu, chúng em đã ghi nhận các số liệu, thông số cũng như các hình ảnh chân thực nhất về quá trình tìm hiểu cũng như thiết kế hệ thống sấy thổi khí để sấy muối bột với năng suất 510 kg/mẻ
Trang 9vii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho chúng em được học, trải nghiệm môn Đồ Án Kĩ Thuật Thực Phẩm này –môn học này đã giúp chúng em khái quát, củng cố, tổng hợp, áp dụng các kĩ năng tính toán và thiết kế thông qua các kiến thức trong những năm học tập tại trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm, đặc biệt là thông qua môn kĩ thuật thực phẩm 1,2,3 Chúng em cũng xin trân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, và đặc biệt là Phan Thế Duy, người đã trực tiếp theo sát và hướng dẫn chúng em môn đồ án một cách chi tiết và rõ ràng Thầy đã truyền đạt nội dung tận tình giúp chúng em hiểu và nắm bắt vấn đề từ đó chúng em có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất
Trong quá trình thực hiện Đồ Án, cũng như suốt quá trình làm báo cáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy cô góp ý để chúng em ghi nhận và tiếp thu Đồng thời, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên chúng em còn rất nhiều điểm hỏng mong các thầy cô điều chỉnh và hướng dẫn thêm để chung em có thể hoàn thiện hơn trong suốt quá trình học tập cũng như làm việc sau này!
Trang 10viii
MỞ ĐẦU
Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, thì ngành thực phẩm cũng là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất từ các thiết bị, máy móc, kỹ thuật cao Nhóm sinh viên chúng em được giao thực hiện đề tài “Thiết kế máy sấy thổi khí dùng để sấy muối bột, năng suất 510 kg/mẻ.” với độ ẩm đầu 20%, độ ẩm sau 12% trong 6h…nhằm giải quyết vấn đề thiết thực của ngành công nghiệp sản xuất muối, đã phần nào cho thấy sự tiện lợi trong quá trình sản xuất thực phẩm công nghiệp Giúp làm gia tăng lợi ích kinh tế và giảm sức lao động và thời gian,… Do tính chất đặc thù của muối có độ ẩm cao, dễ hút ẩm nên việc lựa chọn thiết bị sấy đạt năng suất cao, tiết kiệm năng lượng là hết sức cần thiết
Những năm gần đây, kĩ thuật sấy được ứng dụng vào rất nhiều trong việc sản xuất các mặt hàng nông sản đặc biệt là muối bột Không những kéo dài thời gian bảo quản mà còn làm phong phú thêm các mặt hàng thực phẩm tiện cho người tiêu dùng
Trong kế hoạch đào tạo đối với sinh viên năm thứ ba, môn học Đồ án Kỹ thuật thực phẩm là cơ hội tốt cho việc hệ thống kiến thức về các quá trình, thiết bị và thiết kế máy trong ngành công nghệ thực phẩm Bên cạnh đó, môn này còn là dịp để sinh viên tiếp cận thực tế thông qua việc tính toán, thiết kế và lựa chọn các chi tiết của một thiết bị với các số liệu cụ thể, thông dụng Vì Đồ án kỹ thuật thực phẩm là đề tài lớn đầu tiên mà nhóm em đảm nhận nên thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện là không tránh khỏi Do đó, chúng em rất mong nhận được thêm nhiều đóng góp ý kiến, chỉ dẫn từ Thầy Cô chúng em có thể củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn
Trang 111
PHẦN 1 TỔNG QUAN
Tổng quan về nguyên liệu
Hình 1-1: Muối 1.1.1 Sơ lược muối ăn
Công thức hóa học: NaCl Muối là một khoáng chất được con người sử dụng cho vào món ăn như một thứ gia vị Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iot
1.1.2 Thực trạng
Thực tế muối đang được sản xuất tại các đồng muối của các đồng muối khu vực Duyên hải phía bắc, miền trong và miền nam bộ là loại muối ngắn ngày,hàm lượng NaCl chỉ đạt khoảng 92%, nhưng lại chứa nhiều tạp chất nên những loại muối tại các cánh đồng này chưa thể dùng cho công nghiệp sản xuất hóa chất.[9]
Bên cạnh đó, do sản xuất chủ yếu bằng thủ công, năng suất thấp nên giá muối muối sản xuất tại Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá so với muối nhập khẩu (muối nhập ngoại chỉ có giá khoảng 28-30 USD/tấn) Chính vì việc sản xuất và tiêu thụ muối đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.[9]
Sự phát triển của các ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng muối ăn (NaCl) lớn với độ tinh khiết cao, sự phát triển của con người hiện đại cũng cần những loại muối có những đặc trưng đặc biệt Hiện nay phương pháp sản xuất muối ở nước ta còn thô sơ lạc hậu cho nên độ tinh khiết của muối còn kém, sản lượng, chủng loại sản phẩm còn thấp so với khả năng của diện tích và nhân lực Tổng sản lượng muối hàng năm của Việt Nam
Trang 122 mới đạt khoảng 850-900 ngàn tấn, sản lượng và chất lượng muối đó chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân Còn lại, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khoảng 250 ngàn tấn muối được sản xuất theo công nghệ hiện đại có hàm lượng NaCl cao để phục vụ một số ngành công nghiệp.[9]
1.1.3 Tính chất
Là một chất rắn dạng tinh thể màu từ trắng đến có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn muối mỏ Trong tự nhiên muối ăn bao gồm chủ yếu natri clorua (NaCl), nhưng cũng chứa một ít khoáng chất khác
Phân tử lượng của NaCl là 58,448 đvC, muối biển nóng chảy ở 800oC đến 803oC sôi ở 1439oC Tạp chất trong muối ăn thường là: MgCl2, MgSO4, CaSO4, KCl, bùn, cát, v.v “Hạt muối” không phải là một thể thống nhất, bên trong “hạt muối” có thể có những khoang chứa nước ót hoặc những mao quản chứa nước ót hoặc những vật chất không phải là muối có vai trò là tâm kết tinh trong quá trình tinh thể muối được hình thành và phát triển.[9]
Hình 1-2: Sản xuất muối ăn
Hiện tại, ở Việt Nam có hai phương pháp sản xuất muối thủ công đó là sản xuất muối theo phương pháp phơi cát và sản xuất muối theo phương pháp phơi nước Muối phơi cát thường có thành phần NaCl chiếm khoảng 80% về khối lượng, chất lượng sản phẩm Còn đối với muối phơi nước thường có thành phần NaCl chiếm khoảng 90% Nguyên nhân chất lượng sản phẩm thấp như vậy có phần do người sản xuất, cơ sở sản xuất chưa chú trọng đến việc bảo vệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, có phần do tính đặc thù của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.[9]
Trang 133
1.1.4 Công dụng của muối
Muối ăn là một loại khoáng chất, thường được sử dụng như một gia vị trong nấu ăn Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iôt,… Muối là một dạng chất rắn có dạng tinh thể, có màu trắng tới có các vết hồng hay xám nhạt Muối được cấu tạo chủ yếu từ Natri Clorua (NaCl), tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng) Có thể thấy muối ăn có vai trò quan trọng với sức khỏe chúng ta.[9] Muối ăn bắt buộc cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là người có bệnh cao huyết áp
Hình 1-3: Công dụng của muối
Muối ăn còn được dùng làm chất bảo quản cho các thực phẩm, để làm một số món ăn như muối dưa, muối cà, nước mắm,…Do có tính sát trùng nên muối còn được pha loãng làm nước súc miệng hay rửa vết thương ngoài da Và một số ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất
Đặc biệt muối được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, tiêu thụ muối nhiều gấp 10-20 lần so với lượng muối ăn dùng cho ăn uống trực tiếp thông qua chế biến thực phẩm ăn uống hàng ngày.[9]
1.1.5 Tiêu chuẩn của muối bột
Được tham chiếu theo QCVN 01-194: 2021/BNNPTNT a)Yêu cầu kĩ thuật đối với muối tinh
Trang 144
Bảng 1-1: Yêu cầu kĩ thuật đối với muối tinh
1 Hàm lượng NaCl, % khối lượng chất khô
Không nhỏ hơn 99,00%
2 Độ ẩm, % khối lượng Không lớn hơn 5,00%
3 Hàm lượng chất không tan trong nước, % khối lượng chất khô
7 Asen, tính theo As Không lớn hơn 0,5 (mg/kg)
8 Chì, tính theo Pb Không lớn hơn 2,0 (mg/kg)
9 Cadimi, tính theo Cd Không lớn hơn 0,5 (mg/kg)
10 Thủy ngân, tính theo Hg Không lớn hơn 0,1 (mg/kg)
b) Yêu cầu kỹ thuật đối với muối thực phẩm
Bảng 1-2: Yêu cầu kỹ thuật đối với muối thực phẩm
1 Hàm lượng NaCl, % khối lượng chất khô
Không nhỏ hơn 89%
2 Độ ẩm, % khối lượng Không lớn hơn 9,0%
3 Hàm lượng chất không tan trong nước, % khối lượng chất khô
Không lớn hơn 0,3%
Trang 155
(mg/kg) và Không lớn hơn 40,0 (mg/kg)
Theo QCVN 9-1:2011/BYT
5 Asen, tính theo As Không lớn hơn 0,5 (mg/kg)
6 Chì, tính theo Pb Không lớn hơn 2,0 (mg/kg)
7 Cadimi, tính theo Cd Không lớn hơn 0,5 (mg/kg)
8 Thủy ngân, tính theo Hg Không lớn hơn 0,1 (mg/kg)
9 Đồng, tính theo Cu Không lớn hơn 2,0 (mg/kg)
Bảng 1-3: Quy định về chất lượng muối thô của VN
Tạp chất không tan trong nước, không lớn hơn
Sấy là quá trình tách một phần hay phần lớn lượng ẩm có trong vật ẩm, quá trình sấy rất phức tạp và không ổn định, trong đó đồng thời xảy ra nhiều quá trình như quá trình truyền nhiệt từ tác nhân sấy cho vật sấy, dẫn nhiệt trong vật sấy, bay hơi của ẩm, dẫn ẩm từ trong ra bề mặt của vật sấy, truyền ẩm từ bề mặt vật sấy vào môi trường sấy (tác nhân sấy) Các quá trình trên đều tuân theo quá trình truyền nhiệt và ẩm [1]
Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp nhiệt cho ẩm bay hơi Nhiệt được cung cấp cho vật liệu bằng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc năng lượng điện trường có tần số cao.[8]
Trang 166 Sấy là một khâu quan trọng trong dây chuyền công nghệ nhưng nó không đơn thuần là tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu mà là một quá trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo chất lượng theo một chỉ tiêu nào đó với mức chi phí năng lượng tối thiểu
-Để suy trì động lực của quá trình sấy cần một môi chất mang ẩm thoát từ bề mặt vật liệu sấy vào môi trường Môi chất làm nhiệm vụ nhận ẩm từ bề mặt vật để thải vào môi trường gọi chung là tác nhân sấy VD như không khí, khói lò,…[2]
=>Mục đích của quá trình sấy là làm giảm khối lượng của vật liệu, tăng độ bền và bảo quản được tốt Sấy là một phương pháp bảo quản thực phẩm đơn giản, an toàn và dễ dàng Sấy làm giảm độ ẩm của thực phẩm đến mức cần thiết ở đó vi khuẩn, nấm mốc và nấm men bị ức chế hoặc không phát triển và hoạt động được, giảm hoạt động các enzyme, giảm kích thước và trọng lượng của sản phẩm.[8]
*Sấy khí thổi: chỉ dùng để sấy các loại hạt nhỏ, có độ ẩm chủ yếu ở bề mặt Hơn nữa
hệ thống sấy này làm phương tiện vận chuyển hạt từ chỗ này đến chỗ khác theo yêu cầu chế biến.[2]
1.2.2 Động lực của quá trình sấy
Chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và trong vật liệu, nói cách khác là do chênh lệch áp suất hơi riêng phần của ẩm ở bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh
Bản chất của quá trình sấy là chuyển lượng nước trong vật liệu từ pha lỏng sang pha hơi, quá trình chuyển pha này chỉ xảy ra khi áp suất riêng phần của hơi nước trên bề mặt vật liệu lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường không khí xung quanh Ẩm có mặt trong vật liệu nhận được năng lượng theo một phương thức nào đó tách khỏi vật liệu sấy và dịch chuyển từ trong lòng vật ra bề mặt, từ bề mặt vật vào môi trường xung quanh.[2]
Quá trình sấy có: tĩnh lực học sấy và động lực học sấy
1.2.3 Phân loại
*Sấy tự nhiên: Tiến hành bay hơi bằng năng lượng tự nhiên mặt trời, gió,… Sấy bằng cách để vật liệu khô tự nhiên trong môi trường trong nhà hoặc ngoài trời, phương pháp này thời gian sấy dài, khó điều chỉnh quá trình, độ ẩm cuối của vật liệu còn khá lớn, nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta.[8]
Trang 177 *Sấy nhân tạo: Là quá trình sấy có sự cung cấp nhiệt lượng từ bên ngoài, nghĩa là phải dùng đến tác nhân sấy được gia nhiệt như khói nóng, không khí nóng hoặc hơi,…các loại tác nhân này được hút ra khỏi thiết bị sau khi sấy xong Sấy nhân tạo nhanh và độ ẩm vật liệu sau khi sấy nhỏ hơn nhiều so với sấy tự nhiên Thường được tiến hành trong các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho các vật liệu ẩm Sấy nhân tạo có nhiều dạng, tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong kĩ thuật sấy có thể chia ra nhiều dạng: sấy đối lưu, sấy tiếp xúc
-Sấy rang là quá trình sấy mà vật sấy tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật cấp nhiệt và có đảo trộn vật sấy hoặc không
-Sấy đối lưu: Là dùng không khí nóng hoặc khói lò làm tác nhân sấy có nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ phù hợp, chuyển động chảy chùm lên vật sấy làm cho ẩm trong vật sấy bay hơi rồi đi theo tác nhân sấy
-Sấy thăng hoa: là quá trình làm giảm độ ẩm của vật sấy bằng thăng hoa (từ thể rắn thành thể hơi) Sản phẩm có chất lượng cao ( giữ nguyên màu sắc, cấu trúc, hương vị, ), giữ gìn hoạt tính sinh học
-Sấy bức xạ: là quá trình sử dụng năng lượng của các tia bức xạ phát ra từ vật bức xạ để làm nóng vật sấy đến nhiệt độ bay hơi ẩm khỏi vật sấy, làm giảm độ ẩm của nó đến mức
yêu cầu
1.2.4 Lựa chọn phương pháp và chế độ sấy
Dựa vào phương pháp tạo ra động lực quá trình sấy người ta chia ra 2 phương pháp sấy: Phương pháp sấy nóng và Phương pháp sấy lạnh
Khi nói: Chế độ sấy tốt nhất, phương pháp sấy phù hợp nhất trong hệ thống máy sấy hiện đại nhất, chỉ đúng cho từng loại sản phẩm cụ thể Mỗi loại vật sấy đòi hỏi phương pháp và chế độ sấy riêng.[1]
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của vật sấy, chất lượng sản phẩm sấy mà lựa chọn chế độ, phương pháp sấy tối ưu Căn cứ vào năng suất, hiệu quả kinh tế mà lựa chọn, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy phù hợp.[1]
*Hệ thống máy sấy cần đáp ứng các yêu cầu sau:[1]
- Đáp ứng các thông số của chế độ sấy yêu cầu để thu được sản phẩm sấy như ý muốn - Có các chỉ số kinh tế kỹ thuật cao như: tiêu tốn ít nhiêu liệu, năng lượng điện trên
Trang 188 mỗi đơn vị sản phẩm hay trên mỗi kg ẩm bay hơi, năng suất riếng theo diện tích hoặc thể tích buồng sấy phải lớn, ít lao động phục vụ
- Mức độ cơ giói hóa và tự động hóa cao Giá thành hạ; lắp đặt, vận hành, sữa chữa dễ, tuổi thọ cao - Có thể sấy một vài loại vật sấy có kích thước và tính chất gần nhau
1.2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy
- Nhiệt độ không khí: Trong các điều kiện khác nhau không đổi như độ ẩm không khí, tốc độ gió…việc nâng cao nhiệt độ sẽ lầm tăng nhanh tốc độ sấy Nhưng nhiệt độ làm khô cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, dễ làm cho nguyên liệu bị chín và gây nên sự tạo màng cứng ở lớp bề ngoài cản trở tới sự chuyển động của nước từ lớp bên trong ra bề mặt ngoài Nhưng với nhiệt độ làm khô quá thấp, dưới giới hạn cho phép thì quá trình làm khô sẽ chậm lại dẫn đến sự thối rữa và huỷ hoại nguyên liệu
- Khi sấy ở những nhiệt độ khác nhau thì nguyên liệu có những biến đổi khác nhau Nếu nhiệt độ cao hơn nữa thì nguyên liệu có thể bị cháy làm mất giá trị dinh dưỡng và mất giá trị cảm quan của thực phẩm
- Tốc độ chuyển động không khí: Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình sấy Vì tốc độ chuyển động của không khí quá lớn khó giữ nhiệt lượng trên nguyên liệu để cân bằng quá trình sấy, còn tốc độ quá nhỏ sẽ làm cho quá trình sấy chậm lại dẫn đến sự thối rữa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc khi hướng gió song song với bề mặt nguyên liệu thì tốc độ làm khô rất nhanh
- Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình làm khô độ ẩm của không khí càng lớn thì quá trình làm khô sẽ chậm lại
- Hình dạng nguyên liệu: Kích thước, độ dày mỏng của nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy Nguyên liệu càng bé, càng mỏng thì tốc độ sấy càng nhanh, nhưng nếu nguyên liệu có kích thước quá bé và quá mỏng sẽ làm cho nguyên liệu bị cháy Ngoài ra bề mặt vật liệu sấy cang lớn thì quá trình sấy tiến hành càng nhanh
- Bản chất của nguyên liệu: Tuỳ vào bản chất nguyên liệu mà người ta chọn chế độ làm khô cho phù hợp, cần phải xét đến các thành phần hoá học của nguyên liệu như: nước, lipit, protein, chất khoáng, vitamin, kết cấu tổ chức chắc hay lỏng lẻo
Trang 199 - Ảnh hưởng bởi độ ẩm ban đầu và cuối, độ ẩm tới hạn của vật liệu - Chênh lệch nhiệt độ ban đầu và cuối của tác nhân sấy, nhiệt độ cuối giảm ít thì nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy càng cao, do đó tốc độ sấy cũng tăng Nhưng không nên chọn nhiệt độ cuối quá cao vì không sử dụng triệt để nhiệt
Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi cấu tạo máy sấy, phương thức sấy, và chế độ sấy [8]
Trang 2010
Tổng quan về hệ thống thiết bị 1.3.1 Các thiết bị sấy
Hình 1-4: Sơ đồ thiết bị sấy
=>Vật liệu sấy ban đầu có độ ẩm cao được đưa vào thiết bị sấy, được sấy khô trong phòng sấy rồi đi ra ngoài Không khí bên ngoài được đưa qua bộ phận đốt nóng để gia nhiệt lên đến nhiệt độ sấy cần thiết, sau đó vào phòng sấy để tiếp xúc với vật liệu sấy, cấp nhiệt cho nước trong vật liệu để bốc hơi Trong quá trình sấy, nếu cần thiết sẽ có thêm bộ phận đốt nóng bổ sung trong phòng sấy
- Thiết bị sấy buồng; sấy hầm; thùng quay; sấy phun; sấy tầng sôi; sấy khí động; sấy băng tải; sấy tháp,…
* Do điều kiện sấy trong mỗi trương hợp sấy khác nhau nên có nhiều kiểu thiết bị sấy khác nhau, vì vậy có nhiều cách phân loại thiết bị sấy:
Dựa vào tác nhân sấy: ta có thiết bị sấy bằng không khí hoặc thiết bị sấy bằng khói lò, ngoài ra có các thiết bị sấy bằng các phương pháp đặc biệt như sấy thăng hoa, sấy bằng tia hồng ngoại hay bằng dòng điện cao tần
Dựa vào áp suất làm việc: thiết bị sấy chân không, thiết bị sấy ở áp suất thường Dựa vào phương án cung cấp nhiệt cho quá trình sấy: thiết bị sấy tiếp xúc, thiết
bị sấy đối lưu, thiết bị sấy bức xạ… Dựa vào cấu tạo thiết bị: phòng sấy, hầm sấy, sấy băng tải, sấy trục, sấy thùng
quay, sấy tầng sôi, sấy phun… Dựa vào chiều chuyển động của tác nhân sấy và vật liệu sấy: cùng chiều, ngược
chiều, giao chiều
1.3.2 Nguyên lý thiết kế thiết bị sấy:
Yêu cầu thiết bị sấy là phải làm việc tốt (vật liệu sấy khô đều có thể điều chỉnh được
Trang 2111 vận tốc dòng vật liệu và tác nhân sấy, điều chỉnh được nhiệt độ và độ ảm của tác nhân sấy), tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và dễ sử dụng
Khi thiết kế thiết bị sấy cần co những số liệu cần thiết: loại vật liệu cần sấy (rắn, nhão, lỏng ), năng suất, độ ẩm đầu và cuối của vật liệu, nhiệt độ giới hạn lớn nhất, độ ẩm và tốc độ tác nhân sấy, thời gian sấy
1.3.3 Hệ thống sấy thổi khí:
Hệ thống sấy thổi khí hay hệ thống sấy khí động thường dùng để sấy các loại hạt nhẹ, có độ ẩm chủ yếu là bề mặt Khi tốc độ tác nhân sấy lớn hơn tốc độ lơ lửng của hạt (nguyên liệu sấy) thì quá trình sấy gọi là sấy khí động.[6]
Hình 1-5: Hệ thống sấy khí thổi
Có nhiều dạng hệ thống sấy thổi khí Thiết bị sấy trong hệ thống sấy này có thể là một ống tròn hoặc phễu, trong đó tác nhân sấy có nhiệt độ thích hợp với tốc độ cao vừa làm nhiệm vụ trao đổi nhiệt-ẩm vừa làm nhiệm vụ đưa vật liệu sấy đi từ đầu này đến đầu kia của thiết bị sấy Do đó, vật liệu sấy trong hệ thống sấy này thường là dạng hạt hoặc các mảnh nhỏ và độ ẩm cần lấy đi thường là ẩm bề mặt
Trang 2212
Hình 1-6: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy khí thổi
Tác nhân sấy có tốc độ cao đi vào một đầu ống sấy (3) kéo theo dòng hạt từ bộ phận cấp liệu (2) đưa vào Quá trính trao đổi nhiệt-ẩm được tiến hành giữa dòng vật liệu sấy cùng chuyển động với dòng tác nhân từ đầu này đến đầu kia của một ống hình trụ tròn Vì vậy, hệ thống sấy khí thổi còn gọi là hệ thống sấy ống Cuối ống sấy chúng ta bố trí một xyclon (4) ở đây, vật liệu được sấy khô rơi xuống phễu chứa sản phẩm (6), còn tác nhân sấy được thải ra ngoài.[2]
Hình 1-7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy khí thổi có hồi lưu hạt 1.3.4 Hệ thống thiết bị dự kiến
Thiết bị sấy thổi khí: Thường dùng để sấy các loại hạt nhẹ có độ ẩm chủ yếu là ẩm bề mặt Hệ thống sấy này thường làm phương tiện vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác
Trang 2313 theo yêu cầu chế biến Vì hạt vật liệu chuyển động tịnh tiến theo dòng khí, đồng thời chuyển động quay, do chuyển động quay nên tiêu tốn một phần năng lượng, làm kết quả của chuyển động tịnh tiến bị chậm lại
Hình 1-8: Cấu tạo thiết bị sấy khi thổi
Hình 1-9: Sơ đồ nguyên lí thiết bị sấy khí thổi
Các hạt vật liệu bị lôi cuốn theo dòng tác nhân, vì vậy sự trao đổi nhiệt, trao đổi ẩm giữa tác nhân và vật liệu rất mãnh liệt
- Tốc độ khí rất lớn, tùy thuộc vào kích cỡ và khối lượng riêng của vật liệu - Vật liệu sấy thuộc loại nhỏ, kích cỡ không quá 8-10mm
- Thời gian sấy ngắn, hầu như quá trình xảy ra tức thời
Cấu tạo [8,p105]
Trang 24cyclon 6 để tách vật liệu sấy khỏi khí thải
Ưu và Nhược điểm [8,p105]
*Ưu điểm: - Thiết bị có kết cấu đơn giản, vốn đầu tư ít, sấy vật liệu khô đều, năng suất cao - Bề mặt tiếp xúc pha lớn
- Cường độ sấy cao - Thời gian sấy ngắn nên có thể ở nhiệt độ cao * Nhược điểm:
- Tiêu tốn nhiều năng lượng, chỉ dùng để tách ẩm bề mặt (ẩm tự do) và dùng để sấy các vật liệu có trở lực truyền ẩm bé
- Khó điều chỉnh quá trình sấy - Dễ gây cháy nổ khi sấy vật liệu dễ cháy
Trang 2515
PHẦN 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Qui trình sản suất muối bột
Ở Việt Nam muối ăn thường được sản xuất từ nước biển nên có tên gọi là muối biển (trong đời sống sinh hoạt và một số lĩnh vực còn gọi tắt là muối) Muối hoặc natri clorua (NaCl) đã được sử dụng làm chất bảo quản và hương liệu thực phẩm trong một thời gian đáng kể Trong một số nền văn hóa nhất định nơi thực phẩm được chế biến để tiêu thụ rộng rãi, muối đã trở thành chất tạo hương vị được sử dụng rộng rãi nhất [7, 9]
Hình 2-1: Sơ đồ quy trình công nghệ
Trang 26Tạp chất không tan trong nước, không lớn hơn
- Qui trình sản xuất chế biến muối bột này bao gồm các công đoạn nạp muối thô liên tục vào phễu nạp liệu có máng rung để muối rơi xuống băng tải và dàn đều trên bề mặt băng tải dễ dàng sau đó được chuyển liên tục vào vít nghiêng điều lượng cung cấp đều đặn cho thùng khuấy rửa
- Muối được rửa sơ bộ lần thứ nhất để tách các tạp chất tan và không tan bám bên ngoài hạt muối Sau đó muối thô được bơm liên tục vào tháp rửa tách lỏng muối thô đặt theo phương thẳng đứng Được tiếp tục rửa và tách bớt nước (tỷ lệ lỏng rắn 50%) tại tháp, muối sẽ được chia đều vào các lồng nghiền của các máy nghiền rửa thuỷ lực
Trang 2717 ẩm và thiết bị,…
- Máy nghiền cơ học thường dùng để nghiền muối là máy nghiền trục, máy nghiền đĩa, máy nghiền cối đá, máy nghiền búa, máy nghiền lồng sóc…
- Trong lồng nghiền, muối được nghiền nhỏ theo nguyên lý va chạm thuỷ lực, các tinh thể muối bị phá vỡ tại các liên kết yếu làm các tạp chất nằm trong hạt muối tách ra ngoài Những hạt muối có kích thước theo yêu cầu sẽ lọt qua lưới ra bồn chứa và muối được rửa lần thứ 2
- Trong lồng nghiền của máy nghiền rửa thủy lực, nhờ trục khuấy có cánh chém làm liên kết tinh thể muối bị phá vỡ, tạp chất trong hạt muối rời ra Đây là phương pháp làm vỡ hạt có lựa chọn mà hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới thường sử dụng Muối sau khi được nghiền đến cỡ hạt yêu cầu và được dung dịch muối bão hoà rửa sạch tạp chất sẽ đi vào máy ly tâm để vắt nước
+Nghiền muối có thể thực hiện bằng một trong các phương pháp sau: - Sử dụng nghiền thô trục đá:
Năng suất 1†2 tấn/h Cỡ hạt 2÷3 mm - Có thể sử dụng mặt đá cứng để nghiền mịn: Năng suất 0,15÷0,5 tấn/h
- Sử dụng thiết bị nghiền rửa muối trong nước chạt bão hòa * Hệ thống thiết bị bao gồm:
Thùng nghiền bằng gỗ (hay tôn dày 3mm) có hình lục giác hay bát giác, kích thước phù hợp với bộ dao nghiền
Đầu mũi dao cách đáy thùng 2 cm Đầu mũi dao cách thành thùng 2 cm
Trang 28* Thao tác:
Cho nước muối bão hòa vào đầy thùng chứa Cho mô tơ quay để tạo xoáy nước ổn định (0,5 phút) Cho muối vào từ từ liên tục
Khi muối thô đạt tới mức gần đến miệng của lưới thì mở van lấy muối ra, để ráo Khi trên mặt thùng nhiều bọt bẩn thì mở nắp thùng gạt bọt qua cửa thoát nước
Khi muốn máy dừng không cho muối vào thùng nhưng vẫn để trục nghiền làm việc đến khi muối trong thùng nghiền hết
Biến đổi vật lý: Có sự thay đổi kích thước của nguyên liệu Muối thô bị phá vỡ tạo
thành các hạt có kích thước nhỏ
Biến đổi hóa học: Vì thời gian được rút ngắn nên không có hiện tượng phát triển vi sinh
Trang 2919 vật
*Rửa lần 2
Mục đích: để loại bỏ tạp chất tan và không tan chứa bên trong tinh thể muối Quá trình làm sạch sẽ làm cho tính chất của nguyên liệu đạt yêu cầu của quy trình công nghệ sản xuất nhằm đảm bảo quy trình sản xuất được vận hành tốt và sản phẩm thu được có chất lượng đạt yêu cầu
Rửa muối có thể thực hiện bằng một trong các phương pháp sau: - Sử dụng máy rửa cánh khuấy
Hình 2-4: Máy rửa muối cánh khuấy
Đường kính thùng: ф1÷1,2 m Chiều cao: 1÷1,2 m
Chóp hình côn ở đáy α1 = 450Mặt lưới (sàng) nghiêng α2 = 300Máy khuấy: Trục khuấy cao 1/2 thùng Số vòng quay 500÷700 vòng/phút
Thao tác máy rửa muối cánh khuấy:
- Cho nước muối vào đầy thùng - Cho cánh khuấy hoạt động trong vòng 1 phút - Cho muối thô vào thùng
Đưa muối vào cách đầu trục khuấy 10 cm thì bắt đầu xả muối ra đồng thời mở nhỏ van
Trang 3020 cát và muối vụn sao cho tốc độ muối vào cân bằng với tốc độ muối ra - Sử dụng máng rửa hai đáy có vít xoắn vô tận nước và muối đi ngược chiều
Hình 2-5: Máng rửa muối hai đáy có vít xoắn vô tận nước muối đi ngược chiều
Điều chỉnh lưu lượng nước rửa cân bằng với lượng muối vào sao cho muối sau rửa có
độ sạch như mong muốn
*Ly tâm
-Mục đích: loại bỏ phần lớn lượng nước có trong muối sau khi rửa -Các biến đổi: trong quá trình ly tâm, yếu tố chủ yếu tác dộng lên nguyên liệu là tác động của lực cơ học (lực ly tâm) Vì vậy, ngoài sự tách pha, các biển đổi khác trong quá trình thường không đáng kể Sự tách pha trong quá trình ly tâm sẽ dẫn đến sự thay đổi về các tính chất hóa lý trong mỗi pha như độ nhớt, tỷ trọng, độ đục,…
-Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly tâm phổ biến như: độ nhớt, độ chênh lệch khối lượng riêng, nhiệt độ, vận tốc ly tâm, bán kính ly tâm, thời gian lưu,…
-Chuyển muối lên xyclôn thuỷ vào máy ly tâm liên tục để vắt nước Khi ra khỏi máy ly tâm, thì muối được chuyển sang công đoạn sấy khô
Trang 31Hình 2-6: Nhà máy sấy khí thổi muối bột
- Quá trình sấy được thực hiện trong trạng thái khí động, các hạt nguyên liệu bị lôi cuốn theo dòng tác nhân sấy Do đó, sự trao đổi nhiệt và ẩm được tăng cường, thời gian sấy nhanh Trong phương pháp này, nguyên liệu phải ở dạng hạt min Kích thước hạt nguyên liệu càng nhỏ thì quá trình sấy diễn ra càng nhanh[9]
- Nguyên liệu được nạp vào thiết bị theo cửa (3) và được dòng tác nhân sấy lôi cuốn trong ống (4) theo hướng từ dưới lên Sau đó hỗn hợp nguyên liệu và tác nhân sấy sẽ chuyển động theo hướng từ trên xuống và tại cyclone (5), nguyên liệu được tháo ra ngoài theo cửa đáy, các dòng tác nhân sấy sẽ đi qua bộ phận lọc (6) để tận thu sản phẩm và thoát ra ngoài theo hướng đi lên [9]
Hình 2-7: Thiết bị sấy khí thổi
(1.Quạt thổi; 2.Caloriphe; 3.Cửa nạp nguyên liệu; 4.ống sấy 5.Cyclone; 6 Bộ phận lọc khí thải)
Trang 3222 Sau khi muối qua công đoạn sấy thì sản phẩm đã được gọi là muối tinh có độ khô cao Để đa dạng hoá sản phẩm người ta có thể bổ sung thêm những nguyên liệu khác nhau tuỳ theo mục đích và ý đồ của nhà sản xuất, để nguyên liệu bổ sung thêm phân bố đều trong muối người ta thường dùng phương pháp phun - trộn Tiếp theo, muối tinh hoặc muối đã bổ sung nguyên liệu được đưa qua bộ phận cân và đóng gói sản phẩm
*Vật liệu bị mất độ ẩm và không khí nóng hấp thụ Nhiệt độ của không khí giảm trong khi độ ẩm của nó tăng lên
• Quá trình tách sản phẩm khô và không khí diễn ra trong xyclon Bột được xả ra khỏi xyclon thông qua các van xả
• Các hạt mịn thoát ra khỏi xyclon bị giữ lại bởi bộ lọc túi • Không khí đi ra từ bộ lọc túi không có bụi và phù hợp với các chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm
-Vật liệu ướt được phân tán thành một luồng không khí được làm nóng (hoặc khí) dẫn nó qua một ống sấy Sử dụng nhiệt từ luồng không khí, vật liệu khô khi được truyền tải Sản phẩm được phân tách bằng lốc và / hoặc bộ lọc túi Thông thường, lốc xoáy được theo sau bởi máy lọc hoặc túi lọc để làm sạch lần cuối cùng của khí thải để đáp ứng các yêu cầu phát thải hiện hành
-Để có hiệu suất nhiệt cao hơn nữa và khi cần trơ hóa, có thể sử dụng tái chế khí thải Cấu hình tái chế khí một phần (PGR) này có thể được thực hiện trên tất cả các hệ thống làm khô luồng khí của chúng tôi cũng như được trang bị thêm trên các hoạt động sấy hiện có của khách hàng
-Máy sấy nhanh đã được sử dụng để sấy các sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm nông sản, hóa chất, khoáng sản Có thể chế biến nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bao gồm bột, bánh, hạt, mảnh, bột nhão, gel và bùn Đối với bùn, bột nhão
Trang 3323 hoặc vật liệu dính, cần phải trộn ngược thức ăn ướt với một phần sản phẩm khô để tạo ra vật liệu được điều hòa thích hợp
Bản vẽ quy trình công nghệ
Hình 2-8: Quy trình công nghệ Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ
Muối thô sau khi được băng tải chuyển đến các công đoạn rửa, nghiền, róc nước và ly tâm thì được tiếp tục quá trình sấy để loại bỏ ẩm Ở giai đoạn sấy, không khí sạch có nhiệt độ khoảng 27,70C được quạt đẩy hút thổi vào calorife Tại đây không khí thực hiện trao đổi nhiệt với hơi nước bão hòa làm tăng nhiệt độ đến 1400C Sau đó không khí đưa vào ống nhập liệu
Trang 3424 Độ ẩm muối bột ban đầu khoảng 20%, được hệ thống vận chuyển băng tải đến vít tải nhập liệu, vào ống nhập liệu Dùng vít tải liên tục không liền trục, ở đoạn đầu dùng cánh xoắn có dạng lá có tác dụng đánh tơi Vật liệu hòa trộn với không khí sạch đã được calorife gia nhiệt tại đoạn nhập liệu Dòng khí thổi sẽ thổi vật liệu đã đánh tơi đi vào ống sấy, đi từ dưới lên thực hiện quá trình sấy Vật liệu có kích thước lớn sẽ bị rớt xuống đoạn rơi
Vật liệu được dòng khí nóng vận chuyển sẽ thực hiện quá trình truyền nhiệt, truyền khối với không khí nóng và tách ẩm Đi hết chiều dài ống sấy (cũng là thời gian sấy) là 6h Sản phẩm (muối bột đã được tách ẩm) được đưa vào hệ thống cyclon để lọc bụi và thu hồi sản phẩm Muối bột thành phẩm được tách khỏi dòng khí, rơi xuống đáy cyclon và vào bộ phận chứa sản phẩm Sau đó được làm nguội để tránh hút ẩm trở lại rồi được băng tải vít xoắn vận chuyển đến hệ thống bao gói
Còn khí thải từ cyclon được quạt hút ra ngoài
Trang 3525
PHẦN 3 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Các thông số bạn đầu 3.1.1 Vật liệu sấy
Năng suất sấy (theo vật liệu): G1=510 (kg/mẻ) Mà thời gian sấy là 6h => G1= 510
6 = 85 (kg/h) - Độ ẩm muối bột ban đầu w1= 20% (kg ẩm/kg vật liệu ướt) - Độ ẩm sau sấy w2= 12% (kg ẩm/kg vật liệu ướt)
- Đường kính trung bình của khối hạt: dtb = 0,68.10-3 0,95.10-3 (m) [5]
-Khối lượng riêng của muối : r= 10001400 (kg/m3) [1] ρh đầu = 1143,96 (kg/m3 ) ứng với độ ẩm w1 =20 %
ρh cuối= 1082,45 (kg/m3 ) ứng với độ ẩm w2 = 12% => 𝜌ℎ = 1113,2 (kg/m3 )
- Tỉ trọng δ = 2,16 (g/cm3) -Nhiệt dung riêng (vật liệu khô): Ckhô = 0,712 (kJ/kg.k) - Nhiệt độ vào: θ1 = 27,7oC
Trong đó:
- G1, G2: Lượng vật liệu trước và sau khi vào máy sấy (kg/h) - w1, w2 : độ ẩm vật liệu trước và sau khi sấy (kg ẩm/kg vật liệu ướt) - dtb: đường kính trung bình (m)
- ρh: Khối lượng riêng của hạt (kg/m3 ) - ρk: Khối lượng riêng của không khí (kg/m3 )
3.1.2 Tác nhân sấy
- Do vật liệu sấy là muối, sau khi sấy cần phải có độ tinh trắng nên trọn tác nhân sấy là không khí, nó không gây đen hay bẩn sản phẩm
*Sấy lý thuyết
Trang 3626 - Trạng thái không khí ngoài trời được biểu diễn bằng trạng thái A, Xác định bằng cặp thông số (t0; φ0 ) Do vật liệu sấy là muối có thể thu hoạch từ nước biển Vì vậy, ta chọn trạng thái A theo giá trị nhiệt độ và độ ẩm trung bình của Ninh Thuận
- Không khí được đưa vào Caloriphe và được đốt nóng đẳng áp đến trạng thái B Điểm B là điểm nhiệt độ sấy sao cho nguyên liệu sấy không bị cháy Trạng thái B cũng là trạng thái của tác nhân sấy và thùng sấy Ta chọn t1 = 1400C tại điểm B
- Không khí ở trạng thái B được đưa vào thiết bị sấy để thực hiện quá trình sấy lý thuyết (I1=I2) Trạng thái đầu ra thiết bị sấy là C (t2; φ2) Nhiệt độ ra khỏi thiết bị sấy t2 tùy chọn sao cho tổn thất nhiệt độ do tác nhân sấy mang đi là bé nhất, nhưng phải tránh hiện tượng đọng sương, nghĩa là tránh cho trạng thái C nằm trên đường bão hòa Đồng thời độ chứa ẩm của tác nhân sấy tại C phải nhỏ hơn độ ẩm cân bằng của vật liệu sấy tại điểm đó để vật liệu sấy không hút ẩm trở lại
- Khối lượng riêng của không khí: ρk = 1173 (kg/m3) [3]
- Nhiệt độ môi trường (tại Ninh Thuận) t0 = 27,7oC φ0 = 71 % - Nhiệt độ không khí vào thiết bị sấy: t1 = 140 C (lựa chọn) - Nhiệt độ ra khỏi thiết bị sấy là t2= 750C
*Tra các thông số (Pb, d, I, φ) theo đồ thị I-d hoặc tính theo các công thức sau:[2,6]
𝑃𝑏 = 𝑒𝑥𝑝( 12 − 4026,42
235,5 + 𝑡(𝑏𝑎𝑟) 𝑑 = 0,621 × 𝜙 × 𝑃𝑏
𝐵 − 𝜙 × 𝑃𝑏𝐼 = 1,004 × 𝑡 + 𝑑 × (2500 + 1,842 × 𝑡)
𝑃𝑏 × (0,621 + 𝑑)