TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THỰC PHẨMĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY THÁP DÙNG KHÔNG KHÍ NÓNG, SẤY BẮP HẠT, NĂNG SUẤT THIẾT BỊ LÀ 5500 KG/MẺ
GVHD: Phan Thế DuySinh viên thực hiện:
TP HỒ CHÍ MINH, 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THỰC PHẨMĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY THÁP DÙNG KHÔNG KHÍ NÓNG, SẤY BẮP HẠT, NĂNG SUẤT THIẾT BỊ LÀ 5500 KG/MẺ
GVHD: Phan Thế DuySinh viên thực hiện:
TP HỒ CHÍ MINH, 2022
Trang 3PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Trang 4BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài báo cáo là do nhóm thực hiện Cáckết quả và các kết luận trong bài báo cáo này là trung thực, không sao chép từ bất cứmột nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đãđược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo yêu cầu
Tác giả bài báo cáo
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trang 6Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy/Cô, Anh/Chị và các bạn tại Trường Đại họcCông nghiệp Thực phẩm TP HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợitrong suốt thời gian chúng tôi thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
Trang 7MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ i
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
1.1.3 Phân loại ngô 4
1.1.4 Cấu tạo và thành phần hóa học của hạt ngô 5
1.2 Tổng quan về phương pháp sấy 6
1.2.1 Khái niệm chung 6
1.2.2 Phân loại quá trình sấy 7
2.3 Tính cân bằng năng lượng quá trình sấy lý thuyết 23
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN NHIỆT THIẾT BỊ SẤY THÁP 25
3.1 Tính cân bằng ẩm cho từng vùng 25
3.1.1 Chọn độ ẩm vật liệu sấy tương ứng cho các vùng: 25
3.1.2 Ta xác định lượng ẩm chứa sau quá trình sấy vùng sấy là d2n và φ 2 n (rakhỏi vùng sấy lý thuyết) 25
3.2 Tính toán các tổn thất nhiệt 27
3.2.1 Tổn thất nhiệt do VLS mang đi 27
3.2.2 Tổn thất nhiệt qua cơ cấu bao che 27
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Hình ảnh ngô 3
Hình 2: Cấu tạo hạt ngô 5
Hình 3: Cấu tạo thiết bị sấy hầm 9
Hình 4: Cấu tạo thiết bị sấy khí thổi 10
Hình 5: Cấu tạo thiết bị sấy tầng sôi 11
Hình 6: Cấu tạo thiết bị sấy tầng sôi 13
Hình 7: Cấu tạo thiết bị sấy phun 14
Hình 8: Thiết bị sấy tháp 15
Hình 9: Đồ thị H-x của không khí ẩm 23
Hình 10: Kích thước của kênh dẫn và kênh thải 32
Trang 10DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Thành phần hóa học các bộ phận của hạt 6Bảng 2 Thông số trạng thái của tác nhân sấy trong quá trình sấy lý thuyết 22
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 12MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Bắp là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo Ởcác nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng bắp làm lương thựcchính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lí và tập quán từng nơi
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây bắp đã được đưa vào sảnxuất cách đây 300 năm Cây bắp có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây lương thực ởcác tỉnh trung du miền núi, do ở đây nhiều dân tộc đã sử dụng bắp như một loại lươngthực chính, diện tích trồng bắp ở Việt Nam chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây lúa nước.Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiếnbộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây bắp đã có những những tăng trưởng đáng kể vềdiện tích, năng suất và sản lượng
Ở Việt Nam, bắp là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chấttinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ bắp, bắp còn là thức ăn xanh và ủ chua lítưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa Gần đây cây bắp còn là cây thực phẩm; ngườita dùng bắp bao tử làm rau cao cấp vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao; bắpnếp, bắp đường (bắp ngọt) được dùng làm quả ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộplàm thực phẩm xuất khẩu Bắp còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực -thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucôzơ, bánhkẹo… Trong y dược bắp được dùng để trị áp huyết, râu bắp được dùng để làm thuốc
Cùng với tấm quan trọng của của cây bắp, thì kỹ thuật thực phẩm không kémphần quan trọng trong đó sấy là một trong các công đoạn quan trọng trong công nghệsau thu hoạch Thực tế cho thấy nếu phơi khô hoặc sấy không kịp nông sản có thể bịmất mát do ẩm mốc và biến chất (chiếm 10 – 20%, đối với một vài loại có thể lên đến40 – 50%) Ngoài ra sấy còn là một trong những quá trình công nghệ quan trọng trongchế biến nông sản thành thương phẩm
Trong quá trình sấy người ta có thể sử dụng nhiều phương thức sấy khác nhau.Ở đồ án này chúng em xin trình bày phương pháp sấy khô bắp bằng hệ thống sấy thápvới tác nhân sấy là không khí nóng
Trang 13Nhiệm vụ của Đồ án này là Thiết kế hệ thống sấy tháp dùng không khí nóng, sấybắp hạt, năng suất thiết bị là 5500 kg/mẻ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đồ ánthiết kế này không tránh khỏi những sai xót, rất mong quý thầy cô có thể góp ý và chỉdẫn để bản Đồ án có thể được hoàn thành tốt hơn
Mục tiêu đề tài- Tìm hiểu rõ về nguyên liệu sấy hạt bắp
- Tìm hiểu phương pháp sấy tháp- Xây dựng được một hệ thống sấy tháp hoàn chỉnh, vẽ được sơ đồ hệ thống và cấutạo của tháp sấy, tìm hiểu các thông số kĩ thuật, thiết bị, tính cân bằng vật chất và cânbằng nằng lượng
Ý nghĩa của đề tài
Trang 14- Họ (familia): Hòa thảo (Poaceae)- Chi (genus): Maydeae
- Loài (species): Zea mays L., Z.mexicana L, Z.perrenis L - Danh pháp hai phần:Zea mays L spp Mays
Họ Hòa thảo hay Họ Lúa là một họ thực vật một lá mầm (lớp Monocots =Liliopsida), với danh pháp khoa học là Poaceae, còn được biết dưới danh pháp khác làGramineae
Chi Cỏ ngô là một nhóm các loài cỏ lớn với danh pháp khoa học Zea, được tìmthấy tại México, Guatemala và Nicaragua Trong chi Zea có 3 loài được coi là phổ
biến nhất là: Zea mays L., Zea mexican L., Zea perrenis L.Trong đó chỉ có loài Zea mays là loài duy nhất được loài người gieo trồng làm
lương thực cho người và cho gia súc, 2 loài còn lại được coi là cỏ- cỏ ngô
Hình 1 Hình ảnh ngô
1.1.2 Đặc điểm sinh học
Thân cây ngô trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp nối (cácmấu hay mắt) có thể có cách nhau khoảng 20 - 30cm Ngô có hình thái phát triển rất
Trang 15khác biệt, các lá hình mũi mác rộng bản, dài 50 - 100 cm và rộng 5 - 10 cm; thân câythẳng, thông thường cao 2 - 3m, với các lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn Dưới các lánày và ôm sát thân cây là các bắp Khi còn non chúng dài ra khoảng 3 cm mỗi ngày.Từ các đốt ở phía dưới sinh ra một số rễ.
Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một sốlớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khixuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô Râu ngô là cácnúm nhụy thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đóchuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng Khi được gieo trồng để làm cỏ ủ chuacho gia súc thì người ta gieo hạt dày đặc hơn và thu hoạch khi cây ngô bắt đầu xuấthiện các bắp non, do vậy tỷ lệ bắp là thấp Một vài giống ngô cũng được tạo ra với tỷlệ bắp non cao hơn với mục đích tạo nguồn cung cấp các loại "ngô bao tử" được sửdụng trong ẩm thực của một số quốc gia tại châu Á
Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, đượcgọi là cờ ngô Mỗi râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt ngô trên bắp.Các bắp ngô non có thể dùng làm rau ăn với toàn bộ lõi và râu, nhưng khi bắp đã già(thường là vài tháng sau khi trổ hoa) thì lõi ngô trở nên cứng và râu thì khô đi nênkhông ăn được Vào cuối mỗi vụ mùa, các hạt ngô cũng khô và cứng, rất khó ăn nếukhông được làm mềm bằng cách luộc Các kỹ thuật hiện đại trong trồng trọt tại cácnước phát triển thông thường dựa trên việc gieo hạt dày hơn, tạo ra trung bình khoảng0,9 bắp
1.1.3 Phân loại ngô
Từ loài Zea mays L, dựa vào cấu trúc nội nhũ của hạt được phân thành các loài
phụ Những loài phụ chính bao gồm:
Ngô đá (Zea mays L subsp Indurata sturt) có dạng hạt khá tròn, đỉnh hạt tròn và
nhẵn, màu hạt rất đa dạng từ trắng đến đen hoặc với những vạch màu khác nhau; màycó màu trắng hoặc màu tím đỏ Ngô đá có tỉ lệ nội nhũ sừng cao, có chất lượng dinhdưỡng tốt, đồng bào thiểu số dùng nấu mèn mén làm lương thực chính
Ngô răng ngựa (Zea mays L subsp indentata sturt) có dạng hạt khá dài, dẹt, đỉnh
hạt lõm, nhăn tạo thành răng ngựa Ngô răng ngựa có tiềm năng năng suất cao, hạt cótỉ lệ nội nhũ bột cao, chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi
Trang 16Ngô đường (Zea mays L subsp Saccharata sturt) có dạng hạt dẹt nhăn, đỉnh hạt
lõm, có màu hạt đa dạng từ trắng đến tím, màu mày trắng và tím đỏ Ngô đường chỉ sửdụng ăn tươi dưới dạng luộc hoặc đóng hộp cho nấu súp hoặc chao dầu
Ngô nếp (Zea mays L subsp Ceratina kuleash) có dạng hạt tròn nhẵn, có màu
hạt vàng, trắng đục hoặc tím, màu mày chủ yếu là trắng Ngô nếp có tính dẻo thơm,được sử dụng chính dưới dạng ngô luộc, nướng Tiềm năng năng suất thấp
Ngô nổ (Zea mays L subsp Everta sturt) có hạt nhỏ, tròn hoặc nhọn ở hai đầu,
có màu hạt trắng, vàng, tím, tím đỏ và màu mày trắng Ngô nổ năng suất rất thấp songchất lượng dinh dưỡng cao, thường được dùng để rang, làm bỏng hoặc bột dinh dưỡng
Ngô bột (Zea mays L.subsp amylacea sturt) có hạt to, dẹt, màu trắng đục, vàng
nhạt, có mày trắng Ngô bột chủ yếu gieo trồng ở các vùng nhiệt đới cao Trung Mỹ Hiện tại, Việt Nam không có ngô bột
Ngô bọc (Zea mays L.subsp tunecata sturt) có hạt được bọc bởi mày phát triển
như lá bi Ngô bọc không có ý nghĩa về kinh tế, chỉ có ý nghĩa về mặt tiến hóa ditruyền Ngô bọc còn được lưu giữ trong quỹ gen ở một số nước, đặc biệt là ở châu Mỹ
1.1.4 Cấu tạo và thành phần hóa học của hạt ngô
Hạt ngô gồm các bộ phận chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, phôi nhũ và mũ hạt,phía dưới dưới của hạt còn có gốc hạt gắn liền với lõi ngô (Hình )
Hình 2: Cấu tạo hạt ngô
Trang 17Vỏ hạt bao bọc xung quanh hạt là một màng nhân, màu trắng, đỏ hoặc vàng tùytheo giống.
Lớp alơron nằm sau tầng vỏ bao bọc lấy phôi nhũ và phôi.Phôi nhũ là bộ phận chính của hạt chủ yếu chứa tinh bột và các chất có giá trịdinh dưỡng cao Tinh bột trong phôi nhũ chia thành tinh bột mềm (tinh bột), tinh bộtcứng (tinh bột sừng hay tinh bột pha lê)
Phôi gồm có ngù (phần ngăn cách giữa phôi nhũ và phôi), phần chính của phôigồm: lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm Trong 4 thành phần này, lá mầmthường phát triển rõ rệt Phôi ngô lớn thường chiếm khoảng 8 – 15% trọng lượng hạt,bao quanh phôi còn có lớp tế bào xốp giúp cho việc vận chuyển hơi nước từ ngoài vàotrong hạt (và ngược lại) được nhanh chóng Tỷ lệ và trọng lượng so với toàn hạt củacác bộ phận trong hạt ngô như sau: vỏ hạt (6 – 9%), tầng alơron (6 – 8%), phôi nhũ(70 – 85%), phôi (8 – 15%) Ngô cũng là loại hạt kép có nhiều tinh bột, phôi nhũ chứa70 – 78% trọng lượng hạt với giá trị dinh dưỡng khá cao so với gạo
Bảng 1 Thành phần hóa học các bộ phận của hạt
Các phần củahạt
Chất đạm (%) Chất béo (%) Tro (%) Tinh bột (%)
1.2 Tổng quan về phương phápsấy
1.2.1 Khái niệm chung
Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp nhiệt cho ẩm bayhơi.Nhiệt được cung cấp cho vật liệu bằng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc năng lượng
Trang 18điện trường có tần số cao.
Mục đích: quá trình sấy là làm giảm khối lượng của vật liệu, tăng độ bền và bảo
quản được tốt Sấy là một phương pháp bảo quản thực phẩm đơn giản, an toàn và dễdàng Sấy làm giảm độ ẩm của thực phẩm đến mức cần thiết ở đó vi khuẩn, nấm mốcvà nấm men bị ức chế hoặc không phát triển và hoạt động được, giảm hoạt động cácenzyme, giảm kích thước và trọng lượng của sản phẩm
Bản chất: sấy là quá trình khuyếch tán: Bao gồm quá trình khuyếch tán ẩm từ
bên trong ra lớp bề mặt bên ngoài của vật liệu và quá trình chuyển hơi nước từ bề mặtngoài vật liệu ra môi trường xung quanh
1.2.2 Phân loại quá trình sấy
Quá trình sấy được khảo sát về hai mặt: Tĩnh lực học và động lực học- Trong tĩnh lực học: Sẽ xác định được mối quan hệ giữa các thông số đầu và cuốicủa vật liệu sấy và của tác nhân sấy dựa trên phương trình cân bằng vật chất và nănglượng Từ đó xác định được thành phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và lượng nhiệt cầnthiết
- Trong động lực học: Sẽ khảo sát mối quan hệ giữa sự biến thiên của độ ẩm vậtliệu với thời gian và các thông số của quá trình Ví dụ như tính chất và cấu trúc của vậtliệu, kích thước vật liệu, các điều kiện thủy động lực học của tác nhân sấy, Từ đó xácđịnh được chế độ sấy, tốc độ sấy và thời gian sấy thích hợp
Người ta phân biệt có 2 hình thức sấy- Sấy tự nhiên (Phơi khô): Sấy tự nhiên được tiến hành ngoài trời, phương phápnày thời gian sấy dài, khó điều chỉnh quá trình, độ ẩm cuối của vật liệu còn khá lớn,nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta Đây là một trong nhữngphương pháp sấy khô đầu tiên được nhân loại sử dụng nhưng nó vẫn duy trì vị thế củamình trong nhiều thế kỷ Gần đây nó đang lấy lại một số ưu điểm vì lý do hiện đại,nhờ vậy mà trong công nghiệp người ta thường dùng các thiết bị sấy
- Sấy nhân tạo (Sấy bằng thiết bị): Là quá trình sấy có sự cung cấp nhiệt lượng từbên ngoài, nghĩa là phải dùng đến tác nhân sấy được gia nhiệt như khói nóng, khôngkhí nóng hoặc hơi,… Các loại tác nhân này được hút ra khỏi thiết bị sau khi sấy xong.Sấy nhân tạo nhanh và độ ẩm vật liệu sau khi sấy nhỏ hơn nhiều so với sấy tự nhiên.Phương pháp duy nhất tách được các loại ẩm trong vật liệu là phương pháp sấy bằngnhiệt Sấy nhân tạo bằng nhiệt có thể chia ra các loại:
Trang 19+ Sấy đối lưu: Nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là nhiệt truyền từ môi chất sấyđến vật liệu sấy bằng cách truyền nhiệt đối lưu Đây là phương pháp được dùngrộng rãi cho sấy hoa quả và sấy hạt.
+ Sấy bức xạ: Tiến hành bằng cách chiếu tia hồng ngoại vào sản phẩm Nguồn nhiệtcung cấp cho quá trình sấy là thực hiện bằng bức xạ từ một bề mặt nào đó đến vậtsấy, có thể dùng bức xạ thường, bức xạ hồng ngoại Nhược điểm phương pháp nàylà tiêu hao năng lượng lớn
+ Sấy tiếp xúc: Nguồn cung cấp nhiệt cho vật sấy bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp vậtsấy với bề mặt nguồn nhiệt
+ Sấy thăng hoa: Được thực hiện bằng làm lạnh vật sấy đồng thời hút chân không đểcho vật sấy đạt đến trạng thái thăng hoa của nước, nước thoát ra khỏi vật sấy nhờquá trình thăng hoa
+ Sấy bằng điện trường dòng cao tần: Nguồn nhiệt cung cấp cho vật sấy nhờ dòngđiện cao tần tạo nên điện trường cao tần trong vật sấy làm vật nóng lên
+ Sấy tầng sôi: Vật liệu sấy tiếp xúc trực tiếp với tác nhân sấy, nguồn nhiệt từ khôngkhí nóng nhờ quạt thổi vào buồng sấy đủ mạnh, sau một thời gian nhất định sẽ sấykhô và được tháo ra ngoài
Do điều kiện sấy trong mỗi trường hợp sấy rất khác nhau nên có nhiều kiểu thiếtbị sấy khác nhau, vì vậy có nhiều cách phân loại thiết bị sấy
- Dựa vào tác nhân sấy: Thiết bị sấy bằng không khí hoặc thiết bị sấy bằng khói lò.Ngoài ra còn có các thiết bị sấy bằng phương pháp đặc biệt như sấy thăng hoa, sấybằng tia hồng ngoại hay bằng đòng điện cao tần
- Dựa vào chiều chuyền động của tác nhân sấy và vật liệu sấy: Cùng chiều, nghịchchiều và giao chiều
- Dựa vào phương thức làm việc: Sấy liên tục hay sấy gián đoạn.- Dựa vào áp suất làm việc: Thiết bị sấy chân không, thiết bị sấy ở áp suất thường.- Dựa vào phương pháp cung cấp nhiệt cho quá trình sấy: Thiết bị sấy tiếp xúc,hoặc thiết bị sấy đối lưu, thiết bị sấy bức xạ,
- Dựa vào cấu tạo thiết bị: Phòng sấy, hầm sây, sấy băng tải, sấy trục, sấy thùngquay, sấy phun, sấy tầng sôi,
Phân loại các phương pháp làm khô vật liệu, tuỳ theo tính chất và độ ẩm của vậtliệu, cùng với yêu cầu và mức độ của vật liệu sau khi làm khô ta có thể có các phươngpháp sấy sau:
Trang 20- Phương pháp cơ học: Dùng máy ép, lọc, ly tâm,… Để tách nước ra khỏi vật liệu.Phương pháp này chỉ dùng để tách sơ bộ nước ra khỏi vật liệu (ví dụ: Như ly tâmđường trước khi sấy,…).
- Phương pháp hoá học: Dùng hoá chất để hút nước trong vật liệu, phương phápnày đắt tiền, không kinh tế nên ít dùng
- Phương pháp nhiệt: Dùng nhiệt làm bốc hơi nước trong vật liệu, phương phápnày được sử dụng rộng rãi vì tách nước khá triệt để
Phân loại theo tính chất xử lý vật liệu ẩm qua buồng sấy: - Sấy mẻ: Vật liệu đứng yên hoặc chuyển động qua buồng sấy nhiều lần, đến khihoàn tất sẽ được tháo ra
- Sấy liên tục: Vật liệu được cung cấp liên tục và sự chuyển động của vật liệu ẩmqua buồng sấy cũng xảy ra liên tục
1.2.3 Thiết bị sấy:1.2.3.1 Thiết bị sấy hầm
Cấu tạo
Hình 3: Cấu tạo thiết bị sấy hầmTrong đó :
1 Hầm sấy2 Xe goong3 Buồng đốt 4 Quạt
5 Cửa hầm
Trang 211.2.3.2 Thiết bị sấy khí thổi
Cấu tạo
Hình 4: Cấu tạo thiết bị sấy khí thổiTrong đó:
1 Quạt thổi khí2 Buồng đốt3 Cơ cấu nhập liệu liên tục4 Phễu nhập liệu
5 Buồng sấy6 Cyclon thu hồi sản phẩm7 Cơ cấu tháo sản phẩm liên tục
Nguyên lý hoạt động:
Trang 22- Vật liệu sấy được cấp vào phễu 4, nhờ cơ cấu nhập liệu 3 cấp vào buồng sấy 5.- Tác nhân sấy được quạt 1 thổi qua caloriphe 2 được đun nóng đến nhiệt độ cầnthiết và đưa vào buồng sấy 5.
- Vật liệu sấy bị cuốn theo dòng tác nhân sấy chuyển động từ dưới lên, rồi rơi vàocyclon 6 để tách vật liệu sấy khỏi khí thải
Ưu điểm:
- Bề mặt tiếp xúc pha lớn.- Cường độ sấy cao.- Thời gian sấy ngắn nên có thể ở nhiệt độ cao.
Trang 234 Buồng sấy5 Cyclon thu hồi bụi6 Quạt hút
7 Ông tháo sản phẩm Nguyên lý hoạt động:
- Không khí được quạt 1 thổi qua buồng đốt 2 được đun nóng đến nhiệt độ cầnthiết rồi thổi vào phần dưới của buồng sấy 4.
- Vật liệu sấy qua bộ phận tnhập liệu 3 cấp liên tục và định lượng vào thiết bịsấy ở trạng thái lơ lửng.
- Những hạt vật liệu khô rơi vào ống tháo liệu 7 ra ngoài Khí thải được dẫn quathiết bị tách bụi cyclon và thải ra ngoài.
Ưu điểm:
- Năng suất lớn- Cường độ sấy cao và đồng đều- Cấu tạo đơn giản
- Có thể cơ khí hóa và tự động hóa hoàn toàn Nhược điểm:
- Khó điều chỉnh chế độ làm việc- Vật liệu dễ vỡ vụn, bụi
- Chỉ sấy được các vật liệu có kích thước và khối lượng riêng đồng đều- Tốn nhiều năng lượng
1.2.3.4 Thiết bị sấy thùng quay
Cấu tạo:
Trang 24Hình 6: Cấu tạo thiết bị sấy tầng sôiTrong đó:
1 Thùng sấy hình trụ2 Bánh răng lớn3 Bánh răng nhỏ4 Con lăng đỡ5 Quạt hút6 Cửa tháo sản phẩm7 Vít tải
8 Cyclon thu hồi bụi9 Buồng đốt
10 Phễu nhập liệu11 Cánh đảo Nguyên lý hoạt động:
Vật liệu sấy được nhập liệu qua phễu 10 rồi vào thùng ở đầu cao và được chuyểnđộng trong thùng nhờ các cánh đảo li Cách đảo vừa phân bố, vừa xáo trộn đều vật liệulàm vật liệu tiếp xúc với tác nhân sấy tốt hơn Vật liệu chuyển động đến cuối thùng sấythì khô và được đưa ra ngoài qua cửa 6 và vít tải 7
Thùng sấy thường quay với tốc độ từ 1 + 10vòng/phút, làm việc trong điều kiện
Trang 25áp suất khí quyển.Tác nhân sấy (không khí nóng, khói lò, ) từ ngoài vào buồng đốt 9 được gianhiệt đến nhiệt độ sấy rồi vào thùng sấy theo chiều song song cùng chiều hoặc ngượcchiều với vật liệu (thường là cùng chiều để tránh hiện tượng sấy quá khô) - Vận tốccủa nó đi trong thùng khoảng 2 : 3 m/s Sau khi thực hiện xong quá trình sấy, tác nhânđược cho qua cyclon 8 để giữa lại những hạt vật liệu bị kéo theo rồi được thải ra ngoài.
3 Vòi phun4 Buồng đốt5 cyclon thu hồi sản phẩm
Trang 266 Quạt7 Lưới lọc bụi Nguyên lý hoạt động:
Vật liệu sấy (dạng lỏng) được phun vào buồng sấy thông qua vòi phun 3 và đi từtrên xuống dưới tiếp xúc với tác nhân sấy Vật liệu sau khi khô được tách ra ngoàithông qua thiết bị thu hồi cyclon 5
Tác nhân sấy (thường là không khí) từ ngoài qua lưới lọc bụi 7, vào buồng đốt 4để đun tác nhân sấy lên nhiệt độ yêu cầu và thổi vào buồng sấy (thường cùng chiều vớivật liệu sấy) Sau khi thực hiện xong, tác nhân được đưa qua thiết bị cyclon và thải rangoài
1.2.3.6 Thiết bị sấy tháp
Hình 8: Thiết bị sấy thápMáy sấy tháp hay còn gọi là tháp sấy, là máy sấy có kiểu dáng cao như tòatháp Máy sấy có nhiều tầng, nông sản được đổ vào các tầng sau đó sấy khô rồi chuyểnvào kho bảo quản Máy sấy tháp có công suất sấy cực lớn, phù hợp với trang trại, nôngtrường lớn
Cấu tạo của máy sấy tháp:
Máy sấy tháp cấu tạo làm 3 phần chính: Thân máy, bộ phận gia nhiệt và bộ phậnđiều chỉnh hướng gió