Ví dụ về nguyên tắc quản lý hiệu quả: Nếu một công ty kinh doanh sôcôla và cocktail được coi là nền kinh tế, nếu một đồuống cocktail có giá 5 đô la và một hộp sôcôla được bán với giá 3 đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
LOGISTIC VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
BÀI TẬP LỚNHỌC PHẦN: KHOA HỌC QUẢN LÝ – K62
Chủ đề: Nghiên cứu về nghiên tắc hiệu quả trong quản lý và ứng dụng
Nhóm: KENKEN TeamLớp: Logistic và quản lý chuỗi cung ứng 1Giáo viên bộ môn: Kiều Thị Hương Giang
Trang 3MỤC LỤC
1 Khái niệm & mục đích của nguyên tắc quản lý hiệu quả 1
2 Nội dung của nguyên tắc quản lý hiệu quả 1
3 Biểu hiện của nguyên tắc quản lý hiệu quả 3
4 Yêu cầu của doanh nghiệp và người quản lý 3
PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ 81 Công ty điện lực Đắk Lắk 8
a Giải pháp 8
b Phân tích tính hiệu quả 12
2 Vinamilk luôn tích cực trong việc thực hành các tiêu chí E-S-G .123 Việt Nam - UNICEF 17
Tài liệu tham khảo 20
Trang 4PHẦN 1: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ
1 Khái niệm & mục đích của nguyên tắc quản lý hiệu quả
Nguyên tắc quản lý là những luận điểm cơ bản, phản ánh tính quy luật của hoạtđộng quản lý, những luận điểm có tính chất định hướng và chỉ đạo hành động buộcnhà quản lý phải tuân theo nhằm đạt mục tiêu quản lý.Nói cách khác, nguyên tắcquản lý là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi, nhưng quan điểm cơbản chi phối mọi quá trình quản lý mà nhà quản lý phải tuân thủ
Nguyên tắc hiệu quả quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế,hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phảicó quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huốngkhác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, từ đó đề ra các quyết định tối ưu đểtạo ra các thành quả có lợi nhất cho hệ thống
Nói chung, mục đích nguyên tắc quản lý hiệu quả là đạt được kết quả cao nhấttrong phạm vi đạt được.
Ví dụ về nguyên tắc quản lý hiệu quả: Nếu một công ty kinh doanh sôcôla và cocktail được coi là nền kinh tế, nếu một đồuống cocktail có giá 5 đô la và một hộp sôcôla được bán với giá 3 đô la, thì theonguyên tắc hiệu quả, việc bán những hàng hóa này chỉ mang lại lợi ích tối đa choxã hội, khi lợi ích cận biên do hiệu quả phân bổ bằng với chi phí sản xuất biên.Nếu sản xuất 10 ly cocktail và 15 hộp bánh quy có giá 95 đô la, thì sản lượng củadoanh nghiệp này phải được kết hợp theo nguyên tắc hiệu quả bằng hiện vật, nghĩalà nó phải đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất có thể và cũng là lợi ích lớn nhấtcó thể xã hội
2 Nội dung của nguyên tắc quản lý hiệu quả
Nguyên tắc hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúngđắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi íchchung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó đề ra các quyết định tối ưunhằm tạo ra thành quả có lợi nhất cho hệ thống.
Trang 5Người quản lý (cán bộ quản lý) là một trong những nhân tố quyết định mọi thànhcông trong hoạt động của một tổ chức và của chiến lược phát triển của tổ chức đó Người quản lý là người đề ra mục tiêu và tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua cáccộng sự Do đó, yêu cầu người quản lý phải có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm,linh hoạt, khả năng quan sát nắm các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chứchệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả Người quản lý phải biết phân công, tổchức lao động, có khả năng “dùng người” Ngoài ra, nhà quản lý còn phải xử lý tốtmối quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống.
Người quản lý phải có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiênđịnh, nắm vững đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước, có khảnăng tự đánh giá công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theotiêu chuẩn chính trị, biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của cácthành viên, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia hoạt động
Có mối quan hệ hữu cơ với tiết kiệm, để mang lại hiệu quả và để có hiệu quả thìcần tiết kiệm Điều này có nghĩa với một cơ sở vật chất kỹ thuật, một lực lượng laođộng hiện có cần đạt được kết quả hoạt động cao nhất hoặc để đạt được một kếtquả nhất định trong hoạt động thì chi phí là thấp nhất.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh, bên cạnh việccần môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng với sự đồng hành của cơ quan,chính quyền các cấp trong cắt giảm chi phí đầu vào thì bản thân mỗi doanh nghiệpcần có giải pháp cắt giảm chi phí trong hoạt động của mình Làm thế nào để tiếtgiảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh là vấn đề không mới nhưngluôn đòi hỏi cần có câu trả lời mới đối với các doanh nghiệp
Tuy nhiên, không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng biết cắt giảm chi phí saocho hiệu quả Một số doanh nghiệp tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số kháclại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất Những cách làm này có tác động trong ngắnhạn và gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài của doanh nghiệp Cách nhậnđịnh đúng đắn về cắt giảm chi phí là hãy nhắm đến các năng lực hoạt động cầnthiết và đầu tư vào những năng lực nào chắc chắn sẽ mang đến lợi thế trong tiếpcận nhóm khách hàng doanh nghiệp quan tâm nhất Nếu doanh nghiệp cắt giảm chiphí mà không nghiên cứu cụ thể về chiến lược thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng mất lợithế cạnh tranh, còn nếu tập trung vào những mũi nhọn tiềm năng tương lai, thì việcgiảm chi phí sẽ là chất xúc tác để doanh nghiệp chuyển mình theo hướng mongđợi
Trang 6Đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh hàng ngày, quan trọng làphải nhận diện ra các loại chi phí, để đề ra biện pháp kiểm soát chi phí phù hợp vànên bỏ qua những chi phí không thuộc phạm vi kiểm soát của mình nếu không việckiểm soát sẽ không mang lại hiệu quả.
3 Biểu hiện của nguyên tắc quản lý hiệu quả
Có đường lối phát triển hệ thống đúng đắn, phù hợp. Thực hiện tiết kiệm trong các quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ
thống. Các công ty, tổ chức thực hiện tốt nguyên tắc hiệu quả thường có kết quả kinh
doanh vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược liên tục thay đổi để phù hợp với tình hình của thị trường và nội bộ tổ
chức, doanh nghiệp. Hệ thống hoạt động trơn tru, nhanh chóng và đạt kết quả tối ưu
4 Yêu cầu của doanh nghiệp và người quản lý
Để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức các nhà quản lý phải biết phối hợp tối ưunguồn lực Đó là sự kết hợp tối ưu, hiệu quả giữa người quản lý với người quản lý,giữa người quản lý với người bị quản lý, giữa các người bị quản lý và giữa nhânlực với các nguồn nhân lực khác
Để thực hiện nguyên tắc này nhà quản lý cũng như là doanh nghiệp cần sử dụngcác phương thức quản lý tiên tiến nhất mới đem lại hiệu quả cao nhất như: Phân công công việc, giao quyền một cách hợp lý, phù hợp
Phân công lao động thực chất là chia quá trình sản xuất thành các bộ phận khácnhau, bố trí lao động vào các bộ phận đó theo năng lực sở trường và ngành nghềmà người công nhân được đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng vị trí Phân cônglao động là cơ sở tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động
Trang 7Phân công lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: cơ cấu sản xuất, loại hìnhsản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật Do đó, khi phân công laođộng phải chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợp lý.
Ví dụ: trong sản xuất người ta dựa vào cấp bạc kỹ thuật để xác định mức độ phứctạp của công việc để bố trí lao động có cấp bậc tương ứng như công nhân bậc 1,bậc 2, bậc 3,…đến bậc 7
Sử dụng đúng sức lao động, tận dụng mọi nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn nhân lực là hoạt động tiếp theo của quá trình đào tạo và tuyển chọnnguồn nhân lực Do đó, việc đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực có ảnh hưởngrất lớn đến nguồn nhân lực Nếu như nguồn nhân lực được đào tạo tốt, nắm vữngchuyên môn nghề nghiệp thì việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao vàngược lại
Mac Milan và Schuller cho rằng “Tập trung vào các nguồn nhân lực của hãng sẽtạo ra được cơ hội đảm bảo chiến thắng đối thủ cạnh tranh” Sử dụng tốt nhấtnguồn nhân lực như là một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong việc nâng cao tínhnăng của tổ chức, là một chiều hướng mới trong quản lý hành vi tổ chức Nhưnglàm sao để các tổ chức có thể sử dụng các nguồn nhân lực như một vũ khí chiếnlược? Điều này đòi hỏi ở các nhà quản lý một khả năng tổ chức và có được tầmnhìn chiến lược
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác
Trang 8Những nguồn lực hướng tới việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển sẽ được chia rathành hai loại nguồn lực trong nước – nội lực và nguồn lực bên ngoài – ngoại lực Nguồn lực của một doanh nghiệp có rất nhiều, tuy nhiên sẽ có những nguồn lựccực kì quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nó để đẩy mạnh sựphát triển của doanh nghiệp:
Trang thiết bị phục vụ sản xuất: Trang thiết bị càng hiện đại thì càng tạo ra năngsuất và hiệu quả cao, hỗ trợ được con người tốt nhất và giảm bớt được sức laođộng của con người
Thị trường tiềm năng: Doanh nghiệp phải xác định được thị trường tiềm năng chosản phẩm và dịch vụ của mình Xác định càng chuẩn thì việc tiếp cận khách hàngcàng hiệu quả và đơn hàng sẽ nhanh chóng được chốt hơn
Quản lý nguồn tài chính tốt là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được cácmục tiêu đã đề ra trước đó Công ty cần phải tránh các tình huống thiếu vốn vìchúng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động ngắn hạn trong doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo phải xác định được đâu là những nguồn lực quan trọng và cách thứcphân bổ nguồn lực sao cho phù hợp, hiệu quả nhất đưa tới những lợi ích cao nhấtcho hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty mình
Ví dụ, ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ đã được thúc đẩy bởi làn sóng giacông bởi các công ty công nghệ ở phương Tây
Trang 9 Đầu tư có trọng điểm trong việc phát triển nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng lực tốt,được đào tạo cơ bản, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đấtnước, của thị trường lao động hiện nay Phát triển nguồn nhân lực chất lượng caođược xem là yếu tố nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng,bền vững, ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thời đại mới
Đối với doanh nghiệp việc đầu tư phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp, nâng cao tính ổn định và năng động của doanhnghiệp, tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp Giảiquyết các vấn đề tổ chức, nâng cao nguồn nhân lực có thể giúp các nhà quản trịgiải quyết được các mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa các công đoànvới các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanhnghiệp có hiệu quả
Đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của công việc
Đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ là cơ sở giúp doanhnghiệp cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Trang 10Công nghệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian bằng cách tối ưu hóa, tự độnghóa, đơn giản hóa quy trình hoạt động, thậm chí loại bỏ được một số công việc mànhân viên sẽ mất nhiều ngày để hoàn thành.
Đầu tư vào công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ hơnnữa trong tương lai Công nghệ giúp giải phóng thời gian cho các tác vụ thủ công,giúp dữ liệu an toàn hơn, thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài sẽ được cải thiện vàdoanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ
Một báo cáo cũng chứng minh rằng đầu tư vào CNTT có thể giúp doanh nghiệptăng năng suất lên 20% và những nhân viên dành 60-80% thời gian làm việc từ xacó mức độ tham gia làm việc cao nhất
Ví dụ: Về ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh: Đó là các hộp thoạiChatbots trên Website Thực tế, có 60% Millennials đã tương tác với một Chatbotít nhất một lần trong đời Khách hàng thời đại 4.0 ngày nay luôn mong đợi nhữngphản hồi, giải đáp và đáp ứng tất cả các thắc mắc và nhu cầu của họ ngay lập tức.Do đó, dự kiến thị trường Chatbot sẽ đạt 1,23 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025
Trang 11PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HIỆU
QUẢ
1 Công ty điện lực Đắk Lắk
Tiết kiệm điện và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đang là vấn đề cấp bách hàng đầucủa ngành điện Để thực hiện nhiệm vụ này, công ty điện lực Đắc Lắc đã thực hiệnhàng loạt giải pháp rất hiệu quả
a Giải pháp Tiết kiệm điện để đảm bảo cung ứng điện
Ông Lê Hoài Nhơn- PGĐ Công ty điện lực Đắc Lắc cho biết, là tỉnh vùng sâu vùngxa, trình độ dân trí người dân chưa cao nên nhận thức về tiết kiệm điện còn hạn chế Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng những loại máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu nên tiêu tốn điện năng lớn Hầu hết các doanh nghiệp không có hệ thống quản lý năng lượng và cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này, nguồn vốn đầu tư cho việc thay thế, cải tiến công nghệ rất hạn chế Để thực hiện chương trình tiết kiệm điện, công ty đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng phương án tuyên
truyền cụ thể, phùhợp với từng đốitượng nhằm nângcao nhận thức vềtiết kiệm điện đếntận người dân, nhấtlà vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa.Xe truyền thông lưuđộng của Công tycòn đi đến cáchuyện, thị xã, thành
Trang 12phố, những khu vực trung tâm, vùng đông dân cư và địa bàn mới có điện để phát tờrơi, tuyên truyền, cổ vũ thực hiện tiết kiệm điện
Công ty cũng làm việc trực tiếp với những doanh nghiệp sử dụng trên 100.000kWh/tháng, yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết tiết giảm 10%/tổng sản lượng điệnsử dụng Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc sử dụng điện của nhàhàng, khách sạn và các doanh nghiệp sản xuất lớn Tư vấn cho khách hàng tắt cácthiết bị, đèn chiếu sáng, bảng hiệu quảng cáo khi không có nhu cầu sử dụng; hạnchế đến mức thấp nhất việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn như máy điềuhoà, bình nước nóng, máy bơm nước, bàn là điện … trong giờ cao điểm Công tycũng đã lập kế hoạch cung ứng điện tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk phê duyệt để thực hiện việc tiết giảm điện trong trường hợp thiếu nguồn hoặcvượt quá mức phân bổ sản lượng của EVNCPC, đảm bảo theo nguyên tắc luânphiên, công bằng, hài hòa giữa nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhândân Nhờ vậy, năm 2010, công ty đã tiết kiệm được 7,8 triệu kWh, đạt 100% chỉtiêu EVN CPC giao Từ đầu mùa khô 2010 đến nay, mặc dù sản lượng điện đượcphân bổ hạn chế nhưng nhờ việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nên công tyvẫn đảm bảo cung điện cho sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm ít nhất mỗinăm là 1% điện thương phẩm
Giảm thất thoát điện: gắn trách nhiệm đến từng người
Công ty Điện lực Đắk Lắk hiện có 13 trạm trung gian, công suất 94 MVA, 3.520km đường dây trung áp, 2.693 trạm biến áp phụ tải, 3.861 đường dây hạ áp Trongnăm 2010, sản lượng điện sản xuất là 855,5 triệu kWh, đạt 110% kế hoạch, tỷ lệtổn thất điện năng đạt 7,56%, giảm 0,33% so với năm 2009
Theo ông Nhơn, khókhăn nhất của công tytrong việc chống thấtthoát điện là là lướiđiện nông thôn mớibàn giao ở nhiều địaphương đã quá cũ nátvà quá tải nghiêmtrọng; công tác quản
Trang 13lý kỹ thuật, điện áp, nhất là đường dây hạ áp còn rất thấp, tình trạng sai số trêncông tơ, tình trạng lệch pha vẫn còn phổ biến Tình trạng cây cối va chạm vào dâytrần vẫn tồn tại ở nhiều vị trí; công tác quản lý công tơ chưa tốt, việc thay thế hệthống đo đếm phù hợp với phụ tải chưa kịp thời dẫn đến tình trạng quá tải hoặcnon tải… Tổ giảm tổn thất thoát điện năng đã được thành lập nhưng hoạt độngchưa hiệu quả, hiện tượng trộm, câu móc điện chưa được phát hiện kịp thời, nhất làở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi có lưới điện đã xuống cấp.
Để khắc phục các tình trạng trên, công ty điện lực Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vịtập trung vào các giải pháp như: phát huy hiệu quả của lực lượng kiểm tra viênđiện lực ở các đơn vị, chú trọng kiểm tra điện vào các thời điểm nhạy cảm như vụbơm tưới, thời điểm sản xuất… và các khu vực có tổn thất cao
Quan
tâm nâng cấp cải tạo hệ thống lưới điện để hạn chế tối đa việc thất thoát điện năng,triển khai thí điểm lắp đặt công tơ điện tử thay thế cho công tơ cơ nhằm hạn chếviệc tiêu tốn điện năng, tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực
Phân công đến từng người, từng nhóm chịu trách nhiệm về tổn thất từng trạm biếnáp công cộng, từng tuyến trung áp, các khu vực, nhất là các khu vực mới được tiếp